Vị trí địa lý
Theo Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg ngày 2/1/2003 của Thủ tướng chính phủ vùng đệm của VQG Xuân Thủy bao gồm 5 xã ven biển thuộc
huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định là: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải [1].
Toạđộ địa lý:
Vùng đệm VQG Xuân Thuỷ nằm bên hữu ngạn sông Hồng tại cửa Ba Lạt có toạ độ địa lý là: 190
5’ - 2004’ vĩ độ Bắc và 1060
10’ - 106033’ kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp các xã Giao Nhân, Giao Hà, Bình Hoà, Giao Thanh, Giao Hương.
- Phía Nam giáp biển Đông và VQG Xuân Thuỷ - Phía Tây giáp xã Giao Long.
- Phía Đông Bắc giáp sông Hồng, phía Đông Đông Nam giáp VQG Xuân Thuỷ.
Diện tích:
- Theo Chỉ thị 364/CP ngày 6/11/1991 thì địa giới hành chính của các xã ven biển huyện Giao Thuỷ mới dừng lại tại đê biển quốc gia, riêng xã Giao Thiện đã xác định đến giữa sông Vọp, phần còn lại của vùng bãi bồi do huyện quản lý. Năm 2003 UBND huyện Giao Thuỷ đã tạm giao quyền quản lý hành chính vùng bãi bồi ven biển cho 9 xã, trong đó có 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ là xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.
- Như vậy, vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có diện tích là 7.233,63 ha, bao gồm: diện tích theo địa giới hành chính cũ và thêm phần tạm quyền quản lý địa giới hành chính mới đối với 5 xã nói trên [1].
Địa hình - Thổ nhưỡng
* Địa hình
Địa hình vùng đệm bao gồm 2 phần: đồng bằng ven biển và bãi triều. - Đồng bằng ven biển vùng đệm VQG Xuân Thuỷ được cấu tạo bởi trầm tích sông biển kỷ đệ tứ. Phù sa mới hiện đại có tuổi rất trẻ khoảng vài trăm năm. Đồng bằng bề ngoài trông bằng phẳng đơn điệu, nhưng thực ra lại có những điểm phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do sự bồi đắp phù sa không đồng đều ở mọi nơi. Đồng thời do quai đê ngăn lũ, ngăn nước mặn và do phương thức canh tác trồng lúa nước phải có hệ thống giữ nước, hệ thống tưới tiêu chủ động, đã tạo nên những ô thửa. Địa hình bị ngăn thành ô thửa
nên rất dễ phân biệt những diện tích cao, thấp... Địa hình vùng đệm có cốt đất trung bình 0,5- 1,0m. Cốt đất cao nhất 1,3m, thấp nhất 0,2m [1].
- Bãi triều được hình thành từ đê quốc gia trở ra biển. Bãi triều bao gồm: Cồn Ngạn, thềm biển, lòng sông lạch triều.
+ Cồn Ngạn được hình thành cách đây khoảng 9- 10 thập niên. Cồn Ngạn gồm bãi trong và bãi ngoài. Bãi trong ngăn cách với bãi ngoài bởi sông Vọp. Cồn Ngạn có độ cao trung bình 0,5- 0,9m. Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Bãi trong chạy dài trên 10km, từ Cửa Ba Lạt đến Giao Xuân. Bãi ngoài có chiều dài khoảng 10km, rộng 2km. Bãi ngoài được ngoài được ngăn cách bởi VQG bởi đê quai. Cồn Ngạn đã được phân chia thành những ô thửa nuôi trồng thủy sản
+ Thềm biển được tính từ chân đê quốc gia trở ra biển: thềm biển có chiều dài 2,5km, chiều rộng 0,5km chạy từ đuôi bãi trong đến Giao Hải ngăn cách với biển bởi ranh giới VQG.
+ Lòng sông lạch triều là địa hình âm, gồm lòng sông Vọp và các lạch triều. Lòng sông Vọp có độ rộng khoảng 200m, có nhiệm vụ vận chuyển phù sa của Ba Lạt đổ về bậc thềm biển ở cuối Cồn Ngạn.
* Thổ nhưỡng
- Đất phù sa được bồi hàng năm: + Diện tích: 22,4ha
+ Phân bố: Ngoài đê xã Giao Thiện
+ Đặc điểm:hàng năm về mùa nước lũ bãi ngoài đê quốc gia luôn luôn được lắng động lớp phù sa mới. Đất phù sa được bồi có màu nâu tươi. Cấu tạo lớp, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có phản ứng trung tính hơi kiềm, độ kiềm cao. Đất giàu dinh dưỡng, là loài đất tốt nhất.
+ Hướng sử dụng: trồng Cói - Đất phù sa không được bồi: + Diện tích: 928,9ha
+ Phân bố: Trong đê quốc gia thuộc 5 xã vùng đệm.
+ Đặc điểm: đất nằm trong đê quốc gia, được hình thành bởi lắng đọng phù sa sông Hồng và nước biển. Đất có màu nâu, nâu tươi; phân lớp rõ ràng;
chất đất từ trung bình đến nặng. Đất có phản ứng trung tính; độ bão hòa kiềm khá; hàm lượng dinh dưỡng cao, có nhiều tiềm năng để tăng vụ.
+ Hướng sử dụng: duy trì 2 vụ lúa nước và có khả năng thêm 1 vụ màu. - Đất cát, cồn cát mặn ít:
+ Diện tích: 1.212,43ha + Phân bố: 5 xã vùng đệm
+ Đặc điểm: là loại đất không ngập triều nằm ngoài đê quốc gia. Đất có phẫu diện toàn cát, đôi chỗ xen lớp cát pha. Đất có phản ứng trung tính hơi kiềm, độ chua tiềm tàng thấp. Hàm lượng dinh dưỡng hữu cơ và dinh dưỡng khoáng đều nghèo, nhưng lại rất thích hợp với dừa và phi lao.
+ Hướng sử dụng: Duy trì và phát triển trồng 2 vụ lúa đối với lập địa mặn trung bình. Đối với đất mặn tăng thêm 1 vụ màu ngắn ngày về mùa đông.
- Đất cát, cồn cát mặn nhiều:
+ Đất mặn: Diện tích 3.797,77ha; phân bố 5 xã vùng đệm; đặc điểm là đất mặn Clorua được hình thành do lắng đọng phù sa cửa sông Hồng trong môi trường nước biển mặn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của mặn thủy triều.
+ Đất lầy mặn: Diện tích 722,79ha; phân bố là những lòng sông, lạch triều, thuộc những địa hình thấp nhất của bãi triều; đặc điểm đất lầy mặn, đặc trưng cho đất ngập nước.
Khí hậu
Vùng đệm mang khí hậu chung của đồng bằng ven biển. Đó là khí hậu nhiệt đới hơi ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh với hai tháng nhiệt độ trung bình < 180C. Mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất > 250C. Mưa vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài 2 tháng, không có tháng hạn. Mùa xuân kéo dài hơn 3 tháng, ẩm độ cao do mưa phùn [1].
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 240
C
+ Nhiệt độ trung bình tháng 16,3 - 20,90
C
+ Nhiệt độ tuyệt đối vào tháng Giêng là 6,80C.Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối vào mùa hè là 40,10C. Tổng lượng nhiệt năm từ 8000 - 85000
C + Tổng lượng bức xạ trong năm dao động 95 - 105Kcal/cm3/năm
- Chế độ mưa:
+ Mưa từ tháng 5 đến tháng 10
+ Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 1700mm + Năm có lượng mưa cao nhất đạt 2754mm
+ Năm có lượng mưa thấp nhất là 978mm - Chế độ ẩm:
+ Ẩm độ không khí trung bình 84%
+ Ẩm độ mùa xuân do thời tiết nồm và mưa phùn đạt cao tới 90% + Ẩm độ mùa đông do thời tiết hanh khô chỉ đạt 81 - 82%
+ Lượng bốc hơi trung bình năm là 895mm/năm + Lượng bốc hơi trung bình biến động từ 86 - 126mm + Lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 7
- Chế độ gió: gió bắc xuất hiện vào mùa đông, gió đông, đông nam xuất hiện vào mùa hạ. Gió địa phương: gió đất liền thổi ra biển vào ban đêm, gió từ biển vào đất liền vào ban ngày. Tốc độ gió trung bình từ 3-4m/giây.
- Thời tiết:
+ Thời tiết lạnh hanh khô về mùa đông + Thời tiết mát mẻ mưa phùn về mùa xuân + Nắng nóng mưa rào, mưa dông về mùa hè + Mát dịu về mùa thu
+ Do vị trí vùng đệm nằm sát biển nên bão thường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Bình quân mỗi năm có khoảng 3 - 9 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vùng đệm.
Thủy văn, hải văn
* Thủy văn
- Hệ thống sông ngòi:
+ Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt theo hướng Đông Nam ra biển, dài khoảng 10km, rộng khoảng 200m. Đập ngăn nước sông Vọp đã được phá bỏ, khai thông dòng chảy sông Vọp mang phù sa bồi đắp cho bậc thềm biển tại 3 xã Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải. Cũng nhờ sự khai thông dòng chảy hệ sinh thái bãi triều sẽ trở lại cân bằng, lượng phù sa tại cửa Ba Lạt đạt bình quân khoảng 1,8g/l [1].
