1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định.

66 954 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 537,78 KB

Nội dung

Hiện nay, những tác động tiêu cực từ thiên nhiên như bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu,… cũng như các hoạt động của con người đã và đang làm suy thoái hệ sinh thái và làm giảm tính đa dạng s

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường

Khoá học : 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đặng Thị Hồng Phương

Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

Đây là thời gian chúng ta vận dụng, kết hợp giữa kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào thực tiễn cuộc sống Được sự đồng ý của khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định”

Đến nay em đã hoàn thành thời gian thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn ThS Đặng Thị Hồng Phương đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn vườn quốc gia Xuân Thủy đã tạo điều kiện giúp

đỡ em trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu nghiên cứu làm khóa luận

Vì năng lực bản thân và thời gian có hạn nên khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!

Nam Định, ngày 20 tháng 4 năm 2014

Sinh viên

Mai Thị Hương

Trang 3

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTTN : Bảo tồn thiên nhiên

BVMT : Bảo vệ môi trường

CBD : Hiệp định quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học

UBND : Uỷ ban nhân dân

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNEP : Chương trình môi trường của Liên hợp quốc

VQG : Vườn quốc gia

WAP : Chương trình Liên minh Đất ngập nước quốc tế

WWF : Qũy Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

Trang 4

Trang

Bảng 4.1 Diện tích và phân bố các loại đất nông nghiệp 34

Bảng 4.2 Diện tích, phân bố các đầm nuôi Tôm và vây nuôi Vạng 37

Bảng 4.3 Diện tích, tỉ lệ và phân bố các loại đất chưa sử dụng 39

Bảng 4.4 Đường giao thông ở các xã vùng đệm 41

Bảng 4.5 Số lượng các loài thực vật trong VQG Xuân Thủy 42

Bảng 4.6 Các dạng sống của thực vật ở VQG 43

Bảng 4.7 Thành phần các loài thực vật nổi ở VQG 44

Bảng 4.8 Thành phần các loài động vật nổi ở VQG 44

Bảng 4.9 Các loài chim ở VQG được ghi trong Sách Đỏ thế giới(1996) và Sách Đỏ Việt Nam (2002) 45

Bảng 4.10 Bảng tiếp nhận thông tin thường xuyên về ĐDSH từ các nguồn của người dân vùng đệm 46

Bảng 4.11 Bảng thu thập mức độ hiểu biết liên quan đến các vấn đề môi trường của người dân vùng đệm 48

Trang 5

Trang Hình 4.1 Tỷ lệ các loài thực vật tìm thấy trong VQG (%) 42 Hình 4.2 Tỷ lệ tiếp nhận thông tin thường xuyên về ĐDSH từ các nguồn của

người dân vùng đệm (%) 46 Hình 4.3 Tỷ lệ hiểu biết của người dân vùng đệm về các vấn đề

môi trường (%) 49

Trang 6

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Mở đầu 1

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2

1.2.1 Mục đích của đề tài 2

1.2.2 Yêu cầu của đề tài 3

1.3 Ý nghĩa của đề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Vài nét về ĐDSH và vai trò của ĐDSH 4

2.2 Tổng quan về nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH trên thế giới và ở Việt Nam 7

2.2.1 Tổng quan về nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH trên thế giới 7

2.2.2 Tổng quan về nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam 12

2.2.3 Tổng quan về nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Nam Định 18

2.3 Hiện trạng công tác truyền thông bảo vệ môi trường 21

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 24

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 24

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24

3.3 Nội dung nghiên cứu 24

3.3.1 Giới thiệu về VQG Xuân Thủy 24

3.3.1.1 Khu vực VQG Xuân Thủy 24

3.3.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đệm VQG Xuân Thủy- Nam Định 24

3.3.2 Đánh giá hiện trạng ĐDSH VQG 24

3.3.3 Đánh giá hiện trạng công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH VQG 24

Trang 7

3.4 Phương pháp nghiên cứu 24

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 24

3.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp 24

3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 25

3.4.2 Phương pháp phân tích thống kê và liệt kê 25

3.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 25

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Giới thiệu về VQG Xuân Thủy 26

4.1.1 Khu vực VQG Xuân Thủy 26

4.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đệm VQG Xuân Thủy - Nam Định 27

4.1.2.1 Điều kiện tự nhiên 27

4.2 Hiện trạng ĐDSH VQG Xuân Thủy 42

4.3 Hiện trạng công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH VQG 46

4.3.1 Hiện trạng tiếp nhận thông tin thường xuyên về ĐDSH của người dân vùng đệm 46

4.3.2 Mức độ hiểu biết liên quan đến các vấn đề môi trường của người dân vùng đệm 48

4.4 Nhận thức của người dân vùng đệm về ĐDSH 50

4.5 Nhu cầu đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH 54

4.6 Đề xuất một số giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng bảo tồn ĐDSH khu bảo tồn VQG Xuân Thủy 55

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

5.1 Kết luận 57

5.2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 8

để cung cấp vật liệu di truyền và có giá trị đặc biệt là các cây thuốc, các loài hoa, cây cảnh nhiệt đới,… Tuy nhiên, ĐDSH ở nước ta đang bị đe dọa và ngày càng suy thoái nhanh Diện tích các khu vực hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp dần Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh hoặc bị bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao Các nguồn gen quý hiếm cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều Suy thoái ĐDSH dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước Để bảo tồn ĐDSH và duy trì hệ sinh thái này, trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cường đầu tư cho các chương trình, dự án bảo tồn sinh học [4]

Vườn quốc gia Xuân Thủy là một khu rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, là khu vực có hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển điển hình ở Việt Nam Đây là rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam được quốc tế công nhận theo công ước Ramsar là rừng ngập mặn thứ 50 của thế giới Vườn quốc gia Xuân Thủy được nâng cấp từ Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy theo quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 2 tháng

1 năm 2003 [6]

Vườn Quốc gia Xuân Thủy là một bãi bồi rộng lớn nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng Phù sa màu mỡ của sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã, nhất là các loài chim di cư quý hiếm

Trang 9

Diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha, gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn Khu vực vùng lõi của vườn là diện tích đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh thuộc xã Giao Thiện Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của vườn nằm trên địa phận các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải [6] Hàng năm có tới khoảng 100 loài chim di cư chọn nơi đây là điểm lưu trú trên đường di cư về phương Nam trú đông, trong đó có tới 1/5 số lượngcò mỏ thìacủa toàn thế giới Tại vườn ước tính có 219 loài chim nước sinh sống, nhiều loài gần như tuyệt chủng có tên trong sách đỏ thế giới, như: rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển, diệc đầu đỏ Trên vùng đất ngập mặn này, dưới làn nước thủy triều có khoảng

