Kích thích tiêu thụ là một hoạt động thiết thực nhất của hốn hợp hoạt động truyền
thông và khuyến mại bởi vì nó nhằm trực diện vào việc kích thích hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, trực tiếp quyết định đến thị phần tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp.
a. Các đối tượng của hoạt động kích thích tiêu thụ.
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, hoạt động kích thích tiêu thụ nên tập trung vào các đối tượng sau :
Các nhà trung gian trong chuỗi phân phối như là một môi giới, nhà xuất khẩu, nhập khẩu, hàng bán buôn, các đại lý .
Các đại lý phân phối hàng của các nhóm mặt hàng trên đều được áp dụng các chính sách khuyến khích bán hàng của công ty như sau :
Hàng mẫu dùng thử không mất tiền :
Thông thường một sản phẩm muốn làm quen với thị trường, muốn người tiêu dùng quan tâm đền thì cần phải có thời gian. Công ty đã áp dụng cách thức phát không một lưu lượng hàng hoá nhất định để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Tuy nhiên
khi áp dụng cách thức này, công ty chỉ hạn chế ở một số chủng loại mặt hàng có giá trị sử dụng tương đối mới lạ đối với người tiêu dùng. Đối với nhóm mặt hàng thông dụng thì việc áp dụng phương thức này là không cần thiết, không có tác dụng kích thích mau hàng và gây lãng phí. Chính sách cho phép khách hàng trả lại hoặc đổi lại hàng :
Khi áp dụng phương thức này, mục tiêu chính của công ty là gây cảm giác tin tưởng và được phục vụ tốt, được làm "thượng đế" của khách hàng đối với nhà cung cấp. Bới vì khi đã gây được cảm tình của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi đối với các thương vụ bán hàng tiếp theo .
Bảo hiểm rủi ro hàng hoá :
Chính sách này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng dùng đồ nhựa để đựng thực phẩm và đóng gói thực phẩm. Khi áp dụng chính sách này cúng có thể nhiều lúc công ty phải mất một chi phí đáng kể, nhưng bù lại về dài hạn khách hàng được hượng chính sách bảo hiểm này lại trở nên rất chung thuỷ với công ty, tạo ra một đầu mối tiêu thụ hết sức ổn định và đáng tin cậy .
áp dụng hợp lý các đợt hạ giá khuyến mại :
Tâm lý chung của người tiêu dùng Việt nam hiện nay là thích được khuyến mãi. Hầu như khi mua bất kỳ một sản phẩm giá trị lớn bé như thế nào họ đều tỏ vẻ hài lòng mãn nguyện khi được nhà cung khuyến mãi.
Thông thường có hai cách thức thực hiện khuyến mãi: khuyến mãi bằng sản phẩm hoặc khuyến mãi vào giá bán. Cách thức khuyến mãi bằng sản phẩm tặng kèm thường được người tiêu dùng yêu thích hơn mặc dù đôi khi nếu quy về mặt giá trị thì khuyến mãi bằng sản phẩm lại ít chi phí hơn.Tuy nhiên chính sách khuyến mãi không nên áp dụng tràn lan đối với tất cả các sản phẩm và bất cứ lúc nào. Công ty thường có chính sách khuyến mãi đối với những sản phẩm tiêu thụ chậm, sản phẩm tồn kho lâu ngày hoặc sản phẩm mới tung ra thị trường cần được làm quen với khách hàng. Thời điểm thực hiện chính sách khuyễn mãi cũng là một vấn đề cần quan tâm. Thời gian của một đợt khuyến mãi cũng không nên kéo quá dài sẽ trở nên bình thường đối với người mua và không có hiệu quả trong việc kích thích tiêu thụ .
Khuyến khích bán hàng thể hiện thông qua nghệ thuật trưng bày sản phẩm hàng hoá ( merchandising ) .
Khuyến khích bán hàng với các nhân viên bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng .
Cuối cùng là khuyến khích bán hàng đối với người tiêu dùng . Quản trị bán hàng :
Một trong những hoạt dộng hỗ trợ cho nhiệm vụ tiếp cận khách hàng là phải thực hiện tốt khâu quản trị bán hàng .
Quản trị bán hàng phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra những hoạt động bán hàng. Nó bao gồm việc thiết lập các mục tiêu cho nhân viên bán hàng, thiết kế chiến lược cho lực lượng bán hàng, tuyển mộ, lựa chọn, giám sát và đánh giá những người bán của công ty. Chiến lược cho lực lượng bán hàng thường được xác lập theo những định hướng khác nhau như bán hàng theo nhóm người mua, theo hội nghị bán hàng, theo tiếp xúc cá nhân... Cấu trúc lực lượng bán hàng liên quan đến quyết định tổ chức lực lượng bán theo lãnh thổ , theo sản phẩm , theo đối tượng khách hàng hay theo cấu trúc hốn hợp. Người quản trị bán hàng phỉa có trách nhiệm quyết định quy mô của lựuc lượng bán hàng. Quy mô lực lượng bán hàng được xác định dựa trên khối lượng công việc bán cần làm .
Doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định về tuyển chọn và đào tạo lực lượng bán. Mỗi doanh nghiệp thường đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau để tuyển chọn. Bản thân công ty cũng đã thực hiện tốt chương trình đào tạo những nhân viên bán hàng.
Quá trình quản trị bán hàng còn quan tâm đến việc giám sát nhân viên bán hàng hoạt động. Đưa ra các biện pháp khuyến khích họ tích cực hoạt động bằng các chế độ trả thù lao và tiền thưởng thích đáng. Người quản trị cũng vạch ra chương trình thường xuyên đánh giá hoạt động của nhân viên bán hàng của mình để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.
3. Một số giải pháp nhằm hỗ trợ chiến lược tổng thể của Cty Aplaco. Giải pháp về công nghệ.
Hiện nay công nghệ gia công ngành nhựa của các nước tiên tiến trên thế giới phát triển một cách vũ bão. Các lĩnh vực ứng dụng trong công nghiệp tập trung vào các ngành ứng dụng được chia ra như sau:
- Lĩnh vực bao bì nhựa: Túi siêu thị, bao bì dùng cho dược phẩm, thực phẩm, bình chứa, thùng chứa và các loại bao gói khác.
- Các loại nguyên liệu cho xây dựng như: ống, các phụ tùng lắp nối ống, dây cáp, vách ngắn, trang trí nội thất...
- Các sản phẩm tiêu dùng như sản phẩm gia dụng, chai lọ, đồ chơi trẻ em... Da, vải nhân tạo dùng trong lĩnh vực may mặc, giày dép...
Công ty cần thiết lập những chiến lược mạnh mẽ hơn nữanhằm khai thác triệt đểthị trường áp dụng công nghệ này.
Việt Nam cho đến nay cũng khá phong phú về mặt dạng công nghệ nhưng yếu kém về chất lượng, độ hiện đại, ứng dụng tự động hoá, quy trình sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, chất lượng sản phẩm không ổn định, năng suất thấp và hoàn toàn là công nghệ ứng dụng từ nước ngoài không phải do Việt Nam tự đề xuất hoặc nghiên cứu áp dụng.
Công ty cần nhập những công nghệ mới hoàn toàn và hiện đại nhất hiện nay bưởi chỉ có thế công ty mơí có thẻ đáp ứng dược nhu cầu của khách hàng ngày càng đổi mới.
Một trong những ứng dụng khả thi và quan trọng nhất của tin học vào ngành nhựa Việt Nam là sự trợ giúp của máy tính trong các lĩnh vực thiết kế mẫu (CAD), kỹ thuật (CAE) và điều khiển quy trình gia công (CAM). Công ty nênđi một bước tiến mới đó là áp dụng cong nghệ tin học vào hoạt động sản suất kinh doanh của mình.
Giải pháp về nhân lực.
Công ty nên trú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân sự theo những chuyên môn và chiến lược mà công ty cần theo đuổi.
Công ty nên tuyển dụng các chuyên viên, nhân viên tin học chuyên biệt cho ngành nhựa.
III. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.
Là một Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc nghành Hàng không Việt Nam nhưng công ty đã có những cố gắng nỗ lực để vươn nên làm ăn có hiệu quả. Đó là do năng lực lãnh đạo của ban quản trị công ty và một phần nhỏ là sự quan tâm giúp đỡ của tổng cục Hàng không cũng như các cơ quan hữu quan để công ty có thể phát triển và tiến xa hơn nữa trong tương lai. Công ty xin có một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp.
1.Chi phí cho Marketing.
Hiện tại chi phí cho quảng cáo trên truyền hình còn rất cao nên công ty chưa có những chương trình cụ thể dành cho quảng cáo. Công ty đề nghị cơ quan nhà nước hỗ trợ
một phần chi phí quảng cáo để công ty thực hiện được những chương trình của mình. 2.Hỗ trợ đào tạo cho doanh nhgiệp.
Công ty đề nghị tổng cục hàng không và các cơ quan hữu quan hỗ trợ một phần chi phí đào tạo hoặc mở những lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm đắp ứng đòi hỏi và thách thức trong thời đại mới.
kết luận
Trong quá trình hình thành và phát triển mặc dù công ty gặp không ít những khó khăn thử thách nhưng bằng sự chỉ đạo sáng suốt của ban quản trị công ty và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các thành viên công ty đã đạt được những kết qủa đáng khích lệ. Hiện tại công ty đã chủ động áp dụng triết lý marketing và kinh doanh và đó là một phương tiện hết sức hữu hiệu để tạo nên một APLACO vững mạnh ngày nay. Công ty đã có một phòng marketing với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm nhiệt tình trong công việc và hết sức sáng tạo. Bằng những chiến lược marketing của mình công ty luôn tiến đến những vinh quang và thành công mơí.
Trong tương lai công ty đang có những kế hoạch phát triển kinh doanh theo định hướng thị trường tìm hiểu những thị trường mới và kế hoạch đào tạo các nhân viên trong công ty thấm nhuần tư tưởng kinh doanh theo triết lý marketing.
mục lục
Tran g
Lời nói đầu. 1
Chương I
Những cơ sở lý luặn về Marketing-Mix của doanh nghiệp sản suất nhựa trong nền kinh tế thị trường.
2
I.Khái niệm và thực chất của Marketing-Mix trong doanh nghiệp. 2 1.Khái niệm về Marketing-Mix trong doanh nghiệp. 2 2.Nội dung và các bước tiến hành chiến lược Marketing-Mix. 4 3.Vai trò marketing-Mix trong doanh nghiệp. 8
II.Doanh nghiệp và môi trường cuả doanh nghiệp. 10
1. Tổng quan về môi trường của doanh nghiệp 10 2. ảnh hưởng yếu tố môi trường tới hoạt động Marketing của doanh
nghiệp.
12
Chương II.
Thực trạng hoạt động Marketing-Mix trong tiêu thụ sản phẩm ở Cty Nhựa cao cấp hàng không APLACO.
20
I.Khái quát chung về công ty nhựa cao cấp hàng không. 20 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 20 2. Môi trường kinh doanh. 25
II.Thực trạng hoạt động marketing-mix và tiêu thụ sản phẩm ở Cty Aplaco. 25 1. Tổng quan về hoạt động marketing-mix và tiêu thụ sản phẩm ở
CtyAplaco.
25
3. Thực trạng về tổ chức hoạt động chiến lược marketing-mix ở Cty Aplaco.
33
III.Đánh giá rút ra từ hoạt động chiến lược marketing-mix tại Cty Aplaco. 40 1. Những mặt đã đạt được. 40 2. Những mặt còn hạn chế. 44
Chương III.
Một số giải pháp marketing-mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Aplaco.
46
I.Mục tiêu phươn hướng của Cty những năm tới. 46
1. Một số dự báo về thị trường mục tiêu của Cty những năm tới. 46 2. Chiến lược phát triển của Cty những năm tới. 49
II.Những chiến lược marketing-mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
50
1. Chiến lược marketing-mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 50 2. Một số giải pháp nhằm hỗ trợ chiến lược tổng thể của Cty Aplaco. 61
III.Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.