Mức độ hiểu biết liên quan đến các vấn đề môi trường của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. (Trang 55)

đó, người dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

4.3.2. Mc độ hiu biết liên quan đến các vn đề môi trường ca người dân vùng đệm dân vùng đệm

Bng 4.11. Bng thu thp mc độ hiu biết liên quan đến các vn đề môi trường ca người dân vùng đệm

Đơn vị: %

Các vấn đề môi trường Rất hiểu biết

Hiểu biết

Ít hiểu

biết Không biết

Hệ sinh thái rừng ngập mặn 31,11 40 25,92 2,97 Tầm quan trọng của các loài

chim di cư

11,85 43,7 36,29 8,16

Thực vật biển 12,59 50,37 34,07 2,97

Động vật biển 11,85 57,04 28,14 2,97 Vườn quốc gia Xuân Thủy 22,96 46,67 28,14 2,23

Khu Ramsar 11,11 34,07 38,51 16,31

Tác dụng của trồng rừng ngập mặn

31,11 29,62 35,55 3,72

Hình 4.3. T l hiu biết ca người dân vùng đệm v các vn đề môi trường (%)

Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Đa số người dân vùng đệm đều biết đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, số người dân hiểu biết chiếm tỷ lệ cao nhất với 40% tổng số, số người dân rất hiểu biết chiếm cũng khá cao chiếm 31,11% và số người dân ít hiểu biết chiếm 25,92%. Tỷ lệ người dân không biết cũng ít chiếm 2,97%. Phần lớn người dân vùng đệm đều biết về hệ sinh thái rừng ngập mặn.

- Tầm quan trọng của các loài chim di cư: Tỷ lệ người dân vùng đệm hiểu được tầm quan trọng của các loài chim di cư chiếm tỷ lệ 91,84% cao hơn so với tỷ lệ số người dân không biết là 8,16%. Về hiểu biết chiếm 43,7% và ít hiểu biết chiếm 36,29%, chủ yếu là những người dân làm lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, một số người làm nghề buôn bán. Về rất hiểu biết chiếm tỷ lệ 11,85%, đa số là những cán bộ viên chức như cán bộ VQG, cán bộ xã, giáo viên,….Chỉ có phần nhỏ người dân không biết đến tầm quan trọng của các loài chim di cư là những người dân làm nghề buôn bán và những người dân đã già hơn 60 tuổi chiếm tỷ lệ 8,16%.

- Động, thực vật biển: Tỷ lệ người dân hiểu biết về các loài cũng rất cao: số người hiểu biết về loài động, thực vật biển chiếm 97,03%, số người không biết về loài này là 4 người, chiếm 2,97%. Đa số người dân đều am hiểu về các loài động, thực vật biển.

- Vườn quốc gia Xuân Thủy: Sự hiểu biết của người dân vùng đệm về VQG tương đối cao chiếm tỷ lệ 97,77%, trong đó: số người rất hiểu biết chiếm tỷ lệ thấp nhất là 22,96%, số người hiểu biết chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,67%, số người ít hiểu biết chiếm 28,14%. Số người không biết đến VQG là 3 người, chiếm 2,23%. Hầu hết người dân vùng đệm đều am hiểu về VQG Xuân Thủy, chỉ có ít số người không biết đến. Nhưng, do tỷ lệ người dân ít hiểu biết và không biết chiếm tỷ lệ còn khá cao nên việc bảo tồn, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên ở VQG vẫn còn kém và có nhiều thiếu sót. Người dân

vẫn vào VQG khai thác, săn bắt các loài, các tài nguyên thiên nhiên trong vườn một cách bừa bãi, không có hiệu quả.

- Khu Ramsar: So với sự hiểu biết về VQG thì sự hiểu biết về khu Ramsar của người dân vùng đệm là thấp hơn. Tỷ lệ người dân biết đến khu Ramsar chiếm 83,69%, trong đó: số người rất hiểu biết chiếm 11,11%, số người hiểu biết chiếm 34.07% và số người ít hiểu biết chiếm 38,51%. Tỷ lệ số người không biết về khu Ramsar chiếm 16.31% nhiều hơn so với tỷ lệ số người không biết về VQG. Công tác truyền thông cho người dân hiểu biết về khu Ramsar còn thấp, chưa đạt hiệu quả cao.

- Tác dụng của trồng rừng ngập mặn: Tỷ lệ người dân biết đến tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn cũng rất cao. Số người hiểu được tác dụng của trồng rừng ngập mặn chiếm 96,28%; trong đó: số người rất hiểu biết chiếm tỷ lệ cũng khá cao là 31,11%, số người hiểu biết chiếm 29,62%, số người ít hiểu biết chiếm 35,55%. Số người dân không biết về tác dụng của trồng rừng ngập mặn là 5 người, chiếm 3,72%. Tỷ lệ người dân hiểu về tác dụng của trồng rừng ngập mặn rất cao, nhưng vẫn còn nhiều người dân hiểu biết ít, hiểu chưa sâu, chưa kỹ về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn nên người dân chưa tích cực tham gia vào việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn. Vẫn còn những người dân khai thác, chặt phá rừng bừa bãi, không đem lại hiệu quả kinh tế.

Như vậy, đa số người dân vùng đệm đều biết đến rừng ngập mặn, tầm quan trọng của các loài chim di cư, các loài động thực vật biển, VQG Xuân Thủy, khu Ramsar và tác dụng của trồng rừng ngập mặn. Từ sự hiểu biết đó ý thức của người dân đã được cải thiện và nâng cao hơn. Người dân cũng đã biết đến các quy định, chính sách do nhà nước ban hành về các vấn đề như: VQG, khu bảo tồn, động thực vật biển và môi trường. Từ đó, người dân đã biết được tình hình đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy cũng phong phú, đa dạng nhưng cũng đang bị suy giảm. Tuy nhiên, vẫn có những người dân chưa biết đến các vấn đề môi trường đó và chưa hiểu được tầm quan trọng của các vấn đề nên ý thức còn kém, còn khai thác, chặt phá bừa bãi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)