Hiện trạng ĐDSH VQG Xuân Thủy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. (Trang 49)

Bng 4.5. S lượng các loài thc vt trong vườn quc gia Xuân Thy

Tên Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Dương xỉ (Pteridophyta) 5 8,3 6 4,1 8 4,1 Hạt kín (Angiospermae) 55 91,6 139 95,9 184 95,8 Lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae) 47 78,3 110 75,9 135 70,3 Lớp một lá mầm (Monocotyledoneae) 8 13,3 29 20,0 49 25,5 Tổng 60 100 145 100 192 100

(Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004)

Nhận xét: Qua sơ đồ cho thấy số lượng các loài thực vật ở VQG rất đa dạng và phong phú:

- Lớp hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 135 loài (chiếm 70,3% tổng số loài) thuộc 47 họ.

- Ngành dương xỉ có số loài chiếm tỷ lệ ít nhất, 8 loài (chiếm 4,1%) thuộc 6 chi của 5 họ.

- Lớp một lá mầm chỉ có 49 loài (chiếm 25,5%) thuộc 8 họ, nhưng chúng là những loài có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ.

Bng 4.6. Các dng sng ca thc vt vườn quc gia

STT Dạng sống Số lượng loài %

1 Thân gỗ 22 11,5

2 Cây bụi 23 12,0

3 Dây leo 15 7,8

4 Thân cỏ bò, đứng hay có thân ngầm 109 56,8

5 Thân mọng nước 4 2,0

6 Cây thủy sinh 7 3,6

7 Thực vật ký sinh hoặc bán ký sinh 2 1,0 8 Các dạng khác: thân cau dừa, dương xỉ 10 5,2

Tổng 192 100

(Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004)

Nhận xét: VQG có rất nhiều dạng sống của thực vật, đó là một số dạng sống chính:

- Các loài cây thân cỏ có số lượng loài lớn nhất là 109 loài (chiếm 56,8%), chủ yếu là các loài thuộc họ Lúa, Cói, Đậu, Cúc phổ biến ở vùng đất ngập triều, lầy bùn.

- Cây bụi là loài có số lượng lớn thứ 2 chiếm 12%, chủ yếu là các loài cây mọc hoang dại thuộc họ Cỏ roi ngựa, họ Vang.

- Các loài thực vật ký sinh và bán ký sinh có số lượng ít nhất chỉ có 2 loài là Tơ hồng và Tơ xanh.

- Các loài cây thân gỗ chiếm 11,5% phần lớn là các loài cây ngập mặn chủ yếu như: Bần chua, Trang, Đâng, Tra,….

Bng 4.7. Thành phn các loài thc vt ni vườn quc gia STT Các nhóm phân loại Bộ Họ Chi Loài n % n % n % n % 1 Ngành tảo mắt (Euglenophyta) 1 16,67 1 5 1 2,32 1 0,89 2 Ngành tảo lục (Chlorophyta) 1 16,67 2 10 3 6,97 4 3,57 3 Ngành tảo giáp (Pyrrophyta) 1 16,67 1 5 3 6,97 8 7,14 4 Ngành tảo lam (Cyanophyta) 1 16,67 1 5 2 4,65 4 3,57 5 Ngành tảo silic (Bacillariophyta) 2 33,32 15 75 34 79,1 95 84,82 Tổng 6 100 20 100 43 100 112 100

(Nguồn: Vũ Trung Tạng, 2003; Lê Xuân Tuấn và Mai Sỹ Tuấn, 2005)

Nhận xét: Thực vật nổi là nguồn thức ăn sơ cấp, quyết định đến năng suất sinh học chung của thủy vực. Thực vật nổi có 112 loài, thuộc 43 chi, 20 họ của 5 ngành tảo lớn: tảo Mắt, tảo Lục, tảo Giáp, tảo Lam và tảo Silic. Nhiều loài thực vật nổi phát triển đông về số lượng, là nguồn thức ăn có giá trị và oxy hòa tan cho Giáp và những loài ăn thực vật nổi.

Bng 4.8. Thành phn các loài động vt ni vườn quc gia

STT Nhóm loài Bộ Họ Giống Loài

n % n % n % n % 1 Copepoda 2 28.57 18 62,07 23 57,5 38 69,9 2 Cladocera 1 14,29 6 20,69 7 17,5 6 10,9 3 Cystoflagellata 1 14,29 1 3,45 1 2,5 1 1,82 4 Polychaeta 1 14,29 1 3,45 1 2,5 1 1,82 5 Amphipoda 1 14,29 1 3,45 1 2,5 1 1,82 6 Mollusca 5 12,5 5 9,1 7 Các nhóm khác 1 14,29 2 6,9 2 5,0 2 3,64 Tổng 7 100 29 100 40 100 55 100

Nhận xét: Động vật nổi là nhóm tiêu thụ thực vật nổi và cũng là thức ăn động vật đầu tiên cho các loài động vật ăn thịt khác. Số loài phân tán ở các họ trung bình khoảng 2 loài/họ, hầu hết các họ chỉ có 1 loài. Các họ có 4-5 loài là Acartiidae, Centropagidae, Paracalanidae, Pseudodiaptomidae, Pontellidae thuộc Giáp xác Chân chèo (Copepoda).

Bng 4.9. Các loài chim vườn quc gia được ghi trong Sách Đỏ thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gii(1996) và Sách Đỏ Vit Nam (2002)

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Danh lục đỏ IUCN Sách Đỏ Viêt Nam

1 Tringa guttifer Choắt lớn mỏ vàng EN 2 Limnodromus

semipalmatus Choắt chân màng lớn NT R 3 Eurynorhynchus

pygmeus Rẽ mỏ thìa EN

4 Vanellus cinereus Chim te te đầu xanh LC

5 Larus saundersi Móng bể mỏ ngắn VU R 6 Egretta eulophotes Cò trắng Trung Quốc VU

7 Threskiornis

melanocephalus Cò quắm đầu đen NT

8 Platalea minor Cò mỏ thìa mặt đen EN R 9 Pelecanus philippensis Bồ nông chân xám VU R 10 Mycteria leucocephata Giang đen NT R 11 Terpsiphone

atrocaudata Thiên đường đuôi đen NT

(Nguồn: Birdlife International, 2006)

Ghi chú: IUCN 1996: EN (Nguy cấp); VU (Sắp nguy cấp); NT (sắp bị đe dọa). VN 2002: R (Hiếm).

Nhận xét: Các loài chim ở VQG đa dạng, phong phú. Tại vườn đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ và 13 bộ, tiêu biểu là các loài bộ Hạc (Ciconiformes), bộ Ngỗng (Anseriformes), bộ Rẽ (Charadriiformes), bộ Sẻ (Passeripormes).

- Trong 13 bộ chim đó thì bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40%, sau đó là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sếu (Gruiformes) và bộ Sả (Coracciiformes).

- Khu bảo tồn đã ghi nhận được 11 loài chim nguy cấp, sắp nguy cấp và gần bị đe dọa ở mức toàn cầu.

- Hai loài hiếm gặp là Cò mỏ thìa và Mòng bể mỏ ngắn, được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng đã có mặt ở VQG. Có thời điểm loài Cò thìa tại đây đã chiếm tới 20% số cá thể còn lại của thế giới. Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực hiếm hầu như chỉ thấy ở VQG, có lúc phát hiện được trên 20 cá thể. Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. (Trang 49)