KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 73)

5.1. Kết luận

Với tốc độ phát triển cơng nghiệp hóa nhanh chóng nên việc hình thành nhiều khu cơng nghiệp trên địa bàn TPHCM đã làm lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Trong khi đó hệ thống quản lý chất thải rắn nguy hại của TP vẫn chưa đáp ứng được u cầu phát triển kinh tế nói chung. Chính vì vậy địi hỏi chính quyền TP phải có những cơng cụ quản lý hữu hiệu để giảm thiểu các tác động tiêu cực do CTNH gây ra, đồng thời buộc các DN có phát sinh CTNH phải đóng một khoản phí để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường tại TP.

Mục tiêu chính của khóa luận là trình bày hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại cũng như công tác quản lý CTNH trên địa bàn thành phố từ đó cho thấy những vấn đề cịn tồn tại trong công tác quản lý CTNH. Từ những vấn đề cịn tại đó đề tài đã đề xuất hai giải pháp chính đó là thu phí phát sinh CTNH và quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, tiêu hủy, xử lý CTNH thông qua cơ chế kiểm sốt giá cả dịch vụ. Phí phát sinh chất thải nguy hại = ∑ Phí cơ bản (đ/tấn) ×Mi ×Ki. Việc thu phí phát sinh CTNH sẽ tạo ra một nguồn thu để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý chất thải nguy hại tốt hơn và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất ít tạo ra CTNH. Giải pháp quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH chủ yếu tập trung đề xuất cần phải có sự kiểm sốt của nhà nước về giá cả, chất lượng dịch vụ để tránh tình trạng các doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà khơng chú trọng đến chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp.

Bên cạnh kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đó là khả năng tiếp cận thơng tin cịn nhiều hạn chế nên những số liệu có thể vẫn chưa phản ánh hết thực trạng phát sinh CTNH trên địa bàn thành phố cũng

như công tác quản lý CTNH và tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý CTNH tại các DN trong các KCN & KCX. Do khơng có được số liệu đầy đủ về số nguồn thải và lượng CTNH phát sinh trong tất cả các ngành công nghiệp ở thành phố cũng như do hạn chế về thời gian nên đề tài vẫn chưa tính tốn hết được những chi phí cho việc kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, do việc tiếp cận số liệu còn khá hạn chế nên đề tài đưa ra giải pháp quản lý thị trường cịn chưa tính tốn được giá thành cụ thể để so sánh và đưa ra phương hướng giải quyết.

5.2. Kiến nghị

Thành phố Hồ Chí Minh một thành phố luôn dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển kinh tế, làn sóng đầu tư vào các KCN & KCX của thành phố ngày càng gia tăng. Thế nhưng, bên cạnh sự phát triển công nghiệp đáng tự hào đó chính quyền và người dân thành phố đã và đang đối mặt với nhiều hậu quả môi trường từ chất thải công nghiệp đặc biệt là CTNH gây ra như ô nhiễm kênh rạch, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm mùi hôi từ các bãi rác đã quá tải,… đang ngày càng nghiêm trọng. Để giảm thiểu những tác động môi trường này đòi hỏi sự phối hợp của cơ quan chức năng của thành phố và các doanh nghiệp trong các KCN & KCX. Trong đó, sự quản lý của các cơ quan chức năng của thành phố cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý các KCN & KCX Thành phố đóng rất vai trị quan trọng trong việc quản lý các vấn đề môi trường phát sinh đặc biệt là kiểm soát chất thải CTNH từ hoạt động sản xuất tại các DN các KCN & KCX.

5.2.1. Với Sở Tài nguyên và Môi trường

Cần tăng cường kiểm tra giám sát tình hình thực hiện việc quản lý chất thải nguy hại tại các DN trong các KCN & KCX như việc đăng ký sổ chủ nguồn thải để thống kê chính xác tổng lượng CTNH phát sinh của toàn TP, kiểm tra xem các DN có những biện pháp lưu trữ, xử lý CTNH, cũng như có ký hợp đồng thu gom xử lý CTNH với các đơn vị có chức năng đã được Sở TN – MT và Chi cục Bảo vệ mơi trường cấp phép hay khơng.

Phịng Quản lý chất thải rắn cần tổ chức các lớp tập huấn cho các DN mới trong KCN & KCX để phổ biến những kiến thức về CTNH để các DN biết chất thải nào là CTNH, cách phân loại, các biện pháp lưu trữ, cách xử lý, cũng như phổ biến các quy

định của nhà nước về quản lý CTNH. Tư vấn hỗ trợ các DN các biện pháp sản xuất sạch hơn, giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.

Chấn chỉnh thị trường cung cấp các dịch vụ xử lý CTNH bởi vì nhu cầu xử lý CTNH hiện nay của các DN là rất lớn nhưng các đơn vị xử lý chỉ chú trọng cạnh tranh ở phân khúc thị trường các nguồn thải có số lượng lớn vì thế họ giảm giá thành thu gom, xử lý để thu hút khách hàng dẫn đến chất lượng xử lý thấp, nhiều chất độc hại vẫn chưa được xử lý hết gây nguy hiểm khi thải ra môi trường.

Đối với những loại sản phẩm có tính độc hại cao như lốp xe, bình ắc quy, thủy ngân, chai thuốc trừ sâu,…Chính quyền nên xây dựng hệ thống ký thác hoàn trả. Khi mua các sản phẩm này người mua phải đóng thêm thêm khoản tiền ký quỹ, sau sử dụng xong đem nộp lại các sản phẩm này sẽ nhận lại khoản tiền đã ký quỹ. Hệ thống này sẽ giúp giảm đáng kể lượng chất thải thải ra môi trường.

5.2.2. Đối với Ban quản lý các KCN và KCX thành phố (HEPZA)

Với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý các DN trong các KCN & KCX trên địa bàn TP, HEPZA cần phối hợp chặt chẽ với Sở TN – MT để kiểm tra tình hình chấp hành các quy định của nhà nước về bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng.

5.2.3. Đối với các doanh nghiệp hoạt động có phát sinh CTNH

Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại cần thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn thải cho Sở TN – MT TP, đồng thời phải có biện pháp lưu trữ chất thải đúng quy cách, ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý CTNH, tránh đổ CTNH chung với rác sinh hoạt hay rác cơng nghiệp khơng nguy hại vì như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả mơi trường khó lường.

Đối với những DN mới thành lập mà ngành nghề có phát sinh CTNH cần tham gia đầy đủ những buổi tập huấn của Sở TN – MT TP về quản lý CTNH để có kiến thức đầy đủ về CTNH và chấp hành đúng pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.

5.2.4. Đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH

Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về vận chuyển CTNH đúng quy cách, an toàn kỹ thuật tránh làm rị rỉ CTNH gây ảnh hưởng đến mơi trường. Chấp hành quy định của Sở TN – MT thành phố về vận chuyển CTNH theo đúng thời gian và tuyến

đường để không làm ảnh hưởng đến giao thông và hạn chế những sự cố đáng tiếc trong quá trình vận chuyển CTNH.

5.2.5. Đối với các đơn vị xử lý, tiêu hủy CTNH

Cần đăng ký giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH theo đúng quy định của nhà nước, khi tiếp nhận CTNH từ các chủ nguồn thải cần phân loại, có biện pháp lưu trữ đúng cách và xử lý, tiêu hủy đúng tiêu chuẩn. Tuyệt đối không được thu gom CTNH về rồi xử lý sơ sơ sau đó đem thải bỏ ra bên ngồi gây ơ nhiễm mơi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 73)