Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
1,51 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC ******** BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA MỘT SỐ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ LỚP THÚ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG GVHD: PGS.TS VÕ VĂN PHÚ SVTH: TRƯƠNG THỊ TUYẾT LY HUẾ, 2014 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 3 2. ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 5 2.1 Khái niệm 5 2.2 Giá trị tài nguyên của một số động vật hoang dã 5 2.2.1 Đa dạng sinh học 5 2.2.2 Giá trị kinh tế 5 2.2.3 Những giá trị vô hình 6 2.3Thảm kịch buôn bán bất hợp pháp 6 2.3.1 Tê giác 6 2.3.2. Gấu 9 2.3.3 Hổ 12 2.3.4 Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã ở Việt Nam 13 2.3.5 Sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới 14 3. ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM 16 3.1 Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ động vật hoang dã 16 3.2 Thiết lập các cơ quan quản lý, kiểm soát việc buôn bán động thực vật hoang dã 18 3.3 Điều tra, Giám sát động vật hoang dã 18 3.4 Thông tin, tuyên truyền 18 3.5 Gây nuôi, phát triển động vật hoang dã 19 3.6 Cứu hộ động vật hoang dã 19 3.7 Hợp tác quốc tế 20 3.8. Để xuất những biện pháp bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam 20 4. KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 2 1. MỞ ĐẦU Việt Nam được đánh giá là một trong quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực bảo tồn sự đa dạng này tuy nhiên những hoạt động buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động, thực vật hoang dã nguy cấp, các bộ phận và dẫn xuất của chúng khiến cho nguồn tài nguyên sinh học ở nước ta không ngừng suy giảm. Bài viết sau sẽ phân tích những vấn đề này để từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp góp phần vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học ở Việt Nam. Mỗi năm, hàng ngàn loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng. Những loài vật đã có thời từng lang thang khắp Trái Đất hàng đàn thì nay đã vĩnh viễn biến khỏi hành tinh của chúng ta với một tốc độ nhanh khủng khiếp. Các nhà khoa học ước tính rằng tốc độ tuyệt chủng hiện thời cao hơn 1000 lần so với tốc độ bình thường chỉ bởi một yếu tố. Điều gì đã gây ra tốc độ tuyệt chủng tăng nhanh đến thế? Câu trả lời đơn giản nhưng đáng lo ngại là: con người. Điều không ổn ở đây là gì? Chúng ta đang tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất nhanh hơn so với mức có thể tái tạo được chúng. Chúng ta đang hủy hoại môi trường sống của động vật, thức ăn, nước và không khí của chúng, và tiêu diệt chính bản thân các loài vật, với một tốc độ không thể chống lại. Càng nhiều tổ chim bị phát quang đi để xây những tòa nhà chọc trời, nhiều con sông bị san lấp để làm bãi đỗ xe và nhiều đàn voi bị tàn sát để làm đồ trang sức rẻ tiền, thì số lượng và tính đa dạng của động vật càng bị giảm sút. Ngoài việc tiêu thụ quá nhiều tài nguyên, một xu hướng đáng lo ngại hơn đang đe dọa động vật hoang dã; đó là nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Nạn buôn lậu các loài động vật hoang dã và các bộ phận cơ thể chúng trên thị trường chợ đen đang tăng lên. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ một số loài động vật trên cạn điển hình như voi, tê giác và hổ không chỉ đe dọa 3 những loài động vật đó mà còn đe dọa cả sự yên bình, sức khỏe và sự thịnh vượng của cư dân sống gần chúng. Tại sao chúng ta phải quan tâm ? Khi toàn bộ một loài vật đi đến tuyệt chủng thì tổn thất gây ra không chỉ dừng lại ở tổng số con vật bị mất đi. Mặc dù chúng ta có thểcoi thế giới động vật là tách biệt với chúng ta, nhưng cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của chúng lại liên kết chặt chẽ, gắn kết với nhau bằng cả triệu sợi dây vô hình. Cây cối, động vật, con người và môi trường cùng nhau cấu thành một cộng đồng sinh học – một hệ sinh thái – mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc vào các bộ phận kia để tồn tại. Khi một bộ phận của cộng đồng đó bị rơi vào tình trạng mất cân bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái đó sẽ gánh chịu hậu quả. Hơn nữa, việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã còn làm suy giảm an ninh của người dân và các nguồn lợi thu được từ việc kinh doanh hợp pháp. Mọi người đều có thể giúp sức Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn, các tập đoàn và các chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang dã theo nhiều cách thức khác nhau. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo vệ động vật hoang dã trên Trái Đất. 4 2. ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 2.1 Khái niệm Loài hoang dã là nói đến các loài động - thực vật hoặc các sinh vật khác sống trong tự nhiên và chưa được thuần hóa. Loài hoang dã sống ở khắp nơi, trong các hệ sinh thái như sa mạc, đồng bằng, băng cực và cả những khu dân cư đông đúc nhất vẫn có các loài sống hoang dã. Nhưng các hệ sinh thái khác nhau sẽ có mức độ đa dạng loài khác nhau. Tuy khái niệm Loài hoang dã là nói đến các loài không chịu sự tác động của con người, nhưng hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng, các loài hoang dã ngày nay đang sống trên khắp trái đất đều chịu một sự tác động với một mức nhất định nào đó bởi các hoạt động của con người. 2.2 Giá trị tài nguyên của một số động vật hoang dã 2.2.1 Đa dạng sinh học Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất của tạo nên bởi vô số các hệ sinh thái – bao gồm các loài động thực vật và môi trường sống tự nhiên của chúng. Không ai có thể biết một cách đầy đủ các loài có tác động như thế nào tới nhau trong cùng một hệ sinh thái nhưng sự biến mất của một loài sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Đặc biệt đối với các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường. 2.2.2 Giá trị kinh tế Một số lợi ích từ các loài động thực vật là có thể đong đếm được bằng giá trị kinh tế. Theo Ban quản lý vườn quốc gia và động vật hoang dã bang Tesax, Hoa Kỳ, xem chim là hoạt động giải trí ngoài trời phát triển nhanh nhất, ước tính mỗi năm đóng góp khoảng 400 triệu đô la vào ngân sách của bang. Nghiên cứu của Cục Bảo vệ Động vật hoang dã và Thủy sản Hoa Kỳ cũng cho biết hoạt động quan sát môi trường tự nhiên – không chỉ tính riêng hoạt động ngắm chim – đã thu về 85 tỉ đô la cho Hoa Kỳ trong năm 2001. 5 2.2.3 Những giá trị vô hình Bên cạnh những giá trị về mặt y tế, kinh tế và khoa học kỹ thuật, rất nhiều loài động vật hoang dã còn mang lại niềm cảm hứng cho vô vàn tác giả, nghệ sĩ và tất cả những ai quan tâm tới sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Hàng loạt các triển lãm ảnh về các loài động thực vật hoang dã đã được tổ chức trên toàn thế giới, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Tiêu biểu như hai triển lãm ảnh khai mạc ngày 24/9 tại công viên Gia Định, TP HCM và công viên Hòa Bình, Hà Nội nằm trong chuỗi các hoạt động thường kỳ được tổ chức tại các khu vực đô thị ở Việt Nam trong năm 2011. 2.3Thảm kịch buôn bán bất hợp pháp 2.3.1 Tê giác 2.3.1.1 Thông tin về tê giác Trên thế giới có năm loài tê giác: tê giác đen và tê giác trắng ở Châu Phi, tê giác Ấn Độ, tê giác Java và tê giác Sumatra ở Châu Á. Các loài tê giác đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn và buôn bán nhằm đáp ứng nhu cầu về thuốc cổ truyền làm từ sừng tê giác. Đa phần sừng tê giác thường bị nhập lậu từ Nam Phi vào Việt Nam và Trung Quốc. Trước đây, Việt Nam đã từng tự hào về cá thể tê giác Java hoang dã duy nhất của Đông Dương còn sót lại tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Tuy nhiên, tháng 4 năm 2010, cá thể tê giác cuối cùng này được phát hiện bị bắn chết trong tình trạng sừng bị cắt và xác thì đã thối rữa trong rừng. Loài này sau đó đã bị tuyên bố chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam! Theo điều tra của ENV năm 2011 – 2012, nhiều người vẫn còn tin rằng sừng tê giác có thể giúp giảm sốt, thải độc tố, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Thậm chí một số người còn cho