[33, tr.185] Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tô Hoài nổi tiếng với những tác phẩm như: truyện dài Dế mèn phiêu lưu kí, Quê người; tập Truyện Tây Bắc; hồi kí Cát bụi chân ai; tiểu thuy
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ NGUYỄN NHƯ NGỌC
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT VỀ LOÀI VẬT
TRƯỚC 1945 CỦA TÔ HOÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ NGUYỄN NHƯ NGỌC
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT VỀ LOÀI VẬT
TRƯỚC 1945 CỦA TÔ HOÀI
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN LÂM ĐIỀN
NGHỆ AN - 2012
MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4 Phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Đóng góp của luận văn 11
7 Kết cấu luận văn 12
NỘI DUNG 13
Chương 1 Những nét cơ bản của truyện viết về loài vật ở Việt Nam và truyện về loài vật trong sáng tác của Tô Hoài 13
1.1 Những nét cơ bản của truyện viết về loài vật ở Việt Nam 13
1.1.1 Những thành tựu nổi bật của truyện viết về loài vật 13
1.1.2 Đặc điểm truyện viết về loài vật 21
1.2 Truyện loài vật trong sáng tác của Tô Hoài 31
1.2.1 Vị trí truyện loài vật trong sáng tác của Tô Hoài 32
1.2.2 Sở trường của Tô Hoài về truyện loài vật 35
Chương 2 Đặc điểm nội dung của truyện viết về loài vật trước 1945 của Tô Hoài 42
2.1 Sự phong phú của thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoài 42
2.1.1 Thế giới vật nuôi 43
2.1.2 Thế giới loài vật hoang dã 45
2.2 Truyện viết về loài vật – Vấn đề quan niệm sống và những mối quan hệ trong đời sống 48
2.2.1 Vấn đề quan niệm sống 48
2.2.2 Những mối quan hệ trong đời sống 53
2.3 Truyện viết về loài vật – Vấn đề cái tốt và cái xấu 58
2.3.1 Vấn đề cái tốt 59
2.3.2 Vấn đề cái xấu 63
Trang 42.4 Truyện viết về loài vật – Vấn đề cái đói và những cảnh đời khổ đau 68
2.4.1 Vấn đề cái đói 68
2.4.2 Những cảnh đời khổ đau 76
Chương 3 Đặc điểm nghệ thuật của truyện viết về loài vật trước 1945 của Tô Hoài 85
3.1 Không gian và thời gian nghệ thuật 85
3.1.1 Không gian nghệ thuật riêng biệt ở làng quê 85
3.1.2 Thời gian nghệ thuật gắn với đặc điểm của loài vật 93
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 97
3.2.1 Xây dựng nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc 97 3.2.2 Xây dựng nhân vật qua những mâu thuẫn và xung đột113
3.3 Nghệ thuật mở truyện và kết truyện
121
3.3.1 Nghệ thuật mở truyện độc đáo118
3.3.2 Nghệ thuật kết truyện đa dạng125
3.4 Ngôn ngữ và giọng điệu129
3.4.1 Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị129
3.4.2 Giọng điệu hài hước và triết lí133
KẾT LUẬN139
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trang 51.1 “Mỗi nhà văn đến với nghề nghiệp bằng một con đường riêng và sẽ tồn
tại trong nghề theo những phương cách riêng Song ở các nhà văn tạm gọi là thành đạt, những nhà văn có một cái tên mà đọc lên, nhớ ngay được, người ta thường nhận ra một nét chung: ấy là, những độc đáo trong tính cách, trong
số phận khiến cho họ gần như nhất thiết phải làm nghề ấy, mà không thể làm nghề khác Tô Hoài là một ví dụ về cái gần như nhất thiết ấy” [33, tr.189]
Đến với con đường nghệ thuật từ những năm ba mươi cho đến nay, TôHoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn 150 đầu sách) Cómặt trong suốt hai giai đoạn sáng tác: trước và sau Cách mạng tháng Tám, TôHoài viết nhiều thể loại và thể loại nào cũng đạt được những thành công xuất
sắc Nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã nhận xét về Tô Hoài: “Đây là một
người có cách sống, cách làm việc phù hợp với nghề, do đó, đời cầm bút thật bền mà cũng thật hiệu quả Sau hơn 50 năm lao động chữ nghĩa, con người
đó vẫn sống làm việc đều đặn tưởng như có viết vài chục năm nữa cũng không hết việc…” [33, tr.185]
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tô Hoài nổi tiếng với những tác
phẩm như: truyện dài Dế mèn phiêu lưu kí, Quê người; tập Truyện Tây Bắc; hồi kí Cát bụi chân ai; tiểu thuyết Miền Tây, Quê nhà; Tự truyện… Đặc biệt,
ngay từ những ngày đầu cầm bút, Tô Hoài đã tạo được cho mình một phongcách riêng với những tác phẩm viết về loài vật Viết về loài vật, truyện của TôHoài mang một sắc thái riêng so với các tác giả cùng viết về đề tài này
1.2 Với sự giúp đỡ của Vũ Ngọc Phan cùng một số bạn văn, Tô Hoài “viết
thử” truyện Con dế mèn và có những thành công bước đầu Tô Hoài tiếp tục
viết truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, in lần đầu năm 1941, sau được tái bản đến mấy chục lần Từ đây, Tô Hoài có điều kiện viết đều và “mỗi tháng, Tô Hoài
viết một truyện vừa cho trẻ con chừng 50 trang viết tay cùng hai truyện ngắn;
và cứ vài ba tháng một truyện dài” [45, tr.12]
Sau thành công của Dế mèn phiêu lưu kí, tập truyện ngắn O chuột ra đời
năm 1942, không chỉ chứng tỏ năng lực sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài màcòn mở màn cho loạt truyện xuất sắc về loài vật của ông Từ đây, làng vănViệt Nam ghi nhận sự xuất hiện của một cây bút độc đáo với sự lao động
Trang 6không mệt mỏi và một giọng điệu riêng không lẫn với bất cứ ai Nếu không
có sự quan sát tinh tế và yêu mến, gần gũi với những loài vật, Tô Hoài khó có
thể sáng tạo nên một thế giới loài vật sinh động, hấp dẫn đến thế “Rõ ràng
không chỉ một lớp bạn đọc nhỏ tuổi, ở tuổi học đường (vào bất cứ thời nào) mới mê Dế Mèn” [45, tr.12-13] Sau Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài tiếp tục
khẳng định tài năng viết truyện về loài vật của mình khi miêu tả thế giới loàivật Những con vật trong truyện Tô Hoài ít nhiều là những loài sống gần conngười nên tập tục sinh hoạt của con người cũng phần nào ảnh hưởng đếnchúng Thế giới loài vật của Tô Hoài cũng có những cảm xúc vui buồn giống
như con người, “qua cách nhìn của người để được nhân hóa” [45, tr.12]
Như vậy, sự độc đáo khiến truyện viết về loài vật của Tô Hoài sở dĩ trởnên hấp dẫn, khác biệt là bởi viết về loài vật, Tô Hoài có một quan niệm mới
mẻ, một thiện cảm đặc biệt Chính những cố gắng tìm tòi và sự sáng tạokhông ngừng đã góp phần làm nên sức hấp dẫn, sức sống lâu bền ở những tácphẩm viết về loài vật của Tô Hoài Vì thế, người đọc trong nước và quốc tếđều yêu thích những truyện về loài vật của ông; đặc biệt, những tác phẩm ấycòn được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông và đại học
1.3 Thế giới loài vật là một nội dung đặc sắc và độc đáo trong sáng tác của
Tô Hoài “Có lẽ trước ông và sau ông chưa ai có sức viết và tài viết như thế”
[45, tr.16] Truyện của Tô Hoài có sức hút rộng lớn đối tượng độc giả và nó
không chỉ là “truyện của trẻ con mà dành cho cả người lớn, chuyện của
người đời và cả đời người, chuyện không chút mòn mỏi, phôi pha theo thời gian và thời cuộc” [45, tr.13]
Trước 1945, một trong những thành công của Tô Hoài là mảng truyệnviết về loài vật Tuy nhiên, ở mảng truyện này vẫn chưa có một công trìnhnghiên cứu nào mang tính chuyên sâu, hệ thống và toàn diện Đa số các bàiviết tập trung nghiên cứu, đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp văn chương cùngmột số sáng tác nổi bật của Tô Hoài về đề tài miền núi, về Hà Nội cùng một
bộ phận sáng tác dành cho thiếu nhi Ở mảng truyện viết về loài vật chỉ được
đề cập đến rất ít Chính vì thế, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm truyện
viết về loài vật trước 1945 của Tô Hoài” để nghiên cứu và tìm hiểu Với đề tài
Trang 7trên, chúng tôi muốn có cái nhìn đầy đủ và trọn vẹn về những đóng góp của
Tô Hoài đối với quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiệnđại nói chung và ở thể loại truyện viết về loài vật nói riêng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bước vào con đường văn chương khá sớm, Tô Hoài nổi danh từ trước
1945 Đến nay, ông vẫn là một trong những nhà văn viết nhiều, dẻo dai vàsung sức ở các thể loại Truyện ngắn Tô Hoài đã được giới phê bình văn họcchú ý ngay từ những ngày đầu cầm bút
Các truyện ngắn về loài vật của Tô Hoài trước năm 1945 được tập hợp
trong tập truyện ngắn O chuột (1942) Đến năm 2000, các truyện loài vật
được Vân Thanh tuyển chọn, giới thiệu và Nhà xuất bản Giáo dục in lại với
tựa đề Tô Hoài – Những tác phẩm tiêu biểu (trước 1945) Tập truyện có ba
phần: truyện ngắn, hồi ức, truyện vừa và truyện dài Trong đó, có 8 truyện
viết về loài vật, bao gồm những truyện được tập hợp trong tập O chuột
và truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí
Từ trước đến nay, những ý kiến đánh giá phê bình về truyện của Tô Hoài
còn được tập trung trong cuốn Tô Hoài – Về tác gia và tác phẩm, do Phong
Lê (giới thiệu) và Vân Thanh (tuyển chọn) Bên cạnh đó, một số bài viết củacác tác giả khác cũng đề cập khá nhiều đến mảng truyện loài vật của Tô Hoài.Nhìn chung, những bài viết chủ yếu nghiên cứu, đánh giá truyện loài vật của
Tô Hoài trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật
2.1 Về phương diện nội dung
Thế giới loài vật trong sáng tác của Tô Hoài được các nhà nghiên cứuquan tâm và có những nhận xét đánh giá khá tập trung và thống nhất
Trước hết, Phong Lê cho rằng: “Đặc sắc của Tô Hoài trước năm 1945 là
truyện ngắn, gồm truyện ngắn về loài vật và truyện ngắn về cảnh và người
một vùng quê ven đô – quê ngoại và cũng là quê sinh – nơi tác giả đã sinh
sống suốt đời cho đến hôm nay” [33, tr.30] Ngòi bút của Tô Hoài đã miêu tả
một cách chân thực cuộc sống của con người và thế giới vật gần gũi, thânquen ở quê hương mình, những năm trước năm 1945 Riêng tập truyện ngắn
O chuột của Tô Hoài, Phong Lê đã nhận xét: “Tô Hoài tỏ ra không giống một
Trang 8nhà văn nào trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như ông Truyện của ông có những tính chất nửa tâm lý, nửa triết lý,
mà các vai lại là loài vật (…) Nó là những truyện tả chân về loài vật, về cuộc sống của loài vật, tuy bề ngoài ra vẻ lặng lẽ, nhưng phần trong có lắm cái “ồn ào”, vui cũng có mà buồn cũng có” [33, tr.59]
Theo Vũ Ngọc Phan, “Truyện về loài vật của Tô Hoài là những truyện
về tâm tình loài vật” [33, tr.59] Đó là thế giới vật sống gần gũi với con người
nên ít nhiều ảnh hưởng từ con người “Loài người hành động theo lí trí, nên
cuộc đời giản dị hơn nhiều ( ) Có điều là ở loài vật, cái vui cũng nhẹ, mà cái buồn cũng nhẹ, nó thoang thoảng như cơn gió buổi trưa hè” [33, tr.60]
Đặc biệt, theo Vũ Ngọc Phan, những con vật mà Tô Hoài miêu tả đều có
ở làng Nghĩa Đô – quê hương của tác giả Chúng là những kẻ đồng hương với
tác giả Cuộc đời của chúng cũng giống với cuộc đời của người dân ở làng
Nghĩa Đô “Đối với tất cả loài vật, từ con dế mèn đến con chó giữ nhà, cảm
tình của tác giả vốn đã khắng khít, nên đối riêng với những con vật cùng làng hay cùng nhà với tác giả, tác giả lại càng nặng lòng thương yêu hơn nữa, và nhiều khi tưởng chúng cũng như loài người vậy” [33, tr.61]
Còn Hà Minh Đức cho rằng truyện viết về loài vật của Tô Hoài có một
sức hấp dẫn đặc biệt Ông khẳng định: “Trong văn học Việt nam thời kì hiện
đại, Tô Hoài là nhà văn viết thành công nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật ( ), chúng ta có thể bắt gặp một thế giới loài vật đông đúc, hấp dẫn, sinh động từ gà ri, gà chọi, ri đá, chuột bạch, mèo, chó đến cá chép, cá trê, từ cò,
bồ nông, vành khuyên đến gấu, sơn dương và các loài bé nhỏ như dế mèn, dế trũi, xén tóc, kiến chúa, bọ ngựa” [33, tr.465] Đã trên nửa thế kỉ đi qua, ngòi
bút Tô Hoài vẫn không ngừng có những phát hiện và sáng tạo nên những câuchuyện loài vật độc đáo
Bên cạnh đó, Hà Minh Đức cũng nhận xét rằng những tác phẩm viết về
loài vật của Tô Hoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng “Viết về loài vật, Tô
Hoài muốn nói đến cuộc sống con người (…) Ông chú ý đến những con vật quanh quẩn và gần gũi với cuộc sống của con người như chú mèo, chú gà, con chuột và cả những con vật bé nhỏ như bọ ngựa, dế mèn, dế trũi, xén tóc
Trang 9(…) Thế giới của loài vật cũng có nhiều chia li, tan tác đau khổ, chết chóc như chính cuộc sống của con người Có điều gì khác chăng là ở chỗ trong xã hội con người các quy luật phức tạp và cuộc sống điên đảo hơn Còn ở thế giới loài vật mọi sự có thể đơn giản nhưng cái kết thúc thì không kém phần cay đắng” [33, tr.134] Có thể xem Tô Hoài là người viết có nhiều sáng tạo và
thành công khi chuyển tải những vấn đề cuộc sống vào thế giới loài vật vốngần gũi, thân quen với loài người
Khám phá nội dung độc đáo trong sáng tác của Tô Hoài, bao gồm mảng
truyện loài vật, Nguyễn Đăng Điệp nhận thấy: “Tô Hoài không thật quen với
tầng lớp trên, ông chỉ gần gũi với đám bình dân, vì thế, ông thông thuộc tâm tính của họ, những người sinh ra trong nhếch nhác, khổ nghèo Nói về họ, kể
về họ thực chất cũng là nói về mình, kể về mình Tô Hoài là thế, chỉ viết về những điều gì ông thật quen, những gì ông đã nhìn thấy Trong Tự truyện, Tô Hoài cho biết, thậm chí “cả những chuyện loài vật tưởng như xa lạ kia cũng không ngoài cái rộn ràng hay thầm lặng của khu vườn trước cửa” [8]
Nhìn chung, qua những bài đánh giá nội dung truyện loài vật của TôHoài, các tác giả đều nhận thấy một tình cảm đặc biệt giữa nhà văn và thế giớiloài vật Chúng không chỉ là những kẻ đồng hương với Tô Hoài mà còn lànhững người bạn đã cùng gắn bó với nhà văn suốt quãng đời thơ ấu ở quêngoại – làng Nghĩa Đô Viết về những con vật thân tình, Tô Hoài đã “thổi”vào đó một ý nghĩa xã hội độc đáo Truyện về loài vật nhưng cũng là truyện
về con người Cuộc sống của những người dân quê được khúc xạ qua nhữngcâu chuyện sinh động, ngộ nghĩnh của thế giới loài vật vốn rất gần gũi
2.2 Về phương diện nghệ thuật
Nhiều ý kiến đánh giá chủ yếu tập trung khám phá tài năng nghệ thuậtđộc đáo của nhà văn Tô Hoài ở những khía cạnh khác nhau, cụ thể là:
Vân Thanh đặc biệt chú ý đến bút pháp miêu tả của Tô Hoài Tô Hoài dù
viết về đề tài nào, về con người, về loài vật thì vẫn luôn “sinh động, không
đơn giản, không lặp lại” [33, tr.449] Lúc nào, ông cũng tạo được sự thú vị
độc đáo cho độc giả của mình mỗi khi giở từng trang truyện của ông Viết về
Trang 10loài vật, Tô Hoài có sự miêu tả thật độc đáo những đặc trưng từng loài vậtkhiến người đọc có thể liên tưởng một cách cụ thể về loài vật ấy
Ở thế giới loài vật của Tô Hoài, Nguyễn Đăng Mạnh nhìn thấy một sự
vui nhộn cùng với những hình ảnh loài vật độc đáo, ngộ nghĩnh rất riêng “Vẽ
ra được những hình ảnh ấy, Tô Hoài chắc hẳn đã phải dày công quan sát và quan sát rất tỉ mỉ (…) Công phu quan sát ấy là cơ sở của vô vàn liên tưởng so sánh hết sức chính xác và tinh tế” [35, tr.278] Như vậy, “nói Tô Hoài có biệt tài tả cảnh thì cũng là nói ông có tài quan sát thế giới một cách sắc sảo”
[36] Quan sát thế giới nghệ thuật của ông, Nguyễn Đăng Mạnh nhận thấy
“toàn những nhân vật quen thuộc sinh sống quanh ta Người cũng vậy, con vật cũng thế: con chó, con mèo, con gà, con vịt, con chuột, con kiến, con dế, con cóc, con nhái… ai mà chẳng thấy trong nhà, trong sân, trong vườn Vậy
mà con mắt tinh quái của Tô Hoài đã phát hiện ra bao nhiêu chuyện ngộ nghĩnh lạ lùng” [36] Chính vì thế, Tô Hoài được Nguyễn Đăng Mạnh gọi là
“nhà văn của chuyện lạ đời thường”
Khi nhận xét về tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí – tập truyện mở đầu cho mảng truyện về loài vật của Tô Hoài về sau, Trần Đăng Xuyền cho rằng: “Dế
Mèn phiêu lưu kí thể hiện rõ tài năng quan sát tinh tế, óc nhận xét sắc sảo, hóm hỉnh và tình yêu sự sống của Tô Hoài Ông đã thành công khi dựng lên
cả một thế giới loài vật trong trắng, ngây thơ, ngộ nghĩnh, khao khát và say mê lý tưởng ” [33, tr.460]
Còn đánh giá về Dế Mèn phiêu lưu kí, Phạm Thị Phương Liên đặc biệt
đánh giá cao năng lực quan sát, nắm bắt sự vật của Tô Hoài Để sáng tạo nên
hình tượng loài vật độc đáo, sinh động, “Tô Hoài đã quan sát các con vật hết
sức kỹ lưỡng, từ hình dáng bên ngoài, đến từng chi tiết, từng hoạt động Ông khéo léo vận dụng các giác quan, chọn góc nhìn phù hợp, trình tự quan sát hợp lý để khắc họa nhân vật đúng với đặc điểm giống loài, hợp với cái nhìn trong trẻo, thơ ngây đầy khám phá của trẻ thơ Tô Hoài có khả năng hóa thân vào sự sống của loài vật đồng thời lại thổi vào thế giới loài vật sự sống của con người Sự chung sống, hòa trộn của hai thế giới ấy tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt của tác phẩm Mỗi nhân vật trong Dế mèn phiêu lưu ký vừa là con
Trang 11vật ở đặc điểm sinh học, thói quen sinh hoạt lại vừa là những loại người khác nhau trong xã hội Nhân vật mang tính nhân hóa khi được khắc họa có hành động, ngôn ngữ, có đời sống nội tâm và được đặt trong những mối quan hệ mang tính xã hội” [34]
Cùng với Trần Đăng Xuyền, Nguyễn Thị Phương Liên, Trần Hữu Tánhận thấy ở Tô Hoài một phong cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo Đó là
“khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt… tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái
“thần” của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ” [33, tr.158]
Bên cạnh đó, về ngôn ngữ giọng điệu, Vân Thanh nhận định ngôn ngữ mà
Tô Hoài sử dụng thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân laođộng quê ông Bùi Hiển cũng có trùng một quan điểm với Vân Thanh khi chorằng văn phong Tô Hoài dù viết về đề tài nào, con người hay loài vật thì văn Tô
Hoài “chủ yếu làm bằng những nét nhẹ, mảnh, nhuần nhị, tinh tế, đôi khi hơi
mờ ảo nữa” [33, tr.102]
Võ Xuân Quế cũng nhận thấy rằng ngôn ngữ mà Tô Hoài sử dụng trong
các sáng tác đầu tay, trong đó có các truyện viết về loài vật của ông là “ngôn
ngữ của một vùng quê” “Đến với nghề văn từ trong thực tế cuộc sống lao động của nhân dân nên Tô Hoài luôn luôn có ý thức học tập lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động ( ) Những từ có trong tiếng phổ thông nhưng
ở làng Nghĩa Đô được dùng với nghĩa khác và đã được Tô Hoài sử dụng đưa vào tác phẩm ” [33, tr.429] Cùng với Võ Xuân Quế, Phong Lê cũng có
nhận xét về nét riêng trong lối viết văn của Tô Hoài: “Tập O chuột là tập
truyện ngắn đầu tiên của Tô Hoài và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho lối văn đặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm, tinh quái, đầy những phong vị
và màu sắc của thôn quê” [33, tr.59]
Không chỉ thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả loài vật,Nguyễn Đăng Điệp còn nhận thấy tài năng nghệ thuật của Tô Hoài ở một
phương diện khác, đó là nghệ thuật tạo không khí “Đặc sắc của nhà văn (…)
phụ thuộc rất lớn vào cách tạo các lớp không khí của họ Có nhiều lớp không khí khác nhau: không khí của thời đại, không khí như một môi cảnh giao tiếp,
Trang 12không khí để độc thoại và đối thoại, không khí để tái dựng các chân dung, không khí để thực hiện các xen ngoại đề, bình luận Viết về người hay vật, viết về cổ hay kim, Tô Hoài đều biết cách đặt chúng trong không khí nào Màu sắc đời sống, không khí lịch sử trong truyện của Tô Hoài ám rất sâu vào tâm trí người đọc vì đó là thứ không khí toát lên từ tình thế, từ các chi tiết rất gần gũi đời thường” [8]
Tuy nhiên, theo Nguyễn Đăng Điệp, hạt nhân nghệ thuật cơ bản làm nên
sự thống nhất, hoàn chỉnh trong sáng tác của Tô Hoài nói chung và truyện loài
vật nói riêng chính là “cách kể, giọng kể” của Tô Hoài, bởi “Tô Hoài biết nói
theo cách của ông Ông không bao giờ nhẹ dạ đi tin vào những điều mà không thấy, không nghe, không nếm trải Cái chất giọng trong văn chương của ông cho ta thấy rất rõ điều đó Tôi cứ nghĩ, giá như một ai đó, chỉ cần quan tâm đến cái cách kể, giọng kể trong hơn một trăm năm mươi tác phẩm của Tô Hoài cũng thừa sức làm thành một chuyên luận khoa học sang trọng.
