Do đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất tỉnh Tiền Giang” được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất của khu vực nghiên cứu có đảm bảo về chất
Trang 1MỤC LỤC
TÓM TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
1 Tính cấp thiết của ĐATN 2
2 Mục tiêu của ĐATN 2
2.1 Mục tiêu chính 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Nội dung nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 5
1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 5
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 6
1.2 GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7
1.2.1 Vị trí địa lí của khu vực nghiên cứu 7
1.2.2 Khí hậu 8
1.2.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo 9
1.2.4 Đặc điểm thủy văn 9
1.2.4 Đặc điểm dân cư 10
1.2.5 Đặc điểm kinh tế-xã hội 10
1.2.6 Đặc điểm địa chất 13
1.2.6 Đặc điểm địa chất thuỷ văn 16
1.2.7 Tình hình khai thác NDĐ của khu vực nghiên cứu năm 2016 20
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU 22
2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 22
2.3 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU 23
2.4 PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 25
2.5 PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ 26
Trang 2CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27 3.1 TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC TP
MỸ THO VÀ KHU VỰC TX CAI LẬY 27 3.2 HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI VÀ HÌNH THỨC XẢ THẢI NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI, SINH HOẠT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 28 3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC
TP MỸ THO VÀ KHU VỰC TX CAI LẬY 31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC PL1
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 Tình hình khai thác nước dưới đất TP Mỹ Tho và TX, Cai Lậy (2016) 21 Bảng 2.1.Vị trí quan trắc chất lượng nước dưới đất TP Mỹ Tho và TX Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 23 Bảng 3.1 Gía trị min-max, trung bình, độ lệch chuẩn các thông số chất lượng NDĐ 31 Bảng 3.2 Diện tích phân bố mặn- nhạt của 3 tầng nghiên cứu tại TP Mỹ Tho và
TX Cai Lậy 41
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khu vực nghiên cứu 8
Hình 3.1 Nguồn nước sử dụng cho gia đình: (a) TP Mỹ Tho; (b) TX Cai Lậy 27
Hình 3.2 Hình thức xử lý nước trước sử dụng: (a) TP Mỹ Tho; (b) TX Cai Lậy 28
Hình 3.3 Hoạt động trồng trọt tại các điểm khảo sát ở khu vực nghiên cứu 29
Hình 3.4 Hoạt động chăn nuôi tại các điểm khảo sát ở khu vực nghiên cứu 30
Hình 3.5 Hình thức xả thải nước thải sinh hoạt: (a) TP Mỹ Tho; (b) TX Cai Lậy 31
Hình 3.6 Biểu đồ boxplot thể hiện nồng độ pH theo tầng chứa nước khu vực TP Mỹ Tho 33
Hình 3.7 Biểu đồ boxplot thể hiện nồng độ pH theo tầng chứa nước khu vực TX Cai Lậy 33
Hình 3.8 Biểu đồ nồng độ amoni theo tầng chứa nước khu vực TP Mỹ Tho 35
Hình 3.9 Biểu đồ nồng độ amoni theo thời gian khu vực TP Mỹ Tho 35
Hình 3.10 Biểu đồ nồng độ amoni theo tầng chứa nước khu vực TX Cai Lậy 36
Hình 3.11 Biểu đồ nồng độ amoni theo thời gian khu vực TX Cai Lậy 36
Hình 3.12 Biểu đồ nồng độ clorua theo tầng chứa nước khu vực TP Mỹ Tho 38
Hình 3.13 Biểu đồ nồng độ clorua theo thời gian khu vực TP Mỹ Tho 39
Hình 3.14 Biểu đồ nồng độ clorua theo tầng chứa nước khu vực TX Cai Lậy 39
Hình 3.15 Biểu đồ nồng độ clorua theo thời gian khu vực TX Cai Lậy 40
Hình 3.16 Biểu đồ nồng độ sắt theo tầng chứa nước khu vực TP Mỹ Tho 43
Hình 3.17 Biểu đồ nồng độ sắt theo thời gian khu vực TP Mỹ Tho 44
Hình 3.18 Biểu đồ nồng độ sắt theo thời gian khu vực TX Cai Lậy 44
Hình 3.19 Biểu đồ nồng độ sắt theo thời gian khu vực TX Cai Lậy 45
Hình 3.20 Tình hình nhiễm phèn tại hộ gia đình khảo sát ở khu vực TP Mỹ Tho và TX Cai Lậy………… ……… ……….…46
Hình 3.21 Đánh giá mùi của NDĐ tại các hộ gia đình khảo sát khu vực TP Mỹ Tho và TX Cai Lậy 46
Hình 3.22 Hệ số tương quan giữa pH và sắt 48
Hình 3.23 Nhận định của người dân về chất lượng NDĐ: (a) TP.Mỹ tho; (b) TX Cai Lậy 49
Trang 6TÓM TẮT
Theo thống kê về tình hình khai thác NDĐ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang năm 2016 thì trên toàn tỉnh có khoảng 1.313 giếng khai thác NDĐ với
hoạt gồm 976 giếng chiếm 74%; sản xuất và chăn nuôi gồm 337 giếng chiếm 26%
Kết quả về hiện trạng chất lượng nước dưới đất năm 2017 tại khu vực TP Mỹ Tho và TX Cai Lậy thông qua việc nghiên cứu 4 thông số pH, Amoni, Sắt và Clorua khi so sánh với QCNV09 MT:2015/BTNMT thì:pH và amoni đều đạt 100% và nước
có tính kiềm (7 < pH < 9)
Trong 26 công trình có 6 công trình có nồng độ Sắt vượt giá trị cho phép (5 mg/l) theo QCNV09-MT:2015/BTNMT là: MT3 vượt 1,21 lần, MT6 vượt 1,54 lần, MT7 vượt 1,17 lần, CL3 vượt 1,33 lần, CL6 vượt 1,59 lần, CL8 vượt 1,17 lần, chiếm 23% trên tổng số công trình Nồng độ Sắt cao ở tầng Pliocen giữa do tầng này có thành
mùa khô nồng độ sẽ cao hơn so với mùa mưa
Thông số Clorua có 2 công trình có giá trị vượt giá trị cho phép (250 mg/l) là công MT7 và CL12, chiếm 7,7% tổng số công trình Trong đó: MT7 vượt 1,23 lần và CL12 vượt 1,12 lần Clorua vượt giá trị cho phép là do các công trình nằm tại vị trí phân bố vùng nước mặn của khu vực Mặc khác, do biến đổi khí hậu nhiệt độ càng tăng, làm nước biển dâng và lấn sâu vào nội đồng khiến các công trình có nồng độ Clorua tăng dần theo các năm và mùa khô nồng độ Clorua có trong nước sẽ cao hơn so với mùa mưa, do không có sự pha loãng
Các công trình có giá trị Sắt và Clorua vượt giá trị cho phép theo MT:2015/BTNMT nêu trên đều thuộc tầng Pliocen giữa Tầng Pliocen dưới và Miocen trên tất cả các thông số đều đạt chuẩn Càng xuống sâu chất lượng nước càng đảm bảo Nồng độ các thông số có trong nước là có từ tự nhiên, không chịu ảnh hưởng từ tác động nhân tạo Công trình có độ sâu thấp nhất của nghiên cứu là 260m và sâu nhất là cho 465m cho nên các hoạt động nhân tạo khó ảnh hưởng đến chất lượng NDĐ tại khu vực TP Mỹ Tho và TX Cai Lậy
QCNV09-
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của ĐATN
Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội Sự phát triển này đòi hỏi nhiều yếu
tố, trong đó nhu cầu về nước sạch phục vụ các lĩnh vực sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và công cộng là vô cùng to lớn và ngày càng gia tăng Trong tình hình nguồn nước mặt tuy dồi dào về lượng nhưng phân bố không đều cũng như càng ngày càng ô nhiễm làm suy giảm về chất lượng, thì việc khai thác nguồn nước dưới đất
để cung cấp cho các nhu cầu cần sử dụng là vô cùng quan trọng
Các công trình khai thác nước dưới đất tại khu vực phần lớn phục vụ cho mục đích sinh hoạt gồm 976 giếng chiếm 74%; sản xuất và chăn nuôi gồm 337 giếng chiếm 26% (Đặng Văn Túc, 2016) Quy mô và trữ lượng khai thác ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, việc khai thác quá mức không được kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trữ lượng cũng như chất lượng
Theo Báo cáo chất lượng nước dưới đất tỉnh Tiền Giang năm 2016, 3 tầng sâu (n2 , n2 và n1 ) có chất lượng tốt hơn các tầng nông (qp1, qp2-3, qp3) Tuy nhiên tại 3
sử du ̣ng cần lưu ý chỉ tiêu clo và thủy ngân, tầng chứa nước n2 khi sử du ̣ng lưu ý các chỉ tiêu magan, sắt và clo và tầng chứa nước n1 khi sử du ̣ng lưu ý các chỉ tiêu clo, sắt
tiêu cấp nước sinh hoa ̣t
Do đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất tỉnh
Tiền Giang” được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất của
khu vực nghiên cứu có đảm bảo về chất lượng để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt
và các mục đích kinh tế-xã hội, cũng như nghiên cứu các nguồn có thể tác động đến chất lượng nước dưới đất trong khu vực nghiên cứu
2 Mục tiêu của ĐATN
2.1 Mục tiêu chính
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất khu vực TP Mỹ Tho và
TX Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Trang 82.2 Mục tiêu cụ thể
dưới đất theo thời gian và không gian tại khu vực TP Mỹ Tho và khu vực TX
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
TX Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
đất tại các công trình quan trắc của khu vực TP Mỹ Tho và TX Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, sinh viên đã thực hiện những nội dung như sau:
- Thu thập các tài liệu về khu vực nghiên cứu như: vị trí địa lí, đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn,…
- Nghiên cứu các nguồn tác động có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước dưới dất của khu vực nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất khu vực nghiên cứu thông qua việc thu thập tài liệu kết quả quan trắc của các giếng quan trắc từ báo cáo chất lượng nước dưới đất (2015-2017) của Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang và báo cáo quan trắc môi trường của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Tiền Giang Để đánh giá được hiện trạng chất lượng nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu
+ Tỉnh Tiền Giang là tỉnh chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi Việc phát triển về trồng trọt, lượng phân bón trên diện rộng và các nước thải chăn nuôi giàu nitơ nên có nguy cơ bị nhiễm chất dinh dưỡng, đó là lí do cho việc lựa chọn thông số Amoni để nghiên cứu
+ Thông số Sắt được lựa chọn là do đặc điểm địa chất thuỷ văn của các tầng chứa nước của khu vực có thành phần chủ yếu là các lớp cát mịn đến thô chứa nhiều sạn, sỏi Các lớp cát bột, bột cát màu xám nâu, xám vàng nằm xen kẹp, phân lớp mỏng
Trang 9và các lớp sét, sét bột, bột màu nâu vàng loang lổ chứa sạn laterit Trong sét bột chứa carbonat, oxit sắt màu nâu đen
+ Thông số Clorua được lựa chọn là do những năm gần đây Đồng bằng sông Cửu Long đang đối đầu với vấn đề xâm nhập mặn Cần phải quan tâm thông số này để
có biện pháp phòng chóng xâm nhặp mặn kịp thời
- Thành lập các bản đồ: Bản đồ khu vực nghiên cứu, bản đồ các vị trí các điểm quan trắc, bản đồ hiện trạng chất lượng nước dưới đất theo từng tầng của khu vực nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 3 tầng chứa nước Pliocen giữa, Pliocen dưới và Miocen trên tại 26 công trình quan trắc của khu vực là TP Mỹ Thovà TX Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang Việc lựa chọn khu vực TP Mỹ Thovà TX Cai Lậy để nghiên cứu là
do trên địa bàn tỉnh thì số lượng công trình quan trắc tại khu vực này chiếm số lượng nhiều hơn so với các khu vực còn lại của tỉnh Các tầng Pliocen giữa, Pliocen dưới và Miocen trên là các tầng được khai thác chủ yếu để phục vụ cho sinh hoạt cũng như sản
xuất và chăn nuôi
4 Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp được áp dụng để hoàn thành đồ án tốt nghiệp:
+ Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập những tài liệu thông qua internet, thu thập các báo cáo, số liệu quan trắc từ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Tiền Giang
+ Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa xem xét các nguồn có thể gây tác động đến chất lượng NDĐ, thu thập phiếu khảo sát ý kiến người dân
+ Phương pháp lấy mẫu: Tham gia quan trắc chất lượng NDĐ cùng Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang
+ Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu: Sử dụng phần mềm Microsofl excel
2013 và SPSS 20 để tổng hợp và xử lí số liệu
+ Phương pháp bản đồ: Sử dụng phần mềm Mapinfo 11.5 để biên tập các bản đồ
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Một vài nghiên cứu ngoài nước như Trung Quốc và Anh đã nêu lên sự cần thiết của nguồn nước dưới đất cho nhu cầu sử dụng Nhưng nguồn nước này đang bị ô nhiễm từ nhiều nguồn tác động khác nhau:
Vào tháng Tư năm 2016, Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc công bố một báo cáo tuyên bố rằng hơn 80% lượng nước ngầm bị ô nhiễm, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng phát triển đất đai và các hoạt động của con người là những mối đe dọa chính trong việc giảm chất lượng của nước ngầm Những nguyên nhân dẫn đến tình hình ô nhiễm nước dưới đất tại Trung Quốc được cho là xuất phát từ phân bón, thuốc trừ sâu trên đất nông nghiệp và từ việc chăn nuôi gia súc quy mô lớn thải chất thải từ động vật có thể làm gia tăng lượng Amoni trong nước Amoni có mặt trong nước ngầm là do kết quả của quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên và cũng do các nguồn thải hữu cơ từ các hoạt động của con người Nồng độ amoni cao từ 1-10mmol/L đã được tìm thấy ở các tầng chứa nước bị nhiễm bẩn do sự
rò rỉ từ trong đất và trong các hoạt động thải nước thải nồng độ amoni cao Khi hàm lượng Amoni trong nước ăn uống cao hơn tiêu chuẩn cho phép chứng tỏ nguồn nước
đã bị ô nhiễm bởi chất thải động vật, nước cống và có khả năng xuất hiện các loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gây bệnh (Godlove A., 2016)
hình ô nhiễm nước ngầm tại lưu vực Ấn - Hằng cho thấy khoảng 60% nước ngầm tại đây không thể dùng cho sinh hoạt hoặc tưới tiêu Dựa trên các số liệu về chất lượng và mực nước ngầm từ năm 2000-2012, các tác giả của nghiên cứu cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với nước ngầm ở lưu vực sông Ấn - Hằng không phải là nguồn nước cạn kiệt mà là nước bị ô nhiễm Hai mối quan ngại chính là độ mặn và chất asen trong nước Ở độ sâu tới 200 mét, khoảng 23% nước ngầm chứa trong lưu vực này quá mặn
và khoảng 37% nước bị nhiễm asen với nồng độ cao.Nước có thể bị nhiễm mặn do tự nhiên hoặc con người, trong đó có hoạt động tưới tiêu bất hợp lý (Bohlke J.K., 2016)
Trang 111.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước đã được đề cập đến để nêu lên hiện trạng chất lượng nguồn nước dưới đất đang dần bị biến đổi về chất lượng cũng như trữ lượng:
Báo cáo chất lượng nước dưới đất tỉnh Tiền Giang năm 2016 của Trung tâm
09-MT:2015/BTNMT Đối với 6 tầng chứa nước cho thấy các tầng chứa nước phân bố sâu (n1 , n2 , n2 ) có chất lượng tốt hơn các tầng nông (qp1, qp2-3, qp3), cụ thể cho các
khan hiếm nước vẫn có thể sử dụng phục vụ tắm giặt, vệ sinh
vẫn có thể sử dụng phục vụ tắm giặt, vệ sinh được
Clo vượt giới ha ̣n quá lớn nên không phù hợp mu ̣c tiêu cấp nước sinh hoa ̣t
+ Tầng chứa nước n2 chất lượng nước hầu hết là đa ̣t, khi sử du ̣ng cần lưu ý chỉ
không dùng cho ăn uống, nếu dùng cho ăn uống phải xử lý đạt theo quy chuẩn của Bộ
Y tế mới đưa vào sử dụng
+ Tầng chứa nước n2 chất lượng nước hầu hết là đa ̣t, khi sử du ̣ng lưu ý các chỉ
xử lý đạt theo quy chuẩn của Bộ Y tế mới đưa vào sử dụng
+ Tầng chứa nước n1 chất lượng nước hầu hết là tốt, khi sử du ̣ng lưu ý các chỉ
vớ i mu ̣c tiêu cấp nước sinh hoa ̣t
Theo một nghiên cứu khác về tài nguyên nước tại Trà Vinh về hiện trạng khai thác, sử dụng và các giải pháp quản lý sử dụng bền vững cho thấy chất lượng nước của các giếng tại tỉnh Trà Vinh thì đa số là không màu, không mùi nhưng có vị nhạt, một
Trang 12số có vị lợ mặn Qua kết quả phân tích hàm lượng sắt của 15 mẫu nước lấy ngẫu nhiên tại các địa bàn khác nhau cho thấy hàm lượng sắt đều vượt 1,5-2 lần tiêu chuẩn cho phép, có nơi hàm lượng sắt cao hơn gấp 4 lần và chất lượng nước ngầm theo nhận định của người dân là có hiện tượng đóng vôi nhiều do độ cứng của nước cao và nước có vị không ngọt và mùi tanh hôi (Nguyễn Văn Sánh, 2010)
Theo nghiên cứu của Ngô Đức Chân về đánh giá chất lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Tháp, các tầng chứa nước Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen trên là các tầng chứa nước phân bố ở độ sâu khá lớn Các tầng chứa nước đang được khai thác sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhiều nơi, đặc biệt ở Tháp Mười, thị xã Cao Lãnh, thị
xã Sa Đéc và nhiều nơi khác phía Nam sông Tiền Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy hàm lượng hầu hết các chỉ tiêu đánh giá thấp hơn giá trị giới hạn hàm lượng cho phép trừ độ sắt tổng và clorua tại một số nơi của tầng chứa.Nồng độ sắt của 22 mẫu khi phân tích dao động 1,25÷5,69 mg/l Clorua dao động 67,4÷292,8 mg/l Phần lớn các chỉ tiêu đánh giá thì hàm lượng các chỉ tiêu trong mùa mưa thường có xu hướng thấp hơn mùa khô, tuy độ chênh lệch không lớn (Ngô Đức Chân, 2008)
Theo nghiên cứu “Xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long dưới tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu” của ThS Châu Trần Vĩnh, trong tương lai với sự gia tăng của mực nước biển dâng, mặn cũng xâm nhập sâu hơn vào trong sông, xâm nhập mặn diễn ra khá mạnh vào mùa khô Trong 3 năm tới, diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn lớn hơn 4‰ chiếm 41% diện tích toàn ĐBSCL; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn hơn1‰ chiếm 59% tích tự nhiên Toàn bộ diện tích các dự án Gò Công, Bảo Định, Bắc Bến Tre, Mỏ Cày, Nam Măng Thít, Tiếp Nhật, bị nhiễm mặn Ngoài các thành phố/ thị xã Bên Lức, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên vốn đã bị ảnh hưởng mặn sẽ thêm Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần Thơ bị ảnh hưởng do nước mặn xâm nhập sâu hơn (Châu Trần Vĩnh, 2013)
1.2 GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1 Vị trí địa lí của khu vực nghiên cứu
Tỉnh Tiền Giang giới hạn trong tọa độ địa lý từ 105o49’07’’ đến 106o48’06’’
phía Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp,
Trang 13phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp Biển Đông Tổng diện
huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phước, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông)
TX Cai Lậy nằm về phía Tây của tỉnh Địa giới hành chính của thị xã Cai Lậy như sau: Phía Đông giáp huyện Châu Thành; phía Tây và phía Nam giáp huyện Cai Lậy; phía Bắc giáp huyện Tân Phước
TP Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm chếch về phía Đông Nam Phía Đông và phía Bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp huyện Châu Thành
Hình 1.1 Khu vực nghiên cứu 1.2.2 Khí hậu
Theo báo cáo của Đặng Văn Túc về đánh giá khoanh định khu vực phải đăng
ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh tiền giang năm 2016 thì tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long với đặc điểm: Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm Khí hậu phân hóa thành hai
Trang 14mùa tương phản rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến đến hết tháng 4 năm sau
Lượng mưa (mm): Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến đến hết tháng 4 năm sau Lượng mưa hàng năm của tỉnh là khoảng 1100-1400 mm Lượng mưa bình quân năm thấp nhất là khu vực Cai Lậy, lượng mưa khoảng 1050 mm
Độ ẩm không khí (%): Độ ẩm trung bình là 83%, cao vào tháng 8, tháng 9 và thấp vào tháng 3, tháng 4
Tốc độ gió (m/s): Tiền Giang chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính: Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc chiếm tầng suất 50-60%, kế đến là hướng Đông chiếm tầng suất 20-30%, tốc độ gió trung bình là 3,8m/s
1.2.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Đặc điểm địa hình, địa mạo Tiền Giang có địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng Độ cao địa hình từ 0,9 ÷ 2,0m, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên
từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến nhất từ 0,8m đến 1,1m Nhìn chung, toàn vùng bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, tuy nhiên vẫn có những khu vực có kiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung (Đặng Văn Túc, 2016)
1.2.4 Đặc điểm thủyvăn
Tiền Giang có khu vực giáp Biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông với bờ biển dài 32km.Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng 10 đếntháng 02 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc Ngoài
ra, chế độ thủy triều khu vựcbiển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều Biển Đông
Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt.Nước mặt tỉnh Tiền Giang có lưu lượng rấtdồi dào, phân bố khắp toàn Tỉnh nhưng chịu ảnh hưởng của thủy triều, khí hậu nên việckhai thác nước mặt bị thay đổi rất nhiều Những vùng ven biển (ngoài
Trang 15vùng ngọt hóa) và huyện Tân Phước nguồn nước mặt bị nhiễm phèn, mặn hầu như không sử dụng được Mặt khác, do các chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, rác thải sinh hoạt, chăn nuôi… đã làm cho chất lượng nước mặt bị ô nhiễm nhiều, nhất là những nơi dân cư tập trung đông Song cho tới nay, nước mặt vẫn là một nguồn cung cấp quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt trong Tỉnh Những vùng có nguồn NDĐ mặn hoàn toàn (Gò Công Đông và Tân Phú Đông) thì vẫn phụ thuộc vào nguồn nước mặt vì vậy rất cầncó các công trình xử lý nước mặt đạt chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế hoặcphải nhận được nước từ nguồn của Công ty cổ phần BOO nước Đồng Tâm đưa xuống
1.2.4 Đặc điểm dân cư
Tiền Giang là tỉnh có dân số khá cao trong khu vực ĐBSCL Năm 2014, dân số
tỉnh Tiền Giang phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn TP Mỹ Tho và huyện
Đánh giá chung: Dân số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có sự phân bố không đều Nhiều khu vực nông thôn có mật độ dân số thưa, các hộ dân phân tán do đó khó khăn trong việc xây dựng hệ thống cấp nước sạch
1.2.5 Đặc điểm kinh tế-xã hội
❖ Nông nghiệp
• Về trồng trọt
Theo cổng thông tin Tỉnh Tiền Giang thì Tiền Giang có diện tích cây ăn trái tăng nhanh, năm 2000 là 34.322 ha thì đến năm 2014 tăng lên 64.953 ha; sản lượng trong cùng thời gian trên, tăng từ 297.125 tấn lên 782.065 tấn Kết quả này đã đưa Tiền Giang trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng cây ăn trái Bên cạnh đó, các thương hiệu trái cây đặc sản của tỉnh như: xoài cát Hoà Lộc, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, cam mật Cái Bè, bưởi da xanh, khóm đã từng bước có vị trí nhất định trên thị trường
Trang 16Trên địa bàn TP Mỹ Tho hiện có diện tích trên 3.621 ha của những hộ nông dân trồng các loại cây ăn trái cho sản phẩm ổn định; Sản lượng thu hoạch cây ăn trái trong 7 tháng của năm 2017 trên địa bàn TP Mỹ Tho đạt trên 21.700 tấn, trong đó xoài trên 814 tấn, chuối 2.398 tấn, cam 866 tấn, bưởi 5.201 tấn, nhãn 3.319 tấn, dừa 3.795 tấn
Toàn TX Cai Lậy có 4.489 ha vườn cây ăn trái, trong đó sầu riêng chiếm gần 1.500 ha, diện tích cho trái chiếm 60%, tập trung chủ yếu ở các xã: Long Khánh, Phú Quý, Thanh Hoà Ngoài ra còn có một số loại cây ăn quả như: bưởi da xanh, vú sữa lò rèn và mít thái siêu sớm, thị xã Cai Lậy trên 5.500 ha trồng lúa, với các giống lúa có khả năng kháng sâu bệnh, năng suất ổn định và phẩm chất gạo ngon tập trung chủ yếu
ở các xã: xã Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Phước Tây, Tân Phú, Tân Hội và Mỹ Hạnh Đông
• Về chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của tỉnh trong thời gian qua đã có bước phát triển khá, nhưng vẫn chưa thật sự ổn định và chiếm tỷ trọng chỉ khoảng 22,1% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi đã góp phần làm chuyển đổi các phụ, phế phẩm có giá trị thấp của ngành trồng trọt, thành thực phẩm có giá trị cao phục vụ đời sống con người, đồng thời góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân
Ở lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm tại khu vực TP Mỹ Tho cũng phát triển mạnh Theo số liệu thống kê mới đây của Trạm Khuyến nông thành phố Mỹ Tho, hiện toàn thành phố có gần 2.800 con bò, tăng trên 2.000 con so với năm 2000; số lượng heo là 22.000 con, tăng trên 15.000 con so với năm 2000 và số lượng gia cầm là 240 triệu con so với năm 2000 chỉ có 255.000 con
Theo thống kê của các ngành chức năng, đến cuối tháng 3 năm 2017, TX Cai Lậy có tổng đàn heo trên 39 ngàn con Nhờ thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nên tình hình dịch bệnh trên đàn heo ổn định, năng suất
và sản lượng nuôi đạt hiệu quả cao
❖ Công nghiệp
• TP Mỹ Tho: (01 khu công nghiệp và 05 cụm công nghiệp)
