Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. (Trang 31)

3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

khi thực hiện một đề tài. Đây là phương pháp tham khảo những số liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu. Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các nội dung sau:

- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định

- Các tài liệu về ĐDSH khu bảo tồn vườn quốc gia Xuân Thủy

- Các thông tin liên quan đến đề tài thông qua sách báo, mạng internet, và các nghiên cứu trước đây.

3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Khảo sát thực địa tại vùng đệm và vùng lõi VQG. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn cộng đồng

+ Lập bộ câu hỏi phỏng vấn

+ Đối tượng phỏng vấn: 125 dân cư sống ở 5 xã vùng đệm và 10 cán bộ quản lý vườn quốc gia.

Lựa chọn đối tượng phỏng vấn theo nguyên tắc:

• Về ngành nghề của đối tượng: Sau khi phỏng vấn thu được ngành nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 54,83% tổng số phiếu; công nhân, viên chức 28,14% tổng số phiếu; kinh doanh, buôn bán 17,03% tổng số phiếu.

• Về độ tuổi của đối tượng: Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động.

+ Quá trình phỏng vấn: phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp kết hợp với khảo sát thực địa. Kết quả được ghi chép vào phiếu in sẵn hoặc sổ tay cá nhân.

3.4.2. Phương pháp phân tích thng kê và lit kê

Các số liệu trong quá trình điều tra thu thập được từ xã thống kê và liệt kê ra những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu làm đề tài. Liệt kê những thông tin quan trọng có ảnh hưởng tới ĐDSH vườn quốc gia.

3.4.3. Phương pháp tng hp và x lý s liu

Các số liệu thu thập được tại vườn quốc gia Xuân Thủy được tổng hợp xử lý trên phần mềm: Word 2003, Excel 2003.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu về VQG Xuân Thủy

4.1.1. Khu vc VQG Xuân Thy

- VQG Xuân Thủy nằm ở phía nam cửa sông Ba Lạt, bao gồm phần bãi trong của Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh. VQG này có vị trí rất thuận lợi và tầm quan trọng quốc tế được công nhận là một khu Ramsar – một khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước. VQG Xuân Thủy là Ga chim quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế. Tháng 1/1989, Việt Nam trở thành thành viên thứ 50 của thế giới tham gia công ước Ramsar và vùng bãi bồi ở phía Nam cửa sông Hồng thuộc VQG Xuân Thủy được quốc gia công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Tháng 10/2004, Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) của Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục của UNESCO đã công nhận VQG Xuân Thủy là vùng lõi số một của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Được đứng tên vào danh sách các khu Ramsar trên thế giới đã khẳng định tầm quan trọng quốc tế đối đặc biệt của VQG Xuân Thủy. Không những thế VQG Xuân Thủy nằm trong hệ thống các VQG của Việt Nam và là vùng tiêu biểu cho HST ĐNN cửa sông ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng [3].

- VQG Xuân Thủy đã thống kê được tổng số 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật có mạch. Lớp hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 135 loài (chiếm 70,3% tổng số loài) thuộc 47 họ. Ngành dương xỉ có số loài chiếm tỷ lệ thấp nhất, 8 loài (4,1%) thuộc 6 chi của 5 họ. Các loài thuộc lớp một lá mầm có 49 loài (25,5%) thuộc 8 họ. Chúng là những loài có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ [3].

- Thảm thực vật đa dạng, có 8 kiểu sống khác nhau xuất hiện ở vùng đệm và vùng lõi VQG, mỗi nơi sống có một quần xã thực vật đặc thù như: quần xã Cỏ cáy - Cỏ ngạn sống trên các bãi bùn đang hình thành; quần xã Vạng hôi - Tra - giá mọc trên các vùng đất cao hay ven bờ đầm nơi ít chịu tác động của thủy triều; quần xã Cà độc dược - Thầu dầu mọc trên vùng đất cao ở mái đê, nơi không chịu hay chỉ chịu tác động của thủy triều; quần xã phi

lao - Quan âm; quần xã cỏ xoan; quần xã cói; quần xã sú, bần, mắm, ô rô và quần xã rừng trồng trang [3].