Nó không chỉ soi tỏ nét riêng của văn chương Tô Hoài mà còn soi tỏ nhiều vấn đề của văn xuôi nước nhà thế kỷ XX Đơn giản, Tô Hoài là một ngọn núi trong văn chương Việt ngữ thời hiện đại” [8]
Năm 2005, với đề tài Phong cách nghệ thuật Tô Hoài (luận án Tiến sĩ
Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Mai Thị Nhung đã khái quátđược một hệ thống những đặc điểm của phong cách nghệ thuật Tô Hoài Đặcbiệt, ở chương nói về hạt nhân cơ bản làm nên phong cách nghệ thuật Tô
Hoài, tác giả khẳng định rằng Tô Hoài “chỉ với cảm quan hiện thực đời
thường cùng một khả năng quan sát đặc biệt, mọi phương diện phong tục trong cuộc sống sinh hoạt, bao gồm cuộc sống con người và thế giới loài vật mới đi vào trang văn của Tô Hoài trong sự phong phú; sinh động như thế”
[39] Đến với thế giới loài vật, Tô Hoài có một sự cảm nhận đặc biệt – “cảm
nhận như đời sống con người” Mỗi con vật trong truyện của Tô Hoài hiện lênthật sinh động, đa dạng nhưng rất gần gũi Chúng cũng có tính cách, số phận,suy nghĩ và hành động như con người Mỗi loài mỗi vẻ làm nên nhữngsắc thái riêng biệt
Trang 13Có thể thấy, mọi phương diện nghệ thuật trong truyện loài vật của TôHoài được đề cập tới trong nhiều bài viết Xây dựng thành công thế giới loàivật, không thể không kể đến tài năng ngôn ngữ và giọng văn miêu tả của TôHoài Tất cả xuất phát từ khả năng quan sát đặc biệt, miêu tả thật tỉ mỉ, cụ thể.Một thế giới vật hiện lên với những nét sinh động, hấp dẫn qua bút pháp miêu
tả của Tô Hoài Theo các nhà nghiên cứu, Tô Hoài đã sáng tạo được một thếgiới loài vật hết sức sinh động, có nhiều phát hiện, thể hiện một tâm hồn nhạycảm, đầm ấm của tác giả trước cuộc đời Họ cũng đánh giá cao mảng truyện
loài vật trước 1945 của ông; đặc biệt, Dế Mèn phiêu lưu kí được đánh giá là
một thành công xuất sắc, xứng đáng là kiệt tác của văn học thiếu nhi ViệtNam Trải qua bao thăng trầm với thời gian, truyện loài vật của Tô Hoài vẫntồn tại và có một vị trí riêng trong lòng thế hệ độc giả bởi tài năng nghệ thuậtđộc đáo, sáng tạo
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu ở trên, luận văn hướng đến những mục đích sau:Thứ nhất, chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong truyện viết về loài vật của
Tô Hoài trước Cách mạng ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật
Thứ hai, trên cơ sở đó khẳng định đóng góp của Tô Hoài cho văn họcViệt Nam nói chung và truyện viết về loài vật nói riêng
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, khảo sát truyện về loài vật trong toàn bộ sáng tác của Tô Hoài:trước và sau 1945; từ đó chứng minh truyện viết về loài vật trước 1945 là mộttrong những thành công đặc sắc của Tô Hoài
Thứ hai, phân tích, lí giải những đặc điểm của truyện viết về loài vật của
Tô Hoài được biểu hiện trong từng tác phẩm cụ thể để làm rõ đặc sắc về nộidung và nghệ thuật của mảng truyện này
Trang 14Mèn phiêu lưu kí, Đám cưới chuột, Chuột thành phố… cùng một số truyện
ở các tập truyện khác của Tô Hoài
Ngoài ra, bên cạnh việc nghiên cứu truyện loài vật của nhà văn Tô Hoài,người viết còn khảo sát thêm những sáng tác tiêu biểu của một số nhà văn đãđạt được thành tựu đáng kể khi viết về đề tài loài vật như: Kim Lân, Vũ TúNam, Võ Quảng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Nhật Ánh, Lý Lan… để so sánh
sự khác biệt trong phương diện nội dung và nghệ thuật viết truyện về loài vậtgiữa các tác giả
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủyếu các phương pháp sau:
Thứ nhất, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìmhiểu truyện về loài vật của Tô Hoài cùng một số bài đánh giá, phê bình vềtruyện loài vật của ông trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật Từ đó,luận văn khái quát nên những điểm chung về truyện viết về loài vật của TôHoài trước 1945
Thứ hai, luận văn sử dụng phương pháp so sánh để phát hiện những nétriêng độc đáo ở mảng truyện về loài vật của Tô Hoài so với các tác giả cùngviết về đề tài này
Thứ ba, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân loại để khảo sátcác truyện viết về loài vật của Tô Hoài trước 1945 , từ đó thấy được sự phongphú về nội dung phản ánh và sự đa dạng của thế giới loài vật trong sáng táccủa Tô Hoài
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống truyện viết về loài vật của TôHoài để chỉ ra được những đặc điểm của truyện về đề tài này trong sáng táccủa Tô Hoài trước 1945 Bên cạnh đó, cùng với những công trình nghiên cứu
về tài năng viết truyện loài vật của Tô Hoài, luận văn làm rõ hơn những đónggóp của Tô Hoài cho mảng đề tài về loài vật trong văn học Việt Nam hiện đạinói riêng và văn học thiếu nhi nói chung
Trang 15Trên cơ sở đó, luận văn góp phần chứng minh Tô Hoài thực sự là cây búthàng đầu, có vị trí và sức ảnh hưởng đặc biệt trong giới văn nghệ sĩ nhiều thế
hệ Với quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, Tô Hoài cùng thế giới nhânvật của ông trở thành người bạn gần gũi, thân tình với đối tượng độc giả trong
và ngoài nước ở mọi thời đại
7 Kết cấu luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1 Những nét cơ bản của truyện viết về loài vật ở Việt Nam vàtruyện về loài vật trong sáng tác của Tô Hoài
Chương này trình bày những thành tựu nổi bật của truyện viết về loàivật; đặc điểm truyện viết về loài vật ở phương diện nội dung và nghệ thuật; vịtrí truyện loài vật của Tô Hoài cùng sở trường của ông về đề tài loài vật
Chương 2 Đặc điểm nội dung của truyện viết về loài vật trước 1945 của
Tô Hoài
Chương này tập trung triển khai đặc điểm của truyện viết về loài vậttrước 1945 của Tô Hoài ở khía cạnh nội dung, bao gồm thế giới loài vậtphong phú đa dạng cùng với những vấn đề triết lý trong cuộc sống: quan niệmsống, mối quan hệ trong đời sống; vấn đề cái tốt – cái xấu; cái đói và nhữngcảnh đời khổ đau
Chương 3 Đặc điểm nghệ thuật của truyện viết về loài vật trước 1945của Tô Hoài
Chương này đi vào khảo sát những nét đặc sắc, riêng biệt ở khía cạnhkhông gian và thời gian nghệ thuật; nghệ thuật xây dựng nhân vật; nghệ thuật
mở truyện và kết truyện; ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện loài vật trước
1945 của Tô Hoài
Trang 16Chương 1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN CỦA TRUYỆN VIẾT VỀ LOÀI VẬT
Ở VIỆT NAM VÀ TRUYỆN VỀ LOÀI VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI
1.1 Những nét cơ bản của truyện viết về loài vật ở Việt Nam
1.1.1 Những thành tựu nổi bật của truyện viết về loài vật
Trong kho tàng văn học dân gian của các dân tộc đều có sự tồn tại của
bộ phận truyện kể về loài vật, được gọi là “truyện cổ tích loài vật” Đây “là
loại truyện cổ tích lấy các loài vật (phần lớn là động vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải chủ yếu Loại chuyện này ở thời kì cổ xưa hầu hết các dân tộc đều có Ở đây, các loài vật được nhân cách hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của nhân dân thời cổ…” [10, tr.312] Như vậy,
xét về nguồn gốc, truyện về đề tài loài vật đã hình thành từ rất sớm Trongquá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tựnhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật (để dễ săn bắt và tựvệ) Cũng do sự phân biệt giữa con người và tự nhiên chưa rõ ràng nên người
ta đã gán cho mọi vật tính cách của con người Có thể nói, truyện loài vật
ra đời trên cơ sở đó
Khi sáng tác những truyện về loài vật, các tác giả thường chú ý đến đốitượng tiếp nhận là các em thiếu nhi Lúc đầu, truyện dành chung cho mọi đốitượng Nhưng càng về sau, khi con người đã trải qua thời thơ ấu, mọi hiểubiết của cuộc sống được nâng cao thì những câu chuyện về loài vật chỉ cònthích hợp với trẻ em, được trẻ em yêu thích Vì thế, khi xem xét những thànhtựu của truyện viết về loài vật, chúng ta không thể không đề cập đến những
Trang 17thành tựu quan trọng của truyện viết cho thiếu nhi Trong bước tiến của vănhọc thiếu nhi, bóng dáng của truyện loài vật cũng dần dần được hình thành vàkhông ngừng phát triển Sâu sắc và thấm đẫm tính nhân văn, những trang viết
về đề tài loài vật luôn phảng phất bóng dáng trẻ thơ với những suy nghĩ trongtrẻo và thánh thiện, với cái nhìn bao dung và nhân hậu trước cuộc đời Xuấtphát từ những ý tưởng, nội dung, cốt truyện và những hình ảnh quen thuộc,truyện viết về loài vật trong nền văn học mới còn có những bước phát triểnvượt bậc và đạt những thành tựu rực rỡ Từ đây, bên cạnh truyện viết chongười lớn, mảng truyện về loài vật cũng trở thành một bộ phận của nền vănhọc, không chỉ có sức hút đối với trẻ thơ mà cả người lớn cũng rất yêu thíchbởi nhân vật của truyện có phần nào gần gũi, gắn bó với họ
Trước Cách mạng tháng Tám, ngoài những sáng tác truyền miệng trongvăn học dân gian, văn học viết cho thiếu nhi nói chung rất ít được coi trọng.Hơn nữa, một thời gian khá dài, văn học thiếu nhi chủ yếu chịu ảnh hưởng từnhững tác phẩm văn học nước ngoài Những bài thơ ngụ ngôn của LaPhôngten, Pêrô, truyện cổ Grim… được dịch ra tiếng Việt, không chỉ hấp dẫncác em nhỏ mà cả người lớn cũng ưa thích Phần lớn người viết sách lúc bấygiờ đều không có mục đích để phục vụ các em Có người viết để làm bàn đạpbước vào nghề văn, có người viết để kiếm sống, hoặc như một kiểu “thử bút”,
dò tìm hướng đi thực sự của mình… Tuy chưa đạt được những thành tựu đáng
kể, nhưng sự xuất hiện của một số nhà văn chân chính như Tú Mỡ, NguyễnCông Hoan, Nam Cao, Tô Hoài, Như Phong, Trần Mai Ninh…, với những tácphẩm tương đối lành mạnh được xem là “tín hiệu” đáng mừng cho quá trìnhphát triển của văn học thiếu nhi
Nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám, chưa thể nói đến một nềnvăn học viết cho thiếu nhi, với ý thức phục vụ thiếu nhi; cùng với thực trạng
ấy, mảng truyện về loài vật cũng ít ỏi và không có những thành tựu đáng kể.Theo một số nhà nghiên cứu, bộ phận truyện cổ tích về loài vật tuy ra đời khásớm nhưng công việc sưu tầm lại khá muộn nên bị mất mát nhiều; nhữngtruyện còn lại ít nhiều bị ngụ ngôn hóa hoặc bị pha trộn với truyện thần thoại.Chính vì thế, trong nền văn học mới, “bóng dáng” của truyện về loài vật xuất
Trang 18hiện khá nhạt nhòa và ít có những thành tựu rực rỡ như những thể loại vănhọc khác Trong những ngày đầu Cách mạng rồi kháng chiến chống Pháp, chỉ
có một số nhà văn chuyên nghiệp thi thoảng có sách viết cho thiếu nhi Cáchmạng tháng Tám thành công, vai trò của văn học thiếu nhi bắt đầu được nhìnnhận Nó trở thành một bộ phận quan trọng trong bức tranh văn học toàn cảnhdưới chế độ mới Đối tượng phục vụ, phạm vi phản ánh, nội dung, đề tài của
nó cũng được mở rộng và có sự tiến bộ Một số nhà văn có tên tuổi khác cũngnhiệt tình tham gia đóng góp cho văn học thiếu nhi và đạt một số thành tựubước đầu như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Sanh…
Nếu văn học thiếu nhi Việt Nam có độ dài khoảng hai phần ba thế kỷ,thì lịch sử truyện loài vật cũng có độ dài tương ứng, nếu tính từ tác phẩm đầu
tiên làm rạng danh cho nó là Dế mèn phiêu lưu ký – một tác phẩm luôn luôn
có sự sống trong lòng các thế hệ độc giả nhỏ tuổi lẫn người lớn ở Việt Nam
và nhiều nơi trên thế giới Cùng với Tô Hoài, hàng loạt tác phẩm có giá trịcủa một số nhà văn khác, chủ yếu được tập hợp trong các tủ sách như: SáchHồng, sách Hoa mai, Hoa xuân, sách Truyền bá góp phần làm nên sự độcđáo, sức phản ánh rộng rãi cho dòng truyện viết về loài vật trước 1945 Nhưvậy, trong buổi đầu của nền văn xuôi quốc ngữ, không ít người viết có têntuổi đã có ý thức gây dựng một dòng truyện viết về loài vật, đáp ứng nhu cầuđông đảo, không chỉ riêng các em ở lứa tuổi thiếu niên, mà còn các bậc ông
bà, cha mẹ – những đối tượng vốn rất quan tâm đến việc giáo dục con cháu
