năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở một số trường tiếu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc
Đe tìm hiểu thực trạng này tôi đã sử dụng câu hỏi sau:
Đe giảo dục kĩ năng sổng cho học sinh thông qua môn Tự nhiên và Xã hội, các thầy (cô) thường sử dụng hình thức dạy học nào sau đây:
b. Dạy học theo nhóm
c. Giờ dạy thực hành, luyện tập. d. Tham quan ngoại khóa
Ket quả thu được như sau:
Bảng 2.7: Thực trạng việc sử dụng các hình thức to chức dạy học trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lóp 3 thông qua môn Tự nhiên và Xã hội ở một số
truờng tiếu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy việc tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học được giáo viên tiến hành
khá phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Một điều đặc biệt là tất cả 28 GV của ba trường đều thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hai hình thức là bài lên lớp và giờ thực hành, luyện tập, chiếm 100%; hình thức tham quan, ngoại khóa cũng được sử dụng nhiều, cụ thể: trường tiểu học Trung Kiên có 70%, trường tiểu học Hồng Phương có 66,67%, và trường tiểu học Trung Hà có 55,56%. Hình thức dạy học theo nhóm được sử dụng ít hơn với tỉ lệ lần lượt là 40%, 33,33%, 22,22%.
Trường Trung Kiên Trung Hà Hông Phương
Phương tiện Sô
phiếu Phần trăm Sô phiếu Phần trăm Sô phiếu Phần trăm a 10 100% 9 100% 9 100% b 4 40% 3 33,33% 2 22,22% c 10 100% 9 100% 9 100% d 7 70% 5 55,56% 6 66,67%
Như vậy ta thấy được, thông thường giáo viên tố chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bằng cách đưa ra chủ điểm, giáo viên hỏi và học sinh suy nghĩ trả lời, sau đó giáo viên rút ra kết luận hoặc giáo viên ra bài tập, hướng dẫn, rồi học sinh làm bài, giáo viên sửa bài, chốt kiến thức. Với hình thức dạy học này giáo viên dễ quản lí, đảm bảo được thời gian, dễ bao quát, theo dõi học sinh. Việc sử dụng các phương tiên dạy cũng thuận tiện hơn. Tạo điều kiện để học sinh tập trung chú ý vào giờ học. Giờ học không bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố của thời tiết. Tuy nhiên do đối tượng học của môn học về tự nhiên và xã hội là các sự vật, hiện tượng của môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh nên việc học tập trong 4 bức tường khép kín làm cho học sinh khó quan sát, giáo viên phải dùng lời lẽ để giảng giải nhiều, nội dung dạy học khó bám sát vào thực tế hay còn mang tính "sách vở". Khó kích thích được tính tập thể, tinh thần hợp tác tương trợ lẫn nhau trong học sinh. Học sinh khó có cơ hội để bộc lộ cá tính, sở trường riêng. Học sinh bị gò bó, tầm nhìn hẹp, khó liên hệ và vận dụng vào thực tế. Để tổ chức cho học sinh học theo nhóm cũng gặp không ít khó khăn vì cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, phòng học nhỏ hẹp, sĩ số lóp lại đông. Neu tổ chức cho học sinh học tập theo hình thức này sẽ gây ồn ào, mất thời gian ổn định tổ chức và cũng không đủ diện tích để kê bàn ghế. Một trong những hình thức dạy học rất hiệu quả với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là hình thức tham quan ngoại khóa lại chưa được khai thác nhiều. Đây là một hạn chế. Trong cuộc sống, mọi tình huống đều có thể xảy ra. Học sinh cần được giáo dục đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời. Đôi khi phải cho các em va chạm, làm quen với thực tế để trẻ có được thói quen, hành vi, những kĩ năng sống phù hợp cho bản thân mình.