- Động thực vật nổi: Thực vật nổi gồm 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 6 ngành tảo lớn như tảo Mắt, tảo Lục, tảo Giáp, tảo Lam, tảo Silic. Động vật nổi có 55 loài thuộc 40 giống như giáp xác nhiều nhất 31 loài (chiếm 91,8% tổng số), Polychaeta và Crystoflagellata là 2 loài có số lượng ít nhất là 1 loài.

- Động vật đáy tương đối phong phú, đã phát hiện được 154 loài bao gồm Giun đốt, Giáp xác Mười chân, Thân mềm chân bụng, Hai mảnh vỏ. Họ có nhiều loài nhất là Ocypodidae tới 26 loài (chiếm 16,88%), họ Grapsidae có 21 loài (chiếm 13,63%) [3].

- Côn trùng có 113 loài thuộc 50 họ của 10 bộ và đã định tên được là 98 loài. Cá có 114 loài, 45 họ, 14 bộ và có ưu thế là bộ cá Vược với 21 họ, 61 loài. Lưỡng cư gồm 13 loài (chiếm 15,85% số loài ở Việt Nam) thuộc 8 giống, 4 họ và 1 bộ. Bò sát gồm 24 loài (chiếm 9,3% số loài ở Việt Nam) thuộc 17 giống, 8 họ và 2 bộ [3].

- Theo điều tra bước đầu của Birdlife International (2006), ở VQG đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ và 13 bộ. Tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ. Trong 13 bộ thì bộ Sẻ chiếm nhiều nhất tới 40%, sau đó là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sếu và bộ Sả. Trong VQG đã ghi nhận được 11 loài chim nguy cấp, sắp nguy cấp và gần bị đe dọa ở mức toàn cầu. Hai loài hiếm gặp là Cò mỏ thìa và Mòng bể mỏ ngắn, được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng đã có mặt trong VQG. Có thời điểm loài Cò thìa tại đây chiếm tới 20% số cá thể còn lại của thế giới. Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực hiếm, hầu như chỉ thấy ở VQG và có lúc đã phát hiện trên 20 cá thể. Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú. [3].

4.1.2. Điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi vùng đệm VQG Xuân Thy - Nam Định Nam Định

4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Vị trí địa lý

Theo Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg ngày 2/1/2003 của Thủ tướng chính phủ vùng đệm của VQG Xuân Thủy bao gồm 5 xã ven biển thuộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định là: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải [1].

Toạđộ địa lý:

Vùng đệm VQG Xuân Thuỷ nằm bên hữu ngạn sông Hồng tại cửa Ba Lạt có toạ độ địa lý là: 190

5’ - 2004’ vĩ độ Bắc và 1060

10’ - 106033’ kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp các xã Giao Nhân, Giao Hà, Bình Hoà, Giao Thanh, Giao Hương.

- Phía Nam giáp biển Đông và VQG Xuân Thuỷ - Phía Tây giáp xã Giao Long.

- Phía Đông Bắc giáp sông Hồng, phía Đông Đông Nam giáp VQG Xuân Thuỷ.

Diện tích:

- Theo Chỉ thị 364/CP ngày 6/11/1991 thì địa giới hành chính của các xã ven biển huyện Giao Thuỷ mới dừng lại tại đê biển quốc gia, riêng xã Giao Thiện đã xác định đến giữa sông Vọp, phần còn lại của vùng bãi bồi do huyện quản lý. Năm 2003 UBND huyện Giao Thuỷ đã tạm giao quyền quản lý hành chính vùng bãi bồi ven biển cho 9 xã, trong đó có 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ là xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.

- Như vậy, vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có diện tích là 7.233,63 ha, bao gồm: diện tích theo địa giới hành chính cũ và thêm phần tạm quyền quản lý địa giới hành chính mới đối với 5 xã nói trên [1].

Địa hình - Thổ nhưỡng

* Địa hình

Địa hình vùng đệm bao gồm 2 phần: đồng bằng ven biển và bãi triều. - Đồng bằng ven biển vùng đệm VQG Xuân Thuỷ được cấu tạo bởi trầm tích sông biển kỷ đệ tứ. Phù sa mới hiện đại có tuổi rất trẻ khoảng vài trăm năm. Đồng bằng bề ngoài trông bằng phẳng đơn điệu, nhưng thực ra lại có những điểm phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do sự bồi đắp phù sa không đồng đều ở mọi nơi. Đồng thời do quai đê ngăn lũ, ngăn nước mặn và do phương thức canh tác trồng lúa nước phải có hệ thống giữ nước, hệ thống tưới tiêu chủ động, đã tạo nên những ô thửa. Địa hình bị ngăn thành ô thửa

nên rất dễ phân biệt những diện tích cao, thấp... Địa hình vùng đệm có cốt đất trung bình 0,5- 1,0m. Cốt đất cao nhất 1,3m, thấp nhất 0,2m [1].

