Họ c viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay có 06 khu công nghiệp và 34 cụm công nghiệp sau 10 năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trong thời gian qua đã thu được những kết quả đáng kể, làm chuyển dịch cơ bản cơ cấu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các khu, cụm công nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng vào tỷ trọng phát triển kinh tế công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên địa địa bàn toàn tỉnh. Song, việc tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nêu trên đã tạo ra một lượng lớn chất thải như: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và đặc biệt là chất thải nguy hại nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và đến người dân xung quanh khu công nghiệp. Khu công nghiệp Song Khê Nội Hoàng được thành lập từ năm 2007 với diện tích 158,7 ha thuộc địa phận thành phố Bắc Giang, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp hiện nay khoảng 40% bao gồm 19 dự án đã và đang triển khai tại khu phía Bắc Khu công nghiệp với nhiều loại hình sản xuất như: sản xuất giấy, gia công cơ khí, sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, sản xuất vật liệu hợp kim màu, thiết bị vệ sinh, linh kiện điện tử... Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đã thực hiện các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường như: báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường tương ứng với quy mô, công suất. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra việc chấp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-
NGUYỄN THỊ THU
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SONG KHÊ - NỘI HOÀNG, THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG
MÃ SỐ : 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYÊN THANH LÂM
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Nguyễn Thị Thu
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cao học trong suốt 2 năm qua
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thanh Lâm đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu đề tài này
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Bắc Giang, lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết cho đề tài
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Thu
Trang 4
MỤC LỤC
Lời cam đoan iLời cảm ơn iiMục lục iiiDanh mục viết tắt viDanh mục bảng vii
1.1 Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp 3
1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất thải nguy hại 11
1.3.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại 22
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
Trang 52.2 Nội dung nghiên cứu 43
2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu công nghiệp Song
2.2.2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu
2.2.3 Đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại 43
2.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 44
2.3.5 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia 45
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội KCN Song Khê - Nội Hoàng 46
3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH KCN Song Khê - Nội
3.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Song
3.2.1 Tình hình chấp hành pháp luật về BVMT của các doanh nghiệp
3.2.2 Nội dung công tác quản lý chất nguy hại 58
3.2.3 Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại tại KCN Song Khê - Nội
3.2.4 Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy
Trang 63.2.5 Tác động của công tác quản lý nhà nước về chất thải nguy hại tại
3.3 Đánh giá khái quát hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại
3.3.2 Tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải nguy hại tại
3.4 Đề xuất biện pháp hữu hiệu quản lý chất thải nguy hại tại KCN
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BVMT Bảo vệ môi trường
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CP Cổ phần
CTR Chất thải rắn
CTNH Chất thải nguy hại
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
QLCTNH Quản lý chất thải nguy hại
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
Trang 8
DANH MỤC BẢNG
1.1 Tình hình sử dụng lao động và thu nhập bình quân tại các Khu
1.2 Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà) 15
1.3 Phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính 17
1.4 Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới 22
1.6 Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố
1.7 Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại một số ngành công
nghiệp điển hình tại các KCN thuộc vùng KTTĐ phía Nam 34
1.8 Một số CTNH chính phát sinh tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn
1.9 Thiết bị, công nghệ xử lý chất thải của Công ty cổ phần xử lý và
tái chế chất thải công nghiệp Hòa Bình 38
3.1 Các dự án đầu tư tại KCN Song Khê - Nội Hoàng 51
3.2 Cơ cấu sử dụng đất KCN Song Khê – Nội Hoàng 54
3.3 Việc thực hiện thủ tục pháp lý về BVMT của doanh nghiệp trong
3.4 Việc thực hiện báo cáo ĐTM của các doanh nghiệp 57
3.5 Tình hình phát sinh CTNH tại một số doanh nghiệp 60
3.6 CTNH phát sinh trong quá trình sản xuất tấm pin NLMT 62
3.7 Tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp năm 2014 64
3.8 Tình hình đăng ký chủ nguồn thải CTNH 66
3.9 Một số đơn vị thực hiện vận chuyển CTNH 67
3.10 Một số đơn vị thực hiện chuyển giao CTNH 68
3.11 Tình hình quản lý CTNH tại một số doanh nghiệp 69
Trang 9DANH MỤC HÌNH
3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Song Khê – Nội Hoàng 533.4 Quy trình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp 68
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay có 06 khu công nghiệp và 34 cụm công nghiệp sau 10 năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trong thời gian qua đã thu được những kết quả đáng kể, làm chuyển dịch cơ bản cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Các khu, cụm công nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng vào tỷ trọng phát triển kinh tế công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên địa địa bàn toàn tỉnh
