ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂNKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU TH
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG
Sinh viên thực hiện :
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Trương Thị Kim Phụng Ths Phạm Thị Thanh Xuân
Lớp: K44 KTTN&MT
Niên khóa: 2010 - 2014
Tháng 5 năm 2013.
Trang 3Để hoàn thành tốt khóa luận này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và động viên chia sẽ của rất nhiều cá nhân và tập thể Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt và dạy dỗ nhiệt tình của các giảng viên trong khoa Kinh tế và Phát triển, các giảng viên trong trường Đại học Kinh tế Huế
và các giảng viên của Đại Học Huế
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Xuân đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, ngiên cứu vàhoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn các chú, các anh, các chị ở công ty TNHH Xuất nhập khâu thủy sản Sông Hương, đặc biệt chị CaoThị Mỹ Dung; Ủy ban nhân dân xã Phú Thượng đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các thông tin Các hộ dân sống xung quanh nhà máy, các hộ dân sống quanh dòng sông Hương đã tạo điều kiện cho việc điều tra, phỏng vấn, thu thập dữ liệu để hoàn thành khóa luận
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia sẽ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần giúp tôi yên tâm làm khóa luận này
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng nành Kinh tế tài nguyên và môi trường là một ngành mới của trường Đại học Kinh tế Huế, tài lệu tham khảo còn hạn hẹp, kiến thức cũng như năng lực cảu bản thân còn hạn chế nên khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót Kính mong thầy cô góp ý để khóa luận này càng hoàn thiện hơn!
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế ,ngày13 tháng 05 năm 2014
Sinh viênTrương Thị Kim Phụng
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 12
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 12
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 13
2.1 Mục tiêu chung 13
2.2 Mục tiêu cụ thể 13
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 14
3.2 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 14
3.3 Phương pháp khảo sát thực địa 14
3.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu 14
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 14
4.1 Đối tượng nghiên cứu 14
4.2 Phạm vi nghiên cứu 14
PHẦN II NỘI DUNG NHIÊN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 15
1.1.1 Môi trường và xử lý nước thải 15
1.1.1.1 Khái niệm môi trường 15
1.1.1.2 Khái niệm xử lý nước thải 16
1.1.2 Khái niệm chất thải và quản lý chất thải 17
1.1.2.1 Khái niệm chất thải 17
1.1.2.2 Khái niệm quản lý chất thải 17
1.1.3 Phân loại chất thải trong sản xuất tôm đông lạnh 18
1.1.4 Tác động của nước thải đối với môi trường và con người 19
1.1.4.1 Tác động đến môi trường 19
1.1.4.2 Đối với con người 21
1.1.5 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển 22
1.1.6 Các quy chuẩn môi trường của Việt Nam 22
Trang 51.1.6.1 Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh 22
1.1.6.2 Quy chuẩn nước thải công nghiệp 23
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 24
1.2.1 Tình hình xử lí nước thải công nghiệp tại một số nước trên thế giới 24 1.2.2 Tình hình xử lí nước thải công nghiệp tại Việt Nam 25
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội 27
2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG 28
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 28
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển 29
2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận 30
2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 30
2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 31
2.2.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 33
2.2.4.1 Thuận lợi 33
2.2.4.2 Khó khăn 33
2.2.4.3 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty 34
2.2.5 Sơ lược về quy trình công nghệ 34
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VÀ XỬ LÍ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY 40 2.3.1 Các nguồn phát sinh nước thải 40
2.3.1.1 Nước thải sinh hoạt 40
2.3.1.2 Nước mưa chảy tràn 41
2.3.1.3 Nước thải sản xuất 41
Trang 62.3.2 Thực trạng quản lí và xử lý nước thải tại công ty 42
2.3.2.1 Nước thải sinh hoạt 42
2.3.2.2 Nước mưa chảy tràn 43
2.3.2.3 Nước thải sản xuất 43
2.3.3 Ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến người dân sông xung quanh nhà máy 50
2.3.4 Những vấn đề về xử lí nước thải còn tồn tại tại công ty 50
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÍ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY 51
3.1 ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 51
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯƠNG VÀ GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ MÁY 53
3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng trong quản lý chất lượng môi trường 53
3.2.1.1 Áp dụng công cụ pháp lý trong quản lý chất lượng môi trường 53 3.2.1.2 Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 53
3.2.1.3 Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhạn thức cảu người dân về bảo vệ môi trường 54
3.2.2 Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải của công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Sông Hương 56
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
1 KẾT LUẬN 57
2 KIẾN NGHỊ 57
2.1 Đối với chính quyền địa phương 57
2.2 Đối với công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản sông Hương 58
2.3 Đối với các hộ dân 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 7pH : Chỉ tiêu dùng đánh giá tính axít hay bazơ
SS : Chất rắn lơ lững ( Suspended Soilids)
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solid)
UBND : Uỷ ban nhân dân
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
CB_CNV : Cán bộ_ Công nhân viên
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1 : KHỐI LƯỢNG CÂN VÀ PHỤ TRỘI CỦA TỪNG CỠ TÔM VỚI TÔM LOẠI 1 38 BẢNG 2: CÁCH BỐ TRÍ THÀNH PHẨM SỬ DỤNG CHO QUY TRÌNH 1,8 KG 38 BẢNG 3: CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VỆ SINH TRONG CÔNG TY 40 BẢNG 4: NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM CÓ TRONG NƯỚC SINH HOẠT
41
BẢNG 5 : NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM CÓ TRONG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NĂM 2013 42 BẢNG 6 :KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA CÔNG 2013 48 BẢNG 7 : CẬP NHẬT SỐ LIỆU CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI ĐẦU RA CỦA CÔNG TY NĂM 2013 48 BẢNG 8 : CẬP NHẬT SỐ LIỆU CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐẦU RA TẠI CÔNG
TY TRONG NHỮNG NĂM (2011 – 2013) 49
Bảng 9 : So sánh các thông số nước thải của Nhà máy năm 2013 với Quy chuẩn việt Nam(cột B) 49
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ 1: TỒ CHỨC VÀ BỘ MÁY NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NH ẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG
30
SƠ ĐỒ 2 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔM TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG 35
SƠ ĐỒ 3 : SƠ ĐỒ DÒNG CHẢY NƯỚC MƯA TẠI CÔNG TY 41
SƠ ĐỒ 4 : BỂ TỰ HOẠI 3 NGĂN 42
Sơ đồ 5 : Hệ thống xử lý nước thải theo thiết kế tại nhà máy chế biến của công ty 46
Trang 10ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
Trang 11TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Việt nam là một nước phát trienr theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Sự hình thành các KCN, khu chế xuất(KCX), nhà máy đanh hằng ngày hằng giờ thải ra hàng triệu tấn chất thải gây ảnh hường nghiêm trọng đến môi trường và đời sống của con người Vì vậy, cần có giải pháp cụ thể để giảm thiểu ành hưởng mà nó gây ra
Từ thực tế trên, tôi đã chộn đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lí và xử lí nước thải tại công ty TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG” làm đề
tài ngiên cứu nhằm biết được thực trạng quản lý và xử lý nước thải của nhà máy
TNHH Xuất nhập khẩu Sông Hương
Các phương pháp được sử dụng:
- Phương pháp diều tra, phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp điều tra chọn mẫu
- Phương phấp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phuong pháp so sánh
Từ mục đích và các thông tin thu thập được, đề tài tập trung vào đánh giá công tác quản lý và xử lý nước thải của nhà máy TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Sông hương Đồng thời, sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn trục tiếp các người dân sống xung quanh nhà máy Với mục đích xem xét ý kiến của người dân đối với nhà máy Nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường sống của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trương Đổng thời đưa ra kiến nghị đối với nhà máy vad chính quyền địa phương trong công tác khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường
Trang 12PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại đã trải qua một quá trình lâu dài,trong quá trình đó, con người dù vô tình hay cố ý đã tác động (xấu hoặc tốt) đến môitrường Những tác động đó càng trở nên mạnh mẽ hơn khi con người sử dụng cácngành công nghiệp vào sản xuất và đời sống Không thể phủ nhận rằng sự phát triểnmạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống và thỏa mãn nhucầu ngày càng tăng của con người Tuy nhiên đồng hành sự phát triển cảu các ngànhcông nghiệp, các vấn đề về môi trường cũng nảy sinh Mức tiêu thụ các tài nguyênkhông ngừng leo thang, viếc tăng lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên không nhữngtăng lượng chất thải ra môi trường mà còn tăng áp lực sử dụng các loại tài nguyên cógiá trị thấp và khó khai thác
Ngày nay, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề quan trọng toàn cầu vàđang được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách Bảo vệ môi trường gắnliền với sự phát triển bền vững đã trở thành một nội dung quan trọng của các chiếnlược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Nếu không dặt đúng vịtrí bảo vệ môi trường thì không thể đạt được mục tiêu phát triển và từng bước nângcao chất lượng cuộc sống con người Một thực tế dễ nhận thấy, trong những thập kỷgần đây môi trường đang có những thay đổi theo xu hướng xấu đi như: Sự thay đổi khíhậu toàn cầu; hiệu ứng nhà kính; sự suy giảm tầng Ozone; đa dạng snh học ở nhiềuvùng đang bị suy giảm một cahs ngiên trọng; cháy rừng và ô nhiễm môi trường nước,không khí, đất … Chất lượng môi trường giảm sút đã gây ra hậu quả khôn lường
Việt Nam là một nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóađất nước Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã và đang đem lại những lợinhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và của người nông dân đánhbắt, nuôi trồng thủy hải sản nói riêng Nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lạinhư giảm đối nghèo, tăng trưởng GDP cho quốc gia thì nó cũng để lại những hậu quảthật khó lường đối với môi trường sống của chúng ta Hậu quả là các con sông, kênhrạch nước bị đen bẩn và bốc mùi hôi thối một phần là do việc sản xuất và chế biến
Trang 13thủy hải sản thải ra một lượng lớn nước thải có mùi hôi tanh vào môi trường mà khôngqua bất kỳ giai đoạn xử lý nào Ví dụ như công ty Vedan thải nước chưa xủ lý ra môitrườn làm ô nhiễm sông Thị Vải làm nguồn lợi thủy sản chết dần chết mòn, kéo theohàng ngàn hộ dân lâm vào khó khăn; Công ty Miwon ở Phú Thọ gây ô nhiễm môitrường làm ảnh hưởng đến sức khỏe cuiar người dân các phường Tiên Ctas, Thọ sơn,Thành phố Việt Trì, Phú Thọ … Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với conngười và hệ sinh thái gần các khu vực có lượng nước thải này thải ra Tại Thừa ThiênHuế trực thuộc trung ương trong những năm gần đây, một số KCN, khu chếxuất(KCX), nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả cao vềkinh tế Chính những thành tự đó đã góp phần đưa Thừ Thiên Huế vững bước tiến lên
và trở thganhg mật thành phố trực thuộc Trung Ương Trong đó, Công ty TNHH xuấtnhập khẩu Sông Hương được xây dựng trên địa bàn xã Phú Thượng, huyện Phú Vang,tình Thừa Thiên Huế đã góp phần cho nền kinh tế tình nhà Tuy nhiên, các hoạt độngsản xuất của công ty không tránh khỏi những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
do việc phát sinh các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường
Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động quản lí và xử lí nguồn nước thải tại công ty, tôi
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô hướng dẫn đã thực hiên đề tài “Đánh giá thực trạng quản lí và xử lí nước thải tại công ty TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG” làm đề tài tốt ngiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lí và xử lýnước thải tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Sông Hương Đồng thời đề xuấtcác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nước thải tại công ty
2.2.Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan về tình hình hoạt động của công ty
- Xác định các nguồn phát sinh nước thải tại công ty
- Đánh giá thực trạng xử lý nước thải tại công ty
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nước thảitại công ty
Trang 143 Phương pháp nghiên cứu
3.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sảnSông Hương
về tình hình tổng quan hoạt động hay các số liệu liên quan đến quá trình quản lý và xử
lí nước thải của công ty qua các thời kì
3.2.Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung đề tài, ngoài việc thamkhảo ý kiến từ thầy cô thì ý kiến của các cán bộ, công nhân trong công ty góp vai tròhết sức quan trọng
3.3.Phương pháp khảo sát thực địa.
Trực tiếp tham quan địa bàn của công ty để xem xét quá trình xử lí nước thải,
có những hình ảnh mang tính khách quan cho nội dung đề tài
3.4.Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu.
Sử dụng các phần mềm như wold, excel để phân tích và xử lí số liệu đã thu thậpđược
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu.
Công tác quản lí và xử lí nước thải tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sảnSông Hương
Trang 15PHẦN II NỘI DUNG NHIÊN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Môi trường và xử lý nước thải
1.1.1.1 Khái niệm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005): “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sảnxuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnhhưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào tồn tại vàdiễn biến trong môi trường Thực chất, khí quyển, thủy quyển và thạch quyển tồn tạitrước khi có sự sống xuất hiện trên hành tinh chúng ta Nhưng chỉ khi các cơ thể sốngxuất hiện trong mối tương tác với các nhân tố đó thì chúng mới trở thành môi trường
Có nghĩa là chỉ có các cơ thể sống mới có môi trường Môi trường không chỉ bao gồmcác điều kiện vật lý mà còn bao gồm cả sinh vật cùng sống Đối với các cơ thể sống thìmôi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự pháttriển của cơ thể
Theo nghĩa rộng – môi trường là tất cả những gì bao quanh và có ảnh hưởngđến một vật thể hay sự kiện Theo nghĩa hẹp thì môi trường gồm các nhân tố về chấtlượng của môi trường đối với sức khỏe và tiện nghi sinh sống của con người Các nhân
tố đó thường là không khí, nước, am thanh, ánh sáng, bức xạ, cảnh quan, thẩm mỹ, đạođức, quan hệ chính trị - xã hội tại địa bàn sinh sống và làm việc của con người Môitrường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học và sinh học tồn tạikhách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu sự chi phối của con người
Một số thuật ngữ liên quan:
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi trực tiếp hay gián tiếp các thành phần và đặctính vật lý, hóa học hoặc sinh học như: nhiệt độ, chất sinh học, chất hòa tan, chấtphóng xạ… của bất kỳ thành phần nào cảu môi trường hay toàn bộ môi trường Sựthay đổi này vượt qua mức cho phép đã được xác định Sự gia tăng chất lạ vào môi
Trang 16trương, sự thay đổi các yếu tố môi trường này gây hại hoặc có tiềm năng gây tổn hạiđến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trươngđó.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005): “Sự cố môi trường là các taibiến hoặc rủi ro xảy ra trong qua trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi thấtthường của thiên nhiên gây suy thoái môi trương nghiêm trọng”
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng thành phần vật lý(như suy thoái đất, nước, không khí, hồ, biển … ) và đa dạng sinh học của môitrường Quá trình suy giảm chất luợng môi trường đó đã gây hại cho đời sống sinh vật,con người và thiên nhiên
1.1.1.2 Khái niệm xử lý nước thải
a Nước thải là gì?
Khái niệm:
Nước thải là nước được thải ra sau khi sử dụng hoặc từ một quá trình nào đó
và không còn giá trị sử dụng lại cho quá trình đó nữa và được phân ra các loại điểnhình sau
Phân loại: Có 5 loại nước thải:
Nước thải gia đình, nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị
Đó là nước thải của các khu dân cư tập trung từ thị trấn đến thành phố, khu hoạtđộng thương mại, vui chơi, giải trí, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác
Nước thải loại này chứa chủ yếu là các chất bị phân rã dở dang từ nguồn thựcphẩm phế liệu, ngoài ra còn một lượng nhỏ hóa chất đã được sử dụng trong đời sốnghàng ngày như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thuốc sát trùng Nước thải loại này bốc mùi, cómàu sẫm đen, có nhiều váng và cặn lơ lửng
Nước thải bệnh viện
Đây là nguồn nước thải khó kiểm soát nhất về tính độc hại Các vi trùng cũngchính là các vi khuẩn, vi rut được thải ra từ các người bệnh có thể dẫn đến lây lan Cácchất kháng sinh thải ra từ bệnh viện sẽ ngăn cản hoạt động của vi sinh vật trong tựnhiên, cũng như trong hệ thống xử lý nước thải
Nước thải sản xuất nông nghiệp
Trang 17Dư lượng các hóa chất dùng trong sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốctrừ sâu, trừ cỏ … trong chừng mực nào đó sẽ gây ra ô nhiễm môi trường đất canh tác.Nguồn nước này rất khó tập trung gây khó khăn cho thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
Nước thải công nghiệp thực phẩm
Đây là nguồn nước thải gần giống với nước thải sinh hoạt nhưng nồng độ cácchất cao hơn nhiều Tuy nhiên có thể tập trung và kiểm soát được nguồn nước thảinày
Nước thải các ngành công nghiệp khác
Đó là nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất tập trung của làngnghề thủ công Đối với loại nước thải này có thể kiểm soát được đầu vào nên thuận lợihơn trong việc thu gom và lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp
b Xử lí nước thải là gì?
Xử lí nước thải là quá trình làm sạch một phần nồng độ các chất ô nhiểm nhưBOD5, COD, DO, pH, Clo dư, dầu mỡ động vật, Colifom… Nằm trong tiêu chuẩn chophép về chất lượng nước thải đầu ra được quy định Có 3 phương pháp xử lí nước thải:
- Xử lí cơ học
- Xử lí hóa học
- Xử lí sinh học
1.1.2 Khái niệm chất thải và quản lý chất thải
1.1.2.1 Khái niệm chất thải
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam(2005) : “Chất thải là vật chất ở thể rắn,lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt độngkhác”
Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt động sảnxuất , ăn uống, sinh hoạt của con người Lưu lượng của nó nhiều hay ít phụ thuộc vàonhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, gia tăng dân số
1.1.2.2 Khái niệm quản lý chất thải
Theo Luật Bảo vệ moio trường Việt Nam(2005): “ Quẩn lý chất thải là hoạtđộng phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chết, xử lý, tiêu hủy,tải loại chất thải”
Trang 18Quản lý chất thải thường xuyên liên quan đến những vật chất do hoạt đọng củacon người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng cảu chuáng đến sứckhỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan Quả lý chất thải cũng góp phần phụchồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải Quản lý chất thải có thể bao gồm chấtthải rắn, lỏng, khí hoặc chất phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng những phương pháp
và lĩnh vực chuyên môn khác nhau
Cánh quanr4 lý chất thải có ơhaanf khác nhau tại những quốc gia phát triển vàđang phát triển, tại khu vực đô thị và nông thôn, và tùy vào loại hình sản xuất dândụng hay công nghiệp Quản lý chất thải vô hại từ đối tượng hành chính và dân dụng ởcác vùng đô thị thường là trách nhiệm cảu cơ quan chính quyền địa phương, trong khiquảm lý chất tyhair vo hại từ đối tượng thương mại và công nghiệp thường là tráchnhiệm cảu nhà sản xuất,
1.1.3 Phân loại chất thải trong sản xuất tôm đông lạnh
Ngành Chế biến Thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêmtrọng đến môi trường Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường có sựkhác nhau đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến, mà còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất, sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình
độ công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất…, trong đó yếu tố kỹ thuật,công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môitrường của từng doanh nghiệp Một số tác động đặc trưng của ngành Chế biến Thuỷsản gây ảnh hưởng đến môi trường có thể kể đến như sau:
- Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quátrình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng Trong các nguồn ô nhiễmkhông khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản
- Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏtôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá,
- Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nướcthải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sảnphẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt
Trang 19Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm, nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêmtrọng đến môi trường bởi phát sinh thể tích nước thải lớn với nồng độ ô nhiễm cao nếukhông được xử lý thích hợp.
1.1.4 Tác động của nước thải đối với môi trường và con người
Giữa môi trương và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: Môi trương làđịa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát trienr là nguyên nhân tạo nên các biếnđổi cảu moi trương Môi trương tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự thát triểnkinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng củahoạt động phát triển hoặc gây ra thảm họa, thiên tai đối với các haotj động kinh tế xãhội trong khu vực Ở các quốc gia có trình đọ phát triển kacs nhau có các xu hướnggây ô nhiễm môi trường khác nhai Ví dụ như:
- Ô nhiễm do dư thừa: 20 % dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80%tài nguyên và năng lượng của loài người
- Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có conđường phát triển duy nhất là khai thác tài nguên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nôngngiệp …) Do đó , ngoài 20% số người giàu, 80% só dân còn lại chỉ sử dụng 20% phầntài nguyên và năng lượng cảu con người
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện cac quanniệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triền:
Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặcmang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất
Một só nhà khoa học khác lại đề xuất láy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu,kahi thác tài nguyên thiên nhiên đã đưa ra quan niệm phát triển
1.1.4.1 Tác động đến môi trường
Nước thải chế biến thuỷ sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu khôngđược xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực Đối vớinước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thuỷ sản có thể thấm xuống đất và gây ônhiễm nước ngầm Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vitrùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt Đối với các nguồn nước
Trang 20mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷ sản sẽ làm suy thoái chất lượngnước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau:
Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thuỷ sản chủ yếu là dễ bị phânhủy Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo khi xả vàonguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụngôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa cókhả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá Oxy hòa tan giảm không chỉ gâysuy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước,dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp
Chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầngnước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rongrêu Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủysinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắnglòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…
Chất dinh dưỡng (N, P)
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ cácloài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy.Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượngnước của thủy vực Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiếncho bên dưới không có ánh sáng Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bịngưng trệ Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởngtới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước
Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ Nồng độ làm chết tôm, cá, từ1,2 - 3 mg/l Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêucầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l
Vi sinh vật
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước
là nguồn ô nhiễm đặc biệt Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay
Trang 21qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thươnghàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
1.1.4.2 Đối với con người
Về mặt sức khỏe
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp vàmạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngàycàng tăng Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loạibệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ănuống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da Ngoài ra,asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượngasen 0,1mg/l Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và
ăn uống Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni,Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư Metyl tert-butyl ete(MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rấtcao Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh vềđường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng Hợp chất hữu cơ,thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảoquản thực phẩm, phốt pho gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa Tiếp xúc lâu dài sẽ gâyung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodiumpercarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calciumoxalate gây đau thận, sỏi mật Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây cácbệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi,asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu
Về mặt đời sống
Nếu nước thải không được xử lí một cách triệt để thì sẽ gây ô nhiểm nguồnnước một cách nghiêm trọng Tình trạng trên dẫn đến việc thiếu nước sạch trong sinhhoạt, trong các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như là nông nghiệp nhất là gâytổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản
Trang 221.1.5 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: Môi trương làđịa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát trienr là nguyên nhân tạo nên các biếnđổi của môi trường Môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triểnkinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng củahoạt động phát triển hoặc gây ra thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xãhội trong khu vực Ở các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau có các xu hướnggây ô nhiễm môi trường khác nhau Ví dụ như:
- Ô nhiễm do dư thừa: 20 % dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80%tài nguyên và năng lượng của loài người
- Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có conđường phát triển duy nhất là khai thác tài nguên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nôngngiệp …) Do đó , ngoài 20% số người giàu, 80% só dân còn lại chỉ sử dụng 20% phầntài nguyên và năng lượng cảu con người
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện cac quanniệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triền:
Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặcmang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất
Một só nhà khoa học khác lại đề xuất láy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu,khai thác tài nguyên thiên nhiên đã đưa ra quan niệm phát triển
1.1.6 Các quy chuẩn môi trường của Việt Nam
1.1.6.1 Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là giới hạn cho phép tối đa về liều lượnghoặc nồng độ của các tác nhân gây ô nhiễm trong từng vùng cụ thể hoặc cho từng mụcđích sử dụng cụ thể đối với từng thành phần môi trường
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh chủ yếu dùng để bảo vệ chấtlượng môi trương nước và không khí Ví dụ như: Tiêu chuẩn môi trường nước xungquanh quy định những điều kiện tối thiêu mà một nguồn nước cần phải đáp ứng đốivới một thông số cụ thể, tại những địa điểm cụ thể Chúng được đặt ra trên cơ sởnhững tiêu chuẩn khoa học đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe của con người và số
Trang 23lượng tổn thất có thể gây ra bởi một liều lượng tiếp xúc đối với mộ chất ô nhiễm nhấtđịnh Chúng cũng có thể được dựa trên những yêu cầu sử dụng của một nguồn nước cụthể Việc đạt tới tiêu chuẩn nào đó đòi hỏi phải xác định một giới hạn mà lượng ônhiễm thải ra không được phép vượt quá Do vậy, việc đặt ra mục tiêu chất lượng sẽgiới hạn sự phát triển của một khu vực tới mức đọ thích hợp Cách duy nhất để mởrộng phất triển, đồng thời vẫn đảm bảo mức chất lượng môi trường đã định là phảithông qua đổi mới công nghệ để làm tăng hiệu lực xử ký nước(OECD 1998).Một ưuđiểm khác của tiêu chuẩn chất lượng nước là chúng cung cấp cơ sở để đánh giá hiệulực của kiểm soát thải bỏ nước thải Chúng cũng đặt ra các ưu tiên và mục tiêu mà hoạtđọng kiểm soát đó cần thực hiện Tuy vậy, sẽ có những khó khăn khi kiểm soát ônhiễm chỉ dựa vào tiêu chuẩn chất lượng nức Nhũng khó khăn sẽ gặp là:
Khi tác động tổng hợp của nhiều nguồn thải vượt quá khả năng tự phân hủy (khả năng tự đồng hóa) các chất ô nhiễm cảu vùng tiếp nhận, dẫn đến nguồn nướckhông đảm bảo chất lượng thì không thể quy trách nhiệm cho một nguồn ô nhiễm ởthượng lưu dã sử dụng khả năng tụ làm sạch caure vùng nước tiếp nhân quá mức Điềunày khiến cho ngững người thải bỏ chất ô nhiễm ở vùng hạ lưu ít hoặc không có cơ hội
sử dụng khả năng tự làm sạch của vùng tiếp nhận (Pallange và Zavala 1997)
Sẽ rất phức tạp nếu muốn xác định những nồng độ có thể tiếp nhận của cácchất ô nhiễm khác nhau vì còn thiếu hiểu biết về tác dụng của các chất gây ra ô nhiễmđối với sức khỏe con người, động vật và thực vật là khi các nồng độ nảy rất nhỏ TheoWHO(1983) thì những tác hại bất định này cần phải được cân nhắc đối sánh vớinhững lợi ích kinh tế - xã hội và chúng thương đối chọi nhau
Tiêu chẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh là những giới hạn đượcđặt ra đối với cá chất ô nhiễm không khí trong không khí ngoài trời Các tieei chuẩnnày cần phải được đáp ứng thông qua việc áp dụng công nghệ kiểm soát nâng cao.Những tiêu chuẩn này cung cấp các mục tiêu cho các công cụ quản lý ệnh lệnh vàkiểm soát, cũng như các chính sách kinh tế phục vụ kiểm soát ô nhiễm
1.1.6.2 Quy chuẩn nước thải công nghiệp
Giá trị tối đa cho phép cảu các thông số ô nhiễm trong nước thải công ngiệpđược tính toán như sau:
Trang 24C max = C * K q * K r
Trong đó:
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trongnuowcs thải côngnghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít (mg/l):
- C là giá trị củ thông số ô nhiễm trong nước thải công ngiệp:
- Kq là hệ số lưu lượng / dung dịch nguồn tiếp nhận nước thải quy định:
- Kr là hệ số lưu lượng nguồn thải
Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C(không áp dụng hệ số Kq và Kr) đối vớicác thông số: Nhiệt độ, pH, mùi, màu sắc, colifom, tổng hợp độ phóng xạ , tổng hợp
độ phóng xạ
Đặc biệt quy chuẩn 24: 2009/ BTNMT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nướcthải công nghiệp do ban soạn thỏ kỹ thuật quốc gia về chất lượng nuocs, Tổng cục môitrường và Vụ pháp chế trình duyệt và được ban hành theo thông tư25/2009/TT_BTNMT ngày 16 tháng 11 nwam 2009 của Bộ Tài nguyên môi trương.Hiện nay, tất cả các nhà máy, khu công ngiệp ở Việt Nam đang hoạt động đều tuântheo quy chuẩn này
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình xử lí nước thải công nghiệp tại một số nước trên thế giới
Xử lý nước thải là một hoạt động thiết yếu của xã hội, giúp cải thiện môi trườngsống và chất lượng nước trong hệ thống cấp nước công cộng Chưa kể tới việc mấy nămgần đây, các đô thị đã hay bị ngập lụt và xu hướng tái xử lý nước thải cũng tăng dần
Có thể nói trước đây ô nhiễm nước là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêmtrọng nhất ở Nhật Bản mà 4 nguyên dân chính là: công nghiệp hóa nhanh chóng, đô thịhóa nhanh chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như hệthống thoát nước, cũng như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sứckhỏe nhân dân và môi trường trong sạch Những quy định nghiêm ngặt về nước thảicông nghiệp cùng với những phát minh công nghệ xử lí nước thải hiện đại đã giảm bớtphần nào tình trạng ô nhiễm nước thải tại nước này và hiện tại Nhật Bản chính là mộttrong các nước có các mô hình xử lí nước thải hiệu quả nhất
Trang 25Ustraylia cũng là một trong các nước có các công nghệ bảo vệ môi trường nước
hiện đại nhất Thành phố Perth, thủ phủ bang Tây Australia đã đi đầu trong việc đưa
nước thải qua xử lý vào sử dụng hàng ngày, với khối lượng ước tính chiếm khoảng20% tổng lượng nước cung ứng cho toàn bộ khu vực này Công nghệ mới đã đượctriển khai thí nghiệm tại nhà máy xử lý nước Beenyup ở khu vực phía Bắc thành phố.Toàn bộ 62.300 mẫu nước được lấy trong quá trình thử nghiệm đều đáp ứng được tất
cả những tiêu chuẩn khắt khe về y tế và môi trường
1.2.2 Tình hình xử lí nước thải công nghiệp tại Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo Quản lý và Xử lý nước thải phi tập trung tại các đô thị ởViệt Nam được Bộ Xây Dựng phối hợp với GTZ tổ chức tại Hà Nội ngày 8/12, ôngNguyễn Hồng Tiến, Cục Trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, cho biết, hiệnchỉ có 6 đô thị tại Việt Nam có trạm xử lý nước thải tập trung với 14 trạm Nhiều đôthị lớn như Quy Nhơn, Nha Trang vẫn chưa có trạm xử lý nước thải tập trung Nướcthải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó theo các tuyến cống và xả trực
tiếp ra môi trường.
Chi phí xử lý nước thải 1 m3 có giá thành dao động từ 5.000 đồng-25.000 đồng,nếu một nhà máy lớn như Vedan thải ra mỗi ngày trên 5000m3 thì chi phí vận hành bỏ
ra hàng tháng cả mấy tỷ đồng Các nhà máy có lưu lượng nước thải lớn như Vedan rấtnhiều Nếu doanh nghiệp nào làm ăn có lương tâm thì không sao, nếu họ vì lợi nhuận,
sợ tốn kém do đầu tư HTXLNT và vận hành hệ thống, mà lén lút xả trộm thì hậu quảmôi trường sống chúng ta lãnh đủ, hậu quả ô nhiễm dài lâu không thể bù đắp nổi
Từ sau vụ việc công ty Vedan bị phát giác thì nhận thức về việc xử lý nước thảicủa các doanh nghiệp mới thay đổi theo hướng tích cực Ở Việt Nam chúng ta hiệnnay, hầu hết hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) đều đã được các doanh nghiệp, các
cơ quan công quyền quan tâm và xử lý khá triệt để
Trang 26CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, địa hình
Xã Phú Thượng là xã nằm về phía Tây Bắc của huyện cách trung tâm huyện lỵPhú Vang (Thị trấn Phú Đa) khoảng 12 kmveef phía Tây Bắc, cách trung tâm TP.Huếkhoảng 3 km về phía Đông Nam Có tọa độ địa lý từ 16.48470 – 16.51300 vĩ độ Bắc;107.58600 – 107.61400 kimh độ Đông Vói vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phú Dương và Phú Mậu
Phía Nam giáp với xã Thủy Vân – Thị Xã Hương Thủy và phường Vĩ Dạ TP.Huế
Phía Đông giáp xã Phú Mỹ
- Phía Tây giáp xã Phú Mậu và phường Phú Hậu – TP.Huế
Địa hình xã Phú Thượng tương đối đơn giản, là một vũng đồng bằng với 1 dạngđịa hình chính là: Độ cao khoảng 0.3 m (khu vực xứ đồng Trương Chinh) đến khoảng3.6 m (thôn Tây Trì Nhơn) so với mực nước biển
Thời tiết, khí hậu, thủy văn.
Phú Thượng có đặc điểm khí hậu chung với khí hạu cảu huyện Phú Vang là khíhậu nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động của khí hậu biển Nhiệt độ trung bình năm:25.20C Độ ẩm trung bình: 84.5% Lượng bốc hơi trung bình hảng năm: 1.000 mm Số giờnắng trung bình ngày: 5.7 giờ và số ngày nắng trung bình khoảng 197 ngày/ năm Lượngmưa trung bình hàng năm: 2.995,5 mm/; số ngày mưa trung bình năm: 157.9 ngày
Xã Phú Thượng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính sau: Gió mùa Đông Bắc
từ táng 9 đến tháng 3 năm sau với tốc độ gió trung bình 4 – 6 m/s và gió Tây Nam ảnhhưởng từ tháng 4 đến tháng 8 với tốc độ gió trung bình 2 – 4 m/s Bão thường xuấthiện vào tháng 8 hàng năm, cao điểm từ tháng 9 – 10 hàng năm với tốc độ gió bìnhquân 30 – 40 m/s
Vói vị trí địa lý của xã phía Tây giáp với sông Hương, Sông Như Ý, ngoài ratrên địa bàn xã có nhiều hói như Phú Khê, Mộc Hằng, Lại Thế và nhiều hệ thống kênhmương thủy lợi và thoát nước góp phần chính trong sản xuất nông nghiêp, thoát nước
Trang 27và tiêu úng trên địa bàn xã Phú Thượng Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình dự ánđầu tư xây dựng ở xã làm phá hỏng hệ thống thoát nước, vì vậy về mùa mưa thườngxảy ra ngập úng nhiều khu.
