Tuynhiên, xuất phát từ thực tiễn việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bànhuyện còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại cần quan tâm đó là: Chưa đánh giá chính xácđược chất lượng, trữ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN GIANG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG
NGÃI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 85 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS HÀ VĂN HÀNH
Trang 2Thừa Thiên Huế, 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Kếtquả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được người khác công bố trongbất cứ công trình nghiên cứu nào
Huế, tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Giang
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà VănHành - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảotận tình giúp tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của quý thầy, côgiáo Trường Đại học Khoa học đã chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện thuận lợi giúpcho tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả xin chân thành cảm ơn, Văn phòng HĐND-UBND huyện MinhLong, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Minh Long; Văn phòng Đăng ký đấtđai chi nhánh huyện Minh Long; Hạt Kiểm lâm huyện Minh Long; UBND các xãLong Sơn, xã Long Mai và xã Thanh An đã giúp đỡ tác giả trong thời gian nghiêncứu, thực hiện luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè vàđồng nghiệp đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình thực hiện
đề tài này
Một lần nữa tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Giang
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG i
DANH MỤC CÁC HÌNH ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1.1 Các khái niệm có liên quan 4
1.1.2 Vai trò của đất trong sản xuất lâm nghiệp 6
1.1.3 Các đặc tính của đất lâm nghiệp 7
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp 7
1.1.5 Quản lý Nhà nước về đất đai 9
1.1.6 Sử dụng tài nguyên đất lâm nghiệp 10
1.1.7 Vấn đề hiệu quả giao đất và đánh giá hiệu quả giao đất lâm nghiệp 10
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
1.2.1 Những chính sách quản lý rừng trên thế giới 12
1.2.2 Những chính sách quản lý đất và rừng tại ở Việt Nam 15
1.3 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 22
Trang 61.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 25
1.4.2 Ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, xử lý số liệu 26
1.4.3 Phương pháp khảo sát thực địa 26
1.4.4 Phương pháp so sánh 26
1.4.5 Phương pháp dự báo 26
Chương 2: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN MINH LONG 27
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 27
2.1.2 Địa hình 28
2.1.3 Khí hậu 29
2.1.4 Thủy văn 30
2.1.5 Thổ nhưỡng 31
2.1.6 Sinh vật 32
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 34
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 34
2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực 34
2.2.3 Dân số, lao động, việc làm 35
2.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 36
2.2.5 Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội huyện Minh Long 38
2.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI HUYỆN MINH LONG 39
2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Minh Long năm 2016 39
2.3.2 Biến động đất đai huyện Minh Long giai đoạn 2010-2016 48
Trang 72.4 KẾT QUẢ GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI 3 XÃ ĐIỀU TRA 49
2.4.1 Kết quả giao đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng đến năm 2016 tại 3 xã điều tra 50
2.4.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng đến năm 2016 tại 3 xã điều tra 52
Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP HUYỆN MINH LONG 54
3.1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA ĐỊA PHƯƠNG 54
3.1.1 Ban hành văn bản, tổ chức thực hiện và phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai 54
3.1.2 Thành lập các bản đồ và quản lý hồ sơ địa chính, đánh giá và định giá đất 54
3.1.3 Quản lý quy hoạch sử dụng đất và công tác thu hồi, bồi thường và hỗ trợ tái định cư 55
3.1.4 Quản lý hồ sơ địa chính, thực hiên kiểm kê và xây dựng hệ thống thông tin đất đai 56
3.1.5 Quản lý tài chính, giá đất và các hoạt động dịch vụ về đất đai 56
3.1.6 Quản lý, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và giải quyết tranh chấp về đất đai 57
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI 3 XÃ ĐIỀU TRA 60
3.2.1 Hiệu quả về kinh tế 60
3.2.2 Hiệu quả xã hội 62
3.2.3 Hiệu quả môi trường 62
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP CÓ HIỆU QUẢ Ở HUYỆN MINH LONG 62
Trang 83.3.1 Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp 63
3.3.2 Giải pháp quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 Kết luận 67
2 Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình dân số huyện Minh Long năm 2016 36
Bảng 2.2 Cơ cấu các loại đất chính huyện Minh Long 2016 39
Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất huyện Minh Long năm 2016 41
Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp năm 2016 44
Bảng 2.5 Biến động các loại đất chính giai đoạn 2010-2016 48
Bảng 2.6 Biến động diện tích đất lâm nghiệp năm 2010-2016 49
Bảng 2.7 Kết quả giao đất lâm nghiệp tại các xã nghiên cứu đến năm 2016 50
Bảng 2.8 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại các xã nghiên cứu đến năm 2016 53
Bảng 3.1 Kết quả điều tra thu thập thông tin tại 3 xã 60
Bảng 3.2 Hiệu quả kinh doanh 01 ha gỗ keo nguyên liệu 61
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vị trí địa lý huyện Minh Long 27
Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế huyện Minh Long năm 2016 34
Hình 2.3 Cơ cấu các loại đất chính huyện Minh Long 2016 40
Hình 2.4 Bản đồ điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng huyện Minh Long 47
Hình 2.5 Kết giao đất lâm nghiệp tại xã Long Sơn đến năm 2016 51
Hình 2.6 Kết giao đất lâm nghiệp tại xã Long Mai đến năm 2016 51
Hình 2.7 Kết giao đất lâm nghiệp tại xã Thanh An đến năm 2016 52
Hình 2.8 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại các xã nghiên cứu đến năm 2016 53
Hình 3.1 Kết quả điều tra thu thập thông tin tại 3 xã 61
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại, là nguồn lực đặc biệt vàquan trọng đối với mỗi quốc gia Nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quantrọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựngcác cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những nhu cầu cho cuộc sốngngày càng tăng, để đáp ứng những nhu cầu trước mắt, con người đã và đang sửdụng tài nguyên rừng và đất rừng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó đặc biệt
là chuyển sang canh tác mục đích khác Điều này đang phá vỡ hệ sinh thái bền vữnggiữa thiên nhiên và con người Do đó việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và bền vữngđang trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất củađất đai cho hiện tại và cho tương lai
Với tiềm năng đất lâm nghiệp lớn là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
- xã hội dựa vào lâm nghiệp Trong những năm gần đây sản xuất lâm nghiệp có xuhướng phát triển đã góp phần đáng kể vào cải thiện đời sống của nhân dân Tuynhiên, xuất phát từ thực tiễn việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bànhuyện còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại cần quan tâm đó là: Chưa đánh giá chính xácđược chất lượng, trữ lượng rừng để giao cho các đối tượng quản lý; việc giao đất,giao rừng ở một số nơi ranh giới trên thực địa chưa phân định rõ ràng, tình trạngcanh tác chồng chéo, tranh chấp giữa đất của tổ chức được giao quản lý và hộ giađình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; một số nơi rừng vẫncòn bị chặt phá, khai thác trái phép gỗ và sử dụng đất không theo quy hoạch gâykhó khăn cho công tác quản lý cũng như thực hiện chính sách đất đai
Từ những bất cập, khó khăn như đã phân tích ở trên, đồng thời với lòngmong muốn được góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâmnghiệp theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững là cần thiết Việc thực hiện đề tài
“Đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi” là rất có ý nghĩa lớn lao.