Song, việc tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nêu trên đã tạo ra một lượng lớn chất thải như: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và đặc biệt là chất thải nguy hại nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và đến người dân xung quanh khu công nghiệp
Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng được thành lập từ năm 2007 với diện tích 158,7 ha thuộc địa phận thành phố Bắc Giang, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp hiện nay khoảng 40% bao gồm 19 dự án đã và đang triển khai tại khu phía Bắc Khu công nghiệp với nhiều loại hình sản xuất như: sản xuất giấy, gia công cơ khí, sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, sản xuất vật liệu hợp kim màu, thiết bị vệ sinh, linh kiện điện tử
Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đã thực hiện các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường như: báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường tương ứng với quy mô, công suất Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra việc chấp
Trang 11hành Luật Bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, một số cơ sở còn bị xử phạt vi phạm hành chính, một trong những hành vi có mức xử phạt cao là không chấp hành đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại Một số cơ sở không bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại hoặc đã
bố trí nhưng lưu giữ không đúng quy định, có hợp đồng vận chuyển, xử lý với đơn vị có chức năng nhưng việc thu gom, vận chuyển, xử lý chưa đảm bảo theo quy định của ngành môi trường
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm đưa ra một số giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng nói riêng và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại hiệu quả hơn đối với Khu công nghiệp nói riêng và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung
3 Yêu cầu của đề tài
Đề tài phải đánh giá được những kết quả đã thực hiện và những ưu, nhược điểm, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện công tác quản
lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Các giải pháp đề xuất phải trên cơ sở thực tế, đảm bảo tính khả thi
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp
1.1.1 Trên thế giới
Khu công nghiệp hiện đại ngày nay bắt nguồn từ lâu đời, dạng phổ biến
và cổ điển nhất của nó là Cảng tự do (Ferr Port) tức cảng mà tại đó áp dụng Quy chế ngoại quan, theo đó hàng hóa từ nước ngoài vào và từ Cảng đi ra, được vận chuyển một cách tự do mà không phải chịu thuế quan Chỉ khi nào hàng hóa vào nội địa mới phải chịu thuế quan Cảng tự do xuất hiện ở Châu Âu
từ thời Trung cổ Thế kỷ 16 xuất hiện các Cảng tự do như Leghoan và Genoa ở Italia Ở thế kỷ thứ 18 là các cảng tự do Marseille, Bayonne, Durick Đầu Thế
kỷ 20 nổi lên các Cảng tự do Copenhagen, Danzij, Hamburg, cũng trong thời
kỳ này, cảng tự do đã lan truyền từ Âu sang Á, nổi lên là Hồng Kông và
Singapore ((Nguyễn Cao Lãnh,2009)
Các cảng tự do đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền ngoại thương của các nước, hình thành các đô thị sầm uất cùng với các Trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quốc tế như đã thấy qua vị trí và vai trò của các cảng lớn trên thế giới như New York, Hồng Kông, Singapore ; Khái niệm cảng tự do đã được mở rộng, vận dụng thành loại hình mới là KCN, KCX, khu xướng ngoại quan, theo đó khu này không chỉ giới hạn ở tính chất ngoại quan
mà còn bao gồm cả hoạt động sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu (Phạm Văn
Sơn Khanh, 2006.)
Những thập niên gần đây, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Bắc Á đã có chính sách mở cửa nền kinh tế, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước vào sản xuất hàng xuất khẩu, tăng tiềm lực cho nền kinh tế Một trong những cách thức các
Trang 13nước đã làm là dành tiền cho những khu vực sản xuất, thương mại hoạt động những quy chế riêng Những khu vực này có quy mô và có tên gọi khác nhau như: KCX, KCN, khu kinh tế tự do hoặc đặc khu kinh tế Như vậy, KCN là loại hình kinh tế tự do mang tính chất công nghiệp, gồm các loại hình sau:
- KCX thường được hiểu là khu sản xuất tập trung sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản xuất và xuất khẩu KCX
là khu khép kín, có ranh giới địa lý xác định, biệt lập với vùng lãnh thổ ngoài KCX bằng hệ thống tường rào, KCX được hưởng chế độ ưu đãi về nhiều mặt như nhập khẩu nguyên vật liệu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế thu nhập, được cung cấp cơ sở hạ tầng và các điều kiện thuận lợi khác nhằm tạo ra lợi nhuận cao
- KCN là khu tập trung các dự án sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống Trong KCN có thể thành lập các doanh nghiệp xuất khẩu Ngoài việc phục vụ sản xuất để xuất khẩu như KCX, KCN còn sản xuất phục vụ nhu cầu tiều dùng của thị trường nội địa Ngoài các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong KCN còn có các doanh nghiệp 100% vốn trong nước hoạt động
- Khu công nghệ cao: Là khu vực sản xuất các sản phẩm có chất lượng công nghệ cao, nơi gắn liền giữa sản xuất ứng dụng với nghiên cứu khoa học
So với KCX, KCN, khu công nghệ cao sản xuất ra các sản phẩm công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển công nghệ
và công nghiệp quốc gia Khu công nghệ cao có thể được xây dựng mới ngay
từ đầu hoặc trên cơ sở các KCX, KCN
- Đặc khu kinh tế: Là loại hình khu kinh tế tự do mang tính tổng hợp với các thành công điển hình khi áp dụng ở Trung Quốc Các doanh nghiệp trong đặc khu kinh tế được hưởng các quy chế tự do linh hoạt hơn, được phép kinh
Trang 14doanh tổng hợp từ các loại hình kinh tế dịch vụ như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, nghiên cứu ứng dụng khoa học, được tiêu thụ một phần sản phẩm trên thị trường nội địa theo nguyên tắc vừa hướng nội, vừa hướng ngoại, hàng hóa sử dụng nguyên vật liệu trong nước, cơ chế quản lý mang tính độc lập
Qua lịch sử hình thành và phát triển các KCN trên thế giới cho thấy đây
là một quá trình kinh tế khách quan, quá trình có tính quy luật gắn với CNH, HĐH (Vũ Thị Thu Hương, 2007)
1.1.2 Tại Việt Nam
