Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 45)

Tổng mức doanh thu toàn xã tăng từ 98 tỷ đồng (năm 2007) lên 199,46 tỷ đồng (năm 2010) và 334,37 tỷ đồng (năm 2012), tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 11,5 % trong đó:

- Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 35 % - Ngành CN-TTCN chiếm tỷ trọng 55%

- Ngành thương mại - dịch vụ đạt 16,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10 %.

Hình 4.1. Biu đồ cơ cu kinh tế xã Qung Phú

Luôn dẫn đầu toàn huyện về giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xã Quảng Phú đã góp phần làm tăng tỉ trọng của ngành CN-TTCN của huyện Lương Tài ngay từ những tháng đầu năm 2012. Mặc dù tình hình giá cả và thị trường có nhiều biến động song trong quý 4/2012, giá trị CN-TTCN của huyện Lương Tài đạt 26,7% kế hoạch năm và tăng 59% so với năm 2011.

* Kinh tế nông nghip

- Trồng trọt: Địa hình và đất đai của xã khá thuận lợi cho trồng trọt nhất là cây lúa. Thời gian qua, xã đã tích cực cải tạo đồng ruộng, chuyển đổi từ hình thức sản xuất độc canh cây lúa sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đồng thời chủ động nguồn nước, vật tư, giống cây trồng…. 100% hợp tác xã nông nghiệp đều xây dựng cánh đồng chất lượng cao và gieo cấy 100% diện tích bằng giống lúa mới, đưa năng suất lúa từ 55 tạ/ha năm 2007 lên 64 tạ/ha năm 2010 và 70 tạ/ha năm 2012; nâng giá trị 1 ha canh tác từ 39 triệu đồng lên 47 triệu đồng.

Các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, Cựu chiến binh bảo lãnh tín chấp hàng chục tỷ đồng từ các dự án của Trung ương và địa

55; 55% 35; 35% 10; 10% CN TM-DV NN

phương cho hội viên vay phát triển kinh tế gia đình và tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

- Ngành chăn nuôi: Do đặc thù có nghề phụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản ít tập trung, không mang tính đại trà thương phẩm. Song, sản lượng thực phẩm từ gia súc, gia cầm và thủy cầm đã được chú trọng hơn, hỗ trợ tích cực cho trồng trọt. Tổng đàn gia cầm năm 2010 là 75.858 con, đàn trâu bò 810 con, hiệu quả kinh tế hàng năm đạt 25 %.

Toàn xã chuyển đổi được 42 ha ruộng trũng, cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản cho thu nhập 86 triệu đồng ha/năm, tăng 5 lần so với cấy lúa.

* Kinh tế công nghip, tiu th công nghip

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống 4 năm qua đã trở thành động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ 2007 đến nay, làng nghề truyền thống sản xuất, chế biến đồ đồng, đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp ở Quảng Phú phát triển với tốc độ nhanh cả về quy mô sản xuất đến sản lượng hàng hóa, góp phần quyết định mức tăng trưởng kinh tế của xã. Chất lượng sản phẩm hàng hóa không ngừng cải tiến kiểu mẫu bền đẹp, khẳng định được thương hiệu và chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước.

Xã Quảng Phú xây dựng được hàng chục mô hình kinh tế, tiêu biểu như mô hình làng nghề truyền thống sản xuất chế biến đồ gỗ dân dụng số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng với 30 công nhân kỹ thuật, mỗi năm doanh thu từ 3 đến 5 tỷ đồng.

Ngành tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng và có nhiều triển vọng do có sự đổi mới, đầu tư về khoa học kỹ thuật và công nghệ, đổi mới sản phẩm.

* Thương mi dch v

Bao gồm:

+ Dịch vụ cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất. + Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

+ Dịch vụ cung ứng các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho đời sống nhân

Các khu vực dịch vụ như chợ tiêu dùng, chợ hoa quả và chợ nông sản hoạt động ổn định, có hiệu quả, thu hút khách hàng. Các mặt hàng truyền thống được tiêu thụ trên thị trường tương đối ổn định.

Du lịch làng nghề: Làng nghề truyền thống cũng là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, nếu được khai thác sẽ thu hút sự quan tâm của du khách và các hãng du lịch. Làng thờ ông Nguyễn Công Nghệ, là ông tổ nghề đúc đồng. Hàng năm, cùng với các làng quê vùng đất Kinh Bắc nổi tiếng, làng mở hội vào ngày mồng 4 - 8 tháng Giêng và mồng 9 tháng 4 âm lịch. Lễ hội có nhiều trò chơi dân gian thú vị, trong đó đặc biệt ngày mùng 4 tháng Giêng, làng có tục đánh cá làm gỏi để tế thần Đông Hải Đại vương. Lăng mộ và đền thờ tổ sư nghề đúc đồng Nguyễn Công Nghệ được quan tâm tu bổ, tôn tạo và được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Tuy vậy, việc phát triển du lịch làng nghề ở đây còn chưa được quan tâm, do vậy chưa thực sự trở thành điểm đến của khách du lịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 45)