nên người Có thể lược kể những tên sách còn lưu lại được: Con mèo mắt
ngọc của Nam Cao ít nhiều đã đi sâu vào tâm hồn trẻ thơ, khiến các em phải
suy nghĩ; Vợ cóc, Con rắn, Cóc tía của Khái Hưng; Hang thuồng luồng, Con
rắn trắng của Ngọc Giao Giữa những cây bút viết cho thiếu nhi thời đó, Khái
Hưng nổi lên trên tư cách một cây bút vừa viết nhiều, vừa viết hay Các sángtác của ông, về mặt thể loại gồm: truyện cổ tích hiện đại, kịch đồng thoại vàtruyện sinh hoạt Ở mỗi một thể loại như vậy, ông đều tạo được những dấu ấn
riêng Bên cạnh đó, Tô Hoài viết Dế Mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ bọ ngựa, Đám
cưới chuột… dưới hình thức đồng thoại để phản ánh những vấn đề lớn của xã
hội
Trang 19Từ sau khi miền Bắc được giải phóng, hòa bình được lập lại, nền vănhọc cho thiếu nhi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Đây cũng là thời
kì nở rộ của các thể loại văn học, trong đó có văn xuôi Bên cạnh đó, văn họcthiếu nhi nói chung và truyện về loài vật nói riêng cũng có những bước tiếnvượt bậc Đánh giá thành tựu văn học thiếu nhi qua mấy năm đầu phát triển,Vân Thanh cho rằng, các tác giả đã xây dựng được những câu chuyện vuitươi, dí dỏm, có tác dụng làm phong phú thế giới tưởng tượng của các em.Thời kỳ 1955–1975, tuy mảng truyện loài vật có những bước phát triển nhưng
cũng gặp không ít khó khăn, trắc trở Bắt đầu từ Văn Ngan tướng công của Vũ
Tú Nam bị nghi ngờ là có dụng ý xấu Tiếp đến, Cái Tết của mèo con của Nguyễn Đình Thi và Cái mai của Võ Quảng cũng có những đoạn, những câu
bị giới tuyên truyền để ý Không chỉ riêng mảng truyện dành cho thiếu nhi màngay cả sáng tác của người lớn cũng có sự góp mặt của mấy con vật gây nên
tai tiếng cho tác giả như Con chó xấu xí của Kim Lân, Con nai đen của Nguyễn Đình Thi, Con hùm con mồ côi của Nguyên Hồng Nhưng nhìn
chung, đây cũng là thời kì phát tiển mạnh của truyện loài vật Trước hết là vềđội ngũ sáng tác Đội ngũ viết cho thiếu nhi càng phát triển nhanh và đến từnhiều nguồn Bên cạnh Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Phạm Hổ, Đào Vũ,Nguyễn Kiên, Hải Hồ cùng một số cây bút chuyên nghiệp khác, đã xuất hiệnmột đội ngũ sáng tác mới với những cây bút đang sung sức như Võ Quảng,
Trần Thanh Địch, Phong Thu … Trong bài viết Chặng đầu của nền văn học
viết cho thiếu nhi, Vũ Ngọc Bình ghi nhận sự xuất hiện của các cây bút trẻ
như Văn Biển, Trần Hoài Dương, Văn Hồng Những sáng tác của họ đã đemlại cho truyện loài vật giai đoạn chống Mỹ nhiều nét mới mẻ Không chỉ cónhững người viết chuyên nghiệp, những người thuộc nhiều ngành nghề khácnhau như các nhà giáo, nhà khoa học, nhà viết sử, nhà báo, bác sĩ, kĩ sư, nhàsinh vật, nhà địa chất… cũng tham gia sáng tác và đóng góp thêm những tácphẩm mới rất phong phú, đa dạng
Số lượng các sáng tác viết về loài vật cũng tăng lên đáng kể và có nhiềutác phẩm xuất sắc Nếu như ở chặng đường đầu của quá trình sáng tác, chỉ cómột vài truyện ít ỏi đăng trên báo thì đến nay, khi đất nước được giải phóng,
Trang 20đi lên con đường xã hội chủ nghĩa, số lượng tác phẩm tăng lên hàng nghìncuốn, gồm những tác phẩm tinh tuyển ở trong nước và ngoài nước Thể loại,
đề tài trong truyện trở nên phong phú, đa dạng Chất lượng truyện cũng tănglên đáng kể Đội ngũ nhà văn bắt đầu chú trọng đến đề tài, nội dung phản ánhtrong truyện Đặc biệt, nghệ thuật viết truyện cũng không ngừng đượccách tân, có khả năng tái hiện muôn mặt của hiện thực cuộc sống
Một nét mới của văn học là đội ngũ sáng tác ngày càng chuyên mônhóa Vì thế, ở mỗi loại đề tài đều có những cây bút tiêu biểu Những truyện vềloài vật ngày càng thu hút đông đảo những người sáng tác: từ những tác giảgạo cội đến những cây bút trẻ Bên cạnh một số đề tài, nội dung về cuộc sốngkhổ sở, nghèo nàn của con người, ở giai đoạn này, đề tài và cả nội dung trởnên phong phú, đa dạng, phản ánh cuộc sống mới trong bước đầu xây dựng xãhội mới Trong sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, sau ba mươi năm Cáchmạng, nền văn học mới ngày càng phát triển; trong đó, mảng truyện viết vềloài vật chiếm số lượng tuy không đáng kể nhưng nó đã góp phần làm phongphú cho nền văn học nước nhà Không chỉ các em nhỏ mới tìm thấy sự thú vị
ở truyện về loài vật mà cả người lớn cũng say mê, cũng bị cuốn hút vào thếgiới loài vật ngộ nghĩnh, phong phú ấy
Lúc đầu, đất nước vừa độc lập còn rất nhiều khó khăn Nền văn họccũng chịu ảnh hưởng không nhỏ Cuộc sống chật vật khiến lực lượng sáng táccũng gặp nhiều trở ngại trong việc tìm kiếm đề tài, nội dung; vì thế, số lượngtác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật ra đời tương đối ít Nhưng từ
1960 trở đi, đề tài truyện về loài vật trở nên phong phú Ngay trong hoàn cảnhchiến tranh khốc liệt, những tác phẩm lấy cảm hứng từ thế giới loài vật lại cónền tảng và điều kiện để phát triển Sự ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồngvào ngày 17 tháng 6 năm 1957 tại Hà Nội là một trong những nền tảng đánhdấu sự hình thành và phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung
và truyện loài vật nói riêng Bộ sách đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồnggồm tám cuốn, ra đời chỉ hai tháng sau khi nhà xuất bản thành lập Tám cuốnsách thuộc các mảng khác nhau nhưng vẫn có sự góp mặt của những truyệnloài vật, với những tên tuổi hàng đầu viết về đề tài loài vật như: Thy Thy
Trang 21Tống Ngọc, Tô Hoài Đồng thời, mảng truyện loài vật còn có sự hỗ trợ của bộphận văn học nước ngoài, chủ yếu là các tác phẩm nổi tiếng, được dịch sang
tiếng Việt như: Con chim sẻ nhỏ của M Gorki; Ba con gấu của L Tonxtôi;
Chuyện người đánh cá và con cá vàng của A Puskin cùng với truyện của
Anđecxen và Grim… Một loạt đề tài trước kia ít được chú ý khai thác, thì giờđây lại phát triển và nở rộ Giai đoạn đầu, truyện viết về loài vật dưới dạngtruyện đồng thoại chủ yếu diễn ra ở các thành thị như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn.Giai đoạn sau, đặc biệt trong nền văn học mới xuất hiện nhiều tác phẩm viết
về loài vật như: Lớp học của anh Bồ câu trắng của tác giả Thy Thy Tống Ngọc “Đặc biệt, hai cuốn sách thuộc thể loại khoa học dành cho thiếu nhi là
Cá giấy biết bơi do Phan Huỳnh Điểu soạn và Trên tinh cầu khác có sinh vật sống không? do Phạm Sinh dịch từ tiếng Trung Quốc cho thấy, sách viết cho thiếu nhi đã bao hàm cả những đề tài khác ngoài văn học” [1]
Từ sau 1954 kéo dài đến 1986 những tiêu chuẩn về con người mới xãhội chủ nghĩa là định hướng chiến lược cho những sáng tác văn học dành chothiếu nhi, trong đó có mảng truyện loài vật Điều đó đã chứng minh truyệnloài vật không những đủ sức thể hiện cuộc sống mà còn phản ánh kịp thờihiện thực đời sống đất nước thông qua những câu chuyện viết cho các emnhỏ Sau 1975, người viết lại trở về với thế giới hồn nhiên cây cỏ, đời thường,
mở rộng biên độ tưởng tượng vốn rất cần thiết với thể truyện này Một thờigian dài, nói đến văn học thiếu nhi trước 1945, người ta thường chỉ nghĩ đến
Tô Hoài Điều này có lí do của nó Song, trong thời kì văn học mới, chúng tađược biết thêm nhiều tác giả, tác phẩm khác Từ sau 1986, truyện loài vật cóbước phát triển đáng kể với sự thành công của những tên tuổi đáng kể như:
Ma Văn Kháng với Chó Bi đời lưu lạc; Lưu Trọng Văn với Cọp không có
răng; Nguyễn Đính Chính với Ngàn dặm xa; Nguyễn Nhật Ánh với Tôi là Bêttô, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ; Chim chích lạc rừng (Tô Hoài); Cô
Bê 20 (Văn Biển); Chuyện chú Trống choai (Hải Hồ); Bài học tốt (Võ
Quảng); Cổ tích Chuột, Nhạc sĩ Dế Lửa, Làm mèo (Trần Đức Tiến); Lũ bướm
đêm (Thế Vũ); Cô kiến trinh sát (Vũ Kim Dũng); Ngôi nhà trong cỏ (Lý Lan)
… đã góp phần tạo nên một nét riêng trong diện mạo thể loại truyện loài vật
Trang 22Có truyện mang đậm chất anh hùng; có truyện đầy chất thơ, gợi ước mơ, sựthích thú cho người đọc khi nói về cuộc sống con người, về thế giới tự nhiênhuyền bí, về đất nước tươi đẹp Không thể phủ nhận, đó đều là nhữngtác phẩm hay, giàu tính nghệ thuật và ý nghĩa giáo dục
Viết nhiều đề tài, nhưng các nhà văn vẫn chú ý nhiều đến đề tài laođộng, học tập và sinh hoạt của con người thông qua hình thức miêu tả thế giới
loài vật Cô bê 20 của Văn Biển là một ví dụ điển hình Truyện viết về con người nhưng lại được “thể hiện dưới hình thức đồng thoại với rất nhiều chất
thơ, nhưng không vì thế mà kém đi tính chân thực, giản dị” [45, tr.87] Bên
cạnh đó, mảng truyện loài vật được thể hiện dưới hình thức truyện tranh cũng
khá phát triển cùng với những tên tuổi như Thy Ngọc với Chú lợn đất; Văn Hồng, Mai Long với Cá rô ron không vâng loài mẹ…
Cùng với sự mở rộng và phong phú của đề tài, nghệ thuật viết truyệnloài vật cũng ngày một hấp dẫn và có những thành công đáng kể Ở giai đoạnđầu, truyện chỉ mới dừng lại ở việc mượn những cốt truyện đơn giản, ít tìnhtiết để ghi lại những sự kiện, nội dung chính Nay với những cốt truyện thú vị,phong phú xuất phát từ thực tế cuộc sống con người cùng những chi tiết sinh
động, “truyện đã tìm được nhiều con đường khác nhau để đi vào thế giới tâm
hồn” [46, tr.43] của người đọc, tạo được nhiều hứng thú và tình cảm ở họ Do
đặc trưng của truyện nên các nhà văn khi sáng tạo một tác phẩm, họ rất chú ýđến việc nhân hóa loài vật, tạo cho truyện chất thơ, chất dí dỏm, vui tươi.Không ít nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng loài vật Thế giới loàivật vừa mang những đặc điểm riêng biệt của giống loài vừa mang những néttính cách của thế giới loài người
Giữa năm 2007, Nguyễn Nhật Ánh đã giới thiệu các bạn thiếu nhi cuốn sách với tựa đề Tôi là Bêtô Sự ra đời của Tôi là Bêtô đã gây sự chú ý đặc biệt
trong giới độc giả và một số nhà văn, nhà phê bình nghiên cứu Nhận xét vềnghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh, Phong Lê, trên tờ nhật báoThanh Niên (ngày 27/5/2007), đã bày tỏ niềm xúc động vì trải qua một thờigian khá dài, ông mới được đọc một tác phẩm viết về loài vật hay như thế
Theo ông, cái hay của Tôi là Bêtô nằm ở “cách kể tự nhiên về những chuyện
Trang 23đời thường mà không tẻ nhạt, có sức chứa những ý tưởng mới mẻ và những triết lí hồn nhiên”[2]
Nguyễn Quang Thiều cũng dành cho cuốn sách những lời khen ngợiqua việc ghi nhận thủ pháp nhân cách hóa và ngôn ngữ kể chuyện độc đáo,được nhà văn sử dụng khi xây dựng nhân vật chính trong truyện: một chú chótên Bêtô Không chỉ thế, ông còn hóa thân vào nhân vật, tự kể kể về cuộc đờimình bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất Với ngôn ngữ kể chuyện gần gũi,giản dị, câu chuyện của chó chó Bêtô đem đến cho người đọc mối đồng cảm
và những lien tưởng thú vị Mặt khác, màu sắc triết lí trong mỗi câu chuyện
nhỏ cũng gieo vào lòng những độc giả nhỏ tuổi và người lớn “Cuộc đời của
con chó nhỏ Bêtô cũng chứa đựng tất cả hiện thực đời sống mà mỗi con người đều đi qua: niềm vui, sở thích, tình bạn, nỗi sợ hãi, lòng dung cảm, kí
ức, thiện ác, ước mơ…” [2] Sau nhiều lần tái bản, những ý kiến đánh giá của
Phong Lê, Nguyễn Quang Thiều, Phạm Xuân Nguyên được chọn in ngay bìa
sau cuốn Tôi là Bêtô, như những bài giới thiệu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của cuốn sách Nhà văn Lý Lan cũng thử sức với tác phẩm Ngôi
nhà trong cỏ, khai thác nhân vật là những loài côn trùng bé nhỏ cùng
những con vật gần gũi với con người
Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoàn cảnh lịch
sử, sự tác động của xã hội đối với sự ra đời và những bước phát triển củatruyện về loài vật nói riêng, văn học thiếu nhi nói chung, khiến nền văn họcthiếu nhi ít nhiều đã gắn bó chặt chẽ với văn học người lớn Sự phong phú về
đề tài, thể loại cùng với đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp, số lượng tác phẩm cóchất lượng, sự đổi mới ở nội dung và nghệ thuật đã dần dần đưa truyện loàivật đi vào quỹ đạo chung của sự nghiệp đổi mới diện mạo chung củanền văn học nước nhà
1.1.2 Đặc điểm truyện viết về loài vật
Trong nền văn học dân tộc, truyện viết về loài đã có những đóng góp tolớn vào việc duy trì và phát triển những thể loại đã có hoặc bị bỏ quên trongthời gian khá dài Từ thực tiễn sáng tác và thành tựu của thể loại, chúng ta có
Trang 24thể thấy được những đặc điểm nổi bật của truyện loài vật với tư cách là một
“sản phẩm” hiện đại trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật
1.1.2.1 Về nghệ thuật
Truyện về loài vật được sáng tạo bằng cách viết lại hoặc viết mới
Chẳng hạn, khi sáng tác truyện Con Cóc là cậu ông Giời, Nguyễn Huy Tưởng
đã viết lại truyện dựa vào cốt truyện dân gian Cóc kiện trời Ngay cả truyện
Bài học tốt của Võ Quảng cũng có sự liên quan mật thiết với truyện Sự tích vết rạn trên mai rùa… Nhiều truyện của Võ Quảng cũng được hình thành từ
những sự tích dân dã nhưng vẫn giàu chất triết lí hồn nhiên, có khả năng giáodục cho các em cả về trí tuệ, về thẩm mĩ và phép đối nhân xử thế trong cuộcsống Cùng với Võ Quảng, Khái Hưng cũng là một trong những cây bút đạtthành công ở nhiều thể loại: từ truyện cổ tích hiện đại, kịch đồng thoại đếntruyện sinh hoạt Tất cả đã tạo nên dấu ấn riêng trong nghệ thuật viết truyệncủa nhà văn Tuy nhiên, đặc sắc hơn cả vẫn là những truyện cổ tích hiện đại
Đó là những tác phẩm được nhà văn sáng tác trên cơ sở hoặc dựa vào cốt
truyện dân gian, hoặc dựa vào thi pháp thể loại Chẳng hạn, ở truyện Vợ Cóc,
ông chủ động thay đổi trật tự các lớp truyện, không kể theo cách dân gian: sựviệc nào xảy ra trước – kể trước, sự việc nào xảy ra sau – kể sau Ông cũngchú ý đến tâm lí nhân vật, và lược bỏ đi những nội dung được cho là khôngcần thiết Tài năng của Khái Hưng thể hiện qua lối kể chuyện cổ tích mới mẻ,
kế thừa có phát triển thi pháp thể loại truyện cổ tích dân gian
Khác với hình thức viết lại, với hình thức viết mới, nhà văn phải tựmình sáng tạo nên cốt truyện và không chịu sự chi phối của một tác phẩm dângian cụ thể nào Trường hợp này có thể nhận thấy rõ qua hàng loạt sáng tác về
loài vật của nhà văn Tô Hoài từ Dế Mèn phiêu lưu kí cho đến những con vật
gắn bó với con người như: mèo, chuột, chó, ngan, gà… Tất cả đều được TôHoài sáng tạo nên một cách độc đáo Xét trong thực tiễn sáng tác văn học,truyện viết về loài vật chủ yếu được sáng tác theo hình thức sau, người viết cóđiều kiện thể hiện tài năng sáng tạo, tạo bước ngoặt mới cho truyện đồngthoại về loài vật, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền văn học mới
Trang 25Một đặc điểm nổi bật của truyện loài vật là nhà văn miêu tả thế giớiloài vật không chỉ là thế giới ảo do việc vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuậtnhư: nhân hóa, so sánh, liên tưởng; qua đó, cuộc sống của con người cũng dầnđược hé mở Càng đi sâu vào nghệ thuật trong tác phẩm, chúng ta càng nhận
ra nhiều nét mới mẻ, hiện đại của thể loại truyện này Sự mới lạ của truyệnthể hiện trước hết ở việc xây dựng hình tượng loài vật Nhân vật trong truyệnloài vật được nhà văn gán cho những nét tính cách,những hành động và suynghĩ của con người Không chỉ thế, chúng còn được đặt trong mối quan hệ vớicuộc sống của con người Với hình tượng loài vật, nhà văn gửi gắm vào đónhững vấn đề của cuộc sống hiện đại: những bài học từ cuộc sống, hay đơngiản là những tấm gương phản ánh cuộc sống hàng ngày của con người.Truyện về loài vật nhưng thể hiện một cách sinh động, ý vị về đề tàicuộc sống mới, con người mới
Bên cạnh đó, sự kết hợp nhịp nhàng giữa ngoại hình, hành động, tâmtrạng làm cho truyện ngắn loài vật mất dần tính chất loại hình giản đơn và cókhả năng chuyển hoá thành nhân vật có cá tính Đó cũng là thành công củatruyện loài vật khi tìm cho mình hướng đi mới thông qua việc giản nở cốttruyện, biến các yếu tố ngoài cốt truyện trở thành cảm hứng thể hiện khiếnnhững truyện vốn dĩ quen thuộc bỗng trở nên “lạ hóa” Những con vật khôngchỉ hiện lên với những nét riêng của từng loài mà còn thể hiện tâm trạng, tínhcách, biết suy nghĩ, biết vui buồn giống như loài người Chính sự kết hợp
nhuần nhuyễn khía cạnh tự nhiên và xã hội mà nhân vật truyện đồng thoại
mang một vẻ riêng, vừa phản ánh thế giới loài vật, vừa trở thành ẩn dụ
về cuộc sống con người
Một khía cạnh khác, trong truyện loài vật, ngôn ngữ kể chuyện rất độcđáo, linh hoạt, chứng tỏ người viết rất thuộc và rất yêu đối tượng khảo sát củamình Miêu tả thế giới loài vật, các nhà văn thường chọn cách kể tự nhiên, vớingôn ngữ của nhân vật chính tự kể về cuộc đời mình bằng đại từ nhân xưngngôi thứ nhất Với tài năng kể chuyện thông minh, thuyết phục, nhà văn tạocho câu chuyện loài vật tính logic nhưng vẫn hài hòa tự nhiên Người đọckhông khỏi bật cười vì sự ngây ngô, hài hước khởi nguồn từ đặc tính thực của
Trang 26mỗi loài vật trong đời sống Những chuyện của đời thường lại không tẻ nhạt,
có sức chứa những ý tưởng mới mẻ và những triết lý hồn nhiên Hầu hếtnhững đoạn kết của mỗi mẩu chuyện là một triết lý nhân sinh, nhưng ngườiđọc không cảm thấy sự áp đặt hay gượng ép của nhà văn Và chính vậy, hiệuquả thẩm mỹ và giáo dục trong mỗi truyện loài vật đã thành công
Có thể nhận thấy, ngôn ngữ truyện loài vật được phong cách hoá,mang dấu ấn cá nhân của từng tác giả Nhiều biện pháp nhân hoá, so sánh, ẩndụ… được huy động tạo nên một hệ thống ngôn ngữ giàu hình tượng, giàuchất thơ Đọc mỗi truyện, chúng ta có thể thấy được chân dung của chínhngười sáng tạo ra chúng Theo Lê Nhật Ký, ngôn ngữ Tô Hoài góc cạnh, đầybất ngờ; ngôn ngữ Võ Quảng tươi vui mà thâm trầm, triết lí; Trần HoàiDương mượt mà, bay bổng; văn Nguyễn Nhật Ánh đẹp, mộng mơ và giàucảm xúc … Mỗi người mỗi vẻ nhưng tất cả đều thể hiện được dụng công nghệthuật và tài năng sáng tạo độc đáo của mình Những truyện loài vật thànhcông, hấp dẫn và lôi cuốn độc giả đều được viết bằng bút pháp tươi vui,hóm hỉnh, giàu chất thơ
Thế giới loài vật trong truyện rất đa dạng, bao gồm những loài sốngtrên cạn và dưới nước; những loài biết nhảy, biết bay, biết lội… vốn rất gầngũi, quen thuộc với cuộc sống con người như gà, lợn, chó, mèo, thỏ, chuột…được miêu tả theo một số nguyên tắc nhân cách hóa, cách điệu hóa, kết hợphài hòa các mặt tự nhiên và xã hội, lúc mang những đặc điểm của con người,lúc lại pha cách nhìn của vật Hai yếu tố ấy hòa quyện vào nhau, tạo nên sựmới mẻ, lôi cuốn người đọc ở từng trang truyện Tuy nhiên, khi gán cho loài
vật “những tình cảm của người, tác giả phải đồng thời chú ý đến đặc điểm
riêng về sinh hoạt của bản thân chúng Hay nói cho đúng hơn, trước hết chúng phải có những đặc điểm của vật rồi sau đó mới gán cho chúng đặc điểm của người, và cả hai lại phải hài hòa với nhau” [45, tr.113] Miêu tả đặc
tính của mỗi con vật, nhà văn thường chú ý đến quan niệm, cách đánh giáchung của nhân dân Những con vật vốn mang bản chất hung ác như cáo, sói
đã trở thành quen thuộc trong cách nhìn của nhân dân Bên cạnh đó, nhà văncũng có nhiều nghiên cứu, khám phá trong việc xây dựng nhân vật dựa trên
Trang 27thói quen văn hóa của từng vùng, từng dân tộc Chẳng hạn, “con gấu ở
phương Tây là tượng trưng cho sự trung thực thẳng thắn, còn ở ta thì lại là con vật hỗn láo, tham lam Con rồng ở ta là một con vật linh thiêng, còn
ở phương Tây là tượng trưng cho sự đanh ác, tàn bạo…” [45, tr.115]
Nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố nghệ thuật mà diện tích nghĩa củahình tượng được mở rộng, người đọc không chỉ tiếp nhận bức tranh đời sốngloài vật mà còn cảm nhận được cuộc sống con người Thế giới loài vật có khiđược dệt nên từ tưởng tượng qua nghệ thuật nhân cách hóa, nhưng tuyệt nhiênkhông xa rời bản chất cuộc sống Chính cuộc sống là cái nền, là hiện thựcphong phú, giúp tưởng tượng của nhà văn cất cánh, thăng hoa Từ đó,nội dung mà truyện phản ánh càng trở nên phong phú, mở rộng ở nhiều mặt
1.1.2.2 Về nội dung
Cùng với những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, nội dung phản ánhtrong truyện loài vật cũng đa dạng và phong phú Với quá trình hình thànhkhá sớm nhưng truyện loài vật lại phát triển mạnh trong thời kì hiện đại với
sự đóng góp của nhiều thế hệ tác giả Đặc biệt, đây là loại truyện tưởng tượng,phản ánh cuộc sống không theo quy luật tả thực mà dựa trên việc miêu tảnhững hình tượng loài vật để sáng tạo nên nội dung câu chuyện Đặc biệt,truyện loài vật có khả năng xoá nhòa ranh giới giữa hư và thực Vì thế, nógiúp các em nhỏ dễ dàng hoá thân vào thế giới loài vật vốn rất gần gũi quanhcuộc sống các em, để cảm nhận thế giới loài vật như cuộc sống của chínhmình Không dừng lại ở đấy, truyện về loài vật còn khơi dậy ở độc giả ngườilớn những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc thú vị qua những tình huống,những chi tiết thú vị, bất ngờ của thế giới loài vật sinh động, dễ thương
Mặt khác, đặc điểm nổi bật của truyện là viết về con vật nhưng là đểnói về con người, về cuộc sống mới Từ sau Cách mạng đến nay, hòa vàonhịp điệu phát triển của truyện thiếu nhi nói chung, truyện về loài vật cũng cónhững đóng góp đáng kể trong việc phản ánh mọi mặt của hiện thực Nội
Trang 28dung truyện, vì thế mang đậm “hơi thở” của thời đại Những truyện loài vậthay đều là kết quả của sự gắn bó mật thiết với đời sống Bằng những hìnhthức thể hiện độc đáo, nội dung mà truyện chứa đựng lại không bó hẹp ở việcmiêu tả đặc điểm tự nhiên của thế giới loài vật Đa số truyện hướng tới thểhiện những nội dung, cảm hứng khác nhau: đời sống sinh hoạt, đời sống laođộng chiến đấu, những điều kì diệu của thế giới tự nhiên… Trước hết, truyện
ca ngợi về con người và cuộc sống mới, tiêu biểu là các sáng tác của Tô Hoài,
Võ Quảng, Văn Biển… Chẳng hạn, trong các sáng tác của Tô Hoài, ông quanniệm truyện loài vật là một thể loại văn học không chỉ dành riêng cho thiếunhi mà còn hấp dẫn người lớn qua việc lấy loài vật làm nhân vật trung tâm.Nhân vật trong truyện loài vật được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo khôngthoát li những đặc tính thật của con vật ngoài hiện thực; đồng thời không
xa rời cái nhìn quen thuộc của con người khi tiếp xúc hằng ngày với chúng.Hình thức nhân hóa loài vật này đem lại cho thể loại khả năng diễn tả những
vấn đề của đời sống một cách hình tượng, ý vị Trong Dế Mèn, Chim Gáy, Bồ
Nông, nhà văn cho biết lí do ông xây dựng hình ảnh chim gáy chưa đến tháng
mười đã rủ nhau đi ăn đàn Ông muốn qua hiện tượng “đổi tính” đó để
“ngầm” nói lên công cuộc làm ăn mới đã tạo nên những thay đổi kì diệu chonông thôn và đồng ruộng ở miền Bắc những năm 60 của thế kỉ trước Như
vậy, chủ đề của Đàn chim gáy là thành tựu cuộc sống mới đã được Tô Hoài
diễn tả qua hình thức đồng thoại, kể chuyện loài vật mà nói chuyện conngười Qua những câu chuyện về loài vật, tác giả hướng tình cảm yêu mếncủa người đọc đến cuộc sống mới, tự hào về con người mới, đất nước mới.Mục đích của truyện hướng tới là khơi gợi ở người đọc lòng yêu mến cuộcsống; lòng tự hào về con người mới, đất nước mới; sự đổi thay nhanh chóng
của quê hương Với Cô Bê 20 – tác phẩm đầu tay của Văn Biển, cũng thể hiện
một cách sinh động, ý vị về đề tài cuộc sống mới, con người mới
Bên cạnh bức tranh muôn màu, muôn vẻ của cảnh sinh hoạt đờithường, những tấm gương anh hùng hay nội dung về khoa học cũng là thếmạnh của truyện loài vật Cùng với những câu chuyện loài vật của Tô Hoài,chủ đề về cải cách giáo dục, nâng cao tri thức cho mọi tầng lớp nhân dân lại
Trang 29được thể hiện qua câu chuyện loài vật sinh động của Thy Thy Tống Ngọc.
Lớp học của anh Bồ câu trắng vang lên những bài học “i tờ” của thuở bình
dân học vụ, nơi mà người đứng lớp là thầy giáo bồ câu và học sinh là nhữngvật nuôi thân thuộc như lợn, gà, trâu, bò… có khả năng gieo vào trí nhớ củanhiều thế hệ độc giả măng non Truyện đã được chuyển thể thànhphim hoạt hình từ năm 2005
Ở nội dung khoa học, truyện đã đưa người đọc đến những miền đất mớilạ; từ đó, người đọc có thể khám phá thế giới tự nhiên đa dạng, phong phú quacâu chuyện về các “nhân vật” loài vật Viết Linh cho rằng cái khéo, tài năngcủa người viết truyện khoa học là việc chuyển tải vào truyện những kiến thứckhoa học một cách nhẹ nhàng, khiến độc giả cảm thấy không chỉ đơn thuần lànhững bài giới thiệu giản đơn về thế giới khoa học, mà đó thực sự là nhữngcâu chuyện thú vị xoay quanh nội dung về thế giới tự nhiên Có thể nói, ViếtLinh đã đáp ứng được yêu cầu của nghệ thuật viết truyện cho các em Mongmuốn của nhà văn là gầy dựng ở các em lòng ham hiểu biết và niềm say mê,khát vọng khám phá khoa học Cùng với sáng tác của Viết Linh, những nét dí
dỏm, ngộ nghĩnh trong Cái tết của mèo con của Nguyễn Đình Thi, Con mèo
rét của Lê Minh, Lũ bướm đêm của Thế Vũ, Ngàn dặm xa của Nguyễn Đình
Chính hay những truyện của Chu Hồng Hải, Xuân Vinh, Ngô Đình Dương,Thế Vũ, Hải Hồ… không chỉ mô tả cuộc sống mà còn đưa độc giả đến nhữngmiền tưởng tượng phong phú mà ở đó, tâm hồn con người được mở rộng và
có thêm những hiểu biết về cuộc sống, về thế giới tự nhiên quanh mình
Ngàn dặm xa – tập truyện phiêu lưu đầu tiên của nhà văn Nguyễn Đình
Chính, được nhà văn sáng tác từ lúc ông còn là một đứa trẻ Với tâm hồn trẻthơ và ham thích khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống, Nguyễn ĐìnhChính đã mang đến cho người đọc một câu chuyện thú vị về thế giới loài vật.Truyện kể về hành trình lưu lạc nguy hiểm của hai chú Kiến Kiến Lửa vàKiến Nâu, tuy sinh sống ở hai nơi khác nhau nhưng lại gặp nhau trên bướcđường lưu lạc tìm về tổ cũ Thế giới nhân vật trong truyện đều là những loàicôn trùng hết sức gần gũi như: kiến, chuồn chuồn, mối… Hơn nữa, nhữngcảnh sinh hoạt, những hành động hiệp nghĩa của các con vật được nhà văn
Trang 30khắc họa vô cùng đặc sắc, mà chỉ với một khả năng quan sát kỹ mới miêu tảđược như thế Mỗi chương trong truyện là một cuộc chiến, một sự cố gắng đểtồn tại của loài vật Những tình huống, những mối thâm giao, những gian nanthử thách mà đôi bạn Kiến Lửa và Kiến nâu đã cùng nhau trải qua thực sựmang nhiều ý nghĩa triết lí nhân sinh Đường đời bao la, rộng lớn, tình bạntình tri kỉ luôn luôn là điều chúng ta cần vươn tới trong cuộc sống.Một câu chuyện loài vật mang giá trị giáo dục sâu sắc.
Tiếp nối thành tựu của truyện viết về loài vật ở những giai đoạn trước
đó, văn học sau 1975 với những tên tuổi như: Bùi Hiển, Trần Đức Tiến,Nguyễn Nhật Ánh, Lý Lan… đã mang đến cho truyện những nội dung mới,
có khả năng phản ánh mọi phương diện trong cuộc sống Năm 1991, nhân dịp
Con chuột mù của Bùi Hiển được tái bản, Văn Hồng đã Tản mạn về Con chuột mù và nhận định đó là một “áng văn hay”, vì “Bùi Hiển đã vượt qua cái khó của thể loại: miêu tả thật sinh động loài vật nhưng lại lấp lánh tính người, tình người (…) Có lẽ Bùi Hiển đã kết hợp những quan sát của riêng mình và những lời truyền tụng trong dân gian để vẽ nên những bức tranh sống động về loài chuột” [20, tr.52] Khai thác mối quan hệ bố chồng - nàng
dâu, vốn ít được chú ý trong cuộc sống cũng như trong văn chương, Bùi Hiểnmuốn đem đến cho truyện tính khái quát về cuộc sống con người Bố chuột làtượng trưng cho vẻ đẹp lí tưởng của người đàn ông: khỏe mạnh, tháo vát,dũng cảm, từng trải Ông đã đau khổ nhiều vì con cái Chăm lo, nuôi dưỡngcho con hết lòng Thậm chí, ông còn hy sinh tính mạng để cứu con, khiến ông
bị tàn tật mù lòa Ông bị lũ chuột cháu trêu chọc, bị chị con dâu hắt hủi Ôngchuột mù chỉ nhẫn nhục, chịu đựng, khoan hòa, cố dùng chút sức tàn để làmviệc, để bớt gánh nặng cho con cháu Nhưng khi hang chuột bị hun khói, bịdội nước sôi, ông chuột mù, một lần nữa đã dùng thân mình nút chặt lỗ thông
lên ngách hang để cứu cả gia đình nhà chuột “Trong cách ứng xử của ông
thấp thoáng cái lẽ từ bi hết sức thực tiễn của một người lao động sống bằng tình thương yêu và sự cống hiến (…) Và nửa thế kỉ đã trôi qua, thiên đồng thoại này vẫn chưa mất đi bao nhiêu ý nghĩa thời sự” [20, tr.53]
Trang 31Đặc biệt, câu chuyện về chú Mèo Cháu Ông của Trần Đức Tiến khơigợi ở độc giả nhiều vấn đề có ý nghĩa triết lí Đó là vấn đề thái độ, cách ứng
xử của mỗi cá nhân trong cuộc sống và trong các mối quan hệ xã hội phức tạp
khác Nhan đề Làm mèo khiến người đọc phải tự mình đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: vì sao mèo lại phải làm mèo? Hóa ra, một con mèo dù sinh ra đã
được gọi tên theo giống loài của mình nhưng chưa hẳn là một con mèo
đúng nghĩa Vậy nên, Làm mèo làm những việc đúng với tư cách giống loài,
biết xoay xở giữa bãi rác khổng lồ khi bị chủ nhà hắt hủi, biết cách ứng xử khi
bị lũ chuột hành hạ và là tìm đến nơi vắng vẻ để từ biệt cõi đời một cách nhẹnhàng khi thấy mình không còn có ích cho người Mỗi một vấn đề triết lí vềcuộc sống đều được nhà văn diễn tả qua những hình tượng rất cụ thể Từ câu
chuyện Làm mèo, tác giả muốn nói đến câu chuyện về con người, về chuyện
làm người trong cuộc sống, một niềm tin vào tình yêu và cuộc sống Như vậy,
câu chuyện về loài vật nhưng lại có khả năng chuyển tải những vấn đề triết lícủa cuộc sống, khiến tác phẩm trở nên “đa thanh, đa nghĩa”, không thể làtác phẩm chỉ đọc một lần
Gần đây, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu làm sống lại nhân vật loài
vật trong một số tác phẩm văn học như: Tôi là Bêtô, Có hai con mèo ngồi bên
cửa sổ Trước hết, Tôi là Bêtô là xâu chuỗi những câu chuyện được kể dưới
con mắt quan sát và suy nghĩ của “một chú cún tên Bêtô” Câu chuyện chủyếu xoay quanh cuộc sống của Bêtô, với chị Ni – chủ của chú, với Binô,
Laica, lão Hiếng – những đồng loại và cũng là những người bạn của chú Tôi
là Bêtô thông qua những mẩu đối thoại, những tình huống và cách cư xử đời
thường, giản dị để gửi gắm những thông điệp hữu ích không chỉ với trẻ em
mà còn có ý nghĩa với mỗi người lớn chúng ta: thông điệp về tình bạn, vềmối quan hệ với những người thân trong gia đình
Tiếp nối những câu chuyện về thế giới tuổi thơ trong trẻo, thú vị, Có
hai con mèo ngồi bên cửa sổ – tập truyện của Nguyễn Nhật Ánh kể về tình
bạn lạ lùng giữa mèo và chuột, hai thế giới loài vật vốn dĩ không đội trờichung Thế nhưng, mèo và chuột trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh lại cónhững nét khác biệt độc đáo Mượn chuyện loài vật, đặc biệt là quan hệ giữa
Trang 32mèo với chuột vốn điển hình về sự tương phản vị thế, về kẻ mạnh và kẻ yếu,
về sự sinh tồn, Nguyễn Nhật Ánh muốn nói về quan hệ giữa con người vớinhau Thay vì phải bắt chuột, mèo Gấu si tình chỉ thích sưởi nắng suốt ngày,thích làm thơ tặng nàng mèo Áo Hoa, bài nào cũng mượt mà, đằm thắm.Mèo còn bảo vệ, mang thức ăn cho chuột và cứu chuột nhắt thoát khỏi âmmưu nham hiểm của giáo sư chuột cống Mèo Gấu cũng như loài người, cũng
có lúc không muốn làm những chuyện người khác muốn mình làm Tình bạn
có trước có sau, bảo vệ nhau trong hoạn nạn giữa mèo và chuột thực sự là bàihọc thú vị đối với thế giới tuổi thơ Truyện không có những chiêm nghiệm,triết lý sâu xa mà chủ yếu là những tình tiết trong trẻo, hồn nhiên dành chocác em ở lứa tuổi nhi đồng nhưng có sức âm vang trong lòng người đọc Cùngvới những truyện về tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh, tập truyện tiếp tục là
“chuyến tàu” giúp độc giả đã bước qua tuổi nhi đồng về lại thế giới củahoài niệm, của tưởng tượng, nơi của sự lãng mạn và suy tưởng
Trong hành trình viết về loài vật, cuốn sách Những con vật bầu bạn với
tuổi thơ, do Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đã làm sống lại thế giới tuổi
thơ hồn nhiên, thơ mộng trong mỗi con người “Tuổi thơ ai chẳng lớn lên
trong những lời ru con sáo, con cò của mẹ; chẳng từng có những lúc chơi không biết chán với con cún con mèo Tuổi thơ ai chẳng từng có ngày tha thẩn đi bắt ve bắt dế, hay mê mải với thú chơi chọi gà, luyện chim Những năm đèn sách, tuổi thơ ai chẳng từng qua những giờ học về các con vật thân quen như con gà, con lợn, con trâu (…) Tuổi thơ ai chẳng yêu con vật” [50 ].