167 loài động thực vật nổi và 154 loài động vật đáy Về thực vật, vườn hiện

có 192 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có nhiều loài rong tảo có giá trị kinh tế cao.Vườn có vị trí quan trọng đến môi trường sinh thái và cảnh quan cũng như đời sống của người dân tại khu vực vùng đệm và vùng lõi Hiện nay, những tác động tiêu cực từ thiên nhiên như bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu,… cũng như các hoạt động của con người đã và đang làm suy thoái

hệ sinh thái và làm giảm tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn vườn quốc

gia Xuân Thủy Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền

thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định’’ được thực hiện nhằm đánh giá đầy đủ hiện

trạng công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH của địa phương, từ đó đánh giá, đề xuất giải pháp thích hợp để nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH của địa phương

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích của đề tài

- Hiện trạng công tác quản lý của khu bảo tồn vườn quốc gia Xuân Thủy

- Xác định một số yếu tố gây suy giảm đa dạng sinh học

- Đánh giá nhận thức của của cộng đồng: người dân tại các xã vùng đệm, khách du lịch, cán bộ tại khu bảo tồn vườn quốc gia

- Đề xuất các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng, tạo cân bằng phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân

Trang 10

nhưng vẫn bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Phản ánh đúng thực trạng nhận thức của người dân tại vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy

- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác, khách quan

- Đảm bảo những kiến nghị, đề xuất phải mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện địa phương và cơ quan quản lý khu bảo tồn vườn quốc gia Xuân Thủy

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho nghiên cứu sau này

- Vận dụng và phát huy kiến thức đã học tập và nghiên cứu

- Là cơ sở, tài liệu cho các nghiên cứu khoa học về sau

- Nâng cao khả năng học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và công tác quản lý khu bảo tồn

- Đề xuất một số giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại khu vực

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Vài nét về ĐDSH và vai trò của ĐDSH

Vài nét về ĐDSH

Theo Công ước về đa dạng sinh học năm 1992: Đa dạng sinh học là

sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng các hệ sinh thái)

- Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể

- Đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê

- Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng và trao đổi thông tin

* Đa dạng các hệ sinh thái

- Hệ sinh thái trên cạn:

+ Trong các hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học Các kiểu hệ sinh thái khác có thành phần loài nghèo hơn Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài vi sinh vật nghèo nàn [17]

+ Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng

Trang 12

cao Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới, kiểu rừng kín cây lá rộng, kiểu phụ rừng trên núi đá vôi [17]

- Hệ sinh thái đất ngập nước:

+ Theo Công ước Ramsar: Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước cháy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể

cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp

+ ĐNN Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa và ĐNN ven biển Trong đó, có một số kiểu có tính ĐDSH cao:

•Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có chức năng và giá trị như cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi

đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát) [17]

•Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam [17]

•Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam Do đặc tính pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt

•Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới Quần xã rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loài rùa biển và đặc biệt loài thú biển Dugon [17]

Trang 13

•Vùng biển quanh các đảo ven bờ: vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có mức độ ĐDSH rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển,…[17]

- Hệ sinh thái biển: Các nguồn tài nguyên sinh vật biển rất phong phú, đa dạng Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau

* Đa dạng loài

- Về thực vật đến nay đã thống kê được khoảng 90.000 loài có mặt ở vùng nhiệt đới Vừng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu nhất chiếm 1/3 tổng số loài: Braxin có 50.000 loài cây có hoa; Colombia có 35.000 loài; Venezuela

có 15.000- 25.000 loài Vùng Châu Phi kém đa dạng hơn Nam Mỹ: Tanzania 10.000 loài, Camơrun 8.000 loài Trong khi đó, toàn bộ vùng Bắc Mỹ, Âu, Á chỉ có 50.000 loài Vùng Đông Nam Á có tính ĐDSH khá cao 25.000 loài chiếm 10% số loài thực vật có hoa trên thế giới, trong đó có 40% là loài đặc hữu, Inđônesia có 20.000 loài, Malaysia và Thái Lan có 12.000 loài, Đông Dương có 15.000 loài [17]

- Thành phần loài động thực vật ở Việt Nam được thống kê thì nhóm sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt được xác định là 1.438 loài (chiếm 9,6%) so với thế giới (15000 loài); thực vật bậc cao có khoảng 11.400 loài (chiếm 5%)

so với thế giới (220.000 loài); bò sát 296 loài (chiếm 4,7%) so với thế giới (6.300 loài) Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000- 30.000 loài thực vật Việt Nam được xếp vào thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài trên thế giới) [17]

* Đa dạng nguồn gen trong nông nghiệp

- Nguồn gen giống cây trồng và vật nuôi:

+ Các giống cây trồng bản địa

+ Các giống cây trồng mới

+ Các giống cây trồng được nông dân ở các tỉnh biên giới trao đổi với nhau qua biên giới hoặc mua bán qua đường tiểu ngạch

Trang 14

Vai trò của ĐDSH

- Các HST của trái đất là cơ sở sinh tồn của sự sống cho cả trái đất và

cả con người Các HST đảm bảo cho sự chu chuyển oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác trên toàn hành tinh Chúng duy trì tính ổn định và sự màu

mỡ của đất nói riêng và của hành tinh nói chung Các HST bị suy thoái thì tính ổn định và sự mềm dẻo, linh động của sinh quyển cũng bị thương tổn

- Các HST tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao: Rừng hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy, loại trừ các cặn bã làm cho dòng chảy trở nên trong và sạch; các bãi cỏ biển, các rạn san hô,…ở thềm lục địa làm giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển [18]

- Duy trì, cung cấp nguồn gen và là kho dự trữ các nguồn gen quý hiếm cho cây trồng và vật nuôi tương lai [18]

- Nhiều loài động thực vật được sử dụng làm thức ăn cho con người, gia súc, làm thuốc, lấy gỗ làm nhà, phục vụ cho phát triển kinh tế, làm chất đốt lấy năng lượng, làm cây cảnh,… Hiện tại, đã thống kê được 30.000 loài cây có những phần ăn được, nhưng chỉ mới khoảng 7.000 loài được trồng hoặc thu hái làm thức ăn, trong đó có 20 loài đã cung cấp đến 90% lượng tinh bột trên toàn thế giới [18]

- Sinh vật trong quá trình tiến hóa đã tồn tại và phát triển một cách bền vững và hài hòa với nhau, tạo nên một thiên nhiên đa dạng, phong phú và hấp dẫn, làm nền tảng cho mọi cảm hứng về thẩm mỹ, nghệ thuật, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và tích lũy cho xã hội tương lai [18]

2.2 Tổng quan về nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1 Tổng quan về nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH trên thế giới

Thuật ngữ ĐDSH xuất hiện từ giữa những năm 1980, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu về tính đa dạng và phong phú của sự sống trên trái đất Thuật ngữ này hiện nay đang được sử dụng một cách rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu trong các lĩnh vực khoa học và văn hóa đời sống IUCN đã thúc đẩy ý tưởng về một công ước toàn cầu về ĐDSH vào năm 1981, và vào năm 1987, UNEP đã kêu gọi một sự hợp tác quốc tế

Trang 15

nhằm bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH Các cuộc họp trù bị đã thành lập Ủy ban hợp tác liên chính phủ để chuẩn bị cho Công ước ĐDSH và vào tháng 5 năm 1992, bản thảo cuối cùng của công ước RIO đã được chuẩn bị xong Chiến lược ĐDSH toàn cầu đã được Viện Tài nguyên Thế giới, IUCN

và UNEP công bố năm 1992 CBD đã được 179 nước trên thế giới thông qua, trong đó có Việt Nam Tài nguyên đa dạng sinh học đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại bởi giá trị và tầm quan trọng của nó.Thế giới sinh học trải qua hàng triệu năm phát triển để được như ngày nay với khoảng

10 - 100 triệu loài sinh sống, trong đó khoảng 1,7 triệu loài đã được định tên (Hawksworth và Ritchie 1998), đang bị tàn phá nghiêm trọng Khoảng 20%

số loài đã bị biến mất trong vòng 30 năm qua và 50% hoặc hơn nữa sẽ ra đi vào cuối thế kỷ 21 (Myers, 1993; Sharma, 2004) Nguyên nhân suy thoái gây nên bởi con người do sự tàn phá các khu vực sinh sống tự nhiên, canh tác, khai thác bừa bãi, ô nhiễm, du nhập ồ ạt cây trồng và vật nuôi,…[7]

Các loài thực vật và động vật tạo nên sự kỳ diệu trong thế giới hoang

dã đều có vai trò cụ thể, đóng góp thiết yếu cho cuộc sống con người như cung cấp lương thực, thuốc men, oxy, nước và cân bằng hệ sinh thái Khí hậu thay đổi dẫn tới môi trường sống thay đổi và các loài động, thực vật cũng phải thay đổi chu kỳ sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể hoặc thay đổi đường di cư để thích nghi với môi trường mới, làm mất đi sự đa dạng sinh học Theo một nghiên cứu mới đây về đa dạng sinh học quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo, hơn một phần ba loài động vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng Ngoài 47.677 loài nằm trong danh sách Đỏ, một đánh giá có thẩm quyền nhất của các nước về các loài vật trên Trái đất có nguy cơ tuyệt chủng và được đưa ra dựa trên nghiên cứu của hàng nghìn nhà khoa học, hiện nay 17.291 loài đang bị đe dọa, trong đó 21% là động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 70% thực vật và 35% loài không xương sống Các loài động vật lưỡng cư là nhóm sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trên Trái đất với 1.895 trong số 6.285 loài nằm trong danh sách bị đe dọa Trong

số này, 39 loài tuyệt chủng, 484 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, 754 loài

bị đe dọa và 657 loài không được bảo vệ Các nhà khoa học cảnh báo, thế giới không những lo ngại số loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao mà còn bị

Trang 16

đe dọa phá vỡ hoàn toàn hệ sinh thái Những con số trên báo động nguy cơ các loài sinh vật biến mất vĩnh viễn mặc dù các nhà lãnh đạo trên thế giới đều cam kết sẽ hành động để đảo ngược xu hướng đó [7]

Công ước về đa dạng sinh học có hiệu lực năm 1993 đã đưa ra ba mục tiêu: bảo tồn đa dạng sinh học; sử dụng sự đa dạng sinh học một cách bền vững; chia sẻ lợi ích của đa dạng sinh học một cách công bằng Hiện nay, 168 quốc gia đã ký công ước trên, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2010 giảm đáng

kể tỷ lệ mất đa dạng sinh học ở các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia Tuy nhiên, theo các nhà bảo tồn, loài người chưa tiến hành đủ các biện pháp để ngăn chặn những mối đe dọa chính Ô nhiễm môi trường, khí hậu thay đổi dẫn tới sự mất dần môi trường sống của các loài động, thực vật, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự mất đa dạng sinh học Mất đi môi trường sống ảnh hưởng đến 40% động vật có vú Giám đốc IUCN, bà G.Xmát cảnh báo, hiện

có những bằng chứng khoa học về một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng nghiêm trọng Sự mất đa dạng sinh học xảy ra nghiêm trọng nhất ở khu vực Trung và Nam Mỹ; Đông, Tây và Trung Phi, nhất là ở Ma-đa-ga-xca; Nam và Đông-Nam Á Mất đa dạng sinh học là một trong những cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất thế giới khi số các loài sinh vật giảm xuống mức thấp Các nước châu Phi cảnh báo rằng, hệ sinh thái của châu lục này dễ tổn thương nhất thế giới trước những biến động của thời tiết Nạn đói, khan hiếm nước, tình trạng

sa mạc hóa, năng suất nông nghiệp giảm khiến chất lượng cuộc sống con người ở châu Phi xuống thấp Châu Phi chiếm khoảng một phần năm diện tích đất toàn cầu và có khoảng một phần năm các loài cây, động vật có vú và chim trên thế giới, chiếm một phần sáu loài lưỡng cư và bò sát Khoảng một phần năm số loài chim ở miền nam châu Phi đã di cư theo mùa ở châu Phi và một phần mười di cư giữa châu Phi và các châu lục khác trên thế giới

Theo các nhà phân tích, thế giới sẽ không đạt được mục tiêu giảm sự mất đa dạng sinh học vào năm 2010 Vì vậy đã đến lúc chính phủ các nước phải hành động để cứu các loài động, thực vật và phải đưa vấn đề này trở thành trọng tâm của các chương trình nghị sự năm tới khi không còn nhiều thời gian Các tổ chức quốc tế và nhiều nước kêu gọi đưa vấn đề hậu quả nhân đạo vào nội dung các cuộc thương lượng chống biến đổi khí hậu Mới

Trang 17

đây, một nhóm khoảng 70 nhà khoa học trên thế giới đã đề xuất thành lập một "vườn bách thú gen", coi đây là kho dữ liệu về gen của 10.000 loài động vật có vú, chim, bò sát, động vật lưỡng cư và cá trên toàn thế giới Ra đời từ tháng 4-2009 với sự tham gia của các nhà khoa học làm việc tại các vườn thú, bảo tàng động vật, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học lớn trên thế giới, mục tiêu của dự án trị giá 50 triệu USD này là tập hợp và giải mã toàn bộ gen của khoảng 10.000 loài động vật có xương sống trên Trái đất Theo GS Đ.Hau-xlơ, Đại học Califonia (Mỹ), những kiến thức và sự hiểu biết về quá trình tiến hóa của các loài động vật có xương sống là một trong những khám phá vĩ đại nhất của khoa học Với việc thành lập "vườn bách thú gen", giới khoa học sẽ có một cái nhìn xác thực hơn về quá trình tiến hóa cũng như biến đổi về gen của các loài động vật qua thời gian để chúng thích hợp với môi trường và điều kiện sống Kho dữ liệu này cũng sẽ góp phần vào công tác bảo tồn như so sánh sự đa dạng hóa về gen, giúp các nhà khoa học

dự báo chính xác hơn về phản ứng của các loài động vật đối với những thay đổi về môi trường như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, biến đổi về sinh học, [7] Rừng nhiệt đới ẩm ướt là một quần xã sinh vật phong phú nhất về loài,

và các rừng mưa nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về loài hơn các rừng đất ẩm ướt ở châu Phi và châu Á Như là một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất tại châu Mỹ, rừng mưa Amazon có sự đa dạng sinh học không thể so sánh Khoảng 10% số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại rừng mưa Amazon Nó hợp thành tập hợp lớn nhất các loài động, thực vật còn sinh tồn trên thế giới Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000 lài chim cùng thú Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú,

428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này Khoảng 20% loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng mưa của Amazon Các nhà khoa học đã mô tả khoảng 96.660-128.843 loài động vật không xương sống chỉ tại mỗi Brasil Sự đa dạng về loài thực vật là cao nhất trên Trái Đất với một số nhà khoa học ước tính rằng một kilômét vuông có thể chứa trên 75.000 kiểu cây gỗ và 150.000 loài thực vật bậc cao Một kilômét vuông đất rừng mưa Amazon có thể chứa khoảng

Trang 18

90.790 tấn thực vật còn sinh tồn Sinh khối thực vật trung bình ước đạt 356 ±

47 tấn/ha Tới nay, ước khoảng 438.000 loài thực vật có tầm quan trọng kinh

tế và xã hội đã được ghi nhận trong khu vực với nhiều loài hơn nữa vẫn đang được phát hiện hay lập danh lục Khu vực lá xanh của thực vật và cây gỗ trong rừng mưa dao động khoảng 25% như là kết quả của các thay đổi theo mùa Tán lá xanh trải rộng trong mùa khô khi ánh nắng mặt trời là cực đại và sau đó bị thu hẹp lại trong mùa ẩm nhiều mây Các thay đổi này tạo ra sự cân bằng cacbon giữa quang hợp và hô hấp [8]

Vùng tân nhiệt đới (trung và nam Mỹ) ước tính có khoảng 86.000 loài thực vật có mạch, vùng nhiệt đới và nửa khô hạn châu Phi có 30.000 loài, vùng Madagascar có 8200 loài, vùng nhiệt đới Châu Á bao gồm cả New Guinea và vùng nhiệt đới Austrailia có khoảng 45.000 loài Xét chung, vùng nhiệt đới chiếm 2/3 con số ước tính 250.000 loài thực vật có mạch của thế giới Theo số liệu của Alwyn Gentry, Norman Myers ước tính rằng 2/3 số loài thực vật nhiệt đới được tìm thấy ở các rừng nhiệt đới ẩm (các rừng rậm rụng lá và thường xanh) Như vậy, khoảng 45% các loài thực vật mạch gỗ của thế giới được tìm thấy trong các rừng rậm nhiệt đới Tỷ lệ số loài động vật có xương sống ở cạn tìm thấy trong các rừng nhiệt đới có thể so sánh với con số này của thực vật Số loài chim của rừng nhiệt đới ước tính là 2600, trong đó 1300 loài tìm thấy ở vùng tân nhiệt đới, 400 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi, 900 loài ở vùng nhiệt đới Châu Á Con số này xấp xỉ 30% tổng số loài toàn cầu Tỷ lệ này thấp hơn so với thực vật, nhưng không bao gồm các loài chim tìm thấy ở rừng nhiệt đới mà không hoàn toàn phụ thuộc vào nơi

cư trú này Bruce Beehler cho rằng 78% các loài chim không phải ở biển của New Guinea là tồn tại ở các rừng mưa, mặc dù nhiều loài có thể cũng sống ở

cả những nơi cư trú khác nữa [9]

Trong thời gian từ năm 2000- 2010, mỗi năm diện tích rừng bị chuyển đổi thành diện tích đất nông nghiệp và các mục đích sử dụng khác, hoặc bị mất do các nguyên nhân tự nhiên đã giảm từ 16 triệu ha trong những năm 90 của thế kỷ trước xuống còn 13 triệu ha Diện tích rừng nguyên thuỷ toàn cầu với các hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất về các loài sinh vật, với khoảng 1,4 tỷ ha, chiếm 36% tổng diện tích rừng toàn cầu, cũng giảm trung

Trang 19

bình hàng năm hơn 40 triệu ha, với tốc độ 0,4% mỗi năm Khu vực Nam Mỹ

bị mất rừng nguyên thuỷ lớn nhất, sau đó là châu Phi và châu Á Nghiên cứu trên chỉ rõ các mối đe doạ khác đối với đa dạng sinh học rừng là do việc quản

lý rừng không bền vững, biến đổi khí hậu, cháy rừng, thảm hoạ tự nhiên, dịch bệnh và do sự phá hoại của các loài côn trùng và các sinh vật xâm thực LHQ còn cảnh báo hiện trạng săn bắn vì mục tiêu thương mại do nhu cầu tiêu dùng

ở các thành phố cũng đang đẩy nhiều loài vật hoang dã tới nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu các nước không thực hiện những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn LHQ kêu gọi các nước cần hành động mạnh mẽ nhằm bảo tồn hiệu quả và sử dụng bền vững

đa dạng sinh học các diện tích rừng sản xuất, đặc biệt ở các khu rừng nhượng quyền sử dụng Tuy nhiên, nghiên cứu của LHQ cũng hoan nghênh các biện pháp đang được thực hiện ở nhiều nước nhằm bảo tồn đa dạng sinh học rừng Hiện diện tích rừng được khoanh vùng trở thành các khu bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu đã tăng hơn 95 triệu ha kể từ năm 1990, trong đó hơn 46% được khoanh vùng trong thời kỳ 2000- 2005 Hơn 460 triệu ha, chiếm 12% tổng diện tích rừng nguyên thuỷ, đã được khoanh vùng để bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đất và nguồn nước hoặc bảo tồn các di sản văn hoá Các diện tích rừng được khoanh vùng thành khu bảo tồn đa dạng sinh học, vườn quốc gia, khu vực hoang dã,…được bảo vệ bằng luật pháp [10]

2.2.2 Tổng quan về nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam

Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000- 30.000 loài thực vật Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới) Trong hệ thống các khu bảo vệ vùng Đông Dương - Mã Lai của IUCN, Việt Nam được xem là nơi giàu về thành phần loài và có mức độ đặc hữu cao so với các nước trong vùng phụ Đông Dương Động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú đặc hữu Riêng trong số 25 loài thú linh trưởng đã được ghi nhận ở Việt Nam có tới 16 loài, trong đó có 4 loài và phân loài đặc hữu của Việt Nam, 3 phân loài chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng rừng hai nước Việt Nam - Campuchia [11]

Trang 20

Đa dạng loài trong hệ sinh thái đất ngập nước nội địa: Các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật cũng như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nước và bán ngập nước, động vật không xương sống và cá Vi tảo đã xác định được có 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành; Cho đến nay đã thống kê và xác định được 794 loài động vật không xương sống Trong đó, đáng lưu ý là trong thành phần loài giáp xác nhỏ, có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam Riêng hai nhóm tôm, cua (giáp xác lớn) có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô tả Trong tổng số 147 loài trai

ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc hữu của Việt Nam hay vùng Đông Dương Điều đó cho thấy sự đa dạng và mức độ đặc hữu của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam là rất lớn Thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và

18 bộ Riêng họ cá chép có 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi [11]

Đa dạng loài trong các hệ sinh thái biển và ven bờ: Đặc tính của khu

hệ sinh vật biển Việt Nam thể hiện rõ ở đặc tính nhiệt đới, đặc tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt Bắc- Nam Trong vùng biển nước ta

đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong

đó có hai vùng biển: Móng Cái - Đồ Sơn, Hải Vân - Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại Đặc biệt, tại vùng thềm lục địa có 9 vùng nước trồi có năng suất sinh học rất cao, kèm theo là các bãi cá lớn Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong

đó cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; rong biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển có 225 loài Các nghiên cứu về biến động nguồn lợi đã cho thấy danh sách khu hệ cá biển của Việt Nam đến tháng 1/2005 là 2.458 loài, tăng 420 loài so với danh sách được lập năm 1985 (có 2.038 loài) và đã phát hiện thêm 7 loài thú biển mới [11]

Trang 21

Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam: Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn Tính ra bình quân trên 1 km2 lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật, gần 7 loài động vật, với mật độ hàng chục nghìn cá thể Đây là một trong những mật độ đậm đặc các loài sinh vật so với thế giới Cấu trúc loài rất đa dạng Do đặc điểm địa hình, do phân hóa các kiểu khí hậu, cấu trúc các quần thể trong nội bộ loài thường rất phức tạp Có nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau Khả năng thích nghi của loài cao Thích nghi của các loài được thực hiện thông qua các đặc điểm thích nghi của từng cá thể, thông qua chuyển đổi cấu trúc loài Loài sinh vật ở Việt Nam nói chung có đặc tính chống chịu cao

đối với các thay đổi của các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh [11]

Đa dạng nguồn gen trong nông nghiệp: Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng của thế giới Mức độ ĐDSH của hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam cao hơn nhiều

so với dự tính Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi: Ở Việt Nam, hiện nay đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 16 nhóm các loài cây trồng khác nhau như cây lương thực chính, cây lương thực bổ sung, cây ăn quả, cây rau, cây gia vị, cây làm nước uống, cây lấy sợi, cây thức ăn gia súc, cây bóng mát, cây công nghiệp, cây lấy gỗ với tổng số trên 800 loài cây trồng với hàng nghìn giống khác nhau Có 3 nhóm cây trồng đang được nông dân sử dụng:

- Các giống cây trồng bản địa: Nhóm giống cây trồng này hiện nay đang chiếm vị trí chủ đạo đối với nhiều loại cây trồng Trong số nhóm giống cây trồng này có những giống đã được nông dân sử dụng và lưu truyền hàng nghìn năm nay [11]

- Các giống cây trồng mới: Là những giống cây có khả năng cho năng suất cao và có một số đặc tính tốt khác như: phẩm chất nông sản tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao được các nhà khoa học chọn lọc, lai tạo thành Những năm gần đây các giống cây trồng được các nhà khoa học chọn lọc và lai tạo mới cũng như các loại giống cây trồng được nhập nội, trước khi đưa ra sản xuất rộng rãi, được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét công nhận như lúa: 156 giống; ngô: 47 giống; đậu tương: 22 giống; cao su: 14 giống; cà phê: 14 giống [11]

Trang 22

- Các giống cây trồng được nông dân ở các tỉnh biên giới trao đổi với nhau qua biên giới hoặc mua bán qua đường tiểu ngạch Hiện nay, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.300 giống của 115 loài cây trồng Đây là tài sản quý của đất nước, phần lớn không còn trong sản xuất và trong tự nhiên nữa Một bộ phận quan trọng của số giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở nước ta [11]

Về vật nuôi, hiện nay Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm đang được chăn nuôi chủ yếu bao gồm 20 giống lợn (14 giống nội), 21 giống bò (5 giống nội), 27 giống gà (16 giống nội), 10 giống vịt (5 giống nội), 7 giống ngan (3 giống nội), 5 giống ngỗng (2 giống nội), 5 giống dê (2 giống nội), 3 giống trâu (2 giống nội), 1 giống cừu, 4 giống thỏ (2 giống nội), 3 giống ngựa (2 giống nội), bồ câu, hươu và nai (có khoảng 10.000 con hươu nai được nuôi trong toàn quốc) [11]

Đặc trưng đa dạng nguồn gen: Các biểu hiện của kiểu gen ở Việt Nam rất phong phú Riêng kiểu gen cây lúa có đến hàng trăm kiểu hình khác nhau, thể hiện ở gần 400 giống lúa khác nhau Các kiểu gen ở Việt Nam thường có nhiều biến dị, đột biến Trong đó có những biến dị xảy ra dưới tác động của các yếu tố tự nhiên (sấm, chớp, bức xạ ), có những đột biến xảy ra do những tác nhân nhân tạo Đây là một trong những nguồn tạo giống mới ĐDSH gen

ở Việt Nam chứa đựng khả năng chống chịu và tính mềm dẻo sinh thái cao của các kiểu gen [11]

Chương trình, mạng lưới quỹ gen được hình thành bảo tồn lưu giữ hơn 17.000 nguồn gen của 200 loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây dược liệu và một số loài cây trồng khác

Bằng các phương pháp bảo tồn khác nhau như: tại chỗ, chuyển chỗ đã thu thập 3.273 kiểu di truyền cây cao su; bảo tồn 42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy, bảo tồn tại chỗ 905 nguồn gen và chuyển vị 175 loài cây dược liệu, trong đó có 26 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng 70 giống vật nuôi và gia cầm đang ở trạng thái nguy hiểm; 38 dòng thuộc 26 loài cá nuôi kinh tế và 3 loài ong quý đang được bảo tồn và lưu giữ 2.016 chủng nấm, vi khuẩn, vi sinh vật dùng trong các lĩnh vực công nghiệp-thực phẩm, y dược, chăn nuôi, thú y, thủy sản và nông nghiệp được phân loại và lưu giữ Hiện

Trang 23

tại, trên 30% các nguồn gen đang bảo tồn được đánh giá ban đầu về các chỉ tiêu sinh học và khoảng 5- 10% nguồn gen được đánh giá chi tiết và đánh giá

di truyền Hàng năm chương trình cung cấp khoảng 1.000 lượt vật liệu di truyền và mẫu giống phục vụ chương trình giống, các đề tài nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo [12]

Theo số liệu thống kê của BTNMT, Việt Nam là đất nước có ĐDSH cao, với hơn 95 kiểu HST, hàng chục loài thực vật, hàng trăm loài động vật, nhiều loài vi sinh vật trên cạn và dưới nước Tuy nhiên, các HST, các giống loài và nguồn gen này hiện vẫn đang tiếp tục bị suy giảm ở mức báo động Trong giai đoạn 2001- 2010, thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường, mặc

dù, Việt Nam đã đạt được nhiều chỉ số khả quan, nhưng tài nguyên thiên nhiên vẫn bị khai thác quá mức, kém hiệu quả và thiếu bền vững Nguyên nhân chính là do sự tàn phá của con người và sự biến đổi phức tạp, khó lường của khí hậu Cụ thể, tính đến năm 2012, diện tích rừng nguyên sinh, rừng nhiều tầng (3-7 tầng) bị giảm sút trầm trọng, chỉ còn 0,57 triệu ha, chủ yếu tập trung ở các khu rừng phòng hộ và trong các khu bảo tồn Đối với hệ sinh thái biển, kết quả điều tra từ năm 2004- 2007 cho thấy hiện chỉ có 14,4% diện tích rạn san hô phát triển tốt, còn 44,9 % đang ở trong tình trạng xấu và rất xấu, diện tích thảm cỏ biển cũng đã giảm xuống 40-60%, đặc biệt

là ở các khu vực miền Trung và Nam Bộ Đáng lo ngại hơn là tình trạng suy giảm các loài động vật quý hiếm, do săn bắn và buôn bán động vật trái phép trong những năm qua [13]

Nếu năm 1996 mới chỉ có 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2010 con số này đã lên tới 47 loài Nhiều loài được đánh giá

bị đe dọa không cao trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe dọa ở mức báo động tại Việt Nam như hạc cổ trắng, voọc, culi,… (Theo IUCN )

Cùng với đó nhiều loài thực vật trước đây chỉ ở mức rất nguy cấp như hoàng đàn, bách đàn, sâm vũ diệp, tam thất hoàng Một số giống cây trồng và vật nuôi đã được kiểm kê, từng bước được phục hồi, song nhiều loài giống truyền, bản địa cũng dần bị mai một như lợn ỉ mỡ, gà Văn Phú,…

Năm 2012, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế, tiếp tục thực hiện tốt vai trò đầu mối các Công

Trang 24

ước quốc tế về ĐDSH, tham gia tích cực các cuộc họp đàm phán trong khuôn khổ các Công ước, Nghị định thư và các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương tăng cường, mở rộng các đối tác là các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế trong lĩnh vực ĐDSH, tiếp tục triển khai thực hiện dự án quốc tế: Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu ĐDSH quốc gia; dự án khắc phục trở ngại nhằm tằng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn [14]

Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã giới thiệu Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

Cụ thể, năm 2020, diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ; diện tích khu bảo tồn biển đạt 0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; có 10 khu Ramsar, 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn

di sản ASEAN Tổng cục Môi trường cũng công bố Dự thảo quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước Theo đó, Việt Nam sẽ thành lập 41 khu bảo tồn với tổng diện tích 775.000 ha Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu sinh thái, sinh cảnh Việt Nam nằm trong

238 vùng sinh thái ưu tiên toàn cầu được Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) ghi nhận, trong đó nhiều loài đặc hữu, nguy cấp được ghi nhận trong sách đỏ của ICUN và của Việt Nam Năm 2030, Việt Nam lập thêm 23 khu bảo tồn nữa Hiện Việt Nam có 148 khu bảo tồn [14]

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong bảo tồn đa dạng sinh học, nhiều văn bản chính sách được ban hành, nhưng thực tế, đa dạng sinh học trên đà suy giảm và suy thoái Nguyên nhân do việc khai thác quá mức, trái phép và buôn bán tiêu thụ trái phép động thực vật hoang dã Ngoài ra còn do

sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lại, sinh cảnh bị chia cắt do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát triển hạ tầng, thủy điện Năm 2007, tổng số các loài động, thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài (418 loài động vật, 464 loài thực vật), tăng 161 loài so với thời điểm 1992; hiện có tới 9 loài động vật được xem là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam như tê giác hai sừng, heo vòi, cầy rái cá, bò xám, hươu sao, cá chép gốc, cá chình Nhật, lan hài Việt Nam (Theo Sách Đỏ Việt Nam)

Trang 25

2.2.3 Tổng quan về nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Nam Định

Nam Định, phạm vi do UNESCO công nhận gồm 2 tiểu vùng nằm ở cửa Ba Lạt và cửa Đáy: Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân của huyện Giao Thủy và rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi, thị trấn Rạng Đông, xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng [5]

Nam Định xây dựng kế hoạch hành động ĐDSH giai đoạn 2011- 2013

và định hướng đến năm 2020, quy hoạch bảo tồn ĐDSH và cơ sở dữ liệu ĐDSH trên địa bàn tỉnh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên môi trường tổ chức đào tạo nguồn nhân lực về quản lý ĐDSH; tuyên truyền giáo dục pháp luật về ĐDSH Trong giai đoạn 2013-2015, Nam Định lập quy hoạch bảo tồn ĐDSH Vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy); điều tra, lập hồ sơ đề nghị thành lập khu bảo tồn thiên nhiên ven biển huyện Nghĩa Hưng; xác định nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế và ĐDSH cao trên địa bàn tỉnh; xây dựng mạng lưới quan trắc ĐDSH tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia và các vùng đất ngập nước quan trọng [5]

Từ đầu năm 2011, các cơ quan chức năng trong tỉnh tiến hành điều tra

cơ bản về ĐDSH; xây dựng mạng lưới, thực hiện quan trắc về ĐDSH và an toàn sinh học; lập danh sách các loài động, thực vật trên cạn, dưới nước cần được bảo tồn Quy chế phối hợp trong việc xử lý khai thác, kinh doanh, sử dụng tài nguyên sinh vật cũng được xây dựng; năng lực cưỡng chế trong việc kiểm soát buôn bán các loại động, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao được tăng cường Tỉnh cũng tổ chức tổng kiểm kê các nguồn gen cây trồng vật nuôi; khuyến khích áp dụng các mô hình bảo tồn, phát triển các loài cây trồng, vật nuôi bản địa quý hiếm; thực hiện các đề án về chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về ĐDSH nông nghiệp; áp dụng các mô hình điểm về phát triển kinh tế sinh thái, giảm sức ép khai thác tài nguyên đất ngập nước [5]

Năm 2011 được Liên hợp quốc chọn là “Năm quốc tế về rừng” với thông điệp “Cộng đồng các quốc gia chung sức thúc đẩy việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các loại rừng; phòng, chống phá rừng và suy thoái rừng” Hưởng ứng chương trình này tỉnh ta đang triển khai nhiều hoạt động

Trang 26

trồng và bảo vệ rừng, trong đó, đặc biệt ưu tiên việc trồng rừng phòng hộ ven biển, ứng phó với tình trạng nước biển dâng và tiếp tục tham gia hiệu quả vào mục tiêu thực hiện dự án quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chọn Tỉnh Đoàn Nam Định làm điểm trong việc triển khai xây dựng mô hình bảo vệ môi trường năm 2011, trong đó dự

án “Trồng rừng chắn sóng” với tổng diện tích 12ha đang được triển khai tại 3 huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng Các địa phương tham gia dự án về ý nghĩa, mục đích của việc trồng rừng phòng hộ ven biển để cải thiện các điều kiện khắc nghiệt của môi trường vùng đất cát như giảm nhiệt

độ ở lớp cát mặt trong mùa hè và giữ nước trong mùa khô Rừng ven biển còn giúp nâng cao sự đa dạng của hệ sinh thái vùng ven biển, đáp ứng nhu cầu về gỗ gia dụng và củi đun cho nhân dân địa phương Rừng còn hạn chế được nạn cát bay và quá trình rửa trôi (bạc màu) ở lớp cát mặt, đồng thời cung cấp khối lượng lớn các chất hữu cơ làm cho độ phì nhiêu của đất không ngừng được cải thiện Năm 2011, Tỉnh Đoàn đã chọn xã Giao Long (Giao Thủy) là mô hình điểm để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng Đồng chí

Vũ Tuyết Minh, Bí thư huyện Đoàn Giao Thủy cho biết: “Từ tháng 6, Đoàn Thanh niên huyện đảm nhận trồng 4ha rừng phòng hộ Hoạt động trồng rừng được coi là điểm nhấn trong công tác Đoàn năm 2011” Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho việc trồng rừng phòng hộ ven biển đang diễn ra khá sôi nổi tại các cơ sở Đoàn tham gia dự án Theo kế hoạch, trong tháng 8 sẽ đồng loạt triển khai việc trồng rừng [15]

Tỉnh Nam Định triển khai Dự án đầu tư rừng phòng hộ ven biển nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển để chắn sóng, bảo vệ đê biển đê sông, lấn biển, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư ven biển, điều hoà khí hậu, tôn tạo vẻ đẹp cảnh quan, cải thiện đời sống nhân dân và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng trên tuyến biên giới biển của tỉnh Được thực hiện từ nay đến năm 2014 với tổng kinh phí dự toán gần 46,7 tỷ đồng, dự án tập trung bảo vệ trên 2.203ha rừng phòng hộ hiện có tại 3 huyện ven biển của tỉnh gồm Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thuỷ; trồng mới gần 1.530ha, trong

đó có trên 1.036 ha rừng phòng hộ tập trung, trồng bổ sung 405ha rừng trồng

Trang 27

có mật độ thấp tại huyện Nghĩa Hưng, 58ha rừng chắn gió hại tại Hải Hậu và Giao Thuỷ, 29ha cây cảnh quan môi trường, cảnh quan du lịch tại thị trấn Thịnh Long và Quất Lâm (huyện Giao Thuỷ) Ngoài ra, dự án còn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng lâm sinh như nâng cấp vườn ươm giống cây lâm nghiệp và xây dựng mới vườn ươm giống cây ngập mặn tại vùng bãi bồi phía đông xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng) Nằm ở vùng Nam châu thổ sông Hồng, tỉnh Nam Định sở hữu 72km bờ biển Hằng năm, do phù sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Ba Lạt và Lạch Giang, biển Nam Định lùi ra khoảng 100- 200

m với diện tích khoảng 400ha Theo thống kê, khảo sát, diện tích đất thích nghi cho lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 12.000- 14.000ha, chủ yếu

là trồng rừng phòng hộ ven biển thuộc các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng [16]

Một số văn bản pháp lý, tỉnh Nam Định đã triển khai thực hiện trong công tác bảo tồn ĐDSH VQG Xuân Thủy:

- Quyết định số 26/LN- KH ngày 19/1/1995, trao quyền từ Chính phủ cho Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về việc phê duyệt nghiên cứu khả thi về kỹ thuật và kinh tế ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy

- Quyết định số 479/QĐ- UB ngày 10/5/1995 của UBND tỉnh Nam Hà (nay là UBND tỉnh Nam Định) về việc thành lập Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy

- Quyết định số 01/2003/QĐ- TTg ngày 2/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia

- Quyết định số 872/2003/QĐ- UB ngày 24/4/2003 của UBND tỉnh Nam Định quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của VQG Xuân Thủy

- Quyết định số 126/QĐ- TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng được triển khai tại VQG Xuân Thủy

Trang 28

- Quyết định số 1010/QĐ- BNN- TCLN ngày 7/5/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc phê duyệt phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo

vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng tại VQG Xuân Thủy

- Công văn số 1343/ĐTCB ngày 1/10/1989 của Uỷ ban khoa học nhà nước

về việc UNESCO công nhận bãi bồi Xuân Thủy gia nhập công ước Ramsar

- Công văn số 302/KG ngày 6/8/1998 của văn phòng Hội đồng Bộ trưởng đồng ý khoanh vùng cửa sông Hồng tỉnh Nam Hà đăng ký gia nhập công ước Ramsar

- Công văn số 2048/BNN- KL ngày 31/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành VQG Xuân Thủy

- Báo cáo số 183/VP3 ngày 6/12/2002 của UBND tỉnh Nam Định xác định ranh giới vùng lõi và vùng đệm của VQG Xuân Thủy để trình trước Thủ tướng chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Văn bản số 4822/BNN- KL ngày 24/12/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng diện tích vùng đệm của VQG Xuân Thủy

- Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Nam Định, xác định việc bảo tồn và phát triển VQG cũng là chủ điểm quan tâm của chiến lược

2.3 Hiện trạng công tác truyền thông bảo vệ môi trường

- Thời gian qua, với nhiều hình thức tuyên truyền được triển khai các phong trào, mô hình được áp dụng tại cộng đồng đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong công tác BVMT [19]

- Nhận thức được nguy cơ trước mắt, thời gian qua, bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực BVMT, công tác tuyên truyền đã được các bộ, ban, ngành, các tổ chức xã hội triển khai với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về những tác động nguy hại, các giải pháp phòng ngừa [19]

- Điển hình như, các đơn vị tập trung tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BVMT cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên Tổ chức các chiến dịch truyền thông hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ

Trang 29

sinh môi trường”, “Ngày môi trường trế giới”, “Ngày đa dạng sinh học”,… Bên cạnh đó, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã cấp hơn 5.000 cuốn cẩm nang, 50.000 tờ rơi và 23 bộ cam kết “Bảo vệ môi trường và dòng sông quê hương” cho Đoàn thanh niên 23 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, Đồng Nai và các tỉnh Bắc Trung Bộ, đã vận động người dân ký cam kết BVMT, bảo vệ dòng sông quê hương,…[19]

- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam còn tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt của cơ quan TW hội và các tỉnh, thành hội, các đơn vị trực thuộc về các

kỹ năng và phương pháp truyền thông, vận động trong công tác BVMT Đến nay, đã có hơn chín nghìn tuyên truyền viên được đào tạo có khả năng thuyết trình, thuyết phục, vận động có hiệu quả trong lĩnh vực này Các tuyên truyền viên tổ chức hàng chục nghìn cuộc họp nhóm, lồng ghép sinh hoạt hội viên, sinh hoạt các câu lạc bộ phụ nữ thực hiện vệ sinh môi trường Đồng thời, triển khai tại các địa phương nhiều mô hình như: “Tổ phụ nữ tự quản thu gom rác có hiệu quả”, mô hình “ Hùn vốn trả góp mua bình lọc nước” tại các tỉnh như Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang Mô hình “Hầm bioga”

ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Đồng Tháp,… Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức nhiều lớp tập huấn, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác BVMT cho cán bộ, giáo viên, học sinh trên địa bàn [19]

- Thông qua công tác tuyên truyền, làm cho nhân dân nhận thức được những nguy cơ và tác động xấu đến môi trường từ những hành động, việc làm của mình; cũng như hình thành được ý thức phòng ngừa, hạn chế những hành vi có hại cho môi trường Đối với đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ xây dựng chính sách đã xây dựng được một số chủ trương, chính sách cơ bản để BVMT và nhất là việc lồng ghép công tác BVMT trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [19]

- Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền trong lĩnh vực BVMT; vẫn coi đó là công việc của các

bộ, ngành chức năng, của các cơ quan truyền thông, nên chưa có sự đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này Sự phối hợp giữa các bộ, ngành chuyên môn,

Trang 30

các cơ quan tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền chưa được coi trọng, nên không huy động được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo của người dân trong việc BVMT Nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao và họ chỉ quan tâm đến cuộc sống với những lợi ích trước mắt, mà thiếu đi trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường sống của mình [19]

- Để phát huy những kết quả đạt được, cũng như từng bước khắc phục những khó khăn trong công tác truyền thông BVMT, trong thời gian tới các cấp có thẩm quyền dành nguồn ngân sách thích đáng để xây dựng các hệ thống thông tin về môi trường và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động BVMT Xây dựng chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các cơ quan truyền thông đại chúng và các tổ chức xã hội để tận dụng tốt vai trò cầu nối giữa các tổ chức này với các cơ quan nhà nước và cộng đồng trong mọi hoạt động BVMT Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân đầy đủ chính xác về vai trò quan trọng của công tác BVMT đối với

sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước [19]

Trang 31

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cộng đồng dân cư sống tại vùng đệm VQG Xuân Thủy

- Cán bộ khu bảo tồn vườn quốc gia

- Sinh cảnh sống của các loài động thực vật sống trong khu bảo tồn vườn quốc gia

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Khu bảo tồn vườn quốc gia Xuân Thủy

- Cộng đồng dân cư sống ở vùng đệm gồm 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định

- Thời gian: Từ ngày 20/01/2014 đến 10/04/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Giới thiệu về VQG Xuân Thủy

3.3.1.1 Khu vực VQG Xuân Thủy

3.3.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đệm VQG Xuân Thủy- Nam Định

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng

Trang 32

khi thực hiện một đề tài Đây là phương pháp tham khảo những số liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các nội dung sau:

- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định

- Các tài liệu về ĐDSH khu bảo tồn vườn quốc gia Xuân Thủy

- Các thông tin liên quan đến đề tài thông qua sách báo, mạng internet,

và các nghiên cứu trước đây

3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Khảo sát thực địa tại vùng đệm và vùng lõi VQG

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn cộng đồng

+ Lập bộ câu hỏi phỏng vấn

+ Đối tượng phỏng vấn: 125 dân cư sống ở 5 xã vùng đệm và 10 cán

bộ quản lý vườn quốc gia

Lựa chọn đối tượng phỏng vấn theo nguyên tắc:

• Về ngành nghề của đối tượng: Sau khi phỏng vấn thu được ngành nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 54,83% tổng số phiếu; công nhân, viên chức 28,14% tổng số phiếu; kinh doanh, buôn bán 17,03% tổng số phiếu

• Về độ tuổi của đối tượng: Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động

+ Quá trình phỏng vấn: phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp kết hợp với khảo sát thực địa Kết quả được ghi chép vào phiếu in sẵn hoặc sổ tay cá nhân

3.4.2 Phương pháp phân tích thống kê và liệt kê

Các số liệu trong quá trình điều tra thu thập được từ xã thống kê và liệt

kê ra những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu làm đề tài Liệt kê những thông tin quan trọng có ảnh hưởng tới ĐDSH vườn quốc gia

3.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được tại vườn quốc gia Xuân Thủy được tổng hợp

xử lý trên phần mềm: Word 2003, Excel 2003

Trang 33

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Giới thiệu về VQG Xuân Thủy

4.1.1 Khu vực VQG Xuân Thủy

- VQG Xuân Thủy nằm ở phía nam cửa sông Ba Lạt, bao gồm phần

bãi trong của Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh VQG này có vị trí rất thuận lợi

và tầm quan trọng quốc tế được công nhận là một khu Ramsar – một khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước VQG Xuân Thủy là Ga chim quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế Tháng 1/1989, Việt Nam trở thành thành viên thứ 50 của thế giới tham gia công ước Ramsar và vùng bãi bồi ở phía Nam cửa sông Hồng thuộc VQG Xuân Thủy được quốc gia công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam Tháng 10/2004, Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) của Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục của UNESCO đã công nhận VQG Xuân Thủy là vùng lõi số một của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng Được đứng tên vào danh sách các khu Ramsar trên thế giới đã khẳng định tầm quan trọng quốc tế đối đặc biệt của VQG Xuân Thủy Không những thế VQG Xuân Thủy nằm trong hệ thống các VQG của Việt Nam và là vùng tiêu biểu cho HST ĐNN cửa sông ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng [3]

- VQG Xuân Thủy đã thống kê được tổng số 192 loài thuộc 145 chi

của 60 họ thực vật có mạch Lớp hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất,

135 loài (chiếm 70,3% tổng số loài) thuộc 47 họ Ngành dương xỉ có số loài chiếm tỷ lệ thấp nhất, 8 loài (4,1%) thuộc 6 chi của 5 họ Các loài thuộc lớp một lá mầm có 49 loài (25,5%) thuộc 8 họ Chúng là những loài có số lượng

cá thể lớn trong các bãi cỏ [3]

- Thảm thực vật đa dạng, có 8 kiểu sống khác nhau xuất hiện ở vùng đệm và vùng lõi VQG, mỗi nơi sống có một quần xã thực vật đặc thù như: quần xã Cỏ cáy - Cỏ ngạn sống trên các bãi bùn đang hình thành; quần xã Vạng hôi - Tra - giá mọc trên các vùng đất cao hay ven bờ đầm nơi ít chịu tác động của thủy triều; quần xã Cà độc dược - Thầu dầu mọc trên vùng đất cao

ở mái đê, nơi không chịu hay chỉ chịu tác động của thủy triều; quần xã phi

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Dương Thị Thanh Hà, 2012, Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, Đại học Nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên
3. Phan Thị Anh Đào, Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, 2007, Đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, MERC - MCD, Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Xuân Thủy
4. Phan Hoàng Minh, Đa dạng sinh học ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Hoàng Minh
1. Báo cáo kinh tế xã hội, dự án vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, 2004 Khác
5. Bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học tại Nam Định Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w