rằng sừng tê giác chữa được cả bệnh ung thư. Tuy nhiên, cũng theo điều tra này, nhiều bác sỹ bao gồm cả bác sỹ đông y, và các nhà khoa học đã khẳng định sừng tê giác không có tác dụng chữa ung thư. 6 Trên thực tế, việc sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam còn được xem như cách thể hiện đẳng cấp của một số người muốn phô trương sự giàu có và thành công của mình bằng việc tiêu thụ các sản phẩm quý hiếm, đắt tiền và ”khác người” như sừng tê giác. Hình 1. "Cấu tạo của sừng tê giác không khác gì móng tay của bạn!" Sừng tê giác do chất kê-ra-tin (chất sừng) tạo ra, tương tự như thành phần cấu tạo của móng tay và sừng trâu. Hơn thế nữa, theo các bác sỹ đông y, hầu hết cả sản phẩm được cho là sừng tê giác đang có mặt trên thị trường đều là “hàng giả”. Đường dây buôn bán trái phép sừng tê giác từ Nam Phi Đường dây săn bắn và buôn bán sừng tê giác vô cùng khác biệt vì việc săn bắn thì diễn ra ở Châu Phi trong khi đó thị trường tiêu thụ bất hợp pháp lại ở Việt Nam và Trung Quốc. Một số người Việt Nam gần đây đã bị phạt tù ở Nam Phi vì có liên qua tới hoạt động săn bắn và buôn bán trái phép sừng tê giác. 7 Hình 2. Tiêu thụ sừng tê giác Theo bộ Tài nguyên Nước và Môi trường Nam Phi, chỉ riêng năm 2013 đã có ít nhất 1.004 cá thể tê giác tại Nam Phi bị thảm sát. Xu hướng này vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2014. Tính đến ngày 17/8/2014, đã có 695 cá thể tê giác bị giết hại để lấy sừng phục vụ các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc và Việt Nam. Hình 3. Số lượng tê giác bị săn bắn trái phép tại Châu Phi 8 Việc bị giết hại bởi bọn săn bắn trộm đang làm tiêu hao nhiều quần thể các loài động vật hoang dã khác, trong đó có tê giác. Được trời “phú” cho một cái sừng (và đây cũng chính là “vận đen” của loài tê giác) mà giá của nó cao gấp 5 lần so với giá vàng ở một số khu vực ở Đông Á, loài động vật này được coi là mang chiếc chén thánh của thị trường chợ đen ở trên trán như một vật trang trí. Hình 4. Tê giác đen châu Phi Trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1992, 96% tê giác đen châu Phi đã bị giết hại trong một làn sóng săn trộm để lấy sừng. 2.3.2. Gấu 2.3.2.1 Giới thiệu về 2 loài gấu ở Việt Nam Việt Nam là ngôi nhà của hai loài gấu: Gấu ngựa (Ursus Thibetanus) và Gấu chó (Helarctos malayanus). Gấu ngựa có kích thước lớn (một cá thể trưởng thành có thể cao đến 1.9m và nặng tới 200kg) và có yếm màu trắng đục hình chữ V trước ngực. Gấu chó là loài gấu nhỏ nhất trên thế giới, nặng khoảng 40 kg. Kích thước của chúng chỉ bằng khoảng một nửa gấu ngựa và có yếm màu vàng hình chữ U trước ngực. 9 Hình 5. Gấu ngựa Hình 6. Gấu chó 2.3.2.2 Tình trạng bảo vệ Cả hai loài này đều được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao nhất thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Theo đó, việc săn, bắn, bẫy, tàng trữ, giết mổ, buôn bán hay quảng cáo gấu và các sản phẩm từ gấu đều là những hành vi vi phạm pháp luật. 2.3.2.3 Các mối đe dọa đối với loài gấu Nhu cầu sử dụng mật gấu là mối đe dọa lớn nhất đối với các loài gấu của Việt Nam. Gấu bị săn bắt từ tự nhiên và bị bán cho các trại gấu để nuôi nhốt, khai thác lấy mật phục vụ nhu cầu của người sử dụng. Gấu còn bị nuôi nhốt làm cảnh, các bộ phận cơ thể gấu còn bị sử dụng làm thức ăn, hay ngâm rượu và bị bày bán tại các cơ sở kinh doanh. Ngoài ra, các hoạt động chặt phá rừng, khai thác lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và canh tác nông nghiệp đang cũng làm mất sinh cảnh của các loài gấu trong tự nhiên. 10 [...]... đến bảo vệ động vật hoang dã và thanh tra kiểm tra các hoạt động quản lý của chủ rừng Đồng thời kiểm lâm viên trên toàn quốc còn là lực lượng chủ yếu quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã Khi động vật hoang dã đã trở thành hàng hoá thì Cảnh sát môi trường và lực lượng quản lý thị trường có trách nhiệm giám sát Động vật hoang dã khi được xuất, nhập khẩu thì lại là trách nhiệm của lực lượng... buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam và một số nước trong khu vực, hợp tác bằng các chương trình hỗ trợ đào tạo về thực thi CITES và trong một số dự án thực hiện ở hệ thống Rừng Đặc dụng của Việt Nam cũng đề cập đến việc kiểm soát hoạt động buôn bán động vật hoang dã và thiết lập các trung tâm cứu hộ động, thực vật hoang dã sau khi thu giữ 3.8 Để xuất những biện pháp bảo vệ động vật hoang dã ở Việt... như trăn và cá sấu sẽ có ý nghĩa to lớn đối với bảo tồn Tại VQG Cát Tiên một chương trình tái thả lại tự nhiên một số cá thể cá sấu đang được tiến hành 3.6 Cứu hộ động vật hoang dã Ở Việt Nam cứu hộ động vật hoang dã vẫn chưa thực sự được trú trọng, hiện nay công tác xử lý động vật sống sau khi tịch thu được từ các hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã chủ yếu vẫn dựa vào một số biện pháp tình... chế tài xử phạt với hành vi buôn bán trái phép động vật hoang dã và bộ phận dẫn xuất của nó, đặc biệt với việc buôn bán sừng tê giác, hổ và các sản phẩm từ hổ Tăng cường cả về số lượng và chất lượng các cơ quan quản lý, kiểm soát việc buôn bán động thực vật hoang dã đặc biệt các khu vực gần rừng, khu vực sân bay, cửa khẩu, các tỉnh vốn là điểm nóng của săn bắt động vật hoang dã trái phép như Quảng Trị, ... PHÁP BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM 3.1 Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ động vật hoang dã Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 dành Điều 190 quy định về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm Theo đó, các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của. .. buôn bán động vật hoang dã được chú ý, phát hiện và xử lý kịp thời 3.5 Gây nuôi, phát triển động vật hoang dã Trong những năm gần đây phong trào gây nuôi, phát triển các loài động vật hoang dã diễn ra rầm rộ ở một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Nhiều loài động vật đã được gây nuôi thương mại hết sức thành công, trong đó phải kể đến các loài trăn, cá sấu, ếch nhái và khỉ đuôi... giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm Đồng thời Luật cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã Việc Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều... Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum Lập nhiều chốt kiểm tra việc vận chuyển động vật hoang dã tại quốc lộ 1A Lập hệ thống điều tra giám sát động vật hoang dã trên nhiều khu vực ở Việt Nam để có kế hoạch bảo tồn hợp lý Đưa vấn đề bảo vệ động vật hoang dã vào chương trình học phổ thông Đặc biệt chú trọng tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật của người dân các khu vực... bắt động vật trái phép Tạo việc làm cho những người dân sống gần rừng để giảm áp lực đến rừng Mở rộng sinh cảnh cho các loài động vật hoang dã thông qua việc tăng cường trồng rừng phủ xanh đất đồi trọc 20 4 KẾT LUẬN Qua những phân tích ở trên ta đã thấy được vai trò rất quan trọng của động vật hoang dã đối với cuộc sống Xác định sự gia tăng các hoạt động mua bán, săn bắt trái phép các động vật hoang dã. .. chế thuốc Đông y Nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã được là lớn nhất ở những thành phố lớn (như TP.Hồ Chí Minh và Hà Nôi), nơi tập trung nhiều doanh nhân cũng như viên chức giàu có Các tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những nơi khai thác Động vật hoang dã lớn Đường quốc lộ 1A là tuyến đường vận chuyển động vật hoang dã nhiều nhất Việt Nam Các nghiên . LUẬN Đề tài: GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA MỘT SỐ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ LỚP THÚ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG GVHD: PGS.TS VÕ VĂN PHÚ SVTH: TRƯƠNG THỊ TUYẾT LY HUẾ, 2014 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 3 2. ĐỘNG VẬT HOANG. HOANG DÃ 5 2.1 Khái niệm 5 2.2 Giá trị tài nguyên của một số động vật hoang dã 5 2.2.1 Đa dạng sinh học 5 2.2.2 Giá trị kinh tế 5 2.2.3 Những giá trị vô hình 6 2.3Thảm kịch buôn bán bất hợp pháp. các hoạt động của con người. 2.2 Giá trị tài nguyên của một số động vật hoang dã 2.2.1 Đa dạng sinh học Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh