1.3.2.1. Trên Thế giới
Nhằm hạn chế sự phát sinh và kiểm soát các nguồn thải, giảm thiểu tới mức tối đa có thể tác động đến môi trường; các quốc gia đều đưa ra các quy định pháp luật cụ thể về công tác quản lý chất thải nguy hại để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các tác hại của chất thải nguy hại.
Trên thế giới, các nước tiên tiến đã có hệ thống thông tin quản lý hoá chất hoàn chỉnh. Hệ thống quản lý hoá chất( REACH) cuả châu Âu có hiệu lực từ ngày 1/6/2007. REACH cung cấp thông tin miễn phí về mọi hoạt động hoá chất với nhiều thứ tiếng sử dụng trong cộng đồng Châu Âu : Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý, …
Bảng 1.4. Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới
Nước Năm Tổng số CTNH ( Tấn) Lượng lưu kho thường xuyên (%) Đốt (%) Tái chế (%) Đốt tại nhà máy Áo 2011 1.741.980 - 11 - 2 Bỉ 2011 4.019.261 39 7 - 3 Đan Mạch 2011 561.310 33 37 - 2 Phần Lan 2011 1.128.561 49 18 - 1 Pháp 2011 13.859.521 11 11 - 20 Đức 2011 15.683.811 29 9 - 31 Hy Lạp 2011 764.006 - - - 0 Ireland 2011 502.061 13 13 - 11 Italy 2011 6.731.767 24 3 - 6 Luxembourg 2011 305.602 - - - 0 Hà Lan 2011 4.188.586 22 10 - 1 BồĐào Nha 2011 407.223 - - - 0 Tây Ban Nha 2011 3.959.863 70 2 - 1 Thụy Điển 2011 484.881 - 37 - 1
Nguồn: European Union Council Directive (EUCD), (2011) * Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Thổ Nhĩ Kỳ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Lượng phát sinh chất thải hàng năm của ngành công nghiệp sản xuất ở Thổ Nhĩ kỳ là 11,9 triệu tấn và nó tăng lên 17,49 triệu tấn vào năm 2004. Trong đó ngành công nghiệp luyện kim chiếm nhiều nhất 44%. Ngành Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá 25%. Ngành hóa chất, than đá, cao su và các sản phẩm nhựa chiếm 12%. Còn lại là các ngành khác. Từ năm 2000 đến năm 2004 tại Thổ Nhĩ Kỳ có 3,6 triệu tấn chất thải nguy hại được tạo ra nhưng chỉ có khoảng 400.000 tấn ( chiếm 11%) được tái chế còn lại là xử lý bằng phương pháp khác ( lưu kho, thải bừa bãi, chôn lấp, ném xuống biển hoặc sông,…). Theo thông tin của Viện Khảo sát phát triển Công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ thì tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh năm 2004 khoảng 1,2 triệu tấn ( 370 cơ sở). Tuy nhiên đây chỉ là số liệu không hoàn toàn chính xác bởi vì nó chỉ dựa trên khảo sát của 1 phần các tỉnh và các ngành công nghiệp tạo ra chất thải. Thực tế lượng chất thải nguy hại có thể cao hơn rất nhiều
Bảng 1.5. Mô hình xử lý CTNH ở Thổ Nhĩ Kỳ Lượng CTNH tạo ra Tái chế Xử lý Chôn lấp Đốt Sử dụng làm phân bón Các biện pháp khác Loại chất thải Số lượng ( 1000 tấn) Chất thải rắn nguy hại 1250 400 850 40 100 710 Bùn thải nguy hại 2400 0 2400 345 55 185 1815 Tổng số 3650 400 3250 385 15 185 2515
Lượng và loại chất thải nguy hại ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn hẳn các nước phát triển do trình độ sản xuất còn lạc hậu, công nghệ sản xuất với hiệu suất kém tạo ra nhiều chất thải. Các hình thức xử phạt chưa đủ sức răn đe các cơ sở vi phạm. Các cơ sở xử lý và tái chế không đủ công suất để xử lý các chất thải nguy hại tạo ra (European Union Council Directive (EUCD), (2011))
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
* Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Pháp
Ở Pháp, văn bản quy định đầu tiên về những cơ sở sản xuất bị đưa vào danh sách xếp hạng gây ô nhiễm môi trường là một sắc lệnh Napoléon ký năm 1810, và từ năm 1917 trở đi văn bản này được liên tục sửa đổi, bổ sung. Cũng chính tại Luật này đã đưa ra những công cụ và cơ chếđể quản lý những loại hình rác thải đặc biệt (hay còn gọi là chất thải nguy hại). Ngày 02/02/1995, Pháp lại có thêm một bộ luật mới là Bộ luật về tăng cường bảo vệ môi trường đã thiết lập thêm phụ phí đối với việc xử lý chất thải nguy hại, tương đương 40F (frăng Pháp)/1 tấn chất thải được loại bỏđể lại trong một cơ sở xử lý, và sẽđược tăng gấp đôi nếu tấn chất thải đó được tích trong một bãi thải đặc biệt. “Phụ phí này do Cục Môi trường và quản lý năng lượng thu lại và trong vài năm tới sẽ tăng gấp đôi. Năm 2011, ở Pháp phát thải 446 triệu tấn chất thải. Trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng 13 triệu tấn. Tổng lượng CTNH của các ngành công nghiệp, xây dựng và công trình công cộng chiếm 2/3 số lượng chất thải. Một nửa số chất thải này được thu hồi tái chế hoặc đốt thu hồi năng lượng” (European Commission (EC), (2011)).