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội
Dân số, lao động, mức sông, dân cư
Theo số liệu điều tra,thống kê dân số toàn xã theo tổng điều tra dân số và nhà ở
xã Phú Thượng đến ngày 01/04/2009 toàn xã có 14.365 nhân khảu với 3.765 hộ; mật
độ dân số trung bình 2.444 người/ km2 , tỷ lệ tăng dân số 1.24%/năm vào năm 2009
Tổng lao động trong đọ tuổi có 6.427 người, chiếm 44.74 % tổng dân số.Nguồn lao động cũng khá dồi dào, đa số là lao động phổ thông, số lượng đào tạo cơbản qua các trường số lượng tăng lên hàng năm
Năm 2010 tổng số họ nghèo của xã theo chuẩn mới còn dướng 2.02% (năm2009) tổng số hộ trên địa bàn xã Thu nhập người dân đạt 1.000 USD/năm, ngày đượccải thiện và nâng cao, đa số người dân có thu nhập ổn định đáp ứng các nhu cầu vềmặt vật chất và tinh thần
Các họat động kinh tế
Dịch vụ , thương mại: hiện nay, trên địa bàn xã đã có các loại hình dịch vụ đa
dạng, phát triển tương đối khá mang tính bền vững, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhândân như: Dịch vụ thương mại, dịch vụ khách sạn dịch vụ ẩm thực, dịch vụ sinh thái,dicgj vụ y tế, dịch vụ cơ khí, dịch vụ văn hóa viễn thông, dịch vụ phục vụ sản xuấtnông nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư xây dựng … góp phần phục vụ đời sống và sảnxuất của nhân dân trên địa bàn, Trong năm 2013 trên địa bàn xã có 30 hộ được cấpgiấp phép kinh doanh, tăng 20 hộ so với năm 2012
Nhìn chung, các hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn phát triển khá, nhờvậy giá trị sản xuất thương mại dịch vụ ước thực hiện(giá thực tế) năm 2012 đạt255.946 tỷ đồng tăng 16.3% năm 2012
Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và các ngành nghề khác: năm 2013 với sự đầu
tư của huyện, xã khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư vốn hình thànhcác cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác Trên địa bàn xã có 12 cơ
sở mộc dân dụng, 1 cơ sở mộc myxc nghệ; 16 cơ sở sản xuất cơ khí; 2 cơ sở sản xuất
Trang 28nước đá, sản xuất có hiệu quả Ngoài ra duy trì một số nghề truyền thống của địaphương như nghề chằm nón lá và nghề giày da, chạm khảm, góp phần giải quyết việclàm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân trong những lúc nông nhàn, Ước thựchiện giá trị sản xuất(giá thực tế) Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp thực hiện năm
2013 đạt 202.929 tỷ đồng, tăng 12.1 với năm 2012
Nông nghiệp: bao gồm
Trồng trọt: Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồngvật nuôi có hiệu quả Diện tích cây lương thực có hạt 149.34 ha,năng xuất cả năm đạt 12,1tấn/ha, sản lượng lương thực có hạt 1807 tấn tăng 195 lần so với kế hoạch
Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh kéo dài, songnhờ có sự chỉ đạo và chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật phòng chống nên dã đẩy lùiđược dịch bệnh lây lan, bảo vệ được tổng đàn gai súc, gai cầm, với 8700 vịt đàn, lợnnái 37 con, lợn thịt 12000 con, gia cầm 1000 con Đã triển khai tiêm phòng đạt kết quảcao
Xây dựng cơ bản: Nam 2013, UBND xã đã đầu tư 20 công trình, với tổng vốn
đầu tư 11,361.428.000 đồng (ngân sách xã 10,742 tỷ đồng, ngân sách huyện 700 triệuđồng) nhân dân đóng góp 220 triệu đồng Công trình chuyển tiếp của năm 2011 vơitổng vốn 433 triệu đồng
2.2 Tổng quan về công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Sông Hương
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên giao dịch: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Sồng Hương
Tên Quốc tế: Duy Đại Co., LTD EU APPROVAL NO DL72- HACCP
Người đại diện: Ông Đặng Duy Dũng
Trang 29Hoạt động chế biến của công ty: Nhà máy của công ty với diện tích sản xuất4.500 m2 bao gồm ba dây chuyền sản xuất, một chó cá fillet, một cho các mặt hàng giátrị gia tăng và cho các thủy sản khác Vấn đề chất lượng và vệ sinh được kiểm soátchặt chẽ theo tiêu chuẩn của EU và hệ thống HACCP.
Sản phẩm của công ty: ngoài cá tra, các basa fillet vốn là sản phẩmchurđạo củacông ty Duy Đại, còn sản xuất các loại thủy sản khác như mực,bạch tuộc, tôm và cácmặt hàng có giá trị gia tăng đa dạng về chủng loại và thành phẩm Thị trường tiêu thụ :các sản phẩm của Duy Đại được tiêu thụ với doanh số lớn ở nhiều thị trường trên toànthế giới bao gồm Châu Âu, Châu Á, Châu Úc, …
Do nhu cầu phát triển thị trường ngày càng mở rộng, nguồn nguyên liệu cungứng tại tỉnh Thừa Thiên Huế dồi dào nên công ty Đã thành lập chi nhánh ở Huế và đưavào hoạt động sản xuất vào ngày 01/08/2009 lấy tên là Công ty TNHH Xuất hập khẩuthủy sản Sông Hương Hiện tại xí ngiệp sản xuất chủ yếu là mặt hàng tôm chân trắngcác loại như : nguyên con, block, bóc vỏ… Sản phẩm cảu xí nghiệp chủi yếu đượcxuất khẩu qua các thị trường như: Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Úc và tiêu thụnội địa
Hiện nay, xí ngiệp có tất cả là 250 người Trong đó, 210 người trực tiếp sảnxuất, 40 người làm việc trong các phòng ban, tổ cơ điện và tổ bảo về, bảo trì
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Sông Hương ra đời trong điều kiệncòn khó khăn cả trong vấn đề tài chính, kỹ thuạt sản xuất dặc biệt là con người cũngnhư thị trương Nhưng nhờ sự cải tiến về cơ cấu tổ chức, nhiệt tình và năng động củatập thể lãnh đạo nên đã đưa công ty thành một khách hàng uy tín, đặc biệt là sản phẩmcủa công ty đã được tiêu thụ ở những thị trường khó tính như Hàn Quốc, Mỹ, NhậtBản… trong những nước có quy định nghiêm ngật về chất lượng thủy sản hàng đầu