Trang 132 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
a) Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp làm cơ sở choviệc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệptại huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi
* Mục tiêu cụ thể
- Phân tích được thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số loại hình
sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
- Đề xuất giải pháp về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp bền vững và có hiệuquả tại huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi
b) Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho đề tài
- Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản
lý đất rừng sản xuất
- Thực trạng biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2016
- Phân tích thực trạng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp
- Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả ở huyệnMinh Long
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
- Quỹ đất lâm nghiệp tại huyện Minh Long;
- Hệ thống các văn bản có liên quan;
- Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, sửdụng đất đai; cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, người dân địa phương
b) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được giới hạn trong phạm vi địa giới hànhchính của huyện nhưng do điều kiện khách quan nên việc đánh giá chỉ tập trung vàothực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất của 03 xã là: Long Sơn,Long Mai và Thanh An
Trang 14- Phạm vi thời gian: Thu thập các tài liệu có liên quan đến quản lý, sử dụngđất lâm nghiệp trong giai đoạn từ 2010 - 2016 và được triển khai thực hiện 6 thángđầu năm 2017.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài đánh giá thực trạng quản lý và hiệuquả sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện Minh Long năm 2016; so sánh, đánh giá vớithực trạng quản lý, sử dụng đất trong các kỳ kiểm kê đất đai năm 2010 và năm 2015
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học nhằm hoàn thiện phươngpháp luận và quy trình đánh giá đúng thực trạng, từ đó đề xuất được giải pháp nângcao hiệu quả quản lý, góp phần làm sâu sắc thêm về mặt lý luận, phân tích, dự báobiến động trong quá trình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp
Trang 15Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Luật Đất đai hiện hành đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quýgiá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trườngsống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh quốc phòng” [24] Như vậy đất đai là điều kiện chung nhất đối vớimọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người Nói cách khác, không có đất sẽkhông có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người Do vậy, để cóthể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm
về đất đai là vô cùng cần thiết
b) Đất lâm nghiệp và phân loại đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp là một bộ phận của đất nông nghiệp, là đất đang có rừng tựnhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồirừng (đất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hỏa hoạn nay được đầu tư để phục hồirừng), đất để trồng rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừnghoặc đất đã giao để trồng rừng mới)
Đất lâm nghiệp bao gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặcdụng, cụ thể như sau:
- Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theoquy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
- Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn,
Trang 16bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát,chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệmkhoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ ditích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quyđịnh của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [14]
c) Sử dụng đất
Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kếtquả mong muốn trong quá trình sử dụng Thực chất là cẩn phải đưa tối đa diện tíchđất đai tự nhiên hiện có vào sản xuất, kinh doanh Sử dụng đất phải hợp lý về mặtđịnh tính và định lượng, yêu cầu là phải tăng sức sản xuất của đất hay tăng khốilượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất Quy luật phát triểnkinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh tháiquyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đacông dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất [14]
d) Quản lý sử dụng đất
Quản lý Nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhànước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đấtđai Đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trongviệc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương, kế hoạch củaNhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai; trong việc điềutiết các nguồn lợi từ đất đai [14]
e) Biến động sử dụng đất
Theo Từ điển Khoa học trái đất "Biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC),được biết như biến động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bềmặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con người” (dẫn theo Ellis, 2010).Sherbinin (2002) cho rằng, biến động sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới biến độnglớp phủ, điều đó có nghĩa là biến động lớp phủ chính là hệ quả của biến động sử dụngđất Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đấtgây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng
Trang 17trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thểchế, chính sách Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tàinguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý củađất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu(Turner et al., 1995; Lambin et al., 1999; Aylward, 2000 dẫn theo Muller, 2004).Muller (2003) chia biến động sử dụng đất thành 2 nhóm Nhóm thứ nhất là sự thayđổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác Nhóm thứ hai là
sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong cùng một loại hình sử dụng đất [14]
1.1.2 Vai trò của đất trong sản xuất lâm nghiệp
Đất đai đóng vai trò quyết định tới toàn bộ quá trình sản xuất Không có đấtđai thì không thể tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất nào Đât đai là sản phẩmcủa thiên nhiên, đất đai có những tính chất đặc trưng riêng, nó không giống bất kỳmột tư liệu sản xuất nào khác, đó là: đất có độ phì, giới hạn về diện tích, có vị trí cốđịnh trong không gian và vĩnh cữu với thời gian nếu biết sử dụng đúng
Do đó, vai trò của đất đai trong sản xuất lâm nghiệp nói riêng và trong mọihoạt động sản xuất nói chung là không thể thay thế Lâm nghiệp là ngành cung cấp
gỗ, các loại lâm sản, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo antoàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội Đồng thời, lâmnghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; nguyên liệu từ lâmnghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác.Lâm nghiệp giúp phát triển thị trường nội địa, việc tiêu dùng của dân cư nông thônđối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệuxây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất Bên cạnh đó, lâm nghiệp còn mang lại nguồnngoại tệ và nguồn nhân lực cho nền kinh tế [14]
Trong các bộ phận cấu thành của sinh quyển thì đất lâm nghiệp có vai tròquan trọng trong sự phát triển KT - XH, sinh thái và môi trường Việc hình thànhcác kiểu rừng có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành các thảm thực vật tự nhiênvới vùng địa lý và điều kiện khí hậu Mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đấtđai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thựcvật rừng Sự phân bố của các loại rừng về cơ bản không chịu tác động của con
Trang 18người, sự phân chia các kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu dựa vào ưu thế sinh thái(Lê Văn Khoa, 2011) Rừng và đất rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồnnước, bảo vệ đất chống xói mòn Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việcngăn cản một phần lượng mưa rơi xuống mặt đất và có vai trò quan trọng trongphân phối lại lượng nước mưa này, qua nghiên cứu cho thấy ở vùng ôn đới thảmthực vật sẽ giữ được 25% lượng nước mưa này Lượng nước mưa được tán cây giữlại sẽ chảy từ tán lá, qua cành theo thân cây thấm vào đất hoặc đổ vào dòng chảytrên mặt và một phần khác sẽ bay hơi vào khí quyển (Nguyễn Xuân Cự và Đỗ ĐìnhSâm, 2003) Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nước mưa đối với tầngđất mặt trong khi rễ, thân cây có khả năng giữ nước và hạn chế dòng chảy trong khitầng thảm mục có khả năng giữ nước tới 90 - 100% trọng lượng của lớp thảm mục
do đó giảm đáng kể xói mòn ở những nơi có rừng Thảm mục rừng là kho chứa cácchất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu của đất trongkhi rễ cây ăn sâu vào lòng đất giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và chống lạiquá trình xói mòn (Tzschuphe, 1998)
1.1.3 Các đặc tính của đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp có địa hình phức tạp, đồi núi dốc, chủ yếu dùng trong sản xuấtkinh doanh lâm nghiệp Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là cây rừng có chu kỳ sinhtrưởng và phát triển rất dài, có thể tới hàng chục có thể hàng trăm năm và sở hữu đấtđai là của chung Địa bàn sản xuất rộng lớn, phức tạp, đi lại khó khăn, do đó việc quản
lý cũng như áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lâmnghiệp gặp nhiều khó khăn trở ngại Sản xuất lâm nghiệp không những có ý nghĩamang lại lợi ích kinh tế, mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệmôi trường sinh thái, cảnh quan, du lịch
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp
a) Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Sử dụng đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên, do vậy ngoàisinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánhsáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản trong lòng đất Trong điều kiện tựnhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều
Trang 19kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu: Vavilop cho rằng “Biết được các yếu tố khí hậu, chúng
ta sẽ xác định được năng suất, sản lượng mùa màng, chúng mạnh hơn cả kinh tế,mạnh hơn cả kỹ thuật”, những điều kiện khí hậu này là ánh sáng, nhiệt độ, nước(dẫn theo Nguyễn Văn Viết, 2007) Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếpđến sản xuất lâm nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Tổng tích ôn nhiềuhay ít, nhiệt độ bình quân cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và khônggian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân
bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng Ví dụ, chế độ nước vừa là điều kiệnquan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinhvật sinh trưởng và phát triển; Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ýnghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng khả năng đảm bảocung cấp nước cho sự sinh trưởng của động thực vật
- Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ
thống sông ngòi, ao, hồ, với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc
độ dòng chảy, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu
sử dụng đất Hệ sinh thái (như tài nguyên rừng) thường do thiên nhiên trải qua rấtnhiều năm thích nghi đã tạo lập nên
- Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng
đất của ngành sản xuất lâm nghiệp Sự sai khác giữa địa hình, độ cao so với mặtnước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thườngdẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng, từ đó ảnh hưởng đến sảnxuất, phân bố phương thức sử dụng đất của các ngành lâm nghiệp
- Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóa học
riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những yêu cầu sử dụngđất cụ thể Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất vàmang tính chất quyết định để bố trí và lựa chọn cây trồng
b) Các yếu tố về điều kiện KT - XH
Yếu tố KT - XH như chế độ xã hội, dân số và lao động, mức độ phát triểncủa khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả năng áp dụng các
Trang 20tiến bộ khoa học trong sản xuất, thị trường, Yếu tố KT - XH thường có ý nghĩaquan trọng đối với định hướng sử dụng đất đai, ví dụ như yếu tố thị trường thì sảnxuất hàng hóa không thể tách khỏi thị trường Điều kiện tự nhiên của đất cho phépxác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất còn sử dụng đất như thếnào, được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện KT - XH, kỹthuật hiện có.
Trong trường hợp điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế nhưng các điều kiện xãhội, kinh tế kỹ thuật không tương ứng thì ưu thế tài nguyên cũng khó có thể trởthành sức sản xuất hiện thực Ngược lại, khi điều kiện kỹ thuật được ứng dụng vàokhai thác và sử dụng đất thì sẽ phát huy được mạnh mẽ tiềm lực sản xuất của đất,đồng thời góp phần cải tạo điều kiện môi trường tự nhiên, biến điều kiện tự nhiênbất lợi thành điều kiện có lợi cho phát triển KT - XH Thực tiễn cho thấy trình độphát triển kinh tế và xã hội khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau Nềnkinh tế càng phát triển, yêu cầu về đất đai sẽ càng lớn, lực lượng vật chất dành choviệc sử dụng đất càng được tăng cường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ càngđược nâng cao [14]
1.1.5 Quản lý Nhà nước về đất đai
a) Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý Nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quanNhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai;
đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất; trong việc phân phối
và phân phối lại vốn đất đai theo quy hoạch; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình
sử dụng đất [24]
b) Ý nghĩa của quản lý Nhà nước về sử dụng đất lâm nghiệp
Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về việc sử dụng đất đaiđược bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tàinguyên rừng đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội Thực hiện phân phối và phân phốilại quỹ đất rừng theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sửdụng đất rừng; điều tiết các nguồn lợi từ đất rừng
Trang 21c) Mục đích của quản lý Nhà nước về sử dụng đất lâm nghiệp
Nhằm bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất rừng; Bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người sử dụng đất; Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất rừng của quốcgia; Tăng cường hiệu quả sử dụng đất, cải tạo đất; Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường
d) Vai trò của quản lý Nhà nước về sử dụng đất lâm nghiệp
Hai vai trò cơ bản của quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng: một là “đạidiện chủ sở hữu toàn dân để thống nhất quản lý toàn bộ đất rừng”; hai là “chủ sửdụng (cụ thể, trực tiếp) đối với bộ phận đất công”
1.1.6 Sử dụng tài nguyên đất lâm nghiệp
a) Nguyên tắc sử dụng đất lâm nghiệp
Các nguyên tắc sử dụng đất rừng cần được chú trọng như: Sử dụng đất rừngđầy đủ và hợp lý; Sử dụng đất rừng phải mang lại hiệu quả về mặt KT - XH và môitrường; Sử dụng đất rừng phải bảo đảm tính bền vững
b) Các xu hướng chính trong sử dụng đất lâm nghiệp
Xu hướng trong sử dụng đất rừng đó là sự kết hợp sử dụng đất rừng theochiều rộng và chiều sâu, trong đó theo chiều sâu là con đường cơ bản và lâu dài Sửdụng đất rừng theo hướng đa dạng hóa và chuyên môn hóa
c) Đặc điểm sử dụng đất lâm nghiệp ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất
Đặc điểm sử dụng đất rừng ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước đó là:Diện tích đất rừng rộng, địa hình phức tạp, khó xác định ranh giới cũng như cậpnhật biến động diện tích chính xác Đất rừng phân bố không đồng đều nên dễ bịxâm canh, chuyển mục đích sử dụng Cây trồng trên đất rừng có chu kỳ kinh doanhdài, các hoạt động trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, thu hoạch mất thời gian dài nênchậm thu hồi vốn và khó xác định giá trị cũng như mức độ tăng trưởng hàng năm.Trình độ dân trí thấp, mức sống thấp, tập quán sản xuất lạc hậu Sản xuất lâmnghiệp mang tính xã hội sâu sắc
1.1.7 Vấn đề hiệu quả giao đất và đánh giá hiệu quả giao đất lâm nghiệp
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 33,15 triệu ha Cùng vớidân số ngày càng tăng nhanh, việc lấn chiếm chặt phá rừng bừa bãi vẫn diễn ra
Trang 22thì việc sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp đem lại hiệu quả cao luôn là vấn đềđược Đảng và Nhà nước quan tâm Hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp saukhi được giao là một vấn đề lớn, quyết định những yếu tố hết sức quan trọng đốivới người nhận như tăng thu nhập cải thiện đời sống hàng ngày, hoặc ở mức độlớn hơn như phát triển kinh tế trang trại, lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái…Hơn thế nữa, điều đặc biệt quan trọng là sự thay đổi trong nhận thức, hành vi củangười dân, những thay đổi về quan hệ xã hội, cũng như hiệu quả của việc thựcthi chính sách pháp luật của Nhà nước tại địa phương trong việc quản lý tàinguyên rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung.
a) Quan điểm hiệu quả trong công tác giao đất lâm nghiệp
Ngày nay nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng trong khi quỹđất chỉ có hạn Đất đai đang là nguồn tài nguyên được con người khai thác vớinhiều mục đích khác nhau Do đó, cũng như các nước trên thế giới thì mục tiêu giaođất lâm nghiệp ở nước ta cũng là nâng cao hiệu quả KT - XH tăng cường nguyênliệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu Sử dụng đất lâm nghiệp trong sảnxuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển KT - XH, tận dụng tối đa lợi thế sosánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là nhữngnguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tàinguyên đất đai Chính vì vậy, đất lâm nghiệp cần được giao hợp lý, hiệu quả phùhợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương
b) Đặc điểm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả giao đất lâm nghiệp
Hiệu quả giao đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sảnxuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khókhăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sảnxuất lâm nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trongnước với thị trường quốc tế Hiện nay, vấn đề đánh giá hiệu quả giao đất không chỉxem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổngthể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường
Trang 231.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1 Những chính sách quản lý rừng trên thế giới
Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế Tưbản chủ nghĩa Từ thế kỷ XIX, khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu phát triển vớitốc độ nhanh chóng theo các ngành kinh tế thì nhu cầu về gỗ bao gồm cả về khốilượng và chất lượng ngày càng tăng Vì vậy, sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địaphương của chế độ phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hóa Tư bản chủnghĩa Thực tế này đòi hỏi sản xuất lâm nghiệp không thể bó hẹp trong việc sản xuất
gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo lợi íchtối đa cho các chủ rừng đồng thời bảo vệ môi trường hướng nền lâm nghiệp phát triểntheo hướng bền vững Vì những yêu cầu khách quan đó mà những lý luận về quyhoạch lâm nghiệp đã được hình thành và phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu thực tếkhách quan của xã hội loại người Thời kỳ này đã có những công trình nghiên cứu vềquy hoạch nông lâm nghiệp nói chung và quy hoạch lâm nghiệp nói riêng
Chính sách giao đất, giao rừng ở một số nước trên thế giới:
* Ở Trung Quốc:
Chính sách đất đai của Trung Quốc thể hiện trong Luật Đất đai ban hành năm
1987 và Luật Quản lý nhà đất thành thị ban hành năm 1999 Văn kiện số 1 (1984)quy định “Kéo dài thời gian giao khoán để khuyến khích người nông dân tăng đầu
tư, bồi bổ sức đất, thực hiện thâm canh” Ngày 14/10/1998 Hội nghị Ban chấp hànhTrung ương khoá 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quan điểm, chính sáchcủa Đảng đối với đất nông nghiệp là: “Ổn định lâu dài thể chế kinh doanh hai tầngkết hợp giữa tập trung và phân tán, coi kinh doanh khoán gia đình là cơ sở” Nộidung cơ bản của chính sách này là ổn định và hoàn thiện quan hệ khoán đất nôngnghiệp nhằm đảm bảo điều kiện cơ bản nhất cho sản xuất và đời sống của nông dân.Luật Đất đai Trung Quốc quy định 4 chủ sở hữu đất nông nghiệp ở nông thôn là tậpthể nông dân xã, tập thể nông dân thôn tự trị, tập thể nhóm nông dân và tổ tự trị
Trong những năm qua, ở Trung Quốc việc thực hiện một loạt chính sách vàpháp luật đã giúp cho lâm nghiệp phát triển Chính phủ sử dụng chính sách kết hợpchương trình lâm nghiệp quốc gia với phát triển kinh tế vùng và lợi ích của nhân
Trang 24dân để hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ nông dân kinh doanh lâm nghiệp Chínhphủ Trung Quốc xác định nguyên tắc xây dựng rừng, lấy phát triển rừng làm cơ sở.Phát triển mạnh mẽ việc trồng cây, mở rộng phong trào bảo vệ rừng, kết hợp khaithác với bảo vệ rừng [14].
* Ở Nhật Bản:
Tháng 12/1945 Nhật Bản ban hành Luật Cải cách ruộng đất xác lập quyền sởhữu ruộng đất của nông dân, buộc địa chủ có trên 5 ha phải chuyển nhượng đất,phải thanh toán địa tô bằng tiền mặt Cải cách ruộng đất lần thứ hai với nội dungthực hiện chuyển quyền sở hữu đất do Chính phủ quyết định, xác lập quyền sở hữuruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô Mức hạn điền mới không vượt quá 1 ha(đối với vùng ít ruộng) và 4 ha (đối với vùng nhiều ruộng), nếu phú nông có 3 ha
mà sử dụng không hợp lý sẽ bị trưng thu Các luật về bảo đảm quyền sở hữu đất củanông dân, luật cải tạo đất nông nghiệp được ban hành [14]
* Ở Thái Lan:
Chương trình giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi, Chương trình này bắtđầu từ năm 1979, mỗi mảnh đất được chia làm hai miền: Miền ở phía trên nguồnnước và miền đất có thể dành để canh tác nông nghiệp; miền ở phía trên nguồnnước thì bị hạn chế để giữ rừng, còn miền đất phù hợp cho canh tác nông nghiệp thìcấp cho người dân với một giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi Mục đích của
Trang 25công tác này là khuyến khích đầu tư vào đất đai, tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa vàngăn chặn sự xâm lấn vào đất rừng Đến năm 1986 đã có 600.126 hộ nông dânkhông có đất được cấp giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi.
Chương trình làng lâm nghiệp Thái Lan năm 1975 do Cục Lâm nghiệp Hoànggia thực hiện sơ đồ làng lâm nghiệp để giải quyết cho một số người ở lại trên đất rừng.Chương trình này đã đem lại trật tự cho những người dân Thái Lan sống ở rừng vàkhuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng quốc gia, phục hồi những vùng đất bịthoái hoá do du canh Ở Thái Lan có 98 làng lâm nghiệp rải rác trên toàn vùng rừngcủa Vương quốc Chương trình này được chỉ đạo theo những nguyên tắc sau:
+ Những người sống ở rừng được tập trung lại thành từng nhóm gọi là làng.Mỗi làng bầu ra người lãnh đạo và một hội đồng để tự quản lý
+ Chính phủ chia cho mỗi gia đình nông dân 2 - 4 ha đất Diện tích đất nàyđược cấp quyền sử dụng đất và có thể được thừa kế nhưng không được bán, nhượng.(Điều này nhằm ngăn chặn những địa chủ mua toàn bộ đất của nông dân)
+ Trong làng, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia và chính quyền sẽ cung cấp đấtlàm nhà ở cho người dân với diện tích là 1 rai (1 rai = 1.600 m2), nguồn nước,đường bộ, trường học, trung tâm y tế, ngân hàng nông nghiệp, dịch vụ tiếp thị vàđào tạo nghề nghiệp Những thành viên của làng sẽ được ưu tiên làm việc trong cácchương trình trồng lại rừng của Nhà nước ở gần làng Sau khi làng được lập, mộtHTX nông nghiệp sẽ được tổ chức dưới sự bảo trợ của ban khuyến khích hợp tác và
có những quyền lợi như đối với các HTX khác Cục Lâm nghiệp Hoàng gia sẽ kýhợp đồng giao đất dài hạn cho những HTX đó theo yêu cầu
Hiện nay, Thái Lan đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng Tổng diện tích
đã giao khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư Nhà nước trợ cấp cho mỗi hộ tối
đa 50 rai và tối thiểu 5 rai Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 Thái Lan dự kiến ápdụng một chính sách lâm nghiệp toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môitrường và người nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở Kế hoạch này gồm cácphần: Cung cấp thông tin và đào tạo cán bộ, tổ chức cộng đồng, xây dựng chínhsách và quy chế, xây dựng hệ thống dịch vụ, hỗ trợ [14]
* Ở Philippin:
Trang 26Chương trình lâm nghiệp xã hội hợp nhất (ISFP) năm 1980 của Chính phủnhằm dân chủ hoá việc sử dụng đất rừng công cộng và khuyến khích việc phân chiamột cách hợp lý các lợi ích của rừng Chương trình đã đề cập đến nhiều vấn đềtrong đó có chứng chỉ hợp đồng quản lý (CSC) và bản thoả thuận quản lý lâmnghiệp xã hội (CFSA): Bộ phận lâm nghiệp xã hội chịu trách nhiệm xử lý và pháthành chứng chỉ hợp đồng quản lý CSC và bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội.Giấy chứng chỉ CSC do Chính phủ cấp cho người dân sống trong rừng đã có đủ tưcách pháp nhân, được quyền sở hữu và sử dụng mảnh đất trong khu rừng mà họđang ở và được hưởng các thành quả trên mảnh đất đó Chứng chỉ CSC cho phép sửdụng diện tích thực đang ở hay canh tác nhưng không được vượt quá 7 ha.