Các KCN, KCX, KKT được hình thành và phát triển xuất phát từ chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc quy hoạch các vùng tập trung phát triển công nghiệp, vùng lãnh thổ kinh tế gắn với các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, phát triển vùng phục vụ mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước
Từ ngày 24/9/1991, thành lập khu chế xuất đầu tiên với quy mô 300 ha đất tại xã Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh đã được
Ủy ban hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư) do Chính phủ ủy nhiệm cấp giấy phép
Qua 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Các KCN, KCX được hình thành và phát triển theo một quy hoạch thống nhất của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tính đến cuối tháng 12/2011, cả nước đã
có 283 KCN, KCX được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố cả nước KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Các KCN, KCX đã thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 27 tỷ USD, bằng 45% tổng vốn đầu tư đăng ký
Trang 15Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN, KCX chiếm từ 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong đó các dự án FDI
về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước
Riêng trong năm 2011, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký vào các KCN, KCX đạt 6,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,3 tỷ USD; tương đương 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của cả nước trong năm 2011
KCN, KCX đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước Các KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng CNH, HĐH, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động
Trong quá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX, có thể nói những thành tựu, đóng góp của các KCN, KCX vào phát triển kinh tế đất nước là cơ bản, nổi bật Tuy nhiên các KCN, KCX vẫn còn những hạn chế, khó khăn Chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt còn chưa chưa tốt, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa tính tới yếu tố liên kết vùng và ngành, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Công tác bảo vệ môi trường KCN còn bất cập Vấn đề lao động, việc làm, đời sống công nhân trong KCN, KCX còn nhiều khó khăn, cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX vẫn còn nhiều điểm vướng mắc cần tiếp tục hoàn thiện (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)
Trang 161.1.3 Tại tỉnh Bắc Giang
Sau khi Quy chế KCN được ban hành kèm theo Nghị định số 332/HĐBT ngày 18/10/1991, tiếp theo ngày 28/12/1994, Chính phủ đã ra nghị định số 192/CP ban hành Quy chế KCN và ngày 24/4/1997 ra Nghị định 36/CP ban hành Quy chế KCN, KCX, KCNC thay thế 02 nghị định trên thành lập KCN để làm thí điểm cho một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng CNH, HĐH theo đường lối của Đảng do Nghị quyết Đại hội lần thứ VI đề ra và phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Giang
Nhờ có Quy chế trên, từ năm 1992, đặc biệt từ khi tách tỉnh Hà Bắc thành 02 tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh đến nay, cả tỉnh đã có 05 KCN được thành lập, trong đó 04 KCN đang hoạt động là: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng và Vân Trung; 01 KCN - KCN Việt Hàn đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư
- KCN Đình Trám: Phần diện tích 95 ha thuộc KCN Đình Trám cũ đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và đi vào vận hành đáp ứng được yêu cầu của các
dự án thứ cấp trong KCN, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất đơn nguyên 1 là 2.000m3/ngày đêm đã đưa vào hoạt động phục vụ việc xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trong KCN Phần cụm công nghiệp Đồng Vàng mới sáp nhập với diện tích 17 ha đã xây dựng và hoạt động sản xuất trên diện tích 10 ha, diện tích còn lại khoảng 07 ha từ năm 2006 chưa triển khai và diện tích 12 ha, Công ty TNHH Fuhong Precision đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng và hoạt động sản xuất
- KCN Song Khê - Nội Hoàng: Khu vực phía Bắc diện tích 90,6 ha do Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư (thay thế Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải) và khu phía Nam với diện tích 68,1 ha do Công ty cổ phần phát triển Fuji Bắc Giang làm chủ đầu tư
Trang 17Đến nay tại khu vực phía Bắc đã có 19 doanh nghiệp đầu tư với các loại hình sản xuất như: sản xuất giấy, chế biến nông sản, gia công cơ khí, sản xuất thép, sản xuất linh kiện điện tử…
- KCN Quang Châu với diện tích 426 ha do Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang làm chủ đầu tư, hiện tại KCN đã thu hút 14 dự án đầu tư tại KCN, trong đó 11 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, 03 dự án trong nước với các loại hình ngành nghề đa dạng như: sản xuất màn hình điện thoại, tấm cảm ứng (Công ty TNHH Wintek làm chủ đầu tư với hơn 7.000 lao động), sản xuất thức ăn chăn nuôi, linh kiện điện tử, đóng gói cà phê, sản xuất hàng may mặc…
- KCN Vân Trung với diện tích 350 ha do Công ty TNHH Fugiang làm chủ đầu tư, giai đoạn 1 được đầu tư xây dựng với quy mô 150 ha Ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN là các ngành nghề tổng hợp như công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, may mặc, máy móc thiết bị, bao bì… Hiện tại, có 05 dự án đầu tư vào KCN, chủ đầu tư hạ tầng KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (giai đoạn 1) với công suất 5.000 m3/ngày đêm
(Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, 2013)
1.2 Tác động của KCN đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường
1.2.1 Tác động tích cực
Trong những năm qua, các KCN đã có tác động tích vực đối với vấn đề
sử dụng, giải quyết việc làm, làm gia tăng phúc lợi cho người lao động Qua hơn 20 năm phát triển, đến nay cả nước đã có 283 KCN được thành lập Các KCN đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Khu công nghiệp ra đời đã tạo nên mảnh đất thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài nước có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất Hiện nay đã có hơn 3.000 dự án đang sản xuất kinh doanh và 450 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản Về tình hình đầu tư trong nước các
