1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý tài NGUYÊN KHOÁNG sản ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

94 414 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 41,61 MB

Nội dung

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh QuảngNgãi, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, UBND các xã, phường thuộcThành phố Quảng Ngãi và các doanh nghiệp ho

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN ĐOÀN TÂM THƯ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN VĂN CANH

Thừa Thiên Huế, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác, nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì đều cótrích dẫn cụ thể, rõ ràng

Tác giả Luận văn

Nguyễn Đoàn Tâm Thư

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên khoángsản ở thành phố Quảng Ngãi” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văntốt nghiệp, sau hai năm theo học chương trình cao học chuyên ngành Quản lý Tàinguyên và Môi trường tại trường Đại học Khoa học Huế

Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiêntôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Canh - Thầy đã trựctiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luậnvăn này Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đạihọc, Khoa Sinh học và các thầy cô của Trường Đại học Khoa học Huế đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh QuảngNgãi, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, UBND các xã, phường thuộcThành phố Quảng Ngãi và các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trênđịa bàn đã tạo điều kiện giúp đỡ về số liệu để tôi hoàn thành luận văn

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót,

vì vậy tôi rất mong sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn để luận văn được hoànthiện hơn

Huế, tháng 7 năm 2018

Người thực hiện luận văn

Nguyễn Đoàn Tâm Thư

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG i

DANH MỤC CÁC HÌNH ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

6 Kết cấu của luận văn 5

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu 6

1.1.2 Trình tự cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản 8

1.1.3 Vai trò của tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội 9

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản và nguyên tắc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả 10

1.2 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 11

1.2.1 Các văn bản pháp lý cấp Nhà nước 11

1.2.2 Các văn bản quy định cấp địa phương 12

1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 13

1.3.1 Tình hình quản lý khai thác sử dụng khoáng sản ở Việt Nam 13

1.3.2 Tình hình quản lý khai thác sử dụng khoáng sản ở tỉnh và khu vực nghiên cứu .14

Trang 5

Chương 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN

KHOÁNG SẢN Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI 17

2.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI 17

2.1.1 Vị trí địa lý 17

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 18

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 22

2.2 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 29

2.2.1 Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường 29

2.2.2 Khoáng sản kim loại 34

2.3 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 37

2.3.1 Hiện trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 37

2.3.2 Hiện trạng sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 43

2.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 45

2.4.1 Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản và phục hồi môi trương sau khai thác 45

2.4.2 Công tác quản lý nhà nước về môi trường, phục hồi môi trường tại các khu vực hoạt động khai thác khoáng sản 49

2.5 CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 51

2.5.1 Bộ máy tổ chức và công tác ban hành văn bản về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản 51

2.5.2 Công tác quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường 54

2.5.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khoáng sản 57

2.5.4 Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác 57

2.5.5 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong hoạt động khoáng sản 58

2.5.6 Các nghĩa vụ tài chính trong hoạt động khai thác khoáng sản 59

2.5.7 Ý kiến của các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn nghiên cứu 61

Trang 6

2.5.8 Những tồn tại, hạn chế 62

Chương 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI 65

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 65

3.1.1 Cơ sở pháp lý 65

3.1.2 Cơ sở thực tiễn 65

3.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 66

3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách quản lý 66

3.2.2 Nhóm giải pháp thực thi 68

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 71

1 KẾT LUẬN 71

2 KIẾN NGHỊ 71

3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC

Trang 7

đoạn 2013 – 2017 40Bảng 2.4 Danh sách giấy phép khai thác khoáng sản đá bazan làm phụ gia xi măng

được cấp trong giai đoạn 2013 – 2017 42Bảng 2.5 Tổng hợp các mỏ cát được quy hoạch trên sông Trà Khúc giai đoạn

2017 – 2025 55Bảng 2.6 Tổng hơp các mỏ đất đắp được quy hoạch giai đoạn 2017 – 2025 55Bảng 2.7 Tổng hợp thu ngân sách từ hoạt động khai thác khoáng sản 60

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Được thu nhỏ từ bản đồ hành chính thành phố Quảng Ngãi tỷ lệ 1:65.000 .18Hình 2.2 Cơ cấu sử dụng đất năm 2017 của thành phố Quảng Ngãi 21Hình 2.3 Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố trong năm 2017 23Hình 2.4 Sông Trà Khúc đoạn chảy qua thành phố Quảng Ngãi (lấy từ ảnh vệ tinh) .30Hình 2.5 Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu thành phố Quảng Ngãi (thu nhỏ từ

bản đồ địa chất thành phố Quảng Ngãi tỷ lệ 1:50.000) 36Hình 2.6 Bản đồ các mỏ vật liệu xây dựng thông thường được cấp phép (Tính đến

ngày 31/12/2017 (bản đồ được thu nhỏ từ bản đồ quy hoạch khoáng sản thành phố Quảng Ngãi tỷ lệ 1:50.000) 43Hình 2.7 Bãi tập kết cát ở tổ 24, phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi 45Hình 2.8 Sự xuống cấp và ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển khoáng

sản trên địa bàn xã Tịnh Thiện 46Hình 2.9 Ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản (mỏ đất san lấp núi Làng) 46Hình 2.10 Tháo dỡ đường công vụ để thoát lũ trước mùa mưa trên sông Trà Khúc

47Hình 2.12 Khai thác đất đồi chưa được phục hồi môi trường tại núi Sừng Trâu,

Tịnh Ấn Đông 48Hình 2.13 Khai thác đất đồi tạo vách dựng đứng tại núi Gò Dê 49Hình 2.14 Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường và phục

hồi môi trường trong khai thác khoáng sản 50Hình 2.15 Bản đồ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thành

phố Quảng Ngãi được thu nhỏ tỷ lệ 1: 50.000 56

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Hội đồng nhân dânKhoáng sản

Mục tiêu Quốc giaMột thành viênNhà xuất bảnTài nguyên và Môi trườngTrách nhiệm hữu hạnThành phố

Uỷ ban nhân dân

Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khoáng sản là nguồn tài nguyên không tái tạo, là một trong những nguồn lựcquan trọng của mỗi quốc gia Khai thác khoáng sản mang lại nhiều nguồn lợi lớncho xã hội, song cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi trường sinh thái Vìvậy khoáng sản cần được đánh giá, thăm dò, quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lýđảm bảo phát triển bền vững

Thành phố Quảng Ngãi là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí nằm về phía Đông Bắc của tỉnh với tổngdiện tích tự nhiên 15.904 ha, được chia thành 23 đơn vị hành chính bao gồm 9phường và 14 xã Tài nguyên khoáng sản của thành phố không nhiều, trước năm

2014 khoáng sản chủ yếu là cát, sỏi lòng sông Từ ngày 01/4/2014, thực hiện Nghịquyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về mở rộng địa giới hànhchính thành phố ngoài tài nguyên khoáng sản là cát, sỏi còn có thêm đất đắp san lấp,

đá làm phụ gia ngành xây dựng,… Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước vềkhoáng sản tại địa bàn Quảng Ngãi luôn được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo.Hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản từng bước đi vào nề nếp Tuy nhiên, tốc

độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh kéo theo nhu cầu khoáng sản làm vậtliệu san lấp, xây dựng tăng Điều này dẫn đến hoạt động thăm dò, khai thác khoángsản trên địa bàn thành phố đang diễn ra hết sức sôi nổi và phức tạp, ít nhiều gây khókhăn cho công tác kiểm tra, quản lý, bảo vệ khoáng sản của các cấp chính quyền

Một thực tế hiện nay, khoáng sản ở thành phố chủ yếu được cấp phép các dự

án trọng điểm của thành phố và tỉnh, trong khi nhu cầu vật liệu xây dựng các dự ánnhỏ và dân dụng cao nhưng chưa được cấp phép Do đó tình trạng khai thác khoángsản trái phép hoặc khoáng sản được cấp phép phục vụ dự án nhưng lại bán ra ngoài,gây thất thoát nguồn tài nguyên của quốc gia, thất thu ngân sách nhà nước và tạonên dư luận không tốt trong nhân dân

Đứng trước thực trạng nói trên, cơ quan quản lý ở địa phương đã tổ chứcphối hợp lực lượng của các ngành có liên quan, tổ chức truy quét hoạt động khai

Trang 11

thác khoáng sản trái phép và tìm các biện pháp để quản lý tài nguyên khoáng sản đãđược cấp phép cũng chưa cấp phép một cách hiệu quả Tuy nhiên, việc tổ chức truyquét chỉ mang tính chất tạm thời, không bền vững và cũng không giải quyết dứtđiểm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, vì vậy việc thất thoát, lãng phí tàinguyên khoáng sản vẫn luôn là vấn đề nhức nhối hiện nay.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản, nhưng đề tài nghiêncứu về khoáng sản trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi còn rất ít Công tác quyhoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tại địa phương còn tồn tại nhiềubất cập, chưa hợp lý, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trong hoạt độngkhoáng sản và tác động xấu đến môi trường

Xuất phát từ thực tế và nhu cầu khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội củađịa phương đã thúc đẩy việc chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải phápquản lý tài nguyên khoáng sản ở thành phố Quảng Ngãi” được đặt ra và kết quả của

đề tài sẽ giúp giải quyết những vấn đề bức xúc nêu trên là hết sức cần thiết, trongcông tác quản lý tài nguyên khoáng sản ở cấp địa phương

2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan các cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước tàinguyên khoáng sản của Việt Nam, tỉnh và thành phố Quảng Ngãi;

Trang 12

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt độngkhai thác hiện nay ở thành phố Quảng Ngãi;

- Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên khoáng sản ở thành phố Quảng Ngãi

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thànhphố bao gồm: cát, sỏi lòng sông, đất đồi làm vật liệu san lấp, đá bazan (làm phụ gia

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian được giới hạn trong phạm vi hành chính của thành phốQuảng Ngãi: điều tra khảo sát thực địa để nắm được số liệu thực tế về các mỏkhoáng sản và các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản; làm việc vớiđơn vị quản lý nhà nước về khoáng sản ở cấp địa phương, thành phố và tỉnh

- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên cơ sở tài liệu thu thập đượctrong khoảng thời gian từ cuối năm 2013 đến năm 2017

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các loại khoáng sản thuộc thẩmquyền cấp phép của UBND tỉnh, nằm trong phạm vi hành chính của thành phốQuảng Ngãi

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu

- Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội và các nguồn tài nguyên

- Thu thập các thông tin về hiện trạng và chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

- Thu thập các thông tin về quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Trang 13

4.2 Phương pháp khảo sát thực địa

- Tiến hành khảo sát thực địa nhằm mục đích thu thập tư liệu, số liệu thực tế

- Sử dụng bản đồ và một số thiết bị công nghệ (GPS cầm tay) để nghiên cứunhững vị trí bị thay đổi do hoạt động khai thác khoáng sản

4.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Thống kê và xử lý các số liệu về: trữ lượng khoáng sản, khối lượng khaithác, kết quả phân tích chất lượng môi trường tại các khu vực khai thác khoáng sảnbằng bảng tính Excel…

4.4 Phương pháp điều tra xã hội học

Nhằm lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đã và đang hoạt động khai tháckhoáng sản trên địa bàn thành phố; cơ quan quản lý nhà nước liên quan cấp xã vàngười dân địa phương khu vực có hoạt động khai thác

4.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Nhằm tham khảo ý kiến chuyên gia là người hướng dẫn khoa hoc, các nhàkhoa học của trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, các cán bộ chuyên môn củaUBND thành phố Quảng Ngãi, về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp khaithác khoáng sản trên địa bàn để xem xét tính khả thi của các giải pháp được đề xuấtsau khi nghiên cứu

Kết quả thu được là cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng công tác quản lý, khaithác, sử dụng khoáng sản và là căn cứ nhằm đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa khoa học

Nội dung của luận văn đóng góp một phần cơ sở khoa học, là tài liệu thamkhảo cho các nghiên cứu khác khi nghiên cứu về khoáng sản trên địa bàn thành phốQuảng Ngãi và khu vực lân cận

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài này sẽ cung cấp thông tin, tài liệu về hiện trạng thăm dò,đánh giá trữ lượng khoáng sản và hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản tại thànhphố Quảng Ngãi, đồng thời đưa ra được các giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quảcho địa phương

Trang 14

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa Luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Hiện trạng quản lý khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản ởthành phố Quảng Ngãi

Chương 3 Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên khoáng sản ở thành phốQuảng Ngãi

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

- Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện củanhà nước, gắn với chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp Quản lýnhà nước tiếp cận với nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hoạt động: Hoạt động lậppháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của hệthống hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp [4]

- Quản lý hành chính nhà nước: Trong quản lý nhà nước nói chung, hoạtđộng quản lý hành chính là hoạt động có vị trí trung tâm, chủ yếu Đây là hoạt động

tổ chức và điều hành để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của nhànước trong quản lý xã hội.[4]

Có thể hiểu: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hànhpháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhànước trên cơ sở pháp luật đối với hành vi hoạt động của con người và các quá trình

xã hội, do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở

tiến hành để thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.[4]

1.1.1.2 Quản lý nhà nước về khoáng sản

- Khoáng sản

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể

rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật,khoáng chất ở bãi thải của mỏ [17]

- Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản: Là hoạt động nghiên cứu, điều tra

Trang 16

về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điềukiện, quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sảnlàm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dò khoáng sản [17]

- Hoạt động khoáng sản: Bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt độngkhai thác khoáng sản [17]

+ Thăm dò khoáng sản: Là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượngkhoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản [17]

+ Khai thác khoáng sản: Là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồmxây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liênquan [17]

- Quản lý nhà nước về khoáng sản: Là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng

cơ bản của khoáng sản nhằm nắm chắc về trữ lượng, chất lượng từng loại khoángsản ở từng vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất

về quy hoạch khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản trong cả nước

từ Trung ương tới địa phương làm cho người khai thác, sử dụng hiểu được pháp luật

và thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật về khoáng sản [17]

1.1.1.3 Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

Theo khoản 1, Điều 64, Luật khoáng sản số 60/2010/QH12: Khoáng sản làmvật liệu xây dựng thông thường bao gồm:

- Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc

có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưngkhông đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, cácloại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng,vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

- Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc

có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng khôngđạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặckhông đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtViệt Nam;

Trang 17

- Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma(trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiếnmica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tựsinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tínhtrữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm

đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xâydựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

- Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứakhoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;

- Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong khôngchứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;

- Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không

đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốplát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

- Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêuchuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệtheo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

1.1.2 Trình tự cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản

Thực hiện các quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản về thẩm quyền cấpgiấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản; Điều 48 về thủ tục cấp, gia hạn,trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dòkhoáng sản; Điều 60 thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trảlại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản; Quyết định số 2179/UBNDngày 13/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc công bố thủ tục hành chínhmới ban hành trong lĩnh vực khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tàinguyên và Môi trường Sau khi nhận được hồ sơ từ bộ phận một cửa, hồ sơ đượcLãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý, giao Phòng Khoáng sản có tráchnhiệm kiểm tra hồ sơ liên quan về tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, nếu đảmbảo, tham mưu Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh ban hành quyết định

Trang 18

cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Quyết định phê duyệt trữ lượng, Giấy phép khaithác khoáng sản (trường hợp cần thiết sở Tài nguyên và Môi trường tham mưuUBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định Đề án thăm dòkhoáng sản, Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản).

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cần phải sửa chữa thì sở Tài nguyên và Môitrường thông báo chủ đầu tư chỉnh sửa và nộp lại cho Sở Tài nguyên và Môi trường

để làm các thủ tục chuyên môn theo quy định [35]

1.1.3 Vai trò của tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Có thể nói khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệtđối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta Trong sự phát triển của xã hội loàingười nói chung, sản xuất nói riêng, nguyên liêu khoáng được sử dụng vào rất nhiềulĩnh vực khác nhau của đời sống con người như:

- Quặng sắt và than đá là cơ sở của công nghiệp luyện kim đen, là nền tảngcủa nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác như chế tạo máy, xây dựng

- Đồng, chì, kẽm, thiếc, nhôm và nhiều kim loại màu khác có ý nghĩa to lớnđối với công nghiệp nặng như chế tạo động cơ, máy móc, thuyền tàu, máy bay,quốc phòng và các lĩnh vực dân dụng

- Than đá, dầu mỏ và khí đốt là nguồn năng lượng và nguyên liệu cho nhiềungành công nghiệp hóa học

- Nhiều loại khoáng chất công nghiệp như lưu huỳnh, pyrit, muối,photphat, là nguyên liệu của công nghiệp hóa chất và phân bón phục vụ sản xuấtnông nghiệp và phát triển nông thôn

- Các đá và khoáng chất công nghiệp khác như đá vôi, sét, đá, cát, cuội sỏi,

để làm nguyên liệu sản xuất xi măng hoặc vật liệu xây dựng tự nhiên

- Các nguyên tố phóng xạ (U, Th, Ra, ) đã và đang đươc sử dụng vì mục

đích hòa bình dưới dạng các nhà máy điện nguyên tử, tàu phá băng [12]

Sự phân bố không đồng đều các mỏ khoáng trên Trái đất và theo từng khuvực, từng quốc gia có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Vì vậy, trên thế giới, một số nước độc quyền về một số loại khoáng sản thì nền kinh

tế quốc gia trở nên phát triển vững mạnh nhờ việc khai thác và sử dụng chúng

Trang 19

Chẳng hạn như vàng ở Nam Phi; molipden ở Mỹ và Liên xô (cũ); thủy ngân ở TâyBan Nha và Italia; vonfram ở Trung Quốc; thiếc ở các nước Đông Nam Á; dầu mỏ

ở các nước Trung Đông và Nga; mangan ở Ucraina; đồng ở Chilê,… [13]

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản

và nguyên tắc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả.

1.1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản

Kết quả công tác điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến naycho thấy nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên5.000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau; có một số loài khoáng sản

có quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lược và là nguồn lực

để phát triển kinh tế - xã hội đất nước [3] Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng tàinguyên khoáng sản của nước ta cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể như sau:

+ Trữ lượng khoáng sản nhỏ: tuy nước ta có 60 loại khoáng sản khác nhauvới hơn 5.000 mỏ nhưng hầu hết trữ lượng các loại khoáng sản của ta đều nhỏ sovới thế giới (nhỏ hơn 5% trữ lượng của khoáng sản đó ở trên toàn thế giới) cho nênviệc khai thác khoáng sản ở nước ta chỉ phù hợp với quy mô nhỏ và vừa

+ Điều kiện khai thác nhiều mỏ khoáng sản rất khó khăn, điển hình khai thácdầu mỏ ở biển Đông Vì các mỏ dầu khí đều nằm sâu dưới đáy biển từ 3000 -4000m cho nên phải nhờ vào kĩ thuật nước ngoài rất tốn kém, nhiều mỏ khoáng sảnlại phân bố gần biên giới: bôxit (Lạng Sơn) hoặc nằm dưới cánh đồng lúa (than nâu

ở Đồng Bằng Sông Hồng)…Những mỏ này không những rất khó khai thác mà khikhai thác sẽ làm cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên khác

+ Hàm lượng các chất khoáng sản rất phức tạp như đồng lẫn chì, vàng lẫnbạc…cho nên phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại, tiên tiến mới có thể tinh luyệncho ra sản phẩm có hàm lượng tính quặng cao

+ Khoáng sản nước ta phân bố rất phân tán, mất cân đối giữa miền Bắc vàmiền Nam, giữa đất liền với biển, cho nên khi phát triển công nghiệp ở miền Namphải chi phí lớn để vận chuyển khoáng sản từ miền Bắc vào như: vận chuyển than

đá, đá vôi Các mỏ khoáng sản trên đất liền thì đã được khai thác từ lâu và đang có

xu thế cạn kiệt, còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác

Trang 20

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt vànhiều thiên tai cho nên khi khai thác khoáng sản dễ làm đảo lộn hệ sinh thái gây ônhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khác.

1.1.4.2 Nguyên tắc khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản

Dựa trên chủng loại tài nguyên khoáng sản, nhu cầu của địa phương và điềukiện kinh tế - xã hội mà nguyên tắc khai thác và sử dụng khoáng sản như sau: [12]

- Khoáng sản là nguồn tài nguyên không thể tái tạo, tồn tại khách quan theocác qui luật của tự nhiên; vì vậy, khoáng sản phải được điều tra, thăm dò có hệthống và theo quy định Việc khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sảnphải hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, nhằm bảo đảm

sự phát triển ổn định và bền vững kinh tế xã hội của đất nước

- Việc khai thác chế biến khoáng sản ưu tiên cho các doanh nghiệp có tínhchuyên nghiệp và các dự án đầu tư chế biến sâu với công nghệ hiện đại, sử dụng laođộng địa phương

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thăm dò, khai thác vàchế biến khoáng sản, kể cả đầu tư nước ngoài, trên cơ sở các quy định về kĩ thuật khaithác, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên, môi trường theo quy định của pháp luật

- Sắp xếp lại trật tự trong các hoạt động khoáng sản, đảm bảo lợi ích hợp lý lợiích của nhà nước, của doanh nghiệp và của nhân dân ở những vùng có khoáng sản

- Xây dựng chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp ứng dụng quy trình sản xuấtmới, ít tiêu hao năng lượng, thân thiện với môi trường

1.2 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

1.2.1 Các văn bản pháp lý cấp Nhà nước

- Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật hhoáng sản;

- Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

Trang 21

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của BộTNMT về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

- Nghị định 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 qui định Chính phủ ban hànhNghị định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

- Thông tư 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09/9/2014 của Bộ TNMT và

Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch quy định chi tiết một số điều của Nghị định số22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giáquyền khai thác khoáng sản

1.2.2 Các văn bản quy định cấp địa phương

Thực hiện các văn bản của Nhà nước, từ thực tế của địa phương, UBND tỉnh

có các văn bản chỉ đạo điều hành như sau:

- Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND ngày 02/10/2009 của UBND tỉnh, banhành Quy định về trình tự thủ tục và phân cấp quản lý trong hoạt động khoáng sảntrên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Quyết định số 211/QĐ-UBND ngày 13/12/2010 của UBND tỉnh về việcquy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xâydựng thông thường và sản xuất xi măng đến năm 2020;

- Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 12/8/2013 của UBND tỉnh banhành Qui định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Công văn số 4349/UBND-NNTN ngày 28/10/2013 của UBND tỉnh về việctăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh về phêduyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựngthông thường tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

về việc ủy quyền cho UBND huyện, thành phố tổ chức đấu giá, quản lý, cấp giấyphép khai thác các điểm bồi tụ cát, sỏi lòng sông; quản lý, cấp giấy phép khai thác

đá chẻ; khai thác cát, sỏi lòng sông và cát nhiễm mặn bằng phương pháp thủ côngđối với khu vực khoáng sản không nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác khoángsản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh;

Trang 22

- Quyết định số 989/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh QuảngNgãi về việc ban hành phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trênđịa bàn tỉnh.

1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

1.3.1 Tình hình quản lý khai thác sử dụng khoáng sản ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khoáng sản là một nguồn lựcquan trong để phát triển, do vậy quản lý nhà nước về khoáng sản luôn được Chính phủxác định là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội hàng năm

Hiện nay ở nước ta, khai thác khoáng sản cũng như quản lý nhà nước về khaithác khoáng sản đang được quan tâm và chú trọng nghiên cứu bởi nhiều cấp, nhiềungành, nhiều tác giả, dưới nhiều góc độ khác nhau

Cụ thể có một số công trình và tài liệu cụ thể sau:

- Tổng cục địa chất Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt

Nam, Viện Tư vấn Phát triển, 2010, Báo cáo nghiên cứu đánh giá Thực trạng về

quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam Nghiên cứu đã nêu

được tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam, thực trạng, kết quả quản lý và sửdụng tài nguyên khoáng sản, bất cập và nguyên nhân, từ đó đề xuất các kiến nghị

- Nguyễn Đình Dũng, 2012, Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp

quản lý môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ ngành khoa học môi trường,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn đã nghiên cứu một số nội dung vềkhai thác quặng sắt, hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau, huyệnĐồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ và dự báocác tác động đến môi trường do hoạt động của mỏ, đề xuất các giải pháp kỹ thuật vàgiải pháp quản lý nhằm cải thiện môi trường khu vực mỏ

- Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2013, Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp

lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0-30m nước) tỉnh Sóc Trăng,

Luận văn thạc sỹ khoa học địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.Luận văn đã nêu được một số nội dung liên quan đến khoáng sản, hiện trạng khai

Trang 23

thác khoáng sản Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, hiện trạng khai thác và tác độngcủa hoạt động khoáng sản tại Núi Phao, trên cơ sở đó đề xuất một số giải phápnhằm bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác.

