1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁ TRỊ GIÁO dục của TRUYỆN VIẾT về LOÀI vật TRONG văn học THIẾU NHI VIỆT NAM ĐƯƠNG đại

67 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Dù không phải có sức mạnh toàn năng song truyện viết về loài vật, với những đặc trưng riêng của nó, rõ ràng là sự lựa chọn thú vị, lí tưởng cho việc hướng độc giả nhỏ tuổi về vớicác tác

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Giảng Viên Hướng Dẫn:

TS Trần Thị Quỳnh Nga

Huế, Khóa học 2012-2016

Trang 2

Em xin chân thành cám ơn sự dạy dỗ tận tình

và chu đáo của Quý thầy cô giáo Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Huế đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo

TS Trần Thị Quỳnh Nga đã giúp đỡ, hướng dẫn

em tận tình và đầy trách nhiệm trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã đóng góp ý kiến cũng như sự động viên, khích lệ trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Trương Thị Bích Thảo

Trang 3

MỤC LỤC

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

Chương 1: Truyện viết về loài vật trong văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại 71.1 Truyện viết về loài vật - mảng màu đặc sắc trong văn học thiếu nhi 71.1.1 Truyện viết về loài vật - lịch sử và hành trình sáng tạo 71.1.2 Truyện viết về loài vật - nét riêng giữa dòng chảy văn học thiếu nhi 111.2 Văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại và những sáng tác về loài vật 151.2.1 Phác thảo đời sống văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại 151.2.2 Đặc trưng của truyện viết về loài vật trong văn học thiếu nhi Việt Nam

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Văn học nghệ thuật nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng có vai trò

quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ, trong đó có học sinh lứa tuổitiểu học Văn học - loại hình nghệ thuật ngôn từ - có khả năng chuyển tải những bàihọc cuộc sống một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc Có thể nói, tác phẩm văn học

là một phương tiện hữu hiệu để phát triển nhân cách cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, sứckhỏe và thẩm mĩ Trong thế giới muôn sắc màu đó, truyện viết về loài vật luôn hấpdẫn trẻ nhỏ bởi nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của các nhân vật, bởi những thông điệpcuộc sống được khéo léo “cài đặt” trong đó Nó đánh thức những tình cảm cao đẹp,thắp sáng những khía cạnh nhân đạo và lòng vị tha trong mỗi con người Đặc biệtbạn đọc nhỏ tuổi không chỉ lật mở tác phẩm để tìm kiếm “những người bạn đặcbiệt” mà còn khám phá trong đó vô số bài học quý về tình yêu thiên nhiên, tình yêuđồng loại, ý thức khẳng định mình

1.2 Puskin từng nói: “Mỗi buổi tối tôi thường đọc một câu chuyện cổ tích.

Mỗi câu chuyện là một bài ca và tôi lấy đó để bù đắp cho phần giáo dục thiếu hụtđáng nguyền rủa của mình” Dòng chảy thời gian từ “miền cổ tích” vẫn luôn mangđến cho những sáng tác thời hiện đại dư vị trong trẻo, nguyên sơ Văn học ViệtNam đương đại (mà chúng tôi giới hạn ở giai đoạn 2000 đến nay) đón chào sự rađời của hàng loạt tác phẩm viết về loài vật dành cho độc giả nhỏ tuổi, tiêu biểu như:

“Tôi là Bêtô”, “Chúc một ngày tốt lành” của Nguyễn Nhật Ánh, “Con cá mày ởtrong nhà”, “Đi lạc với cua đồng”, “Ông trời đang mưa” của Lưu Thị Lương, Từnhững điểm nhìn khác nhau về cuộc sống, từ những nét vẽ in đậm dấu ấn sáng tạo,mỗi nhà văn mang đến một dư vị riêng về thế giới nhân vật, về những cách lí giải,cắt nghĩa cuộc sống tươi mới, sáng trong Rõ ràng, bằng sức mạnh riêng, truyện vềloài vật có khả năng phát huy tính giáo dục cao đối với trẻ thơ Mỗi câu chuyện làmột công cụ sắc bén để giáo dục con người mới một cách toàn diện ngay từ khi các

em còn rất nhỏ Thông qua những “ca từ” nhẹ nhàng, nhà văn mang đến cho bạnđọc bài học giáo dục sâu sắc nhưng rất đỗi trong sáng, sống động và tươi mới Bằnghình ảnh, nhạc điệu, ngôn ngữ nghệ thuật nhuần nhị, mỗi tác phẩm đi sâu vào trái

Trang 6

tim, vào thế giới cảm xúc của trẻ, khơi gợi trong các em tình yêu, niềm đam mê vàđặc biệt nhận thức được những thông điệp cuộc sống để học cách ứng xử tốt hơn và

để hoàn thiện mình Khám phá truyện viết về loài vật trong văn học thiếu nhi ViệtNam đương đại để nhận hiểu sâu sắc giá trị giáo dục vừa là một cách tiếp cận tácphẩm, vừa tạo tiền đề cho việc dạy học đọc, kể ở nhà trường tiểu học

1.3 Trong những năm gần đây, văn hóa đọc của trẻ nhỏ đang là vấn đề mang

tính thời sự Truyện chữ chưa đến được với đông đảo độc giả nhí bởi sức công phámãnh liệt của truyện tranh (trong đó không ít truyện có nội dung không lành mạnh,phi giáo dục) Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải định hướng văn hóa đọc chotrẻ Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế, văn hóa một mặt thúc đẩy sự phát triển xãhội, mặt khác cũng làm phát sinh nhiều vấn đề, chẳng hạn như: bản sắc văn hóa dântộc bị “hòa tan”, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy,phản nhân văn, gieo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức,thuần phong mĩ tục của dân tộc Trong nhà trường, nhiều học sinh có dấu hiệu sasút về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc; ý thức trong quan hệ cộng đồng

- xã hội kém, không có tính tự chủ nên dễ bị cuốn vào các tệ nạn Dù không phải

có sức mạnh toàn năng song truyện viết về loài vật, với những đặc trưng riêng của

nó, rõ ràng là sự lựa chọn thú vị, lí tưởng cho việc hướng độc giả nhỏ tuổi về vớicác tác phẩm văn học thực thụ, vươn tới ánh sáng của chân, thiện, mĩ

Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giá trị giáo dục của truyện viết về loài vật trong văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại” để

nghiên cứu và từng bước vận dụng vào dạy học Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Văn học thiếu nhi luôn là một mạch nguồn trong trẻo trong dòng chảy chung

Về những giá trị, chức năng của các tác phẩm viết cho bạn đọc nhỏ tuổi, có khá

nhiều công trình nghiên cứu, trong đó phải kể đến Văn học trẻ em của Lã Thị Bắc

Lý Trong cuốn sách này, tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến vănhọc trẻ em, bao gồm khái niệm, đặc trưng của văn học trẻ em; đồng thời nhà nghiêncứu cũng cung cấp nguồn tư liệu dạy học về một số tác giả, tác phẩm viết cho thiếunhi trong và ngoài nước Dành khá nhiều trang viết để đề cập đến hành trình pháttriển của văn học thiếu nhi, Lã Thị Bắc Lý nêu rõ bốn giai đoạn nổi bật:

Trang 7

 Văn học trẻ em trước cách mạng tháng Tám năm 1945

 Văn học trẻ em giai đoạn 1945 - 1954

 Văn học trẻ em giai đoạn 1955 - 1975

 Văn học trẻ em giai đoạn sau 1975, thời kì đất nước thống nhất và đổi mới

Ở mỗi giai đoạn, tác giả đi sâu làm rõ đặc trưng và nội dung chủ đạo đượcchuyển tải trong các tác phẩm tiêu biểu Những cái tên được nhắc đến trong dòngchảy văn học thiếu nhi trong công trình nghiên cứu này là: Tô Hoài, Võ Quảng,Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Rabindranat Tagore, Lep Tonstole, Andersen

Cùng với rất nhiều khảo cứu về văn học thiếu nhi, Văn học 2 của nhóm tác

giả Bùi Thanh Truyền, Trần Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thanh Tâm là một trongnhững tư liệu quý Từ góc nhìn của thi pháp học, các vấn đề, đặc trưng của văn họcthiếu nhi được soi chiếu, đánh giá theo cách riêng Nhóm tác giả cũng đã đưa ranhững nhận định khái quát trên các bình diện: quan niệm nghệ thuật về con ngườitrong văn học thiếu nhi, ngôn từ, không - thời gian nghệ thuật, kết cấu tác phẩm Việc lựa chọn các tác phẩm văn học thiếu nhi trong nhà trường để phân tích, bìnhgiá cũng tạo điều kiện cho độc giả là giáo viên, học sinh tiểu học tham chiếu, bổsung vào tư liệu dạy học văn chương

Trong công trình Nẻo vào văn học thiếu nhi, tác giả Bùi Thanh Truyền mở ra

một chân trời rộng lớn về hành trình sáng tạo, về đặc trưng truyện và thơ dành chothiếu nhi, về những nét biến điệu thú vị trong cấu trúc, ngôn từ, tính đối thoại Tuyển tập gồm nhiều bài viết (là tập hợp những công trình nghiên cứu đã được đúckết trong một chặng đường dài của tác giả và cộng sự) mà mỗi “lát cắt” lại là mộtcách nhìn mới mẻ, tinh tế về văn học thiếu nhi Bằng việc đưa người thưởng ngoạnvăn chương tiếp cận với các thể loại văn học viết cho thiếu nhi (thơ, truyện cười ),tác giả chỉ rõ sự tiếp biến văn hóa dân gian trong các tác phẩm đương đại Trongdòng chảy ào ạt của hôm nay luôn ẩn náu những dư vị ngọt êm của ngày cũ, nói

cách khác, đó là hành trình của sự kết nối Tác giả Nẻo vào văn học thiếu nhi cũng

dành nhiều trang viết để phân tích hình tượng Bác Hồ trong một số tiểu thuyết tiêubiểu cho thiếu nhi sau 1975 và hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện ngắn viếtcho thiếu nhi thời kì đổi mới

Trang 8

Đi từ những vấn đề lí luận về văn học thiếu nhi đến tiếp nhận, cảm thụ nhữngtác phẩm tiêu biểu như “Búp sen xanh”, “Bông sen vàng”, “Những tấm lòng caocả”, “Tuổi thơ dữ dội”, “Totto-chan, cô bé bên cửa sổ”, tác giả Bùi Thanh Truyềncho thấy khả năng bao quát vấn đề và sự am tường sâu sắc những thành tựu vănchương dành cho trẻ thơ ở Việt Nam và trên thế giới Dẫu mỗi tác phẩm được nhìn

từ một chiều kích khác nhau, được khám phá những đặc trưng riêng, nổi bật song

cộng gộp tất cả, ta như hình dung một nẻo vào thênh thang, rộng mở, đầy sức gợi.

Trong các công trình nghiên cứu mà chúng tôi tiếp cận được, truyện viết vềloại vật được nhắc đến như một trong những mảng sáng tác có giá trị giáo dục cao,

luôn được trẻ em đón nhận bằng niềm hứng khởi kì diệu Ngay trong Từ điển thuật

ngữ văn học, gắn với sự hình thành của văn học thiếu nhi, thể loại này cũng được đề

cập đến: “Ở Việt Nam, hầu như đến thế kỉ XX mới xuất hiện văn học thiếu nhi Đếnnay đã có sự phát triển phân nhánh của thơ cho thiếu nhi (bên cạnh thơ cho ngườilớn), hoặc trong văn xuôi cho thiếu nhi đã hình thành các loại truyện: truyện sinhhoạt, truyện cổ tích (sáng tác hiện đại theo lối cổ tích), truyện loài vật, truyện lịch sử”[17; tr.413] Những tác phẩm truyện viết về loài vật dành cho độc giả nhỏ tuổi cũngluôn là đề tài thu hút các nhà phê bình và những người yêu văn học Nghiên cứu đặcđiểm truyện đồng thoại của Nguyễn Nhật Ánh, tác giả Đặng Thị Hoàng Lưu đã kháiquát nên giá trị của các tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Ởmột đề tài nghiên cứu chuyên sâu về “Dế Mèn phiêu lưu kí”, tác giả Đỗ Thị Vươnglại góp phần khẳng định giá trị nhân văn của thiên truyện làm “nức lòng bạn đọc gầnxa” và đã trở thành miền nhớ của bao thế hệ độc giả Hay khi vừa mới phát hành tạiViệt Nam, “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của Luis Sepúlveda cũng đã chứng tỏđược sức hút mạnh mẽ của mình “Con mèo dạy hải âu bay là một câu chuyện haykhông chỉ dành cho thiếu nhi mà còn cho mọi người lớn Một câu chuyện nhẹnhàng, cảm động, đầy ắp tình yêu thương và thấm đẫm tình người Đọc để biết tin,biết yêu và hiểu được tầm quan trọng của việc giữ lời hứa” - đó là những chia sẻ củamột bạn đọc trên http://isach.info/story

Bên cạnh đó, các công trình về phương pháp dạy học đọc, kể cũng đã đặt ranhững vấn đề cần suy ngẫm trong tiếp nhận hay cụ thể là những cách cắt nghĩa về

hành động, tính cách nhân vật Tiêu biểu trong nhóm này có Dạy văn cho học sinh

Trang 9

tiểu học của Hoàng Hòa Bình Cuốn sách đề cập đến vấn đề dạy văn ở tiểu học,

những đặc điểm trong tiếp nhận văn chương của trẻ cũng như đề xuất hướng tiếp

cận một số văn bản cụ thể Cũng nằm trong nhóm này có Phương pháp dạy học Tập

đọc của tác giả Lê Phương Nga, Dạy học Kể chuyện ở tiểu học của Chu Huy Tác

phẩm văn học, với những sự tinh chọn theo định hướng giáo dục trong nhà trường,trở thành đối tượng khám phá của độc giả nhỏ tuổi Các em lật mở từng bức tranhvăn học một cách nhẹ nhàng, dùng ngôn từ của mình để cắt nghĩa, lí giải và cảmnhận Theo tác giả Lê Phương Nga, đó thực sự là một “hành trình tìm đến nghệthuật đặc biệt” và là “con đường rất đỗi thi vị”

Mặc dù vậy, nhìn chung các công trình, bài viết nêu trên chỉ xoay quanh cácchủ đề lớn về văn học thiếu nhi, khái lược về mảng sáng tác này và đánh giá nhữngthành tựu qua từng thời kì, từng giai đoạn Thảng hoặc, một số đề tài nghiên cứu đãchọn đối tượng là một số tác phẩm hay nhóm tác phẩm viết về loài vật để tìm ranhững nét đặc trưng riêng mà chưa thấy một công trình nào đi sâu nghiên cứu chứcnăng giáo dục của truyện viết về loài vật Lẽ tất nhiên, các công trình cũng chưa đưa

ra những kiến giải và khẳng định về chức năng giáo dục của truyện loài vật trongcuộc sống hiện đại khi văn hóa đọc của độc giả nhỏ tuổi đang ngày một hạn chế

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu và khẳng định giá trị giáo dục của truyện viết về loài vật trong vănhọc thiếu nhi Việt Nam đương đại, từ đó góp phần định hướng văn hóa đọc cho độcgiả lứa tuổi tiểu học

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống lí luận về giá trị giáo dục của văn học thiếu nhi và truyện viết về

loài vật

- Khảo sát và phân tích một số truyện viết về loài vật trong văn học thiếu nhi

Việt Nam đương đại, trên cơ sở đó rút ra giá trị giáo dục của tác phẩm

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Giá trị giáo dục của truyện viết về loài vật trong văn học thiếu nhi

Trang 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Truyện viết về loài vật cho thiếu nhi Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến naycủa một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Nhật Ánh, Lưu Thị Lương, Vũ Tú Nam,Thy Ngọc

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tổng hợp tư liệu liên quan đến đề

tài nghiên cứu: văn học thiếu nhi và mảng sáng tác viết về loài vật, chức năng giáodục của truyện viết về loài vật đối với độc giả nhỏ tuổi

5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng để phân tích, bình giá các tác

phẩm văn học viết về loài vật, từ đó rút ra ý nghĩa giáo dục cần cho việc phát triểnphẩm chất học sinh tiểu học và định hướng văn hóa đọc cho bạn đọc - học sinh

5.3 Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh giá trị giáo dục, cách biểu

đạt thông điệp thẩm mĩ của một số tác phẩm viết về loài vật trong văn học thiếu nhiViệt Nam và trên thế giới

Trang 11

Chương 1 TRUYỆN VIẾT VỀ LOÀI VẬT TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1 TRUYỆN VIẾT VỀ LOÀI VẬT - MẢNG MÀU ĐẶC SẮC TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI

1.1.1 Truyện viết về loài vật - lịch sử và hành trình sáng tạo

Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc.Cùng với thời gian, mảng văn học này dần hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức vàgóp phần vào sự trưởng thành của văn học nước nhà Ở Việt Nam, như nhận định củacác nhà nghiên cứu Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi [17], văn học hiệnđại viết cho thiếu nhi bắt đầu được manh nha từ những năm 20 của thế kỉ XX Trảiqua hơn nửa thế kỉ hình thành và phát triển, không thể phủ nhận, văn học thiếu nhi đã

có những bước tiến đáng kể về cả đội ngũ sáng tác, đề tài và thể loại tác phẩm Để cóđược những thành tựu như ngày hôm nay So với nhiều nước trên thế giới, có thể nóivăn học thiếu nhi Việt Nam có “tuổi đời” còn khá trẻ Tuy vậy, không thể phủ nhậntầm vóc và vị thế đặc biệt của mảng sáng tác này trong dòng chảy chung của văn họcdân tộc Cùng với những thăng trầm của lịch sử và văn học, văn học thiếu nhi cũng

đã thực sự có những bước tiến quan trọng và qua mỗi giai đoạn lại càng khẳng địnhđược sức vươn mạnh mẽ của mình Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà nghiêncứu, từ năm 1986, mảng văn học này mới có những bước đột phá quan trọng trên mọiphương diện Nếu tính từ mốc 2000 đến nay, văn học thiếu nhi như được tiếp thêmnhững luồng sinh khí mới, mở ra một hướng phát triển mới cùng sự thay đổi về diệnmạo đầy tính sáng tạo Có thể nói, sự thay đổi trong cách nhìn, cách nghĩ và cách tiếpcận đối tượng trẻ em đã dẫn đến sự thay đổi về diện mạo của một dòng văn học, mộtgiai đoạn sáng tác - văn học thiếu nhi đương đại

Trước hết, đó là sự đa dạng, đông đảo trong đội ngũ sáng tác Sau 1986, sựbùng nổ về đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng Cókhông ít tác giả theo đuổi dòng văn học thiếu nhi từ trước 1945 cho đến tận nhữngnăm cuối thế kỉ XX, đầu của thế kỉ XXI, trong đó phải kể đến Tô Hoài, Võ Hồng,

Vũ Ngọc Bình, Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Sanh, Huyền Kiêu Các nhà văn đã

Trang 12

làm tròn sứ mệnh của mình là chuyển tải những thông điệp bình dị đến cho trẻ thơ,thắp sáng niềm tin mãnh liệt về sức sống của văn chương dành cho bạn đọc nhỏ tuổi

và hơn thế, họ đã làm nên một cuộc chuyển giao thần kì trong văn học, tiếp lửa chongười đến sau tiếp tục khai phá và thể nghiệm

Trở lại với lịch sử văn học thiếu nhi, từ sau Cách mạng tháng Tám năm

1945, có thể phân chia thành nhiều giai đoạn khác nhau với những bước chuyểnthần kì Trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chốngPháp, lực lượng viết cho các em mới chỉ có một số nhà văn chuyên nghiệp nhưNguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Sanh,Huyền Kiêu, Giai đoạn này mới chỉ xuất hiện những tác phẩm “rời” viết cho thiếunhi mà chưa thực sự tạo thành phong trào sáng tác Dẫu vậy đó cũng chính là nhữngviên gạch đầu tiên đặt nền móng để xây dựng nên một “dòng riêng giữa nguồnchung” Từ sau năm 1954, trên miền Bắc, đội ngũ viết cho thiếu nhi ngày càng pháttriển nhanh Bên cạnh lớp các nhà văn trên đã có thêm Võ Quảng, Phạm Hổ, ĐoànGiỏi, Thy Ngọc, Trần Thanh Địch, Văn Trọng, Nguyễn Kiên, Hoàng Anh Đường,

Vũ Ngọc Bình, Vũ Tú Nam, Đào Vũ, Lê Minh, Văn Linh, Viết Linh, Bắc Thôn, Hà

Ân, Hải Hồ, Xuân Sách, Đây là chặng đường mở đầu cho một thời kì phát triểnrực rỡ của văn học thiếu nhi Việt Nam Mặc dù định hình trên một phông nền vănhóa, lịch sử có nhiều biến động nhưng tất cả những thành tựu mà giai đoạn nàymang lại đã khẳng định sự nỗ lực của những nghệ sĩ chân chính trong việc tạo dựngmột nền văn học viết cho trẻ em và thực sự vì trẻ em

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt, đội ngũ viết cho thiếu nhicàng phát triển nhanh với những cây bút mới: Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn,Trần Hoài Dương, Văn Hồng, Nguyễn Thắng Vu, Quang Huy, Định Hải, PhongThu, Hoàng Bình Trọng, Nguyễn Thị Vân Anh, Lê Phương Liên, Lê Vân, VănBiển và đặc biệt là cây bút thiếu nhi xuất sắc Trần Đăng Khoa Cuối những năm

80 của thế kỉ XX, đội ngũ viết cho các em dần dần khởi sắc với sự xuất hiện củanhững cây bút mới và trẻ đã trưởng thành qua Trại sáng tác cho thiếu nhi hoặc quacác cuộc thi viết cho trẻ thơ như Nguyễn Hoàng Sơn, Dương Thuấn, Mai Văn Hai,Phùng Ngọc Hùng, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Hoàng Tá, Nguyễn TríCông, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Ngọc Ký, Lê Hồng Thiện, Quách Liêu, Hà Lâm Kỳ,

Trang 13

Đặng Hấn, Lý Lan, Một số nhà văn có tên tuổi và giàu kinh nghiệm như Vũ NgọcBình, Hoàng Anh Đường, Văn Hồng cũng tích cực đóng góp trên lĩnh vực phê bình

và dịch thuật Từ đây, dần dần xuất hiện một số cây bút trẻ mạnh bạo tham gia đồnghành trên con đường nghiên cứu phê bình văn học thiếu nhi Sự đa dạng về thể loại,phong phú về nội dung, nhiều sắc màu về hình thức, từ những bài đồng dao, nhữnglời ru, câu chuyện ngụ ngôn cho đến những truyện ngắn, những vở kịch hiện đại

đã mang lại nguồn sinh khí mới cho văn học dành cho tuổi thơ, đồng thời cũng làđịa hạt lí tưởng cho bình giá và tiếp nhận

Song song với sự phát triển về đội ngũ sáng tác là sự đa dạng về thể loại và

số lượng tác phẩm dánh cho độc giả nhỏ tuổi Nếu Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) là thiên đồng thoại mở ra một thế giới mới sống động, đầy chất thơ thì Đất rừng

Phương Nam (Đoàn Giỏi) lại dẫn dắt người đọc đến mới những miền đất xa xôi, để

thấy hết nét đẹp chất phác, mộc mạc và hồn hậu của con người nơi ấy, để theo bước

chân nhân vật mà phiêu lưu Nếu Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán) là sự tái hiện một

cách tuyệt vời về năm tháng chiến tranh trên đất Huế với những anh hùng lên chín,

lên mười thì Tí Bụi, Chiếc vé vào cổng thiên đường (Quế Hương) lại là nét phác thảo về trẻ em giữa dòng đời chao chát Trong khi đó, Cho tôi xin một vé đi tuổi

thơ, Tôi là Bêtô, Chúc một ngày tốt lành (Nguyễn Nhật Ánh) lại rất đỗi êm đềm, rất

đỗi bình yên, như một “lời gọi” trở về năm tháng ấu thơ an nhiên, thánh thiện

Tính từ những năm đầu thế kỉ XX khi văn học thiếu nhi Việt Nam gia nhậpdòng chung, đến nay đã có sự phát triển, phân nhánh rõ rệt về thể loại Thơ và vănxuôi là những mảng lớn, rồi cứ thế, tiếp tục tách thành những nhánh nhỏ hơn, mangnhững đặc trưng riêng về chất liệu ngôn từ, về cấu trúc, về hình tượng nghệ thuật

Với đặc trưng và ưu thế của mình, truyện ngắn đã trở thành thể loại chủ lựccủa văn học thiếu nhi hơn hai mươi năm qua Là một thành tố “có tính lịch sử - xãhội”, thể loại này mang đậm dấu ấn của bước ngoặt chuyển mình với nỗ lực tái hiệndiện mạo cuộc sống trẻ thơ thời đại mới Nếu truyện ngắn viết cho thiếu nhi giaiđoạn trước năm 2000 rất thành công ở đề tài sinh hoạt, kháng chiến với phạm vi,không gian thể nghiệm là gia đình, trường học, thiên nhiên thì truyện ngắn cho thiếunhi sau năm 2000 lại gặt hái được nhiều thành công ở những sáng tác về loài vật.Nguyễn Nhật Ánh, Trần Hoài Dương, Trần Thiên Hương, Phan Thị Vàng Anh, Lưu

Trang 14

Thị Lương, Trần Đức Tiến, Thy Ngọc là những tên tuổi lớn đã để lại dấu ấn đậmnét trong lòng độc giả với những sáng tác mang hơi hướng đồng thoại, trong đónhững nhân vật - con vật thỏa sức thể hiện “cái tôi” của mình, trò chuyện về nhữngmảng màu cuộc sống, buồn vui, hờn giận, khát khao

Có thể nói, truyện về loài vật là một nhánh rẽ đầy sáng tạo và đầy cá tính.Nói về thể loại này, cần phải bàn đến một khái niệm có độ phủ sóng rộng lớn hơn,

đó là “truyện đồng thoại” Đồng thoại được xem là một thể loại hiện đại của vănhọc thiếu nhi Ở Việt Nam, chúng ta dùng khái niệm “đồng thoại” để chỉ một thểloại tự sự hiện đại dành cho trẻ “sử dụng hình thức nhân cách hóa” loài vật, đồ vật,

cỏ cây hoa lá mà gợi chuyện người nhằm đưa đến cho các em những bài học giáodục thẩm mĩ sâu sắc Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý không đồng nhất đồng thoạivới truyện cổ tích mà xem đó là thể loại hiện đại “có họ hàng trước sau” nhưng vẫn

là hai thực thể độc lập mang những tố chất thẩm mĩ riêng Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về truyện đồng thoại, trong đó có thể dẫn ra một số nhận định tiêu biểu:

 “Truyện đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học dành cho thiếu nhi,

có sự kết hợp giữa hiện thực và yếu tố tưởng tượng, nhân vật chính là loài vật, thựcvật và những vật vô tri nhưng được nhân hóa để mang tính cách “người” Ngôn ngữcủa đồng thoại giàu chất thơ, giàu hình ảnh, vui tươi dí dỏm, có nhiều yếu tố bấtngờ, dễ thuộc, dễ nhớ” [15; tr 95]

 “Truyện đồng thoại là sáng tác của các nhà văn hiện đại sử dụng nghệ thuậtnhân cách hóa loài vật để kể chuyện về con người, đặc biệt là trẻ em Vì vậy nhânvật chủ yếu là loài vật” [16; tr.165]

 “Truyện đồng thoại thuộc những thể loại phản ánh cuộc sống không theoquy luật, tả thực nhưng giàu tưởng tượng, gần gũi với truyện cổ tích và ngụ ngôn”(Võ Quảng - Tạp chí Văn học, số 1/1982)

Trong một vài tư liệu nghiên cứu, “đồng thoại” được xác nhận là cách nóivốn vay mượn từ Trung Quốc Theo đúng nghĩa của họ thì đây là một thuật ngữdùng để chỉ “những truyện chép cho trẻ em” Thế nhưng lâu nay ở Việt Nam, đồngthoại được hiểu là truyện viết cho thiếu nhi mang tính nhân cách hóa loài vật, đồvật, mang ẩn dụ ngụ ngôn

Trang 15

Từ các quan niệm trên, theo chúng tôi, đồng thoại là thể loại truyện hiện đại,

viết cho trẻ em trong đó loài vật, các vật vô tri được nhân cách hóa để tạo nên mộtthế giới thần kì thích hợp với trí tưởng tượng của bạn đọc nhỏ tuổi Cũng từ cáchkiến giải này, trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi đi vào phân tích, tìm hiểu mộtmảng sáng tác tiêu biểu có nhân vật loài vật (con vật) - kiểu nhân vật rất “đượclòng” trẻ thơ

1.1.2 Truyện viết về loài vật - nét riêng giữa dòng chảy văn học thiếu nhi

Nếu truyện viết cho thiếu nhi thời kì đổi mới chủ yếu thành công ở mảng đềtài sinh hoạt, lịch sử, đời tư thì truyện cho thiếu nhi giai đoạn từ 2000 đến nay ghidấu ấn qua mảng đề tài về loài vật

Nhẹ nhàng mà thấm đẫm tính nhân văn, những trang viết về đề tài loài vậtluôn phảng phất bóng dáng trẻ thơ với những suy nghĩ trong trẻo và thánh thiện, vớicái nhìn bao dung và nhân hậu trước cuộc đời Thực tiễn sáng tác cho thấy, giaiđoạn sau 1986, nhân vật loài vật trong văn học thiếu nhi đã được các nhà văn chọnlựa để thể hiện tập trung nhất quan điểm nghệ thuật về cuộc đời và con người, vềkhát vọng tự do và mơ ước được thực hiện lí tưởng, hoài bão của bản thân Song vớikiểu nhân vật như thế, ngay từ những năm 40 của thế kỉ XX, nhà văn Tô Hoài đãcho ra đời một loạt các tác phẩm góp vào dòng chảy văn học thiếu nhi những gammàu mới, rực rỡ và đầy sáng tạo, trong đó có thể kể đến “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Đámcưới Chuột”, “Dê và Lợn”, “Mèo già hóa cáo”, “Dế Mèn phiêu lưu kí” Mỗi câuchuyện là một bài học, một chân lí được nhà văn rút ra từ hành trình chiêm nghiệmcuộc sống: phải biết khiêm tốn, quan tâm, giúp đỡ mọi người (Võ sĩ Bọ Ngựa); luônđoàn kết, giúp đỡ người khác (Đám cưới Chuột, Dê và Lợn); vì một lí tưởng về thếgiới đại đồng (Dế Mèn phiêu lưu kí) Nhà văn Tô Hoài đã rất thành công với dạngthức nhân vật phiêu lưu và dưới nét phác thảo thần tình, Dế Mèn trở thành một

“chàng trai” đầy lí tưởng và hoài bão, thích tự lập và ưa mạo hiểm, phiêu lưu Chođến nay, “Dế Mèn phiêu lưu kí” vẫn được xem là thiên đồng thoại xuất sắc nhấtkhông chỉ của Tô Hoài mà còn là dấu ấn khó thay thế của văn học thiếu nhi ViệtNam Trong tác phẩm là “một xã hội thu nhỏ”, có cả người tốt lẫn kẻ xấu và điều quatrọng là qua nhộn nhạo những “gương mặt” Cào cào, Nhà trò, Dế trũi, tác giả đã bày

Trang 16

tỏ được lòng tin yêu vào điều thiện và cuộc sống hòa bình, thân ái, nêu cao lí tưởng

“muôn loài đều là anh em”

Nếu Tô Hoài mang đến những câu chuyện phiêu lưu với ước mơ tự do, chinhphục thế giới của một thế hệ trẻ tuổi, lòng đầy nhiệt huyết thì Phạm Hổ mang đếncho độc giả nhỏ tuổi những câu chuyện thần tiên về sự tích của các loài hoa, loàiquả Trong dòng chảy “đồng thoại”, đây cũng là một lối đi riêng Song, ở một thời

kì mà “văn học cần thể hiện rõ nét tính tư tưởng”, truyện đồng thoại phải “nhận sứmạng” tích hợp hiện thực đời sống, hoài bão, văn hóa một cách tích cực vào trongtác phẩm Những người viết truyện như Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Trần HoàiDương không khỏi trăn trở, suy tư Đưa hiện thực trực tiếp vào tác phẩm ít nhiềulàm lấn lướt, lu mờ đi giá trị ẩn dụ của hình tượng nhât vật loài vật (cũng như thựcvật, vật vô tri ) khiến cho không ít tác phẩm không còn thú vị như trước

Truyện về loài vật năm 2000 đến nay có khá nhiều điểm mới Truyện loàivật năm 2000 chủ động mở rộng đối tượng độc giả và dung lượng tác phẩm, đồngthời gia tăng chất tưởng tượng, chất hài hước và phiêu lưu Đặc biệt, kiểu truyệnloài vật phiêu lưu cũng có nét “biến tấu” và nổi bật hơn, tạo hứng thú nhập cuộccho trẻ - những độc giả hiếu động, thích dấn thân vào các thử thách giả tưởng.Phiêu lưu trong cảm hứng sáng tác đương đại là hành trình khám phá thế giới,khám phá ý nghĩa, vẻ đẹp của cuộc sống xuất phát từ những thôi thúc bên trongcủa lứa tuổi thiếu nhi

Có thể thấy truyện về loài vật sau năm 2000 đã vượt trội hơn Các nhà văn đãtìm cách xử lí vấn đề một cách khéo léo, mềm mại và do đó vẫn đưa được nhiềumảng hiện thực vào tác phẩm, có sáng, tối, có hạnh phúc, có bi kịch Đặc biệt, cácnhà văn luôn có sự chú ý đặc biệt đến suy nghĩ cảm xúc cũng như cuộc sống ắp đầynhững khát vọng của lứa tuổi thiếu nhi Truyện loài vật thực sự là thế giới nghệthuật mà trẻ luôn muốn đắm mình trong đó để tìm kiếm, trước hết, nét ngộ nghĩnh,đáng yêu, sau cùng mới là những thông điệp ẩn ngầm cần chiêm nghiệm

Đi suốt một hành trình khá dài, đến nay, truyện loài vật dường như đangkhoác lên mình một chiếc áo mới và bắt đầu có những bứt phá đầy ấn tượng, đầythú vị và lôi cuốn Đó là những câu chuyện về thế giới loài vật mà những con vậtngộ nghĩnh đáng yêu thường xuyên “khởi thảo” cho những cuộc chuyện trò không

Trang 17

dứt về cuộc sống chộn rộn, nhiều điều “khiến một đứa trẻ phải mang dáng vóc nhàhiền triết” theo cách thú vị nhất có thể Hoạt động sáng tác truyện loài vật cho thiếunhi từ dấu mốc 2000 diễn ra sôi nổi và có nhiều sự kiện đáng ghi nhận.

