Hiện trạng tiếp nhận thông tin thường xuyên về ĐDSH của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. (Trang 53)

dân vùng đệm

Bng 4.10. Bng tiếp nhn thông tin thường xuyên vđa dng sinh hc t

các ngun ca người dân vùng đệm

Nguồn thông tin Số người tiếp nhận Tỷ lệ (%)

Tivi 60 44,45

Đài 51 37,78

Internet 13 9,62

Sách, báo, tạp chí 11 8,15

Tổng 135 100

Hình 4.2. T l tiếp nhn thông tin thường xuyên v ĐDSH t các ngun ca người dân vùng đệm (%)

Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ cho thấy:

44.45%

37.78% 9.62%

8.15%

Tỷ lệ

- Tivi: Người dân vùng đệm tiếp nhận thông tin về ĐDSH từ tivi là nhiều nhất so với đài, internet và sách, báo, tạp chí; chiếm 44,45% tổng số. - Đài: Bên cạnh đó, người dân vùng đệm còn tiếp nhận các thông tin ĐDSH qua đài phát thanh xã, do đài truyền thanh của Trung ương, tỉnh, huyện và xã đưa tin. Tỷ lệ người dân tiếp nhận thông tin từ đài chiếm 37,78%, đứng vị trí thứ hai sau tivi.

- Internet: Ngoài ra, thông tin về ĐDSH còn được cập nhật từ internet. Tỷ lệ cập nhật thông tin từ internet chiếm 9,62%. Đa số những người tiếp nhận thông tin ĐDSH từ internet là những cán bộ VQG và một số cán bộ tại các xã vùng đệm.

- Sách, báo, tạp chí: Hiện nay, thông tin về ĐDSH còn được tiếp nhận qua sách, báo, tạp chí chiếm tỷ lệ ít nhất với 8,15%. Tiếp nhận từ nguồn thông tin này chủ yếu là những cán bộ làm việc tại VQG và một số cán bộ đã về hưu, một số giáo viên giảng dạy ở các trường.

Đặc biệt, tại xã Giao Xuân người dân còn được tiếp nhận thông tin ĐDSH từ Trung tâm học tập cộng đồng do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Giao Xuân đã quyết tâm xây dựng. Cán bộ xã đã phối hợp với cán bộ VQG tổ chức những buổi tuyên truyền, phổ biến những kiến thức liên quan đến ĐDSH và bảo vệ môi trường để người dân hiểu sâu hơn, nâng cao nhận thức của mình.

Như vậy, hầu hết người dân vùng đệm đều cập nhật các thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông như tivi, đài, internet, sách, báo. Ngoài những phương tiện truyền thông đó, thi thoảng người dân còn tiếp nhận những thông tin ĐDSH qua các tờ rơi, tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.Trên các tuyến đường từ xã đến các xóm có treo những tấm băng rôn, khẩu hiệu và logo về môi trường; những hình ảnh vẽ các loài động thực vật ở VQG. Các xã tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thi tìm hiểu với những chủ đề liên quan đến ĐDSH và môi trường. Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của WAP, VQG Xuân Thủy còn xây dựng một Website với nội dung, hình ảnh phong phú, đa dạng. Thông qua các khóa tập huấn về truyền thông do WAP tài trợ, các cán bộ của vườn đã có khả năng thu thập, xử lý thông tin, viết bài để cập nhật thường xuyên trên Website và phổ biến tới người

dân. Một trong những ấn phẩm mà cán bộ VQG đã tự biên, thiết kế ra được các đối tác, độc giả đánh giá cao và được đơn vị xuất bản thường kỳ theo quý là bản tin “Nhịp sống Ramsar”. Qua những phương tiện truyền thông đó

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. (Trang 53)