* Công tác quản lý chất thải nguy hại ởĐức
Cộng hoà liên bang Đức đã đưa ra các biện pháp chiến lược để quản lý các chất thải nguy hại như: ngăn ngừa ngay từ nguồn thải, giảm thiểu số lượng chất thải nguy hại, xử lý và tái sử dụng chúng. Trong vòng 20 năm lại đây, Cộng hoà liên bang Đức đã ban hành nhiều đạo luật về quản lý chất thải. Có khoảng 2000 điều luật, quyết định, quy định về hành chính… với nội dung phân loại các chất độc hại trong chất thải khí, rắn, nước… về thu thập, vận chuyển, xác định biện pháp giải quyết chất thải. Mỗi lần thay đổi luật, quy định mới lại khắt khe và chặt chẽ hơn. Đó là những biện pháp xử lý bằng pháp luật rất nghiêm các trường hợp làm phát sinh các chất thải nguy hại mà chưa xử lý hoặc quá giới hạn cho phép, có thể áp dụng biện pháp phạt tiền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 hoặc đình chỉ hoạt động của nhà máy, xí nghiệp hay cơ sở sản xuất đã vi phạm pháp luật, bắt bồi thường thiệt hại gây ra hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật của Cộng hoà liên bang Đức khuyến khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị (bằng cách thay thế từng phần hoặc toàn bộ) nhằm hướng tới một công nghệ không hoặc ít sinh ra chất thải nguy hại. Nhà nước cộng hoà Liên bang Đức giảm thuế hoặc cho vay tiền với lãi suất thấp trả dần nếu đầu tư vào công nghệ mới hay thiết bị xử lý chất thải nguy hại. Thêm vào đó, Nhà nước còn tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nhận thức được tác hại nguy hiểm của loại chất thải này và chính nhân dân sẽ là người giúp cho các cơ quan nhà nước kiểm tra, phát hiện các nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại và nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết (European Commission (EC), (2011)).
1.3.2.2. Tại Việt Nam
* Các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta, lượng chất thải cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Theo kết quả nghiên cứu năm 2004, tổng lượng CTNH phát thải của Việt Nam trong năm 2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và dự báo tăng lên khoảng 500 ngàn tấn vào năm 2010. Tuy nhiên, theo báo cáo của 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2009, số lượng CTNH phát sinh từ các địa phương này đã vào khoảng gần 700 nghìn tấn. Riêng số lượng CTNH được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các đơn vị hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép trong năm 2009 là hơn 100 nghìn tấn, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ tổng lượng phát sinh. CTNH phát sinh rất đa dạng về nguồn và củng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn yếu dẫn đễn khó khăn trong công tác quản lý và xử lý.
Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng từ 13% - 20% tổng lượng chất thải; trong số đó, CTNH chiếm khoảng 18% tổng số chất thải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 công nghiệp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
* Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam
- Khung thể chế trong việc quản lý CTNH tại Việt Nam
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải rắn và CTNH thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVMT trong đó có lĩnh vực quản lý CTNH, gồm các nhiệm vụ cụ thể như sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ; trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư, xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra vuệc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, công trình xử lý nước thải trước khi đưa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 + Các Bộ khác cũng được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước vè BVMT trong lĩnh vực ngành.
Bộ NN&PTNT chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với chất thải nông nghiệp.
Bộ Công thương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT các các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp, trong đó có chất thải công nghiệp; tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu chất thải.
Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng xử lý chất thải rắn.
Bộ Y tế chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT, trong đó có quản lý chất thải; trong lực lượng thuộc thẩm quyền quản lý. Cục Cảnh sát môi trường được thành lập để giúp Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng cảnh sát môi trường trong cả nước thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp về BVMT; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trường, trong đó có quản lý CTNH
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiệm vụ giám sát, phòng ngừa việc vận chuyển xuyên biên giới bất hợp pháp đối với phế liệu, chất thải.
+ Cấp địa phương
Theo quy định tại Điều 122, Luật BVMT năm 2005 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của UBND các cấp, trong đó có nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải rắn và CTNH theo sự phân cấp: tỉnh, huyện, xã.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 Tương tự như các bộ, ngành khác, các Sở NN&PTNT, Y tế, Xây dựng, Công thương, Công an tỉnh... thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT, trong đó có quản lý chất thải thuộc lĩnh vực ngành tại địa phương.
* Các văn bản quy phạm pháp luật liên quản đến QLCTNH ở Việt Nam
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp khẩn cấp để quản lý chất thải rắn ở vùng đô thị và khu công nghiệp 1997
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật BVMT năm 2005; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn.
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn tới năm 2050
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định vềđánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 - Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở khu công nghiệp và đô thị tới năm 2020
- TCVN 6706:2000 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - phân loại - TCXDVN 320:2004 Tiêu chuẩn thiết kế - Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - TCVN 7629:2007 Tiêu chuẩn Việt Nam về ngưỡng chất thải nguy hại - TCVN 6707:2009 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo
- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
* Quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải
Việc quản lý CTNH trên cơ sở quy định trách nhiệm của cơ sở phát thải sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, nội dung này được quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có nhiều vấn đề bất cập, gây khó khăn cho các cơ sở và công tác quản lý. Do đó đã được thay thế bởi Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011.
Theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT nêu trên, tại Điều 25 quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải như sau:
- Thực hiện các thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định. Việc lập sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH không bắt buộc đối với các chủ nguồn thải CTNH không tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Các chủ nguồn thải CTNH có thời gian hoạt động dưới 01 (một) năm; + Các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 120 (một trăm hai mươi) kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH