Để sử dụng tốt hơn nguồn nước dưới đất của thành phố Nha Trang, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội thì cần thiết phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng của chúng, cũng như c
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS Nguyễn Văn Duy đã giúp đỡ và giới thiệu tôi thực tập tại Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra nước miền Trung Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập thầy đã hướng dẫn, thôi thúc và tận tình chỉ bảo những kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này Cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Ngô Tuấn Tú, Ths Nguyễn Ton cùng với các cán bộ trong Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra nước miền Trung đã quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập đồ án này
Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của tất cả quý thầy cô Viện Công nghệ sinh học và Môi trường đã giúp tôi có được những kiến thức chuyên ngành cơ bản, cần thiết khi ra trường
Cuối cùng, lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất xin gửi tới gia đình, bạn bè tôi, những người luôn sát cánh và động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Nha Trang, ngày 30 tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Võ Thị Thanh Lịch
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Đặc điểm và biện pháp bảo vệ nước dưới đất 3
1.1.1 Đặc điểm nước dưới đất 3
1.1.2 Các biện pháp bảo vệ nước dưới đất 5
1.1.2.1 Ban hành các quy định về khai thác nước dưới đất 5
1.1.2.2 Tăng cường trữ lượng an toàn 5
1.1.2.3 Bảo tồn nguồn nước dưới đất 5
1.1.2.4 Bảo vệ chất lượng nước 6
1.1.2.5 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 6
1.1.2.6 Thu thập và phân tích số liệu 6
1.1.2.7 Thông tin cộng đồng và giáo dục 6
1.2 Đặc điểm tự nhiên và xã hội của thành phố Nha Trang 7
1.2.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên 7
1.2.1.1 Vị trí địa lý 7
1.2.1.2 Đặc điểm địa hình 7
1.2.1.3 Đặc điểm khí hậu 8
1.2.1.4 Đặc điểm thủy văn , hải văn 8
1.2.2 Đặc điểm dân cư – kinh tế - xã hội 12
1.2.2.1 Đặc điểm dân cư 12
1.2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 12
1.2.2.3 Giao thông vận tải 14
Trang 31.2.2.4 Về cấp nước và thoát nước 15
1.2.2.5 Về giáo dục , đào tạo 16
1.2.3 Đặc điểm địa chất 16
1.2.3.1 Địa tầng 16
1.2.3.2 Magma xâm nhập 22
1.2.3.3 Kiến tạo 22
1.2.4 Đặc điểm địa chất thủy văn 25
1.2.4.1 Các tầng chứa nước và không chứa nước 25
1.2.4.2 Trữ lượng nước dưới đất 30
1.2.4.3 Nước nóng – nước khoáng 33
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Vùng nghiên cứu 40
2.2 Phạm vi nghiên cứu 40
2.3 Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1 Tổng quan và phân tích tài liệu 41
2.3.2 Khảo sát thực địa 41
2.3.3 Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường 42
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
3.1 Hiện trạng chất lượng nước dưới đất trên địa bàn thành phố Nha Trang 43
3.1.1 Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất 43
3.1.1.1 Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất 43
3.1.1.2 Quản lý khai thác sử dụng nước dưới đất 45
3.1.2 Hiện trạng chất lượng nước dưới đất 45
3.1.2.1 Chỉ tiêu vật lý 45
3.1.2.2 Chỉ tiêu hóa học 45
3.1.2.3 Chỉ tiêu vi sinh 51
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất trên địa bàn thành phố Nha Trang 56
Trang 43.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến mực nước 56
3.2.1.1 Yếu tố tự nhiên 56
3.2.1.2 Yếu tố nhân tạo 58
3.2.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất 59
3.2.2.1 Nước thải sinh hoạt 60
3.2.2.2 Nước thải công nghiệp 61
3.2.2.3 Nước thải nông nghiệp 62
3.3 Đề xuất biện pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất phục vụ cho sinh hoạt trên địa bàn thành phố Nha Trang 63
3.3.1 Giải pháp hành chính 63
3.3.2 Giải pháp về quy hoạch khai thác nước dưới đất 64
3.3.3 Các giải pháp về kĩ thuật đối với từng đối tượng cụ thể 65
3.3.3.1 Đối với các nguồn gây ô nhiễm 65
3.3.3.2 Đối với từng loại ô nhiễm nước dưới đất 67
3.3.4 Ứng dụng GIS vào quản lý nước ngầm 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Trữ lượng động tự nhiên của tầng chứa nước Holocen (qh): 31
Bảng 1.2 Trữ lượng tĩnh tự nhiên của tầng chứa nước Holocen (qh) 31
Bảng 1.3 Trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng chứa nước Holocen (qh) 31
Bảng 1.4 Trữ lượng động tự nhiên của các tầng chứa nước khe nứt (k, j3) 32
Bảng 1.5 Trữ lượng tĩnh tự nhiên của tầng chứa nước khe nứt (k, j3) 32
Bảng 1.6 Trữ lượng khai thác tiềm năng các tầng chứa nước khe nứt (k, j3) 32
Bảng 1.7 Kết quả phân tích mẫu vi lượng 33
Bảng 1.8 Kết quả phân tích mẫu toàn diện và phóng xạ 34
Bảng 1.9 Kết quả phân tích mẫu toàn diện và vi sinh 36
Bảng 1.10 Kết quả phân tích mẫu vi lượng 37
Bảng 1.11 Kết quả phân tích mẫu toàn diện 38
Bảng 3.1 Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất trên địa bàn thành phố Nha Trang 51
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sông Cái Nha Trang đoạn chảy qua Tháp Bà Ponaga 9
Hình 1.2 Biển Nha Trang dọc đường Trần Phú 11
Hình 1.3 Cảng Nha Trang 15
Hình 3.1 Sử dụng nước giếng khoan để phục vụ cho sinh hoạt 43
Hình 3.2 Bãi rác Rù Rì 61
Trang 8Một trong những nguồn tài nguyên nước quan trọng không thể không kể đến đó
là nguồn tài nguyên nước dưới đất So với nước mặt thì nước dưới đất thường có chất lượng tốt hơn và ít chịu ảnh hưởng của các tác động từ con người Đây là một nguồn tài nguyên cần được quan tâm để khai thác một cách hiệu quả và bền vững Ngày nay, với sự phát triển của công nghiệp, đô thị và sự gia tăng dân số thì nhu cầu dùng nước cũng theo đó tăng lên Bên cạnh đó, sự phát triển này cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng Các nguồn nước tự nhiên đã và đang bị cạn kiệt, ô nhiễm kéo theo những tác động tiêu cực đến đời sống của con người
Đối với thành phố Nha Trang, mặc dù nhiều năm nay đã có nguồn nước máy song nhiều cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình ở các phường đặc biệt là ở các xã ven thành phố (Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Phước Đồng,…) vẫn sử dụng đáng kể nguồn nước dưới đất
Để sử dụng tốt hơn nguồn nước dưới đất của thành phố Nha Trang, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội thì cần thiết phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng của chúng, cũng như cần có biện pháp quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý
và bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu này
Trang 9Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề trên tôi đã chọn thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất, đề xuất biện pháp khắc phục và