- Huỳnh Thị Phương Thảo, 2016, Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp

quản lý, khai thác cát xây dựng trên sông Vu Gia, đoạn qua huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ quản lý tài nguyên và môi trường, Trường Đại học

Khoa học – Đại học Huế

- Trung tâm con người và thiên nhiên đã tiến hành nghiên cứu và có các côngtrình nghiên cứu về khai thác khoáng sản như:

Trần Thanh Thủy và cộng sự, 2012, Khoáng sản – Phát triển – Môi trường:Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Mỹ Thuật Báo cáo cho thấy,bên cạnh những tác động tích cực lên phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạtđộng khai thác tài nguyên khoáng sản còn có những mặt trái, ảnh hưởng tiêu cực lêncon người, môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên Báo cáo cũng đưa ra các khuyếnnghị chính sách cho ngành khai thác khoáng sản

Lê Quang Thuận và cộng sự, 2015, Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả

quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội.

Nghiên cứu và rà soát các chính sách thu hiện hành, đánh giá công tác quản lý thuliên quan đến lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tếnhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong việc quản lý thu ở Việt Nam.Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách thu và công tácquản lý thu

1.3.2 Tình hình quản lý khai thác sử dụng khoáng sản ở tỉnh và khu vực nghiên cứu

1.3.2.1 Tình hình nghiên cứu điều tra địa chất, khoáng sản

Hiện nay đã có một vài đề tài nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản của tỉnhQuảng Ngãi như nghiên cứu về cấu tạo địa chất, sự hình thành, phân bố khoáng sản,khảo sát, thăm dò trữ lượng khoáng sản Hầu hết các đề tài đã tìm hiểu rõ các đặc điểm

kỹ thuật, đặc điểm phân bố của các loại tài nguyên khoáng sản, cũng như hiệu quả củaviệc sử dụng tài nguyên khoáng sản dùng trong sản xuất vật liệu xây dựng, đề xuất

Trang 24

được nhiều giải pháp sử dụng hiệu quả các loại tài nguyên khoáng sản cũng như đánhgiá được tiềm năng sử dụng của các loại tài nguyên được nghiên cứu, cụ thể:

Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lương và cộng sư, 1976-1982, khi thành lập tờbản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phần phía Nam đã xếp các đá biến chất trong khuvực vào các hệ tầng Sông Tranh, hệ tầng Tăc Pỏ thuộc phức hệ Ngọc Linh có tuổiProterozoi Các đá magma cũng được phân chia ra các phức hệ Chu Lai, Hải Vân,Chal Van, v.v…

Nguyễn Văn Trang và các cộng sự Đoàn Địa chất 206, 1978 - 1985, tiếnhành thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 cụm tờ Huế - Quảng Ngãi đã phânchia các đá biến chất thuộc hệ tầng sông Tranh thành 2 hệ tầng Sông Re và Đắc Mi.Ngoài ra, còn có hệ tầng Tắc Pỏ, hệ tầng Khâm Đức Đá magma cũng phân ra nhiềuphức hệ, đồng thời cũng dự kiến được những diện tích có liên quan đến khoáng sảncần được quan tâm

Thân Đức Duyện và các cộng sự Đoàn Địa chất 20B - Liên đoàn Địa chấtMiền Nam, 1996 - 1999, tiến hành đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoángsản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Quảng Ngãi Ở thời điểm này việc phân chia các thànhtạo biến chất có chi tiết hơn như các đá biến chất thuộc hệ tầng Sông Re phân bố ởQuảng Ngãi được chia ra làm 2 hệ tầng là hệ tầng Ba Điền và hệ tầng Sơn Kỳ thuộcloạt Sông Re; Các đá biến chất của hệ tầng Khâm Đức ở Quảng Ngãi đổi lại tên là

hệ tầng Tiên An thuộc loạt Khâm Đức Về quặng hoá cũng đã phát hiện và làm rõđược nhiều điểm khoáng sản như đồng, vàng ở suối Nùng, xã Sơn Kỳ; Sơn Cao,huyện Sơn Hà; Trà Thuỷ, huyện Trà Bồng; volfram, vàng ở Xuân Thu, huyện MinhLong, v.v…

1.3.2.2 Quản lý khai thác sử dụng khoáng sản ở tỉnh và khu vực nghiên cứu.

Tại vùng nghiên cứu cho đến nay chưa có các công trình nào công bố liênquan đến lĩnh vực nghiên cứu Tuy vậy, một số tài liệu có liên quan đến luận vănnhư sau:

- Liên Đoàn 505 – Liên Đoàn Địa chất Trung Trung bộ, 2017, Báo cáo quy

hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vât liêu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Trang 25

- Trần Văn Thảo và cộng sự, 2012, Báo cáo đề tài khoa học Điều tra, đánh

giá puzơlan trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đề xuất giải pháp thăm dò, khai thác và

sử dụng hợp lý tài nguyên.

- Nguyễn Kim Long, 2012, Báo cáo đề tài khoa học Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin bản đồ địa chất khoáng sản để phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch, đầu tư phát triển khai thác khoáng sản tỉnh Quảng Ngãi.

- Đoàn Hùng Chương, 2010, Đánh giá tiềm năng đá xây dựng khu vực phía đông tỉnh Quảng Ngãi và định hướng sử dụng, Luận văn thạc sỹ địa chất, trườngĐại học Mỏ

- Nguyễn Văn Thuấn và cộng sự, 2006, Báo cáo tổng hợp, biên hội bản đồ

địa chất và khoáng sản tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp đầu tư, thăm dò khai thác, sử dụng hợp lý một số loại tài nguyên khoáng sản có thế mạnh.

- Nguyễn Phong và cộng sự, 2006, Báo cáo đề tài khoa học Xác định, khoanh

vùng các mỏ vật liệu xây dựng phù hợp với từng loại mặt đường ô tô trong tỉnh.

Bên cạnh đó là các báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xâydựng thông thường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi Tuy nhiên, các công trìnhnghiên cứu chỉ đề cập đến quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung, khoáng sảnlàm vật liệu xây dựng thông thường nói riêng ở góc độ lý luận và thực tiễn, nhưngtrên phạm vi rộng, chưa đi sâu phân tích khoanh vùng các loại khoáng sản cũng như

đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu mộtcách hệ thống, đầy đủ khung lý thuyết lý quản lý nhà nước về khai thác và sử dụngkhoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở thành phố Quảng Ngãi Do vậy,tác giả chọn đề tài đã nêu nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao vai trò của quản lýnhà nước trong hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản, nhất là khoángsản làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực nghiên cứu

Vậy trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về khoáng sản, tầm quan trọng củatài nguyên khoáng sản, tình hình nghiên cứu khai thác sử dụng tài nguyên khoángsản của tỉnh và khu vực trong những năm qua là tiền đề để nghiên cứu, đánh giáhiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản của thành phố Quảng Ngãitrong chương 2

Trang 26

Chương 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG

TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

2.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

2.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Quảng Ngãi là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, vănhóa, khoa học kỹ thuật và an ninh - quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi; thành phốQuảng Ngãi nằm vị trí gần như trung độ của tỉnh (cách địa giới tỉnh về phía Bắc 28

km, phía Nam 58 km, phía Tây 57 km, cách bờ biển 10 km); cách thành phố ĐàNẵng 123 km về phía Tây Bắc; cách thành phố Quy Nhơn 170 km về phía ĐôngNam; cách thành phố Hồ Chí Minh 821 km về phía Nam và cách Thủ đô Hà Nội

889 km về phía Bắc Vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộQuốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam)

Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 15.904 ha Giới cận như sau: Phía Đônggiáp biển Đông; Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Sơn Tịnh; Phía Nam và TâyNam giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Mộ Đức; Phía Bắc giáp huyện Bình Sơn;thành phố vừa có núi, sông, biển, xen lẫn giữa nông thôn và thành thị Thành phố có

23 đơn vị hành chính cấp xã (9 phường, 14 xã) [31]

Trang 27

Hình 2.1 Được thu nhỏ từ bản đồ hành chính thành phố Quảng Ngãi tỷ lệ 1:65.000

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1 Địa hình

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Trà Khúc nên thành phố Quảng Ngãi cóđịa hình khá bằng phẳng, ít phức tạp hơn so với các huyện đồng bằng trong tỉnh.Địa hình có dạng đồng bằng hẹp xen kẽ các quả đồi bát úp Các đồi bát úp có đỉnh

Trang 28

bằng phẳng dốc về 4 phía với độ dốc từ 5-15% Cao độ cao nhất 108,6 m (khu vựcnúi Thiên Ấn) Khu vực đồng bằng có cao độ trung bình từ 4,5  9,0 m, cao độthấp nhất 0,3 m Địa hình có hướng dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc đến Nam với

độ dốc trung bình khoảng 0,02 % Nhìn chung địa hình của thành phố Quảng Ngãi

có độ dốc theo 02 phía: Đông và Nam, nhưng chủ yếu dốc dần về phía Đông (địahình tương đối cao tập trung ở các phường Quảng Phú, Nghĩa Lộ và thấp dần đến

xã Nghĩa An, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê và Tịnh Hòa) [31]

2.1.2.2 Khí hậu

* Nhiêt độ tỉnh Quảng Ngãi nói chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêngnằm trong vùng khí hậu miền Trung Trung Bộ, có nền nhiệt độ cao và ít biến động.[30] Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 6, 7 có thể đạt tới 28  29OC,tháng có nhiệt độ bình quân nhỏ nhất là tháng I Chênh lệch nhiệt độ giữa thángnóng nhất và tháng lạnh nhất từ 67OC

- Mùa Đông: ít lạnh, nhiệt độ trung bình mùa đông 19OC, nhiệt độ cực tiểutuyệt đối không xuống dưới 11OC

- Mùa hè: Mùa hè nhiệt độ cao khá đồng đều, trên toàn vùng có 4 tháng nhiệt

độ trung bình vượt quá 28OC

- Nhiệt độ cao nhất 41,4OC

- Nhiệt độ trung bình năm 25,7OC

* Lượng mưa là một yếu tố khí hậu đáng quan tâm đối với các tỉnh miềntrung, theo số liệu thống kê mưa cho thấy lượng mưa trung bình năm tại khu vựcthành phố Quảng Ngãi khoảng 2428,4 mm Nếu phân chia biến động của mưa theomùa thì ở đây có thể chia ra thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô [31]

- Mùa mưa ngắn và khá lớn, mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII hàngnăm, lượng mưa chiếm từ 70  80% lượng mưa cả năm Hai tháng mưa lớn nhất làtháng IX và tháng X có lượng mưa vào cỡ 600  900 mm/tháng Mùa mưa trùngvới thời kỳ gió mùa Đông Bắc và bão trên biển Đông

- Mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII với lượng mưa chỉ chiếm 30 50% tổng lượng mưa hàng năm Tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là tháng IIvới lượng mưa chỉ chiếm 1  2% lượng mưa cả năm

Sự phân bố mưa trong năm không đồng đều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước

Trang 29

sinh hoạt và tưới cho nông nghiệp trong mùa khô và gây ra ngập lụt trong mùa mưa.

Đó là điều không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dântrong vùng

* Nắng, tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 2000 - 2200 giờ, từ tháng 3đến tháng 9 là thời kỳ nắng nhiều, trung bình tháng khoảng 250 giờ nắng Từ tháng

9 đến tháng 2 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình tháng khoảng 100 - 180 giờnắng [31]

* Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm vào khoảng 82%, những tháng

có độ ẩm cao nhất trong năm là từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau [31]

* Gió, thành phố Quảng Ngãi nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậunhiệt đới gió mùa Trong thời kỳ mùa lạnh hướng gió thịnh hành từ Bắc đến ĐôngBắc kèm theo không khí lạnh, vào mùa hè chịu sự ảnh hưởng của gió Đông vàĐông Nam [31]

2.1.2.3 Thủy văn

Thành phố Quảng Ngãi có 03 con sông chính chảy qua là Sông Trà Khúcchảy ra cửa Đại, sông Hầm Giang chảy ra cửa Sa Kỳ và Sông Bàu Giang chảy rasông Phú Thọ đi ra cửa Đại Sông Trà Khúc ở phía Bắc thành phố, đây là con sônglớn của tỉnh, lưu lượng nước bình quân 800m3/s, là nguồn cung cấp nước ngọt chủyếu cho thành phố Do đặc điểm của lưu vực về mùa lũ dòng chảy có vận tốc lớn, lũtập trung nhanh đổ xuống đồng bằng trong khi đó vùng đồng bằng sông có độ dốcnhỏ, lòng sông thường bị bồi và co hẹp dẫn đến khả năng tiêu thoát lũ kém Đại bộphận dòng chảy lũ đến Thạch Nham đã chảy tràn bờ và gây ngập lụt cho toàn bộ hạlưu sông Ở thành phố vào mùa mưa nước sông dâng cao thường gây ngập lụt ở xãNghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Khê

Sông Bàu Giang ở phía Nam thành phố (là ranh giới giữa thành phố vàhuyện Tư Nghĩa) Tuy là con sông nhỏ nhưng cũng góp phần quan trọng cung cấpnguồn nước mặt dồi dào cho thành phố [31]

2.1.2.4 Các nguồn tài nguyên

Trang 30

* Tài nguyên đất

Theo “Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất thành phố Quảng Ngãi giaiđoạn 2010 - 2020”, tổng diện tích tự nhiên của thành phố Quảng Ngãi là 15.903,97 ha(tính đến ngày 01/04/2014) Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 7.991,04 ha, chiếm50,24% tổng diện tích tự nhiên; tiếp đó là đất phi nông nghiệp với 7.159,43 ha chiếm

45,02%; đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ với 753,50 ha chiếm 4,74% [31]

50.24%

45.02%

4.74%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 2.2 Cơ cấu sử dụng đất năm 2017 của thành phố Quảng Ngãi

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt chủ yếu do hai con sông chính là sông Trà Khúc và sôngBàu Giang, cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào cho thành phố đáp ứng được nhu cầucho phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt dân cư Cũng nhờ 2 con sông Trà Khúc

và sông Bàu Giang chảy qua địa bàn nên mạch nước ngầm của thành phố khá phongphú, có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, đảm bảo tốt cho việc phục vụ dân sinh cũngnhư sản xuất Hiện nhà máy nước Quảng Ngãi sử dụng mạch nước ngầm nông củasông Trà Khúc để khai thác nước phục vụ công nghiệp và dân sinh với công suấtkhoảng 16.000 m3/ngày đêm [31]

* Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thành phố không có các loại khoáng sản quý hiếm chỉ có cát,sỏi trên sông Trà Khúc và các loại đất đắp, đá làm vật liệu xây dưng thông thường.Hiện nay nguồn khoáng sản này đang được khai thác cung cấp cho nhu cầu xâydựng, san lấp của thành phố và các huyện lân cận như Tư Nghĩa, Sơn Tịnh [31]

* Tài nguyên rừng và thảm thực vật

Trang 31

Theo kết quả thống kê đến tháng 11/2017 diện tích đất lâm nghiệp của thànhphố là 1.248,00 ha, chiếm 7,85% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng phòng hộ là132,23 ha, đất rừng sản xuất là 1.115,77 ha Theo tài liệu Quy hoạch bảo vệ và pháttriển rừng tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 cho thấy trên địa bàn thành phốQuảng Ngãi chủ yếu là rừng trồng sản xuất và rừng phòng hộ ven biển [31]

* Tài nguyên nhân văn

Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnhQuảng Ngãi Đại bộ phận dân cư của thành phố Quảng Ngãi là người Kinh và một

số các dân tộc ít người khác Là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống yêunước, nơi đây còn lưu giữ các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu cho quá trình đấutranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta như: Di tích Nhà lao Quảng Ngãi thờiPháp thuộc, di tích 4 dũng sĩ xã Nghĩa Dũng, di tích 68 chiến sỹ giải phóng (phường

Nguyễn Nghiêm) Sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi lưu

giữ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh rất có giá trị được xếp hạng như: Di tíchthắng cảnh Quốc gia “Núi Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng”; di tích Quốcgia “Thành cổ Châu Sa”; di tích lịch sử Quốc gia “Đền thờ Trương Định”; thắngcảnh bãi biển Mỹ Khê, thắng cảnh Long Đầu Hý Thủy…[31]

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1 Kinh tế

Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội củathành phố Quảng Ngãi năm 2017 cho thấy kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởngkhá, các chỉ tiêu tăng cao so với năm trước [30] Tổng giá trị gia tăng (giá SS 2010)

ước thực hiện 12.839 tỷ đồng đạt 100,12% kế hoạch, tăng 11,52% so với cùng kỳnăm 2016, trong đó: dịch vụ 6.502 tỷ đồng đạt 00,11% kế hoạch, tăng 14,15%; côngnghiệp – xây dựng 4.965 tỷ đồng, đạt 100,12% kế hoạch, tăng 11,10%; nông nghiệp1.372 tỷ đồng đạt 100,22% kế hoạch, tăng 1,78% so với cùng kỳ năm 2016 Tổng giá

trị sản xuất (giá SS 2010) trên địa bàn ước thực hiện 28.926 tỷ đồng, đạt 100,04% kế

hoạch, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2016 Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịchđúng hướng: dịch vụ chiếm 51,02%; công nghiệp – xây dựng chiếm 37,63%; nông,lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,35%

Trang 32

Cơ cấu ngành kinh tế

51.02 37.63

11.35

Dịch vụ Công nghiệp - xây dựng Nông- lâm - ngư nghiệp

Hình 2.3 Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố trong năm 2017

- Dịch vụ: Giá trị sản xuất dịch vụ trên địa bàn ước thực hiện 11.985 tỷ đồng,đạt 100,04% kế hoạch, tăng 13,88 % so với cùng kỳ năm trước Tiếp tục triển khaithực hiện Đề án phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch trên địa bàn giai đoạn

2016 - 2020 Tổ chức kiểm tra liên ngành về chống buôn lậu, gian lận thương mại,hàng giả tại 78 cơ sở kinh doanh, kết quả có 57 cơ sở chấp hành tốt và 31 cơ sở có

vi phạm quy định Hướng dẫn cho 05 doanh nghiệp, hơp tác xã khảo sát, nghiên cứu

và lập các thủ tục để trình tỉnh cho chủ trương thực hiện đầu tư kinh doanh, khaithác và quản lý 7 chợ Tập trung chỉ đạo ổn định trật tự kinh doanh và nâng cao hiệuquả hoạt động của các chợ trên địa bàn; tiếp tục thực hiện phương án điều chỉnh sắpxếp lô sạp ngành hàng khu vực tươi sống - Chợ Quảng Ngãi Đang hoàn chỉnh các

hồ sơ thủ tục tổ chức đấu giá các lô sạp tại Chợ Quảng Ngãi và chợ Đầu mối nôngsản thành phố [30]

Công nghiệp – xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng (giá SS

2010) trên địa bàn ước thực hiện 14.460 tỷ đồng, đạt 100,03% kế hoạch, tăng 11,78%

so với cùng kỳ năm trước; trong đó: công nghiệp 8.674 tỷ đồng, đạt 100,05% kếhoạch, tăng 8,17 % so với năm trước; xây dựng 5.786 tỷ đồng, đạt 100,02% kế hoạch,tăng 17,67% so với năm 2016 Thành lập đoàn khảo sát đánh giá thực tế tình hìnhhoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân đang đầu tư trong các cụmcông nghiệp trên địa bàn để kịp thời có biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong

Trang 33

hoạt động sản xuất, kinh doanh; thống nhất chủ trương cho thuê đất để đầu tư 03 dự

án tại cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây với diện tích 22.630 m²; tổ chức công khai,công bố và cắm mốc điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của cụm công nghiệpTịnh Ấn Tây từ 25,7 ha lên 27,8 ha Tổ chức kiểm tra 32 cơ sở sản xuất công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn và xử lý vi phạm hànhchính 4 cơ sở vi phạm Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến công năm 2017, đã hỗtrợ cho 01 cơ sở đầu tư, nâng cấp thiết bị; hoàn thành hồ sơ đề nghị UBND tỉnh chochủ trương thành lập Cụm Công nghiệp hậu cần nghề cá Sa Kỳ [30]

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh

2010) ước thực hiện 2.481 tỷ đồng, đạt 100,04 % kế hoạch, tăng 1,47 % so với cùng

kỳ năm trước Tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn Tập trung chỉ đạo sảnxuất nông nghiệp và thực hiện tốt các chương trình, mô hình khuyến nông; phương

án phòng, chống hạn đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp triển khai đạthiệu quả; công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản đượcquan tâm chỉ đạo, tuy nhiên trong năm xảy ra 03 ổ dịch cúm A/H5N6 tại xã Tịnh

Ấn Đông làm chết 11.000 con gà Kết quả, tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 39.377 tấn, năng suất lúa 63 tạ/ha; tổng đàn gia súc ước 47.597 con, khai thác

thủy sản ước thực hiện 71.342 tấn đạt 102,85% kế hoạch Chỉ đạo thực hiện hoànthành Dự án xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap tại xãNghĩa Dũng theo đúng tiến độ; đồng thời tổ chức xây dựng điểm vùng chuyên canhsản xuất rau an toàn tại xã Tịnh Long Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừngđược chú trọng Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển thủysản, trong năm 2017 trình UBND tỉnh phê duyệt 23 tàu có đủ điều kiện tham giachính sách tín dụng, đến nay có 17 tàu đóng xong, 6 tàu đang đóng, với số tiền giảingân hơn 50 tỷ đồng Triển khai thực hiện biện pháp, phương án phòng chống thiêntai, tìm kiếm cứu nạn ứng phó với bão số 12 và lũ lụt trên địa bàn, tuy nhiên đợtmưa, lũ sau bão số 12 đã gây thiệt hại nặng về tài sản của nhân dân và nhà nước,ước tổng thiệt hại khoảng 30,440 tỷ đồng

Tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

Trang 34

thôn mới trên địa bàn, nhất là đối với 04 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm

2017 Thường xuyên tổ chức họp, trực báo và ban hành các văn bản chỉ đạo giảiquyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới.Kết quả đến nay 04 xã Nghĩa Phú, Tịnh Ấn Tây, Tịnh An và Tịnh Long cơ bản đạt

19 tiêu chí và đã lập thủ tục trình Tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; đốivới các xã còn lại thực hiện đạt số tiêu chí cao hơn so với năm 2016 Tổng số tiêuchí nông thôn mới của thành phố tính đến cuối năm 2017 đạt bình quân 16,42 tiêuchí, tăng 2,67 tiêu chí so với cuối năm 2016

- Thu - chi ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bànước thực hiện 1.369,878 tỷ đồng, bằng 84,87% dự toán tỉnh giao, bằng 73,68% dựtoán HĐND thành phố giao Trong đó: thu khai thác quỹ đất các dự án tỉnh quản lýước 50 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương ước 1.301,878 tỷ đồng bằng 89,52% dựtoán tỉnh giao (không tính 100 tỷ thu phí đấu giá chợ tươi sống, chợ mới Quảng Ngãi),bằng 83,13% dự toán HĐND giao (Thu thuế ngoài quốc doanh 886,900 tỷ đồng,bằng 85,02% dự toán giao, nguyên nhân Cục thuế tỉnh thu không đạt kế hoạch; thu

từ khai thác quỹ đất các dự án thuộc thành phố quản lý 150 tỷ đồng, bằng 62,50%

dự toán HĐND thành phố giao, nguyên nhân do vướng cơ chế xác định giá đất khởiđiểm, một số khu dân cư chưa thực hiện hoàn thành theo kế hoạch đề ra để tổ chứcđấu giá quyền sử dụng đất); thu để lại theo quy định quản lý qua ngân sách nhà

nước 18 tỷ đồng, bằng 78,26% dự toán HĐND thành phố giao.

Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố ước thực hiện 1.198,466

tỷ đồng, đạt 126,04% dự toán tỉnh giao, bằng 100,29% dự toán thành phố giao vàbằng 94,73% so với cùng kỳ năm 2016, Trong đó: chi đầu tư phát triển ước 374,120

tỷ đồng, đạt 174,25% dự toán tỉnh giao, đạt 102,41% dự toán thành phố giao; chithường xuyên ước 801,346 tỷ đồng, đạt 110,66% dự toán tỉnh giao, bằng 100,83%

dự toán thành phố giao [30]

2.1.3.2 Xã hội

- Văn hóa, văn nghệ: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao vàtruyền thanh đạt nhiều kết quả Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổ chức thànhcông các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, tết và các nhiệm vụ chính trị của địa

Trang 35

phương Chỉ đạo xây dựng hoàn thành kế hoạch phục vụ tết Nguyên đán Mậu Tuất

2018 Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội thể dục – thể thao thành phố lần

thứ VI năm 2017, đến nay đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao cấp xã,

phường và tổ chức lễ khai mạc Đại hội thể dục thể thao thành phố lần thứ VI năm

2017 Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Đề án thuộc lĩnh vực văn hóa; ban hành và triểnkhai thực hiện Đề án xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao của thành phố và các

xã, phường, thôn, tổ dân phố giai đoạn 2016 – 2020, xây dựng hoàn thành 13 điểmsinh hoạt văn hóa, đạt 100% kế hoạch Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa”, kết quả tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 93,1% (kế hoạch90%); thôn, tổ văn hóa đạt 93,77% (kế hoạch 80%); cơ quan, đơn vị đạt chuẩn vănhóa đạt 99% (kế hoạch 98%) Tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng nếp sống văn minh

đô thị và trật tự đô thị trên địa bàn thành phố, đã xây dựng 05 tuyến phố văn minh,đạt 100% kế hoạch Trong năm, thực hiện 12 trang truyền hình đô thị, 04 chươngtrình thời sự phát thanh và thực hiện 318 chương trình thời sự địa phương [30]

- Giáo dục và đào tạo: Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học; thực hiện tốt các Đề án của ngành giáo dục;

rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ quản lý trường học giai đoạn 2015 - 2020 Chỉđạo các đơn vị chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, thực hiện việc tựutrường, khai giảng năm học mới 2017-2018 theo kế hoạch Thực hiện tốt công táctuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2017- 2018: Giáo dục mầm non tuyển được3.299 cháu đạt 93,75% kế hoạch, giáo dục tiểu học tuyển được 4.730 cháu đạt107,74% và trung học cơ sở tuyển được 4.097 cháu đạt 97,78% Chấn chỉnh việcdạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố đạt được một số kết quả; tiếp tục thựchiện điều chuyển giáo viên nội thành theo kế hoạch và phân công giáo viên miềnnúi, hải đảo về thành phố đến công tác tại các trường học trên địa bàn Xây dựng 5trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100% KH; chỉ đạo các trường đạt chuẩn quốc gia sau

05 năm tự rà soát, kiểm tra và có kế hoạch khắc phục các tiêu chuẩn không đạt đểđăng ký kiểm tra công nhận lại Phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vịliên quan tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2016-2017 [30]

- Y tế: Duy trì tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, đã khám

Trang 36

chữa bệnh cho 354.757 lượt người Tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm

tra, giám sát và tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người; tuynhiên trong năm vẫn xảy ra 208 ca mắc tay chân miệng, 468 ca sốt xuất huyết, (không có trường hợp tử vong) Tổ chức kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thựcphẩm tại 6.805 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm Duy trì công tácthanh tra, kiểm tra hoạt động hành nghề, y dược tư nhân (đã kiểm tra 13 cơ sở, trong

đó có 04 cơ sở vi phạm: nhắc nhở 03 cơ sở, phạt tiền 01 cơ sở với số tiền là 3,5 triệuđồng) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 0,8% (kế hoạch dưới 0,85%); giảm tỷ lệ trẻ

em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 5,7% (kế hoạch dưới 6%); đẩy mạnh thựchiện bảo hiểm y tế toàn dân đạt 85,2% Tổ chức tốt các hoạt động truyền thông,lồng ghép làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình với hơn 12.096 cặp vợ chồng thựchiện các biện pháp tránh thai, đạt 108% kế hoạch [30]

- Lao động - Thương binh và xã hội: Các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm

lo cho các đối tượng chính sách được quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hoạtđộng thiết thực nhân dịp Lễ, Tết, đặc biệt là kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh –Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017); đã tổ chức thăm, tặng 66.661 suất quà của các cấpvới tổng số tiền 13.270 triệu đồng cho các đối tượng chính sách; thực hiện phân bổ254.475 kg gạo từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ cho 23 xã, phường để cấp cho nhândân trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 và hỗ trợ khắc phục hậu quả bãolụt vào cuối năm 2016

Giải quyết kịp thời, đúng quy định chế độ chính sách cho đối tượng người cócông và đối tượng bảo trợ xã hội; đề nghị sở ngành giải quyết 386 hồ sơ của các đốitượng thuộc diện chính sách, đã có quyết định của 417 trường hợp (kể cả hồ sơ củanăm 2016 chuyển qua) Quyết định bảo hiểm xã hội thường xuyên cho 1.958 đốitượng; thực hiện trợ cấp mai táng phí cho thân nhân của 636 đối tượng hưởng trợ cấp

xã hội Thực hiện tốt công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 23.827 đối tượng theo quyđịnh Huy động đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” thành phố năm 2017với số tiền 391,405 triệu đồng; hỗ trợ xây mới và sửa chữa 23 nhà ở cho hộ gia đình

có công với cách mạng với tổng kinh phí 365 triệu đồng

Thực hiện tốt Chương trình việc làm thành phố, tạo việc làm mới và tăng

Trang 37

thêm việc làm cho 7.400 lao động (250 lao động xuất khẩu) đạt 100% kế hoạch; có

230 hộ thoát nghèo đạt 115% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo còn lại trên địa bàn khoảng2,53% Tổ chức tập trung 25 người lang thang, ăn xin vào Trung tâm giáo dục – laođộng xã hội tỉnh Thực hiện tốt công tác bảo hiểm xã hội theo đúng quy định [30]

2.1.3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội

* Thuận lợi:

- Thành phố Quảng Ngãi có lợi thế về vị trí địa lý, có địa hình khá bằngphẳng, gần biển khí hậu ôn hòa; nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào; có sôngTrà Khúc và sông Bàu Giang bao bọc; cấu trúc nền có thể xây dựng nhà cao tầng.Nhìn chung, với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Quảng Ngãi cónhiều thuận lợi trong việc khai thác những thế mạnh về tiềm năng đất đai, lao động,

mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường giao lưu kinh tế, thu hút vốn đầu tư, tiếp thucác thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến,… tạo nền tảng vững chắc để xứng đáng làtrung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, hòa nhập chung với sự phát triển của khu vựcmiền Trung và cả nước

- Cơ sở hạ tầng thành phố phát triển tương đối hoàn thiện Giao thông đô thịđược chú trọng xây dựng, mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đượchiện đại hóa, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước được nâng cấp, cải tạo

- Là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, trên địa bàn thành phố đã hình thành một

khu công nghiệp lớn (khu công nghiệp Quảng Phú) Thành phố hội tụ nhiều điềukiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực dịch vụ, xây dựng thành trung tâm thương mại -dịch vụ lớn của tỉnh Thành phố sẽ cùng với khu kinh tế Dung Quất, khu đô thị VạnTường sẽ là những địa bàn động lực thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trênđịa bàn tỉnh Quảng Ngãi

* Khó khăn:

Sự phân bố mưa không đều cũng như sự kéo dài mùa khô hạn rất có hại chocây cối, đất đai và gây khó khăn cho việc thoát nước và tích nước cho tưới tiêu cũngnhư nước sinh hoạt Sự phân phối dòng chảy không đồng đều trong năm nên việc sửdụng khai thác nguồn nước tự nhiên phục vụ dân sinh, kinh tế gặp rất nhiều khókhăn Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc nên thường gây ngập lụt cho khu vực vào

Trang 38

mùa mưa bão.

Kinh tế tuy đạt mức tăng trưởng khá nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu của

đô thị có vai trò chức năng là trung tâm tỉnh lỵ Tiềm lực kinh tế đạt những bướclớn mạnh nhưng chưa tương xứng với những đô thị phát triển trong vùng và cảnước Phát triển công nghiệp chưa có những bức phá mạnh, chưa phát huy được vaitrò trở thành ngành kinh tế động lực Khu vực dịch vụ phát triển nhanh, chiếm ưuthế trong cơ cấu kinh tế nhưng chất lượng chưa cao Mạng lưới các siêu thị, trungtâm thương mại, khách sạn, nhà hàng cao cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêucầu của hội nhập

Bên cạnh những thuận lợi, UBND thành phố gặp một số khó khăn tháchthức, tồn tại vướng mắc nhất định trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm

vụ kinh thế - xã hội, đó là:

- Cơ sở hạ tầng đô thị tuy có nhiều chuyển biến tích cực và khởi sắc, songphát triển thiếu đồng bộ, chưa hiện đại, chưa tạo được môi trường hấp dẫn đầu tư;kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi chưa có nhiều công trình hiện đại, tạo ấntượng; các tuyến đường nhỏ hẹp, các khu dân cư hiện đại, mang nếp sống văn minhchưa nhiều Cơ sở hạ tầng một số khu vực ven đô kém phát triển, chủ yếu là làngxóm được đô thị hóa tại chỗ

- Tiến độ thực hiện một số công trình, dự án còn chậm; công tác quản lý đôthị, bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn; tình trạng lấn chiếmđất, xây dựng nhà trái phép và ô nhiễm môi trường còn diễn ra ở nhiều nơi nhưngviệc giải quyết kéo dài…

2.2 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.1 Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

Trên địa bàn thành phố không có các loại khoáng sản quý hiếm mà chỉ cócát, sỏi trên sông Trà Khúc làm vật liệu xây dựng và một số các loại khoáng sảnnhư đá, phụ gia xi măng, đất đồi, đất sét

2.2.1.1 Cát, sỏi, cuội

Trang 39

- Các mỏ cát, sỏi, sạn nằm ở Sông Trà Khúc, địa phận thành phố Quảng Ngãi(Hình 2.4).

Hình 2.4 Sông Trà Khúc đoạn chảy qua thành phố Quảng Ngãi (lấy từ ảnh vệ tinh)

Thân quặng là các bãi bồi hiện đại phân bố cả hai bên bờ sông Trà Khúc thuộcthành tạo trầm tích sông tuổi Holocen muộn (Q23) Mỏ có hai thân quặng chính:

* Thân quặng 1: nằm ở bờ phải phía tây cầu Sông Trà Khúc, thân quặng có

chiều dài 2,5 km, rộng 0,2 ÷ 1 km, diện tích 3.562.500 m2, bề mặt địa hình dạnglượn sóng gồm các dải cát nhô cao xen các trũng thấp (dòng sông cổ) Mặt cắt thânquặng gồm 2 phần :

+ Phần trên: Lộ trên mặt là lớp cát xây dựng có thành phần cát hạt trung bìnhđến thô Bề dày 2,2 ÷ 3,4 m, trung bình 2,8 m

+ Phần dưới: Là lớp cuội sỏi,sạn, cát nằm dưới phần trên ở độ sâu 2,8 ÷14m,

bề dày 7,4 ÷10,5m trung bình 8,95m

+ Thành phần hóa học: SiO2 = 83,10%; TiO2 = 0,43%; Al2O3 = 6,90%; Fe2O3

= 2,97%; MnO = 0,05%; MgO = 0,80%; CaO = 0,68%; Na2O = 0,56%; K2O =2,43%; P2O5 = 0,05%; SO3=0,00% [12]

* Thân quặng 2: nằm ở bờ trái phía đông cầu Sông Trà Khúc dài 4,8 km,

rộng 0,1 ÷ 1,8 km, diện tích 4.562.500 m2, bề mặt địa hình dạng lượn sóng Đây làthân quặng hiện đang được khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng ngày càng tăng ở

Trang 40

Quảng Ngãi Trong diện phân bố thân quặng có mặt các dải địa hình nhô cao, là khuvực dân cư và đất canh tác được loại ra khi tính trữ lượng Mặt cắt thân quặng từtrên xuống gồm 2 phần:

+ Phần trên: lộ trên bề mặt, chủ yếu là cát hạt trung bình đến thô Bề dàytrung bình 2,4 m

+ Phần dưới: là lớp sạn sỏi cuội cát kế tiếp phần trên ở độ sâu 2,8 ÷ 12 m,dày trung bình 7,6 m

+ Thành phần hóa học: SiO2 = 84,10 ÷ 85,04%; TiO2 = 0,17 ÷ 0,39%; Al2O3

= 6,31 ÷ 7,00%; Fe2O3 = 3,55 ÷ 4,10%; MnO = 0,03 ÷ 0,04%; MgO = 0,31 ÷0,44%; CaO = 0,00 ÷ 0,43%; Na2O = 0,53 ÷ 0,67%; K2O = 1,22 ÷ 2,60%; P2O5 =0,04 ÷ 0,05%; SO3 = 0,00%.[12]

Chất lượng cát, sạn sỏi, cuội mỏ sông Trà Khúc có thể sử dụng tốt trong xâydựng (san lấp, đổ móng, vữa xây, đổ bê tông )

Trên cơ sở mức độ và phạm vi nghiên cứu, trữ lượng cát, sạn sỏi, cuội dựbáo chỉ tính cho diện tích phân bố trong tích tụ nguồn gốc sông (aQ2 ), thân quặng

lộ ngay trên mặt, việc khai thác không ảnh hưởng đến diện tích trồng hoa màu vànhà ở của dân cư trong vùng

Bảng 2.1 Thành phần hóa học ở các thân quặng tại mỏ cát Sông Trà Khúc

SiO2 TiO2 Al2O3 Fe2O3 MnO MgO CaO Na2O K2O P2O5 SO3Thận

quặng 1 83.1 0.43 6.9 2.97 0.05 0.8 0.68 0.56 2.43 0.05 0Thân

quặng 2 84.57 0.28 6.655 3.825 0.035 0.375 0.215 0.6 1.91 0.045 0

Nguồn: [12] được tác giả tổng hợp

* Tài nguyên dự báo:

- Thân quặng 1 diện tích 1.250.000m2:

+ Tầng cát (trên) dày 2,8m, 3.500.000m3

+ Tầng cuội sỏi (dưới) dày 8,95m, 11.187.500m3

- Thân quặng 2 diện tích 4.562.500m2:

+ Tầng cát (trên) dày 2,4m, 10.950.000 m3

Ngày đăng: 16/10/2018, 07:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Chi Cục Thống kê thành phố Quảng Ngãi (2017, 2018), Niên giám thống kê Thành phố Quảng Ngãi, thành phố Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kêThành phố Quảng Ngãi
[4]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận chính trị nhà nước Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản vềquản lý hành chính nhà nước
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Lý luận chính trị nhà nước HàNội
Năm: 2014
[5]. Hội đồng nhân dân thành phố Quảng Ngãi (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri, Thành phố Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báocáo tổng hợp ý kiến cử tri
[6]. Huỳnh Thị Minh Hằng (2001), Địa chất môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chất môi trường
Tác giả: Huỳnh Thị Minh Hằng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcQuốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2001
[7]. Huỳnh Thị Phương Thảo (2016), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, khai thác cát xây dựng trên sông Vu Gia, đoạn qua huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ quản lý tài nguyên và môi trường, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải phápquản lý, khai thác cát xây dựng trên sông Vu Gia, đoạn qua huyện Đại lộc,tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Huỳnh Thị Phương Thảo
Năm: 2016
[8]. Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bảnKhoa học và kỹ thuật
Năm: 2002
[10]. Nguyễn Văn Canh, Hoàng Hoa Thám (2016), Bài giảng nội bộ Tài nguyên khoáng sản và năng lượng, Trường Đại học Khoa học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng nội bộ Tài nguyênkhoáng sản và năng lượng
Tác giả: Nguyễn Văn Canh, Hoàng Hoa Thám
Năm: 2016
[14]. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Quảng Ngãi (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri, Thành phố Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri
[15]. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Quảng Ngãi (2014), Báo cáo tình hình cấp phép và khai thác đất đồi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, Thành phố Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tìnhhình cấp phép và khai thác đất đồi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
Tác giả: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Quảng Ngãi
Năm: 2014
[16]. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Quảng Ngãi (2017), Báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố, thành phố Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáokết quả kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố
Tác giả: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Quảng Ngãi
Năm: 2017
[17]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật khoáng sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật khoáng sản
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2010
[18]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vệ Môitrường
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2014
[19]. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đất đai
Tác giả: Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2013
[20]. Sở Tài nguyên và Môi trường (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2014, 2015, 2016, 2017, Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạngmôi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2014, 2015, 2016, 2017
[21]. Thân Đức Duyện và cộng sự (1999), Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản nhóm tờ Quảng Ngãi, tỷ lệ 1:50.000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và điềutra khoáng sản nhóm tờ Quảng Ngãi, tỷ lệ 1:50.000
Tác giả: Thân Đức Duyện và cộng sự
Năm: 1999
[22]. Trần Văn Trị (1998), Ngành địa chất Việt Nam lịch sử và thành tựu, Tổng cục Địa chất, A/248, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành địa chất Việt Nam lịch sử và thành tựu
Tác giả: Trần Văn Trị
Năm: 1998
[23]. UBND thành phố Quảng Ngãi (2017), Báo cáo thực hiện các quy định của pháp luật về khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2016, thành phố Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực hiện các quy định củapháp luật về khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thôngthường và sản xuất xi măng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, giai đoạn2011-2016
Tác giả: UBND thành phố Quảng Ngãi
Năm: 2017
[24]. UBND thành phố Quảng Ngãi (2017), Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tích trữ cát trái phép, thành phố Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý nộidung phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tích trữ cát tráiphép
Tác giả: UBND thành phố Quảng Ngãi
Năm: 2017
[25]. UBND thành phố Quảng Ngãi (2017), Kế hoạch bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, thành phố Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch bảo vệ tài nguyên khoángsản trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
Tác giả: UBND thành phố Quảng Ngãi
Năm: 2017
[26]. UBND thành phố Quảng Ngãi (2017), Báo cáo các mỏ đất đồi UBND huyện Sơn Tịnh cấp phép đã hết thời hạn, thành phố Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo các mỏ đất đồi UBND huyệnSơn Tịnh cấp phép đã hết thời hạn
Tác giả: UBND thành phố Quảng Ngãi
Năm: 2017

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w