Nhu cầu đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. (Trang 61)

Qua phiếu điều tra thu thập được cho thấy:

- Tỷ lệ người dân vùng đệm sẵn sàng tham gia và đã tham gia khóa đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học là 56.3%. Tỷ lệ người dân không tham gia khóa đào tạo chiếm 7,4%. Tỷ lệ người dân sẵn sàng tham gia khóa đào tạo nhưng chưa tham gia chiếm 36,3%. Nhu cầu của người dân sẵn sàng tham gia cũng khá cao, hầu hết người dân đều muốn tham gia vào những khóa đào tạo để nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của mình về đa dạng sinh học, cũng như môi trường sống của mình. Khi tham gia khóa đào tạo nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học, đa số người dân đều đề cập đến những nội dung như kiến thức cơ bản về đa dạng sinh học, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và một số người dân còn đề cập đến Luật đa dạng sinh học và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Những hình thức đào tạo về đa dạng sinh học mà người dân thấy phù hợp nhất chủ yếu là những hình thức như: tham gia khóa đào tạo tại địa phương, sinh hoạt các câu lạc bộ, hội, đoàn thể. Cũng có một số người chọn những hình thức hội thảo theo chuyên đề và tổ chức triển lãm, trưng bày. Những người chọn hình thức đó đa số là những cán bộ của vườn, cán bộ xã.

- Những hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết mà người dân thấy phù hợp nhất đa số là những hình thức: tuyên truyền qua đài phát thanh của xã, tuyên truyền qua đài, sách báo, tivi. Đó là những hình thức mà người dân thấy phù hợp, tiện ích và thường xuyên nắm bắt được.

- Qua đó, người dân cũng có những kiến nghị đối với công tác quản lý của nhà nước về đa dạng sinh học:

+ Cần quản lý chặt chẽ hơn nữa, thường xuyên kiểm tra, tuần tra khu vực VQG, rừng ngập mặn.

+ Có những mức phạt cao hơn đối với những người vi phạm

+ Mở các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao sự hiểu biết, ý thức, trình độ kỹ thuật cho người dân phục vụ trong canh tác, lao động, sản xuất.

+ Mở các lớp dạy những ngành nghề phụ để người dân có việc làm tăng thu nhập phục vụ cho đời sống, để người dân không còn khai thác, chặt phá, săn bắn các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở VQG.

+ Đưa ra những chính sách phù hợp, đem lại lợi ích phát triển kinh tế cho người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)