Năm 2002, tác phẩm “Làm mèo” của Trần Đức Tiến đoạt giải thưởng cuộcvận động sáng tác cho thiếu nhi 2001 - 2002 do nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức.Thiên truyện này là một tác phẩm giàu triết lí nhân văn, không chỉ hấp dẫn bạn đọc

mà còn kích thích cảm hứng viết tiếp, kể tiếp, sống tiếp, đưa đến sự ra đời “Phép lạcủa mèo con” không lâu sau đó (Tô Hải Vân, 2004)

Từ năm 2007 đến năm 2014, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh xuất bản liên tiếp

ba tác phẩm về loài vật và lập tức trở thành những sáng tác được mong đợi nhất:

“Tôi là Bêtô” (2007), “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” (2012) và “Chúc mộtngày tốt lành” (2014) Chiêm ngưỡng thế giới loài vật, thiên nhiên và cuộc sốngtheo một cách riêng, Nguyễn Nhật Ánh mang đến những hình tượng “cún con”khó thay thế: Bêtô tinh nghịch, đáng yêu, hồn nhiên nhưng cũng luôn triết lí; Binôgià dặn, nhiều suy nghiệm Anh cũng nhẹ nhàng kể chuyện tình yêu, tình yêu giữamèo và mèo, giữ mèo và chuột, giữa mèo - chuột với thanh âm lảnh lót mỗi sớmmai của họa mi Và khi nhà văn vẽ nên bức tranh một khu vườn bằng ngôn từ,người đọc ngỡ ngàng với heo con, gà con và chó con, với cuộc hoán đổi ngoạnmục “tiếng nói” mỗi loài Truyện có nhân vật loài vật, cũng có sự tham gia củacon người, nhưng hết thảy đều để lại ấn tượng về một thế giới tràn đầy yêu thương

và những Binô, Bêtô, Lọ nồi, Áo hoa đã trở thành miền nhớ mong trong khoảngtrời tuổi thơ của biết bao độc giả

Năm 2008, “Ngàn dặm xa” của nhà văn Nguyễn Đình Chính được xuất bản,

thu hút dư luận trước hết bởi “lịch sử” hình thành tác phẩm khá đặc biệt Tác phẩmnày được Nguyễn Đình Chính viết từ năm 1961 (lúc ông 16 tuổi), song do hoàncảnh chiến tranh, tác giả nhập ngũ nên bản thảo giang dở Mãi đến năm 2008, nhàvăn mới quyết định hoàn chỉnh và xuất bản, góp vào kho tàng văn học thiếu nhiViệt Nam một câu chuyện hiện đại, thú vị về những chuyến phiêu lưu của loài vật,

cụ thể là Kiến Lửa và Kiến Nâu Có lẽ chính vì được kết tinh, ngưng đọng trong cảmột hành trình nên truyện thể hiện rõ nét tính tư tưởng Đường đời bao la, rộng lớn,

Trang 18

và tình bạn luôn là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta - đó làchân lí được rút ra từ “Ngàn dặm xa” của Nguyễn Đình Chính.

Năm 2012 - 2013, tác giả Trương Huỳnh Như Trân ra mắt độc giả tập truyện

“Cuộc phiêu lưu của Bồ Công Anh” Các truyện nhỏ được viết theo lối văn nhẹnhàng dễ thương, mở ra thế giới của những con vật hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu.Nơi đây có ba anh em chung một mái nhà là Mũi To, Cắc Cớ và Nghiêm Nghị, sốngcùng các bạn “đồng hương”: Hồng Hạc, Bò Lông Vàng, Miu Tai Trắng, Gà MáiHoa, Vịt Bầu, Bướm Nâu, Hoa Dại, Chuồn Chuồn Trâu, Sóc Con, Sâu Đốm, BồCông Anh Và cứ thế, mỗi người bạn có một câu chuyện li kì để kể, để tạo nênnhững mảnh ghép thú vị trong bức tranh chung

Có thể nói, dù không thể điểm hết những tác phẩm viết về loài vật trong mộtgiai đoạn văn học nhiều thành tựu song các sáng tác nhìn chung đã mang đến khôngkhí mới, diện mạo mới, tươi trẻ, đầy năng lượng Nhân vật loài vật trò chuyện vớinhau, hỏi từ những điều vặt vãnh nhất đến những thứ mà đứa trẻ ở gần chúng tanhất vẫn thường tò mò: “Nghề mơ ước của mày?” (Binô hỏi Bêtô - “Tôi là Bêtô”).Cũng nhớ, cũng yêu, cũng giật mình thảng thốt vì một tiếng gọi và một lần hiếm hoitrong lịch sử nghệ thuật (bao gồm cả những bộ phim hoạt hình trẻ vẫn thường xem)lẫn trong đời sống, ban đọc nhỏ tuổi thích thú khi Mèo Gấu kết thân Chuột Lang.Như một lẽ tự nhiên, những người bạn ấy tựa vào nhau, bước qua nỗi nhớ thương,bước qua vài sự kiện trọng đại mà một “đời mèo”, “đời chuột” hẳn phải nếm trải.Đôi khi nhân vật là những chú kiến đen, kiến lửa vất vả với chuỗi ngày phiêu lưu đểtìm về tổ của mình Và đôi khi nhân vật lại là những con ốc, những chú rùa ngây thơ

và đáng yêu, đến nỗi cả những bạn đọc lớn tuổi đọc xong cứ ngẩn ngơ như vừa gặplại khoảng trời ấu thơ mà trí tưởng tượng được thắp đầy, được bay lên

Là một dòng chảy trong trẻo nhưng cũng rất đỗi lắng sâu, truyện loài vậtmang đến những cảm nhận mới về tuổi thơ, về những khoảnh khắc yêu thương haygiận hờn cũng đều mát lành như suối nguồn Mỗi nhân vật trong các tác phẩm biểuđạt một cách nhìn thế giới theo cách riêng - cách của những đứa trẻ tinh nghịchnhưng cũng đầy lí lẽ, giúp người đọc chiêm nghiệm “vô vàn những điều thú vị màcuộc sống cố tình dấu kín ở ngóc ngách nào đó trong tâm hồn mỗi chúng ta”

Trang 19

1.2 VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ NHỮNG SÁNG TÁC VỀ LOÀI VẬT

1.2.1 Phác thảo đời sống văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại

Những năm gần đây, văn học viết cho thiếu nhi thực sự sống đời sống ào ạtcủa dòng sông đang khát khao tìm ra biển lớn Sau nhiều giai đoạn thăng trầm,chiến tranh, dựng xây đất nước, chuyển mình để ổn định, đối diện với thách thứccủa thế kỉ mới , văn học thiếu nhi Việt Nam dần khẳng định vị thế của mình, chảydòng chảy êm đềm với một lượng lớn tác phẩm Từ năm 2000 đến nay, văn học viếtcho tuổi thơ dường như có một cái nhìn thật hơn, sâu hơn, toàn diện hơn đối vớicuộc sống Sự nghiệp đổi mới đất nước cũng có vai trò quan trọng đối với sựchuyển hướng tích cực trong bản thân từng chủ thể sáng tạo - nhân tố quan trọngnhất của sự thay đổi diện mạo văn học thiếu nhi hôm nay Ngoài việc tôn trọng cátính, phát triển ý thức cá nhân của người cầm bút, chính đổi mới đã trả lại địa vị

đích thực của nhà văn, vinh danh những sáng tác thực sự có giá trị mà “Tuổi thơ dữ

dội” (Phùng Quán), “Miền thơ ấu” (Vũ Thư Hiên) là hai trường hợp tiêu biểu Thửlàm một phép đối sánh đơn giản với giai đoạn trước, ta sẽ dễ nhận ra những thay đổimang tính đột phá Những năm 50, 60 của thế kỉ XX, tuy xuất hiện một số nhà văn

và tác phẩm vô cùng ưu tú nhưng văn học thiếu nhi, cũng như cả hệ thống văn họcgiai đoạn này về cơ bản là xoay quanh tư tưởng chính thống Phương hướng củavăn học thiếu nhi kết hợp hữu cơ với xây dựng hình tượng “trẻ em - chiến sĩ” nhưnhững con người mới xã hội chủ nghĩa Con đường của văn học thiếu nhi thốngnhất với văn học người lớn, vận hành theo quy ước của văn học người lớn, vì thếngay như đồng thoại - một thể loại văn học giả tưởng ở thời kì ấy - cũng không thểphát triển đầy đủ

Cùng với sự ưu ái của toàn xã hội, các sản phẩm văn hóa tinh thần, trong đó

có văn học cho các em cũng thu hút nhiều hơn sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức,đoàn thể Trong nhiều năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng đãphối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan có trách nhiệm về giáo dục trẻ emtrong và ngoài nước thực hiện rất nhiều chương trình, kế hoạch hoạt động nhằmthúc đẩy, kích thích, phát triển sáng tác cho thiếu nhi Các cuộc thi như Sáng tácvăn học “Vì trẻ em” năm 2000 - 2001, Văn học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước”

Trang 20

năm 2001 - 2002, Văn học thiếu nhi “Tình bạn tuổi thơ” năm 2006 - 2007; các cuộcvận động sáng tác mang chủ đề “Một ngày kì lạ” năm 2007 - 2008, “Bước qua haithế giới” năm 2008 - 2009 đã thu về nhiều tác phẩm có giá trị, trong số đó không ítsáng tác chọn nhân vật loài vật làm đối tượng chuyển tải bức tranh cuộc sống muôn

màu Tham gia vào đời sống văn học thời kì này có “O tròn như quả trứng

vịt” (Nguyễn Duy Quế), “Lá thư” (Trần Quốc Toàn), “Đội cầu gian truân” (ĐàoVũ), “Tuổi thơ của con” (Dạ Thảo Phương), “Bí mật hồ cá thần” (Nguyễn QuangThiều), “Tí bụi”, “Ả ìa âu” (Quế Hương), “Một thiên nằm mộng” (Nguyễn NgọcThuần), “Chuyện rừng Pha Luông” (Nguyễn Thành Phong), “Cùng tuổi với ThăngLong” (Nguyễn Hoàng Sơn), “Trạng Diều” (Nguyễn Bùi Vợi), “Cõng nhà đichơi” (Vương Trọng), “Hai con diều bay thấp” (Nguyễn Thái Hải), “Cho tôi xinmột vé đi tuổi thơ” (Nguyễn Nhật Ánh), “Con ma da sau vườn” (Nguyễn NgọcHoài Nam) Ngoài ra còn có rất nhiều tặng thưởng, giải thưởng, trại sáng tác được

tổ chức với quy mô cấp khu vực và cấp tỉnh diễn ra sôi nổi trong toàn quốc nhằmkhơi dậy niềm say mê văn học, định hướng thẩm mĩ, bồi dưỡng tâm hồn và pháttriển năng khiếu, phát hiện và phát huy khả năng sáng tác văn học cho thiếu nhi Kể

từ năm 2001, Hội Nhà văn Việt Nam đưa văn học thiếu nhi vào xét chung giải

thưởng với văn học người lớn Từ đó đến nay, đã có tác phẩm “Miền xanh

thẳm” của Trần Hoài Dương, “Miệt vườn xa lắm” của Dạ Ngân, “Cho tôi xin một

vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh được trao thưởng Về phương diện xuất bản,ngoài Kim Đồng, hiện nay đã có thêm nhiều nhà xuất bản khác, là những “bà đỡ”mát tay cho sáng tác của các cây bút quen thuộc, mang lại nhiều sinh khí mới chovăn học thiếu nhi đương đại Định hướng nâng cao thẩm mĩ, văn hóa đọc sách củatrẻ cũng thể hiện rõ qua việc nhà xuất bản Kim Đồng đề xuất một chiến lược lâu dàivới quy mô lớn cho sách văn học

