Giải pháp về quy hoạch khai thác nước dưới đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất, đề xuất biện pháp khắc phục và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất phục vụ sinh hoạt trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 71 - 72)

- Tiến hành điều tra, thăm dò, quan trắc tài nguyên nước dưới đất; tăng cường công tác giám sát, dự báo để cung cấp đầy đủ dữ liệu, thông tin về nước dưới đất phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước.

- Dựa vào đặc điểm của chế độ thủy văn, điều kiện địa chất thủy văn, diễn biến nguồn nước dưới đất, tình hình thực tế về số lượng, chất lượng các nguồn nước

dưới đất để điều chỉnh, kiểm soát, quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đúng ngưỡng khai thác cho phép .

- Tiến hành phân vùng quy hoạch khai thác từ đó đánh giá, xây dựng mạng lưới quan trắc nước dưới đất ưu tiên khu vực khai thác nước mạnh, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm, nhiễm mặn cao (phần trung tâm kéo xuống phường Vĩnh Nguyên và dải ven bờ biển) từ đó ra thông báo tình hình diễn biến số lượng, chất lượng cũng như đề ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ tài nguyên nước dưới đất hàng năm.

- Thực hiện kiểm kê hiện trạng khai thác nước dưới đất theo định kỳ, kết hợp với rà soát, thống kê lập danh mục các giếng khoan phải xử lý trám lấp; xây dựng kế hoạch xử lý, trám lấp hàng năm.

- Lấy phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm làm nguyên tắc chủ đạo, kết hợp kiểm soát và xử lý ô nhiễm nhằm khắc phục suy thoái, từng bước cải thiện chất lượng nguồn nước.

- Bên cạnh đó, cần có quy định khoảng cách từ các giếng khoan khai thác tới nguồn ô nhiễm (bãi rác, hầm phân,…) để đảm bảo tốt nhất chất lượng nước dưới đất gần các khu vực ô nhiễm này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất, đề xuất biện pháp khắc phục và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất phục vụ sinh hoạt trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)