Để mai này lớn khôn, những kỉ niệm của một thời “đuổi bướm, hái hoa” cùnghình ảnh của những con vật thân thương sẽ mãi đọng lại trong tâm trímỗi người chúng ta, theo chúng ta đi hết chặng đường đời
Như vậy, giống với các hình thức văn học khác, truyện về loài vật cũngphản ánh hiện thực Thông qua những đề tài, nội dung mới nhưng vẫn không
xa rời đối tượng phản ánh, truyện loài vật có khả năng phản ánh nhiều chủ đề
to lớn trong đời sống như con người mới, cuộc sống mới Sự ra đời của hàngloạt truyện về loài vật đều là kết quả của sự gắn bó mật thiết với đời sống Vớinhững chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đã góp phần không nhỏ
Trang 33cho sự xuất hiện của một loạt những thành tựu trong sáng tác của Tô Hoài,Nguyễn Huy Tưởng, Đoàn Giỏi, Võ Quảng, Phạm Hổ, Hà Ân Không chỉ
bó hẹp trong loại hình văn học, truyện về loài vật còn là bộ phận quan trọngkhông thể thiếu trong các trường tiểu học và mầm non, là “cái nền” chonhững cảm hứng sáng tạo của nhiều bộ môn nghệ thuật như: thơ ca, truyệntranh, hội họa, sân khấu và điện ảnh… Ảnh hưởng trên phạm vi khá rộng,theo những mức độ khác nhau, truyện về loài vật xứng đáng được ghi nhận
vì có những đóng góp cho nền văn hóa, văn học nước nhà
Ở Việt Nam, truyện loài vật là một thể loại đã có một quá trình pháttriển lâu dài, đạt thành tựu trên nhiều phương diện và xuất hiện thường xuyêntrong không gian gia đình và lớp học Truyện loài vật, dù ở giai đoạn nào vẫnphù hợp với tâm lí người tiếp nhận Cho đến nay, mảng đề tài này vẫn có sứchấp dẫn không chỉ với nhiều thế hệ nhà văn mà còn với bạn đọc mọi lứa tuổi,mọi thời đại Vì thế, truyện loài vật trở thành một bộ phận không thể thiếutrong mọi nền văn học Không riêng gì các em nhỏ, truyện loài vật còn đemlại cho độc giả người lớn những lợi ích nhất định Đó là niềm vui được trở vềnhững năm tháng hồn nhiên trò chuyện cùng cỏ cây, hoa lá… Đối với nhiềunghệ sĩ, truyện loài vật là nguồn đề tài phong phú, giúp cho hoạt động sángtạo của họ thêm phần thăng hoa Trong hoạt động giao lưu giữa các nền vănhóa với nhau, nhiều tác phẩm truyện loài vật đã được dịch và giới thiệu, mởrộng biên độ ảnh hưởng của văn học Việt Nam ra thế giới
1.2 Truyện loài vật trong sáng tác của Tô Hoài
Tô Hoài viết nhiều thể loại, đề tài và ở thể tài nào cũng đạt được nhữngthành tựu đặc sắc Đặc biệt, ở mảng truyện loài vật, Tô Hoài đã tạo được ấntượng sâu sắc ở mọi đối tượng độc giả, trong và ngoài nước Thế giới loài vật
trong sáng tác của Tô Hoài trước 1945 được đánh giá là một “một mảng sáng
tạo độc đáo, cho đến nay vẫn chưa thấy ai thay thế được” [33, tr.47], bên
cạnh những truyện về cảnh vật và cuộc sống con người vùng ven đô Nói đếntruyện loài vật của Tô Hoài là nói đến Thế giới loài vật trong truyện Tô Hoài
có khả năng gắn nối và tạo được sự yêu thích cho cả hai đối tượng độc giả: trẻ
em và người lớn Trong hành trình tiếp nối qua nhiều thế hệ, có lẽ Tô Hoài –
Trang 34tác giả của những câu chuyện loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu và rất đỗi thânthương là gương mặt có sức hấp dẫn đông đảo nhất, thường xuyên nhất
về số lượng độc giả trong và ngoài nước ở nhiểu thế hệ
1.2.1 Vị trí truyện loài vật trong sáng tác của Tô Hoài
Những truyện về đề tài loài vật có một vị trí đặc biệt trong sự nghiệpsáng tác của nhà văn Tô Hoài Nhắc đến Tô Hoài, người ta nghĩ ngay đến nhàvăn của thiếu nhi Nhưng điều đó không có nghĩa là truyện loài vật xa lạ vớiđộc giả người lớn Mỗi lứa tuổi đều tìm thấy ở truyện loài vật những lợi íchtinh thần khác nhau Như vậy, truyện loài vật của Tô Hoài thực sự được ngườiđọc quan tâm và có những đánh giá sâu sắc khi các thể loại khác của ông
đi vào giai đoạn gần như đã viên mãn
Tô Hoài là một trong những nhà văn viết về loài vật thành công nhất
Có thể nói, thế giới loài vật có ý nghĩa đặc biệt đối với nhà văn Chúng khôngchỉ là những vật nuôi gần gũi với con người mà hơn hết, chúng còn là nhữngngười bạn gắn bó cùng Tô Hoài suốt quãng đời thơ ấu, tạo nguồn cảm hứngsáng tạo, làm rạng danh tên tuổi Tô Hoài Với sự quan sát tinh tế cùng tìnhcảm yêu mến đặc biệt, Tô Hoài nhận thấy ở mỗi loài những nét tính cách củacon người Vì thế, dưới ngòi bút Tô Hoài, thế giới loài vật hiện lên thật sốngđộng, linh hoạt Trước 1945, Tô Hoài được Vũ Ngọc Phan khen là có lối viết
truyện “linh động và dí dỏm”, mang đậm dấu ấn một vùng quê Đặc biệt,
mảng truyện về loài vật trước 1945 của Tô Hoài là một thành công xuất sắc,xứng đáng là kiệt tác của văn học thiếu nhi Việt Nam Hà Minh Đức nhận xét:
“Tô Hoài là nhà văn viết thành công nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật” [33,
tr.465] Đặc sắc của văn xuôi Tô Hoài trước 1945 không thể không kể đến
truyện viết về loài vật, tiêu biểu là Dế mèn phiêu lưu kí và tập truyện O chuột.
Với cách nhìn đời bằng con mắt tinh quái, hóm hỉnh và một tâm hồn rất trẻnhư thế, Tô Hoài đã sáng tạo ra một thế giới loài vật rất vui, rất ngộ nghĩnh
Sự nghiệp đồ sộ của Tô Hoài đâu chỉ có Dế Mèn phiêu lưu kí Nhưng
nói đến Tô Hoài, cả trẻ con, người lớn đều nghĩ ngay đến tác phẩm này.Tên tuổi của ông quả đã gắn chặt với những câu chuyện về loài vật, đặc biệt
là truyện ông viết cho thiếu nhi Tô Hoài đã mượn hình tượng loài vật làm
Trang 35nhân vật chính cho nhiều truyện của mình Những truyện loài vật của nhà vănđược xem như những thước phim hoạt hình độc đáo, bên cạnh thế giới nhân
vật loài vật trong Walt Disney, Tom và Jerry của điện ảnh thế giới Với
Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài được xem là người đi tiên phong cho phong
trào sáng tác về đề tài loài vật
Đến nay, tác phẩm này đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và được táibản nhiều lần Theo hồi ức của một số nhà văn, gây ấn tượng mạnh nhất đối
với họ là truyện Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài Tác phẩm ra mắt bạn đọc lần đầu tiên trên tờ Truyền bá dành riêng cho thiếu nhi, xuất bản năm 1941.
Sau khi ra đời, tác phẩm đã gây được sự quan tâm và say mê ở các đọc giảnhỏ tuổi thời đó Điều này được chứng thực qua những trang viết kể lại những
cảm nhận của các nhà văn, nhà thơ khi lần đầu tiên đọc Dế mèn phiêu lưu ký được tập hợp trong cuốn sách Các nhà văn thời đi học đã học văn Khi đã trở thành những nhà văncó tên tuổi, ấn tượng đẹp đẽ ban đầu về Dế Mèn
phiêu lưu ký vẫn còn hiện hữu trong trí nhớ của nhiều người
Với Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài thực sự là cây bút hàng đầu về nghệ
thuật miêu tả thế giới loài vật Biệt tài ấy còn được Tô Hoài mài sắc mãi vềsau Chung quy lại, nó xuất phát từ khả năng quan sát sắc sảo và khả năngliên tưởng phong phú, cách tạo hình độc đáo của Tô Hoài Ông trở thànhngười bạn của hàng triệu thiếu nhi trên thế giới, thường xuyên trao đổi thư từ,trả lời thắc mắc của độc giả nhỏ tuổi
Sau Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài vẫn tiếp tục hành trình miêu tả thế giới loài vật Tập truyện ngắn O chuột (1942) là cả một tập truyện gồm 8 truyện
về loài vật, lấy tên O chuột để làm tựa đề cho tác phẩm Viết về Tô Hoài và tập truyện ngắn O chuột, Vũ Ngọc Phan nhận định: “Tô Hoài tỏ ra không giống
một nhà văn nào trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như ông Truyện của ông có những tính chất nửa tâm lí, nửa triết lý, mà các vai là loài vật… Nó là những truyện tả chân về loài vật, về cụôc sống của loài vật, tuy bề ngoài ra vẻ lặng lẽ, nhưng phần trong có lắm cái “ồn ào”, vui có, buồn có… O chuột là truyện ngắn đầu tiên của Tô Hoài
và cũng là tác phẩm tiêu biểu cho lối văn đặc biệt của ông, một lối văn viết dí
Trang 36dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc thôn quê Cái tinh ma và cái xác thực có lẽ gặp nhau ở chỗ này” [33, tr.59] Ngoài giá trị hiện thực, truyện
loài vật của Tô Hoài còn thể hiện một sức sống mãnh liệt, sự liên tưởng hếtsức phong phú Phần lớn các nhân vật chính trong truyện của ông luôn có ýthức thay đổi bản thân, thay đổi hoàn cảnh để hướng đến một cuộc sống tốtđẹp và nhân ái hơn Chính điều đó đã làm nên sức hấp dẫn trong mỗicâu chuyện về loài vật của ông
Sau Cách mạng, những sáng tác của Tô Hoài vẫn được giới phê bìnhquan tâm Hầu hết các công trình nghiên cứu về Tô Hoài ít nhiều đều có đềcập đến mảng truyện về loài vật, bởi Tô Hoài đã sáng tạo được một thế giớiloài vật hết sức sinh động với những phát hiện của một tâm hồn nhạy cảm,đầm ấm của tác giả trước cuộc đời
Trong giai đoạn này, mảng truyện về loài vật của Tô Hoài tiếp tục rađời một cách đều đặn Tiếp nối thành tựu của truyện cổ tích và truyện đồng
thoại ở những giai đoạn trước, Tô Hoài viết truyện về loài vật “nhưng bổ
sung thêm những sắc thái nội dung mới để phù hợp với tinh thần của thời đại” [38, tr.141] Các truyện của ông chủ yếu được in trong tuyển tập Con mèo lười Nhiều loài vật qua cách miêu tả của Tô Hoài đã tạo dấu ấn lâu
bền trong lòng người đọc trong nước và quốc tế
Đánh giá về Tô Hoài và văn nghiệp của ông là công việc không dễdàng, đòi hỏi sự đóng góp của nhiều người mới có thể hoàn tất, bởi văn TôHoài nói chung và truyện về loài vật nói riêng thực sự là những tác phẩm cógiá trị, như viên ngọc quý với vẻ đẹp tiềm ẩn Vẻ đẹp ấy cần phải trải qua quátrình dụng công mài dũa, và càng mài càng tỏa sáng lung linh, nói như nhà
nghiên cứu Vương Trí Nhàn: Tô Hoài là “một người có cách sống,
cách làm việc phù hợp với nghề, do đó, đời cầm bút thật bền mà cũng thật hiệu quả” [33 tr.185] sau thời gian miệt mài với công việc chữ nghĩa.