Trang 18KCN cả nước đã thu hút được 4.456 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 360.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 176.000 tỷ đồng, xấp xỉ 50% tổng vốn đăng ký Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế: các khu, cụm công nghiệp đều đã đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa đất nước Mặt khác, sự ra đời của Khu công nghiệp còn tác động mạnh mẽ tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp (Mai Dung, 2011)
KCN đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, là nơi thu hút không ít lao động địa phương Tính bình quân 1ha đất nông nghiệp đã cho thuê thu hút trên 70 lao động trực tiếp (trong khi 1ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được từ
10 - 12 lao động) Đến thời điểm 31/12/2008, các khu công nghiệp đã thu hút
trên 1,17 triệu lao động trực tiếp Chất lượng, trình độ đội ngũ lao động cũng tăng lên Thống kê cho thấy phần lớn lao động làm việc trong các KCN là lao động trẻ, có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất tiên tiến Các khu công nghiệp phát triển, kéo theo tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra khá nhanh, với cơ sở hạ tầng được nâng cấp mọi mặt Như vậy, các KCN với vai trò, tiềm năng, sức hút đầu tư, thực sự đã có những đóng góp không nhỏ trong phát triển KT-XH
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
Tại tỉnh Bắc Giang, theo số liệu báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Trong thời gian 03 năm từ 2010 đến năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN đã có sự tăng trưởng đáng kể Đến hết năm 2012
đã có 100 dự án đi vào hoạt động; doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN đạt 27.500 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 262 tỷ đồng
Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động địa phương nói riêng, đồng thời làm thay đổi đời sống nhân dân các vùng lân cận
Trang 19KCN Cùng với sự hình thành và phát triển các KCN, số lượng việc làm được giải quyết qua các năm cũng tăng đáng kể
Bảng 1.1 Tình hình sử dụng lao động và thu nhập bình quân
tại các Khu Công nghiệp tỉnh Bắc Giang
Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 2013
Ngoài việc tăng thu nhâp từ số lao động trực tiếp làm việc cho các doanh nghiệp trong KCN, việc phát triển KCN cũng góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ dân vùng lân cận KCN từ hoạt động cung cấp dịch vụ về nhà
ở và các dịch vụ gián tiếp khác
1.2.2 Tác động tiêu cực
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng diễn ra mạnh mẽ sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp Nếu không có định hướng cụ thể sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chỉ tính
trong 3 năm (2008 - 2009), tổng diện tích đất chuyên dùng đã tăng lên
104.422 ha, dẫn đến một lượng lớn đất nông nghiệp, trong đó có không ít đất trồng lúa đã được chuyển đổi mục đích
Trên thực tế nhiều địa phương phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp một cách ồ ạt, dàn trải, kém hiệu quả Đặc biệt nhiều địa phương dành những phần đất canh tác màu mỡ phì nhiêu ở ven quốc lộ để đổ cát xây dựng khu công nghiệp Ví dụ như ở ven quốc lộ 5, khu vực Văn Lâm -
Trang 20Hưng Yên, Cẩm Giàng - Hải Dương; ven quốc lộ 1A, khu vực huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Theo thống kê sơ bộ, có đến 20% diện tích đất thu hồi xây dựng KCN là đất nông nghiệp (khoảng trến 10.000ha) Tổng diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi để phát triển các KCN đến năm 2015 từ 18.000 đến 20.000ha,
chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích đất trồng lúa trong cả nước (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2009)
Việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động tới đời sống của các hộ dân vì
họ không được chuyển đổi cơ cấu ngành nghề hợp lý, thiếu phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống, trong đó có nhiều hộ rơi vào tình trạng bần cùng hóa Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi
đất lớn nhất: khoảng 300.000 hộ; Đông Nam Bộ: khoảng 108.000 hộ (Nguyễn
Lân Dũng, 2009)
Bên cạnh đó, vấn đề môi trường trong và xung quanh các KCN cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi ngày các KCN Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn chất thải rắn, tương đương gần 3 triệu tấn mỗi năm Tuy nhiên chất thải rắn đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN Nếu không có biện pháp quản lý, xử lý, không những chỉ ảnh hưởng đến môi trường, làm mất cảnh quan khu vực sản xuất và sinh sống mà kéo theo nhiều mối lo ngại cho nền kinh tế - xã hội như: dịch bệnh ngày càng gia tăng với nhiều loại bệnh hiểm nghèo; con người
sẽ sống chung với rác, thiếu nguồn nước sạch, không khí ô nhiễm… ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn xã hội
1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất thải nguy hại
1.3.1 Khái quát về chất thải nguy hại
1.3.1.1 Khái niệm về chất thải nguy hại
Có nhiều khái niệm về chất thải nguy hại, có thể nêu tóm tắt một số khái niệm như sau:
Trang 21- Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít chất thải nguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng Ở một số quốc gia đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác
sinh hoạt (Võ Đình Long, 2008)
Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA)
CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc các tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng những cách quản lý khác nó có thể: Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người
hoặc môi trường ở hiện tại hoặc tương lai (Võ Đình Long, 2008)
Theo Luật bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung tương tự nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức trên thế giới, đó là nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguy hại
Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau được xác định là chất nguy hại:
Trang 22- Chất có khả năng gây cháy (Ignitability): Chất có nhiệt độ bắt cháy <