+ Hạ lưu sông Trà: là nơi phân phối phù sa cho thềm biển thuộc địa phận VQG và vùng đệm sông Vọp và sông Trà vận chuyển phù sa nước ngọt hòa với nước biển tạo ra môi trường nước lợ rất thích hợp cho rừng ngập mặn và thủy sản phát triển.
+ Ngoài ra còn những lạch triều, lạch sông ăn sâu vào bãi trong, bãi ngoài tạo ra sự cân bằng nguồn nước của Cồn Ngạn
- Hệ thống thủy nông nội đồng: về cơ bản hệ thống đã hoàn chỉnh tưới tiêu, hệ thống kênh tưới, tiêu cấp 1, 2, 3 đủ đảm bảo chủ động cho chế độ nước đối với cây lúa nước 2 vụ [1].
* Thủy triều
Thuỷ triều vùng đệm VQG Xuân Thuỷ thuộc chế độ nhật triều với chu kỳ khoảng 25 giờ. Thuỷ triều tương đối yếu, biên độ trong một ngày trung bình 150 - 180cm. Triều lớn nhất đạt 330cm và triều nhỏ nhất đạt 25cm. Do có thuỷ triều mà rừng ngập mặn và hệ sinh thái được duy trì và phát triển. Chính nhờ có thuỷ văn, thuỷ triều đã nâng cốt đất và mở mang lãnh thổ, làm tăng quỹ đất cho vùng đệm và VQG [1].
Tài nguyên thiên nhiên
* Rừng trồng hỗn giao Trang + Bần + Mắm
- Rừng trồng hỗn giao này do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ trồng từ năm 1997 đến khoảng năm 2001 với diện tích 559,2ha, chiếm 98,11% tổng diện tích đất rừng. Kiểu rừng này phân bố ở khu vực bãi bồi Trong thuộc các xã Giao An, Giao Lạc và Giao Xuân và một phần ở đuôi của khu vực Cồn Ngạn thuộc xã Giao An nơi có nước thuỷ triều lên xuống. Ba loài cây này mọc hỗn giao xen kẽ lẫn nhau và chia làm 3 tầng rõ rệt [1].
- Cây Mắm (Avicenia marina)
+ Loài cây Mắm (tầng tán trội) mọc rải rác vươn hẳn lên khỏi hai tầng tán dưới của 2 loài cây Trang, Bần. Loài cây này phân bố không đồng đều và thường xuất hiện nhiều ở bìa rừng nơi có tán rừng thưa hoặc những nơi đất cao ráo ít ngập nước. Mắm thường có bộ rễ thở phát triển mạnh và thân thường cao hơn Bần chua khoảng 0,5m với mật độ bình quân đạt khoảng 45cây/ha, chiếm 0,37% tổng số loài cây Trang, Bần và Mắm. Chiều cao bình quân của loài này là 3,5m và đường kính bình quân 4,2cm [1].
- Cây Bần chua (Sonneratia caseolaris)
+ Loài cây Bần chua (tầng tán giữa) phân bố không đều thường mọc ở nơi cao ráo hoặc ven các bờ đầm phân tán. Bần chua có chiều cao bình quân là 2,9m, đường kính bình quân 3,8cm, có khả năng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt. Mật độ số cây Bần chua bình quân là chỉ đạt 110 cây/ha chiếm 0,89% tổng số loài cây Trang + Bần + Mắm, nhưng phân cành sớm (cao 0,5m đã có cành nhánh) và tán cây dày, xoè rộng. Đây là loài cây có bộ rễ thở phát triển mạnh, có khả năng phát triển trên đất ngập nước cũng như khả năng tái sinh tự nhiên [1].
- Trang (Kandelia candel)
+ Loài cây Trang (tầng tán dưới là tầng tán chính hay tầng ưu thế sinh thái) phân bố đồng đều với mật độ bình quân đạt 12.150cây/ha chiếm 98,74% tổng số loài Trang +Bần + Mắm. Loài cây này mọc thuần loài ở một số nơi tạo nên một bức thành dày đặc dưới tán rừng. Phần thân cây Trang thường chỉ cao khoảng 0,2- 0,3m đã phân cành nhánh với số lượng có thể đạt từ 10- 20 cành nhánh trên một thân cây, nên có tác dụng rất tốt đối với việc phòng hộ. Chiều cao Trang phụ thuộc vào độ tuổi trồng ở từng khu rừng: khu rừng được trồng vào năm 1997 có chiều cao bình quân là 2,4m và đường kính gốc bình quân là 4,3cm (xã Giao An); khu rừng được trồng vào khoảng những năm 1999 hoặc 2000 có chiều cao bình quân là 1,6m và đường kính gốc bình quân là 3,3cm (xã Giao Xuân). Cây Trang có khả năng trồng và sống tốt trên hầu hết các bãi triều ở khu vực vùng đệm. Một đặc điểm cần chú ý của Trang là nếu ngập nước dài ngày liên tục sẽ bị chết. Khả năng tái sinh dưới tán rừng kém
+ Nhìn chung, kiểu rừng hỗn giao: Trang + Bần + Mắm đã phát huy tốt vai trò phòng hộ. Theo phỏng vấn các cán bộ và nhân dân ở gần khu vực này cho thấy: Kể từ khi rừng khép tán hệ thống bờ đê và bờ bao đầm tôm trong khu vực ổn định, không còn hiện tượng sạt lở do sóng vỗ cơn triều cường như trước đây. Tầng đất phù sa pha cát bồi đắp ở khu vực này cũng đang được nâng dần lên, do trong quá trình bồi đắp của biển và sông trong khu vực đã được rừng giữ lại mà không để sóng cuốn đi. Bên cạnh đó, những cánh rừng này còn là nơi mưu sinh của hàng trăm hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo không đủ tiền đầu tư đầm tôm hoặc vây ngao(vạng). Người dân vào
đánh bắt các loài hải sản như cá, cua, cáy, còng và các loài giáp xác khác. Đây cũng là nơi kiếm ăn của những loài chim di cư…[1].
* Rừng trồng thuần loài phi lao
- Rừng Phi lao (Casuarina equisetifolia) được hình thành từ việc trồng rừng với mục đích phòng hộ ven biển và lấy củi làm nhiên liệu từ những năm 1988. Nhưng hiện rừng này đã bị khai thác kiệt và thay thế vào là rừng Phi lao do tư nhân trồng vào năm 1998 với diện tích 10,8ha. Kiểu rừng này phân bố phía ngoài đê biển quốc gia và nằm trên dải đất cao của khu vực bãi bồi thuộc địa phận quản lý hành chính xã Giao Xuân. Khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng ở đây tốt, rừng 6 năm tuổi đường kính bình quân đạt 9,5cm, chiều cao bình quân đạt 6m và phân cành sớm (do chịu ảnh hưởng của gió). Do người dân tự phát trồng không theo quy trình trồng rừng và thiếu giống, nên mật độ bình quân chỉ đạt khoảng 400 cây/ha trữ lượng 9,2m3
/ha [1].
Hiện trạng sử dụng đất các xã vùng đệm Nhóm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất trong các loại đất với diện tích 5.445,94ha, chiếm 75,29% tổng diện tích tự nhiên của các xã vùng đệm.
Bảng 4.1. Diện tích và phân bố các loại đất nông nghiệp
Loại đất nông nghiệp Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Phân bố Tổng 5.445,94 100 1. Đất trồng cây hằng
năm 2.151,10 39,46 Phía trong đê biển quốc gia 1.1.Đất ruộng lúa 2 vụ 2.141,33 39,29 Phía trong đê biển quốc gia 1.2. Đất trồng cây hằng
năm khác 9,77 0,17 Phía trong đê biển quốc gia 2. Đất rừng phòng hộ 570,00 10,48 Tập trung phía ngoài đê biển
quốc gia 3. Đất có mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản 2.505,78 45,99
Tập trung chủ yếu phía ngoài đê biển quốc gia
4. Đất vườn tạp 219,06 4,02 Phía trong đê biển quốc gia
* Đất trồng cây hằng năm:
- Đất ruộng lúa hai vụ
+ Đất ruộng lúa 2 vụ có diện tích là 2.141,33 ha, chiếm 39,29% diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở phía trong đê bao quốc gia. Đất ruộng lúa ở đây rất tốt do được bồi đắp phù sa của sông Hồng và hệ thống tưới tiêu thuận tiện luôn đảm bảo nguồn nước cho đồng ruộng. Bên cạnh đó, người dân cũng đã và đang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên năng suất lúa khá cao, đạt bình quân (>10 tấn/ha) [1].
+ Diện tích đất ruộng lúa 2 vụ này có khả năng mở rộng sản xuất cho 3 vụ (với điều kiện sử dụng giống lúa ngắn ngày hơn và sau khi thu hoạch người dân phải tiến hành trồng vụ mới ngay nhằm rút ngắn thời gian đất bỏ không) để tạo thêm công ăn việc làm cho những hộ gia đình không có đất