PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1.1 Cơ sở lý luận thải rắn sinh hoạt Định nghĩa chất thải rắn Chất thải rắ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THANH CHƯƠNG, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K43 KTTNMT
Niên khóa: 2009 - 2013
Huế, tháng 05 năm 2013
Trang 2Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Huế, nhất là các thầy cô trong khoa Kinh tế và phát triển đã tận tình truyền đạt kiến thức và bài học kinh nghiệm quý giá để em vững bước vào đời.
Đồng thời, em xin được cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo cùng các anh, chị ở Phòng Tài ngyên & Môi trường huyện Thanh Chương nơi em thực tập cũng như Hợp tác xã Dịch vụ môi trường thị trấn Thanh Chương, UBND Thị trấn Thanh Chương đã cung cấp tài liệu để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình và nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình,bạn bè là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp em hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình trong những năm học vừa qua.
Thời gian thực hiện đề tài có hạn và kiến thức, kinh nghiệm của em chưa đủ sâu rộng nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình thực hiện, kính mong sự đóng góp của thầy cô bạn bè để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gởi đến quý thầy cô, ban lãnh đạo và các anh, chị Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Chương lời chúc sức khỏe
và thành công trong công việc.
Huế, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện:
Võ Thị Mai Hoa
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt 4
1.1.1.2 Nguồn gốc phát sinh, phân loại và thành phần CTR, CTRSH 4
1.1.1.3 Tính chất của CTRSH 10
1.1.1.4 Ảnh hưởng của CTRSH đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường 11
1.1.1.5 Lợi ích kinh tế của chất thải rắn sinh hoạt 13
1.1.1.6 Hệ thống quản lý CTRSH 15
1.1.1.7 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 16
1.1.1.8 Các công cụ quản lý CTR 19
1.1.2 Cơ sở thực tiễn 20
1.1.2.1 Thực trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới 20
1.1.2.2 Thực trạng thu gom và xử lý CTR tại Việt Nam 22
1.1.2.3 Thực trạng thu gom và xử lý CTR tại thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An 26
Trang 41.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI THỊ TRẤN THANH
CHƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ MÔI
TRƯỜNG THỊ TRẤN THANH CHƯƠNG 30
1.2.1 Hệ thống quản lý CTRSH thị trấn Thanh Chương 30
1.2.2 Tình hình cơ bản về HTX - DVMT thị trấn Thanh Chương 33
1.2.2.1 Lịch sử hình thành của HTX – DVMT thị trấn Thanh Chương 33
1.2.2.2 Cơ cấu bộ máy của HTX DVMT thị trấn Thanh Chương 34
1.2.2.3 Nguồn lực của HTX dịch vụ môi trường thị trấn Thanh Chương 34 1.2.2.4 Địa điểm quy tập CTRSH của HTX 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN DÙNG, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 37
2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37
2.1.1 Vị trí địa lý 37
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 37
2.1.2.1 Địa hình, đất đai 38
2.1.2.2 Khí hậu và thời tiết 38
2.1.2.3 Mạng lưới thủy văn 39
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 40
2.1.3.1 Tình hình dân số và lao động thị trấn Thanh Chương 40
2.1.3.2 Hiện trạng sử dụng đất ở Thị trấn Thanh Chương 41
2.1.3.3 Tình hình phát triển kinh tế của thị trấn Thanh Chương 41
2.2 TÌNH HÌNH THU GOM VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN THANH CHƯƠNG, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 44
2.2.1 Thực trạng về chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Thanh Chương 44 2.2.2 Hoạt động thu gom và vận chuyển CTRSH tại thị trấn Thanh Chương
46
Trang 52.2.2.1 Hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH ở thị trấn Thanh Chương
46
2.2.2.2 Khối lượng CTRSH được thu gom ở thị trấn Thanh Chương 48
2.2.2.3 Thực trạng xử lý CTRSH sau khi thu gom ở thị trấn Thanh Chương 49
2.2.2.4 Nhận xét chung về tình hình thu gom, xử lý CTRSH 50
2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ THU GOM VÀ XỬ LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN DÙNG 51
2.3.1 Về mặt kinh tế 51
2.3.2 Về mặt xã hội 55
2.3.3 Về mặt môi trường 55
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN DÙNG 56
2.4.1 Thành tựu đạt được 56
2.4.2 Tồn tại cần khắc phục 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ CTRSH TẠI THỊ TRẤN THANH CHƯƠNG 58
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CHO CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ CTRSH TẠI THỊ TRẤN THANH CHƯƠNG 58
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM & XỬ LÝ CTRSH TẠI TRỊ TRẤN THANH CHƯƠNG 58
3.2.1 Giải pháp xây dựng bãi rác mới 58
3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn 59 3.2.2.1 Về thu gom 59
3.2.2.2 Công tác xử lý 59
3.2.3 Nâng cao năng lực nhận thức cộng đồng 60 3.2.4 Sử dụng các công cụ kinh tế để tạo nguồn tài chính cho quản lý CTRSH
60
Trang 6PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 KẾT LUẬN 61
2 KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTR Chất thải răn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
RTSH Rác thải sinh hoạt
BVMT Bảo vệ môi trường
VSMT Vệ sinh môi trường
TN&MT Tài nguyên và môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
HTX DVMT Hợp tác xã dịch vụ môi trường
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh CTRSH 5
Bảng 2: Thành phần cơ học của CTRSH 8
Bảng 3: Thành phần hoá học trong rác thải sinh hoạt 9
Bảng 4: Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người 12
Bảng 5: Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 20
Bảng 6: Lượng CTRSH phát sinh ở Việt Nam năm 2004 22
Bảng 7: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007 23
Bảng 8: Khối lượng CTR qua 4 năm (2009-2012) của thành phố Vinh 27
Bảng 9: Lao động trực tiếp thu gom, vận chuyển, CTRSH của HTX ở thị trấn Thanh Chương qua 3 năm 35
Bảng 10: Tình hình dân số và lao động của thị trấn Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012 40
Bảng 11 Hiện trạng sử dụng đất ở Thị trấn Thanh Chương 41
Bảng 12: Quy mô và cơ cấu của các ngành kinh tế của thị trấn Thanh Chương qua 3 năm (2010 - 2012) 42
Bảng 14 Lịch hoạt động thu gom rác thải 47
Bảng 15: Tỷ lệ CTRSH được thu gom của thị trấn Thanh Chương qua 2 năm 2011-2012 48
Bảng 16: Đánh giá chất lượng thu gom CTRSH tại thị trấn Thanh Chương 49
Bảng 17: Mức thu phí vệ sinh môi trường cho các đối tượng trên địa bàn thị trấn Thanh Chương qua 3 năm 2010, 2011, 2012 51
Bảng 18: Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về mức thu phí của HTX DVMT Thị trấn Thanh Chương 52
Bảng 19: Chi phí cho trang thiết bị của HTX DVMT thị trấn Thanh Chương 53
Bảng 20: Tình hình thu chi của HTX DVMT thị trấn Thanh Chương năm 2012 54
Bảng 21: Nhận định của người dân về chất lượng môi trường tại thị trấn Thanh Chương 56
Bảng 22: Kiến nghị nguồn kinh phí dành cho mua sắm cơ sở vật chất cho công tác VSMT của HTX DVMT 62
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Hệ thống quản lý CTRSH 15
Sơ đồ 2: Công nghệ xử lý rác 16
Sơ đồ 3: Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin 28
Sơ đồ 4: Hệ thống quản lý CTRSH tại thị trấn Thanh Chương 31
Sơ đồ 5: Mạng lưới thu gom, vận chuyển CTR tại thị trấn Thanh Chương 46
Sơ đồ 6: Xử lý CTR tại bãi rác chung của thị trấn Thanh Chương 49
Trang 10TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Chương,tỉnh Nghệ An, tôi đã nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinhhoạt trên địa bàn thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”
Múc đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất thải rắn và những tác động củachất thải rắn đến môi trường
- Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấnThanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đưa ra một số phương hướng và giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải tại thị trấn
Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của đề tài
- Các tài liệu, báo cáo về thực trạng CTRSH tại Thị trấn Thanh Chương
- Tài liệu thu thập từ nhiều sách báo, tạp chí và một số luận văn, kiến thức thuthập từ thực tế người dân
Một số phương pháp đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
Phương pháp điều tra phỏng vấn; phương pháp phân tích thống kê, xử lý sốliệu; phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác
Những kết quả đạt được trong khuôn khổ đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài đã khái quát hóa những lý luận cơ bản về CTRSH, hệthống quản lý, các công cụ quản lý CTRSH và các tác động của CTRSH, tình hình cơbản về Hợp tác xã Dịch vụ môi trường thị trấn Thanh Chương
- Về mặt nội dung: Dựa trên bảng số liệu sơ cấp và thứ cấp đề tài đã phân tíchtình hình thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Thanh Chương Thông quađiều tra về tình hình quản lý CTRSH của 60 hộ trên địa bàn, đề tài đã đi vào phân tíchtình hình quản lý CTRSH trên địa bàn Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quảthu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn Thị trấn Thanh Chương
- Do trình độ kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu liênquan tới đề tài có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót Kính mong sự đóng góp ý kiếncủa Qúy Thầy Cô
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước đã mang lại rất nhiều thành tựu mới Các ngành côngnghiệp, nông nghiệp đặc biệt là các ngành du lịch và dịch vụ đã có những bước pháttriển nhanh chóng Sự gia tăng dân số và tốc độ phát triến kinh tế xã hội đã làm tăngcác hoạt động của con người trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, điều đó cũng tácđộng mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường sống Dân số tăng lên thì nhu cầu của conngười về ăn, ở, mặc, giải trí ngày càng tăng, kéo theo đó lượng rác thải sinh hoạt màcon người thải ra trong quá trình hoạt động sống càng nhiều gây áp lực lớn đến môitrường
Trong các vấn đề về môi trường, chất thải rắn sinh hoạt là một vấn đề nghiêmtrọng, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận Rác thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu
cơ, khi phân huỷ tự nhiên bốc lên mùi hôi thối gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.Các bãi tập trung rác không những là nơi gây ô nhiễm mà còn là nơi ẩn chứa các ổdịch bệnh và ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị
Theo ước tính ở Việt Nam hàng năm có khoảng 15 triệu tấn rác được thải ratrên toàn quốc Trong đó, có tới 80% là rác thải sinh hoạt nhưng công tác quản lýCTRSH chưa đạt hiệu quả cao Điều này đã đặt ra vấn đề về công tác vệ sinh môitrường tại các thành phố, khu đô thị cũng như các làng nghề và vùng nông thôn
Trong bối cảnh chung của sự phát triển đất nước và khu vực, thị trấn ThanhChương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là 281 ha, với 10khối hành chính trong đó 4 khối đường phố và 6 khối nông thôn Dân số là 6985 khẩu,
1663 hộ Sau những năm đổi mới thị trấn đã thu được nhiều kết quả tốt về mọi mặt, từ
đó bộ mặt thị trấn đã có sự thay đổi rõ nét, các công trình kiến trúc xây dựng ngàycàng nhiều, đa dạng và phong phú Kinh tế phát triển, đời sống vật chất của cộng đồngđược nâng cao, kéo theo đó là sự gia tăng về khối lượng - thành phần rác thải sinhhoạt, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống
Vì vậy, vấn đề rác thải sinh hoạt đã và đang là một trong những vấn đề cấp báchcủa công tác vệ sinh môi trường ở thị trấn Thanh Chương Trong khi đó, hoạt động
Trang 12quản lý rác thải sinh hoạt chưa đồng bộ, nhất là quá trình thu gom - vận chuyển - xử lýrác thải chưa triệt để, dẫn đến tình trạng mất vệ sinh môi trường, gây mất cảnh quan.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu tình hình rác thải sinh hoạt vàcông tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Thanh Chương hiện nay
là thực sự cần thiết Xuất phát từ vấn đề này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” nhằm nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp
nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho thị trấn Thanh Chương góp phầnbảo vệ, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất thải rắn và những tác động củachất thải rắn đến môi trường
- Nghiên cứu đánh giá cách thức tổ chức, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trườngcủa công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Thanh Chương
- Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thịtrấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đưa ra một số phương hướng
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu gom và xử lý rác thảitại thị trấn trong những năm tới
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về mặt không gian: Tất cả khối dân cư trên địa bàn thị trấn Thanh Chương
- Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu qua 3 năm (2010-2012)
- Về mặt nội dung: nghiên cứu thực trạng thu gom CTRSH trên địa bàn thị trấnThanh Chương và đề xuất các giải pháp xử lý CTRSH trong thời gian tới đối với Hợptác xã Dịch vụ môi trường Thị trấn Thanh Chương
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Đề thực hiện khóa luận tác giả đã thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu nhằmmục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng làm cơ sở lí luận cho đề tài Nguồn tàiliệu nghiên cứu được tham khảo trong khóa luận rất đa dạng bao gồm : giáo trình, Báocáo khoa học, Số liệu thống kê, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
Trang 13 Phương pháp điều tra xã hội học
Nhằm đánh giá nhận thức và điều tra khối lượng rác trong dân cư, chúng tôi đãxây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và điều tra trên 60 hộ Đối tượng được phỏng vấn lànhững người dân thuộc nhiều thành phần dân cư khác nhau như cán bộ, nhân viên,công nhân, viên chức, lao động buôn bán và sinh sống trên địa bàn thị trấn
Phương pháp tham khảo chuyên gia
Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa họcnói chung và cán bộ ở các sở, phòng về những nội dung của đề tài
Phương pháp quan sát, mô tả
Quan sát và ghi lại những thói quen hàng ngày của người dân về lưu trữ và thải
bỏ rác cũng như ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường Bên cạnh đó, tácgiả đã quan sát nắm bắt cách thức thu gom, vận chuyển CTRSH của đội vệ sinh tạiđiểm nghiên cứu nhằm bổ sung cho việc cũng như áp dụng mô hình phân loại rác saunày
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Từ những số liệu ghi nhận được ở các kết quả phỏng vấn tôi tiến hành thống kê
và xử lý số liệu bằng các phần mềm Excel kết quả của quá trình này lả các bảng số liệuđược trình bày trong khóa luận
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Cơ sở lý luận
thải rắn sinh hoạt
Định nghĩa chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộngđồng dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp, khai khoáng tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữudụng hay khi không muốn dùng nữa
Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất Con người và động vật đãkhai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống củamình và thải ra các chất thải rắn
Định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải được sinh ra từ hoạt động hằng ngày củacon người được thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từcác hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn,công viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trường học, các cơ quan nhànước Chất thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ thuỷ tinh, gạchngói vỡ, đất đá, cao su,chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xươngđộng vật, tre gỗ, giấy, rơm rạ, xác động vật…
thành phần CTR, CTRSH
Nguồn gốc phát sinh CTRSH
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ởnơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian Rác thảisinh hoạt có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xãhội như từ các khu dân cư, chợ , nhà hàng, công ty, văn phòng và các nhà máy côngnghiệp Nguồn gốc phát sinh của CTRSH được thể hiện qua bảng 1 sau:
Trang 15Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh CTRSH Nguồn
phát
sinh
Nơi phát sinh Các loại chất thải rắn
Khu dân
cư Hộ gia đình, chung cư.
Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bắng giấy, gỗ, vài,
da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thuỷ tinh…), tro, đồ dùngđiện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồnhựa, thuỷ tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bộtgiặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịtphòng…bám trên rác thải…
mới,sữa chữa nâng cấp
sữa chữa đường phố, cao
sinh đường phố, công
viên, khu vui chơi, giải
(Nguồn: Quản lý tổng hợp chất thải rắn - Integrated Solid Waste Management,
McGRAW-HILL 1993)Qua bảng trên ta thấy, CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Thôngthường trong rác thải rắn rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỉ lệ cao nhất
Trang 16từ 50-75% Khu dân cư: chất thải từ khu dân cư phần lớn là các thực phẩm dư thừa hay
hư hỏng như rau, quả , bao bì hàng hoá (giấy vụn, gỗ, vải da, cao su, PE, PP, thuỷtinh, tro…), một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng,bóng đèn, đồ nhựa, thuỷ tinh ), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rác thải
Khu thương mại: chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giảitrí, trạm dịch vụ , khu văn phòng (trường học, viện ngiên cứu, khu văn hoá…) Khucông cộng (công viên , khu nghỉ mát ) thải ra các loại thực phẩm (hàng hoá hư hỏng,thức ăn dư thừa từ nhà hàng, khách sạn), bao bì (những bao bì đã sử dụng và bị hưhỏng) và các loại rác rưởi , xà bần, tro và các chất thải độc hại
Khu xây dựng: như công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp…
thải ra các loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, ống dẫn…các dịch vụ đô thị(gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinhcống rãnh…) bao gồm các rác đường, bùn cống rảnh, xác súc vật
Khu công nghiệp, nông nghiệp: chất thải sinh hoạt thải ra từ các hoạt động sinh
hoạt của công nhân, cán bộ viên chức ở các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất.Các cơ sở nông nghiệp chất thải chủ yếu là lá cây, cành cây, thức ăn gia súc thừa và bịhỏng chất thải đặc biệt như thuốc sát trùng, phân bón , thuôc strù sâu, được thải racùng với bao bì đựng các hoá chất đó
Phân loại
Chất thải rắn được phân loại theo một số cách sau:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, chợ…
- Theo thành phần vật lý và hoá học: người ta phân biệt theo thành phần hữu
cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn…
- Theo bản chất nguồn tạo thành chất thải rắn được phân loại theo:
+ Chất thải rắn sinh hạt (CTRSH): là những chất liên quan đến hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trungtâm dịch vụ - thương mại
+ Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN): là chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp
Trang 17bao gồm: các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong cácnhà máy nhiệt điện, các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; các phế thải trong quátrình công nghệ, bao bì đóng gói sản phẩm.
+ Chất thải xây dựng: các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ…
+ Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từchế biến sữa, các lò giết mổ…, chất thải của các ngành chăn nuôi, đánh bắt thủy sản…
- Theo mức độ nguy hại rác thải được chia làm các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất nhiễmkhuẩn, lây lan…có thể đe doạ tới sức khoẻ con người, động vật và cây cỏ
+ Chất thải y tế nguy hại: là chất có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tớimôi trường và sức khoẻ cộng đồng
+ Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các tạp chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần
Chất thải rắn sinh hoạt thường được chia thành ba nhóm sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt vô cơ (rác vô cơ): gồm các loại phế thải, sành sứ,
kim loại, giấy, cao su, nhựa vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng, thủytinh…
+ Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ (rác hữu cơ): gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng.
rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật…
+ Chất thải rắn sinh hoạt nguy hại: là những phế thải rất độc hại cho môi
trường và con người như pin, bình ắc quy, hóa chất, thuốc trừ sâu, rác thải điện tử…
Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý - hoá học của CTRSH rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng địaphương, vào mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác
Thành phần cơ học: CTRSH có thành phần các chất hữu cơ chiếm rất cao,
khoảng 56% - 65% chủ yếu là các chất cháy được Bảng sau đây làm rõ thành phần cơhọc của CTRSH theo tính chất cháy được của các CTRSH
Trang 18Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon…
Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây
Cỏ, gỗ củi, rơm
rạ
Các vật liệu và sản phẩm được chếtạo từ gỗ, tre…
Đồ dùng bằng gỗ như bàn,ghế…
Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được cấu
Các chất không cháy được
Kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được tạo
Vỏ nhôm, bao giấy gói…
Thuỷ tinh Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ thuỷ tinh
Chai lọ, bóng đèn…
Đá và sành sứ Bất kì loại vật liệu không cháy được
ngoài kim loại và thuỷ tinh
Vỏ ốc, xương, gạch, đá xâydựng, mảnh sành bình gốmvỡ,
(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn PGS.TS Nguyễn Văn Phước – Đại học
Bách khoa Hồ Chí Minh)
Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao cho nên tỷ lệ thành phầnhữu cơ trong CTRSH thường chỉ chiếm 35 - 40% Ta thấy, thành phần CTRSH tươngđối phức tạp, và do rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ có các đặc điểm tính chất khácnhau nên tốc độ phân hủy và thời gian phân hủy của các loại rác thải này cũng khácnhau Điều này dẫn đến việc thu gom và xử lý rác thải sẽ gặp nhiều khó khăn
Thành phần hoá học:
Trang 19Trong các cấu tử hữu cơ của CTRSH thành phần hoá học của chúng chủ yếu là
C, H,O, N, S và các chất tro Hàm lượng các nguyên tố trên dao động trong mộtkhoảng rộng Kết luận này có thể được minh hoạ qua số liệu ở bảng 3
Bảng 3: Thành phần hoá học trong rác thải sinh hoạt Các chất Thành phần ( % )
Cacbon Hydro Oxy Nito Lưu huỳnh Tro
Tính chất lý học của CTRSH: Chất thải rắn có ba đặc điểm chính, có sự biến
thiên lớn và ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý rác thải các đặc điểm đó là : Tỷtrọng và độ ẩm, khối lượng rác thải
Độ ẩm: Độ ẩm cao, được xác định bằng trọng trọng lượng có trên 1 đơn vịtrọng lượng rác ẩm hoặc khô
Tỷ trọng: Có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng thể và thể tích nước.Cũng như độ ẩm, tỷ trọng chất thải rắn thay đổi rất lớn theo vị trí địa lý, mùa trong
Trang 20năm, thời gian lưu động Ở các nước công nghiệp phát triển, tỷ trọng chất thải sinhhọat thấp do động trong khoảng 100-150 kg/m3 do thành phần giấy, bao bì, vỏ hộpchiếm tỉ lệ lớn Ở các nước đang phát triển tỉ trọng rác thải sinh hoạt cao hơn thay đổi
từ 175-500 kg/m3
Khối lượng rác thải trung bình ở các nước công nghiệp phát triển > 0,8kg/người mỗi ngày Ở các nước đang phát triển khoảng 0,6-0,8kg/người mỗi ngày Dotốc độ phát sinh rác thải sinh hoạt trên bình quân đầu người của dân cư đô thị nước tatương đối cao, tỷ trọng của đất đá gạch cát có lẫn trong rác thải sinh hoạt lớn nên khốilượng rác thải sinh hoạt của các đô thị nước ta hiện nay khoảng 0,5-0,7 kg/người mỗingày
Tính chất hoá học của CTRSH: Tính chất hoá học của chất thải rắn đóng vai
trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu Ví dụ, khảnăng cháy phụ thuộc vào tính chất hoá học của chất thải rắn, đặc biệt trong trường hợpchất thải là hỗn hợp của những thành phần cháy được và không cháy được Một sốđiểm quan trọng về tính chất hóa học của CTRSH như :
Chất hữu cơ: vật chất bay hơi (hay mất thêm ở nhiệt độ 9500C) Phần bay hơitrong khoảng 40%-60% hay trung bình 53% chất hữu cơ hay chất tổn thất khi nungthông thường chất hữu cơ
Chất trơ: Đó là phần còn lại sau khi nung tức là chất trơ ( chất vô cơ )
Hàm lượng Các bon cố định: Là lượng Các bon còn lại sau khi loại bỏ các tạpchất vô cơ khác không phải là Các bon trong trơ, hàm lượng này thường chiếm khoảng5%-12% trung bình 7%
Tính chất sinh học của CTRSH: Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành
phần hữu cơ có trong rác thải sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năngchuyển hoá sinh học tạo thành phần khí, các chất rắn hữu cơ và các chất vô cơ, gâymùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thực phẩm) cótrong rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
sống kinh tế xã hội và môi trường
Ảnh hưởng tới nền kinh tế - xã hội:
Trang 21Ảnh hưởng của CTRSH tới phát triển kinh tế - xã hội ngày càng thấy rõ Mứcchi phí cho quản lý chất thải tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới Bên cạnh chi phítrực tiếp cho các hoạt động và dịch vụ quản lý chất thải, xã hội còn phải gánh chịunhững chi phí tổn thất tính bằng tiền do các ảnh hưởng như sau:
- Chi phí y tế do tác động của chất thải rắn tới sức khỏe con người
- Chi phí giải quyết và làm sạch ô nhiễm nước do CTRSH
- Thiệt hại đến ngành thủy sản do CTRSH gây ô nhiễm nguồn nước
- Thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp do ô nhiễm môi tường đất và mất quỹđất do sử dụng đất để chon lấp chất thải rắn
- Thiệt hại kinh tế đối với ngành du lịch do suy giảm lượng khách thăm quan
do thực trạng ô nhiễm của các thành phần môi trường: Đất, nước, không khí
Ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người:
Rác thải phát sinh từ các khu đô thị nếu không đuợc thu gom và xử lý đúngcách thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư vàlàm mất mĩ quan đô thị Thành phần chất thải rất phức tạp, trong đó có chứa các mầnbệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác chết xúc vật…tạo điều kiện choruồi, muỗi, chuột…sinh sản và lây lan mầm bệnh cho con người và có thể trở thànhbệnh dịch
Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng…tồn tại trong rác có thể gây bệnhcho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, lao,giun sán… Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi truờng đấttrong hai điều kiện hiếu khí và kị khí Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt cácsản phẩm trung gian, cuối cùng là hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2,CH4…
Bảng 4: Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người
Khí sinh học (biogas) hình thành từ các bãi chôn lấp do quá trình phân
hủy các thành phần sinh học trong chất thải có chứa rất nhiều loại khí độc
hại như NH 3 , CO 2 , CH 4 , H 2 S, các hợp chất hữu cơ bay hơi
Bãi chôn lấp
Trang 22Ngoài các hơi khí gây ô nhiễm thông thường, còn có PCBs, PAHs, các
hợp chất dioxins và furans Thiêu đốt
Nước
Ô nhiễm và mất cảnh quan ở các khu vực nước mặt do rác bị vứt bừa bãi
ở ao, hồ, sông ngòi và kênh rạch
Thiếu ý thức, hiểu biết của người dân
Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do nước rỉ rác chưa được xử lý, nhiễm bẩn
Nitơ trong nước ngầm tầng nông đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng.
Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp
Tro thải có chứa các loại hóa chất độc hại Thiêu đốt
Tiếng ồn Tiếng ồn thường ở mức cao
Các phương tiện vận tải, xử lý chất thải ở các khu vực xử lý Mùi Mùi khó chịu
Các điểm trung chuyển, bãi chôn lấp, bãi tập kết chất thải
Sức khỏe
cộng
đồng
Vứt RTSH bừa bãi sinh ra muỗi, ruồi nhặng là những sinh vật truyền
nhiễm gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm não…, ô nhiễm nguồn
nước ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn thực phẩm gây ra các bệnh
như: dịch tả, mắt đỏ, viêm ruột, viêm mũi
Các điểm trung chuyển, bãi chôn lấp, bãi tập kết chất thải
(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn PGS.TS Nguyễn Văn Phước – Đại
học Bách khoa Hồ Chí Minh)
Lượng rác thải ra quá lớn thì vượt qua khả năng làm sạch của đất thì môi trườngđất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, cácchất độc hại và các sinh vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất
Các loại rác dể phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng…) trong điều kiệnnhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 3500C và độ ẩm là 70-80%) sẽ đượccác vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều lọai khí ô nhiễm các tác động rất đáng
kể đến môi trường không khí
Trong điều kiện kỵ khí: gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide(S2-), sau đó sunfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S có mùi hôi khó chịu
Việc phát sinh cũng như bản thân các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạtnói riêng và chất thải rắn nói chung là nguồn gây ô nhiễm môi trường Nếu không
Trang 23được kiểm soát tốt, ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn có thể diễn ra rất nghiêmtrọng.
sinh hoạt
Đối với những loại rác thải không gây hại đối với sức khoẻ con người, chúng ta
có thể tận dụng chúng để sử dụng vào các mục đích khác Có thể tái sử dụng, tái sinhhay tái chế rác thải sinh hoạt tạo ra các sản phẩm có ích nhằm tiết kiệm của cải, tiếtkiệm tài nguyên thiên nhiên hay thời gian sản xuất ra chúng
Những thứ phế thải không tận dụng được nữa nhưng còn có thể sử dụng để sảnxuất ra các sản phẩm khác thì có thể bán phế liệu để tái chế như các loại kim loại cóthể tái chế để sản xuất ra các máy cắt cỏ Với chiếc máy cắt cỏ tận dụng từ các xe môtô
cũ do anh Võ Văn Nghiêm, huyện Krông Pa (Gia Lai) chi phí sản xuất chỉ khoảng 2,5triệu đồng, nhiên liệu sử dụng chỉ tốn 2-2,5 lít xăng cho 1 ha đất
Công ty mỹ nghệ Hà Nội đã tận dụng các loại sắt vụn kim loại tạo thành các đồtrang trí nội thất đẹp mắt, trung bình mỗi năm công ty tận dụng khoảng 100 tấn phếliệu kim loại để sản xuất ra các mặt hàng trang trí và doanh thu đạt khoảng 5 tỷđồng/năm
Không chỉ tận dụng rác thải kim loại để tái chế, hiện nay có rất nhiều Công ty
tái chế nhựa, các vỏ đồ hộp bằng nhựa Chương trình thu gom để tái chế hộp giấy
đựng thức uống, từ 12/4 - 27/6, chương trình đã thu gom khoảng 6 tấn tương đươngvới 750.000 vỏ hộp sữa Số vỏ hộp giấy này sẽ được đem đi tái chế sinh lợi cho nhàmáy giấy Thuận An tỉnh Bình Dương gần 100 triệu đồng Theo Hiệp hội giấy ViệtNam, từ năm 2000 đến nay, nhiều doanh nghiệp đã lắp đặt dây chuyền hiện đại, đồng
bộ sản xuất bột từ giấy phế liệu với tổng công suất 160.000 tấn/năm Năm 2009, ngànhgiấy sẽ đưa vào vận hành ít nhất 5 dây chuyền sản xuất mới với tổng công suất190.000 tấn/năm và khoảng 50% lượng giấy tái chế đó được sử dụng để in báo và làmcác bao bì hộp bìa các tông
Các đồ dụng vật liệu từ nhựa có thể tái chế lại thành các đồ mới Hiện nay tạinhà máy xử lý rác Cầu Diễn Hà Nội đã nghiên cứu thành công công nghệ đúc bê tông
từ các loại chai lọ thuỷ tinh, các ống thuốc, cát, sỏi, đá, gạch vụn, nylon, gỗ Loại bê
Trang 24Nguồn phát sinh chất thải rắn
Thu gom
Tiêu huỷ
Gom nhặt, tách, lưu trữ tại nguồn
tông từ rác thải này có giá thành rẻ hơn các loại bê tông bình thường từ 3000-5000đồng/m3 mà vẫn đạt tiêu chuẩn chịu lực đã đặt ra
Ngoài những loại rác thải có thể tái chế được như các loại sắt vụn, bê tông thừa,
đá, gạch, cát ra các loại rác hữu cơ cũng có thể tái sinh được như các loại rau, củ, quả
hư hỏng, các cành cây lá cỏ xác súc vật, phân chuồng có thể tạo thành phân hữu cơ visinh bón cho cây trồng Hiện nay một số nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại việtnam đã đi vào hoạt động như nhà máy xử lý rác Cầu Diễn Hà Nội, Nhà máy sản xuấtphân bón hữu cơ tại Hải Dương
Hiện nay, tại tỉnh Lâm Đồng đang đầu tư xây lắp nhà máy chế biến rượu vang
và phân bón hữu cơ vi sinh và thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng từ vỏ quả cà phê, mỗinăm tiếp nhận khoảng 200.000- 250.000 tấn rác là vỏ cà phê
Tại Việt Nam, có nhà máy tái chế rác Thuỷ Phương thành phố Huế tái chế 90%rác và 10% dùng để sản xuất gạch Block Theo quy trình sản xuất của nhà máy Trungbình 1 tấn rác sẽ sản xuất được 2,5 tạ phân vi sinh có giá 1 triệu đồng/tấn
Người ta có thể sử dụng rác làm nguyên liệu đốt để sản xuất ximăng Riêng tạiViệt Nam, công ty xi măng Holcim Việt Nam cũng đã sử dụng nguồn nhiên liệu nàyvới khoảng 14% Hay với nguồn rác thải thu được tại thành phố Hồ Chí Minh nhờ vậndụng công nghệ mới mà bãi rác này tạo ra hàng trăm KW điện năng hoà vào mạnglưới điện quốc gia.Với tổng công suất điện thu được là 2.430 KW/h, dự kiến mỗi năm,bãi rác Gò Cát cũng sẽ đóng góp khoảng 13 tỷ đồng từ điện rác thải
CTRSH được quản lý thông qua một hệ thống nhất định, bao gồm hệ thống thugom sơ cấp, thu gom thứ cấp CTRSH sẽ được thu gom và vận chuyển theo hệ thống.Trong quá trình đó, CTRSH có thể được phân loại và xử lý tại nguồn trước khi vậnchuyển đến nơi tiêu hủy và chôn lấp Hệ thống quản lý CTRSH được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Trang 25- Thu gom, vận chuyển hết CTRSH
- Hiệu quả kinh tế (thu gom, xử lý tốt nhất với chi phí thấp nhất)
- Áp dụng công nghệ, thiết bị xử lý tiên tiến
- Lượng va thành phần, đặc điểm CTR
- Điều kiện khí hậu, địa chất, diện tích đất,…
- Yêu cầu mức độ kỹ thuật, vệ sinh môitrường
- Trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cán bộ, nhân công
- Nhu cầu thị trường về sử dụng các sản phẩm từ xử lý CTR
Trang 26- Khả năng tài chính.
- Độ tin cậy của công nghệ
Sơ đồ 2: Công nghệ xử lý rác
(Nguồn: Trang thông tin điện tử của Công ty Máy và Thiết bị Công Nghiệp Hóa chất
Môi trường MECIE)
Phương pháp chôn lấp
Đây là phương pháp truyền thống đơn giản nhất Phương pháp này chi phí thấp
và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển Việc chôn lấp được thực hiệnbằng cách dùng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi rác đã quy hoạch trước Sau khi rácđược đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất Hàng ngàyphun thuốc diệt ruồi và rắc bột vôi Theo thời gian, sự phân huỷ vi sinh vật làm chorác trở nên tơi xốp và thể tích của rác giảm xuống Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khibãi rác đầy thì chuyển sang bãi mới
Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng
ở các nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường mộtcách nghiêm ngặt Việc chôn lấp rác thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ởcác nước đang phát triển Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần
Trang 27nguồn nước mặt và nước ngầm Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là mộttrong những khả năng vì một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác có thể thu hồi lại.
- Ưu điểm của phương pháp này:
+ Công nghệ đơn giản, rẻ và phù hợp với nhiều loại rác thải
+ Chi phí cho các bãi chôn lấp thấp
- Nhược điểm của phương pháp này:
+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn
+ Khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm chôn lấp
+ Nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, khí, cháy, nổ
Giải pháp xử lý ủ rác lên men sản xuất phân hữu cơ
Sản xuất phân bón hữu cơ từ rác thải hữu cơ là một phương pháp truyền thống,được áp dụng phổ biến ở các quốc gia phát triển và ở Việt Nam, phương pháp nàyđược áp dụng rất có hiệu quả Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là các chấthữu cơ có thể phân huỷ được, nhất là có thể tiến hành quy mô hộ gia đình Công nghệ
ủ rác làm phân là một quá trình phân giải phức tạp gluxit, lipit và protein do hàng loạtcác vi sinh vật hiếm khí và kỵ khí đảm nhiệm Các điều kiện độ Ph, độ ẩm, độ thoángkhí (đối với vi khuẩn hiếm khí) càng tối ưu thì vi sinh vật càng hoạt động mạnh và quátrình ủ phân càng kết thúc nhanh Tuỳ theo công nghệ mà vi khuẩn kỵ khí hoặc hiếmkhí sẽ chiếm ưu thế trong đống ủ
Công nghệ có thể là ủ đống tĩnh thoảng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định kỳhoặc vừa thổi khí vừa đảo Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp xử lý rác rất cóhiệu quả, sản phẩm phân huỷ, có thể kết hợp tốt với phân người hoặc phân gia súc( đôikhi cả than bùn) cho ta phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo độ tơi xốp, rấttốt cho cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng và an toàn đối với sản phẩm
Đốt rác trong lò kín
Xử lý rác bằng phương pháp đốt là làm giảm tối thiểu chất thải cho khâu xử lýcuối cùng Nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao để bảo vệ môi trườngthì đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp rác hợp vệsinh, chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần
Trang 28Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nềnkinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi
xã hội của toàn cầu Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất thải khácnhau sinh khói độc và dễ sinh ra khói độc đioxin nếu không giải quyết tốt việc xử lýkhói ( xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác)
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngànhcông nghiệp nhiệt và phát điện Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khíthải tốn kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra
Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải vì hàng loạtcác vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết Việc thu đốt rác thảithường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnh viện hoặc rác thảicông nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không xử lý triệt để được
Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex
Đây là một công nghệ mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Mỹ Công nghệHydromex nhằm xử lý rác đô thị ( kể cả rác độc hại ) thành các sản phẩm phục vụngành xây dựng, vật liệu, năng lượng và sản phẩm dùng trong nông nghiệp hữu ích.Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền rác nhỏ sau đó polime hoá và sử dụng áplực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm
Rác thải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) được chuyền về nhàmáy, không cần phân loại và đưa vào máy cắt nghiền nhỏ, sau đó đưa đến các thiết bịtrộn bằng băng tải Chất thải lỏng pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng trunghoà và khử độc thực hiện trong bồn Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơmvào các thiết bị trộn, chất lỏng và rác thải kết dính với nhau hơn sau khi cho thêmthành phần polime hoá vào Sản phẩm ở dạng bột ướt được chuyển đến máy khuôncho ra sản phẩm các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sảnphẩm nông nghiệp hữu ích Các sản phẩm này bền, an toàn về mặt môi trường
Trang 29chế Những chất còn lại được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lựcvới mục đích làm giảm tối đa thể tích rác.
Các kiện rác đã ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấpnhững vùng đất trũng sau đó phủ lên các lớp đất cát Trên diện tích này, có thể sử dụnglàm mặt bằng để xây dựng công viên, vườn hoa, và các công trình xây dựng nhỏ vàmục đích chính là làm giảm tối đa khu vực xử lý rác
- Công cụ pháp luật
Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, các văn bảnkhác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, cácđịa phương
Luật và các nghị định có liên quan đến quản lý CTR như: Luật Bảo vệ môitrường, Nghị định 175/NĐ-CP ngày 10/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môitrường Các thông tư 4527 của Bộ Y tế về quản lý chất thải Y tế, phân loại xử lý theoquy định, thông tư 2891 của Bộ KHCN và MT quy định về việc nhập phế liệu Ngoài
ra còn có các quy chế về quản lý chất thải rắn nguy hại như: các tiêu chuẩn môitrường, các tiêu chuẩn sản phẩm, các loại giấy phép…
- Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của cáchoạt động sản xuất kinh doanh Bao gồm lệ phí thu gom vận chuyển và xử lý CTR ,phí tiêu hủy chất thải, phí đánh vào sản phẩm như thu phí thông qua sử dụng sảnphẩm…
Trang 30- Công cụ kỹ thuật quản lý
Thực hiện vai trò kiểm soát, giám sát về chất lượng và thành phần môi trường,đánh giá chất lượng môi trường thông qua quá trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải
Bảng 5: Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004
Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn)
Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 620
Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích) 65
(Nguồn: CENTEMA, 2004)
Năm 2004, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính
là 1,2 tỷ tấn Nếu các số liệu trên đổi thành đơn vị tấn chất thải rắn được thu gom mỗinăm trên đầu người, thì tại các khu đô thị ở Mỹ có đến hơn 700 kg chất thải và gần
150 kg ở Ấn Độ
Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là nước có lượng RTSHnhiều nhất Theo cơ quan BVMT Mỹ, hiện nay người Mỹ sản sinh ra khối lượngRTSH đô thị kỷ lục là 2 kg/người/ngày Hàng năm, các thành phố Mỹ tạo ra 229 triệutấn rác một năm Ở Mỹ lượng CTR được tái chế chiếm 27% tổng lượng CTR hàngnăm Khoảng 16% CTR được đốt ở các nhà máy chế biến chất thải thành nănglượng Phần còn lại (57%) được chôn lấp ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Còn ở Pháp mỗi người thải ra khoảng 1000 kg/người/năm Hiện nay Pháp chỉchế biến lượng RTSH thành phân bón là 4,2 triệu tấn chất thải hữu cơ trong khi các bãi
RTSH này ước tính lên tới 400 triệu tấn.
Trang 31Theo hãng tin AFP, nhiều bãi rác trong khu vực miền Nam Italia đã quá tảihoặc "đóng cửa", khiến cho chỉ trong vòng hai tuần đã có khoảng 2.000 tấn rác dồnđống ngay trong thành phố Naples (Italia) Khiến cho người dân nơi đây không thểchịu đựng được mùi hôi thối từ đống rác toả ra Vấn đề RTSH ngày càng gay gắt hơn
và đạt "đỉnh" vào năm 2007 khi các bãi rác trở nên quá tải
Các quốc gia Châu Á, cùng với xu hướng phát triển nhanh và khả năng tiêu thụhàng hoá nhiều, đang thải ra một lượng rác thải sinh hoạt lớn chưa từng có
Nền kinh tế Ấn Độ phát triển nhanh chóng và vấn đề ô nhiễm môi trường cũngngày càng nặng nề hơn Vì vậy, mà nhiều con sông ở Ấn Độ đang bị chết dần Nhữngcon sông Ấn Độ là một bè rác khổng lồ, 57% rác thải của thành phố này đã đổ xuốngsông Yamuna Rác trôi ven sông, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc Lượng rác đổ xuốngsông từ năm 1993 đến năm 2005 đã tăng gấp đôi, vì thế dòng sông ở ấn Độ vốn đã ônhiễm lại càng ô nhiễm hơn Tại ấn Độ khoảng 80% RTSH của thành phố đều đượctống xuống sông Để hoạt động chất thải rắn đạt hiệu quả cần: Khuyến khích phân loạirác tại nguồn, không vứt rác bừa bãi, nên tổ chức thu gom rác đến từng gia đình
Theo ngân hàng thế giới, Bangkok có tỷ lệ rác thải trên đầu người cao nhất tạiĐông Nam Á, ngoại trừ Singapo, với 1,3 kg rác thải mỗi người/ngày Tuy nhiên, chỉ có3,5% RTSH tại Bangkok được tái chế Báo cáo giám sát Môi trường Thái Lan của WBnăm 2003 của Thái Lan: "Nếu xu hướng này tiếp tục và tỷ lệ tái chế rác vẫn ở mức thấp,lượng rác thải sinh hoạt đô thị sẽ tăng 25%” RTSH tại Bangkok chiếm 25% tổng lượngrác toàn quốc, đã tăng gấp ba kể từ năm 1985 lên 9.500 tấn mỗi ngày trong năm 2007.Theo dự đoán của Cục kiểm soát ô nhiễm Thái Lan (PDC), con số này sẽ tăng gấp đôivào năm 2015
Tại Jakata, Indonesia ước tính có tới 70% ( khoảng 1.200 m3) RTSH hàng ngàycủa thành phố được quăng xuống ngay các kênh rạch trong thành phố, phần lớn đềuchảy vào cửa sông Angke, phía Bắc Jakata Lớp rác thải trên sông này dày tới nỗi ởnhiều đoạn sông, người dân có thể đi qua được Tình trạng con sông Angke này có thểđược coi là một điển hình về ô nhiễm tại Châu Á
Những thống kê về RTSH của Trung Quốc cũng rất đáng lo ngại Quốc giađông dân nhất thế giới này thải ra khoảng 150 triệu tấn rác mỗi năm, với tỷ lệ rác từ
Trang 32các thành phố là 9% từ năm 1979 giờ đây đã lên tới gần 20% Hiện đã có 65% sốthành phố của Trung Quốc đang bị những bãi rác bao bọc.
Nhịp độ tăng nhanh về kinh tế tại các quốc gia trên thế giới vô hình chung lạicàng làm tăng thêm "cơn thuỷ triều RTSH ", cùng với nó là sự thiếu ý thức của conngười trong việc xả RTSH ra ngoài thiên nhiên là nguyên nhân gây nên tình trạng ônhiễm môi trường toàn cầu
tại Việt Nam.
Ở Việt Nam những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trởnên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt
là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn và nước thải ngày càng gia tăng Mặc dù sốlượng các nhà máy đã xây dựng trạm xử lý chất thải tăng lên trong những năm gần đâynhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện
Bảng 6: Lượng CTRSH phát sinh ở Việt Nam năm 2004
Lượng phát thải theo
(kg/người/ngày)
Tỷ lệ % so vớitổng lượng thải
Thành phầnhữu cơ( % )
(Nguồn: Khảo sát của nhóm tư vấn 2004, Cục bảo vệ Môi trường, Bộ Công nghiệp
2002 -2003)
Ước tính hiện nay, tổng lượng chất thải rắn ở Việt Nam vào khoảng 49,3 nghìntấn/ngày , trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 54,8% (khoảng 27 nghìntấn), chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 44,4% (khoảng 21,9 nghìn tấn) và chất thảibệnh viện chiếm khoảng 0,8% (khoảng 0,4 nghìn tấn) Rác thải nông thôn ước tính0,3kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều theo từng năm
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổng lượng chất thải rắn củaViệt Nam là không lớn, nhưng lượng chất thải sinh hoạt và chất thải bệnh viện ở hầu
Trang 33hết các địa phương và thành phố còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra môitrường
Các chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp hầu như không được phânloại trước khi chôn lấp Tất cả các loại chất thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế) đều đượcchôn lấp lẫn lộn, ngoài ra tỷ lệ thu gom chất thải chỉ đạt 20-30% Lượng chất thảikhông được thu gom và chôn lấp (70-80%) đã và đang gây nên những tác động xấu tớimôi trường, tới đời sống sinh hoạt và các hoạt động kinh tế Nguyên nhân là do việc
bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp không hợp lý, nằm xen kẽ trong các khu dân cưcàng làm tăng mức dộ ô nhiễm Theo số liệu thống kê củ Bộ Khoa học – Công nghệ vàMôi trường, 82% trong số cơ sở sản xuất kinh doanh đang gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng lại nằm lẫn trong các khu dân cư
Bảng 7: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007
STT Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
Trang 34Các phương pháp xử lý chất thải ở Việt Nam
Chôn lấp
* Hầu như các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lấp CTR là chủ yếu Tuynhiên, đến năm 2006 cả nước chỉ có 15/64 tỉnh/thành phố có bãi chôn lấp (BCL) hợp
vệ sinh Theo thống kê có 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh (21 bãi cấp tỉnh/thành phố
và 128 bãi cấp huyện/thị trấn) Năm 2006, cả nước có 98 bãi chôn lấp CTR đang hoạtđộng, trong đó chỉ có 16/98 BCL VS, 82/98 BCL không hợp vệ sinh, chỉ là những bãi
tự nhiên hoặc hoạt động không hiệu quả
* Về thực chất, đa số BCL CTR đó chỉ đơn thuần là nơi đổ rác, chưa được quyhoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy định BCL hợp vệ sinh: vị trí gầnkhu dân cư (cách 200 - 500m, thậm chí có bãi chỉ cách 100m); không có lớp chốngthấm ở thành và đáy ô chôn lấp; không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, khí rácnên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đếnsức khoẻ cộng đồng Chính vì vậy, trong 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng phải tập trung xử lý triệt để (theo Quyết định 64/2003/QĐ - TTg ngày 22/4/2003của Thủ tướng Chính phủ) có 52 BCL CTR
* Tình trạng chôn lấp chung CTR y tế và công nghiệp nguy hại chưa qua xử lývới CTR sinh hoạt còn phổ biến ở nhiều đô thị
* Nhiều đô thị gặp khó khăn về địa điểm và quỹ đất xây dựng BCL
Gần đây, một số đô thị đã xây dựng BCL CTRhợp vệ sinh, bước đầu hoạt động
có hiệu quả, điển hình là BCL Nam Sơn (Hà Nội), Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng)
Chế biến phân vi sinh (compost) từ rác thải hữu cơ có khả năng phân hủy
Nước ta hiện có hơn 10 nhà máy chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón visinh Các nhà máy này thường thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô vàcông suất nhỏ Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý50.000 tấn rác/năm (công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác thải Nam Định vớicông suất xử lý 250 tấn/ngày (công nghệ Pháp); công nghệ Dano - Đan Mạch tại HoócMôn, TP HCM công suất 240 tấn/ngày Nhà máy xử lý rác thải Hải Phòng với côngsuất 200 tấn/ngày
Trang 35Ngoài ra, một số đô thị khác như Việt Trì, Vinh, Sơn Tây, Huế, Ninh Thuận cũng có nhà máy xử lý rác thành phân bón, nhựa tái sinh, vật liệu xây dựng hoàn toàn
do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo và đưa vào áp dụng trong thực tiễn
Chất lượng phân bón của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) do TâyBan Nha và Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt Đối với phân bón hữu cơ docác nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm với kếtquả khả quan
Thiêu đốt rác trong lò kín
Ngoài công nghệ thiêu đốt CTR nguy hại từ công nghiệp tại khu liên hợp xử lýCTR Nam Sơn (Hà Nội), hiện nay nước ta chỉ sử dụng công nghệ thiêu đốt đối vớiCTR y tế Tính đến năm 2003, cả nước có 61 lò đốt CTR y tế, trong đó:
- 14 lò sản xuất trong nước, các lò khác đều nhập từ nước ngoài
- 3/61 lò đốt có thiết bị xử lý khí thải (nhưng chỉ có hai lò đốt vận hành thiết bị
Tái chế/tái sử dụng
Ngoài chế biến rác hữu cơ thành phân bón, các thành phần khác (như nilon,nhựa, cao su ) cũng được chế biến thành hạt nhựa, ống cống và vật liệu xây dựng tạimột số nhà máy Đa số các thành phần kim loại, nhựa, nilon, giấy, thuỷ tinh, cao su
có trong rác thải (khoảng 20% CTR) được lực lượng “đồng nát” thu mua và đưa đi tái
sử dụng/tái chế tại các làng nghề
Trang 36Các công nghệ khác (do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo).
Trong vài năm gần đây, nước ta xuất hiện một số công nghệ xử lý CTR do ViệtNam tự nghiên cứu, chế tạo Đáng kể là:
- Bộ Quốc phòng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Xuân Kiên nghiêncứu chế tạo lò đốt CTR y tế với công suất nhỏ
- Công ty Cổ phần Môi trường xanh nghiên cứu mô hình xử lý CTR sinh hoạtthành phân Compost theo công nghệ Seraphin tại Đông Vinh (thành phố Vinh – NghệAn) và tại Sơn Tây (Hà tây cũ)
- Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa – ASC nghiên cứu mô hình xử lý CTR sinhhoạt thành phân compost theo công nghệ An Sinh (ASC) tại Thuỷ Phương (Huế)
- Công ty TNHH Thuỷ lực máy nghiên cứu mô hình xử lý CTR sinh hoạt thànhnhiên liệu đốt dân dụng và công nghiệp theo công nghệ MBT – CD – 08 tại thị trấnĐồng Văn (huyện Duy Tiên – Hà Nam)
Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận cũng tiếp nhận công nghệ xử lý CTR sinh hoạt doViệt Nam nghiên cứu chế tạo (100%), đang hoạt động tốt
Vừa qua, Hội đồng KHCN Bộ Xây dựng đã tổ chức thẩm định, đánh giá và đềnghị cấp phép lưu hành công nghệ An Sinh, công nghệ Seraphin và công nghệ MBT –
CD – 08 Xuất phát điểm của các công nghệ này do một đơn vị nghiên cứu thửnghiệm, sau này mới tách ra, nên về cơ bản, ý tưởng công nghệ và loại sản phẩm tạo racủa ASC và Seraphin là giống nhau; chỉ khác nhau về trang thiết bị máy móc và chấtlượng sản phẩm Riêng sản phẩm của công nghệ MBT – CD – 08 linh hoạt hơn (có thểtạo ra phân bón hoặc nhiên liệu đốt)
tại thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An,với tốc độ tăng truởng kinh tế khá cao và đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên
rõ rệt Nhưng điều đáng lo ngại là chất luợng môi truờng ngày càng suy giảm Đặc biệt
là luợng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng trong khi tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt 60- 70%.Toàn thành phố vẫn chưa có một quy trình xử lí rác thải nào đáp ứng được yêu cầuthực tế
Trang 37Bảng 8: Khối lượng CTR qua 4 năm (2009-2012) của thành phố Vinh Năm 2009 2010 2011 2012 2012/2009
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vinh)
Lượng CTR của thành phố Vinh năm 2012 là khoảng 350 tấn/ ngày Dự báo đến năm
2020 là 630 tấn/ngày tăng 1,8 lần so với năm 2012 Trung bình 0.8 kg rác/ngày/người Thànhphần rác hữu cơ là hơn 60%, rác phi hữu cơ (xuơng, sứ, thủy tinh ) là 39,4% Toàn thànhphố có 23 chợ với lượng rác thải hàng năm là 32200 tấn/năm tương đương với khoảng 95 tấn/ngày
Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn Nghệ An, trung bình mỗi ngày có hơn 3200 kgchất thải rắn được thải ra từ các cơ sở y tế, bình quân 1,3 kg/giường/ ngày, trong đó 25% làchất thải rắn y tế nguy hại Năm 2012, các cơ sở y tế trên địa bàn TP Vinh và vùng phụ cận(gồm 13 huyện, thành phố , thị xã) thải ra hằng ngày gần 2.800kg Bệnh viện Lao và Bệnhphổi thải ra hằng ngày từ 8 đến 12 kg, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An có gần 250kg/ngày chất thải rắn y tế nguy hại, Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An thải ra 90 kg rác thải rắn y tếmỗi ngày
Toàn bộ rác thải của thành phố được thu gom và vận chuyển đến bãi rác Đông Vinh.Bãi rác Đông Vinh với diện tích 6 ha, xây dựng năm 1977 Hằng ngày tiếp nhận khoảng 200tấn rác,rác thải chất cao lên 7-8 m Do không được xây dựng và chôn lấp đúng quy trình,nướcthải không được xử lý nên đây là điểm nóng về ô nhiễm môi trường
Thời gian qua, để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn, hầu hết các đơn
vị khám chữa bệnh thu gom phân loại và xử lý bằng công nghệ đốt hoặc chôn lấp CácBệnh viện tuyến tỉnh (kể cả Bệnh viện tư nhân) và các cơ sở y tế đóng trên địa bànThành phố Vinh đều xử lý tập trung tại lò đốt Hoval có công suất 400 - 500kg/24 giờcủa Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh - Nghệ An
Nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ Seraphin Đông Vinh
Seraphin là dây chuyền công nghệ, thiết bị xử lý và tái chế rác thải khép kín doCông ty Cổ phần công nghệ Môi trường xanh thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành theo
Sơ đồ 3 dưới đây Nhà máy xử lý rác Đông Vinh tại thành phố Vinh-Nghệ An được
Trang 38lắp đặt, vận hành năm 2003, đây là công ngheek đặc biệt thích hợp cho các nhà máy
xử lý rác thải sinh hoạt ở các đô thị Việt Nam Công nghệ này hoàn toàn phù hợp vớiđặc điểm rác thải Việt Nam là không được phân loại từ nguồn Với công suất 80-150tấn/ngày, công nghệ Seraphin có thể xử lý triệt để tới 90% khối lượng rác để tái chếthành phân hữu cơ và nguyên liệu làm vật liệu xây dựng
Sơ đồ 3: Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin
(Nguồn: Báo cáo kỹ thuật Công ty Cổ phần công nghệ Môi trường xanh)Seraphin là ứng dụng công nghệ vi sinh cơ khí hoá dây chuyền, tuyển từ, gió.Seraphin là sự kết hợp hiệu quả của các phương pháp xử lý sinh học và nhiệt bao gồmcác quá trình phân loại, tái chế nhựa, ủ composot, đốt và hóa rắn với mục tiêu tạo rasản phẩm tái chế hữu ích và phù hợp với điều kiện Việt Nam
Sân tập kết chất thải có hệ thống phun vi sinh khử mùi
Máy xúc ủi
Băng tải tách chọn Máy nghiền vỡ
Máy nạp liệu hữu
Sản phẩm
Băng tải chất thải
vô cơ
Phế thải nhựa đem chế biến sản phẩm
Đem chôn lấp, (khoảng 12-15%)
Ủ tiếp tục 7-10 ngày
Trang 39Ưu điểm nổi trội của Seraphin:
- Có khả năng giảm thiểu triệt để ô nhiễm môi trường vì rác thải sinh hoạt được
xử lý ngay trong ngày
- Mức đầu tư chỉ bằng 30-40% so với dây chuyền thiết bị tương đương nhậpkhẩu Thời gian đầu tư xây dựng và đưa nhà máy xử lý rác vào hoạt động được rútngắn bằng 1/3-1/5 so với nhà máy xử lý rác nhập ngoại Máy móc được chế tạo tạiViệt Nam nên việc bảo hành, bảo trì thuận lợi, ít tốn kém
- Hiệu quả tái chế rác cao, giảm thiểu chôn lấp rác do đó tiết kiệm được diệntích đất và tiến dần tới xóa bỏ các bãi rác đã chôn lấp, thu hồi diện tích đất phục vụcho các mục đích khác, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do các bãi rác gâyra
- Do tận thu được nguồn tài nguyên từ rác, ngoài tiền bán phân compost, cònthu được tiền bán vật liệu Seraphin nên nhà máy có thêm nguồn thu để cân đối thu chi
- Giải quyết được công việc cho khoảng trên 100 công nhân ở mỗi nhà máy xử
lý rác
Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải là cóthể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) vàrác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau Sau khi tách lọcđược rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, những loạirác vô cơ còn lại, dây chuyền tự động sẽ chuyển loại rác này về một bộ phận khác đểtạo sản phẩm như nhựa Seraphin, ống cống, bát đựng mủ cao su và các loại xô chậu Những sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu Seraphin đã được các cơ quan quản lýtiêu chuẩn kiểm định và chấp nhận về mức độ hợp vệ sinh Các sản phẩm này cũngđang cạnh tranh trên thị trường
- Khi áp dụng công nghệ Seraphin vào việc xử lý rác thải vô cơ (túi nilông,nhựa ) sẽ tiết kiệm được một lượng nước rửa lớn, hạn chế ô nhiễm môi trường donước thải công nghiệp gây nên Vì các loại rác thải này được đưa vào lồng sấy khô vànhờ sức nóng sẽ làm mất đi những bụi bẩn để tạo ra những sản phẩm sạch
Bắt đầu triển khai từ năm 2003, đến giai đoạn 2010 - 2011, Công ty cổ phầncông nghệ Môi trường xanh Seraphin đã liên tục triển khai ứng dụng nhiều hợp phần