1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông ba đoạn chảy qua thị xã an khê, tỉnh gia lai

127 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆPĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI LƯU VỰC SÔNG BA ĐOẠN CHẢY QUA THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng

Trang 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI LƯU VỰC SÔNG BA ĐOẠN CHẢY QUA THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH

GIA LAI

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Võ Lê Phú Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Hằng MSSV: 1151080078 Lớp: 11DMT02

TP Hồ Chí Minh, 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cánhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Võ Lê Phú.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đước trình bày trong luận văn nàytrung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Nọi dung của luận

án có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí

được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Trang 3

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Võ Lê Phú, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết Luận văn tốt nghiệp của mình.

Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa CNSH – TP – MT , Trường đại học Công Nghệ TP Hồ CHí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nến tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để tôi bước vào đời một các vứng chắc và tự tin.

Tôi chân thành cảm ơn Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Phòng Tài Nguyên & Môi Trường.

Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dòi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh ,Chị trong phòng tài Nguyên & Môi trường thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc.

Trân trọng kính chào

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Nội dung nghiên cứu 3

4 Phạm vi đề tài 3

5 Giới hạn đề tài 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5

7.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 5

7.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5

8 Cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về tài nguyên nước 7

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 7

1.1.2 Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động kinh tế - xã hội 11

1.1.3 Mức độ khai thác và tình hình ô nhiễm nước hiện nay tại Khu vực Tây Nguyên 15

1.2 Tổng quan về thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai 16

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 16

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23

Trang 5

1.3.1 Đặc điểm chung 301.3.2 Tài nguyên nước sông Ba 331.3.3 Tầm quan trọng của sông Ba đối với phát triển KTXH của Thị xã An Khê vàTỉnh Gia Lai 34

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG BA TRÊNĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ 36

2.1 Hiện trạng tài nguyên nước sông Ba 362.1.1 Hiện trạng phân bố và lưu lượng nước sông Ba trên địa bàn TX An Khê 362.1.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước sông Ba tại Thị xã An Khê 372.1.3 Các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước sông Ba 402.2 Hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba tại địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 492.2.1 Hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nước 492.2.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý môi trường nước sông Ba 512.2.3 Hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác quản lý chất lượng nước sông

Ba 532.2.4 Các hoạt động quản lý tài nguyên nước sông Ba đã triển khai 532.2.5 Hoạt động xử lý nguồn thải gây ô nhiễm nước sông Ba 552.3 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Trang 6

2.4 Đánh giá khả năng tiếp nhận các nguồn thải của sông Ba, đoạn chảy qua thị xã An

Khê, tỉnh Gia Lai 67

2.4.1 Xác định các nguồn thải 72

2.4.2 Các kịch bản đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải của sông Ba 72

2.4.3 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Ba theo các kịch bản….72 CHƯƠNG 3 :ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC SÔNG BA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI……

3.1 Giải pháp quản lý và nâng cao nhận thức về môi trường, quản lý rừng đầu nguồn sông Ba 90

3.1.1 Giải pháp Quản lý và nâng cao nhận thức về môi trường 90

3.1.2 Giải pháp quản lý rừng đầu nguồn 92

3.2 Giải pháp cho khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông Ba 95

3.2.1 Giải pháp quản lí 95

3.2.2 Giải pháp hợp tác quốc tế 99

3.2.3 Các giải pháp kĩ thuật 100

3.3 Giải pháp công nghệ cho chất lượng nước sông Ba 100

3.3.1 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thải 100

3.3.2 Áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) cho một số ngành/lĩnh vực 101

3.3.3 Đổi mới công nghệ 105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 8

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 9

Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm 21

Bảng 1.2: Độ ẩm không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm 21

Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình của Thị xã An Khê qua các năm 21

Bảng 1.4 Số giờ nắng trung bình của Thị xã An Khê qua các năm 22

Bảng 1.5 Mực nước và lưu lượng nước của sông Ba tại trạm quan trắc An Khê từ năm 2010 - 2014 22

Bảng 1.6 Tình hình dân số trung bình của Thị xã An Khê đầu năm 2015 23

Bảng 1.7 Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã An Khê 25

Bảng 1.8 Diện tích đất, phân theo loại đất của Thị xã An Khê năm 2014 29

Bảng 2.1 Đặc trưng tài nguyên nước của lưu vực sông Ba 36

Bảng 2.2 Lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn An Khê 36

Bảng 2.3: Hiện trạng công trình thủy lợi Thị xã An Khê 37

Bảng 2.4: Các thông số chính của Công trình thủy điện An Khê – Ka Nak 39

Bảng 2.5 Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã An Khê 40

Bảng 2.6 Chất lượng nước thải đầu ra của Nhà máy đường An Khê 41

Bảng 2.7: Kết quả quan trắc lượng nước thải đầu ra của Khu chà mỳ 42

Bảng 2.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại suối Vôi, Thị xã An Khê 43

Bảng 2.9 Kết quả phân tích mẫu nước tại bệnh viện đa khoa An Khê 45

Bảng 2.10 Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp vào sông Ba 75

Bảng 2.11 Tải lượng ô nhiễm tối đa của các nguồn thải 76

Bảng 2.12: Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận 76

Bảng 2.13 Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải 77

Bảng 2.14 Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước 78

Bảng 2.15: Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp và sông Ba 79

Bảng 2.16 Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận 80

Trang 10

Bảng 2.19 Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp và sông Ba 83

Bảng 2.20 Tải lượng ô nhiễm tối đa của các nguồn thải 84

Bảng 2.21 Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận 85

Bảng 2.22 Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải 86

Bảng 2.23: Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước 87

Trang 11

Hình 1.1.Vòng tuần hoàn nước toàn cầu 12Hình 1.2.Bản đồ hành chính Thị xã An Khê - tỉnh Gia Lai 17Hình 1.3.Bản đồ lưu vực sông Ba 34Hình 2.1.Nước từ thượng nguồn sông Ba (Gia Lai) qua hai công trình thủy điện lại đổ

ra sông Kôn (Bình Định) 48Hình 2.2.Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường Thị xã An Khê 49Hình 2.3.Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy đường An Khê 55