Suốt một đời văn, Tô Hoài đã tạo cho mình một phong cách riêng, một
“thương hiệu” nghề nghiệp riêng đáng kính trọng Tuy vậy, trong suốt hànhtrình hơn 70 năm, cũng có lúc nhà văn phải nếm trải sự bùi ngùi vì khôngphải tác phẩm nào cũng thành công Đó cũng là những thử thách bản lĩnh
Trang 37nghề nghiệp đối với một nhà văn Tô Hoài đã vượt qua được những thử thách
đó Hơn 70 năm cầm bút, Tô Hoài đã nỗ lực không ngừng và vượt qua đượcnhững gian nan thử thách của nghề văn Vị trí của ông trong lòng bạn đọc vàgiải thưởng cao quý “Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt1(1996)” mà ông vinh dự được nhận chính là minh chứng sinh động nhất chomột cuộc đời lao động nghệ thuật không mệt mỏi, suốt đời phấn đấu, suốt đờicống hiến và hy sinh cho đời, cho văn học dân tộc
Có thể nói, trong văn nghiệp của Tô Hoài, truyện về loài vật là mộtmảng sáng tác đặc sắc, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng đem lòng yêuthích Với tài năng thiên phú, Tô Hoài đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm sinhđộng, hấp dẫn Những tác phẩm như thế đã góp phần quan trọng vào việcđịnh vị cái đẹp trong tâm hồn thế hệ độc giả mọi thời đại
1.2.2 Sở trường của Tô Hoài về truyện loài vật
Ngay từ những ngày đầu đến với văn chương, Tô Hoài đã được giới
phê bình chú ý Mới 17 tuổi, nhà văn viết tác phẩm đầu tay Dế Mèn phiêu
lưu ký và nổi tiếng không lâu sau đó Thực sự, lúc mới vào nghề, Tô Hoài
cũng làm thơ Nó có ý nghĩa như một kiểu thử bút, dò tìm hướng đi riêngtrong con đường nghệ thuật của nàh văn Sau những dò tìm ấy, Tô Hoài nhận
ra “mảnh đất dụng võ” của mình là văn xuôi, là những câu chuyện của mình,quanh mình như ông đã nói Nhận thức đúng đắn thế mạnh của bản thân, từ
1945 đến nay, Tô Hoài vừa tiếp tục sáng tác vừa phát huy sở trưởng riêng củamình Những năm kháng chiến rồi hòa bình, ngòi bút của Tô Hoài chưa baogiờ ngưng nghỉ Sáng tác của ông ngày càng phong phú về thể loại và đề tài:
từ đề tài miền ngược đến đề tài miền xuôi; từ truyện ngắn đến tiểu thuyết,truyện đồng thoại đến kịch bản phim… Ở đề tài và thể loại nào, Tô Hoài cũngviết hay và đạt được thành công, mang đậm phong cách nghệ thuật độc đáocủa nhà Tuy nhiên, có một thể loại mà mỗi khi nhắc đến Tô Hoài ta khôngthể không nhắc đến là mảng truyện viết về loài vật Đây là thể loại được đánhgiá là sở trường của Tô Hoài, được Tô Hoài dành nhiều ưu ái và tâm huyết
Hiện nay, “truyện của ông, cả trẻ em và người lớn đều thích đọc và
đều nhận được những bài học bổ ích” [38, tr.144] Trong đó, Dế Mèn phiêu
Trang 38lưu kí là tác phẩm khiến Tô Hoài được biết đến không chỉ trong nước mà cả
nước ngoài “Nếu như nhà văn Nguyễn Tuân luôn luôn chú ý tới nét tài hoa
của người đời, luôn mong muốn được là người sành điệu trong thưởng thức
và chỉ ra cho người đời thấy nét cao quý trong một sự việc hằng ngày, nhà văn Nguyễn Công Hoan hướng vào cái nghịch lý của cuộc sống, nhà văn Nam Cao xót xa cho chất người trong mỗi con người bị áo cơm xói mòn (…) thì nhà văn Tô Hoài luôn thấy được sức sống mãnh liệt trong mỗi lá cây, ngọn cỏ nhờ óc liên tưởng rất phong phú của mình” [38, tr.145] Chính điều
đó là làm nên sức hấp dẫn và sức sống lâu bền cho truyện về loài vật của ông
Những chuyện về loài vật của Tô Hoài cũng là những chuyện về cuộcđời Lúc đầu, khi đọc truyện của ông, chúng ta lầm tưởng đó là truyện ngụngôn mà nhân vật chính là các loài vật nhưng thực chất là những chuyện tảchân về loài vật, về đặc tính sinh hoạt của mỗi loài, dưới lăng kính chủ quancủa nhà văn Sự mẫn cảm và óc quan tế tinh tế của Tô Hoài thể hiện ở nănglực miêu tả loài vật đúng với bản chất và đặc điểm của loài vật ấy Cuộc sống
của chúng hiện lên trong trang viết của Tô Hoài thật sinh động “Ống kính
của Tô Hoài vừa sắc nét trong việc tái hiện lại các chi tiết, vừa có khả năng tạo ra sự lưu chuyển hợp lý giữa các trường đoạn, màu sắc du ký và màu sắc
tự truyện hòa vào nhau hết sức sống động (…) Tô Hoài thực sự là cây bút hàng đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật Biệt tài ấy còn được Tô Hoài mài sắc mãi về sau Chung quy lại, nó xuất phát từ khả năng quan sát sắc sảo và khả năng liên tưởng phong phú, cách tạo hình độc đáo của Tô Hoài” [8].
Sáng tạo nên thế giới các sinh vật nhỏ bé, Tô Hoài bộc lộ tài tình khảnăng hóa thân vào sự sống của loài vật và đưa lại cho thế giới loài vật sự sốngcủa con người Thế giới loài vật ấy rất đông đúc, hấp dẫn và sinh động Người
ta thấy phảng phất trong truyện loài vật của Tô Hoài bóng dáng củaLaphôngten, Anđécxen, L.Tônxtôi, Pritvin Tất cả thế giới loài vật dù uyquyền, dù hiền lành, hay tinh ranh, ngộ nghĩnh… đều được khai thác trong
truyện của Tô Hoài Ngoài Dế Mèn phiêu lưu ký, lứa tuổi thiếu nhi và cả người lớn còn say mê với Chim chích lạc rừng, Đàn chim gáy, Con mèo
Trang 39lười Yếu tố quan trọng nhất là Tô Hoài không mượn ngôn ngữ trẻ con để kể
chuyện trẻ con như nhiều cây bút khác từng làm Hơn thế, với biệt tài miêu tảloài vật, Tô Hoài dựng lên một thế giới gần gũi với con người Khi cần, ôngbiết đem vào chất du ký khiến cho độc giả vừa hồi hộp theo dõi, vừa thích thúkhám phá Một điều đặc biệt, những truyện loài vật của Tô Hoài không rơivào tình trạng dạy dỗ mà thông qua những câu chuyện về loài vật, người đọc
có thể tự rút ra cho mình những bài học có giá trị Do vậy, thế hệ độc giả hômnay vẫn thích đọc Tô Hoài như cha anh chúng đã từng say mê trong suốt mấychục năm qua Đây là một vinh dự mà không phải cây bút chuyên viết truyệncho thiếu nhi nào cũng có được
Bên cạnh đó, Tô Hoài luôn dựa vào những đặc tính có thật của loài vật
để miêu tả chúng Ông cố gắng để cho nhân vật hiện ra một cách tự nhiên vàdựa vào thói quen, phong tục để nhận xét chúng Tô Hoài muốn đem vàotruyện loài vật một nội dung xã hội Ông chỉ muốn viết về những gì xảy raxung quanh mình, làng mình Sau này, ngòi bút Tô Hoài càng có điều kiệnhơn để gắn bó với hiện thực đời sống Từ những gì đã trải nghiệm, những
điều đã trở nên thân thuộc, ông tái hiện vào trang viết của mình “Nhà văn Tô
Hoài luôn luôn có ý thức chạy đua với thời gian, mong muốn được bày tỏ, được bộc lộ ở mức cao nhất những gì mình đã trải nghiệm qua năm tháng cuộc đời” [38, tr.131] Viết nhiều đề tài nhưng Tô Hoài có cả “xê-ri sách viết
về con vật: dế, chuột, chim, mèo, cá…” [33, tr.167] Truyện loài vật của Tô
Hoài là một trong những sáng tạo độc đáo của ông có đóng góp to lớn cho nềnvăn học hiện đại nói chung và truyện đồng thoại nói riêng Đến nay, ở nước tachưa có ai viết về loài vật được như ông Ông được xem là người có công lớncho việc “khai sinh” thế giới vật trong sáng tác văn chương Qua nhữngtruyện về loài vật, người đọc nhận thấy nhà văn thường hướng đến nhữngđiều tốt đẹp về nhân sinh, cuộc sống con người…
Có thể nói, Tô Hoài là một trong những nhà văn có khả năng quan sáttinh tế, sắc sảo, có tấm lòng thực sự yêu mến, thực sự sống trong thế giớinhân vật của mình Vì thế những con vật gần gũi thân thuộc như con mèo, con
chó, con ngan, con vịt, con chuột… cũng có tâm tình, có cá tính và có cả số
Trang 40phận Tô Hoài là người biết tạo yếu tố truyện, phát hiện yếu tố truyện trong
đời sống tự nhiên của loài vật “Đường dây truyện không nhiều mầu vẻ phức
tạp mà đôi lúc đơn giản: đôi ri đá làm tổ, chú gà trống ri đi tìm người bạn tình, một đời vênh vang và tàn phai của Gà chọi, cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
Và chính trên mạch truyện tự nhiên ấy, ngòi bút của tác giả đã biến hoá tạo nên những lí thú cho các “nhân vật hỗn tạp và đa dạng” của mình Ngoài bút của Tô Hoài đã phát hiện cái ngộ nghĩnh, lố lăng, khoe mẽ, đa điệu của một số loài vật” [33, tr.469]
Nhà văn Tô Hoài đã đến với thế giới loài vật trong cảm quan sinh hoạt,phong tục giống như đời sống của con người Ông đã cảm nhận thế giới loàivật nhỏ bé, đáng yêu trong sự tồn tại tự nhiên của nó Có lẽ những nhà vănquan sát tỉ mỉ, tinh tế, nắm được từng đặc điểm phong tục, đặc tính riêng củaloài vật như Tô Hoài không nhiều và cảm nhận một cách cặn kẽ như thế lạicàng hiếm Cảm quan về loài vật của Tô Hoài thật đặc biệt, chẳng giống ai, vàcũng không ai theo kịp Sự khó khăn khi viết về thế giới loài vật là làm saotạo dựng được yếu tố truyện trong quan hệ của chúng Đời sống chúng khôngđơn thuần diễn ra liên tục như những chuyện đời thường và cũng khó thể
áp đặt một một chủ đề định trước vào truyện Tô Hoài biết tạo yếu tố truyệntrong đời sống tự nhiên của loài vật Thế giới loài vật quả thật là một trongnhững nội dung độc đáo và đặc sắc trong truyện Tô Hoài Ông đi vào khaithác, khám phá thế giới các sinh vật nhỏ bé giữa thiên nhiên cao rộng ở tuổingoài đôi mươi Qua đó, Tô Hoài bộc lộ khả năng hóa thân vào sự sống củaloài vật, tạo cho nó sự sống của con người một cách linh hoạt, sáng tạo Có lẽtrước và sau ông, chưa có một nhà văn nào viết hay và hấp dẫn về loài vật đếnthế Sau Cách mạng, Tô Hoài vẫn tiếp tục viết về loài vật Qua hàng loạt tác
phẩm như Chim chích lạc rừng, Con mèo lười, Đàn chim gáy…, Tô Hoài tiếp
tục được đánh giá cao bởi tài năng hóa thân và sáng tạo nên thế giới loài vật,với những nét mới trong việc phản ánh cuộc sống mới, con người mới
Như vậy, thế giới loài vật trong truyện Tô Hoài là sự tiếp nối của tuổithơ, sự theo đuổi thế giới riêng của tuổi thơ cùng với những khát vọng, những
mộng tưởng như Con dế mèn, O chuột Đó cũng là những điểm riêng làm