Khu công nghiệp Mỹ Tho và CCN Trung An: Tập trung hoàn chỉnh các công trình hạ tầng trong khu công nghiệp, xây dựng và sớm đưa vào vận hành hệ thống thu
Trang 17gom và xử lý nước thải toàn khu công nghiệp vào năm 2010 để quản lý chặt về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động Từng bước thực hiện quy hoạch kết nối hạ tầng cụm công nghiệp Trung An vào khu công nghiệp Mỹ Tho để tiến tới mở rộng khu công nghiệp Mỹ Tho theo hướng sát nhập cụm công nghiệp Trung An vào khu công nghiệp Mỹ Tho, nâng diện tích lên gần 100 ha
Cụm CN Tân Mỹ Chánh: Địa điểm đầu tư tại phường 9-TP Mỹ Tho, quy mô đầu tư 23,5 ha; vốn đầu tư dự kiến 77 tỷ đồng; ngành nghề đầu tư: sản xuất hàng gia dụng, chế biến lương thực, thực phẩm và nhằm di dời các cơ sở sản xuất trong nội ô
TP Mỹ Tho
Cụm CN- DV nghề cá Tân Mỹ Chánh: Địa điểm đầu tư tại phường 9 và xã Tân
Mỹ Chánh - TP Mỹ Tho, quy mô đầu tư 53 ha; vốn đầu tư dự kiến 186 tỷ đồng; ngành nghề đầu tư: đóng mới và sửa chữa ghe tàu, chế biến thuỷ hải sản, các dịch vụ thuỷ sản
Cụm CN Trung An II: Địa điểm đầu tư tại xã Trung An - TP Mỹ Tho, quy mô đầu tư 20 ha; vốn đầu tư dự kiến 70 tỷ đồng; ngành nghề đầu tư: may mặc, cơ khí, nhựa gia dụng và dịch vụ
Cụm CN Mỹ Phong: Địa điểm đầu tư tại xã Mỹ Phong- TP Mỹ Tho, quy mô đầu tư 20 ha; vốn đầu tư dự kiến 70 tỷ đồng; ngành nghề đầu tư: cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm
Cụm công nghiệp Phú Thạnh: Địa điểm đầu tư thuộc địa bàn 02 xã Phước Thạnh và Thạnh Phú, huyện Châu Thành, sẽ chuyển giao cho TP Mỹ Tho theo quy hoạch phát triển TP Mỹ Tho đã được phê duyệt, qui mô 20 ha; vốn đầu tư dự kiến 70
tỷ đồng; ngành nghề đầu tư: cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm
• TX Cai Lậy (01 Tuyến công nghệp và 1 cụm công nghệp)
Tuyến CN Tân Bình: Địa điểm đầu tư tại xã Tân Bình-Cai Lậy, quy mô đầu tư
57 ha; vốn đầu tư dự kiến 200 tỷ đồng; ngành nghề đầu tư: chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả, cơ khí, may mặc
Cụm CN Tân Hội: Địa điểm đầu tư tại xã Tân Hội-Cai Lậy, quy mô đầu tư 60 ha; vốn đầu tư dự kiến 210 tỷ đồng; ngành nghề đầu tư: chế biến lương thực, thực phẩm, dược, cơ khí
Trang 181.2.6 Đặc điểm địa chất
Đặc điểm địa chất của tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng địa chất thuỷ văn Bắc sông Tiền và thuộc phần hạ lưu của hệ thống sông MeKong Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu các lỗ khoan sâu hiện có trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận cho thấy trong phạm vi tỉnh Tiền Giang có mặt các đá có tuổi từ Mezozoi đến Kainozoi (Lương Văn Xô, 2010)
❖ Giới Mezozoi
Các đất đá thuộc giới Mezozoi bao gồm các trầm tích cát bột kết, sét bột kết
móng cứng chắc của vùng, trên đó được lấp đầy các trầm tích Neogen, Đệ tứ
❖ Giới Kainozoi
• Hệ Neogen
Các trầm tích Neogen trong tỉnh Tiền Giang không lộ ra trên mặt mà chỉ phát
Trong tỉnh Tiền Giang, trầm tích được xếp vào hệ tầng được bắt gặp trong các
lỗ khoan ở độ sâu từ 330,0m trở xuống, khống chế hết chiều dài của hệ tầng ở độ sâu 381,0 - 447,0m Thành phần vật chất cấu tạo gồm cát pha sạn, sỏi màu xám xanh nhạt, cát pha sét bột, bột sét pha cát màu xám xanh, cát màu xám nhạt, cát mịn xen bột xám,
hồng gụ, sét bột, bột sét (lẫn cát) màu xám trắng có cấu tạo phân lớp mỏng
Các trầm tích của hệ tầng chỉ bắt gặp trong các công trình khoan ở độ sâu từ 280,0m trở xuống và khống chế hết chiều dài của hệ tầng ở độ sâu: 278,0 - 337,5m.Về thành phần trầm tích, trong hầu hết các lỗ khoan đều gặp các lớp cát, cát bột và sét, sét bột nằm xen kẽ nhau và trên cùng của các mặt cắt đều gặp các lớp sét, sét bột dày 15,0 – 30,0m
Trong vùng, hầu hết các lỗ khoan sâu đều bắt gặp các trầm tích của hệ tầng này
ở các độ sâu từ 155,0m trở xuống và đều khống chế hết chiều dài của hệ tầng ở độ sâu:
Trang 19196,5-251,0m Thành phần trầm tích gồm cát, cát chứa sạn, sỏi, cát pha bột trong xen kẹp nhiều lớp sét bột, phần trên cùng là các lớp sét bột, sét bột cát, đôi chỗ có màu sắc loang lổ nâu vàng tím đỏ, bột màu nâu vàng loang lổ chứa sạn laterit Trong sét bột chứa carbonat, oxit sắt màu nâu đen
• Hệ Đệ tứ
Các trầm tích của hệ tầng này được bắt gặp ở các độ sâu từ 90,0m trở xuống và đều khống chế hết chiều dài của hệ tầng ở độ sâu: 157,5 - 196,5m Thành phần vật chất cấu tạo nên hệ tầng chủ yếu là các lớp cát mịn đến thô chứa nhiều sạn, sỏi Các lớp cát bột, bột cát màu xám nâu, xám vàng nằm xen kẹp, phân lớp mỏng và các lớp sét, sét bột, bột màu nâu vàng loang lổ chứa sạn laterit Trong sét bột chứa carbonat, oxit sắt
màu nâu đen
Các trầm tích của hệ tầng chỉ bắt gặp trong các công trình khoan ở độ sâu ở các
độ sâu từ 70,0m trở xuống và đều khống chế hết chiều dài của hệ tầng ở độ sâu: 101,0
- 157,5m Thành phần trầm tích chủ yếu là các lớp cát mịn đến thô đôi chỗ xen lớp bột, bột cát phân lớp mỏng, chứa nhiều sạn, sỏi màu xám, xám xanh, xám vàng Các lớp sét, sét bột, bột có màu nâu xẫm, xám vàng đến nâu đỏ loang lổ chứa sạn Laterit
- Thống Pleistocen, phụ thống thượng, phần trên, trầm tích sông biển,
hệ tầng Mộc Hoá (amQ 1 mh)
Trong tỉnh Tiền Giang, trầm tích được xếp vào hệ tầng được bắt gặp trong các
lỗ khoan có độ sâu từ 15,0m trở xuống và đều khống chế hết chiều dài của hệ tầng ở
độ sâu: 31,0 - 101,0m Thành phần chủ yếu: cát mịn-thô, cát bột, bột cát nằm xen kẹp nhau màu xám, nâu vàng đến xám đen, đôi chỗ trong lớp cát xen kẹp lớp bột mỏng, chứa sạn, sỏi thạch anh các lớp sét, bột sét, bột phần trên cùng có màu sắc loang lổ
xám xanh, nâu vàng, nâu sẫm trong chứa kết vón oxit sắt nâu đen
- Thống Holocen, phụ thống trung, trầm tích biển, hệ tầng Hậu Giang
(mQ 2 hg)
Các trầm tích của hệ tầng Hậu Giang không lộ ra trên mặt chỉ phát hiện qua các công trình khoan ở độ sâu từ 5,0 - 8,0m trở xuống Thành phần trầm tích bao gồm: Cát mịn đến trung xám vàng chứa kết vón ôxyt sắt, đôi chỗ xen kẹp lớp bột mỏng, chứa
Trang 20sạn, sỏi Laterit Phần trên cùng là các lớp bột, sét, sét bột, bột sét, bột cát và bùn sét có màu thay đổi từ xám nâu, xám vàng đến xám đen
Chúng lộ trên mặt dưới dạng giồng cát có phương chủ yếu Bắc-Nam Địa hình
có độ cao từ 0,6 - 1,0m với chiều dài khoảng 10 - 12km, rộng từ vài trăm mét đến
4 - 5km.Thành phần vật chất chủ yếu là cát hạt mịn đến trung, cát bột có màu vàng, nâu nhạt, vàng xám nhạt, phần dưới đen nhạt, nâu nhạt phân lớp ngang với độ chọn lọc khá tốt
Chúng lộ ra trên mặt, lấp đầy các địa hình trũng trong vùng và có chiều dài biến đổi từ vài mét đến 10,0 – 12,0m, cá biệt đến 17,0 – 18,0m Thành phần gồm sét, sét bột là chủ yếu, đôi chỗ pha ít cát Điểm nổi bật của trầm tích này là màu đen, nâu đen,
trạng thái chảy nhão
Chúng phân bố rất rộng rãi, lộ ra ở phía Đông, Đông Bắc và Đông Nam vùng tạo ra một đồng bằng bằng phẳng hiện bị phân cắt bởi các hệ thống kênh rạch Thành phần chủ yếu là sét, sét bột, sét cát, bột cát màu xám xanh, xám vàng nhạt, xám đen nhạt dẻo dính Bề dày trầm tích thay đổi từ 1 đến 4m Các trầm tích sông biển có sự chuyển tiếp xen nhau theo các chiều ngang và chiều đứng, hoặc chuyển tiếp xuống trầm tích biển hệ tầng Hậu Giang, bên trên chúng chuyển tiếp bởi các trầm tích trẻ hơn
Phân bố ở phía Tây, chiếm một diện tích nhỏ là những dải trũng chạy dọc theo các rạch nhỏ trong vùng, thường bị úng ngập nhiều về mùa mưa lũ Thành phần gồm các loại bùn sét, sét bột màu xám đen, xám tối chảy nhão chứa nhiều mùn thực vật Các trầm tích Holocen thượng, phần giữa có bề dày phổ biến 1,0 - 3,0m, đôi khi đạt tới 7,0 - 8,0m Chúng nằm phủ lên trên các trầm tích cổ hơn
Chúng là các thành tạo trẻ nhất trong vùng, phân bố trên mặt, dưới dạng các dải, bãi bồi ven bờ thuộc Rạch Bảo Định, kênh Ba Bèo và các rạch nội đồng khác, hiện tại đang còn tiếp tục hình thành Thành phần trầm tích chủ yếu gồm bùn sét, sét bột,
Trang 21sét cát màu xám, vàng nhạt, nâu nhạt nằm xen kẹp với các thấu kính cát chứa mùn thực vật, trạng thái mềm, yếu, nhão chảy Bề dày phổ biến 1,0 - 3,0m
1.2.6 Đặc điểm địa chất thuỷ văn
❖ Đặc điểm các tầng chứa nước
Dựa vào cấu trúc địa chất và thành phần thạch học, đặc điểm thuỷ lực, tàng trữ nước, các nguồn hình thành trữ lượng và chất lượng nước cho thấy trong tỉnh Tiền Giang có mặt 7 phân vị địa tầng địa chất thuỷ văn theo thứ tự từ trên xuống (Đặng Văn Túc, 2016)
• Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh): Tầng chứa nước
Holocen lộ ngay trên mặt và có diện phân bố rộng khắp tỉnh Chiều sâu mái từ 0,0m đến 56,0m, trung bình 18,7m; chiều sâu đáy từ 3,0m đến 63,5m, trung bình 29,7m và chiều dày trung bình tầng là 11,0m Thành phần đất đá gồm nhiều trầm tích có tuổi và nguồn gốc khác nhau như trầm tích nguồn gốc sông, sông - biển, sông - đầm lầy và biển dưới dạng các giồng cát song song với đường bờ như ở Tân Hiệp, huyện Châu Thành Thành phần đất đá gồm chủ yếu là bột sét, bùn sét, cát bột màu vàng, xám vàng lẫn xám tro Tầng chứa nước qh được chia ra 2 vùng mặn và nhạt, cụ thể như sau:
Vùng nước nhạt (M<1g/l): Phân bố ở huyện Cái Bè, Cai Lậy, TX Cai Lậy và
chiếm tỷ lệ 93,60% diện phân bố của TCN
• Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trên (qp 3 ): Tầng chứa
nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trên có diện phân bố rộng khắp, không lộ ra trên mặt Thành phần thạch học gồm chủ yếu cát thạch anh lẫn ít bột màu xám nâu vàng chứa nước tốt Chiều sâu gặp mái tầng từ 10,0m đến 90,0m, trung bình 45,9m Chiều sâu gặp đáy tầng từ 30,0m đến 150,0m, trung bình 80,5m và chiều dày trung bình tầng
phânbố kéo dài từ xã Mỹ Lợi B (Cái Bè) đến xã Long An (Châu Thành) và Đạo Thạnh (TP.Mỹ Tho); khu vực tập trung chủ yếu của vùng nước nhạt thuộc huyện Cai Lậy, phíaNam huyện Tân Phước và phía Tây Bắc huyện Cái Bè.Vùng nước mặn (M ≥ 1g/l):
Trang 22nước qp3; trong đó các huyện Chợ Gạo, Gò CôngTây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông
và TX Gò Công là bị mặn hoàn toàn
sâu gặp mái tầng từ 40,0m đến 170,0m, trung bình 95,5m Chiều sâu gặp đáy tầng từ
phần thạch học, tầng chứa nước gồm 2 phần: Phần trên là lớp hạt mịn thấm nước kém phân bố liên tục gồm sét, bột, đôi nơi là bột cát màu xám trắng, xám nâu vàng đến nâu
bị phong hoá mạnh chứa nhiều kết vón laterit Phần dưới: là đất đá chứa nước bao gồm các lớp cát hạt mịn, trung, thô xen kẽ nhau lẫn sạn sỏi thạch anh, gắn kết rời rạc Trong các lớp cát đôi nơi xen kẹp các lớp bột, sét màu vàng, xám nâu, xám tro hoặc xám
Vùng nước nhạt (M<1g/l): Phân bố chủ yếu ở các huyện Cái Bè, TX Cai
TX Gò Công là bị mặn hoàn toàn
mái tầng từ 92,0m đến 238,0m, trung bình 155,3m Chiều sâu gặp đáy tầng từ 139,0m đến252,0m, trung bình 199,9m và chiều dày trung bình tầng là 44,6m Phần trên là lớp thấm nước yếu gồm sét, sét bột có bề dày thay đổi khá lớn Phần dưới là đất đá có khả năng chứa nước gồm cát hạt trung thô bở rời màu xám xanh, xám tro, đôi chỗ chứa sạn sỏi Tầng được chia thành 2 vùng mặn nhạt, cụ thể như sau:
4 khối: Khối thứ nhất: các xã Mỹ Lợi B, Mỹ Tân, Mỹ Trung (huyện Cái Bè); khối thứ hai các xã: Mỹ Hội, Hậu Mỹ Phú, Hậu Thành, An Cư (huyện Cái Bè) và xã Phú An (huyện Cai Lậy); khối thứ ba các xã: Trung Hòa, Tân Bình Thạnh (huyện Chợ Gạo) và khối thứ tư phân bố khu vực các xã Bình Nhì, Đồng Thạnh (huyện Gò Công
cáchuyện Tân Phước, Châu Thành, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, TX Gò Công và TP.Mỹ Tho bị mặn hoàn toàn
Trang 23• Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa (n 2 ): Chiều sâu gặp
mái tầng từ 151m đến 271m, trung bình 216,3m Chiều sâu gặp đáy tầng từ 198m đến 329m, trung bình 271,6m, chiều dày trung bình tầng là 55,2m Thành phần thạch học gồm hai phần chính như sau: Phần trên là bao gồm sét, sét - bột với bề dày thay đổi khá lớn và thành phần khá ổn định Lớp sét, sét - bột có màu xám vàng, nâu đỏ chứa kết vón laterit, lớp này có diện phân bố rộng khắp vùng, liên tục; Phần dưới là lớp cát hạt từ mịn đến trung - thô chứa sạn sỏi phân bố rộng khắp vùng, nhiều chỗ xen kép các