- Bãi triều được hình thành từ đê quốc gia trở ra biển. Bãi triều bao gồm: Cồn Ngạn, thềm biển, lòng sông lạch triều.

+ Cồn Ngạn được hình thành cách đây khoảng 9- 10 thập niên. Cồn Ngạn gồm bãi trong và bãi ngoài. Bãi trong ngăn cách với bãi ngoài bởi sông Vọp. Cồn Ngạn có độ cao trung bình 0,5- 0,9m. Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Bãi trong chạy dài trên 10km, từ Cửa Ba Lạt đến Giao Xuân. Bãi ngoài có chiều dài khoảng 10km, rộng 2km. Bãi ngoài được ngoài được ngăn cách bởi VQG bởi đê quai. Cồn Ngạn đã được phân chia thành những ô thửa nuôi trồng thủy sản

+ Thềm biển được tính từ chân đê quốc gia trở ra biển: thềm biển có chiều dài 2,5km, chiều rộng 0,5km chạy từ đuôi bãi trong đến Giao Hải ngăn cách với biển bởi ranh giới VQG.

+ Lòng sông lạch triều là địa hình âm, gồm lòng sông Vọp và các lạch triều. Lòng sông Vọp có độ rộng khoảng 200m, có nhiệm vụ vận chuyển phù sa của Ba Lạt đổ về bậc thềm biển ở cuối Cồn Ngạn.

* Thổ nhưỡng

- Đất phù sa được bồi hàng năm: + Diện tích: 22,4ha

+ Phân bố: Ngoài đê xã Giao Thiện

+ Đặc điểm:hàng năm về mùa nước lũ bãi ngoài đê quốc gia luôn luôn được lắng động lớp phù sa mới. Đất phù sa được bồi có màu nâu tươi. Cấu tạo lớp, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có phản ứng trung tính hơi kiềm, độ kiềm cao. Đất giàu dinh dưỡng, là loài đất tốt nhất.

+ Hướng sử dụng: trồng Cói - Đất phù sa không được bồi: + Diện tích: 928,9ha

+ Phân bố: Trong đê quốc gia thuộc 5 xã vùng đệm.

+ Đặc điểm: đất nằm trong đê quốc gia, được hình thành bởi lắng đọng phù sa sông Hồng và nước biển. Đất có màu nâu, nâu tươi; phân lớp rõ ràng;

chất đất từ trung bình đến nặng. Đất có phản ứng trung tính; độ bão hòa kiềm khá; hàm lượng dinh dưỡng cao, có nhiều tiềm năng để tăng vụ.

+ Hướng sử dụng: duy trì 2 vụ lúa nước và có khả năng thêm 1 vụ màu. - Đất cát, cồn cát mặn ít:

+ Diện tích: 1.212,43ha + Phân bố: 5 xã vùng đệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đặc điểm: là loại đất không ngập triều nằm ngoài đê quốc gia. Đất có phẫu diện toàn cát, đôi chỗ xen lớp cát pha. Đất có phản ứng trung tính hơi kiềm, độ chua tiềm tàng thấp. Hàm lượng dinh dưỡng hữu cơ và dinh dưỡng khoáng đều nghèo, nhưng lại rất thích hợp với dừa và phi lao.

+ Hướng sử dụng: Duy trì và phát triển trồng 2 vụ lúa đối với lập địa mặn trung bình. Đối với đất mặn tăng thêm 1 vụ màu ngắn ngày về mùa đông.

- Đất cát, cồn cát mặn nhiều:

+ Đất mặn: Diện tích 3.797,77ha; phân bố 5 xã vùng đệm; đặc điểm là đất mặn Clorua được hình thành do lắng đọng phù sa cửa sông Hồng trong môi trường nước biển mặn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của mặn thủy triều.

+ Đất lầy mặn: Diện tích 722,79ha; phân bố là những lòng sông, lạch triều, thuộc những địa hình thấp nhất của bãi triều; đặc điểm đất lầy mặn, đặc trưng cho đất ngập nước.

Khí hậu

Vùng đệm mang khí hậu chung của đồng bằng ven biển. Đó là khí hậu nhiệt đới hơi ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh với hai tháng nhiệt độ trung bình < 180C. Mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất > 250C. Mưa vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài 2 tháng, không có tháng hạn. Mùa xuân kéo dài hơn 3 tháng, ẩm độ cao do mưa phùn [1].

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm 240

C

+ Nhiệt độ trung bình tháng 16,3 - 20,90

C

+ Nhiệt độ tuyệt đối vào tháng Giêng là 6,80C.Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối vào mùa hè là 40,10C. Tổng lượng nhiệt năm từ 8000 - 85000

C + Tổng lượng bức xạ trong năm dao động 95 - 105Kcal/cm3/năm

- Chế độ mưa:

+ Mưa từ tháng 5 đến tháng 10

+ Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 1700mm + Năm có lượng mưa cao nhất đạt 2754mm

+ Năm có lượng mưa thấp nhất là 978mm - Chế độ ẩm:

+ Ẩm độ không khí trung bình 84%

+ Ẩm độ mùa xuân do thời tiết nồm và mưa phùn đạt cao tới 90% + Ẩm độ mùa đông do thời tiết hanh khô chỉ đạt 81 - 82%

+ Lượng bốc hơi trung bình năm là 895mm/năm + Lượng bốc hơi trung bình biến động từ 86 - 126mm + Lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 7

- Chế độ gió: gió bắc xuất hiện vào mùa đông, gió đông, đông nam xuất hiện vào mùa hạ. Gió địa phương: gió đất liền thổi ra biển vào ban đêm, gió từ biển vào đất liền vào ban ngày. Tốc độ gió trung bình từ 3-4m/giây.

- Thời tiết:

+ Thời tiết lạnh hanh khô về mùa đông + Thời tiết mát mẻ mưa phùn về mùa xuân + Nắng nóng mưa rào, mưa dông về mùa hè + Mát dịu về mùa thu

+ Do vị trí vùng đệm nằm sát biển nên bão thường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Bình quân mỗi năm có khoảng 3 - 9 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vùng đệm.

Thủy văn, hải văn

* Thủy văn

- Hệ thống sông ngòi:

+ Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt theo hướng Đông Nam ra biển, dài khoảng 10km, rộng khoảng 200m. Đập ngăn nước sông Vọp đã được phá bỏ, khai thông dòng chảy sông Vọp mang phù sa bồi đắp cho bậc thềm biển tại 3 xã Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải. Cũng nhờ sự khai thông dòng chảy hệ sinh thái bãi triều sẽ trở lại cân bằng, lượng phù sa tại cửa Ba Lạt đạt bình quân khoảng 1,8g/l [1].

+ Hạ lưu sông Trà: là nơi phân phối phù sa cho thềm biển thuộc địa phận VQG và vùng đệm sông Vọp và sông Trà vận chuyển phù sa nước ngọt hòa với nước biển tạo ra môi trường nước lợ rất thích hợp cho rừng ngập mặn và thủy sản phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ngoài ra còn những lạch triều, lạch sông ăn sâu vào bãi trong, bãi ngoài tạo ra sự cân bằng nguồn nước của Cồn Ngạn

- Hệ thống thủy nông nội đồng: về cơ bản hệ thống đã hoàn chỉnh tưới tiêu, hệ thống kênh tưới, tiêu cấp 1, 2, 3 đủ đảm bảo chủ động cho chế độ nước đối với cây lúa nước 2 vụ [1].

* Thủy triều

Thuỷ triều vùng đệm VQG Xuân Thuỷ thuộc chế độ nhật triều với chu kỳ khoảng 25 giờ. Thuỷ triều tương đối yếu, biên độ trong một ngày trung bình 150 - 180cm. Triều lớn nhất đạt 330cm và triều nhỏ nhất đạt 25cm. Do có thuỷ triều mà rừng ngập mặn và hệ sinh thái được duy trì và phát triển. Chính nhờ có thuỷ văn, thuỷ triều đã nâng cốt đất và mở mang lãnh thổ, làm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. (Trang 31)