Thông tư số:12/2006/TT-BTNMT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 43)

Hiện nay công tác quản lý CTNH được thực hiện theo thông tư này, thông tư này thay cho quyết định số: 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực. Nội dung chính của thơng tư là hướng dần điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ , đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH, quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân, trong nước và nước ngồi có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây phát sinh CTNH. Sau đây là một số quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với từng chủ thể quản lý CTNH

Chương 4 điều 1 quy định trách nhiệm của chủ nguồn thải, trong đó nhấn mạnh: Chủ nguồn thải phải đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường. Chủ nguồn thải phải áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTNH; chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an tồn thơng qua việc lựa chọn chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy có đủ điều kiện phù hợp cũng như theo dõi, giám sát việc chuyển giao, xử lý, tiêu hủy CTNH với

sự trợ giúp của chứng từ CTNH. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoặc biện pháp phịng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH gây ra,.v.v.

Chương 4 điều 2 quy định trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH, trong đó nêu rõ: Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ CTNH. Nếu chủ vận chuyển đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc chủ xử lý, tiêu hủy đối với một số loại CTNH nhất định thì chủ vận chuyển tự ký nhận và lưu các liên tương ứng của chứng từ CTNH. Chủ vận chuyển chỉ thu gom, vận chuyển số lượng, chủng loại CTNH từ chủ nguồn thải hoặc chủ vận chuyển thứ nhất (đối với chủ vận chuyển thứ hai) và giao cho chủ vận chuyển thứ hai (trường hợp là chủ vận chuyển thứ nhất) hoặc cho chủ xử lý, tiêu hủy theo đúng nội dung đã thống nhất kê khai trong Chứng từ CTNH bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng và trên địa bàn được hoạt động được quy định trong giấy phép quản lý CTNH. Chỉ cho phép chuyển giao tối đa giừa hai chủ vận chuyển.

Chương 4 điều 3 quy định trách nhiệm của chủ xử lý, tiêu hủy CTNH, cụ thể như sau: Chỉ nhận xử lý, tiêu hủy số lượng, chủng loại CTNH bằng các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng đã ký. Nếu chủ xử lý, tiêu hủy khơng có khả năng xử lý, tiêu hủy hồn tồn CTNH (sau q trình xử lý, tiêu hủy vẫn cịn lại các thành phần chất thải cần phải quản lý) thì phải có trách nhiệm ký hợp đồng với chủ xử lý thứ hai để xử lý đến mức độ khơng cịn nguy hại.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w