1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

83 785 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ TUYẾN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG QUẢNG BỐ, Xà QUẢNG PHÚ, HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Khoa học môi trường : Môi trường : 2010 – 2014 Gi¶ng viªn h−íng dÉn: ThS. Trương Thành Nam Khoa Quản lý Tµi nguyªn - Tr−êng §¹i häc N«ng L©m Th¸i Nguyªn Thái nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức cần thiết để đảm bảo vững vàng về chuyên môn. Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học một cách có hệ thống và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp của một kỹ sư. Được sự nhất trí của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường cùng với nguyện vọng bản thân, em tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”. Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Môi Trường và đặc biệt em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Trương Thành Nam- người đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Lương Tài đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại địa phương. Do kinh nghiệm và thời gian có hạn nên khóa luận của em còn nhiều thiếu sót, vì vậy kính mong các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến xây dựng để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Tuyến DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Số lượng làng nghề Bắc Ninh phân theo huyện 14 Bảng 2.2. Một số loại vi khuẩn có trong bùn hoạt tính 23 và khả năng phân hủy 23 Bảng 4.1. Hàm lượng một số chỉ tiêu chất hữu cơ trong nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố 49 Bảng 4.2. Hàm lượng kim loại nặng trong nước thải sản xuất của làng nghề đúc đồng Quảng Bố 50 Bảng 4.3. Công tác truyền thông vệ sinh môi trường 53 Bảng 4.4. Kết quả điều tra phỏng vấn tình hình sức khỏe của người dân làng nghề Quảng Bố 54 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ xử lý nước thải bằng kỹ thuật bùn hoạt tính có sục khí. . 23 Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Quảng Phú 37 Hình 4.2. Quy trình sản xuất nồi đồng, nhôm tại Quảng Bố và dòng thải44 Hình 4.3. Sơ đồ dòng vật chất điển hình cho 1 hộ gia đình ở công đoạn phân loại phế liệu, cán, kéo 46 Hình 4.4. Quy trình tạo tranh đồng kèm dòng thải 48 Hình 4.5. Biểu đồ so sánh hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải so với QCVN 40/2011/BTNMT 50 Hình 4.6. Biểu đồ so sánh hàm lượng kim loại nặng trong nước thải so với QCVN 40/2011/BTNMT 51 Hình 4.7. Biểu đồ công tác truyền thông vệ sinh môi trường 53 Hình 4.8. Mô hình Bãi lọc ngầm 56 Hình 4.9. Mô hình thu gom và xử lý nước thải sản xuất 57 Hình 4.10. Mô hình xử lý nước ao bằng trồng cây hút kim loại 58 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa sinh hóa BTNMT Ministry of Natural Resources and Environment Bộ Tài Nguyên Môi Trường CN Industry Công nghiệp CN- TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa hóa học cs Colleagues Cộng sự CTNH hazardous waste Chất thải nguy hại DO Dissolved Oxygen Oxy hòa tan ĐTM Environmental Impact Assessment Đánh giá tác động môi trường NN Agriculture Nông nghiệp PE Poly Etilen QCVN National Technical Regulation Quy chuẩn Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TM-DV Trade and Services Thương mại- Dịch vụ TN&MT Natural Resources and Environment Tài nguyên và Môi trường TSS Total Suspended Solids Hàm lượng chất rắn lơ lửng UBND People’s Committee Ủy ban nhân dân VSMT Sanitation Vệ sinh môi trường MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập 2 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tế 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài 4 2.2. Cơ sở lý luận của đề tài 5 2.2.1. Khái niệm môi trường, môi trường nước mặt, nước ngầm 5 2.2.2. Khái niệm nước thải, nguồn thải 6 2.2.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước 7 2.2.4. Khái niệm quản lý môi trường 7 2.2.5. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường 8 2.2.6. Một số đặc điểm về nước thải, nguồn thải 8 2.2.6.1. Đặc điểm nước thải 8 2.2.6.2. Đặc điểm nguồn thải 10 2.2.7. Khái niệm làng nghề 10 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 11 2.3.1. Sự phát triển làng nghề của một số nước trên thế giới 11 2.3.2. Sự phát triển làng nghề ở Việt Nam 12 2.3.3. Sự phát triển làng nghề ở Bắc Ninh 14 2.3.4. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường và sức khỏe con người . 15 2.3.5. Một số phương pháp xử lý nước thải 18 2.3.5.1. Phương pháp cơ học 18 2.3.5.2. Phương pháp hóa học và hóa lý 19 2.3.5.3. Phương pháp sinh học 19 2.3.6. Sơ lược công tác quản lý nước thải tại xã Quảng Phú 25 2.4. Một số kết quả nghiên cứu về môi trường làng nghề ở Việt Nam 25 2.4.1. Ô nhiễm môi trường nước do hoạt động sản xuất tại một số làng nghề điển hình tỉnh Hà Tây 25 2.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về môi trường làng nghề ở Bắc Ninh 27 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30 3.2. Phạm vi nghiên cứu 30 3.2.1. Phạm vi không gian 30 3.2.2. Phạm vi thời gian 30 3.2.3. Phạm vi nội dung 30 3.3. Nội dung nghiên cứu 30 3.3.1. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 30 3.3.2. Đánh giá thực trạng nước thải tại làng nghề 30 3.3.3. Đánh giá tác động của nước thải tại địa bàn 30 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải tới môi trường 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu 31 3.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 31 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 31 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 31 3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu 32 3.4.5. Phương pháp chuyên gia 32 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 32 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 34 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 34 4.1.1.1. Vị trí địa lý 34 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 34 4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu 34 4.1.1.4. Điều kiện thủy văn 35 4.1.1.5. Tài nguyên 35 4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 36 4.1.2.1. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế 36 4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm 39 4.1.2.3. Y tế và giáo dục 40 4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 40 4.2. Đánh giá thực trạng nước thải tại làng nghề 41 4.2.1. Hiện trạng môi trường nước thải 41 4.2.1.1. Nguồn gây ô nhiễm từ sinh hoạt 41 4.2.1.2. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp 42 4.2.1.3. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động đúc đồng 43 4.2.1.4. Hiện trạng môi trường nước thải làng nghề 49 4.2.2. Đánh giá công tác quản lý nước thải trên địa bàn xã Quảng Phú 52 4.2.2.1. Thực trạng thoát nước 52 4.2.2.2. Thực trạng xử lý nước thải 52 4.2.2.3. Công tác truyền thông môi trường 53 4.3. Đánh giá tác động của nước thải tại địa bàn 53 4.4. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải tới môi trường 55 4.4.1. Giải pháp xử lý 55 4.4.1.1. Công nghệ xử lý nước thải bằng bãi lọc ngầm 55 4.4.1.2. Mô hình thu gom và xử lý nước thải sản xuất 56 4.4.1.3. Mô hình ao trồng cây hút kim loại 57 4.4.2. Giải pháp quản lý 58 4.4.2.1. Giải pháp về pháp lý 58 4.4.2.2. Giải pháp về công tác quy hoạch làng nghề 59 4.4.2.3. Giải pháp đối với công tác thoát nước của làng nghề 59 4.4.2.4. Giải pháp nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng 59 Phần 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Kiến nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Những làng nghề trên khắp đất nước đã tạo ra nhiều loại sản phẩm phong phú, đa dạng, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề truyền thống đã được khôi phục, bảo tồn cùng với sự xuất hiện của một số ngành mới đáp ứng nhu cầu thị trường, làm cho hoạt động làng nghề càng phát triển. Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những giai điệu Quan họ trữ tình mà còn được biết đến là quê hương của những làng nghề thủ công truyền thống: làng nghề tranh Đông Hồ (Thuận Thành), gỗ mỹ nghệ Đồng Kị (Từ Sơn), khảm trai (Phù Lưu- Từ Sơn); dệt Tương Giang (Từ Sơn), giấy Phong Khê (Tiên Du), đúc đồng Đại Bái (Gia Bình) Toàn tỉnh hiện nay có 62 làng nghề, chiếm 18% số làng nghề và trên 30% số làng nghề truyền thống của cả nước (Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2005) [16]. Là một trong những làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh, làng nghề đúc đồng Quảng Bố đã tồn tại rất lâu đời, trải qua bao biến động dưới chế độ phong kiến, sự hủy hoại của chiến tranh, sự cạnh tranh của hàng ngoại khiến cho làng nghề hoạt động khó khăn, đời sống người dân trong làng bấp bênh trong nhiều thời kỳ. Nhưng cho đến nay, làng nghề Quảng Bố đã phát triển với tốc độ nhanh hòa nhập với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Làng nghề đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương, nâng cao đời sống nông dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn vốn quý báu văn hóa của làng, xã. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nước thải làng nghề nói riêng đang trở thành vấn đề bức xúc cần được giải quyết. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển không bền vững trong tương lai. Vì vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, đánh giá hiện trạng nước thải [...]... đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” 1.2 Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá được hiện trạng môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Quảng Phú - Đánh giá thực trạng nước thải của làng nghề đúc đồng Quảng Bố - Đánh giá được tác động của nước thải tại làng nghề Quảng Bố...2 làng nghề và tìm ra những giải pháp quản lý môi trường hợp lý là rất cần thiết Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường- Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên và dưới sự hướng đẫn của thầy giáo ThS Trương Thành Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng. .. địa phương Hiện nay, xã chưa phân tách riêng nước mưa, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt theo các hệ thống riêng biệt Trên địa bàn xã chưa có dự án xây dựng trạm xử lý nước thải chung cho toàn xã Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Tài thường xuyên mở các lớp tập huấn về môi trường cho cán bộ môi trường các xã trong huyện Đối với nước thải công... cả nước Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có tới 42 làng nghề chiếm 68% số làng nghề của tỉnh) Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước Bảng 2.1 Số lượng làng nghề Bắc Ninh phân theo huyện STT Huyện Số Số LN Phân chia theo ngành kinh tế làng truyền... các làng nghề này đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng 13 Mức độ ô nhiễm các làng nghề này là không giống nhau, phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, tính chất của sản phẩm và thành phần chất thải ra môi trường Theo kết quả điều tra, phân tích hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm, do các loại phế thải của các làng nghề này hầu như được thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý + Làng nghề. .. tế Đồng thời nâng cao kiến thức, bổ sung tư liệu học tập, kinh nghiệm sau khi ra trường 1.4.2 Ý nghĩa trong thực tế - Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về hiện trạng môi trường nước ở làng nghề đúc đồng Quảng Bố Đây sẽ là cơ sở khoa học, đóng 3 góp vào hệ thống thông tin, dữ liệu môi trường và cung cấp những hiểu biết về chất lượng nước thải của khu vực vào thời điểm hiện tại - Những giải. .. các cụm sản xuất Đồng thời các phong trào người dân tham gia bảo vệ môi trường cũng thường xuyên được thực hiện Như vậy ta có thể thấy được rằng vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn nói chung và môi trường làng nghề nói riêng đều được quan tâm phát triển ở các nước trên thế giới Việc phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công đều phải thực hiện song song với công tác bảo vệ môi trường 2.3.2... chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu là than củi - Môi trường đất đa số các làng nghề chưa có biểu hiện ô nhiễm do hoạt động sản xuất làng nghề Đối với môi trường lao động (vi khí hậu), hầu hết điều kiện lao động ở các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn như độ ồn, ánh sáng, độ rung, độ ẩm, độ nhiệt cao * Ảnh hưởng đến môi trường nước Tại các làng nghề, 100% mẫu nước thải đều có các thông... môi trường nước do hoạt động sản xuất tại một số làng nghề điển hình tỉnh Hà Tây Hà Tây cũng là đất có nhiều làng nghề thủ công cổ truyền Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 116 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống và nghề mới phát triển Theo Viện địa lý (2005), trong lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, các làng nghề làm phát sinh 45.000 đến 65.000 m3 nước thải/ ngày Trong đó lượng nước thải làng. .. 2.2.2 Khái niệm nước thải, nguồn thải * Khái niệm nước thải Nước thải được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau như: - Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải - Nước thải bệnh viện: Là nước thải từ các cơ sở y tế - Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các hộ gia đình, trường học, khách sạn, cơ quan có chứa đựng các chất thải trong quá . hành đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh . Trong thời gian thực hiện đề tài,. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ TUYẾN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG QUẢNG BỐ, Xà QUẢNG PHÚ, HUYỆN. môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh . 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được hiện trạng môi trường nước

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w