Các nhà lâm nghiệp của văn phòng ở cấp huyện được uỷ quyền cấp các CSCvới diện tích dưới 5 ha, còn diện tích từ 5 - 7 ha do giám đốc văn phòng phát triểnlâm nghiệp vùng duyệt Diện tích lớn hơn 7 ha do tổng giám đốc văn phòng pháttriển lâm nghiệp phê duyệt Khác với giấy chứng chỉ CSC, bản thỏa thuận quản lýlâm nghiệp xã hội (CFSA) là một hợp đồng giữa Chính phủ và một cộng đồng haymột hiệp hội lâm nghiệp kể cả các nhóm bộ lạc Sự khác nhau cơ bản giữa CSC vàCSFA là với CSFA đất không được nhượng cho cá nhân mà chỉ giao cho một cộngđồng hay hiệp hội Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng, nếu được giaodưới 300 ha thì năm đầu phải trồng 40% diện tích, 5 năm sau phải trồng được 70%
và sau 7 năm phải hoàn thành trồng rừng trên diện tích được giao CSC và CSFA cógiá trị 25 năm và có thể gia hạn thêm 25 năm nữa Những người giữ CSC hay CSFAđều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tài nguyên rừng trong khu vực thực hiện dự ánISFP
Trên đây là một số chính sách về giao đất, giao rừng của một số nước châu
Á Tuỳ đặc điểm tự nhiên, KT - XH và dân tộc mà mỗi nước có chính sách riêngphù hợp với nước mình nhằm mục đích sử dụng, bảo vệ và khai thác nguồn tàinguyên đất và rừng một cách tốt nhất [14]
1.2.2 Những chính sách quản lý đất và rừng tại ở Việt Nam
Nhà nước ta đã ban hành nhiều Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị… vềgiao đất, giao rừng nhằm gắn lao động với đất đai, tạo động lực phát triển sản xuất
Trang 27nông lâm nghiệp, từng bước ổn định KT - XH và an ninh quốc phòng Đặc biệt từnăm 1987 đến nay với sự ra đời của Nghị quyết 10, Luật Đất đai năm 1987, LuậtĐất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1997,Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001, Luật Đất đai năm
2003, Luật Đất đai năm 2013, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991, Luật Bảo vệ vàphát triển rừng 2004, Nghị định 02/CP, Nghị định 64/CP, Nghị định 163/1999/NĐ-CP, đã thực sự trao quyền quản lý và sử dụng lâu dài về đất đai cho các tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân
Trong giai đoạn 1945 – 1968: Chính sách đất đai của Nhà nước là hướng tớimục đích cải cách ruộng đất để phân phối lại ruộng đất cho nông dân Ngày 19tháng 12 năm 1953 Luật cải cách ruộng đất được ban hành; những quy định của luậtnày nhằm thiết lập chế độ sở hữu ruộng đất, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn,cải thiện đời sống nông dân; tịch thu, trưng thu đất của địa chủ, phú nông, phân chiaruộng đất cho nông dân lao động; thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” Chế
độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất không còn tồn tại
Trong 3 năm (1955 - 1957): quyền sử dụng và sở hữu ruộng đất được bảo đảmbằng pháp luật, hàng loạt các chính sách mới khuyến khích sản xuất nông, lâmnghiệp phát triển Trong thời kỳ này hình thức quản lý rừng cộng đồng phổ biến ởhầu khắp các thôn bản miền núi Sau cải cách ruộng đất thì quản lý rừng nhà nước
là phổ biến, rừng được giao cho các lâm trường quốc doanh và chính quyền địaphương quản lý thông qua các HTX
Trong giai đoạn 1968 – 1986: Chính phủ ban hành Quyết định số 179/CP ngày12/11/1968 quy định giao đất giao rừng cho từng đối tượng cụ thể Văn bản này đề rahai hình thức giao đất giao rừng: Giao cho HTX quản lý kinh doanh toàn diện và Giaocho HTX làm khoán từng khâu công việc Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nước đãban hành nhiều văn bản liên quan đến vấn đề giao đất giao rừng trong đó nổi bật nhất
là Chỉ thị 100- CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về cảitiến công tác khoán, mở rộng công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và ngườilao động trong HTX nông nghiệp” Chỉ thị này đã khuyến khích mạnh mẽ nông dânđầu tư công sức vào ruộng đất để có thu nhập vượt khoán tạo nên luồng gió mới thổi
Trang 28vào cơ chế sản xuất trì trệ của các HTX Ngày 06/11/1982 Hội đồng Bộ trưởng banhành Quyết định 184-HĐBT “Về việc đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp cho tập thể và cánhân trồng cây gây rừng, trước hết tập trung giao đất đồi núi trọc, rừng nghèo và rừngchưa giao cho lâm trường” Diện tích đất và rừng giao cho tập thể kinh doanh khônghạn chế, đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân ở miền núi được cấp từ 2.000 - 2.500 m2 đểlàm vườn rừng, ngoài ra có thể nhận khoán đất trống đồi núi trọc để trồng rừng theoquy hoạch Chính sách giao đất giao rừng giai đoạn này được các HTX hưởng ứng,nhiều HTX đã nhận rừng để kinh doanh khai thác lâm sản, phần lớn là dưới hình thứcnhận giao khoán từng khâu công việc cho các lâm trường quốc doanh.
Thời kỳ đổi mới (1986 - nay): Ở Việt Nam được đánh dấu bởi Nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 với tư tưởng chỉ đạo là triệt để xóa bỏ cơ chế kếhoạch hoá tập trung chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xãhội chủ nghĩa Đường lối đổi mới được Nhà nước thể chế hóa bằng Hiến pháp 1992,Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điềucủa Luật Đất đai năm 2001, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013, LuậtBảo vệ và phát triển rừng 1991, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật Bảo vệmôi trường 1994 và các văn bản pháp quy khác Tháng 4/1988 Bộ Chính trị TWĐảng khoá VI ra Nghị quyết 10 NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”
và sau đó là Nghị quyết 18 hội nghị TW lần thứ VI (khoá VI) - tháng 3/1989, nộidung cơ bản của các Nghị quyết này là giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất nhằm khaithác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, tăng nhanh sản lượng nông sản hàng hoá,lấy hộ xã viên làm đơn vị kinh tế tự chủ, thực hiện chính sách một giá, thương mạihoá vật tư, nông dân chỉ có một nghĩa vụ nộp thuế Nghị quyết 10 là bước phát triểntất yếu ở mức độ cao hơn theo định hướng của Chỉ thị 100: Giao cho nông dânquyền quản lý nhiều hơn đối với các tư liệu sản xuất chính và sản phẩm làm ra,quyền chủ động lớn hơn trong việc thực hiện các khâu trong quy trình sản xuất.Nghị quyết 10 đã đổi mới quản lý ở nông thôn, xoá bỏ bao cấp trong lĩnh vực nôngnghiệp, xây dựng nền kinh tế theo hướng thị trường, hộ gia đình nông dân đượcxem là đơn vị kinh tế tự chủ và là đối tượng cho việc giao đất ổn định lâu dài Nghị
Trang 29quyết 10 cho phép khoán ruộng đất ổn định cho nông dân tới 15 năm, người nôngdân yên tâm về quyền lợi được hưởng nên đầu tư công sức, của cải, trí tuệ nhiềuhơn vào đồng ruộng làm tăng sản lượng nông sản Từ năm 1988, hộ nông dân trong
cả nước đã huy động mọi khả năng sẵn có về lao động, vật tư, tiền vốn để đầu tưvào sản xuất trên 90% diện tích đất canh tác, đẩy sản xuất nông nghiệp phát triểnmạnh mẽ hơn, đời sống nông thôn nhìn chung đã đạt được những kết quả cao hơnhẳn so với thời kỳ trước, Nghị quyết 10 đã đặt nền móng cho chính sách đổi mớitrong nông nghiệp cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Cùng với việc thựchiện Nghị quyết 10, ngày 19/08/1991 Luật Bảo vệ và phát triển rừng được banhành Điều 1 của Luật này đã xác định: “… Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho
tổ chức và cá nhân; dưới đây gọi là chủ rừng; để phát triển và sử dụng rừng ổn định,lâu dài theo quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước.”
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định 327/CT ngày15/09/1992 “Về việc ban hành một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồinúi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước” Nội dung chương trình này tập trungtạo mới rừng phòng hộ và rừng đặc dụng gồm: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh,trồng rừng, gắn nông nghiệp với lâm nghiệp, giải quyết việc làm,…Chương trình
327 đã tạo điều kiện để phát triển tài nguyên rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọckhu vực miền núi và ven biển, phát triển hệ thống nông lâm nghiệp, khôi phục môitrường sinh thái, nâng cao đời sống người dân, đảm bảo an ninh chính trị khu vựcmiền núi Mặt khác Chương trình đã có tác dụng điều chỉnh lao động, dân cư giữacác vùng, nâng lên một bước nhận thức về bảo vệ, chăm sóc rừng, lâm nông kếthợp, tiếp thu kỹ thuật thâm canh, ý thức sản xuất hàng hóa của đồng bào các dân tộcvùng đồi núi Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày16/11/1999 của Chính phủ:
+ Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định việc giao đấtnông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sảnxuất nông nghiệp bao gồm những nội dung sau:
- Đối tượng được giao đất: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông
Trang 30nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được
từ các hoạt động sản xuất đó
- Nguyên tắc giao đất: Giao đất trên cơ sở hiện trạng, bảo đảm đoàn kết, ổn
định nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển, thực hiện chính sách bảo đảm cho cácđối tượng được giao đất có đất để sản xuất Người được giao đất phải sử dụng đấtđúng mục đích trong thời hạn được giao; phải bảo vệ cải tạo, bồi bổ và sử dụng đấttiết kiệm, hợp lý để tăng khả năng sinh lợi của đất, phải chấp hành đúng pháp luậtđất đai Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân là giao chính thức và được cấpGCNQSDĐ ổn định lâu dài UBND cấp huyện xét và cấp GCNQSDĐ trên cơ sở đềnghị của UBND cấp xã
- Thời hạn giao đất: Đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng
thuỷ sản thời hạn giao là 20 năm; đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm thời hạngiao là 50 năm Hộ gia đình cá nhân được giao từ 15/10/1993 trở về trước đượcthống nhất tính từ ngày 15/10/1993, hộ gia đình cá nhân được giao sau 15/10/1993thì tính từ ngày giao
- Hạn mức đất được giao: Đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm: Các tỉnh
Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long hạn mức giao đất không quá 3 ha, cáctỉnh và thành phố trực thuộc TW khác không quá 2 ha Đất nông nghiệp để trồngcây lâu năm: Các xã đồng bằng không quá 20 ha, các xã trung du miền núi khôngquá 30 ha Đối với đất trống đồi núi trọc, đất khai hoang lấn biển thì hạn mức đấtgiao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào quỹđất của từng địa phương và khả năng sản xuất của nông dân Nghị định163/1999/NĐ-CP Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệpcho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệpbao gồm những nội dung sau:
- Hình thức giao đất: giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng
ổn định, lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đấtlâm nghiệp
- Đối tượng được giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gồm: Hộ gia đình, cá
Trang 31nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làm muối mà nguồnsống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó; Ban Quản lý rừngđặc dụng, rừng phòng hộ; Tổ chức trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và Tổchức, cá nhân nước ngoài.
- Căn cứ để giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp: Quỹ đất lâm nghiệp của từng
địa phương; Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Nhucầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
- Hạn mức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp: Hạn mức đất lâm nghiệp giao
cho hộ gia đình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không quá 30 ha;Hạn mức đất lâm nghiệp giao cho tổ chức theo dự án được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt; Hạn mức đất lâm nghiệp cho tổ chức thuê theo dự án được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hạn mức đất lâm nghiệp cho hộ giađình, cá nhân thuê theo đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cá nhân; Đối với đất trống,đồi núi trọc, đất cát ven biển, đất lấn biển thì mức đất giao căn cứ vào quỹ đất cđađịa phương và khả năng sản xuất cđa hộ gia đình
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp: Thời hạn giao đất cho tổ chức
được cơ quan Nhà nước cú thẩm quyền phờ duyệt; Thời hạn giao đất cho hộ giađình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài là 50 năm Nếu trồng cây lâm nghiệp có chu
kỳ trên 50 năm, khi hết thời hạn này vẫn được Nhà nước giao tiếp để sử dụng; Thờihạn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất lâm nghiệp được xác định theo dự án
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cánhân nhưng không quá 50 năm Trường hợp dự án có nhu cầu thuê đất lâm nghiệptrên 50 năm, phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không quá 70 năm
- Kết quả thực hiện chính sách giao đất giao rừng năm 2004:
+ Giao đất nông nghiệp: Tính đến ngày 31/12/2004 kết quả giao đất nông
nghiệp là 9.406,80 ha chiếm 100% diện tích đất nông nghiệp cả nước Căn cứ vàotình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương, các địa phương lựa chọn phương ánthích hợp để tiến hành giao đất đảm bảo yêu cầu vừa ổn định, vừa phát triển sản xuất.Phần lớn các tỉnh, thành phố phía Bắc đều kế thừa những kết quả giao khoán đất cho
hộ nông dân theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, cách giao khoán này phù hợp với
Trang 32tinh thần giao đất theo Nghị định 64/CP Các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên vàcác tỉnh Nam bộ trong quá trình giải quyết các tranh chấp nội bộ như “đòi lại đất cũ”,
“đất ông cha” đã tổ chức cho các hộ nông dân thương lượng dưới sự chỉ đạo củaChính quyền địa phương nên khi thực hiện Nghị định 64/CP chủ yếu là căn cứ vàohiện trạng sử dụng đất để công nhận và cấp GCNQSDĐ đến từng hộ gia đình
+ Giao đất lâm nghiệp: Thực hiện Nghị định 02/CP, Nghị định163/1999/NĐ-CP “Về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp” tính đến ngày31/12/2004 kết quả giao đất lâm nghiệp là 10.639,40 ha chiếm 88,29% diện tích đấtlâm nghiệp cả nước Nhìn chung, tiến độ giao đất lâm nghiệp còn chậm, nhiều địaphương chưa chú trọng đúng mức công tác giao đất lâm nghiệp
* Các chính sách có liên quan đến phát triển lâm nghiệp (Luật Đất đai năm
2003, Luật Đất đai năm 2013): Trong các luật này, đất lâm nghiệp được xếp vàomột trong các loại đất nông nghiệp mà không để mục đất lâm nghiệp riêng nhưtrước đây và được phân loại như sau: Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đấtrừng đặc dụng Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc đó là phải tiết kiệm,
có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng củangười sử dụng đất xung quanh Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã đề cậprằng các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về
KT XH, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển KT
-XH, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và pháttriển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướngChính phủ quy định Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân Các hoạt động bảo
vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo
vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kếthợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng, làm giầu rừng vàbảo vệ diện tích rừng hiện có Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà nước với chủ rừng;giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái vàbảo tồn thiên nhiên, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài Đối với bảo vệ và phát
Trang 33triển rừng, nhà nước có chính sách đầu tư phát triển các loại rừng mang tính côngích và các hoạt động dịch vụ quan trọng để bảo vệ và phát triển rừng Nhà nước cóchính sách hỗ trợ, chính sách khuyến khích và thu hút vốn của các tổ chức, hộ giađình, cá nhân để bảo vệ và phát triển vốn rừng Về bảo đảm đời sống của cư dânsống tại rừng, nhà nước có chính sách định canh định cư, ổn định và cải thiện đờisống của nhân dân miền núi, ngoài ra còn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cộngđồng dân cư được giao rừng.
