Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
884 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2008 5 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiện Trạng và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Thị Ánh Tuyết, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày Người hướng dẫn TS. Đặng Minh Phương Ngày Tháng Năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm LỜI CẢM TẠ Vậy là thời gian ngồi trên giảng đường đã sắp trôi qua. Thời gian viết khóa luận cũng là đánh giá lại những gì đã học hỏi được suốt bốn năm. Để có được những thành quả ngày hôm nay lời đầu tiên tôi dành sự cảm ơn sâu sắc đến Bố Mẹ và gia đình, những người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ, luôn động viên tôi và tạo mọi điều kiện cho tôi có được ngày hôm nay. Tiếp theo, em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Sở Tài Nguyên Môi Trường TPHCM và Phòng Xây dựng – Môi trường Ban quản lý các KCN & KCX TP đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng xin gửi lời cám ơn đến bạn bè những người đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ánh Tuyết NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT Tháng 07 năm 2008. “Đánh Giá Hiện Trạng và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố Hồ Chí Minh”. NGUYEN THI ANH TUYET July 2008. “Assessing Current Situation and Suggesting Solution for Hazardous Management in Ho Chi Minh City”. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng trong công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN & KCX, cũng như các đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Đề tài đã thu thập số liệu thứ cấp từ Sở TN – MT TP, Ban Quản lý các KCN & KCX TP và các thông tin trong các nghiên cứu hay các bài báo trên Internet để cho thấy thực trạng công tác quản lý ở TPHCM và ở các KCN & KCX hiện nay còn rất nhiều vấn đề điển hình là hiện tượng các doanh nghiệp không chấp hành đúng quy định của nhà nước về quản lý chất thải nguy hại còn ở mức cao trong tổng số 17.000 đơn vị có phát sinh chất thải nguy hại thì chỉ có khoảng 450 đơn vị đăng ký sổ chủ nguồn thải, bên cạnh đó có những doanh nghiệp còn đổ cả chất thải nguy hại chung với rác sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường. Từ thực trạng đó đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể đó là thu phí phát sinh chất thải nguy hại dựa trên tổng của lượng phát sinh từng loại chất thải nguy hại của doanh nghiệp trong vòng một năm nhân với mức phí cơ bản và nhân với hệ số phí dựa vào phương pháp xử lý từng loại chất thải nguy hại. Nguồn phí thu được sẽ sử dụng cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp để quản lý chất thải nguy hại tốt hơn. Đồng thời dựa vào việc tìm hiểu thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại đề nghị cần có vai trò kiểm soát của nhà nước để chấn chỉnh chất lượng giá cả dịch vụ. MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục phụ lục CHƯƠNG 1. MỞ DẦU 1.1. Đặt vấn đề 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu 1.3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu 1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 1.3.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu 1.4. Cấu trúc của khóa luận CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Lịch sử hình thành 2.2.2. Vị trí địa lí 2.2.3. Địa hình 2.2.4. Khí hậu – Thời tiết 2.2.5. Địa chất đất đai 2.2.6. Nguồn nước và thủy văn 10 2.2.7. Thảm thực vật 10 2.2.8. Văn hóa – Du lịch 11 2.3. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của TPHCM 11 2.3.1. Về Công nghiệp 13 v 2.3.2. Về Nông nghiệp – Lâm nghiệp - Thủy sản 14 2.3.3. Về Đầu tư – Xây dựng 15 2.3.4. Về Dân số - Lao động – Xã hội 16 2.3.5. Về Giáo dục – Y tế 17 2.3.6. Về Vận tải – Bưu điện 18 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Nội dung nghiên cứu 20 3.1.1. Những khái niệm cơ bản về chất thải, chất thải nguy hại 20 3.1.2. Những khái niệm cơ bản về phí, phí môi trường 26 3.1.2. Phương pháp xác định phí ô nhiễm môi trường 27 3.1.3. Văn bản pháp lý liên quan đến việc quản lý chất thải nguy hại 32 3.2. Phương pháp nghiên cứu 34 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn TPHCM 36 4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý CTNH tại TPHCM 40 4.2.1. Công tác quản lý CTNH tại các đơn vị sản xuất 40 4.2.2. Công tác quản lý tại các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý 43 4.3. Công tác quản lý hành chính trong quản lý CTNH 48 4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý 50 4.4.1. Đề xuất thu phí phát sinh CTNH 50 4.4.2. Quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH 55 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Kiến nghị 60 5.2.1. Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường 50 5.2.2. Về phía Ban Quản lý các KCN & KCX TP 61 5.2.3. Đối với các doanh nghiệp có phát sinh CTNH 61 5.2.4. Đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH 61 5.2.5. Đối với các đơn vị xử lý, tiêu hủy CTNH 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CQQLNNMT Cơ quan quản lý nhà nước môi trường CTCC Công trình công cộng CTNH Chất thải nguy hại CTRCN Chất thải rắn công nghiệp DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ ĐT Đô thị HEPZA Ban quản lý các KCN & KCX TPHCM KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất QLMT Quản lý môi trường TN – MT Tài nguyên – Môi trường TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBNDTP Ủy ban nhân dân thành phố US-EPA Bộ Bảo vệ Môi trường Mỹ (United States – Environmental Protection Agency) vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Hệ Số Phí Theo Phương Pháp Quản Lý CTNH Bảng 2.2. Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) của TPHCM 12 Bảng 2.3. Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp của TPHCM 13 Bảng 2.4. Giá Trị Sản Xuất Nông – Lâm – Thủy Sản của TPHCM 14 Bảng 2.5. Tình Hình Đầu Tư của TPHCM 15 Bảng 2.6. Dân Số - Lao Động – Xã Hội 16 Bảng 2.7. Giáo Dục – Y Tế 17 Bảng 2.8. Vận Tải – Bưu Điện 18 Bảng 3.1. Mối Nguy Hại của CTNH Đối Với Cộng Đồng 24 Bảng 3.2. Khả Năng Ứng Dụng của Các Phương Pháp Xử Lý CTNH 26 Bảng 4.1. Tổng Tải Lượng CTRCN và CTNH 36 Bảng 4.2. Loại và Khối Lượng CTNH Tạo Ra từ Công Nghiệp ở TPHCM 37 Bảng 4.3. Thành Phần CTNH ở Một Số Ngành Công Nghiệp Đặc Thù ở TPHCM 38 Bảng 4.4. Tỉ Lệ CTNH trong Chất Thải Rắn Công Nghiệp ở TPHCM 39 Bảng 4.5. Các DN trong KCN & KCX Tham Gia Tập Huấn Quản lý CTNH 41 Bảng 4.6. Tình Hình Quản Lý CTNH trong Các KCN & KCX 42 Bảng 4.7. Các Đơn Vị Vận Chuyển CTNH do Sở TN – MT Cấp Phép 43 Bảng 4.8. Các Đơn Vị Vận Chuyển CTNH do Cục Bảo Vệ Môi Trường Cấp Phép 44 Bảng 4.9. Các Đơn Vị Xử Lý CTNH do Cục Bảo vệ môi trường cấp phép 45 Bảng 4.10. Các Đơn Vị Xử Lý CTNH do Sở TN – MT Cấp Phép 45 Bảng 4.11. Số Lượng CTNH Các Đơn Vị Xử Lý Tiếp Nhận ở Đia 46 Bảng 4.12. Hệ Số K đề nghị 53 Bảng 4.13. Ví Dụ Tính Phí Phát Sinh CTNH 55 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Sự Biến Đổi Thuốc Trừ Sâu trong Đất 23 Hình 4.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp tại TPHCM 49 Hình 4.2. Mô Hình Kết Hợp 55 Hình 4.3. Mô Hình Độc Lập 56 Hình 4.4. Mô Hình Có Sự Kiểm Soát của Cơ Quan Chức Năng 57 ix DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Mẫu Sổ Chủ Nguồn Thải Chất Thải Nguy Hại Phụ lục 2. Mẫu Chứng Từ Chất Thải Nguy Hại Phụ lục 3. Mẫu Báo Cáo Quản Lý Chất Thải Nguy Hại x [...]... hiện với tiêu đề : Đánh Giá Hiện Trạng và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại hiện nay ở thành phố và đề xuất lồng ghép công cụ kinh tế vào trong quản lý môi trường mà cụ thể ở đây đó là phí phát sinh chất thải nguy hại Việc áp dụng phí phát sinh chất thải nguy hại sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các... Tìm hiểu hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn TPHCM Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại các đơn vị, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất và công tác quản lý nhà nước đối với chất thải nguy hại tại TPHCM Đề xuất giải pháp về khía cạnh kinh tế cho công tác quản lý chất thải nguy hại ở TPHCM 1.3 Phạm vi nghiên cứu... tạo ra chất thải hoặc áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu chất thải nguy hại tại nguồn 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trong đề tài trình bày hai mục tiêu đó là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể Hai mục tiêu này được cụ thể như sau 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu hiện trạng. .. loại chất thải nguy hại Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706 : 2000, Chất thải nguy hại được phân loại theo đặc tính nguy hại và phân loại theo từng chất hoặc nhóm chất Phân loại theo đặc tính nguy hại : có 4 loại sau Chất thải dễ bắt lửa Chất thải gây ăn mòn Chất thải dễ nổ Chất thải dễ bị oxy hóa Phân loại theo danh mục chất thải nguy hại, các nhóm chất đó là : Kim loại và chất thải chứa kim loại Các chất. .. xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải (Khoản 1, Điều 12 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005) b) Khái niệm về chất thải nguy hại và quản lý chất thải nguy hại Khái niệm Chất thải nguy hại (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 thế kỉ 20 tại các nước Âu – Mỹ Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về chất thải nguy hại như: Theo định nghĩa của PHILIPPINE: chất thải nguy hại là những chất. .. chất thải nguy hại rất lớn Tuy nhiên những nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá hiện trạng và dự báo lượng chất thải nguy hại phát sinh mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về mức độ tác hại của chất thải nguy hại từ công nghiệp đến sức khỏe của người dân và môi trường của thành phố Đây cũng là một hạn chế trong công tác quản lý và xây dựng các chính sách kiểm soát lượng chất thải nguy hại Tuy nhiên... liên quan đến quan chất thải nguy hại và giới thiệu các công thức tính phí ô nhiễm môi trường 3.1.1 Những khái niệm cơ bản về Chất thải, Chất thải nguy hại a) Khái niệm về chất thải và quản lý chất thải Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Khoản 1, Điều 3 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005) Quản lý chất thải là hoạt động... nghiên cứu Chất thải nguy hại phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau như từ sản xuất công nghiệp, từ sinh hoạt của hộ gia đình, từ sản xuất nông nghiêp, từ các cở sở y tế và bệnh viên,.v.v Do giới hạn đề tài chọn nghiên cứu hiện trạng phát sinh và công tác quản lý chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn TPHCM Bên cạnh đó các giải pháp cho công tác quản lý chất thải nguy hại có thể có... nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật Theo định nghĩa của CANADA: chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/ hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kĩ thuật xử lí đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó Theo UNEP,1985: “ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng... khía cạnh như giải 2 pháp về công nghệ, giải pháp về khía cạnh luật pháp, .v.v Nhưng đề tài chỉ đề xuất giải pháp quản lý dưới góc độ kinh tế để quản lý chất thải nguy hại một cách tốt hơn 1.3.2 Phạm vi địa bàn nghiên cứu Việc chọn địa bàn phải phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu Đề tài chọn thành phố Hồ Chí Minh làm địa bàn nghiên cứu chính vì hiện tại TPHCM có rất nhiều vấn đề ô nhiễm do công . chung Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn TPHCM Đánh giá. chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng gây ra. Với ý nghĩa đó khóa luận được thực hiện với tiêu đề : Đánh Giá Hiện Trạng và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUY N THỊ ÁNH TUYẾT KHÓA