Trang 302.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận
2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Hiện nay, xí ngiệp có tất cả là 250 người Trong đó, 210 người trực tiếp sảnxuất, 40 người làm việc trong các phòng ban, tổ cơ điện và tổ bảo về, bảo trì
Sơ đồ 1: Tồ chức và bộ máy nhân sự tại công ty TNHH Xuất nh ập khẩu
thủy sản Sông Hương
(Nguồn: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Sông Hương)
Phòng tổ chức
Khu
KCS vi
sinh
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Quản đốc Phó quản đốc
Trưởng phòng Phó phòng
Khu phân cởKhu sơ
chế
Trang 312.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
Giám đốc lãnh đạo xí nghiệp tổ chức điều hành quản lí mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của xí nghiệp trước công ty Là người đứng đầu xí nghiệp ,có quyềnquyết định tất cả các vấn đề liên quan đến họat động hằng ngày của xí nghiệp
Phó Giám đốc giúp cho giám đốc chuyên phụ trách từng khâu công việctheo sự ủy nhiệm của giám đốc theo từng chức năng được giao Phó giám đốc đưa racác đề xuất giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý và là người thay thế giám đốcquyết định các công việc chung khi giám đốc đi công tác hoặc nghỉ đột xuất
Phó Giám đốc thu mua nguyên liệu chịu trách nhiệm thu mua nguyên liệu,
từ đó lập kế hoạch dự trữ nguyên liệu đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xí nghiệp hoạtđộng
Phó Giám đốc sản xuất lập kế hoạch sản xuất từ đó lập kế hoạch dự trữnguyên liệu, theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình sản xuất và các hợp đồng mua bán,phối hợp với các phòng ban kỹ thuật để xây dựng quy trình sản xuất, định hướng sửdụng vật tư nguyên liệu lao động xây dựng giá thành
Phó Giám đốc chất lượng nghiên cứu sản phẩm mới, xác định quy trình côngnghệ tương ứng phối hợp với quản lý hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra theo dõi định mức,nghiên cứu cải tiến các khoản lãng phí vô ích nhằm giảm giá thành sản phẩm Thườngxuyên chỉ đạo lấy mẫu nghiên cứu các lô hàng để kiểm nghiệm các tính năng lí hóa vệsinh và độc tố, tham mưu kiểm tra việc thu mua nguyên liệu chịu trách nhiệm với bangiám đốc và cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm vệ sinh sản phẩm và vệ sinhmôi trường
Phó Giám đốc kỹ thuật tham mưu chỉ đạo về việc sửa chữa bảo trì máy mócthiết bị, vận hành máy và mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu sản xuất
Quản đốc có trách nhiệm theo dõi việc sản xuất tại phân xưởng để sản xuất
ra sản phẩm đúng chất lượng mà phòng kinh doanh và ban lãnh đạo đưa ra
Phó Quản đốc kiểm tra thường xuyên về chất lương sản phẩm sao cho phùhợp với yêu cầu đề ra
Phòng tài chính- kế toán: Ghi chép sổ sách kế toán các nghiệp vụ kinh tế phátsinh của các hoạt động kinh doanh, hạch toán doanh thu, chi phí sản xuất, tính tiền
Trang 32lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên, chi phí bán hàng và quản lí doanhnghiệp…để xác định giá thành,kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tham mưu chogiám đốc các chính sách liên quan đến vốn, thuế…,lập kế hoạch vay và trả nợ chongân hàng, lập hồ sơ xuất trình đòi tiền theo các quy định của L/C nộp cho ngân hàng.Lập các báo cáo tài chính chính xác và đúng hạn, cuối niên độ làm quyết toán, gặp gỡ
cơ quan thuế để giải quyết các vấn đề về thuế của công ty đối với nhà nước Phụ tráchtheo dõi bộ phận nhân sự đề cử và tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển cán bộcho phòng kế toán, phòng kinh doanh kế hoạch
Phòng kế hoạch-kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinhdoanh, tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kí hợp đồng kinh tế, các vấn đề giá cảvật tư hàng hóa, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nghiên cứu phát triểnsản phẩm với mẫu mã mới Tìm kiếm khách hàng và khai thác nguồn hàng…lập hồ sơxin cấp C/O hàng xuất theo từng form mẫu riêng theo yêu cầu của khách hàng và theothị trường Xây dựng kế hoạch tham gia hội chợ triễn lãm quốc tế, tổ chức thực hiệnphương án giao hàng, theo dõi tiến độ thanh toán theo từng hợp đồng với khách hàng
Phòng điều hành sản xuất , quản đốc phân xưởng: Quản lí, diều phân xưởnghàng đông, xưởng thành phẩm hàng khô và các bộ liên quan phục vụ cho sản xuất.Phối hợp với phòng kế toán, phòng kế hoạch-kinh doanh để cùng trao đổi thong tinphục vụ cho việc sản xuất tốt hơn, giám sát từng khâu của dây chuyền sản xuất theoquy trình kĩ thuật để sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng, hạn chế hàng nội địa, hàngphế phẩm, có quyền tuyển dụng công nhân và đề cử tham mưu cho giám đốc trongviệc tuyển cán bộ kĩ thuật Chủ động bố trí công việc cho công nhân sản xuất theođúng tiến độ của phòng kế hoạch-kinh doanh đưa ra
Bộ phận KCS, điều hành ca: Giám sát quá trình chế biến từ khâu đầu đếnkhâu cuối đảm bảo sản phấm làm ra phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mỹ quan, màusắc, trọng lượng của sản phẩm, tổ chức và điều phối công nhân hợp lí để quá trình sảnxuất không bị ách tắc giai đoạn
Bộ phận thu mua và thống kê phân xưởng: Theo dõi lấy số liệu và đối chiếuvới các bộ phận phân cỡ, ra đông đóng thành sản phẩm lấy sản lượng gửi về phòng kếtoán tính lương cho công nhân và tính tiền nguyên liệu cho khách hàng đầu vào