bảo vệ tài nguyên nước dưới đất phục vụ sinh hoạt trên địa bàn thành phố Nha Trang”
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm và biện pháp bảo vệ nước dưới đất
1.1.1 Đặc điểm nước dưới đất
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các lỗ rỗng và khe nứt của đất đá dưới mặt đất, dễ dàng di chuyển dưới tác dụng của trọng lực Nước dưới đất được hình thành ngay khi tạo đất đá, như nước trong các lỗ rỗng của tầng cuội sỏi lòng sông, tầng cát ven biển Đó là nước nguồn gốc trầm tích hay nước chôn vùi Một số loại nước khác lại hình thành do bốc hơi ngưng tụ trong các khe rỗng đất đá, gọi là nước nguồn gốc
sơ sinh Phổ biến nhất và dễ thấy hơn cả là nước nguồn gốc thấm khi mưa, khi tưới Mỗi loại nước dưới đất có một nguồn gốc sinh thành, một lịch sử tồn tại riêng biệt,
nó phản ánh qua thành phần và tính chất của nước
Dựa theo điều kiện phân bố, các tầng chứa nước được chia thành 5 loại, tùy theo điều kiện thế nằm và các tính chất thấm của đất đá khác nhau mà có những đặc tính về thủy lực và động thái… không giống nhau, bao gồm:
Tầng nước thổ nhưỡng được hình thành trong tầng thổ nhưỡng, nước tồn tại dưới dạng mao dẫn treo, mao dẫn góc lỗ rỗng Trong nước thổ nhưỡng có nhiều tạp chất hữu cơ và các quần thể vi sinh vật Động thái của loại nước này rất không ổn định, phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí tượng
Tầng chứa nước trên là tầng chứa nước không áp lực thứ nhất, không kể tầng nước thổ nhưỡng, phía trên nó không có tầng cách nước Nước tầng trên dễ nhiễm bẩn, trữ lượng lại nhỏ nên không có giá trị khai thác, sử dụng
Tầng nước ngầm là tầng nước không áp thứ nhất kể từ mặt đất, cũng giống như nước tầng trên nó không có tầng cách nước (nếu có chỉ là tầng cách nước cục bộ) nhưng khác là diện phân bố rộng lớn, phía dưới nó thông thường là các tầng không thấm liên tục, ngăn cách nước ngầm với nước giữa tầng Trên mặt tầng nước ngầm thường hình thành đới mao dẫn đi lên và các vùng nước áp lực cục bộ Nhìn
Trang 11chung bề mặt tự do của nước ngầm lượn theo bề mặt địa hình Động thái nước ngầm thường không ổn định, nhất là các tầng nước ngầm ở gần mặt đất hoặc có liên
hệ trực tiếp với sông
Tầng nước áp lực (còn gọi là nước giữa tầng - actezi) hình thành trong tầng thấm nước kẹp giữa hai tầng cách nước Áp lực nước giữa tầng phụ thuộc chủ yếu vào cấu tạo địa chất và địa hình Nước giữa tầng khó bị ô nhiễm do có tầng cách nước che phủ phía trên, vì vậy có chất lượng nước tương đối tốt Trong những điều kiện địa chất đặc biệt, nước giữa tầng có nhiệt độ cao, thành phần khoáng hóa nhất định, có khi là các loại khoáng hóa chữa bệnh
Tầng nước khe nứt là tầng chứa nước hình thành trong đá cứng nứt nẻ hoặc
có độ hang hốc lớn như đá vôi karst hóa, đá chịu phong hóa vật lý mạnh, đá bị các tác dụng kiến tạo Nước khe nứt có thể có áp lực hoặc không áp lực Một đặc tính quan trọng của tầng nước khe nứt là nước dễ bị nhiễm bẩn và phân bố không đồng đều
Khác với nước mặt, do tiếp xúc trực tiếp với đất đá, nước dưới đất là một dung dịch hóa học phức tạp Nó chứa hầu hết các nguyên tố có trong vỏ quả đất Tuy nhiên các nguyên tố và ion đóng vai trò chủ yếu thì không nhiều, chỉ khoảng 10 loại là: Cl-, HCO3-, SO42-, CO32-, Ca2+, Mg2+,Na+, K+, NH4+, H+ Bên cạnh những đặc tính trên thì nước dưới đất còn có những tính chất vật lý riêng như: nhiệt độ của nước dưới đất biến đổi trong một phạm vi rộng lớn do điều kiện khí hậu, điều kiện địa chất và độ sâu chôn vùi khác nhau…; nước thường không màu, không mùi, có tính phóng xạ với mức độ khác nhau…
(Nguồn: Nguyễn Uyên và cộng sự (2011), Địa chất công trình, nhà xuất bản Xây dựng)
Trang 121.1.2 Các biện pháp bảo vệ nước dưới đất
1.1.2.1 Ban hành các quy định về khai thác nước dưới đất
Quản lý tất cả việc khai thác nước thông qua một chương trình cấp phép, giám sát và bắt buộc thực hiện theo giấy phép Chương trình này bao gồm cấp giấy phép khai thác lâu dài, có giới hạn và khẩn cấp; cấp giấy phép cho xây dựng các lỗ khoan mới và sửa đổi các lỗ khoan hiện hữu
1.1.2.2 Tăng cường trữ lượng an toàn
Khai thác nước dưới đất với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến các vùng lân cận,
sự phụ thuộc khu vực và bản chất động của nguồn tài nguyên đặc biệt này đòi hỏi
cơ quan quản lý phải tiến hành các nghiên cứu để tăng cường tài nguyên nước trong phạm vi tỉnh, bao gồm:
Nghiên cứu tăng cường lượng bổ cập cho các tầng chứa nước, đánh giá và tính toán lượng bổ cập tự nhiên
Nghiên cứu đường dòng và mô hình dòng chảy nước dưới đất, đặc biệt chú ý nghiên cứu các biên mặn nhạt, cập nhật và nâng cấp mô hình
Nghiên cứu đánh giá các loài sinh vật trong môi trường nước, kiểm soát và quản lý các chủng loại lạ
Xác định chính xác trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác
Triển khai quy hoạch quản lý nước tổng quát, trong đó vạch ra tiêu chí sử dụng kết hợp nước mặt và nước dưới đất
1.1.2.3 Bảo tồn nguồn nước dưới đất
Nước dưới đất là một tài nguyên đặc biệt quý giá, cơ quan quản lý cần phải thực hiện tất cả các biện pháp hợp lý để đảm bảo hiệu quả sử dụng nước, cần khuyến khích bảo tồn nước, ngăn cản lãng phí, đặc biệt đối với việc sử dụng nước dưới đất để tưới
Trang 131.1.2.4 Bảo vệ chất lượng nước
Khác với nước mặt, nước dưới đất khó bị nhiễm bẩn hơn nhưng một khi đã nhiễm bẩn rất khó xử lý và nếu xử lý được thì cũng rất tốn kém Vì vậy bảo vệ chất lượng nước dưới đất, ngăn ngừa nhiễm bẩn là rất quan trọng
1.1.2.5 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Xây dựng một kế hoạch khai thác nước dưới đất toàn diện để không chỉ bảo
vệ lợi ích cho người sử dụng nước dưới đất mà còn phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên
Xây dựng các phương án sử dụng kết hợp nước mặt và nước dưới đất vừa đảm bảo nhu cầu cấp nước vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
1.1.2.6 Thu thập và phân tích số liệu
Duy trì một chương trình thu thập và phân tích số liệu mực nước hàng năm tại các mạng quan trắc
Duy trì một chương trình thu thập số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm khí tượng và thủy văn
Triển khai và sử dụng các khả năng của GIS (hệ thống thông tin địa lý) để thể hiện đồ thị các số liệu không gian
Hàng năm chuẩn bị một báo cáo về mực nước, chất lượng nước, lượng bổ cập, lượng khai thác và lưu lượng các sông suối
1.1.2.7 Thông tin cộng đồng và giáo dục
Triển khai và thực hiện một chương trình xây dựng mối quan hệ với cộng đồng
Triển khai và thực hiện một chương trình xây dựng mối quan hệ với các phương tiện thông tin và giáo dục
(Nguồn: Nguyễn Việt Kỳ và cộng sự, Khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới lòng đất, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh )
Trang 141.2 Đặc điểm tự nhiên và xã hội của thành phố Nha Trang
1.2.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thành phố Cam Ranh, phía Tây giáp huyện Diên Khánh và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông
Diện tích thành phố Nha Trang là 251 km2, giới hạn trong tọa độ như sau:
a Địa hình đồi núi
Phân bố chủ yếu ở phía Bắc, Tây Nam với diện tích khoảng 70 km2, bao gồm các núi sót và dãy núi có độ cao từ 183 m (Hòn Sạn) đến 650 m (núi Chúa) Các dãy núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc 300 đến 400, đi lại khó khăn Chúng phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Nam thành phố Nha Trang Ngoài ra, các đảo Hòn Tre, đảo Trí Nguyên, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Lao,… chủ yếu thuộc dạng địa hình này Chúng
là bức bình phong vừa che bão tố, vừa là nơi tham quan kỳ thú
b Địa hình đồng bằng ven biển
Có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông và bị phân cắt bởi các dòng mặt Độ cao địa hình thay đổi từ 3 đến 6,5 m Điều kiện đi lại khá thuận tiện Chúng phân bố ở phần diện tích còn lại của thành phố Nha Trang, ở các
Trang 15phường thuộc trung tâm thành phố, xã Vĩnh Ngọc, xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương (phần canh tác nông nghiệp) và một số dải cát hẹp quanh đảo Hòn Tre
1.2.1.3 Đặc điểm khí hậu
Nha Trang nằm trong miền khí hậu gió mùa cận xích đạo, nhưng khô ráo, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên mát mẻ, ôn hòa và có thể chia ra làm hai mùa:
Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa thường tập trung trong tháng
10 và tháng 11, vào thời gian này nhiệt độ không khí thay đổi từ 25,50C đến 27,10C, lượng mưa thay đổi từ 91,0 mm/tháng đến 338 mm/tháng, lượng bốc hơi từ 85,6 mm/tháng đến 148,2 mm/tháng Độ ẩm bình quân đạt 84%
Mùa khô: kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, hàng năm lượng mưa thay đổi trung bình trong khoảng từ 2,4 mm/tháng đến 109,9 mm/tháng, lượng bốc hơi từ 117,5 mm/tháng đến 166,1 mm/tháng Độ ẩm bình quân là 80%
Nhiệt độ: vào những tháng đầu mùa khô, khí hậu mát mẻ (25 – 26oC) Tuy nhiên, trong mùa này cũng có thời gian khá nóng bức (vào các tháng 6 đến tháng 8)
có lúc nhiệt độ lên tới 350C
Gió: hướng gió thịnh hành vào các tháng 4 đến tháng 9 chủ yếu hướng Nam - Đông Nam (mùa gió nhẹ) và từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau gió có hướng Đông Bắc - Bắc (trùng với mùa gió mạnh) Tốc độ gió trung bình là 5,5 m/s
1.2.1.4 Đặc điểm thủy văn , hải văn
a Sông
Sông Cái Nha Trang
Đây là con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, thuộc loại sông vừa, với diện tích lưu vực 2.000 km2 bao trùm hầu hết các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang Sông bắt nguồn từ đỉnh ChưTgo cao 1.475 m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến Buôn Trai thì đổi sang hướng Tây – Đông là hướng chảy chủ
Trang 16yếu của sông suốt chặng đường còn lại Sông có chiều dài khoảng 75 km, mật độ lưới sông 0,8 km/km2, độ dốc sông 3,7% và hệ số uốn khúc 1,4 Lưu lượng trung bình nhiều năm tại trạm Đồng Trăng là 54,5 m3/s, lớn nhất vào tháng 10 đến tháng
12 là 695,0 m3/s, nhỏ nhất vào các tháng 7, 8, 9 thay đổi trong khoảng từ 5,39 m3/s (9/8/2005) đến 13,5 m3/s (30/8/2004) Vào mùa mưa, lưu lượng đỉnh lũ của sông có thể đạt tới 4.583,0 m3/s (trạm Đồng Trăng, năm 1999)
Đoạn chảy qua Nha Trang theo hướng từ Tây sang Đông và đổ ra biển ở cửa Nha Trang với chiều dài khoảng 13 km Lòng sông rộng từ 40 đến 60 m, đoạn hạ lưu tới 250 m, có mức độ uốn khúc trung bình Độ dốc bình quân 22,9%
Phần thượng lưu của sông Cái Nha Trang có rất nhiều thác Từ cửa sông Chò trở lên thì có thác Đồng Trăng, thác Ông Hào, thác Đá Lửa, thác Nhét, thác Mòng, thác Võng, thác Nai, thác Rùa, thác Hòm,
Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch của thành phố Nha Trang và cho họat động nông nghiệp, lâm nghiệp ở các huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh
Hình 1.1 Sông Cái Nha Trang đoạn chảy qua Tháp Bà Ponaga
Trang 17 Sông Quán Trường
Sông Quán Trường bắt nguồn từ huyện Diên Khánh, chảy qua các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái,… và chảy ra biển theo hướng Tây Nam tại Cửa Bé Lưu vực của sông rộng khoảng 16 km2 Mùa khô nước sông hầu như không chảy, dòng chảy chỉ tồn tại sau mỗi trận mưa Nước sông đã bị nhiễm mặn hoàn toàn bởi nước thủy triều
Ngoài ra, trong vùng còn có một số suối nhỏ chảy qua các xã Vĩnh Lương, Phước Đồng Các suối này mùa mưa lũ thường có dòng chảy lớn đi lại khó khăn, về mùa khô dòng chảy nhỏ, một số tháng mùa khô dòng chảy không còn tồn tại
Hồ chứa Đường Đệ
Nhiệm vụ của hồ chứa là để điều tiết lũ, nhằm bảo vệ dân cư và các công trình phía dưới hạ lưu Hồ chứa có diện tích lưu vực 185 ha, lưu lượng lũ là 30,34 l/giây Đập ngăn lũ có cao trình đỉnh đập đất là 28,5 m; chiều cao đập lớn nhất là 12,25 m; chiều dài đỉnh đập là 145 m; chiều rộng đỉnh đập là 5,0 m Tuyến kênh thoát lũ phía Tây có chiều dài 1.201,5 m và có lưu lượng thoát lũ là 30,34 l/giây
Hồ chứa Bích Đầm
Hồ có diện tích lưu vực khoảng 1,0 km2, dung tích hữu ích 119.100 m3 Hồ cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 5000 dân thuộc khu vực Bích Đầm, Đầm Bấy, Hòn Mun, Vũng Ngán Hệ thống cấp nước gồm tuyến ống nước thô dài 1.153 m, với lưu lượng cấp khoảng 9,3 l/giây; bể lọc có 4 đơn nguyên, với dung tích là 66
m3
Trang 18Vịnh Nha Trang có chế độ thủy triều hỗn hợp, thiên về nhật triều Mực nước biển trung bình 1,28 m Mực thủy triều cao nhất là 2,4 m và thấp nhất là 0,5 m Sóng có độ lớn cao nhất từ 1,0 đến 2,0 m (về mùa gió đông bắc) dưới dạng sóng lừng
Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm
có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới bao gồm: hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ, có giá trị kinh tế cao được xếp hạng là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như: Hòn Tre, Hòn Nhiểu, Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Chồng - Hòn Vợ, Hòn Nội (Đảo Yến)
Hình 1.2 Biển Nha Trang dọc đường Trần Phú
Trang 191.2.2 Đặc điểm dân cư – kinh tế - xã hội
1.2.2.1 Đặc điểm dân cư
Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, vì vậy dân cư tập trung đông đúc và có trình độ văn hóa, chính trị khá cao Dân số của thành phố Nha Trang tính đến năm 2010 là 387.695 người
1.2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Nha Trang là thành phố có nền kinh tế khá phát triển của khu vực miền Trung Nơi đây phát triển toàn diện về du lịch, dịch vụ, công nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng
và chế biến thủy sản, Tính đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.200 USD, tăng 12,5%/năm
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của thành phố là: dịch
vụ, chiếm 62,5% - công nghiệp 30,5% - nông nghiệp 7%
- Thương mại, dịch vụ du lịch: là ngành kinh tế đóng góp quan trọng tạo động lực phát triển và mang lại vị thế đặc biệt cho Nha Trang Các ngành dịch vụ phát triển nhanh bình quân đạt 18,7%/năm; nhiều điểm du lịch được xây dựng với đặc thù cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đặc trưng đã trở thành điểm đến hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước Cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách,tính đến năm 2010 toàn thành phố có 455 khách sạn, với tổng số phòng đạt gần 10.000 phòng, trong đó, khách sạn từ 2 sao trở lên chiếm 14% Hầu hết các cơ sở lưư trú đều được đầu tư nâng cấp và nâng cao chất lượng phục vụ Tổng số khách lưu trú trên địa bàn thành phố năm 2010 đạt 1,67 triệu lượt vượt cao
so với chỉ tiêu đề ra Về doanh thu du lịch năm 2010 đạt 1.873 tỷ đồng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 đạt 9.840 tỷ đồng
- Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm 14,8%, năm 2010 đạt 8.129 tỷ đồng, riêng khu vực tập thể, cá thể do thành phố trực tiếp quản lý đạt 193 tỷ đồng Số cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trang 20đăng ký hoạt động tăng nhanh qua từng năm, đã giải quyết việc làm cho 2.810 lao động với tổng vốn đầu tư hơn 22 tỷ đồng Một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng cao như thủy sản đông lạnh, dệt may, nước mắm, hàng mỹ nghệ…Đã quan tâm đến công tác khuyến công, hỗ trợ các doanh nghiệp, khôi phục các ngành nghề truyền thống, xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ, phát triển công nghiệp tại các xã ngoại thành, hạn chế ô nhiễm môi trường
- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 4,7%, năm 2010 đạt 478,7 tỷ đồng Năng suất lúa đạt khá, bình quân đạt 56,5 tạ/ha/vụ; các loại cây trồng khác sản xuất ổn định phục vụ cho địa phương
và khách du lịch; chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã thu được kết quả tốt, thông qua các dự án, mô hình nông, ngư dân đã tiếp cận được với tiến
bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng thành công các biện pháp kỹ thuật góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường Diện tích trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng
tự nhiên và rừng trồng hiện nay được 1.813 ha, độ che phủ rừng đạt 7,2%, công tác quản lý và bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến, mạng lưới kiểm lâm viên được bố trí đến tận xã, phường có rừng để thường xuyên kiểm tra hạn chế nạn phá, đốt rừng
- Năng lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, toàn thành phố hiện có 3.150 tàu thuyền với tổng công suất 155.000 CV, trong đó có 480 chiếc có công suất lớn (≥90 CV) với 85.000 CV, sản lượng khai thác đánh bắt đạt bình quân trên 34.400 tấn/năm (mức tăng bình quân đạt 6,4%/năm), doanh thu hàng năm đạt 400 tỷ đồng; sản lượng nuôi trồng bình quân đạt 482 tấn/năm Nha Trang hiện có 3 hợp tác xã và
4 cơ sở tư nhân đóng sửa tàu thuyền có trọng tải 100 tấn phục vụ đánh bắt thủy sản
xa bờ
- Thu ngân sách luôn vượt kế hoạch hàng năm, năm 2010 thu trên 1.000 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2005 và là địa phương duy nhất trong toàn tỉnh có khả năng tự cân đối và có đóng góp ngân sách cho tỉnh Với kết quả thu tăng, thành phố đã đảm bảo chi kịp thời, đầy đủ cho các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh và nhu cầu an sinh xã hội Tổng
Trang 21chi ngân sách thành phố tăng bình quân hàng năm 14,1%, trong đó chi đầu tư phát triển 24,5% (chiếm tỷ trọng 21,8% trong tổng chi của thành phố), thành phố đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và các hoạt động chính sách hỗ trợ người nghèo, chi hỗ trợ xăng dầu, bảo hiểm cho ngư dân lên đến hàng trăm tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế xã hội 2005-2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển giai đoạn 2010-2015 của thành phố Nha Trang)
1.2.2.3 Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông của thành phố Nha Trang rất thuận tiện, bao gồm cả đường
bộ, đường hàng không, đường thủy và đường sắt
- Đường bộ: đến nay thành phố có trên 898 tuyến đường, trong đó: 280 tuyến đường do thành phố quản lý, với tổng chiều dài 115,64 km; đường liên xã có 11 tuyến - 29,47 km; đường hẻm nội thị 600 tuyến – 174 km Các tuyến đường tạo điều kiện giao thông rất thuận lợi trong thành phố và giữa thành phố với quốc lộ 1A
- Đường hàng không: sân bay Nha Trang hiện nay không khai thác các tuyến bay dân dụng mà chỉ phục vụ quân sự Thay thế vào đó là sân bay Cam Ranh nối với thành phố Nha Trang bằng đại lộ Nguyễn Tất Thành dài 35 km, rất thuận lợi cho việc đi lại, phục vụ rất hiệu quả cho sự phát triển của thành phố
- Đường sắt: ga Nha Trang nằm ở trung tâm thành phố, đón trả khách Bắc – Nam Tổng chiều dài đường sắt đi qua Nha Trang là 25 km Tương lai đến năm
2015 có tuyến đường sắt đôi cao tốc khổ 1435 mm và xây dựng một ga mới ở phía Tây Bắc thành phố
- Đường thủy: cảng Nha Trang được sử dụng như một cảng đa chức năng, phục
vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa, công suất 6000 hành khách/năm và 1.100.000 tấn hàng hóa/năm Cảng Hải quân phục vụ học tập cho Học viện Hải quân và huyện đảo Trường Sa Cảng cá Hòn Rớ phục vụ cho ngành thủy sản
Trang 22b Về thoát nước
Đến nay, hệ thống thoát nước đã cải tạo, nâng cấp xây dựng mở rộng khoảng 183,024 km tuyến cống, kênh mương thoát nước trên tất cả các tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn thành phố Nha Trang Ngoài các tuyến công thoát nước còn có các dòng sông chảy qua là: sông Cái, hệ thống sông Tắc – Quán Trường, sông Kim Bồng,… và một phần của khu vực biển Nha Trang làm chức năng của các tuyến thoát nước chính cấp I của Thành phố, đã làm tăng khả năng mạng thoát nước và bảo đảm thông thoát thuận lợi cho các khu vực nội thành Đã triển khai giai đoạn I (2007-2011) dự án thoát nước từ nguồn vốn vay WB và vốn đối ứng của tỉnh với
Trang 23tổng vốn đầu tư 76,266 triệu USD, nhằm tách riêng hệ thống thoát nước mặt với thoát nước thải thành phố Điều này sẽ làm giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước dưới đất
1.2.2.5 Về giáo dục , đào tạo
Toàn thành phố có 111 trường với gần 68.000 học sinh, huy động 85,3% trẻ
em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp (riêng trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 đạt 94,5%), có 98,9% trẻ trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đến trường tiểu học, 96,7% trẻ từ 11 - 14 tuổi đến trường THCS; có 100% giáo viên công lập ở các ngành học đạt trình độ chuẩn
và 55% trên chuẩn; có 27/27 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở,
đã có 27/27 trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động Đặc biệt tính đến năm
2010 toàn tỉnh đã có 18 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 03 trường mần non)
Tại thành phố tập trung nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, trường dạy nghề, các trung tâm triển khai các tiến độ kỹ thuật chuyên ngành đã biến nơi đây thành một trung tâm khoa học - đào tạo của cả khu vực Nam Trung Bộ Đây là yếu tố thuận lợi giúp cho nguồn nhân lực của thành phố
có trình độ tương đối cao hơn so với các tỉnh lân cận
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế xã hội 2005-2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển giai đoạn 2010-2015 của thành phố Nha Trang)
1.2.3 Đặc điểm địa chất
1.2.3.1 Địa tầng
a Hệ Jura, thống hạ- trung, hệ tầng La Ngà (J 2 ln)
Hệ tầng này phân bố khá rộng ở đáy đồng bằng Nha Trang, hầu hết bị phủ, chỉ
lộ ra một dải nhỏ ven chân núi Chúa (Vĩnh Phương) với diện tích khoảng 0,25 km2 Thành phần thạch học bao gồm các đá bột kết, cát kết, cát bột kết bị sừng hóa mạnh Mặt cắt của hệ tầng từ dưới lên ở vùng gồm:
Trang 24 Tập 1: bột kết có màu xám sẫm và sét kết màu đen phân lớp mỏng, xen kẽ nhau
Tập 2: cát kết ít khoáng hạt vừa màu xám vàng, phần trên có xen các lớp cát bột kết, sét kết
Các đá của hệ tầng bị xuyên cắt, gây sừng hóa mạnh bởi các thành tạo xâm nhập tuổi Creta (phức hệ Đèo Cả, Cà Ná) Chiều dày hệ tầng 600 -650 m
b Hệ Creta, hệ tầng Nha Trang ( Knt)
Trong phạm vi thành phố Nha Trang, hệ tầng này phân bố rất rộng rãi ở Bắc Nha Trang (kéo thành khối lớn từ phía bắc xuống Hòn Khô), Nam Nha Trang (Hòn Chín Khúc, núi Cầu Hin, Núi Bầu Sấu), đảo Hòn Tre Diện tích phân bố tổng cộng khoảng 85 km2
Thành phần thạch học chủ yếu là các đá phun trào bao gồm tướng họng: tufriolit, dăm kết tuf; tướng phun trào thực sự: ryolit, trachyryolit, andesit, dacit; ngoài ra còn có mặt tướng á núi lửa: ryolit porphyr, granophyr, andesit porphyr Mặt cắt của hệ tầng được chia thành 2 tập :
Tập dưới: gồm chủ yếu là andesit, andesitodacit, dacit và tuf của chúng Chiều dày hơn 250 m
Tập trên: ryolit, trachyryolit, felsit porphyr, ít hơn có ryodacit porphyr với khối lượng khá lớn các đá tuf xen kẽ có thành phần tương ứng Chiều dày tập từ 250 đến 350 m
Tuổi của hệ tầng được xếp vào Creta dựa trên cơ sở: các thành tạo dăm kết tuf
ở khu vực suối Mỏ Cày (Ninh Tịnh) và núi Tà Lương (Cam Phước Đông) có các mảnh dăm thành phần là granodiorit thuộc phức hệ Định Quán (tuổi Creta sớm); ngoài ra chúng còn bị xâm nhập phức hệ Đèo Cả và Cà Ná xuyên cắt Chiều dày của hệ tầng khoảng 500 – 600 m
Trang 25c Hệ Đệ tứ
Thống Pleistocen (Q 1 ), phụ thống thượng (Q 1 3 ), trầm tích biển (mQ 1 3 )
Trầm tích Pleistocen thượng nằm chìm ở đáy đồng bằng Nha Trang Mặt cắt tổng hợp của tầng này gồm 2 tập từ trên xuống có đặc điểm như sau:
Tập 1: sét, sét pha màu loang lổ nâu vàng, xám tro, nén vừa đến chặt, đôi nơi kẹp tập á cát mỏng màu xám sáng; dày trung bình 210 m, nhiều chỗ khá dày (LK30 dày 11 m, LK31dày 24,4 m)
Tập 2: chủ yếu là cát, cát pha, cát sạn chứa cuội màu xám nâu, xám vàng loang lổ liên kết yếu, dễ rời vụn; có chỗ xen kẹp lớp sét pha mỏng Chiều dày trung bình 2 8 m, có chỗ dày hơn 10 m (LK29 - Vĩnh Thái dày 13,4 m) Cát thường là hạt thô thành phần chủ yếu là thạch anh, chọn lọc vừa; sạn, sỏi, cuội có kích thước 1020 mm, nhiều chỗ tới 40-50 mm, mài tròn kém đến trung bình, thành phần sạn, sỏi, cuội đa khoáng gồm laterit, sạn sỏi thạch anh, đá phun trào, xâm nhập, cát kết, bột kết Thỉnh thoảng gặp cuội tảng mài tròn kém lẫn trong các lớp cát, sạn sỏi Trầm tích Pleistocen thượng phủ không chỉnh hợp trên đá gốc trước Đệ tứ và bị các thành tạo Holocen phủ không chỉnh hợp Chiều dày từ 3 đến 32 m
Thống Holocen (Q 2 )
Phụ thống hạ - trung (Q 2
1-2
), trầm tích sông - biển (amQ 2 1-2 )
Trầm tích sông - biển Holocen hạ - trung chủ yếu phân bố ở thung lũng sông Cái Nha Trang, tạo thành đồng bằng cao bằng phẳng, độ cao tuyệt đối 310 m Chúng
lộ thành dải ở phía Nam Nha Trang (Vĩnh Trung, Vĩnh Thái), Bắc Nha Trang (Vĩnh Hải), diện tích lộ khoảng 12 km2 Thành phần thạch học chủ yếu là sét, sét pha, cát pha chứa ít sỏi cuội màu xám sáng, xám vàng, xám đen Mặt cắt trầm tích gồm 2 phần:
- Phần trên: lộ ra ở hầu hết các diện phân bố của tầng trầm tích này Thành phần là sét pha, sét, ít cát pha màu xám chứa nhiều di tích thực vật và ít mảnh vỏ sò,
ốc, cuội sỏi; Chiều dày 110 m (LK23: 6,5 m, LK29: 1,8 m)
Trang 26- Phần dưới: không lộ ra, chỉ gặp trong các lỗ khoan Thành phần là cát, cát pha chứa ít cuội sỏi màu xám vàng, xám sáng, rời rạc; một số chỗ xen kẹp các lớp sét mỏng; chiều dày trung bình từ 2 đến 6 m (LK28: 6,0 m, LK30: 3,5 m, LK31: 4,5 m) Chiều dày của tầng thay đổi từ 317 m
- thượng phủ lên trầm tích biển Holocen trung và bị trầm tích biển Holocen thượng phủ Chiều dày từ 2 đến 12 m
- Phần giữa (Q22-3b)
Trầm tích biển - đầm lầy (mbQ22-3b
): phân bố ở những vùng đất thấp bị ngập triều không thường xuyên thuộc cửa sông Tắc - Nha Trang (Vĩnh Thái, Phước Đồng) Diện tích phân bố khoảng 3 km2 Thành phần trầm tích chủ yếu là cát pha, sét, bùn, mùn thực vật đang phân hủy, than bùn chứa mảnh sò ốc màu xám đen, xám tro Mặt cắt của tầng từ trên xuống như sau:
Trang 27 Mùn thực vật đang phân hủy, phủ kín diện phân bố của trầm tích có màu xám nâu, xám đen gồm gốc, rễ đước đang thối mục, nhiều chỗ phần dưới đã thành than bùn màu đen, mềm, nhão; chiều dày 0,10,4 m;
Bùn sét lẫn mùn thực vật, vỏ sò ốc màu xám tro, xám đen, mềm, nhão, dễ chảy lỏng; chiều dày 0,25 m, càng ra phía biển chiều dày lớp bùn sét này càng lớn
Cát, cát pha màu xám tro, xám sáng, hạt mịn đến trung, đôi nơi chứa ít sét dạng lớp mỏng, thấu kính; Chiều dày 13 m
Trầm tích biển - đầm lầy phủ lên các thành tạo biển Holocen trung Chiều dày tầng này thay đổi từ 25,0 m
Trầm tích sông - biển (amQ2
2-3b): tạo thành các dải bằng phẳng, cao 1,05,0
m so với mực nước sông, diện tích phân bố tổng cộng khoảng 5 km2 Đó là các dải ven sông Hiền Lương (Vạn Lương), các dải ven sông Cái Nha Trang (từ Xóm Cồn kéo lên Vĩnh Trung), dải ven sông Quán Trường (Vĩnh Thái) Thành phần trầm tích thay đổi theo mặt cắt từ trên xuống gồm phần trên là sét pha (7080%), cát pha (2030%) có màu xám sáng; chuyển xuống phần đáy chỉ gặp trong các lỗ khoan là cát hạt mịn đến thô, sạn sỏi màu xám với tỷ lệ sạn sỏi 61%, cát 33%, bột sét 6% Trầm tích sông - biển Holocen trung - thượng thường phủ lên trầm tích biển Holocen trung và Pleistocen thượng, bị trầm tích trẻ Holocen thượng phủ Chiều dày của tầng thay đổi từ 36,0 m
bờ hiện đại (tức là ứng với mức triều lên lớn nhất) Các bãi cát thấp, rộng 50200 m, kéo dài từng đoạn từ 15 km đan xen với các đoạn bờ cấu tạo bởi đá gốc Diện tích phân bố khoảng 2 km2
Trang 28Thành phần trầm tích là cát thạch anh hạt mịn đến trung màu xám trắng, xám vàng nhạt, rời rạc, mài tròn và chọn lọc trung bình đến tốt Chiều dày trầm tích thay đổi từ 14 m
- Phần giữa (Q23b)
Trầm tích biển ngập triều (mQ2
3b): bao gồm các dải tích tụ cát ngầm bám theo đường bờ biển, chỉ phơi lộ một phần khi triều xuống Chúng phát triển thành các bãi cát ngầm khá liên tục và rộng (từ 100300 m) gồm bãi cát ngầm Đường Đệ, Hòn Chồng, bãi ngầm bao quanh đảo Hòn Tre, cửa Vĩnh Trường, cửa sông Đồng
Bò Diện tích phân bố của thành tạo này khoảng 4 km2 Thành phần trầm tích chủ yếu là cát thạch anh hạt mịn đến vừa màu xám sáng, có chứa ít cuội sỏi và các rạn san hô Chiều dày của trầm tích ngập triều thay đổi từ 14 m
Trầm tích sông - đầm lầy (abQ2
3b): phân bố ở thung lũng hạ nguồn sông Cái Nha Trang, được thành tạo ở những nơi địa hình hiện đại thấp trũng, có độ cao 0,24,5 m so với mực nước sông; chúng hình thành đồng bằng thấp Nha Trang trùng với các diện tích canh tác lúa hiện tại ở Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương; diện tích phân bố khoảng 3,5 km2 Thành phần trầm tích chủ yếu là bột, sét chứa mùn thực vật màu xám tro, mềm bở Chiều dày trầm tích từ 1 đến 8 m
Trầm tích sông hiện đại (aQ23
): phân bố thành các bãi bồi hẹp ven bờ và ở
lòng sông, chủ yếu gặp ở sông Cái Nha Trang và sông Quán Trường; ngoài ra còn gặp khắp các sông, suối nhỏ khác Diện tích phân bố khoảng 1,5 km2
Các thành tạo bãi bồi hiện đại gồm bãi bồi cao và thấp, bãi cát ven lòng Phần
hạ nguồn sông Cái Nha Trang gặp chủ yếu là cát hạt trung đến thô (9095%) chứa
ít sạn sỏi (510%) Ngoài ra, còn gặp ít sét pha lẫn cát pha ở một số suối nhỏ trong địa bàn nghiên cứu Hiện tại cát xây dựng đang được khai thác từ tầng trầm tích này Chiều dày của tầng từ 48 m
Trang 291.2.3.2 Magma xâm nhập
Các đá xâm nhập phân bố thành những dãy núi cao hình vòng cung ở phía Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, đảo Hòn Tre và khu trung tâm Hòn Sạn Diện tích phân
bố của các đá xâm nhập khoảng 40 km2 Các đá xâm nhập chủ yếu xếp vào 2 phức
hệ liên quan với giai đoạn xâm nhập Creta
Phức hệ Đèo Cả (GDi, G, Gsy/Kđc): phân bố ở phía Tây Bắc và Đông Bắc
thành phố, tạo thành khối Hòn Chùa, Hòn Thông và phía Đông đảo Hòn Tre Phức
hệ này gồm 2 pha xâm nhập và 1 pha đá mạch Các đá của phức hệ thuộc nhóm axit dãy kiềm không felspat, hoặc á kiềm Các nguyên tố vi lượng phổ biến là V, Ga, Be,
Yb, Zn có độ tập trung thấp còn Cu, Pb, Mo có độ tập trung cao
Phức hệ Cà Ná (G/K2cn): phân bố ở phía Tây Nam thuộc núi Đá Hang, núi
Hòn Xanh (Phước Đồng) Phức hệ này gồm 2 pha xâm nhập và 1 pha đá mạch Các
đá thuộc dãy kiềm không felspatoit nhóm granit, loạt K - Na với K trội hơn Na, bão hòa nhôm, cao silic Các nguyên tố vi lượng có Mn, Cu, Be, Yb, Zn (thấp)
b Đặc điểm các đơn vị cấu trúc kiến tạo
Đới Đà Lạt là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm - giữa
và bị hoạt hóa magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Cenozoi; phương cấu trúc chính Đông Bắc - Tây Nam
Kiến trúc sâu: độ sâu bề mặt Moho là 30-83 km, bề mặt Conrad là 15-17 km
và bề mặt móng kết tinh là 2-2,5 km Bề mặt Moho nông dần về phía Bắc Nha
Trang 30Trang (32-35 km) Bề mặt Conrad uốn lượn nhẹ, dao động độ sâu nhỏ hơn bề mặt Moho Bề mặt móng kết tinh ở khu vực Rù Rì lõm sâu xuống
Các tập hợp thạch kiến tạo bao gồm: Jura hạ - trung, Jura thượng – Creta, Creta thượng, Đệ tứ
Các đơn vị cấu trúc kiến tạo thuộc khối địa chất Nha Trang: phía Tây Bắc được giới hạn bởi đứt gãy sâu Bà Rịa - Đà Lạt - Xuân Tự, phía Đông Bắc có ranh giới với khối Ninh Hòa là đoạn đứt gãy Ninh Hưng - Ninh Ích thuộc đứt gãy Ninh Hưng - Hòn Chồng; phía Tây Nam giới hạn bởi đứt gãy Khánh Nam - Đảnh Thạnh Cấu thành khối này cũng gồm các thành tạo trầm tích, phun trào và xâm nhập có tuổi Jura giữa đến Creta muộn Trũng sụt địa phương Nha Trang được hình thành trong bối cảnh nâng địa hào tạo các khối nâng địa phương Hòn Giong, các núi Bùng Binh, Cầu Hin
c Các đứt gãy kiến tạo
Trong phạm vi thành phố Nha Trang có 2 hệ thống đứt gãy kiến tạo chính là Tây Bắc – Đông Nam và á vĩ tuyến
Hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam (đứt gãy Ninh Hưng - Hòn Chồng):
kéo dài khoảng 30 km từ Ninh Hưng qua sườn Đông Hòn Bà - Núi Chùa xuống Hòn Chồng Tại Vĩnh Phương và Ninh Hưng đã gặp nước khoáng nóng và bùn khoáng được dẫn lên theo đới hủy hoại của đứt gãy này Ngoài ra còn gặp khá nhiều
mỏ bùn khoáng khác xuất lộ ven đứt gãy như Tân Trúc (Ninh Xuân), Ninh Lộc
Hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến (đứt gãy Đảnh Thạnh - Hòn Chồng): kéo dài khoảng 25 km từ Đảnh Thạnh qua thị trấn Diên Khánh ra Hòn Chồng Liên quan đến đứt gãy này là trũng sụt địa phương Nha Trang được hình thành do cánh bắc của đứt gãy sụt mạnh trong Đệ tứ Tại Đảnh Thạnh gặp nước khoáng và bùn khoáng liên quan với đứt gãy này
Trang 31d Những đặc trưng của chế độ địa động lực và kiến tạo hiện đại
Mối tương quan giữa chuyển động nâng hạ kiến tạo và nâng chân tĩnh: mực nước biển chân tĩnh dâng liên tục trong Holocen, mực nước biển đầu Holocen so với ngày nay thấp hơn chừng 45 m Dải đồng bằng ven biển Nha Trang so với mực nước biển chân tĩnh, về cơ bản thuộc vùng nâng điều hòa trong suốt kỷ Đệ tứ Tuy vậy vẫn xảy ra sụt cục bộ, tạo các bồn trầm tích Đệ tứ Đặc trưng nhất là bồn sụt Nha Trang với chiều dày trầm tích đạt tới 48,2 m (LK31) Từ Holocen đến nay biển
có xu thế lùi dần, chế độ lục địa thắng thế một cách chậm chạp
Móng trước Đệ tứ: là các đá trầm tích lục nguyên biển nông gần bờ, trầm tích lục địa, phun trào và xâm nhập Mesozoi (tuổi từ Jura giữa đến Creta muộn) Chúng lộ thành các khối lớn hoặc nằm ở đáy lớp phủ Đệ tứ được phát hiện qua các tài liệu khoan
Hoạt động nâng khối tảng tương đối, đồng thời với hoạt động bóc mòn, xâm thực, rửa trôi: các khối nâng tương đối trong Đệ tứ là Hòn Bà, Núi Bùng Binh, Núi Cầu Hin Quá trình sườn bóc mòn, rửa trôi và đổ lở trọng lực chiếm vai trò chủ đạo
Hoạt động hạ tương đối, đồng thời với hoạt động trầm tích đa nguồn gốc: phần còn lại của diện tích đan xen giữa các khối nâng là các vùng hạ tương đối tạo thành đồng bằng Nha Trang Chúng được tích tụ các sản phẩm trầm tích nhiều nguồn gốc trong các khoảng thời gian khác nhau
Vận động đứt gãy hiện đại: trong các hệ thống đứt gãy vừa mô tả có khá nhiều đứt gãy tái hoạt động trong tân kiến tạo và hiện đại, làm biến đổi sâu sắc cấu trúc của khu vực nghiên cứu Những biểu hiện tái hoạt động của đứt gãy như: đứt gãy thường đặt lòng theo các thung lũng hiện đại hoặc tương phản trên địa hình bởi