Hình 2.4: Quy trình xử lý nước thải tại Chi nhánh Công ty Cổ phần T hực phẩm QuảngNgãi – Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 56Hình 2.5: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải Công ty MDF Vinafor Gia Lai 57Hình 2.6 Các nguồn thải nằm gần nhau (coi như xáo trộn chung ) 73Hình 2.7 Các nguồn thải cùng xả thải vào một vị trí 73

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sông Ba là một trong chín hệ thống sông chính của Việt Nam và là sông lớnnhất ở Nam Trung Bộ, Sông Ba có diện tích lưu vực 14.132 km2 trong đó 8.656 km2

nằm trong tỉnh Gia Lai Bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.200 m ở phía Đông Bắc tỉnhGia Lai, sông Ba chảy qua nhiều địa phận thuộc tỉnh Gia Lai, chảy vào tỉnh Phú Yên

và cuối cùng đổ ra biển ở cửa Đà Rằng Trong những năm gần đây, Sông Ba trở nêncạn kiệt và có những lúc trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đờisống hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng dân cư vùng hạ lưu

Thực trạng lưu lượng dòng chảy của sông Ba tại các thời điểm vào mùa kiệt làquá thấp, không thể đáp ứng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng lưu vực sông,

không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất, sinh hoạt, đảm bảo

vấn đề môi sinh vùng hạ du sau đập, đặc biệt trong điều kiện tác động của biến đổi khíhậu với các biểu hiện về thời tiết nắng hạn gay gắt kéo trong thời gian qua

Cùng với vấn đề cạn kiệt dòng chảy chất lượng môi trường nước sông Ba cũngtrở nên báo động, đã có lúc gây hoang mang cho ngư ời dân ở khu vực Kết quả quantrắc môi trường nước sông Ba tại một số điểm bị ảnh hưởng của việc xả thải từ các cơ

sở sản xuất thuộc lưu vực sông cho thấy một số chỉ tiêu môi trường vượt ngưỡng quychuẩn quy định, không đảm bảo cho mục đích nước cấp sinh hoạt, bảo tồn động vậtthủy sinh hoặc thậm chí cho mục đích tưới tiêu thủy lợi Bởi tại sông Ba đã phải oằnmình tiếp nhận những nguồn thải ô nhiễm ngày càng phát sinh từ các hoạt động sảnxuất công nghiệp, nông nghiệp và các chất thải sinh hoạt của các khu dân cư có ý thức

Trang 13

chất lượng nước sông Ba cũng đư ợc quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng

để giải quyết vấn đề này cần có sự đầu tư các đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm đề xuất

các giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông Ba cho mục tiêu phát triển kinh tế

- xã hội bền vững cho lưu vực

Trong bối cảnh đó, để góp phần đánh giá mức độ ô nhiễm và công tác quản lý

tài nguyên nước tại lưu vực sông Ba, người thực hiện đề tài đã chọn và tiến hành thực

hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại

lưu vực sông Ba đoạn chảy qua Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai” cho Luận văn tốt

nghiệp của mình nhằm đóng góp một phần nào đó cho quê hương nơi người thực hiện

đề tài đang sinh sống

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề xuất các giải pháp tổng hợp vừa đảm bảo các luận cứ khoa học vừa phù hợp

với thực tiễn của địa phương để quản lý chất lượng nguồn nước sông Ba đoạn chảy quathị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

- Dự báo tác động của phát triển kinh tế- xã hội đến chất lượng nước sông Ba

- Đề xuất các giải pháp quản lý chát lượng nguồn nước sông Ba đoạn chảy

qua thị xã An Khê cho mục tiêu phát triển bền vững

3 Nội dung nghiên cứu

Trang 14

Để đạt được các mục tiêu cụ thể nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây sẽđược thực hiện:

- Tổng quan về tài nguyên nước

- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã An Khê và lưuvực sông Ba

- Hiện trạng tài nguyên nước tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và công tác quản lý tài nguyên nước tại Thị xã

An Khê, tỉnh Gia Lai

- Xác định các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước tại lưu

vực sông Ba

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý TNN tại Thị

xã An Khê vì mục tiêu phát triển bền vững

6 Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được các nội dung nghiên cứu nêu trên, các phương pháp sau đây sẽ được áp

dụng

- Phương pháp khảo sát thực địa:

Trang 15

 Từ ngày 1/6/2015 đến 14/6/2015đi thực tế khu vực nghiên cứu để quan sát,

đánh giá cảm quan chất lượng nước mặt: Màu sắc, mùi, và các hệ sinh thái

khu vực ven sông để đưa ra những nhận định sơ bộ chất lượng nước cũng nhưhiện trạng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu

 Ghi chép, chụp ảnh lại những vấn đề quan tâm và cần thiết cho đề tài nghiêncứu để có dẫn chứng cụ thể cho đề tài

- Phương pháp thu thập và kế thừa

 Sử dụng các văn bản pháp lý như: Luật Bảo vệ Môi trường, các tiêu chuẩn môi

trường về quản lý tài nguyên nước mặt, các quy chuẩn ngành để phân tích các

vấn đề môi trường có liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước làm cơ

sở để có thể đánh giá được hiện trạng về tài nguyên nước tại địa điểm nghiêncứu

 Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo quan trắc chất lượng nước mặt của Thị xã

qua các năm, các tài liệu trên mạng Internet, báo chí, … khai thác tài nguyên,

quản lý môi trường Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá hiện trạng khai thác

tài nguyên nước của khu vực sông Ba (đoạn chảy qua Thị xã An Khê)

 Một số tài liệu về dân số, kinh tế - xã hội được thu thập từ phòng Tài nguyên

và Môi trường Thị xã An Khê

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến các thầy cô, những

cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Từ các thông tin, dữ liệu thu thập

được, tiến hành xem xét tìm ra các tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý tốt hơn

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Trang 16

7.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu tiếp t7heo đối với lưu vực sông Bađoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

- Bước đầu đánh giá tình trạng ô nhiễm tại lưu vực sông Ba, đánh giá công tác

quản lý chất lượng nước mặt lưu vực sông, đoạn chảy qua thị xã An Khê Từ đórút ra những khó khăn, hạn chế trong quả lý môi trường tại làng nghề và đề xuấtcác giải pháp quản lý nguồn nước mặt lưu vực sông Ba hiệu quả

7.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trong những năm gần đây, có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về sông Ba,

nhưng phần lớn tập trung nghiên cứu cho mục tiêu phát triển các công trình thuỷ điện,

kiểm soát xả lũ hay hạn chế rủi ro lũ lụt tại lưu vực sông Vấn đề môi trường, chất

lượng nước sông Ba cũng được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng để

giải quyết vấn đề này cần có sự đầu tư các đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm đề xuấtcác giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông Ba cho mục tiêu phát triển kinh tế

- xã hội bền vững cho lưu vực.Với mục đích đánh giá hiện trạng và đề xuất biện phápquản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh

Gia Lai Đề tài này sẽ cung cấp những thông tin có giá trị cho công tác quản lý môitrường tại lưu vực sông Ba nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh ô nhiễm trên lưu vực

sông Ba

8 Cấu trúc của Luận văn

Luận văn gồm 03 chương được bố cục như sau: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu,

nội dung và phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở Chương Mở đầu Ở Chương

1 sẽ tổng quan về các vấn đề nghiên cứu bao gồm: tổng quan về tài nguyên nước, tổng

quan về tình hình kinh tế - xã hội thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, tổng quan về lưu vực

sông Ba Chương 2 sẽ thực hiện đánh giá về hiện trạng tài nguyên nước sông Ba trên

Trang 17

địa bàn thị xã An Khê, đánh giá việc quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba.

Cuối cùng dựa trên việc đánh giá ở Chương 2, Chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp tăng

cường hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước sông Ba trên địa bàn thị xã An Khê,

tỉnh Gia Lai Một số kết luận và kiến nghị sẽ được trình bày ở phần cuối của Luận văn

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về tài nguyên nước:

1.1.1 Các khái niệm cơ bản:

1.1.1.1 Nước mặt:

Tài nguyên nước mặt: Là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại dương,

sông, suối, ao hồ, đầm lầy Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ

Trang 18

điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt

dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trữ

lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa ( Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)

1.1.1.2 Ô nhiễm nước:

Luật Tài nguyên Nước của Việt Nam đã nêu:

Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần

sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây

ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật

Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với

trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong cácthời kỳ trước đó

Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồnnước,

làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì

hệ sinh thái thủy sinh

 Nguồn gốc ô nhiễm nước:

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước được chia làm hai loại: nguồn tự nhiên vànguồn nhân tạo

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào

môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của

chúng

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu

dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thôngvào môi trường nước

 Phân loại ô nhiễm nước:

Trang 19

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, tác nhân ô nhiễm nước được phân loạithành: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễmbởi các tác nhân vật lý.

1.1.1.3 Thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước:

 Các chỉ tiêu hóa lý:

- Độ đục: Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn,

chất hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác Nước có độ đục cao chứng tỏ nước cónhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm

- Độ màu (màu sắc): Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống

hoặc đã phân hủy dưới nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thảisinh hoạt, công nghiệp màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion

có tính kim khí như sắt, mangan

- Chất rắn hòa tan: Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con

người có thể thích nghi ở một giới hạn Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc

đi đây đó khi sử dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng nhuận

tràn cấp tính hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người Tuy nhiên đối với dân địa

phương, sự kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể Trong ngành cấp nước,hàm lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối

đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l

 Các chỉ tiêu vi sinh:

- Định lượng Coliform: Coliform là những trực khuẩn gram âm không sinh

bào tử hiếu khí hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose, sinh acid là sinh hơi ở

370C trong 24 – 48 giờ Trong thực tế phân tích coliform được định nghĩa là các vikhuẩn có khả năng lên men sinh hơi trong khoảng 48 giờ khi được ủ 370C trong môi

trường canh lauryl sulphate và canh Brilliant green lactose bile salt Nhóm coliform

Trang 20

hiện diện rộng rãi trong tự nhiên trong ruột người, động vật Coliform là nhóm vi sinhvật chỉ thị: Số lượng hiện diện của chúng trong nước, thực phẩm.

- Tổng số vi sinh hiếu khí: Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn tăng trưởng

và hình thành khuẩn lạc trong điều kiện có sự hiện diện của oxi phân tử Tổng số vikhuẩn hiếu khí hiện đạt trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm Chỉ số này

được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinhdưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở xem 1 mẫu khuẩn lạc là sinh khối phát

triển từ 1 tế bào hiện diện trong mẫu và được biểu diễn dưới dạng 1 số đơn vị hìnhthành khuẩn lạc (colony forminhg unit, CFU) Chỉ tiêu tổng vi sinh vật hiếu khí được

dùng để đánh giá chất lượng của mẫu về vi sinh vật

- Chỉ số vệ sinh E.coli: Trong nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước

thải bệnh viện, nước thải khu chăn nuôi, … nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn trong phân

người và phân sức vật Trong đó có nhiều loài vi sinh khuẩn gây bệnh đặc biệt là các

bệnh về đường tiêu hóa, như tả lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Việc xác định tất cả các loài vi sinh vật có ở trong phân bị hòa tan vào nước, kể

cả các vi khuẩn gây bệnh rất khó khăn và phức tạp Trong các nhóm đó người ta chọn

E.coli làm vi sinh vật chỉ thị vì:

- E.coli đại diện cho nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong việc đánh giá mức

độ vệ sinh có nhiễm phân hay không và nó có đủ tiêu chuẩn lý tưởng cho vi

Trang 21

- Tổng chất rắn hòa tan (TSD): Nước lôi cuốn và hòa tan vô số vật chất hữu

cơ, vô cơ hoặc các ion kim loại theo dòng chảy Ngoài các vật thể có kích thước lớn

trong phạm vi thấy được bằng mắt, các vật thể còn lại sau khi nước bốc hơi tạo thànhlớp cặn khô dưới đáy cốc được gọi là chất rắn hòa tan

Chất rắn tổng cộng bao gồm các thành phần: Chất rắn qua lọc hay chất rắnhòa tan (TDS) và chất rắn lơ lửng

Nước có hàm lượng chất rắn cao gây bệnh cho con người, làm tăng chi phí

hóa chất trong xử lý nước Hàm lượng chất rắn khuyến cáo tối đa chỉ đến 1000 mg/lthấp nhất là 500 mg/l

- Độ dẫn điện: Nước tự nhiên là dung môi tốt để hòa tan hầu hết các axit,

bazơ và muối vô cơ

- Chỉ số BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa được xác định dựa trên kinh nghiệm

phân tích đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm chuẩn trong việc liên hệ giữa

nhu cầu oxy hóa với các hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị

có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn

- Chỉ số COD: Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ

trong nước thành CO2và H2O

COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học Trong thực tế

COD được dùng rộng rãi để đặc trưng cho mức độ các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm

Trang 22

(kể cả chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học) Chỉ số COD có giá trị cao

hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bởi sinh vật

Tỷ lệ giữa BOD và COD thường xấp xỉ 0,5 – 0,7

Việc xác định BOD đòi hỏi thời gian lâu hơn để xác định COD nên trongthực tế có thể xác định COD để đánh giá mức độ ô nhiễm

1.1.2 Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động kinh tế - xã hội:

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống vàmôi trường Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của con người và sinh

vật trên Trái Đất Nước quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước; mặt

khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường

Nước là một Tài nguyên có hạn (infinite) và có thể tái tạo (renewable) Đồng

thời, nước vừa là nhân tố then chốt và vừa là nhân tố giới hạn cho sự phát triển kinh tế

- xã hội của con người

Theo Hội đồng nước Thế giới, nước trên Trái Đất có số lượng rất lớn Với trữ

lượng nước là 1,386 triệu km3 bao phủ 71% diên tích trên trái đất, tương đương vớimột lớp nước dày 2.700 m khi trải ra trên toàn bộ bề mặt Trái Đất (bằng 510x102) Cóthể ví “giọt nước” trên Trái Đất gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt.Trong 2,5% nước ngọt này chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi nước

trong không khí, 30,1% nước ngầm và phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở phía

Bắc và Nam cực Và sau cùng trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6%sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí

Nước không ngừng thay đổi trạng thái, tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong

tự nhiên Theo USGS (Cục địa chất Mỹ) ta có khái niệm Vòng tuần hoàn nước chính là

sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của

Trái Đất.Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác,

Trang 23

từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn

ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó, trái đất chắchẳn là một nơi không thể sống nếu không có nước

 Sơ lược về vòng tuần hoàn nước

Hình 1.1 Vòng tuần hoàn nước toàn cầu

Theo USGS (Cục địa chất Mỹ): vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu

nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương Mặt trời điều khiển vòng tuần hoànnước bằng việc làm nóng nước trên đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí

Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độthấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây Những dòng khí di chuyểnnhững đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với

nhau gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thuỷ (mưa) Giáng thuỷ dưới dạng tuyếtđược tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìnnăm Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy than

dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại

dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt Một phần dòng

chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng

Trang 24

chảy chính trong sông chảy ra đại dương Dòng chảy mặt và nước ngầm được tích luỹ

và được trữ trong hồ nước ngọt Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy

vào các sông Một lượng nước lớn thấm xuống dưới đất Một lượng nhỏ được giữ lại ởlớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt ( và đại dương) dưới dạngdòng chảy ngầm Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt Dướingầm tầng nông được rễ cấy hấp thụ rồi thoạt hơi qua lá cây Một lượng nước tiếp tụcthấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nướcngầm (đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lượng nước ngot khổng lồ được trữ lại trongmột thời gian dài Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thểquay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” … và lại bắt đầu

Do đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên

nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn khiến tìnhtrạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước diễn ra phổ biến và nghiêm trọng

Theo nhận xét của GS.TS Ngô Đình Tuấn, Trường Đại học Thủy lợi: Việc khaithác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững đã và đang gây suy giảm

tài nguyên nước, trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp, tình trạng lãng phí trong sử

dụng nước còn phổ biến trong phạm vi cả nước Chẳng hạn như nước được dùng chosản xuất nông nghiệp nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và lưu vực sôngHồng, chiếm tới 70% lượng nước sử dụng Tuy vậy, diện tích thực tưới thấp hơn nhiều

so với diện tích thiết kế (chỉ đạt 68% tổng diện tích được tưới), chứng tỏ hiệu quả sửdụng nước cho nông nghiệp chưa cao

Nước còn được sử dụng nhiều cho công nghiệp Theo một nghiên cứu mới đây,

nhóm sông có tỷ lệ dùng nước cho công nghiệp cao nhất là lưu vực sông Hồng-TháiBình, chiếm gần 1/2 tổng lượng nước sử dụng cho ngành công nghiệp cả nước Trong

đó 25% sử dụng nước công nghiệp diễn ra ở lưu vực sông Đồng Nai; 7% ở nhóm sôngĐông Nam Bộ và 10% ở lưu vực Cửu Long Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng nước dưới đất cho

Trang 25

công nghiệp rất lớn, riêng TP Hồ Chí Minh có đến 57% doanh nghiệp sử dụng nước

dưới đất (PGS.TS Ngô Đình Tuấn)

Dự báo đến năm 2015, khối lượng nước sử dụng trong công nghiệp sẽ tăng gấp

đôi so với năm 2006, mức độ tăng sẽ chủ yếu diễn ra ở lưu vực sông vốn đã là một cơ

sở công nghiệp lớn là các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Đồng Nai, nhóm sông ĐôngNam Bộ, Cửu Long và Vu Gia-Thu Bồn (PGS.TS Ngô Đình Tuấn)

Nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế và trong sử dụng phải coi trọng giá trị

kinh tế của tài nguyên nước Con người tuy nhận thức được tầm quan trọng và vai tròkhông thể thiếu của nước đối với cuộc sống, nhưng với nếp nghĩ coi nước là thứ trời

cho nên thường sử dụng nước một cách tùy tiện và lãng phí Phải trải qua hàng ngànnăm cho đến nay, khi mà nguồn nước tại nhiều nơi đang trở nên khan hiếm và có nguy

cơ cạn kiệt, đe dọa sự phát triển lâu dài của nhân loại thì con người mới nhận ra giá trị

kinh tế đích thực của tài nguyên nước cũng như dầu hỏa hay như bất kỳ tài nguyên quýhiếm nào khác và thấy rõ trong sử dụng cần phải coi nước như một loại hàng hóa Đây

là nhận thức mới được thế giới khẳng định trong mấy thập kỷ gần đây Nó làm thay đổi

căn bản quan điểm về sử dụng nước ngày nay so với trước đây và là cơ sở chủ yếu cho

việc xây dựng chiến lược quản lý sử dụng tài nguyên nước trong thế kỷ 21 và các thế

kỷ tiếp sau nữa

1.1.3 Tình hình khai thác, sử dụng và ô nhiễm nước hiện nay tại Khu vực Tây Nguyên:

Theo báo cáo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguồn nước mặt trên

phạm vi toàn quốc không những đang suy kiệt mà còn ô nhiễm trên diện rộng, trongkhi tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt tới 840 tỷ m3, nhưng có hơn 60% lượngnước được sản sinh từ nước ngoài, phần còn lại nằm trong phạm vi lãnh thổ của chúng

ta Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, ngưỡng khai thác tài nguyên nước đượcphép giới hạn trong phạm vi 30% lưu lượng dòng chảy Nhưng hiện nay, hầu hết các

Trang 26

tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lưu lư ợng dòng chảy,làm suy thoái nghiêm trọng nước trên các lưu vực sông lớn trên địa bàn Để giải quyếtcác vấn đề nói trên, các chuyên gia nghiên cứu môi trường nước khuyến nghị cần lậphành lang bảo vệ nước, gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi; hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đôthị, khu dân cư; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa; đầm, đầm phá; sông, suối, kênh,rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước… Tại các địa phương, UBND tỉnh sẽ chịu tráchnhiệm cắm mốc chỉ giới và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, đồng thời quản lýchặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước.

Theo kết quả phân tích hàng trăm mẫu nước của Viện Vệ sinh Dịch tễ TâyNguyên từ nước ngầm, giếng đào đến nước mặt của các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon

Tum đều có kết quả trên 83% mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh Cụ thể, trong nước có

nhiều vi khuẩn E.coli, độ pH thấp, độ đục cao, hàm lượng sắt vượt quá tiêu chuẩn cho

phép Nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước của các tỉnh TâyNguyên là do phân gia súc, chất thải hữu cơ dùng trong sinh hoạt chưa có biện pháp xử

lý hợp lý, sử dụng các loại hóa chất, phân bón cho các loại cây trồng bừa bãi, nhiều

vùng chưa quan tâm đến công tác giữ gìn vệ sinh môi trường Viện Vệ sinh dịch tễ Tây

Nguyên khuyến cáo, các tỉnh Tây Nguyên cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ

môi trường; quản lý, xử lý hợp lý, khoa học các ch ất thải, nguồn phân gia súc, gia cầm

Cần chú ý hơn nữa đến việc tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào các dân tộc đào giếng

xa các công trình vệ sinh, chuồng trại gia súc, gia cầm, tuyệt đối không được đổ chấtthải, vứt xác động vật xuống các sông, suối, ao, hồ tự nhiên, hạn chế sử dụng các loạihóa chất bảo vệ thực vật có độ thẩm thấu cao, dễ phát tán vào nước gây ô nhiễm nguồn

nước và hệ sinh thái

Trang 27

1.2 Tổng quan về thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai:

1.2.1 Điều kiện tự nhiên:

1.2.1.1 Vị trí địa lý:

Thị xã An Khê là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, cách thành phố

Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km, trên đèo An Khê (giáp huyện Tây Sơn, tỉnh

Bình Định) Thị xã chính thức được thành lập ngày 24/12/2003 theo Nghị định số

155/2003/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện An

Khê cũ để thành lập huyện Đăk Pơ (phía Tây) và Thị xã An Khê (phía Đông)

Thị xã An Khê có tọa độ địa lý 13047’15’’ đến 14007’ vĩ độ bắc, 108038’ đến

108047’ kinh độ đông

- Bắc giáp: Huyện Kbang và tỉnh Bình Định

- Đông giáp: Huyện Tây Sơn – tỉnh Bình Định

Trang 28

Hình 1.2 Bản đồ hành chính Thị xã An Khê – tỉnh Gia Lai

Trang 29

1.2.1.2 Diện tích và ranh giới hành chính:

Thị xã An Khê có diện tích tự nhiên 20.065,21 ha, bao gồm các xã: Tú An,Cửu An, Song An, Thành An và thị trấn An Khê thuộc huyện An Khê cũ, gồm có

11 đơn vị hành chính như sau:

- Phường An Bình: diện tích 930,40 ha Địa giới hành chính phường An Bình:

Đông giáp các phường Tây Sơn, An Tân; Tây và Nam giáp huyện Đak Pơ; Bắc giáp xã

Thành An

- Phường An Phú: diện tích 384,50 ha Địa giới hành chính phường An Phú :

Đông giáp huyện Đak Pơ; Tây giáp phường Tây Sơn; Nam giáp huyện Đak Pơ; Bắcgiáp phường An Tân

- Phường An Tân: diện tích 457,35 ha Địa giới hành chính phường An Tân :

Đông giáp phường An Phú và xã Song An; Tây giáp phường An Bình; Nam giáp cácphường An Phú, Tây Sơn; Bắc giáp các xã Thành An, Song An

- Phường Tây Sơn: diện tích 327,75 ha Địa giới hành chính phường Tây Sơn :

Đông giáp phường An Phú; Tây giáp phường An Bình; Nam giáp huyện Đak Pơ; Bắcgiáp phường An Tân

- Phường Ngô Mây: diện tích 1.004,10 ha Địa giới hành chính phường Ngô

Mây: Đông giáp xã Song An, thị xã An Khê; Tây giáp phường An Tân và xã Thành

An, thị xã An Khê; Nam giáp phường An Tân, thị xã An Khê và xã Phú An, huyện Đak

Pơ; Bắc giáp xã Cửu An, thị xã An Khê

- Phường An Phước: diện tích 1.879,22 ha Địa giới hành chính phường An

Phước: Đông giáp xã Cửu An, thị xã An Khê; Tây giáp xã Thành An, thị xã An Khê;

Nam giáp xã Song An, thị xã An Khê; Bắc giáp xã Tú An, thị xã An Khê

- Xã Xuân An: diện tích 2.793,00 ha Địa giới hành chính xã Xuân An: Đông

giáp xã Cửu An, thị xã An Khê và huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định; Tây giáp xã

Trang 30

Thành An và xã Tú An, thị xã An Khê; Nam giáp xã Cửu An, xã Thành An, thị xã AnKhê; Bắc giáp xã Tú An, thị xã An Khê.

- Xã Song An: diện tích 4.452,33 ha.

- Xã Cửu An: diện tích 1.998,08 ha.

- Xã Tú An: diện tích 3.533,95 ha.

1.2.1.3 Đặc điểm địa hình:

An Khê ở vị trí thềm lục địa thứ hai, là khu vực chuyển tiếp từ ven biển NamTrung Bộ lên cao nguyên Pleiku và Kon Tum, có độ cao trung bình khoảng 400 m

Toàn vùng đặc trưng bởi kiểu địa hình bóc mòn tích tụ với các đồi sót được tạo

thành do hoạt động xâm thực bóc mòn của sông Ba và phụ lưu Bề mặt địa hình códạng đồi cao tương đối bằng, thường cắt thành vách vào các bề mặt san bằng cổ hơn,với độ dốc trung bình 80 – 150 Đôi chỗ còn sót lại các bề mặt san bằng cổ với lớp phủ

bazan cổ

1.2.1.4 Khí hậu, thủy văn:

An Khê thuộc tiểu vùng khí hậu núi thấp Đông Nam tỉnh, tập hợp chủ yếu cáckhu vực địa lý thuộc Thị xã An Khê và phần phía Bắc của nó, độ cao trung bình phổbiến từ 200 – 600 m

An Khê có dòng sông Ba chảy ngang qua khu vực trung tâm Thị xã và chảyxuống vùng duyên hải miền Trung nên có vị trí khá quan trọng trong việc cân bằngsinh thái khu vực Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung

1.2.1.5 Địa chất, thổ nhưỡng

Thị xã An khê nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m,thuộc Địa khối Kom Tum Cuối kỷ Neeogen sang kỷ Đệ Tứ ( cách đây khoảng 1,6triệu năm) các chuyển động tân kiến tạo làm vỏ Trái Đất nứt khá sâu, khiến các núi lửa

Trang 31

hoạt động mạnh, phun các lớp banzan phủ dày từ vài chục đến 500m Dung nham núilửa đã lấp đầy các hố trũng của bề mặt địa hình, tạo nên cao nguyên rộng lớn và khábằng phẳng.

Theo phân loại của FAO-UNESCO, địa chất thổ nhưỡng của tỉnh Gia lai nóichung và thị xã An khê nói riêng có 26 loại đất gồm 7 nhóm chính như sau:

- Nhóm đất phù sa chiếm 3% diện tích tự nhiên, phân bố ở nơi có địa hình

bằng phẳng, gần nguồn nước (sông suối lớn)

- Nhóm đất xám chiếm 23,55% diện tích tự nhiên tập trung thành vùng dọc

theo sông Ba, sông Ayun ở Tây Nam huyện Chư Prong và các huyện, thị xã: An Khê,

Đăk Pơ, Ayun Pa, Ia Pa

- Nhóm đất đen chiếm 1,8% diện tích tự nhiên

- Nhóm đất đỏ vàng chiếm 50,44% diện tích tự nhiên

- Nhóm đất mùn vàng chiếm 11,35% diện tích tự nhiên, loại đất này chủ

yếu cho cây phát triển lâm nghiệp

- Nhóm đất thung lũng dốc tụ chiếm 0,91%

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm 7,32 % diện tích tự nhiên

1.2.1.6 Đặc điểm khí tượng - khí hậu

Thị xã An Khê thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ

ẩm, có lượng mưa lớn Khí hậu ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùakhô Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 Mùa khô

từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

*Chế độ nhiệt

Nhiệt độ không khí trung bình của thị xã An Khê biến động trong khoảng từ23,2– 26,50C

Trang 32

Bảng 1.1 Nhiệt độ không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm

quan trắc trạm thị xã An Khê biến động từ 996,4 – 1.976,8 mm

Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình của Thị xã An Khê qua các năm

Trang 33

Bảng 1.4 Số giờ nắng trung bình của Thị xã An Khê qua các năm

Khu vực

Độ ẩm không khí qua các năm (giờ)

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014

 Mực nước và lưu lượng nước các con sông tại lưu vực sông Ba đoạn chảy

quan thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Mực nước sông Ba tại trạm quan trắc An Khê qua các năm 2010- 2014 đạtcao nhất là 406,98 m, thấp nhất là 401,13 m

Bảng 1.5 Mực nước và lưu lượng nước của sông Ba tại trạm quan trắc An Khê từ

406,53401,24

406,98401,45

405,51401,20

405.25401,13

403,20401,22

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014

Trang 34

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:

1.2.2.1 Dân số, lao động:

Theo thống kê đầu năm 2015 dân số toàn thị xã có 65.210 người, chiếm 4,86% dân

số tỉnh Gia Lai Dân số thành thị là 42.245 người, dân số nông thôn là 22.274

người Mật độ dân số trung bình là 325 người/km2 Tình hình dân số trung bình củaThị xã được thể hiện qua bảng 1.5 sau:

Bảng 1.6 Tình hình dân số trung bình của Thị xã An Khê đầu năm 2015

Tỷ suất sinh (%0)

Tỷ suất chết (%0)

tăng tự

nhiên (%0)

di cư

thuần túy (%0)

Tổng tỷ suất tăng

Trang 35

a) Cơ cấu kinh tế:

 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm là một ngành thế mạnh của Thị xã An Khê,

đặc biệt là chế biến tinh bột sắn, chế biến đường Giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu

thủ công nghiệp đạt 662,496 tỷ đồng

Trên địa bàn Thị xã có Cụm công nghiệp An Khê Tuy nhiên nguồn lực đầu tư

vào khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế, ngoài Nhà máy đường An Khê, Chi nhánhcông ty cổ phần thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai cơ sở

2 và Công ty MDF Vinafor Gia Lai thì còn lại chủ yếu là các cơ sở công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp nhỏ

Trang 36

Bảng 1.7 Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã An Khê

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014

 Nông – lâm nghiệp:

Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Thị xã là lúa gạo, mía, ngô, sắn Giá trị sản

lượng ngành nông, lâm nghiệp đạt 181.680 tỷ đồng Tổng diện tích gieo trồng thực

hiện được 9.433 ha

 Dịch vụ và du lịch:

Ngành thương mại Thị xã trong những năm qua có tốc độ tăng khá cao đóng

góp ngày càng lớn trong cơ cấu của Thị xã Trung tâm thương mại của Thị xã là nơitiếp nhận hàng hóa buôn bán, bán lẻ có vai trò chi phối các hoạt động thương mại trên

địa bàn Thị xã Lĩnh vực dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực, đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống của dân cư, nhất là hoạt động

tiếp thị, quảng cáo, các dịch vụ phục vụ giao thông, tín dụng, bưu điện, bảo hiểm…

Trang 37

b) Tốc độ phát triển kinh tế của Thị xã:

Là một Thị xã mới thành lập, nhưng An Khê là một đô thị được hình thành từmột quá trình lịch sử lâu đời Sự hình thành và phát triển của An Khê gắn liền vớinhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước Hôm nay, trong thời kỳ đất nước thựchiện công cuộc CNH – HĐH thì An Khê đã khẳng định là một đô thị động lực cho

vùng phía đông của tỉnh Gia Lai, có tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội hàng đầu sau

thành phố Pleiku

Mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế của cả nước và thế giới nhưng đếnthời điểm này Thị xã An Khê đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là13,14% Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.333,327 tỷ

đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2011; thương mại - dịch vụ 821,223 tỷ đồng, tăng

33,38% so với cùng kỳ năm 2011; thu nhập bình quân đầu người 19 triệu đồng/năm,

tăng hơn gấp đôi so với năm 2003 Điều đó cho thấy An Khê đã có sự chuyển dịchđáng kể theo hướng công nghiệp chế biến và quan tâm đến phát triển thương mại - dịch

vụ

1.2.2.3 Cơ sở hạ tầng:

a Hệ thống cấp nước:

Cấp nước của Thị xã An Khê chủ yếu lấy từ nguồn nước sông Ba qua xử lý để

sử dụng cho nước sinh hoạt dân cư Đối với nước dưới đất khả năng khai thác chưa

được đánh giá, chủ yếu người dân tự khai thác

Việc cấp nước sinh hoạt cho nông thôn vào mùa khô là một trong những việclàm cấp thiết hiện nay của Thị xã vì người dân phụ thuộc vào giếng đào là chủ yếu

b Hệ thống giao thông:

Trang 38

Giao thông An Khê khá thuận lợi, quốc lộ 19 nối cảng biển Quy Nhơn với cao

nguyên Pleiku, là con đường huyết mạch và án ngữ giữa hai ngọn đèo An Khê và

Mang Yang

Từ An Khê, tỉnh lộ 669 (đường số 7C cũ) đư ợc mở theo hướng bắc cũng là trụcgiao thông quan trọng nhất để vào huyện Kbang và cao nguyên Kon Plông (tỉnh KonTum)

Tỉnh lộ 674 xuôi xuống phía nam, men theo bờ sông Ba, dẫn vào huyện KôngChro, Ia Pa và nối với quốc lộ 25 ở phía tây Thị xã Ayun Pa tại địa danh ngã ba CâyXoài

1.2.2.4 Văn hóa – giáo dục:

Hiện tại, trên địa bàn Thị xã An Khê có 34 cơ sở Giáo dục – Đào tạo, bao gồm:

8 trường mẫu giáo, 13 trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học

phổ thông, 1 trường trung cấp nghề và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên

1.2.2.5 Y tế - Sức khỏe:

Thị xã hiện có 1 cơ sở khám chữa bệnh và 11 trạm y tế các xã phường Nângcao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, tích cực công tác phòng chống dịchbệnh, nhất là dịch bệnh nguy hiểm

1.2.3 Tài nguyên:

1.2.3.1 Tài nguyên nước mặt:

Dòng sông Ba cùng các phụ lưu của nó như suối Vối, suối Cái… là nguồn cungcấp nước chính cho sinh hoạt và hoạt động tưới tiêu của toàn Thị xã An Khê Mật độtrung bình khoảng 0,315 km/km2, dòng chảy ở đây vào loại trung bình

Ngoài hệ thống sông, suối, An Khê còn có một số hồ tự nhiên và nhân tạo cungcấp nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất

Trang 39

1.2.3.2 Tài nguyên rừng:

Rừng giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường sinh

thái, đồng thời là một phần đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của địa phương Tổng

diện tích đất rừng là 2.830,25 ha, trong đó, đất rừng sản xuất là 2.655,62 ha và đất rừngphòng hộ là 174,63 ha

Tài nguyên rừng bị tác động mạnh mẽ do con người Thảm rừng gỗ chỉ còn lạirất ít ở những nơi xa dân cư và không thuận lợi cho việc khai thác Hai kiểu thảm đặc

trưng ở đây là rừng kín và kiểu rừng kín nửa rụng lá.Kiểu rừng kín thường xanh vì mưa

ẩm nhiệt đới, phân bố rải rác trên các sườn và các khe suối với các quần hợp thường

gặp có kiền kiền, trâm xe, muồng, dổi, bồ hòn, ràng ràng chiếm diện tích không lớn.Kiểu rừng kín nửa rừng kín nửa rụng lá do hơi ẩm nhiệt đới phát triển thành những vạtrừng phân bố trên các sườn đồi, ven suối tập trung nhiều nhất ở độ cao từ 400 – 500 m.Cây rụng lá điển hình là săng lẻ Rừng có 4 tầng, tầng cao 3m là săng lẻ thuần loại;tầng thấp có những cây thường xanh hay rụng lá như tùng, gụ mật, giáng hương Trongtầng loại cây gỗ nhỏ gồm một số loại cây thầu dầu, bồ hòn, đay

Nhìn chung, phần lớn diện tích rừng của An Khê đã biến thành trảng cây bụi vớinhững quần hợp thường gặp: Thành ngạnh, móng bò, găng, giành giành

1.2.3.3 Tài nguyên đất:

An Khê có nhiều loại đất, được chia thành các nhóm chính, trong đó các nhóm

đất quan trọng nhất là:

- Nhóm đất xám và xám nâu có 15 500 ha (toàn tỉnh có 364.806 ha),

chiếm 77,24% tổng diện tích đất đai toàn Thị xã, tập trung ở các xã Tú An, Cửu An,

Song An, Thành An, phường An Bình, thích hợp vứi những loại cây công nghiệp ngắnngày như: mía, vừng, sắn, thuốc lá, đậu đỗ các loại

Trang 40

- Nhóm đất phù sa có 2.400 ha (toàn tỉnh có 46.430 ha), chiếm 11,96% diện

tích toàn tỉnh Loại đất này phân bố ven các sông, suối chủ yếu thuộc địa bàn các xã Tú

An, Song An, Thành An, phường An Tân, phường An Bình, rất thích hợp với việc

trồng lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày

Diện tích đất nông – lâm nghiệp của Thị xã An Khê tương đối lớn, diện tích đất

dùng để sản xuất nông nghiệp chiếm 81,4% tổng diện tích đất Đây là một trong những

lợi thế của địa phương để phát triển mạnh công nghiệp chế biến dựa vào nguồn nguyênliệu từ lâm nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày

Bảng 1.8 Diện tích đất, phân theo loại đất của Thị xã An Khê năm 2014

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014

1.2.3.4 Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản của Thị xã không đa dạng, chủ yếu bao gồm 2 loại chính

là đất sét và đá xây dựng, thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu

xây dựng

Đất sét: Tài nguyên Sét ở Thị xã đạt 5 triệu m3 Trữ lượng đảm bảo cho nhu cầu

3 nhà máy gạch, mỗi nhà máy công suất 10 triệu viên/năm

Đá xây dựng: Trên địa bàn có 3 đơn vị được cấp phép khai thác đá, với trữlượng là 622.840 m3

Ngày đăng: 01/11/2018, 23:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2012). Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020, Quyết định số 319/QĐ-TTg, Hà Nội [2]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2012). Về việc ban hành Quy trình vận hành liên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế- xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020,"Quyết định số 319/QĐ-TTg, Hà Nội[2]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2012)
Tác giả: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2012). Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020, Quyết định số 319/QĐ-TTg, Hà Nội [2]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Năm: 2012
[4]. Chi Cục Thống kê thị xã An Khê (2015). Niêm giám thống kê 2014, NXB Thống Kê, An Khê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niêm giám thống kê 2014
Tác giả: Chi Cục Thống kê thị xã An Khê
Nhà XB: NXB ThốngKê
Năm: 2015
[5]. Ngô Đình Tuấn (2011), Cảnh báo suy kiệt nguồn nước Việt Nam. Từ:< http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tai-nguyen-nuoc/Canh-bao-suy-kiet-nguon-nuoc-tai-Viet-Nam-2068&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảnh báo suy kiệt nguồn nước Việt Nam
Tác giả: Ngô Đình Tuấn
Năm: 2011
[8].Sở Tài Nguyên và Môi Trường (2007). Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thị xã An Khê đến năm 2020, Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND, Gia Lai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thị xãAn Khê đến năm 2020
Tác giả: Sở Tài Nguyên và Môi Trường
Năm: 2007
[10]. USGS (2014),Global Hydrological Cycle. The water cycle, Vietnamese. Từ:<http://water.usgs.gov/edu/watercyclevietnamese.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Hydrological Cycle
Tác giả: USGS
Năm: 2014
[5]. Nguyễn Hữu Khải (2011), Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ thống liên hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, châm lũ, an toàn v ận hành hồ chứa và sử dụng hợp lý tài nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông Ba, Chương trình KHCN cấp nhà nước KC.08.30/06-10, Hà Nội Khác
[6]. Nguyễn Minh Lâm (2012), Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An, Luận văn Tiến Sỹ, Viện Môi Trường và tài Nguyên, TP.HCM Khác
[7]. Nguyễn Võ Châu Ngân (2011), Giáo trình Tài nguyên nước lục địa, Giáo trình, bài giảng Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Khác
[9]. Tôn Thất Lãng và cộng sự (2008), Xây dựng chỉ số CLN để đánh giá và quản lý CLN hệ thống sông Đồng Nai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp sở Khác
[11]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020, Gia Lai Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w