Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn tự nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 53)

Đe tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

Theo thầy cô, nguyên nhân nào dẫn đến việc giảo dục kĩ năng sống cho học sinh lóp 3 thông qua môn Tự nhiên và Xã hội chưa đạt hiệu quả cao?

Khi được hỏi về vấn đề này, các giáo viên đã đưa ra nhiều những ý kiến khác nhau. Tổng họp lại những ý kiến đó, kết hợp với phỏng vấn tôi rút ra được những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 như sau:

Nguyên nhân thứ nhất xuất phảt từ trình độ, khả nẫng, năng lực của giáo viên.

Giáo viên là chủ thể của quá trình giáo dục - là những người giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhưng trên thực tế sự hiểu biết của giáo viên về kĩ năng sống chưa thực sự đầy đủ, toàn diện và sâu sắc. Việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa mềm dẻo, linh hoạt. Một số giáo viên không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh nên chưa coi trọng nội dung này trong quá trình giáo dục.

Nguyên nhân thứ hai, môi trường giáo dục kĩ năng sổng còn nhiều hạn chế. Môi trường giáo dục đóng vai trò là điều kiện cần và đủ để giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả cao. Nhưng thực tế thì môi trường giáo dục còn những hạn chế như:

Nhìn chung, môi trường vật chất của các trường còn thiếu thốn, phòng học, sân bãi còn nhỏ hẹp, chưa có phòng học chuyên biệt hay khu vui chơi để trẻ có thể rèn luyện các kĩ năng; kinh phí đầu tư còn thấp, chưa có sự đầu tư phù hợp cho vấn đề này.

Môi trường tinh thần : 1 -Học sinh bị cám dỗ, ảnh hưởng bởi những thói quen, hành vi tiêu cực của xã hội. 2 - Trong gia đình cha mẹ, người lớn chưa thật sự là tấm gương tốt để các em noi theo. Đa số gia đình các em đều là thuần nông, trình độ dân trí thấp. Một bộ phận cha mẹ học sinh không có việc làm ổn định, rơi vào tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút... đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng của các em. Cũng có nhiều bậc cha mẹ học sinh mải làm ăn nên không dành thời gian cho việc trò chuyện và chăm sóc con. 3 - Sự liên kết, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể địa phương chưa có. Một số cha mẹ học sinh có tư tưởng “trăm sự nhờ cơ”, khoán trắng cho nhà trường việc giáo dục con cái. Điều đólàm mất đi sức mạnh tổng hợp cần thiết trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. 4 - Môi trường học tập của trẻ vẫn còn nhiều áp lực. Hiện nay, khi học sinh đến trường, cả giáo viên và phụ huynh học sinh đều chú trọng đến việc các em lĩnh hội được bao nhiêu tri thức khoa học mà đã quên mất đi ý nghĩa của quá trình giáo dục bao gồm hai mặt: dạy học và giáo dục. Có nghĩa là song song với vấn đề truyền đạt tri thức khoa học cho học sinh thì phải xây dựng cho các em các kĩ năng sống - đó là các kĩ năng để các em thích ứng và tồn tại trong xã hội. Thời gian học văn hóa gần như lấp kín thời gian ở trên lóp, và chỉ thấy những đợt thi học kì, thi khảo sát cuối năm để đánh giá chất lượng văn hóa của học sinh mà chưa thấy có một hình thức đánh giá thật nghiêm túc và cụ thể để xem các em được giáo dục kĩ năng sống ra sao? Các em đã hình thành, luyện tập được những kĩ năng nào? Môi trường eo hẹp, thời gian bó buộc, khiến cho các em dần trở thành những “chú gà công nghiệp”, chỉ có lý thuyết suông mà kĩ năng thực hành thì kém, vì các em ít có cơ hội để trải nghiệm những kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống.

Nguyên nhân thứ ba là do các yếu tố quản lí còn nhiều bất cập. Đe hướng dẫn thực hiện giáo dục KNS cho học sinh tiếu học đạt hiệu quả, nhà quản lý cần phải tổ chức thực

hiện bằng một hệ thống các văn bản có tính pháp chế. Nhưng thực tế các nhà quản lý vẫn chưa quan tâm đến công tác lập kế hoạch giáo dục KNS, công tác tổ chức hoạt động, huy động nguồn lực giáo dục KNS và công tác chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình giáo dục KNS cho học sinh. Việc giảng dạy và giáo dục KNS cho học sinh vẫn mới chỉ dừng lại ở những tiết học, bài học, môn học có đặc trưng nổi bật có liên quan mật thiết đến nội dung giáo dục KNS như môn Khoa học, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức... và hầu như không có một tài liệu hay chuyên đề nào cụ thể liên quan đến nội dung này. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, dạy học theo hướng tích họp với việc đánh giá KNS của học sinh chưa được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu hiện nay. Ngoài ra hoạt động giáo dục KNS phụ thuộc một phần vào nguồn tài chính, cơ sở vật chất. Vì vậy tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục KNS cho học sinh tiểu học là điều cần thiết. Tuy nhiên vấn đề này chưa được các nhà quản lí thực sự quan tâm.

Nguyên nhân thứ tư, học sinh chưa tích cực, chủ động khi tham gia vào quả trình giảo dục KNS. Vì cả ba trường đều nằm trên địa bàn của ba xã thuần nông, đa phần cha mẹ học sinh đều làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn nên việc đầu tư cho con học tập cũng như các hoạt động khác cho con em mình còn hạn chế. Trẻ ít được tham gia hoạt động ngoại khóa, ít được rèn luyện nên thường nhút nhát, kém chủ động trong quá trình học tập và tìm kiếm thông tin. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của quá trình giáo dục.

Những nguyên nhân trên khiến việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học chưa hiệu quả. Là một giáo viên tiểu học trong tương lai, tôi nhận thấy cần phải tìm ra những biện pháp để nâng cao kết quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống nhằm biến những kĩ năng đó trở thành thuộc tính vững chắc trong nhân cách trẻ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn tự nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w