sự thay đổi độ cao rất rõ rệt, xuất hiện nhiều đới cà nát, phá hủy và các nguồn nước khoáng nóng, bùn khoáng dọc theo đứt gãy
Hoạt động địa chấn: hoạt động địa chấn đã và đang xảy ra trong khu vực, song nhìn chung không được mạnh mẽ Từ Miocen sớm đến hiện đại Trung và Nam
Trang 32Trung Bộ chịu tác động của lực ép nằm ngang theo phương kinh tuyến và lực tách dãn theo phương á vĩ tuyến Đó là nguyên nhân phát sinh các hệ thống đứt gãy trẻ, núi lửa trẻ và hoạt động địa chấn khu vực
(Nguồn: Cát Nguyên Hùng (1996), Báo cáo địa chất - khoáng sản và địa mạo
đô thị Nha Trang)
1.2.4 Đặc điểm địa chất thủy văn
1.2.4.1 Các tầng chứa nước và không chứa nước
Căn cứ vào đặc điểm chứa nước, tính chất tàng trữ và vận động của nước trong các thể địa chất, có thể chia nước dưới đất thành phố Nha Trang ra các dạng tồn tại như sau: nước lỗ hổng, nước khe nứt, thực thể không chứa nước và rất nghèo nước Theo quan điểm đó vùng nghiên cứu có các tầng chứa nước và các thành tạo địa chất rất nghèo hoặc không chứa nước như sau:
a Các tầng chứa nước lỗ hổng
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ không phân chia (q)
Tạo nên tầng chứa nước q bao gồm các trầm tích eluvi (eQ), deluvi (dQ)) và
trầm tích proluvi – deluvi (pdQ) Chúng phân bố ở các vùng đồi thấp, ven các sườn núi chuyển tiếp xuống đồng bằng, các cửa khe suối cạn, dòng tạm thời ở Vĩnh Phương, Vĩnh Lương, Đắc Lộc, Phước Đồng, Hòn Tre, Diện tích phân bố khoảng
26 km2 Thành phần chủ yếu là cát, sét, dăm sạn, tảng lăn chứa cuội Chiều dày các trầm tích thay đổi từ 0,5 đến 5 m
Nước dưới đất thuộc loại nước ngầm, độ sâu mực nước thay đổi từ 0,2 m đến 7,7 m, thường gặp từ 3,6 đến 4,2 m Lưu lượng giếng thay đổi từ 0,39 đến 0,83 l/giây; lưu lượng lỗ khoan dao động từ 0,09 đến 2,5 l/giây, giá trị thường gặp <0,5 l/giây Nước thuộc loại hình hóa học clorur - bicarbonat natri - calci, bicarbonat - clorur calci - natri, độ khoáng hóa từ 0,1 g/l đến 0,85 g/l, có giếng nước bị nhiễm mặn tới 2,19 g/l
Trang 33Trầm tích Đệ tứ không phân chia có diện phân bố hẹp, chiều dày mỏng, mức độ chứa nước nghèo, một số nơi nước bị nhiễm mặn và có độ cứng cao (nhiễm vôi), ít
có ý nghĩa trong cung cấp nước
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh)
Tạo nên tầng chứa nước Holocen (qh), bao gồm các trầm tích sông (aQ23), sông
- đầm lầy (abQ2
3b), biển (mQ2
3a, mQ2 3b, mQ2 2-3a, mQ2 2) sông - biển (amQ2
2-3b, amQ21-2), biển - đầm lầy (mbQ22-3b) Chúng phân bố rộng khắp trong vùng nghiên cứu tạo nên địa hình khá bằng phẳng kéo dài dọc theo bờ biển và thung lũng sông Cái, sông Tắc, ven đảo Hòn Tre,… Diện tích phân bố khoảng 51 km2 Bề dày thay đổi từ 3,0 đến 17 m Thành phần thay đổi theo nguồn gốc của trầm tích và chủ yếu cát, sét, bột, đôi nơi chứa cuội, bùn, sạn cát, sét pha, cát bùn Các trầm tích Holocen này thường có quan hệ thủy lực với nhau, mức độ chứa nước gần như nhau nên xếp chung tầng chứa nước Các trầm tích có khả năng chứa nước, chủ yếu thuộc loại tương đối giàu nước, có nguồn gốc từ sông, biển và hỗn hợp sông - biển Các trầm tích còn lại có thành phần hạt mịn hơn nên khả năng chứa nước giảm, thuộc loại nghèo nước
Đối với vùng có mức độ tương đối giàu nước, lưu lượng các lỗ khoan thay đổi
từ 0,52 đến 6,89 l/giây, thường gặp từ 2,0 đến 3,0 l/giây Lưu lượng các giếng đào thay đổi từ 1,25 đến 1,54 l/giây Đối với vùng đất đá thuộc loại chứa nước nghèo, lưu lượng các lỗ khoan thay đổi từ 0,52 đến 0,98 l/giây; các giếng đào từ 0,38 đến 0,94 l/giây
Nước trong trầm tích Holocen có độ khoáng hóa thay đổi từ 0,16 g/l đến 0,94 g/l, thường gặp M <0,50 g/l, thuộc loại nước nhạt Loại hình hóa học của nước chủ yếu thuộc loại clorur - bicarbonat và bicarbonat - clorur Nước dưới đất trong các trầm tích Holocen thường bị nhiễm bẩn NO3-, NO2- và nhiễm bẩn vi sinh
Các tầng chứa nước trầm tích hạt thô (tập dưới) Pleistocen (qp)
Trang 34Tầng chứa nước này được cấu tạo từ trầm tích hạt thô thuộc tập dưới của trầm tích Pleistocen (mQ13) có thành phần là cát, cát pha, chuyển xuống cát sạn chứa cuội Bề dày của tập này thay đổi từ 2 đến 26 m, trung bình 2 đến 8 m Nước dưới đất thuộc loại nước áp lực, có mực nước thay đổi từ 1,14 đến phun cao trên mặt đất +3,6 m Lưu lượng các lỗ khoan dao động từ 1,11 đến 7,85 l/giây Tầng chứa nước
lỗ hổng Pleistocen có khả năng chứa nước trung bình
Nước trong tầng có độ khoáng hóa khá cao, thay đổi từ 1,33 đến 4,92 g/l Như vậy, nước trong toàn bộ lỗ khoan nghiên cứu trong chúng đều bị nhiễm mặn Loại hình hóa học chủ yếu là clorur – natri, ít gặp clorur – bicarbonat natri, độ pH từ 6,5 đến 7,4 Do nước bị nhiễm mặn nên độ cứng tăng cao, dao động từ 216,99 đến 995,16 mgCaCO3/l, hầu hết cao hơn 300 mgCaCO3/l, không đạt chất lượng cho ăn uống sinh hoạt
Đây là tầng có mức độ chứa nước trung bình, đôi nơi khá giàu, giàu, song chúng
đã bị nhiễm mặn không có ý nghĩa trong cung cấp sử dụng nước cho ăn uống sinh hoạt
b Các tầng chứa nước khe nứt
Tầng chứa nước khe nứt phun trào Creta (k)
Tầng chứa nước này được cấu tạo bởi các đá hệ tầng Nha Trang (Knt), chúng
phân bố rất rộng rãi ở Bắc Nha Trang (kéo thành khối lớn theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, từ xã Vĩnh Lương xuống phường Vĩnh Hòa), Nam Nha Trang (Hòn Chín Khúc, núi Cầu Hin, Núi Bầu Sấu), và các đảo thuộc phường Vĩnh Nguyên (đảo Hòn Tre, Trí Nguyên, Hòn Một, Diện tích phân bố tổng cộng khoảng 85 km2
Nước trong tầng chứa nước này thuộc loại nước ngầm Mực nước tĩnh thay đổi
từ 0,5 đến 3,8 m Các lỗ khoan có lưu lượng từ 0,44 đến 1,02 l/giây, thường gặp nhỏ hơn 1,0 l/giây; hệ số thấm thay đổi từ 0,02 đến 0,56 m/ngày Tài liệu khảo sát trên mặt cho thấy nước trong tầng này hầu như không xuất lộ Như vậy, tầng chứa nước Creta thuộc loại nghèo nước
Trang 35Nước trong tầng có độ khoáng hóa từ 0,556 đến 1,025 g/l Loại hình hóa học chủ yếu là clorur – bicarbonat calci, bicarbonat – clorur natri, Độ pH thay đổi từ 6,87 đến 8,2 Độ cứng của nước thay đổi từ 131,1 đến 800,1 mgCaCO3/l Nước trong tầng ở một số nơi thuộc khu vực phía Bắc Nha Trang (xã Vĩnh Lương, phường Vĩnh Hòa) và đảo Hòn Tre nước có độ cứng vượt 300 mgCaCO3/l, tuy nằm trong giới hạn tiêu chuẩn nước ngầm, song không đạt cho ăn uống (Tiêu chuẩn cho phép ăn uống tối đa là 300 mgCaCO3/l) Đối với khu vực phía Nam thành phố, nước trong tầng này có độ cứng thấp hơn, dao động trong khoảng từ 131,09 đến 291,11 mgCaCO3/l, phù hợp cho ăn uống, sinh hoạt
Tóm lại, đây là tầng có mức độ chứa nước nghèo, một số nơi nước có độ cứng lớn, nên việc cấp nước sử dụng cho ăn uống sinh hoạt bị hạn chế
Tầng chứa nước khe nứt phun trào Jura thượng (j3)
Tầng chứa nước khe nứt phun trào Jura thượng (j3) được tạo thành từ các đá thuộc hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl) Chúng phân bố tạo thành dải theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam, kéo dài từ núi Hòn Ngang, thôn Đắc Lộc (Vĩnh Phương) lên thôn Lương Hòa (xã Vĩnh Lương) và vòng lên phía Tây Bắc xã Vĩnh Lương Diện tích phân bố khoảng 17 km2
Nước trong tầng chứa nước này thuộc loại nước ngầm Mực nước tĩnh thay đổi
từ 0,35 đến 1,9 m Các lỗ khoan có lưu lượng từ 0,2 đến 0,85 l/giây; hệ số thấm thay đổi từ 0,02 đến 0,15 m/ngày Tài liệu đo vẽ địa chất – địa chất thủy văn cho thấy nước trong tầng này hầu như không xuất lộ Như vậy, có thể khẳng định tầng chứa nước phun trào Jura thượng thuộc loại nghèo nước
Nước trong tầng có độ khoáng hóa thay đổi từ 0,40 đến 0,76 g/l Loại hình hóa học chủ yếu là clorur – bicarbonat natri – calci, bicarbonat – clorur natri – calci Độ
pH thay đổi từ 8,0 đến 8,3 Độ cứng của nước thay đổi từ 181,1 đến 360,06 mgCaCO3/l Tóm lại, đây là tầng có mức độ chứa nước nghèo, ở một số nơi nước có độ cứng cao, nên việc cấp nước sử dụng cho ăn uống sinh hoạt bị hạn chế
Trang 36 Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Jura trung (j2)
Cấu tạo nên tầng chứa nước này là các đá trầm tích hệ tầng La Ngà (J2ln)
Trong diện tích nghiên cứu chúng lộ một dải hẹp ven chân núi Chúa (Vĩnh Phương), với diện tích khoảng 0,25 km2, còn lại bị các trầm tích trẻ hơn phủ lên và thường phân bố ở độ sâu > 31 m Thành phần gồm cát kết, bột kết, sét kết, đá phiến sét màu xám Bề dày từ 300 đến 400 m Đá thường ít nứt nẻ, không có khả năng chứa nước Trong vùng Nha Trang, tầng chứa nước này nghiên cứu chưa nhiều, song kết hợp với tài liệu khu vực có thể kết luận rằng trầm tích Jura thuộc loại chứa nước trung bình Tuy nhiên, những nơi gặp các đới phá hủy kiến tạo thì khả năng chứa nước của chúng tăng đột ngột Tại lỗ khoan LK23 khoan trong trầm tích này đã gặp đới nứt nẻ từ 38 m đến 49,5 m, có mực nước tĩnh nằm nông 0,4 m, thuộc nước có áp Nước thuộc loại natri clorur, có độ khoáng hóa cao, đạt tới 9,36 g/l Theo các tài liệu đo sâu địa vật lý và khoan ĐCTV thì nước trong trầm tích này của vùng nghiên cứu đã bị nhiễm mặn hoàn toàn, không đảm bảo chất lượng sử dụng cho ăn uống
Nước trong các đứt gãy kiến tạo
Các đá phun trào hệ tầng Nha Trang (Knt), hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl) và các
đá magma xâm nhập thường có cấu tạo khối, rắn chắc, ít nứt nẻ, khả năng chứa nước kém Tuy nhiên, hoạt động đứt gãy kiến tạo đã tạo nên đới dập vỡ, có khả năng chứa nước tốt trong các thành tạo địa chất nêu trên Một số lỗ khoan khoan trong các đới dập vỡ này đều gặp nước áp lực khá mạnh, độ cao phun từ + 0,32 đến +20 m; lưu lượng các lỗ khoan thường lớn và dao động từ 1,25 đến 20 l/giây, có lỗ khoan đã gặp nước khoáng nóng (lỗ khoan LK13 – Vĩnh Phương)
Như vậy, các đới dập vỡ do các đứt gãy kiến tạo tạo nên trong đá cứng chắc có thể coi là một đối tượng trong điều tra, đánh giá nước dưới đất ở khu vực thành phố Nha Trang
Trang 37c Các thành tạo địa chất không chứa nước
Trong vùng nghiên cứu có 2 loại thành tạo địa chất không có khả năng chứa nước và có thể xem như là các thành tạo cách nước như sau:
Trầm tích hạt mịn (tập trên) pleistocen (mQ1
3): chúng là tập hạt mịn của trầm tích pleistocen, phân bố khá phổ biến ở độ sâu 10 m đến 40 m Thành phần là sét, sét bột, sét pha loang lổ, dày 2,0 - 10,4 m Có thể coi chúng là tầng cách nước và trong thực tế chúng đã ngăn bảo vệ cho tầng chứa nước nhạt phía trên (tầng qh) khỏi bị nhiễm mặn từ dưới lên
Các đá xâm nhập granit: chúng phân bố ở phía Bắc xã Vĩnh Lương, núi Chúa (Vĩnh Phương), Hòn Thơm và Hòn Nghê (Vĩnh Ngọc), Hòn Sạn và Hòn Chồng (Vĩnh Phước), Hòn Xanh (Phước Đồng), với diện tích khoảng 45 km2 Thành phần granit biotit, granodiorit Đá có cấu tạo khối rắn chắc, rất ít nứt nẻ, không chứa nước Các giếng đào trong vỏ phong hóa granit có lưu lượng rất nhỏ và thường bị cạn về mùa khô
(Nguồn: TS Ngô Tuấn Tú (1996), Báo cáo đặc điểm địa chất thủy văn thành phố Nha Trang)
1.2.4.2 Trữ lượng nước dưới đất
Nước dưới đất thành phố Nha Trang được hình thành từ các nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là từ nước mưa và nước sông Ngoài ra, chúng còn được bổ cập bởi nguồn nước tưới, nước lũ
Trữ lượng khai thác tiềm năng được đánh giá cho khu vực nước dưới đất không
bị nhiễm mặn (nước có độ tổng khoáng hóa ≤1,0 g/l) đạt chất lượng về nước ngầm Trong đó tầng chứa nước Holocen (qh) là có ý nghĩa nhất đối với cung cấp nước, tiếp đến là tầng chứa nước khe nứt phun trào Creta hệ tầng Nha Trang (k) và tầng chứa nước khe nứt phun trào Jura thượng hệ tầng Đèo Bảo Lộc (j3), nên trữ lượng khai thác tiềm năng được tính cho diện tích nước không bị nhiễm mặn của ba tầng chứa nước này
Trang 38a Trữ lượng khai thác tiềm năng tầng chứa nước Holocen (qh):
Trữ lượng động tự nhiên của tầng chứa nước trầm tích lỗ hổng Holocen được tính trên phần diện tích không bị nhiễm mặn khoảng 40 km2 có thể khai thác được nước dưới đất và được thể hiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1 Trữ lượng động tự nhiên của tầng chứa nước Holocen (qh):
Trang 39(F=26 km2), được thể hiện trong bảng 1.4
Bảng 1.4 Trữ lượng động tự nhiên của các tầng chứa nước khe nứt (k, j3)
Trữ lượng khai thác tiềm năng của các tầng chứa nước Holocen là 32.508
m3/ngày; các tầng Creta và Jura thượng là 10.648 m3/ngày Như vậy, tổng trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất (phần diện tích không bị nhiễm mặn) của thành phố Nha Trang là 43.156 m3/ngày Ngoài ra, nước dưới đất bị nhiễm mặn (thung lũng sông Quán Trường; vùng nhiễm mặn thuộc Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thái) có trữ lượng khai thác tiềm năng là 22.673 m3/ngày
Trang 401.2.4.3 Nước nóng – nước khoáng
Nước khoáng là loại nước thiên nhiên có thành phần và tính chất đặc biệt, như chứa một số hợp chất phần muối - ion, khí, chất hữu cơ với hàm lượng lớn, nhiệt độ
và tính phóng xạ cao,… có hoạt tính sinh học nên có tác dụng chữa bệnh hoặc có
tác dụng tốt đến sức khỏe con người
Trong thành phố Nha Trang đã phát hiện 3 nguồn nước khoáng (Vĩnh Phương,
Vĩnh Thái và Phước Trung) được đánh giá cụ thể như sau:
20 m, lưu lượng tăng đến 18 l/giây
Cách lỗ khoan LK13 khoảng 700 m về phía Nam có xuất hiện mạch nước nóng tạo nên bãi lầy nổi cao gọi là “Gò Ráng Trong” Nhiệt độ nước đo được vào tháng 12 năm 2007 là 50OC Và cách lỗ khoan LK13 khoảng 500 m về phía Đông Nam cũng đã phát hiện một điểm nước khoáng gọi là “Gò Ráng Ngoài” cách Gò Ráng Trong khoảng 300 m về phía Đông Bắc
Tính chất lý – hóa được thể hiện ở bảng 1.7 và 1.8
Bảng 1.7 Kết quả phân tích mẫu vi lượng
Pb (mg/l) Mn (mg/l)
Hg (mg/l) Br (mg/l) 0,0011 0,0019 2,356 0,1012 0,0001 0,3140 0,0021 0,3710