Đặc sắc của truyện cho thiếu nhi đương đại không chỉ ở nét đa dạng trong đềtài, thế giới nhân vật, chủ đề tư tưởng mà còn thể hiện ở nghệ thuật viết điêu luyện,gần gũi với thiếu nhi, ở việc tái hiện những môi trường văn hóa có tính chất giáodục, nuôi dưỡng tâm hồn thơ bé Nỗ lực áp sát cuộc sống trẻ thơ, nói bằng chínhcách nghĩ, cách giao tiếp của các em, các sáng tác trong địa hạt văn học thiếu nhi đãkhẳng định được sự cập nhật, không lệch pha với đời sống văn học Việt Nam đương

Trang 21

đại, cho thấy cái tâm và trách nhiệm của người cầm bút để tạo ra những trang viếtlàm giàu tâm hồn trẻ, nâng cánh ước mơ tuổi thơ Mấy năm gần đây, Nguyễn NhậtÁnh gặt mùa bội thu khi cho ra mắt liên tục nhiều tác phẩm dài hàng trăm trang màvẫn thu hút được nhiều thế hệ bạn đọc Thành công của Nguyễn Nhật Ánh tronghơn mười năm đầu thế kỉ XXI là một ví dụ điển hình của một đời sống văn họchướng về “chất”, đầy khát khao khám phá.

Sự đa dạng, mới mẻ, giàu tính thời sự trong đề tài, chủ đề (trẻ em thành thị,nông thôn, loài vật, môi trường, tình bạn, xúc cảm giới tính của tuổi mới lớn, quan

hệ giữa người lớn và trẻ em, ) hay sự kết hợp giữa hiện thực với kì ảo, phi lí và có

lí đều mang lại thành công vượt trội cho hầu hết những truyện dài như: “Tôi là

Bêtô”, “Đảo mộng mơ”, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, “Lá nằm trong lá”, “Tôithấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Ngồi khóc trên cây”, “Chúc một ngày tốt lành”, “Bảybước tới mùa hè”,

Trong thời mở cửa, sự giao lưu với văn hóa nước ngoài cũng có ảnh hưởngtới sáng tác, xuất bản văn học thiếu nhi Trước hết là dấu ấn để lại từ cách lựa chọn,

xử lí đề tài, bút pháp, phong cách, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” (Nguyễn NhậtÁnh), “Chiếc vé vào cổng thiên đường xanh” (Quế Hương) ít nhiều lấy cảm hứng từbài thơ “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Robert Rojdesvensky Sau nữa là sự đadạng hóa ngữ liệu dạy học văn trong nhà trường tiểu học, góp phần định hướng thịhiếu thẩm mĩ cho trẻ Nhiều trích đoạn của “Không gia đình”, “Những tấm lòng caocả”, “Totto-chan, cô bé bên cửa sổ”, truyện thiếu nhi của Puskin, Lep Tonstole,Andersen, Xukhomlinxki được sống cùng đời sống văn học thiếu nhi đương đại,giúp cho tâm hồn trẻ càng ắp đầy yêu thương và khát vọng Một điều rất đáng mừngtrong giai đoạn hiện nay chính là ở chỗ, việc viết cho thiếu nhi ngày càng thể hiện

sự khổ công nghiêm túc chứ không phải chuyện “tạt ngang” lúc nghỉ ngơi trên cánhđồng văn chương cho người lớn

Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực ở trên, cơ chế thị trường, tình trạngthương mại hóa khiến văn học thiếu nhi, mặc dù đã nhạy bén điều chỉnh và địnhhướng theo nhu cầu tích cực của bạn đọc, nhưng cũng chịu không ít lao đao Gần bathập kỉ qua, nền văn học, nghệ thuật nước ta đã dành nhiều ưu tiên phục vụ thiếunhi, dù vậy, phải thừa nhận rằng, so với nhu cầu thực tế thì các em vẫn thiếu và khát

Trang 22

văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là trẻ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa Những tác phẩm

ăn khách nhất thời gian của văn học thế giới như “Harry Potter”, “Hậu duệ thần đèn”,

“Pendragon”, “Doraemon”, “Archie”, “Phù thủy xui xẻo”, “Tôi làCoriander”, “Vương quốc bí mật”, đều được khơi nguồn từ yếu tố kì ảo, mang đếnnhững niềm đam mê kì diệu cho trẻ thơ Trong khi đó, các sáng tác dành cho thiếunhi Việt Nam lại không biết “ẩn” đi những bài học giáo dục, đôi chỗ nặng về “giáohuấn” nên dù là dạng thức nhận vật nào chăng nữa cũng không tránh khỏi khiêncưỡng, nặng nề

Dù có những hạn chế về đề tài, về phương thức biểu đạt nhưng nhìn chung,đời sống văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại đang khá sôi động, mang nhiều sắcmàu tươi mới Sức hút của những tác phẩm, tác giả tiêu biểu hiện nay là một “điểmsáng” cho hành trình đang tiếp diễn hứa hẹn nhiều bất ngờ, nhiều thành công

1.2.2 Đặc trưng của truyện viết về loài vật trong văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại

1.2.2.1 Thế giới nhân vật loài vật mang dáng vóc và tâm hồn trẻ thơ

Nhân vật là linh hồn của tác phẩm Các sáng tác văn học cho thiếu nhi đặcbiệt quan tâm đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi của trẻ thơ, khơi dậy niềm hứng thú ởcác em bằng cách thức phản ánh giản dị, tươi mới Tuổi thiếu nhi là lứa tuổi hồnnhiên, ngây thơ, tâm hồn trong sáng, dạt dào cảm xúc và trí tưởng tượng lúc nàocũng phong phú bay bổng Có ý kiến cho rằng, để viết cho thiếu nhi, “cách tốt nhất

là soi mình vào ánh mắt trẻ thơ”, ở đó là cả một thế giới đầy thanh âm và sắc màu,

là một không gian tươi trẻ với những điều thú vị, đầy bất ngờ, đầy tiếng cười và dạtdào cảm xúc Những nét ngây ngô của thời thơ ấu hiện ra, sẽ không có những lo âu,buồn bã, sẽ không có những suy nghĩ miên man về cuộc đời và sự bươn chải cuộcsống, nỗi lo cơm áo, gạo tiền, trong cuộc sống bề bộn này dẫu không phải không cócũng được thể hiện bằng cái nhìn nguyên sơ và thánh thiện Ở đó có những tiếngcười ngây thơ trong trẻo, có những tình cảm trong sáng, hồn nhiên Ở đó là mộtvườn cổ tích với đầy đủ sắc màu lung linh và đẹp đẽ Khác với truyện cổ tích,truyện loài vật trong bức tranh văn học thiếu nhi hội tụ nhân vật là những con vậtgần gũi thân thương được nhà văn gán cho những nét tính cách, những nét ngộnghĩnh, đáng yêu của trẻ thơ Vì vậy không đơn thuần truyện chỉ để tái hiện những

Trang 23

tập tính tự nhiên của nó Điều quan trọng là những con vật chính là hình tượng ẩn

dụ về trẻ em trong cuộc sống hôm nay Khi tiếp xúc với các nhân vật, các em dễdàng nhận ra hình ảnh của mình và bạn bè mình trong đó Khi xây dựng hình tượngnhân vật trẻ thơ các nhà văn chú ý nhiều đến tính cách của trẻ em, đó là sự ngâythơ, hồn nhiên những tính cách đặc trưng mà chỉ có trẻ em mới có

Ta bắt gặp tính cách ấy trong “Tôi là Bêtô” của Nguyễn Nhật Ánh khi tác giảkhéo léo để cho nhân vật Bêtô tham gia vào câu chuyện với vai trò là người ngoàicuộc nhìn nhận về những sự việc, sự kiện diễn ra Khi nghe chị Ni kể về chuyện ông

bà Du bị mẹ đánh, nhà văn đã để Bêtô bộc lộ suy nghĩ của mình chính với cách cảmnhận cuộc sống của một đứa trẻ: “hễ bị đánh đòn càng đau, thì khóc càng to” Đókhông phải là nét tâm lí chung của mọi đứa trẻ ở mọi thời đại hay sao? Bê tô cũngnhận ra sự quyến rũ của những đứa bạn hư, về cả chuyến “phiêu lưu” từ chân cầuthang lên gác, về niềm vui của một chú cún con khi gặm chiếc giày Nguyễn NhậtÁnh đã rất thành công trong việc khắc chạm nhân vật của mình một cách ấn tượng

để rồi viết nên những trang viết chân thực như thế

Nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi đương đại mangnhững nét tính cách của trẻ, dáng vóc và tâm hồn trẻ Ngay cả những “rung động”,những “xúc cảm đầu đời” cũng thật đáng yêu Đó là chú Mèo Gấu si tình, mộtchàng thi sĩ thực thụ, chàng làm thơ, gửi gắm tình yêu, nỗi nhớ, nỗi buồn và sự côđơn của mình về nàng Áo Hoa vào những vần thơ trong trẻo Để rồi một ngày khichú chuột Tí hon - một chú chuột nhỏ bé nhưng gan dạ si mê những vần thơ củaMèo Gấu - ngẩn ngơ thả hồn theo những vần thơ của Mèo Gấu, láu lỉnh chỉnh sửacái tên “Áo Hoa thành Út Hoa” làm nàng Chuột lang ngưỡng mộ khôn xiết Bất cứđứa trẻ nào cũng muốn được “thể hiện mình” và “ý thức đặc trưng” đó hiển hiệntrong hình hài chú chuột bé bỏng có tâm hồn mơ mộng Cũng vì thế mà việc chuột

Tí hon “đạo thơ” của mèo Gấu cũng dễ dàng được chấp nhận, được đồng cảm.Nguyễn Nhật Ánh khiến chúng ta nhớ lại quá khứ, thấy đâu đó trong kí ức tuổi thơcủa ai đó từng như Mèo Gấu ngồi thơ thẩn cả ngày chỉ để nghĩ đến một cô bạn nhỏcùng lớp tóc thắt bím, áo cài nơ hay từng ngốc nghếch như chuột Tí Hon, thả mộtcái tên thân thuộc vào bài thơ mới đọc, mang đi tặng mẹ, tặng cô bé hàng xóm mắt

Trang 24

tròn lay láy Đó chính là trẻ con, luôn vui tươi hồn nhiên, trong sáng và thích thúvới những điều mình trải nghiệm

Những đứa trẻ trong một dáng hình “lạ” khiến cho người đọc luôn bất ngờ,luôn trải qua những cung bậc cảm xúc đặc biệt Hơi thở cuộc sống hiện đại đã làmnên những chú mèo như nhân vật Cháu Ông trong “Làm mèo” của Trần Đức Tiến

Đó là một chú mèo “có tình có nghĩa”, được sinh ra và sống trong một ngôi nhà cóđầy đủ tình yêu thương của ông và bà chủ, chú thương yêu và cũng muốn thể hiệnmình trước ông bà chủ Một đứa trẻ muốn thể hiện tình cảm qua con mực “tìnhcờ” bắt gặp ở nhà hàng xóm “Con mực đó không phải của nhà mình Không phải

do mình làm ra… nên không được dùng” - lời răn dạy đó giúp mèo học “làm mèo”,

vỡ lòng những điều tưởng rất giản đơn trong cuộc sống nhưng lại vô cùng sâu sắc.Đứa trẻ hồn nhiên trong con mèo bé có tên Cháu Ông bị đau mắt và đau đầu cũngrất đặc biệt “Những lúc đó tôi chỉ biết nhắm tít hai mắt, hai chân trước ôm lấy đầu,lăn đùng ra và gào lên như một kẻ ăn vạ” Đớp miếng cá nhưng nhầm vào tay ông

vì đôi mắt ướt nhoèn, ngay cả hành động nhỏ đó cũng rất trẻ con Người đọc nhưthấy được một cách rõ nét hình ảnh một chú bé làm nũng khi đau, khi cho uốngthuốc người lớn phải dỗ dành thì mới chịu

“Tuổi thơ” của những nhân vật - loài vật trong các sáng tác dành cho thiếunhi cũng được ví von lên một “tầm cao mới” và sự sáng tạo của “bọn trẻ con” thìluôn làm đau đầu các ông bố bà mẹ, làm xáo trộn cuộc sống hằng ngày Nhưng đócũng chính là điều thú vị trong tuổi thơ của mỗi con người Nguyễn Nhật Ánh lạimột lần nữa khắc họa thành công đặc trưng tính cách trẻ con trong nhân vật Lọ Nồitrong “Chúc một ngày tốt lành” Lọ Nồi – đó đích thực là một đứa trẻ hiếu động,cậu luôn muốn quấy động và phá phách làm cho các bà mẹ Nái Sề, chị Vện và chịMái Hoa phải đau đầu và hét toáng cả lên Đó là một đứa trẻ luôn muốn làm việc

“khác người”, luôn muốn khám phá thế giới không chịu ngồi một chỗ chịu đựngcảnh nhàm chán của cuộc sống đang trôi qua hàng ngày Heo đâu cứ phải kêu tiếngcủa loài Heo, thỉnh thoảng nghĩ ra làm những chuyện “động trời” cũng khiến cho

“đời bớt nhạt”, mà tuổi trẻ loài Heo bớt đi một gánh nặng vì rảnh rỗi Bắt đầu từviệc giả tiếng Gà của cô Mái Hoa khiến cho bọn gà tưởng mẹ gọi để rồi được mộttrận cười thỏa thích Hai chú heo là Lọ Nồi Và em trai là Đuôi Xoăn bắt đầu cuộc

Trang 25

“cải cách ngôn ngữ’ khi dạy cho bọn trẻ trong khu vương bà Đỏ học tiếng kêu củanhau Để rồi các bà mẹ phải mệt mỏi vì không nhận ra đó là tiếng kêu của ai Bảntính tò mò muốn tìm hiểu những điều xung quanh đó chính là đặc điểm tâm lí củamỗi đứa trẻ Để rồi chúng được ca tụng là “thiên tài ngôn ngữ”, hay khoác lên mìnhcái danh hiệu mĩ miệu là “ca sĩ ngôi sao” nhưng chỉ khoái cảnh giàu sang phú quýđược một tuần thì chúng đâm ra chán nản và rồi lại quay về với nếp sống xưa “loàinào kêu tiếng của loài đó” Đó là một phần trong thế giới trẻ thơ là tâm lí nổi bậtcủa trẻ “chống thích, chống chán” như vậy Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho độcgiả cái nhìn mới mẻ về tuổi thơ Thế giới trẻ thơ tràn đày khát vọng khám phánhững điều mới lạ nơi mà chúng ta chưa hề đặt chân đến

Không chỉ riêng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh các nhà văn viết cho thiếu nhi đãmang đến cho chúng ta một thế giới loài vật vô cùng phong phú khi chúng khoáctrên mình bóng dáng, tâm hồn trẻ thơ Chúng ta còn bắt gặt dáng vóc trẻ con, tâmhồn trẻ con trong “Hành trình về tổ của kiến đen” (Nguyễn Lệ Thủy) Khi một ngàyđẹp trời tất cả các loài kiến đang chăm chú kiếm ăn thì bổng một cơn gió mạnh vù

vù kéo đến cuốn phăng mọi thứ vào không trung Chú kiến đen lạc tổ từ đó và rồichú bắt đầu một chuyến phiêu lưu dài trên đường tìm về với tổ của mình Tác giả đãkhéo léo lòng ghép hình ảnh của trẻ thơ vào nhân vật, đó là một chú kiến gan dạkhi bị gió thổi bay lên cao Chú vừa lo sợ, vừa cảm thấy thích thú vì lần đầu tiênchú được bay như chim Đó cũng là nét tính cách đặc trưng của trẻ nhỏ - luôn thíchthú những điều mới lạ, khác người, thích khám phá thể giới xung quanh Chú kiếnđen khi bị lạc tổ, chú rơi vào cổ áo của một cậu bé tên Bi và cùng cậu về nhà Chú

bị bỏ vào máy giặt với đống áo quần, sau đó may mắn thoát nạn Chú vào phòngbếp và thưởng thức món sườn nướng thơm lừng, chén xong bữa tối chú lăn kềnh rangủ thiếp đi mà không hề lo nghĩ Đó là bản tính của loài kiến cũng là đặc điểm tâm

lí của mọi đứa trẻ - thỏa sức khám phá “vô lo vô nghĩ” Tác giả Nguyễn Lệ Thủy đãmang đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một câu chuyện hết sức li kì và hấp dẫn, về chuyếnphiêu lưu của kiến đen trên hành trình tìm về với tổ của mình Tác giả cũng mangđến cho người đọc những suy ngẫm cuộc đời về con người, về mái ấm gia đìnhtrong xã hội hiện đại

Trang 26

Nói như một nhà văn nào đó thì “viết cho thiếu nhi, người viết phải có một đứatrẻ trong đó” Vì thế mỗi nhà văn mang đến cho chúng ta một câu chuyện, một khíacạnh khác nhau trong cuộc sống bằng ngôn ngữ ngộ nghĩnh, đáng yêu, ngây thơ củatrẻ Để rồi khi đọc xong một tác phẩm người đọc trẻ con thấy hình ảnh của mình trong

đó, còn người lớn thì thấy mình trẻ lại, thấy mình được tìm về với tuổi thơ thần tiên,vui vẻ mà bấy lâu nay bản thân chưa kịp khám phá hay cuộc sống đã cố tình che lấp

1.2.2.2 Nghệ thuật ngôn từ và kết cấu

Cảnh và người trong trong những tác phẩm truyện viết về loài vật hiện lênvới vẻ đẹp ấn tượng Cũng là sự vật hiện tượng ấy nhưng trong những trang viếtđậm tính hài hước, mang dáng vẻ riêng hấp dẫn bạn đọc nhỏ tuối nói riêng vàđọc giả nói chung Biện pháp nhân hóa được các tác giả sử dụng thành công dựatrên khả năng quan sát tinh tế và lối miêu tả chân thực Truyện viết về thế giớiloài vật nhưng không làm mất đi đặc tính của loài vật Dưới cây bút đầy tài năngcủa Nguyễn Nhật Ánh, Lưu Thị Lương, Trần Đức Tiến, Thy Ngọc… Các con vậtđược khoác trên mình hình dáng của con người cụ thể là trẻ em Đó là chú cúnBêtô, BiNô, chú mèo Gấu, chú heo Lọ Nồi, đó là anh Bồ Câu Trắng, bác TrâuMọng, chú mèo “Cháu Ông”, hay chỉ là những chú kiến Lửu, kiến Đen, kiếnNâu, bác Bọ Ngựa, bác chuồn chuồn Ngô…Tất cả những con vật đó, được tròchuyện, nói năng và sinh hoạt như chính con người Mỗi nhà văn có cái nhìn tinh

tế khi miêu tả nhân vật của mình Thông qua những nét vẽ đầy sinh động, nhânvật được khắc họa lên bằng những đường nét đầy ấn tượng Ranh giới giữa convật và con người dần bị xóa bỏ Mỗi con vật một cá tính, một phong thái đa dạngnhư cả xã hội loài người Từ hình ảnh thế giới loài vật các nhà văn viết truyệncho thiếu nhi bộc lộ khả năng quan sát tỉ mỉ, miêu tả một cách chính xác và chânthực nhưng không kém phần lí thú và hấp dẫn Độc giả có thể bắt gặp hình ảnhnhững con người với những cá tính như: Nhà hiền triết Binô, thi sĩ Mèo Gấu,Giảng viên Bồ Câu Trắng,…trong cuộc sống

Macxin Gorki đã khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”Mỗi nhà văn luôn có một cá tính riêng, một phong cách ngôn ngữ riêng tạo nên tính

đa sắc màu trong các tác phẩm văn học

Trang 27

Với ngôn ngữ hài hước và trong sáng Nguyễn Nhật Ánh đã chinh phục mọithế hệ bạn đọc ở mọi lứa tuổi khác nhau Ông quan niệm: “Truyện viết cho thiếu nhiphải nhẹ nhàng, thoải mái, phải làm cho các em cảm thấy thích thú mỗi khi giở ratừng trang sách” Vì vậy mà trong hầu hết các trang viết của ông đều có giọng điệunhẹ nhàng, hài hước, kể mà như nói chuyện tâm sự với trẻ, khiến trẻ nhiệt tình hơn,say sưa hơn với hành trình khám phá những điều tuyệt diệu mà tác giả đã gửi gắmtrong từng trang văn Đi vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, người đọcthấy được ngôn ngữ của trẻ thơ hiện lên với những biểu hiện phong phú Khi Tácgiả hóa thân thành trẻ con, tức là đứng ở điểm nhìn của trẻ con thì tất yếu tính cách

và tâm hồn cũng mang bóng dáng trẻ con, cũng dại khờ, đáng yêu và đáng nhớ.Nguyễn Nhật Ánh đã đưa vào tác phẩm của mình những câu chuyện về “chuyệntình” trẻ con của những nhân vật hết sức trẻ con Hẳn là đọc giả sẽ bật cười khinghe một chú cún lí giải về khái niệm chuyện tình cảm tức là: “ Nhìn một ai đó rồiquay đi, rồi quay lại nhìn rồi quay đi rồi quay lại nhìn rồi quay đi…đến chừng nàomỏi cổ thì thôi!” và kết thúc bằng một kết luận rút ra từ cảm nhận của bản thân

“Chán ngắt!” lời giải thích của chú Mõm Ngắn khiến người đọc phải thốt lên rằng

“ôi thật đáng yêu, hài hước” Khi kể về tuổi thơ của Bêtô chất giọng hài hước, tinhnghịch lại tái hiện một cách rõ nét “Từ khi bắt đầu sống trong nhà tôi, tôi đã xé ráchtám cuốn tập, mười hai cuốn sách, làm hỏng bốn chiếc đồng hồ các loại, làm chokhông sử dụng năm đôi giày, sáu đôi dép và đặc biệt là làm biến mất hàng chục đôi

vớ của tất cả các thành viên trong nhà với sự cộng tác chặt chẽ của bọn cún hàngxóm” Thành tích “đáng nể” của Bêtô được tác giả khắc họa một cách rõ nét tronggiọng điệu vô cùng hài hước, đầy chất thông minh mà không kém phần dí dỏm.Nguyễn Nhật Ánh luôn khiến người đọc bất ngờ với những chi tiết độc, lạ của mìnhkhi miêu tả cảnh rượt đuổi ngoạn mục giữa lão chuột Cống và Tí hon Đó “như mộtcuộc đua giữa chiếc máy bay và một chiếc ôtô” mà khốn khổ hơn khi chiếc ô tô đólại bị “xẹp mất một bánh” Sự liên tưởng đó của tác giả luôn hấp dẫn người đọc.Anh khiến người đọc liên tưởng đến chuyện một con chuột bị què một chân, mộtchiếc ôtô bị “xẹp mất một bánh” Những chi tiết tưởng chừng như bình thườngnhưng khi được đặt cạnh nhau lại tạo ra được hiệu ứng đặc biệt Làm nên nét riêngcủa Nguyễn Nhật Ánh

Trang 28

Nét hài hước trong sáng trong ngôn ngữ kể chuyện cũng tạo nên nét riêngcho nhà văn Thy Ngọc, khi tác giả hóa thân thành anh Bồ Câu Trắng, thành gà SốngHoa, thành bác Trâu Mọng để làm giảng viên dạy chữ cho mọi người trong khuvườn “Bình Yên” Người đọc thích thú với từng tình tiết trong câu chuyện bởinhững khó khăn mà anh Bồ Câu Trắng gặp phải trong việc mở lớp học, chiến thắngbao âm mưu phá hoại của Mèo Mướp và cáo Nhọ Mũi Ngôn ngữ hài hước được tácgiả lồng ghép vào việc anh Bồ Câu Trắng, dạy cho mọi người trong khu vườn phát

âm chữ “Bờ - o – bo huyền bò” Nét hài hước trong ngôn ngữ kể chuyện còn thểhiện ở cách kể chuyện hóm hỉnh của tác giả khi gà Sống Hoa đến mời gia đình nhàthỏ Bạch đi học, thì vợ chồng nhà thỏ trốn một chỗ, để cho lũ con ra ấp úng:

“ - Thầy u tôi đi chợ…

- Chợ nào hở cháu?

- Chợ… chợ… rồi một đứa chúm miệng hỏi vọng vào ngăn buồng phía trong:

- Bác ấy hỏi chợ nào thì bảo sao hở u?”

Với những tình tiết hài hước như vậy, nhà văn Thy Ngọc đã mang đến chongười đọc những câu chuyện không kém phần li kì xoay quanh việc mở lớp học, củaanh Bồ Câu Trắng Trải qua bao gian lao cuối cùng lớp học cũng được khai giảng vàhọc sinh đến lớp mỗi lúc một đông, đó là một thành công lớn của người thầy giáo BồCâu Trắng Nhà văn Thy Ngọc đã mang đến cho đọc giả một luồng không khí tươimới, rộn ràng tiếng cười Các em nhỏ tha hồ được làm quen, trò chuyện với muônloài, cảm giác gần gũi giữa vật và người ngày càng xích lại gần nhau

Ngoài sự hài hước, trong sáng và tươi mới, các nhà văn cũng đem đến chongười đọc những câu chuyện hấp dẫn li kì với ngôn ngữ chân thật và hết sức giản dị

đi vào tâm hồn trẻ thơ thật nhẹ nhàng Truyện kể cho thiếu nhi đó không phải lànhững thứ ngôn ngữ khoa học khó hiểu, những triết lí sâu xa xám màu lí luận, đó lànhững từ ngữ, câu nói xuất phát trong đời sống hàng ngày của các em Với âmhưởng chung là viết cho đọc giả nhỏ tuổi nhà văn Lưu Thị Lương mang đến cho các

em những mẫu chuyện thú vị trong cuộc sống hằng ngày của cậu bé Tiểu Vũ Tiểu

Vũ hiện lên là một đứa trẻ khao khát khám phá thế giới xung quanh, cậu đã xâydưng trong chính ngôi nhà của mình một vườn bách thú nào là cá, nào là rùa, là cua,

là kiến … những con vật đó là bạn của cậu, hằng ngày cậu cho chúng ăn, cho chúng

Trang 29

ngủ, cậu tâm sự và trò chuyện với chúng Với lối kể chuyện chân thực cộng vớingôn ngữ kể giản dị tác giả Lưu thị Lương đã mang đến cho các em nhỏ những giấyphút thư giản cùng với thế giới loài vật của cậu bé Tiểu Vũ

Khác với Lưu Thị Lương, tác giả Trần Đức Tiến lại mang đến cho người đọcnhững giây phút thư giản cùng với tác phẩm “Làm Mèo” đó là câu chuyện của mộtchú mèo được sống trong một mái ấm gia đình có mẹ, có em, và được sự thươngyêu của ông bà chủ, thế rồi cuộc sống không có gì là suôn sẻ khi mẹ chú đã từ giãcuộc đời này mà không chào tạm biệt, chú quyết lên đường để tìm mẹ nhưng trênhành trình ấy chú gặp bao nhiêu cảnh ngộ Chú phải gia nhập đội quân bụi đời củatrùm giang hồ Đen Cụt Tai, thế rồi chú trở thành con mèo thất lạc khi trở về nhà thìông bà chủ đã chuyển đến nơi khác, chú chỉ gặp lại ông chủ của mình trong nhữnggiấc mơ Câu chuyện cảm động nhưng cũng không kém phần lôi cuốn Bạn đọcđược trải nghiệm cùng chú mèo với những chuyến phiêu lưu và chiêm nghiệm vềcuộc sống Trần Đức Tiến đã có sự quan sát tinh tế, để rồi viết lên những trang viếtthấm đẫm tính nhân văn bằng lối ngôn ngữ chân thật và giản dị

Với ngôn ngữ giản dị và mộc mạc, Nguyễn Đình Chính cũng mang đến chongười đọc những trang viết đẫm chất phiêu lưu kì thú của chú Kiến Lửa, một chúkiến gan dạ và đầy tình nghĩa, khi chú bị lạc tổ do cố gắng leo lên cành vải ven sông

rồi bị gió thổi bay cùng chiếc lá xuống dòng sông xanh thẳm “Quê tôi có một dòng

sông xanh biếc uốn mình chảy qua Bên bờ sông có những bãi vải um tùm tươi tốt Hàng năm, cứ vào những tháng tiết trời nóng nực, cỏ cây đua chen nở hoa kết quả, vải ở bãi sông chín đỏ rực tha hồ rót vị mật vào không gian Những ngọn gió từ bờ sông vui vẻ thổi về rủ rê con ong, cái kiến nô nức tìm ra bãi sông kiếm mồi Lúc ấy, tôi cũng bò ra bờ sông kiếm mồi Đáng nhẽ ra thì chỉ nên trèo ở những cây vải mọc gần bờ sông Nhưng tính tôi vốn táo tợn, ít biết lo xa Phần cũng vì hám những quả vải thật to, thật chín, nên tôi cứ liều trèo lên một cây vải già rất sai quả, xoà cả cành lá xuống sát mặt nước… Nhưng rồi, thật không may cho tôi, trong một lúc đang say sưa, thì không phải một cơn gió đã dứt tôi ra khỏi lá vải, mà chính ngay chiếc lá tôi đang đứng ở trên bỗng cong lên, từ từ tách khỏi cành vải, rơi xuống dòng sông xanh Tôi chỉ còn biết gào lên inh ỏi” Nguyễn Đình Chính đã hóa thân

thành chú kiến Lửa nhỏ bé, để kể lại chuyến phiêu lưu tìm về tổ cũ trên hành trình

Trang 30

ngàn dặm xa xôi của mình Chú vượt qua bao thử thách, bao trận quyết tử cuối cùng

có thêm những người bạn mới, những bài học sâu xa Với ngôn ngữ giản dị,Nguyễn Đình Chính đã khắc họa thành công nhân vật kiến Lửa và đem đến cho bạnđọc những trải nghiệm lí thú trong hành trình tìm về tổ

Hầu hết các nhà văn đương đại khi viết truyệt cho lứa tuổi thiếu nhi đều chú

ý đến việc xây dựng ngôn ngữ đầy tính hài hước, dí dỏm, nhưng cũng không kémphần chân thực và giản dị xuất phát từ cuộc sống hằng ngày của các em NguyễnNhật Ánh, Nguyễn Đình Chính, Trần Đức Tiến, Thy Ngọc, Lưu Thị Lương,Nguyễn Lệ Thủy, Trương Huỳnh Như Trân… là những tác giả đã thành công vớilối ngôn ngữ như thế

Kết cấu nghệ thuật là toàn bộ sự tổ chức các yếu tố trong chỉnh thể nghệthuật nhằm truyền tải những nội dung nhất định Kết cấu sẽ ra đời cùng với ý đồnghệ thuật của tác phẩm Kết cấu góp phần phát triển, trình bày cốt truyện một cáchhấp dẫn, và nhờ có kết cấu mà các hiện tượng, sự vật con người trong tác phẩmđược liên kết lại trong một chỉnh thể nội dung nhất định, từ đó góp phần bộc lộ chủ

đề, tư tưởng tác phẩm Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong kết cấucủa văn học chính là không gian và thời gian trong tác phẩm

Thời gian và không gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn học không giốngvới thời gian và không gian thực tại ngoài cuộc sống Nếu như thời gian và khônggian thực tại là thời gian vật lí, không gian địa lí để mỗi người nhận thức được cuộcsống xung quanh mình thì thời gian và không gian trong các tác phẩm văn học chủyếu là thời gian, không gian tâm lí do con người tạo dựng ra nhằm mục đích nghệthuật nào đó

Ngôi nhà, mái trường, sân chơi là những không gian điểm gắn bó với tuổithơ Không gian mênh mong và sự nối dài những suy ngẫm trong cuộc sống thườngngày Cùng với thời gian, không gian là một phạm trù của triết học là hình thức tồntại của thế giới hiện thực Không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian Chỉtrong không gian và thời gian thì sự vật mới có tính xác định Nhưng không giantrong văn chương lại có những đặc điểm khác so với không gian địa lí Bởi vănchương không chỉ là nghệ thuật thời gian mà nó còn là nghệ thuật không gian, mộtnghệ thuật mang tính đặc thù Tính đặc thù này cũng do chất liệu xây dựng hình

Trang 31

tượng là ngôn từ quyết định Không gian nghệ thuật gắn với sự cảm thụ về khônggian, có giá trị tình cảm, nên nó mang tính chủ quan của người sáng tác NguyễnNhật Ánh đã có những trang viết xúc động về không gian gia đình Đến với truyệnngắn của Nguyễn Nhật Ánh người đọc sẽ bắt gặp ở đó những không gian nhỏ hẹpđược giới hạn trong cuộc sống hằng ngày của con người Đó là ngôi nhà của bé Ni,ban công Cung điện nhà vua Sang Năm, là khu vườn của bà Đỏ Nhưng không giannhỏ hẹp ấy không khiến nhân vật cảm thấy ngột ngạt, bức bối mà đó là nơi yêuthương của những suy nghiệm về cuộc sống được mở ra Nguyễn Nhật Ánh đưangười đọc về những suy nghiệm về tình bạn, tình yêu… Trong cuộc sống con ngườingoài tình yêu gia đình, tình yêu lứa đôi, thì tình bạn là thứ tình cảm không thể thiếu– là món quà vô giá mà từ khi sinh ra con người đã có nhu cầu kết thân và hòa đồngvới những người xung quanh Chính nơi ban công Mèo Gấu đã bắt gặp và kết bạnvới chú chuột Tí Hon Tí Hon đã mang về những túi cơm do mèo gấu trút ra từ phầnthức ăn của mình, đem về để cứu đói cho cả cộng đồng chuột của mình Mèo Gấu

đã phá vỡ quy luật bấy lâu nay của loài mèo, tình bạn của Mèo Gấu và chuột Tí Hon

đã vượt qua tất cả Biến thành tình yêu đồng loại của các loài vật khác nhau trên thếgiới Nguyễn Nhật Ánh quan tâm đến những điều giản dị trong cuộc sống vớinhững điều gần gũi với con người đặc biệt là trẻ thơ Ông đã cho các bậc phụ huynhtrong câu chuyện hòa theo trò nghịch ngợm của lũ trẻ con Khi người lớn nhìn đờibằng cặp mắt trong trẻo và hồn nhiên của trẻ họ sẽ thấy được vô vàn những điềumới lạ trong thế giới trẻ thơ, điều mà bấy lâu nay họ bỏ quên do chạy theo cuộcsống thường nhật Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu tác phẩm “Tôi là Bêtô” bằng lời giớithiệu tên của nhân vật chính chú cún Bêtô và kết thúc là sự chiêm nghiệm của chú

về cái tên của mỗi con người: “Cái tên là dấu hiệu để phân biệt giữa người này và

người khác Không có tên người ta gọi là vô danh Vô danh thì không đọng lại trong tâm trí của bất kì ai, không phân biệt được với ai Nó không có hình thù, nó chỉ là một khối nhờ nhờ Bạn biết rồi đó cái tên đôi khi được cha mẹ đặt cho một cách ngẫu nhiên nhưng chính cách sống của bạn đã không ngừng chưng cất cái tên của mình qua năm tháng giúp cho nó tỏa hương” Khoảnh khắc thời gian là sự phát

triển của cuộc sống hằng ngày qua sự chiêm nghiệm của chính nhân vật

Trang 32

Với không gian gia đình Trần Đức Tiến, Lưu Thị Lương cũng thành côngkhi khắc họa số phận của chú mèo Cháu Ông, những con cá kiễng Đó là ngôi nhà,

là lòng một chiếc hộp rất rộng, là mái ngói, sau vườn trong ngôi nhà của ông chủ,chính không gian này đã giúp nhân vật có những suy nghiệm về cuộc sống về tình

mẹ, tình anh em, tình thương của con người đối với những con vật ngây ngô, để rồichú học được bài học làm mèo đầu tiên Và nhận ra những ngang trái trong cuộc đời

mẹ chú “Tôi sinh ra đời là nhờ có mẹ Nhưng mẹ tôi có được như ngày hôm nay là

nhờ có ông Ông cưu mang người từ khi người còn là một cô bé – một cô mèo con vừa trải qua một tai họa khủng khiếp” đó là một chuổi những kí ức tối tăm về tuổi

thơ của người mẹ Để rồi chú nhận ra một chân lí sau khi va vấp với những bon

chén trong cuộc sống “Cuộc sống tranh giành xâu xé nhau… Một phần đời sống đã

được quy định Đã thành luật, luật giang hồ Kẻ mạnh thống trị, kẻ yêu phục tùng Không tình thương, không thông cảm và chia sẻ” Cuối tác phẩm tác giả để cho đọc

giả tự suy nghiệm về lối sống, cách sống của bản thân “Làm mèo chân chính đã

khó, làm người cho đàng hoàng, tử tế lại càng khó khắn hơn” Trần Đức Tiến quan

tâm đến vấn đề đạo đức, lương tâm của con người trong cuộc sống, thiên truyệncũng là một lời cảnh tỉnh cho những con người rắp tâm giết hại những con vật thânquen là người bạn tri kỉ, trung thành với con người

Không gian thiên nhiên, phiêu lưu cũng là một thế mạnh trong sáng táctruyện cho thiếu nhi Sự Thay đổi không gian đôi khi xảy ra bất ngờ do những biến

cố trong cuộc sống Không gian nghệ thuật và nhân vật có mối quan hệ hai chiều

Có lúc không gian chi phối lên cuộc sống, ảnh hưởng đến tính cách nhân vật, ngượclại có lúc chính nhân vật, tư tưởng, tính cách của nhân vật thay đổi không gian

Đọc Ngàn Dặm Xa, người đọc như được gieo mình vào thế giới của nhữngsuy nghĩ trong trẻo Câu chuyện không cố định tại một khu thẫm mĩ mà được mở ranhiều khoảng trời mới Nhìn tổng quát thì truyện phát triển cùng với việc chuyểnđổi không gian nghệ thuật Có lúc là sự thay đổi ngoài ý muốn, nhưng cũng có khi

là bước đường phiêu lưu của nhân vật kiến Lửa để tìm lại được chú bạn kiến Nâucủa mình và tìm về với tổ cũ “gò Me” yêu dấu của chú Cuộc phiêu lưu ngàn dặm

của Kiến Lửa bắt đầu từ không gian nhỏ bé là gò Me – “Quả gò nổi lên giữa cánh

đồng lúa lộng gió, chẳng khác chi hòn đảo chơi vơi lạc trên biển vàng Họ nhà

Trang 33

Kiến chúng tôi rất đông, đến nỗi không thể nào đếm xuể Nhưng chúng tôi không bao giờ cắn nhau, tranh ăn, mà sống rất hoà thuận và chăm chỉ làm lụng” Nhưng

biến cố xảy ra khi chú kiến Lửa chủ quan leo lên cành vải để rồi bị gió to thổi baycùng chiếc lá vải già Chú trơ trọi giữa khu rừng mới xa lạ rồi gặp chú kiến Nâu vàbắt đầu cuộc đời phiêu bạt Cả hai đã gặp bao nhiều trắc trở, đánh nhau với lũ MuỗiĐen cụt râu và bè lũ nhà muỗi Trong không gian nhỏ hẹp là một cái hố ẩm ướt, vàcuộc ẩu đả ác liệt bên góc đa nhờ sự cứu mạng của bác Cuốn Chiếu, ông chuồnchuồn Ngô, lưu lạc giữa sa mạc mênh mong, ốc đảo rộng lớn, bị bắt làm tù binh chodòng họ kiến Chủ Nô, và họ hàng nhà Mối, cuối cùng được sự giúp đỡ của chịNhện Vàng kiến Lửa đã gặp được kiến Nâu, và hai chú kiến cùng phiêu lưu trênđường tìm về với tổ cũ câu chuyện vô cùng xúc động Không gian trong truyện thayđổi liên tục theo bước phiêu lưu của nhân vật chính Qua từng biến cố nhân vật đềurút ra được những bài học cao quý về tình nghĩa trong cuộc sống, tình bạn, tìnhngười… khiến họ trưởng thành hơn Không gian phiêu lưu cũng là không gian rèngiũa đức tính, không gian trải nghiệm đầy thú vị cho nhân vật Ta cũng bắt gặpkhông gian phiêu lưu trong “Hành trình tìm về tổ của kiến đen” của tác giả nguyễn

Lệ Thủy Câu chuyện là sự trải nghiệm của chú kiến đen trong hành trình tìm về tổcủa mình, trải qua bao khó khăn, bao cuộc chiến và ẩu đả với kẻ thù Cuối cùng chúkiến đen cũng tìm lại được tổ cũ của mình Không gian và thời gian thay đổi bắt đầu

từ cái tổ nhỏ bé, đến khi chú kiến đen bị một cơn gió thổi bay vù lên không trung vàrơi trúng vai áo của cậu bé tên Bi, không gian thiên nhiên đổi sang không gian giađình khi chú bị cho vào máy giặt và cố gắng thoát ra vì sự sống, đến khi chú leo lênbàn ăn và thưởng thức món sườn nướng ngon đến lạ Không gian gia đình lại dichuyển theo hành trình của nhân vật Chú bò ra khỏi nhà và bị kiến Lửa bắt làm tùbình, tại đây chú đã giải thoát cho rất nhiều họ hàng nhà kiến đen bị bắt làm tù binh.Sau một trận lũ, chú cùng một người anh sống sót người anh đã dạy cho chú bao

điều hay, lẽ phải trong cuộc sống mà chú chưa hề được chiêm nghiệm:“Phàm ở đời

trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ kĩ để khỏi mất công sức và thất bại, Là anh

em một nhà phải thương yêu quan tâm nhau, chăm sóc và chia sẻ cho nhau mọi thứ”.

Không gian thiên nhiên rộng lớn và tươi đẹp đem đến cho con người nhữngtrải nghiệm thú vị thông qua những nhân vật ngộ nghĩnh trong “Lớp học anh Bồ

Ngày đăng: 03/07/2016, 07:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Nhật Ánh (2007), Tôi là Bêtô, NXB Trẻ, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi là Bêtô
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2007
2. Nguyễn Nhật Ánh (2014), Chúc một ngày tốt lành, NXB Trẻ, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúc một ngày tốt lành
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2014
3. Hoàng Hòa Bình (1997), Dạy văn cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn cho học sinh tiểu học
Tác giả: Hoàng Hòa Bình
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
4. Nguyễn Đình Chính (2008), Ngàn dặm xa, NXB Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngàn dặm xa
Tác giả: Nguyễn Đình Chính
Nhà XB: NXB Kim Đồng
Năm: 2008
5. Hwang Sun Mi (2000), Cô Gà mái xổng chuồng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cô Gà mái xổng chuồng
Tác giả: Hwang Sun Mi
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2000
6. Luis Sepúlveda (2009), Chuyện con mèo dạy hải âu bay, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện con mèo dạy hải âu bay
Tác giả: Luis Sepúlveda
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2009
7. Luis Sepúlveda (2015), Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp
Tác giả: Luis Sepúlveda
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2015
8. Lưu Thị Lương (2008), Con cá mày ở trong nhà, NXB Trẻ, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con cá mày ở trong nhà
Tác giả: Lưu Thị Lương
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2008
9. Lưu Thị Lương (2008), Đi lạc với cua đồng, NXB Trẻ, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi lạc với cua đồng
Tác giả: Lưu Thị Lương
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2008
10. Lưu Thị Lương (2008), Ông trời đang mưa, NXB Trẻ, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ông trời đang mưa
Tác giả: Lưu Thị Lương
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2008
11. Lưu Thị Lương (2014), Ghi – nét của con Vẹt, NXB Trẻ, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ghi – nét của con Vẹt
Tác giả: Lưu Thị Lương
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2014
12. Đặng Thị Hoàng Lưu (2015), Đặc điểm nghệ thuật truyện đồng thoại của Nguyễn Nhật Ánh, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm nghệ thuật truyện đồng thoại củaNguyễn Nhật Ánh
Tác giả: Đặng Thị Hoàng Lưu
Năm: 2015
13. Lã Thị Bắc Lý (2006), Văn học trẻ em, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trẻ em
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 2006
14. Vũ Tú Nam (2013), Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi
Tác giả: Vũ Tú Nam
Nhà XB: NXB KimĐồng
Năm: 2013
18. Thy Ngọc (2012), Lớp học anh bồ câu trắng, NXB Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lớp học anh bồ câu trắng
Tác giả: Thy Ngọc
Nhà XB: NXB Kim Đồng
Năm: 2012
19. Trần Đức Tiến (2002), Làm mèo, NXB Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm mèo
Tác giả: Trần Đức Tiến
Nhà XB: NXB Kim Đồng
Năm: 2002
22. Bùi Thanh Truyền (2015), Nẻo vào văn học thiếu nhi, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nẻo vào văn học thiếu nhi
Tác giả: Bùi Thanh Truyền
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2015
15. Lê Thị Hoài Nam (2004), Bài giảng văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Đà Nẵng Khác
16. Cao Đức Tiến, Dương Thị Hương ( 2007) Văn học, NXB Đại học Sư phạm Khác
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sửu, Nguyễn Khắc Phi ( 2004) Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w