- Luật Bảo vệ môi trường: Trong Luật Bảo vệ môi trường vấn đề quản lýrừng bền vững được đặt ra đó là tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống,loài thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển vàcác hệ sinh thái Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địabàn, phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự khôiphục về mật độ và giống, loài sinh vật; không làm mất cân bằng sinh thái Việc khaithác rừng phải theo đúng quy hoạch và các quy định của Luật Bảo vệ và phát triểnrừng, nhà nước có kế hoạch tổ chức cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng phủ xanhđất trống, đồi núi trọc để mở rộng nhanh diện tích của rừng, bảo vệ các vùng đầunguồn sông, suối Việc sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiênnhiên phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan, cơ quan quản lý nhànước về bảo vệ môi trường và phải đăng ký với UBND địa phương được giao tráchnhiệm quản lý hành chính khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên nói trên.Việc khai thác đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôitrồng thuỷ sản phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất, bảo đảmcân bằng sinh thái Việc sử dụng chất hoá học, phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật,các chế phẩm sinh học khác phải tuân theo quy dịnh của pháp luật Nghiêm cấm cáchành vi đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây huỷ hoại môitrường, làm mất cân bằng sinh thái; Cấm khai thác, kinh doanh các loài thực vật,động vật quý, hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ và sử dụng các phươngpháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồnđộng vật, thực vật [14]
1.3 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Trang 34ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
Cho đến nay có rất nhiều công trình, dự án nghiên cứu khoa học về lĩnh vựcquản lý đất đai; công tác giao đất, giao rừng Nhất là chính sách của Nhà nước trongviệc nêu cao vai trò quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách bền vữngnhằm mang lại hiệu quả kinh tế và không làm suy thoái chất lượng đất và ảnhhưởng đến môi trường
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Hiền (2017) Nghên cứu thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Luận văn thạc sĩ, ngành Quản lý môi trường, Đại học nông lâm Huế
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) Nguyên cứu biến động
và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội
Nghiên cứu của tác giả Trình Xuân Hoàng (2016), Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005- 2015, Trường Đại học Khoa học, Huế Đã đề cập đến công tác quản lý và sử
dụng đất tại địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lệ Nhung (2016), Đánh giá tình hình giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009- 2014, Trường Đại học Nông lâm, Huế Đã đề cập đến thực
trạng công tác giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Sông Hinh,tỉnh Phú Yên
Nghiên cứu của tác giả Trần Hoàng Phong (2017), Nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Ngãi, Trường
Đại học Khoa học, Huế Đã đề cập đến công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệptại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Ngãi
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Sĩ (2016), Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, Trường Đại
học Nông lâm, Huế Đã đề cập đến công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tạihuyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Nghiên cứu của tác giả Đinh Minh Tâm (2015), Tác động của giao đất giao
Trang 35rừng đến đời sống người dân ở huyện Minh Hóa - tỉnh Quảng Bình Luận văn thạc
sĩ, Trường Đại học Nông lâm, Huế
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Hương Trang (2016), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Trường Đại học Khoa học Huế Đã đề cập đến công tác
quản lý đất rừng phòng hộ tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Đức Vũ (2015), Đánh giá tình hình quản lý
và sử dụng đất trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2004-2013, Trường Đại học Nông lâm, Huế Đã đề cập đến công tác quản lý và sử dụng
đất tại địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Các đề tài đã tập trung nghiên cứu khá chi tiết về các vấn đề quản lý bềnvững tài nguyên rừng, tác động của con người tới tài nguyên rừng khi giao khoánđất rừng Nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn về những thuận lợi và khó khăn khithực hiện công tác quản lý, hiệu quả của chính sách quản lý tới sử dụng đất lâmnghiệp Vì vậy, để đưa ra các giải pháp hợp lý trong quản lý và sử dụng đất bềnvững, các chính sách của nhà nước ban trong giai đoạn hiện nay đã đúng và hợp lývới tình hình phát triển chung hay chưa thì việc nghiên cứu tình hình quản lý và sửdụng đất lâm nghiệp là đề tài cấp thiết và cần được tập trung nghiên cứu
Ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trên cả nước, hàng năm vàtheo định kỳ 5 năm một lần đều có thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai theo quyđịnh, trong đó có nội dung đánh giá sự biến động đất đai
Ở huyện Minh Long, hàng năm và theo định kỳ 5 năm một lần có thống kê,kiểm kê đất đai theo quy định, trong đó có nội dung đánh giá sự biến động đất đai,nhưng việc phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp thì hầu như chưa được quantâm Số liệu thống kê về các chỉ tiêu kinh tế xã hội được thể hiện đầy đủ trong niêngiám thống kê của huyện Minh Long từ năm 2010 đến năm 2015 Số liệu thống kêđất đai qua các năm; kiểm kê đất đai năm 2010, năm 2015; thống kê đất đai năm
2016, thống kê diễn biến rừng năm 2016 cho biết được các loại hình sử dụng đấtchủ yếu ở địa bàn nghiên cứu
Vì thế, việc đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp
Trang 36của huyện Minh Long là rất cần thiết, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp và có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nóiriêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung Có thể khẳng định rằng, nội dung nghiên cứucủa đề tài này không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu đi trước.
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp vềvấn đề công tác quản lý và hiệu quả của việc sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bànhuyện để xây dựng và phát triển thành cơ sở dữ liệu cần thiết của đề tài Phương phápnày áp dụng với phần tổng quan khi nghiên cứu về thực trạng quản lý, sử dụng đất đai
* Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Thu thập các báo cáo thuyết minh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xãhội của huyện Minh Long giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định điều chỉnh quy hoạch
3 loại rừng tỉnh Quảng Ngãi năm 2015; niên giám thống kê các năm 2010, năm
2015 của huyện Minh Long; tài liệu kiểm kê đất đai các năm 2010, 2015, thống kêđất đai năm 2016 để phục vụ cho nghiên cứu thực trạng, đánh giá biến động đất đai
- Thu thập báo cáo tổng kết các năm của các cơ quan, ban, ngành, đơn vị: Ủyban nhân dân huyện Minh Long, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, hạt Kiểm Lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ vàUBND các xã để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng quản lý về đất lâm nghiệp tạihuyện Minh Long
- Thu thập số liệu giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi, chi nhánh huyện Minh Long đểphục vụ cho việc đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình, cánhân và tổ chức có liên quan
- Thu thập các số liệu biến động, chuyển mục đích sử dụng, sổ quản lý đơnthư, sổ quản lý thế chấp, từ số liệu quản lý công tác thu hồi đất, từ các thông tintrong công tác triển khai các dự án trên địa bàn huyện để phục vụ cho việc đánh giáthực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Minh Long
* Điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Trang 37Thu thập thông tin qua phỏng vấn các nhà quản lý, gồm việc phỏng vấn cánbộ: hạt Kiểm Lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ, phòng Tài nguyên và Môi trường,cán bộ địa chính các xã, các hộ sử dụng đất để phục vụ cho việc nghiên cứu việc cậpnhật các thông tin về nguyên nhân của biến động sử dụng đất lâm nghiệp tại huyệnMinh Long.
1.4.2 Ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, xử lý số liệu
Thông tin, số liệu sau khi thu thập đều được kiểm tra, bổ sung và chỉnh lý đểđáp ứng ba tiêu chí: Đầy đủ, chính xác và đảm bảo độ tin cậy Sau đó đã được xử lýtrên bảng tính Excel và tiến hành so sánh, đánh giá và rút ra nhận xét, kết luận cầnthiết Các nhóm thông tin đã xử lý, gồm: Phân tích biến động của các loại hình sửdụng đất lâm nghiệp, phân tích hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, đánh giá hiệuquả sử dụng đất lâm nghiệp
Bằng cách chồng xếp các lớp thông tin không gian về địa lý, địa hình, thôngtin mục đích sử dụng, số khoanh, diện tích, đối tượng sử dụng đất đã biên tập đượcbản đồ hiện trạng sử dụng đất, biên tập bản đồ biến động sử dụng đất
1.4.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành điều tra, khảo sát, chụp ảnh thực địa theo tuyến khảo sát đã đượcvạch sẵn nhằm thu thập bổ sung các thông tin lấy từ thực địa, đồng thời kiểm chứngtính sát thực của thông tin đã thu thập từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan
để phục vụ nghiên cứu các vấn đề của đề tài
1.4.4 Phương pháp so sánh
Được dùng để so sánh về cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp, về các chỉ số địnhlượng trong công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp, làm cơ sở cho việc phântích, đánh giá
1.4.5 Phương pháp dự báo
Căn cứ vào các cơ sở lý luận đã được nghiên cứu và phân tích, các đề xuấtđược đề cập đến dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầucủa xã hội và xu thế phát triển chung về kinh tế- xã hội
Trang 38Chương 2: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN MINH LONG
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Minh Long là huyện miền núi, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi.Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 21.723,42 ha, cách thành phố Quảng Ngãikhoảng 30 km, có tọa độ địa lý từ 14009’00’’ đến 15002’00’’ vĩ độ Bắc và từ
108033’00’’ đến 108045’00’’ kinh độ Đông
Địa giới của huyện được xác định như sau:
Phía Bắc: Giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Nghĩa Hành
Phía Nam: Giáp huyện Ba Tơ
Phía Đông: Giáp huyện Nghĩa Hành
Phía Tây: Giáp huyện Sơn Hà
Hình 2.1 Vị trí địa lý huyện Minh Long
Trang 39Cũng như các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Ngãi, địa hình Minh Long
có độ cao tương đối lớn, cao trình từ 50 m - 1.126 m so với mực nước biển Hướngđất thấp dần từ Tây sang Đông (nghiêng từ phíaTây Bắc xã Long Môn, Thanh An vàthấp dần xuống phía Đông Nam xã Long Mai, Long Sơn), đỉnh cao nhất cao 1.126 m(núi Đá Vách), 1085 m (ngọn Mum thuộc xã Long Môn) là hai trong những ngọn núicao phía Tây bắc của tỉnh), điểm thấp nhất 17,5 m thuộc xã Long Sơn, với nếp đứtgãy của hệ thống sông Phước Giang đã tạo nên các cấu trúc địa hình như sau:
- Khối núi cao phía Tây Bắc huyện Minh Long, ngăn cách huyện Minh Longvới huyện Sơn Hà, độ dốc địa hình > 250
Cấu trúc địa hình núi thấp, độ cao tuyệt đối từ 150 m - 1.126, 8 m, các đỉnhcao trên 1000 m, do bị chia cắt bởi các sông suối tạo nên 2 khối núi lớn và một dãynúi thấp như sau:
- Khối núi cao phía Tây Nam huyện Minh Long, ngăn cách huyện MinhLong với huyện Ba Tơ, độ dốc địa hình > 250
- Dãy núi thấp phía Đông và Đông Nam của huyện Minh Long, ngăn cách giữahuyện Minh Long với huyện Ba Tơ và huyện Nghĩa Hành, độ dốc địa hình > 150
Cấu trúc địa hình thung lũng, được cấu tạo bởi các thung lũng thượng lưu
và trung lưu các dòng sông và ngòi suối, có thể phân ra 4 vùng địa hình thunglũng như sau:
- Thung lũng có dạng lòng chảo, khá bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuấtnông nghiệp, phân bố ở khu vực trung tâm huyện bao gồm địa bàn các xã: Thanh
An, Long Mai, Long Hiệp và Long Sơn Độ cao trung bình từ 80 m - 20 m, thấp dầntheo hướng Nam - Bắc
Trang 40- Thung lũng hẹp Gò Tranh, Yên Ngựa, phân bố dọc theo suối Đá thuộc xãLong Sơn Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 80 m - 25 m, thấpdần theo hướng Tây Nam - Đông Bắc.
- Thung lũng hẹp làng Trê, phân bố dọc theo các suối Tam Dinh và suối BờLang của xã Long Môn, độ cao trung bình từ 500 m - 450 m thấp dần theo hướngĐông - Tây
- Thung lũng làng Ren, phân bố dọc theo suối Nước Lác thuộc xã Long Môn.Địa hình thung lũng có dạng lòng chảo nhỏ, độ cao trung bình từ 500 m - 450 mthấp dần theo hướng Đông -Tây
2.1.3 Khí hậu
Minh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có hai mùa là mùa mưa vàmùa ít mưa trong đó:
- Mùa ít mưa: Bắt đầu từ tháng 01 đến tháng 08 âm lịch, có nền nhiệt độ cao,
độ ẩm rất thấp, gió mùa Tây Nam gây khô hạn nhanh, nên mùa này thường khô hạnkéo dài
- Mùa mưa:Bắt đầu từ tháng 09 âm lịch đến tháng giêng, độ ẩm tăng cao,lượng mưa lớn, tập trung vào tháng 10, 11
- Nhiệt độ: Trung bình trong năm là 26,70C, cao nhất là 38,50C, thấp nhất là11,30C Biên độ nhiệt dao động khá mạnh giữa ngày - đêm và các tháng
Tháng nóng nhất là tháng 05 có nhiệt độ trung bình 30,80C, tháng lạnh nhất làtháng 09, 10, 11 với nhiệt độ trung bình là 20,90C So với vùng đồng bằng thì nền nhiệt
độ trung bình ở đây thấp hơn nhưng giá trị cực đại và cực tiểu lớn hơn
Nhiệt độ các tháng mùa hạ (từ tháng 04 đến tháng 07) có nhiệt độ cao, cáctháng mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau) có nhiệt độ thấp
Tổng lượng bức xạ trong năm trung bình đạt 143,3 Kcalo/cm2, thấp hơn sovới mức trung bình của tỉnh là 145 Kcalo/cm2, nhưng vẫn cao hơn mức trung bìnhcủa các miền khí hậu khác trên cả nước
- Lượng mưa: Trung bình năm lớn nhưng phân bố không đều, mùa mưa bắtđầu từ tháng 09 đến tháng 01 năm sau; tập trung vào tháng 10 và tháng 12 chiếm50% lượng mưa cả năm Mưa lớn thường gây sạt lở núi ảnh hưởng đến các côngtrình giao thông và khu dân cư, gây lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở thung lũng