600C, chất có thể cháy do ma sát, tự thay đổi về hoá học Những chất gây cháy thường gặp là xăng, dầu, nhiên liệu, ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ như benzen, etylbenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa Clo…
- Chất có tính ăn mòn (Corossivity): Là những chất trong nước tạo môi
trường pH <3 hay pH >12.5; chất có thể ăn mòn thép Dạng thường gặp là những chất có tính axít hoặc bazơ…
- Chất có hoạt tính hoá học cao (Reactivity): Các chất dễ dàng chuyển
hoá hóa học; phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiềm năng gây nổ với nước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất xyanua hay sunfit sinh khí độc khi tiếp xúc với môi trường axít, dễ nổ hay tạo phản ứng nổ khi có áp suất và gia nhiệt, dễ nổ hay tiêu huỷ hay phản ứng ở điều kiện chuẩn; các chất nổ bị cấm
- Chất có tính độc hại(Toxicity): Những chất thải mà bản thân nó có
tính độc đặc thù được xác định qua các bước kiểm tra Chất thải được phân tích thành phần trong các pha hơi, rắn và lỏng Khi có thành phần hoá học nào lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì chất thải đó được xếp vào loại chất thải độc hại Chất độc hại gồm; các kim loại nặng như thuỷ ngân, cadmium, asenic, chì
và các muối của chúng; dung môi hữu cơ như toluen, benzen, axeton, cloroform…; các chất có hoạt tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông dược…); các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích luỹ trong mô mỡ đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây bệnh (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls)
- Chất có khả năng gây ung thư (Carcinogenicity) và đột biến gen:
Dioxin (PCDD), asen, cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa Clo…
1.3.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ nhiều nguồn khác khác do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng, các hoạt
Trang 23động y tế Có thể phân chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:
• Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh
sử dụng môi metyl clorua, xi mạ sử dụng xyanit, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluen hay xylen…)
• Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại)
• Thương mại (quá trình nhập-xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng…)
• Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (sử dụng pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt bôi trơn…)
Ở Việt Nam, chất thải nguy hại được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bùn thải, y tế, các hóa chất tồn lưu sau chiến tranh, trong chất thải rắn sinh hoạt Một số ngành công nghiệp điển hình có phát sinh chất thải nguy hại có thể kể đến như: công nghiệp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp chế biến dầu mỏ, công nghiệp luyện kim, ngành xi mạ, ngành sản xuất xây dựng, ngành điện tử và ắc quy, ngành sản xuất giày dép, ngành dệt nhuộm, ngành thuộc da, ngành sản xuất giấy, ngành sản xuất điện với các loại chất thải phát sinh như: kim loại nặng: Cd,
Pb, As, Hg, Cr, hơi dung môi hữu cơ, keo dán gỗ, formaldehyde…(Nguyễn
Ngọc Châu, 2002)
1.3.1.3 Phân loại chất thải nguy hại
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: Theo
tính chất, nguồn gốc, cách quản lý, mức độc … Có thể nêu một số cách như sau:
Có một số cách phân loại CTNH như sau:
* Phân loại chất thải nguy hại theo hình thức tác động
Trang 24- Loại 1: Các chất nổ
- Loại 2: Các dung dịch có khả năng cháy
- Loại 3: Các chất độc (nguy hiểm)
- Loại 4: Các chất ăn mòn
* Phân loại CTNH theo trạng thái vật lý
CTNH theo trạng thái vật lý như: CTNH dạng rắn, bùn, lỏng, khí
* Phân loại CTNH theo liều lượng tác động
Các nhà chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc
lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động
của độc tố tới cơ thể qua miệng và qua da
* Phân loại chất thải nguy hại theo đường xâm nhập kết hợp với lượng
tác động
Chất độc xâm nhập vào cơ thể qua các con đường khác nhau Mức độ
gây độc theo các con đường xâm nhập cũng không giống nhau Để xác định
mức độ gây độc theo các con đường xâm nhập khác nhau vào cơ thể động vật
và con người thường sử dụng đến chỉ số LD50
Bảng 1.2.Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà)
Trang 25* Phân loại CTNH theo môi trường chất độc tồn tại
Các chất độc hóa học làm ô nhiễm nước tự nhiên và nước thải bao gồm những chất độc tồn tại ngày trong các vật liệu, chất thải sử dụng/tiếp xúc, thải
ra trong quá trình sản xuất làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên và nước thải Đất là nơi tiếp nhận các chất thải từ các nguồn khác nhau (sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải) Nitrat khí quyển cũng được lắng đọng trên mặt đất theo chu trình của Nitơ Dọc các xa lộ, lượng xe cơ giới chạy bằng xăng đã để lại hai bên đường bụi chì và đất đai sẽ có hàm lượng chì ngày càng cao Các chất thải rắn công nghiệp gây ô nhiễm rất lớn cho đất Đặc biệt nghiêm trọng là các chất thải nguy hại làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cr,Cd) Các nhà máy còn xả vào khí quyển rất nhiều khí độc như H2S, CO2, CO, NOX Đó là nguyên nhân gây ra mưa axit, làm chua đất, phá hoại sự phát triển của thảm thực vật Hàng ngày, con người và động vật đã thải ra một khối lượng rất lớn các chất phế thải vào môi trường đất Đó là rác, phân, xác động vật và các chất thải khác
Các chất hoá học làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, có khi làm chua đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng giữa cây trồng và đất Nguồn ô nhiễm đất bởi các chất phóng xạ là những phế thải của các cơ sở khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện nguyên tử, các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử dụng đồng
vị phóng xạ trong nông nghiệp, công nghiệp và y tế (sử dụng các đồng vị phóng xạ để chữa bệnh và nghiên cứu khoa học) Bên cạnh lợi ích rất to lớn thì phóng xạ đã gây cho con người nhiều hiểm hoạ
*Phân loại theo đặc tính của chất thải
Theo TCVN 6706: 2000 chia CTNH thành 7 nhóm ở bảng 1.3
Trang 26Bảng 1.3 Phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính
Chất thải dễ cháy 1.2
Chất thải không là chất lỏng, bốc cháy khi bị ma sát hoặc
ở điều kiện áp suất khí quyển
Chất thải có thể
Chất thải có khả năng tự bốc cháy do tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy
độ và áp suất thích hợp có thể gây nổ
Trang 274.1 Chất thải có chứa clorat,
pecmanganat, peoxit vô cơ…
Chất thải chứa
Chất thải hữu cơ chứa cấu trúc phân tử -0-0- không bền với nhiệt nên có thể bị phân huỷ và tạo nhiệt nhanh
Trang 28* Phân loại theo ngành sản xuất có phát sinh chất thải
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Kim loại màu
* Phân loại theo đặc điểm chất thải nguy hại
- Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí )
- Chất hữu cơ hay chất vô cơ
- Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng )
1.3.1.4 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các chất thải nguy hại không đúng quy cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với nước mặt và nước ngầm Ở Việt Nam những nguồn này thường
Trang 29được dùng làm nguồn nước uống, sinh hoạt gia đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản Bất cứ sự ô nhiễm nào đối với các nguồn này đều có thể gây tiềm tàng về sức khoẻ đối với nhân dân địa phương hay gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng Có không nhiều những tài liệu về những tai nạn do ô nhiễm gây ra do việc thực hiện tiêu huỷ chất thải nguy hại không hợp cách, và có ít kết quả quan trắc để đánh giá tác động thực tế
Chất thải nguy hại cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra những sự cố môi trường nghiêm trọng:
+ Bệnh minamata ở Nhật Bản: Căn bệnh gây ra khi ăn một lượng lớn
cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng vì methyl thủy ngân thải ra vịnh Minamata Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto và năm 1956, và năm 1968, chính phủ Nhật bản đã chính thức tuyên bố, căn bệnh này cho công ty Chisso (Một công ty sản xuất hóa chất) gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường Những bệnh nhân đầu tiên ở Minamata
đã bị điên, bất tỉnh và chết sau một tháng bị mắc bệnh Chưa một giải pháp nào có hiệu quả để chữa căn bệnh Minamata, nhưng các bác sĩ đã cố gắng làm giảm bớt những triệu chứng trên bằng những biện pháp tập luyện, trị liệu Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã được chính phủ công nhận 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được Chính phủ bồi thường Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay
+ Sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Vụ tai nạn ngày 26/4/1986
tại nhà máy điện Chernobyl đã gây ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch
sử thế giới Sai lầm trong thiết kế và điều khiển tạo thành vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả phần nóc nặng nghìn tấn của lò phản ứng số 4, phát tán vô số
Trang 30chất phóng xạ vào môi trường sống Ước tính 4.000 người khác có thể cũng chết sau đó do nhiễm phóng xạ Tuy nhiên, tổ chức Hoà bình Xanh cho rằng, con số này cao hơn nhiều và lên đến 93.000 người Một khối bê tông cốt thép khổng lồ được xây lên để lấp chiếc lò phản ứng bị nổ Nhưng trước khi nó được xây chất phóng xạ đã kịp lan từ Ukraina sang nước láng giềng Belarus
và nhiều nơi khác ở châu Âu
+ Sự cố Bhopal: Thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy ra
tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide (UCIL) ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3 tháng 12 năm 1984 Khoảng 12 giờ trưa, nhà máy rò rỉ ra khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí độc khác, gây ra phơi nhiễm trên 500,000 người Những đánh giá về số lượng người chết có sự không thống nhất Đánh giá chính thức ban đầu về số người chết là 2,259, phía chính quyền bang Madhya Pradesh đã xác nhận tổng số
3737 cái chết liên quan đến vụ rò rỉ khí ga này Các cơ quan chính quyền khác ước tính khoảng 15,000 người chết Một số tổ chức đưa ra con số khoảng
8000 đến 10,000 người chết trong 72 giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rò rỉ
+ Thảm họa dầu mỏ tại Kuwait năm 1991: Trong chiến tranh vùng
vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên Vịnh
Ba tư Ước tính, số dầu loang tương đương 240 - 336 triệu gallonn dầu thô Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawai Tuy nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải đợi chiến tranh kết thúc Để bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động khoảng 40 km thanh hút dầu nổi trên mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước Cùng với hàng loạt xe hút dầu, họ đã thu
lại được 58,8 triệu gallon dầu (Trịnh Thị Thanh, 2008)
Trang 311.3.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại
1.3.2.1 Trên Thế giới
Nhằm hạn chế sự phát sinh và kiểm soát các nguồn thải, giảm thiểu tới
mức tối đa có thể tác động đến môi trường; các quốc gia đều đưa ra các quy định pháp luật cụ thể về công tác quản lý chất thải nguy hại để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các tác hại của chất thải nguy hại
Trên thế giới, các nước tiên tiến đã có hệ thống thông tin quản lý hoá chất hoàn chỉnh Hệ thống quản lý hoá chất( REACH) cuả châu Âu có hiệu
lực từ ngày 1/6/2007 REACH cung cấp thông tin miễn phí về mọi hoạt động
hoá chất với nhiều thứ tiếng sử dụng trong cộng đồng Châu Âu : Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý, …
Bảng 1.4 Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới
Nước Năm
Tổng số CTNH ( Tấn)
Lượng lưu kho thường xuyên (%)
Đốt (%)
Tái chế (%)
Đốt tại nhà máy
Nguồn: European Union Council Directive (EUCD), (2011)
* Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Thổ Nhĩ Kỳ
Trang 32Lượng phát sinh chất thải hàng năm của ngành công nghiệp sản xuất ở Thổ Nhĩ kỳ là 11,9 triệu tấn và nó tăng lên 17,49 triệu tấn vào năm 2004 Trong đó ngành công nghiệp luyện kim chiếm nhiều nhất 44% Ngành Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá 25% Ngành hóa chất, than đá, cao su và các sản phẩm nhựa chiếm 12% Còn lại là các ngành khác Từ năm 2000 đến năm
2004 tại Thổ Nhĩ Kỳ có 3,6 triệu tấn chất thải nguy hại được tạo ra nhưng chỉ
có khoảng 400.000 tấn ( chiếm 11%) được tái chế còn lại là xử lý bằng phương pháp khác ( lưu kho, thải bừa bãi, chôn lấp, ném xuống biển hoặc sông,…) Theo thông tin của Viện Khảo sát phát triển Công nghiệp Thổ Nhĩ
Kỳ thì tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh năm 2004 khoảng 1,2 triệu tấn ( 370 cơ sở) Tuy nhiên đây chỉ là số liệu không hoàn toàn chính xác bởi vì nó chỉ dựa trên khảo sát của 1 phần các tỉnh và các ngành công nghiệp tạo ra chất thải Thực tế lượng chất thải nguy hại có thể cao hơn rất nhiều
Bảng 1.5 Mô hình xử lý CTNH ở Thổ Nhĩ Kỳ
Lượng CTNH tạo ra
Tái chế Xử lý Chôn lấp Đốt
Sử dụng làm phân bón
Các biện pháp khác Loại chất
sở vi phạm Các cơ sở xử lý và tái chế không đủ công suất để xử lý các chất
thải nguy hại tạo ra (European Union Council Directive (EUCD), (2011))
Trang 33* Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Pháp
Ở Pháp, văn bản quy định đầu tiên về những cơ sở sản xuất bị đưa vào danh sách xếp hạng gây ô nhiễm môi trường là một sắc lệnh Napoléon ký năm 1810, và từ năm 1917 trở đi văn bản này được liên tục sửa đổi, bổ sung Cũng chính tại Luật này đã đưa ra những công cụ và cơ chế để quản lý những loại hình rác thải đặc biệt (hay còn gọi là chất thải nguy hại) Ngày 02/02/1995, Pháp lại có thêm một bộ luật mới là Bộ luật về tăng cường bảo vệ môi trường đã thiết lập thêm phụ phí đối với việc xử lý chất thải nguy hại, tương đương 40F (frăng Pháp)/1 tấn chất thải được loại bỏ để lại trong một cơ
sở xử lý, và sẽ được tăng gấp đôi nếu tấn chất thải đó được tích trong một bãi thải đặc biệt “Phụ phí này do Cục Môi trường và quản lý năng lượng thu lại
và trong vài năm tới sẽ tăng gấp đôi Năm 2011, ở Pháp phát thải 446 triệu tấn
chất thải Trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng 13 triệu tấn Tổng lượng
CTNH của các ngành công nghiệp, xây dựng và công trình công cộng chiếm 2/3 số lượng chất thải Một nửa số chất thải này được thu hồi tái chế hoặc đốt
thu hồi năng lượng” (European Commission (EC), (2011))
* Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Đức
Cộng hoà liên bang Đức đã đưa ra các biện pháp chiến lược để quản lý các chất thải nguy hại như: ngăn ngừa ngay từ nguồn thải, giảm thiểu số lượng chất thải nguy hại, xử lý và tái sử dụng chúng Trong vòng 20 năm lại đây, Cộng hoà liên bang Đức đã ban hành nhiều đạo luật về quản lý chất thải
Có khoảng 2000 điều luật, quyết định, quy định về hành chính… với nội dung phân loại các chất độc hại trong chất thải khí, rắn, nước… về thu thập, vận chuyển, xác định biện pháp giải quyết chất thải Mỗi lần thay đổi luật, quy định mới lại khắt khe và chặt chẽ hơn Đó là những biện pháp xử lý bằng pháp luật rất nghiêm các trường hợp làm phát sinh các chất thải nguy hại mà chưa xử lý hoặc quá giới hạn cho phép, có thể áp dụng biện pháp phạt tiền
Trang 34hoặc đình chỉ hoạt động của nhà máy, xí nghiệp hay cơ sở sản xuất đã vi phạm pháp luật, bắt bồi thường thiệt hại gây ra hoặc truy tố trước pháp luật Bên cạnh
đó, pháp luật của Cộng hoà liên bang Đức khuyến khích việc đổi mới công nghệ
và thiết bị (bằng cách thay thế từng phần hoặc toàn bộ) nhằm hướng tới một công nghệ không hoặc ít sinh ra chất thải nguy hại Nhà nước cộng hoà Liên bang Đức giảm thuế hoặc cho vay tiền với lãi suất thấp trả dần nếu đầu tư vào công nghệ mới hay thiết bị xử lý chất thải nguy hại Thêm vào đó, Nhà nước còn tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nhận thức được tác hại nguy hiểm của loại chất thải này và chính nhân dân sẽ là người giúp cho các cơ quan nhà nước kiểm tra, phát hiện các nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại và nhanh chóng tìm ra
biện pháp giải quyết (European Commission (EC), (2011))
1.3.2.2 Tại Việt Nam
* Các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước
ta, lượng chất thải cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường Theo kết quả nghiên cứu năm 2004, tổng lượng CTNH phát thải của Việt Nam trong năm 2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và dự báo tăng lên khoảng 500 ngàn tấn vào năm 2010 Tuy nhiên, theo báo cáo của 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2009, số lượng CTNH phát sinh từ các địa phương này đã vào khoảng gần 700 nghìn tấn Riêng số lượng CTNH được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các đơn vị hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép trong năm 2009 là hơn 100 nghìn tấn, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ tổng lượng phát sinh CTNH phát sinh rất đa dạng về nguồn và củng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn yếu dẫn đễn khó khăn trong công tác quản lý và xử lý
Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng từ 13% - 20% tổng lượng chất thải; trong số đó, CTNH chiếm khoảng 18% tổng số chất thải
Trang 35công nghiệp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)
* Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam
- Khung thể chế trong việc quản lý CTNH tại Việt Nam
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải rắn và CTNH thống nhất từ Trung ương đến địa phương
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVMT trong đó có lĩnh vực quản lý CTNH, gồm các nhiệm vụ cụ thể như sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ; trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư, xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra vuệc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, công trình xử lý nước thải trước khi đưa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi trường
Trang 36+ Các Bộ khác cũng được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước vè BVMT trong lĩnh vực ngành
Bộ NN&PTNT chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với chất thải nông nghiệp
Bộ Công thương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về BVMT các các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp, trong đó có chất thải công nghiệp; tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu chất thải
Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng xử lý chất thải rắn
Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT, trong đó có quản lý chất thải; trong lực lượng thuộc thẩm quyền quản lý Cục Cảnh sát môi trường được thành lập để giúp Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng cảnh sát môi trường trong cả nước thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp về BVMT; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trường, trong đó có quản lý CTNH
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiệm vụ giám sát, phòng ngừa việc vận chuyển xuyên biên giới bất hợp pháp đối với phế liệu, chất thải
+ Cấp địa phương
Theo quy định tại Điều 122, Luật BVMT năm 2005 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của UBND các cấp, trong đó có nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải rắn và CTNH theo sự phân cấp: tỉnh, huyện, xã
Trang 37Tương tự như các bộ, ngành khác, các Sở NN&PTNT, Y tế, Xây dựng, Công thương, Công an tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT, trong đó có quản lý chất thải thuộc lĩnh vực ngành tại địa phương
* Các văn bản quy phạm pháp luật liên quản đến QLCTNH ở Việt Nam
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp khẩn cấp để quản lý chất thải rắn ở vùng đô thị và khu công nghiệp 1997
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT năm 2005;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn tới năm 2050
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT;
Trang 38- Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở khu công nghiệp và đô thị tới năm 2020
- TCVN 6706:2000 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - phân loại
- TCXDVN 320:2004 Tiêu chuẩn thiết kế - Bãi chôn lấp chất thải nguy hại
- TCVN 7629:2007 Tiêu chuẩn Việt Nam về ngưỡng chất thải nguy hại
- TCVN 6707:2009 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo
- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
* Quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải
Việc quản lý CTNH trên cơ sở quy định trách nhiệm của cơ sở phát thải
sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, nội dung này được quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có nhiều vấn đề bất cập, gây khó khăn cho các cơ sở và công tác quản lý Do đó đã được thay thế bởi Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011
Theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT nêu trên, tại Điều 25 quy định
về trách nhiệm của chủ nguồn thải như sau:
- Thực hiện các thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định Việc lập sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH không bắt buộc đối với các chủ nguồn thải CTNH không tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Các chủ nguồn thải CTNH có thời gian hoạt động dưới 01 (một) năm; + Các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 120 (một trăm hai mươi) kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600 (sáu trăm) kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác, trừ trường hợp CTNH
Trang 39thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ thì không được miễn áp dụng trách nhiệm này
- Sao gửi Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi có địa điểm cơ sở phát sinh CTNH
- Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu phát sinh CTNH và phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH; tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng CTNH phải đăng ký và quản lý; chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi CTNH được xử lý an toàn, triệt để
- Bố trí khu vực lưu giữ tạm thời CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tương tự như quy định; đóng gói, bảo quản CTNH trong các bao bì chuyên dụng hoặc thiết bị lưu chứa CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
- CTNH phải được nhanh chóng đưa đi xử lý Trường hợp cần lưu giữ tạm thời CTNH quá thời hạn 06 (sáu) tháng do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi, chưa tìm được chủ hành nghề QLCTNH phù hợp hoặc
số lượng CTNH phát sinh quá thấp, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm thông báo với CQQLCNT để biết bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo QLCTNH
- Phân công ít nhất một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để đảm nhiệm việc phân định, phân loại và quản lý CTNH; được sử dụng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài (nếu cần thiết)
- Trường hợp không có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động và danh sách CTNH được phép quản lý phù hợp
- Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH
- Theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý CTNH căn cứ vào nội
Trang 40dung hợp đồng và Chứng từ CTNH; lập sổ giao nhận CTNH để theo dõi loại,
số lượng, mã CTNH, thời gian, đơn vị tiếp nhận và xử lý CTNH của mình
- Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý ở nước ngoài, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng
- Lập báo cáo QLCTNH định kỳ 6 (sáu) tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến 30 tháng 6 và từ ngày 01 tháng 7 đến 31 tháng 12 hàng năm về công tác QLCTNH của mình
- Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên Chứng từ CTNH đã
sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu
- Áp dụng đồng thời việc kê khai Chứng từ CTNH và báo cáo QLCTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin hoặc thông qua thư điện tử khi
có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền
- Trường hợp phát sinh đột xuất (không thường xuyên hàng năm) với
số lượng một lần lớn hơn 10 (mười) kg đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 50 (năm mươi) kg đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác, hoặc số lượng bất kỳ đối với CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) thì phải báo cáo cho CQQLCNT trong vòng 01 (một) tháng kể từ ngày phát sinh không chủ định (như CTNH phát sinh do sự cố) hoặc chậm nhất là 01 (một) tháng trước ngày phát sinh có chủ định (như CTNH phát sinh từ việc xây dựng, phá dỡ, sửa chữa, cải tạo cơ sở) Báo cáo có đầy đủ thông tin về tên, mã CTNH, số lượng, thời gian, lý do phát sinh đột xuất
- Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (nếu có) cho CQQLCNT