khối chính: Khối thứ nhất kéo dài từ xã Mỹ Trung, Mỹ Tân (huyện Cái Bè), qua huyện Cai Lậy và TX Cai Lậy lên đến xã Thạnh Hòa, Thạnh Tân (Tân Phước); khối thứ 2 phân bố phía Bắc của Tỉnh, dọc từ huyện Châu Thành qua TP.Mỹ Tho đến Chợ Gạo,
Gò Công Tây và xã Bình Xuân, Bình Đông (TX Gò Công) Vùng nước mặn (M ≥
Tiền Giang, tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới đã được nhiều lỗ khoan
chiều sâu gặp mái tầng từ 214,0m đến 347,0m, trung bình 288,3m Chiều sâu gặp đáy tầng từ 246,0m đến 405,0m, trung bình 350,4m và chiều dày trung bình tầng là 62,1m Theo mặt cắt địa chất thuỷ văn từ trên xuống dưới, thành phần thạch học của tầng Pliocen dưới gồm hai phần chính như sau: Phần trên là tập hạt mịn bao gồm sét, sét - bột màu xám vàng, nâu đỏ chứa nhiều kết vón laterit Lớp sét, sét-bột này có diện phân
bố rộng khắp vùng và khá liên tục; Phần dưới là lớp cát hạt từ mịn đến trung - thô
chia ra 2 vùng mặn và nhạt, cụ thể như sau:
Vùng nước nhạt (M<1g/l): Có diện tích phân bố rộng bao gồm các huyện Cái
Bè, Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành và một phần huyện Tân Phước, Chợ Gạo, Gò
Trang 24diện tích là 812,4km2, chiếm 32,38% diện tích phân bố của tầng n2 ; trong đó các huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông bị mặn hoàn toàn
này nằm ở phần gần sâu nhất của mặt cắt địa chất thuỷ văn, nó có diện phân bố rộng khắp vùng và đang được khai thác nhiều tại thành phố Mỹ Tho Kết quả nghiên cứu từ
bình 365,4m Chiều sâu gặp đáy tầng từ 415,0m đến 501,8m, trung bình 453,6m và chiều dày trung bình tầng là 88,2m Theo mặt cắt đại chất thuỷ văn từ trên xuống dưới, thành phần thạch học của tầng Miocen trên gồm hai phần chính như sau: Phần trên cùng là sét, sét bột màu nâu vàng cứng chắc; Phần dưới là các thành tạo chứa nước tốt
có thành phần chủ yếu là cát hạt trung đến thô chứa sỏi, sạn màu xám nhạt, trắng đục, đôi nơi chứa cuội Xen kẹp trong các lớp cát là các lớp mỏng bột sét màu xám, xám
mặn và nhạt, cụ thể như sau:
Vùng nước nhạt (M<1g/l): Có diện tích phân bố rộng nhất trong 7 TCN trên địa bàn Tỉnh, bao gồm các huyện Cái Bè, Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành, TP Mỹ Tho
và một phần huyện Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây Tổng diện tích nước nhạt
hoàn toàn
❖ Đặc điểm các tầng cách nước
phần này chúng tôi gộp các trầm tích Holocen với lớp mái của trầm tích Pleistocen trên vào làm 1 tầng cách nước Trên bản đồ và mặt cắt, tầng cách nước có diện phân
bố rộng khắp vùng, từ trên mặt đến độ sâu 21 m Thành phần đất đá chủ yếu là các trầm tích hạt mịn: sét, sét bột, bột, cát mịn lẩn bột có màu xám nâu, xám vàng, xám
tro, nhiều nơi lẫn mùn thực vật có màu xám đen
cách nước nước này có diện phân bố rộng khắp vùng Độ sâu phân bố từ 43m đến
Trang 2565m Lớp này khá dày, bề dày 22m Thành phần gồm chủ yếu sét, sét bột màu xám,
xám nâu vàng, vài nơi xen kẹp các lớp mỏng bột phân lớp nằm ngang
nước này có diện phân bố rộng khắp vùng, không lộ ra trên mặt Độ sâu phân bố từ 86m-97,5m Thành phần gồm chủ yếu sét, sét bột màu xám, xám nâu vàng bị laterit
hoá, vài nơi xen kẹp các lớp nằm ngang
phần trên của các trầm tích hệ tầng Nam Căn Diện phân bố rộng khắp vùng Độ sâu phân bố từ 156,5m đến 178,5m và có vị trí nằm ngang Bề dày 22m Thành phần gồm
chủ yếu sét, sét bột màu xám, xám nâu vàng bị laterit hoá, trạng thái cứng chắc
từ 246m đến 261m Bề dày lớp sét này khá dày và cứng chắc Thành phần gồm chủ yếu sét, sét bột màu xám xanh,xám nâu phân lớp dày cứng Vài nơi sét chứa cacbonat
và bị laterit hoá nên có màu nâu phân lớp dày cứng Vài nơi sét chứa cacbonat và bị
laterit hoá nên có màu nâu, nâu đỏ
mặt, bị tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới (n2 ) phủ trực tiếp lên và
trung bình 9m
1.2.7 Tình hình khai thác NDĐ của khu vực nghiên cứu năm 2016
Theo kết quả thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang về hiện trạng các công trình khai thác NDĐ thì tính đến năm 2016 toàn tỉnh có khoảng 1.313
trình cấp nước tập trung đô thị, công trình cấp nước tập trung nông thôn và các công trình khai thác đơn lẻ Cụ thể tình hình khai thác NDĐ tại khu vực nghiên cứu TP Mỹ Tho và TX Cai Lậy năm 2016 được thể hiện dưới bảng sau như sau:
Trang 26Bảng 1.2 Tình hình khai thác nước dưới đất TP Mỹ Tho và TX, Cai Lậy (2016)
Trang 27CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU
Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Sinh viên đã tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan nhằm phục vụ cho nội dung đề tài nghiên cứu:
❖ Thu thập tài liệu tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang các tài liệu
có liên quan đến tài nguyên nước dưới đất tỉnh Tiền Giang:
• Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Tiền Giang
• Đánh giá khoanh định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh tiền giang
• Báo cáo quan trắc chất lượng nước dưới đất năm 2015-2017 của trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang
• Báo cáo tổng hợp quan trắc chất lượng môi trường năm 2015-2017 của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Tiền Giang
• Thu thập bản đồ hành chính, bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Tiền Giang trích lượt thành bản đồ khu vực nghiên cứu, bản đồ vị trí các điểm quan trắc, bản đồ hiện trạng chất lượng nước dưới đất
❖ Thu thập tài liệu thông qua Internet
• Các tạp chí trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu
• Thu tập các thông tin cần thiết có liên quan vềkhu vực nghiên cứu: khu vực TP
Mỹ Tho và TX Cai Lậy
2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Tiến hành khảo sát thực địa khu vực TP Mỹ Tho và TX Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang nhằm có cái nhìn tổng quan hơn về các nguồn có nguy cơ gây tác động đến chất lượng nước của các công trình quan trắc và giếng người dân đang sử dụng
Tham khảo ý kiến người dân về chất lượng nước dưới đất mà người dân địa phương đang sử dụng thông qua phiếu khảo sát (phiếu khảo sát được thể hiện ở phần phụ lục 3) Mỗi khu vực tiến hành lấy ý kiến 50 hộ gia đình, tổng số phiếu cần lấy để
Trang 28phục vụ cho đề tài là là 100 phiếu tương đương với 100 hộ gia đình đang sinh sống tại khu vựcnghiên cứu
Phiếu khảo sát sẽ được lấy ý kiến tại các hộ gia đình sinh sống gần các vị trí quan trắc của trung tâm quan trắc và các trạm cấp nước mà Chi cục Bảo vệ Môi trường quan trắc chất lượng nước Việc lấy phiếu điều tra nhằm biết được phần nào về tình hình sử dụng nguồn nước dưới đất, các nguồn tác động từ con người có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và đồng thời lấy được thông tin cảm quan về chất lượng nước dưới đất mà người dân địa phương đang sử dụng
2.3 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
Tham gia cùng Trung tâm quan trắc Môi Trường và Tài Nguyên tỉnh Tiền
Bảng 2.1.Vị trí quan trắc chất lượng nước dưới đấtTP Mỹ Tho và TX Cai Lậy,
Gần khu vực bưởi và cam Gần nhà vệ sinh Dân cư thưa thớt
Trang 29Gần khu dân cư đông đúc, chủ yếu là các hoạt động kinh doanh buôn bán
Gần khu vực chăn nuôi bò, trồng cây thanh long, làm nhan
Khu vực dân cư đông đúc,
ít hoạt động buôn bán, gần khu vực trồng nhãn
Hoạt động trồng dừa, chuối Người dân thưa thớt
Dân cư thưa thớt, nhiều hoạt động trồng dừa và hoa màu
Gần tuyến QL1A, khu dân
cư đông đúc, kinh doanh buôn bán tấp nập
Trang 30Gần QL1A, chủ yếu dân cư đông đúc, kinh doanh buôn bán Gần chợ
Gần khu vực trồng lúa và chăn nuôi lợn
2.4 PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Tài liệu quan trắc chất lượng nước dưới đất từ năm 2015-2017 sẽ được tổng hợp theo không gian (tầng chứa nước) và theo thời gian (mùa mưa, mùa khô) bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 và tính sử dụng tính các giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của tập dữ liệu
Trang 31Sử dụng phần mềm SPSS 20 để vẽ biểu đồ hộp (Boxlot) thể hiện biến thiên của tập dữ liệu này bằng hình ảnh giúp nghiên cứu có hướng nhìn tổng quát và dễ dàng hơn về biến thiên chất lượng nước dưới đất theo không gian các tầng chứa nước Ngoài ra còn sử dụng SPSS 20 để vẽ biểu đồ thể hiện diễn biến sự thay đổi nồng độ của các thông số theo thời gian và so sánh với QCVN09-MT:2015/BTNMT
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel2013 để tổng hợp phiếu khảo sát thực địa lấy thông tin ý kiến của người dân
2.5 PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ
Sử dụng phần mềm mapinfo 11.5 để biên tập các bản đồ khu vực nghiên cứu, bản đồ vị trí các giếng quan trắc và bản đồ hiện trạng chất lượng nưới dưới đất tại khu vực TP Mỹ Tho và TX Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Trang 32CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC
TP MỸ THO VÀ KHU VỰC TX CAI LẬY
Qua quá trình khảo sát thực địa và thu thập phiếu ý kiến của người dân tại khu vực TP Mỹ Tho và khu vực TX Cai Lậy thì người dân sống tại đây sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước là chủ yếu và phục vụ cho nhiều mục đích như: sinh hoạt gia đình, trồng trọt, chăn nuôi nhưng chủ yếu là cho mục đích chính là sinh hoạt Có những hộ gia đình sẽ không sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước mà tự khoan giếng gia đình để sử dụng Ngoài ra, một vài hộ gia đình sẽ có hình thức sử dụng kết hợp cả
2 là trạm cấp nước cho hoạt động sinh hoạt và giếng khoan gia đình nhưng chủ yếu là giếng tầng nông để phục vụ cho các hoạt động khác để tiết kiệm chi phí cho gia đình
Cụ thể như sau (hình 3.1):
Tại khu vực TP Mỹ Tho có 41/50 hộ gia đình sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước, chiếm 82% Có 2/50 hộ gia đình sử dụng giếng gia đình, chiếm 4% và chiếm 14% là các hộ gia đình sử dụng kết hợp cả 2: trạm cấp nước và giếng gia đình
Tại khu vực TX Cai Lậy có 38/50 hộ gia đình sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước, chiếm 76% Có 4/50 hộ gia đình sử dụng giếng gia đình, chiếm 8% và chiếm 16% là hình thức sử dụng kết hợp cả 2: trạm cấp nước và giếng gia đình
Hình 3.1 Nguồn nước sử dụng cho gia đình: (a) TP Mỹ Tho; (b) TX Cai Lậy
Về cách thức xử lý nước trước khi sử dụng (hình 3.2) thì hình thức bơm nước lên và cho vào bồn chứa để lắng sau đó sử dụng là hình thức chiếm tỷ lệ cao trong tổng số 100 hộ gia đình TP Mỹ Tho trong 50 hộ gia đình thì hình thức này chiếm
Trang 3360% tổng số hộ gia đình, tiếp theo chiếm 24% là hình thức bơm lên cho vào bồn chứa tiếp tục cho qua hệ thống lọc và sử dụng và chiếm tỷ lệ thấp nhất là 16% cho hình thức bơm lên trực tiếp sử dụng Cũng tương tự như khu vực TP Mỹ Tho, khi tiến hành khảo sát ý kiến 50 hộ gia đình Khu vực TX Cai Lậy hình thức bơm lên và trực tiếp sử dụng chiếm tỷ lệ ít nhất trong tổng số ý kiến (chiếm 10% trên tổng số hộ gia đình), tiếp đến là hình thức có qua hệ thống lọc chiếm 16% và chiếm tỷ lệ cao nhất là hình thức bơm lên cho vào bồn chứa sau đó sử dụng chiếm 74% Người dân tại địa phương chủ yếu chỉ cho vào bồn lắng rồi sử dụng là do nguồn nước họ sử dụng từ trạm cấp nước là
đa số, chỉ vài hộ tự khoan giếng sử dụng, mà tại các trạm cấp nước thì đã có qua hệ thống lọc
Hình 3.2 Hình thức xử lý nước trước sử dụng: (a) TP Mỹ Tho; (b) TX Cai Lậy 3.2 HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI VÀ HÌNH THỨC XẢ THẢI NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI, SINH HOẠT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực, một vài vị trí công trình quan trắc nằm trung tâm thành phố, trung tâm thị xã (CL5, CL6, MT10, MT11, MT12, MT13) chủ yếu nằm gần khu dân cư, có hoạt động trồng trọt nhưng không đáng kể cho nên người dân tại các khu vực này chủ yếu sử dụng NDĐ cho mục đích sinh hoạt là chính Còn các công trình còn lại chủ yếu nằm gần các khu vực trồng trọt, chăn nuôi Người dân sử dụng NDĐ ngoài mục đích chính cho sinh hoạt, còn sử dụng để tưới tiêu và chăn nuôi Hoạt động trồng trọt (hình 3.3) và chăn nuôi (hình 3.4) tại khu vực cụ thể như sau: