a. Công nghệ
Làng nghề Quảng Bố có 2 loại lò: lò nổi và lò chìm, 2 loại lò này có hình dáng giống nhau. Ngoài thân lò, lò còn có một nắp đậy gọi là lốc và một vòng sắt hình khuyên gọi là quây. Khoảng không gian giữa mép ngoài của lốc và quây dùng để tưới nguyên liệu trước khi vào lò, và cũng để giữ nhiệt cho lò. Chất tạo lò là bùn ao và trấu. Hiện nay ao để lấy bùn về tạo lò luyện đã bị lấp gần hết, người dân Quảng Bố thường mua lò phấn chì có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá khoảng 1,5- 2 triệu đồng để nấu đồng và nồi gang để nấu nhôm. Mỗi lò này có thể nấu được khoảng 2 tạ nguyên liệu. Nhiên liệu đốt lò chủ yếu là than kíp Quảng Ninh. Trung bình cứ nấu được 2 tạ nguyên liệu cũng cần đến khoảng 0,4 tạ than.
b. Quy trình sản xuất
* Quy trình gò đồng, nhôm
Nguyên liệu:
Nguyên liệu chính để gò đồng là đồng đỏ, đồng thau, kẽm, thiếc, nhôm phế liệu được thu gom từ nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. Tùy theo mỗi loại sản phẩm mà các nguyên vật liệu này có thể sẽ nguyên chất, có thể sẽ được trộn lẫn theo một tỷ lệ nhất định. Các nguyên liệu phế phẩm dùng để gò đồng, nhôm và ghép tam khí có nguồn gốc khác nhau:
- Các loại dây điện cũ - Xoong nồi cũ
- Các loại máy móc cũ hỏng - Các loại bơ bia hỏng
Quá trình phân loại các nguyên liệu này kèm theo nhiều bụi và chất thải rắn.
Than CO2, NO2, SO2, hơi đồng nhiệt, xỉ than, xỉ kim loại Nước thải, khí thải, chất thải rắn
Tiếng ồn, chất thải rắn
Cu, tiếng ồn, than, khí thải, xỉ
kim loại
Hình 4.2. Quy trình sản xuất nồi đồng, nhôm tại Quảng Bố và dòng thải
Quy trình gò đồng, nhôm tại làng nghề Quảng Bố được truyền từ đời này
qua đời khác trong nhiều năm. Thông qua quá trình tham khảo ý kiến của người dân về quy trình gò đồng, nhôm, quy trình này có thể được phác họa như hình 4.1, quy trình này có kèm dòng thải để có thể thấy được những vấn đề về môi trường làng nghề Quảng Bố đã, đang và sẽ đối mặt.
* Luyện đồng
Nguyên liệu chính của hợp kim đồng, nhôm đúc là đồng, nhôm thiếc và
kẽm. Để tạo ra hợp kim đồng dẻo, thợ đúc đồng đã phải kết hợp các nguyên liệu đồng và kẽm cùng một tỷ lệ không đáng kể lượng chì cho những vật phẩm có tính chua. Sau đó, để có được hợp kim đồng dẻo nóng chảy trong lò luyện, dựa vào độ sáng của ngọn lửa trong lò, người thợ sẽ tiến hành đúc dát. Chỉ lẫn một tỷ lệ thiếc rất nhỏ trong hợp kim thì dát gò sẽ bị rạn nứt ngay trong công đoạn đánh dát đầu tiên. Cụ thể tỷ lệ trộn lẫn được thể hiện tại các sản phẩm làm ra: Nguyên liệu Lò nấu đồng, nhụm Đổ dát đồng, phôi nhôm Cán đồng, nhôm Gò, vã sản phẩm Sản phẩm
- Nồi: đồng đỏ nguyên chất
- Mâm, sành, chậu: hợp kim của đồng với kẽm (từ 28%- 45%) và chì (1%- 2%)
- Siêu, chiêng, cồng: hợp kim của đồng với kẽm (từ 28%- 45%) - Tranh đồng: đồng đỏ nguyên chất
Đối với mỗi nồi phấn chì, các nguyên liệu sẽ được nấu trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ sẽ tiến hành đổ dát. Quá trình luyện đồng (nhôm) là quá trình gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nhất. Các phế thải kim loại được nấu bằng than sẽ phát thải ra các khí độc như CO, CO2, NO2, SO2, hơi đồng, bụi và nhiệt gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người phụ trách công đoạn này. Không những phát thải khí độc, giai đoạn này cũng thải ra rất nhiều chất thải rắn như xỉ than và bã đồng.
* Đổ dát đồng, nhôm
Sau khi nấu nguyên liệu trong lò phấn chì khoảng 2 đến 3 tiếng, người
thợ sẽ tiến hành đổ dát. Người thợ gò đồng Quảng Bố cũng thực hiện công đoạn đúc, nhưng khuôn đúc chì nhằm thực hiện cho được một tấm đồng có dáng một hình chữ nhật tù góc hoặc một hình tròn, mà từ nhà nghề gọi là dát. Để đúc dát đạt tiêu chuẩn, người thợ đã chế tạo khuôn đúc riêng. Khuôn đúc dát gồm hai phần chính là dát đồng hoặc dát sắt và cơi. Để tạo ra độ trơn (độ dẫn) và chống bám khi rót nước đồng vào khuôn, trên mặt đất người thợ đã xoa một lớp dầu – thầu dầu. Thầu dầu được coi là loại dầu tốt và tiết kiệm nhất cho công đoạn đúc này, sau đến là dầu lạc.
Dát đồng (sắt) là một tấm đồng hoặc sắt có dạng một hình chữ nhật tù góc hoặc hình tròn. Kích thước của dát tròn thường có bán kính là 30 cm và chiều dày là 5 mm. Dát hình chữ nhật có kích thước là 40 cm x 20 cm x 5 mm. Thông thường đúc dát cho chậu, mâm, miêng, lệnh, người ta dùng dát sắt. Đúc dát cho nồi thì dùng dát đồng.
Dát đúc trong khuôn lấy ra ngay sau khi còn nóng và ngâm trong một vại nước lã nhằm tẩy rác bẩn và tạo thêm tính dẻo. trong suốt quá trình đúc đồng, nhôm, chỉ có giai đoạn đổ dát này cần nước để nhúng dát, vì vậy sẽ thải ra môi trường nước thải chứa hàm lượng kim loại.
Cán
Hình 4.3. Sơđồ dòng vật chất điển hình cho 1 hộ gia đình ở công đoạn phân
loại phế liệu, cán, kéo
Công đoạn cán được thực hiện sau khi đã có những tấm dát. Theo các cụ truyền lại, người thợ gò thường tự đánh dát và cán, nhưng hiện nay, họ thường thuê cán bằng máy. Trung bình một tấm cán chỉ cần 5 phút là có thể cán xong. Quá trình cán phải sử dụng các loại máy có công suất lớn, tốn nhiều điện và gây tiếng ồn cao.
Hình 4.3 miêu tả một cách chi tiết khối lượng vật chất đầu vào và vật chất đầu ra từ giai đoạn nguyên liệu đến giai đoạn cán. Đối với quá trình tạo sản phẩm đồng, nhôm, 3 giai đoạn này có khối lượng rác thải, khí thải và nước thải lớn nhất.
* Gò, vã sản phẩm
Sau khi cán, công đoạn gò, vã đến đây mới chính thức bắt đầu. Đối với
các sản phẩm như mâm, ruột nồi cơm điện có tỷ lệ pha lẫn kẽm cao, các tấm dát sẽ được thụt để tạo hình sản phẩm. Những loại hình sản phẩm này phần lớn sử dụng máy móc. Đối với các sản phẩm nồi nấu rượu bằng đồng đỏ nguyên chất
Đồng, nhôm phế liệu: 1
tấn/ngày Phân loại
Vụn kim loại và phế phẩm: 10- 30 kg/ngày (chiếm 1- 3 % nguyên liệu)
Nước: 5 m3/ngày Điện: 50 kwh/ngày Máy cán, kéo
Vẩy đồng, nhôm: 20- 40 kg/ngày Nước thải: (chứa dầu mỡ, chất thải rắn) 3- 4 m3
/ngày Nhiệt độ, tiếng ồn Than cám: 2
tạ/ngày Lò nung
Bụi: 1,67 kg/ngày, nhiệt độ Khí lò (CO, SO2, CO2, NOx) Xỉ than: 54 kg/ngày chiếm 27% Bã đồng, nhôm
Đồng, nhôm phế liệu: 1
tấn/ngày Phân loại
Vụn kim loại và phế phẩm: 10- 30 kg/ngày (chiếm 1- 3 % nguyên liệu)
và nhôm dẻo, người thợ sẽ tiến hành gò và vã sản phẩm. Công đoạn này mất rất nhiều thời gian của người thợ và hoàn toàn làm bằng tay với những chiếc búa gò, búa vã. Trung bình để tạo được một nồi nấu rượu 13 kg, họ sẽ mất 1 công gò và vã. Trong quá trình gò, vã người thợ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tiếng ồn và bụi kim loại.
* Quy trình ghép tam khí
Nghề ghép tam khí (tranh đồng) có cách đây khoảng 10 năm. Nghề này
có cùng các bước đến sản phẩm cán. Người dân thường dùng những tấm dát đồng để tiến hành các giai đoạn tiếp theo của quá trình tạo tranh đồng.
Từ khâu chạm hình cho đến khâu chặt tạo sản phẩm, dụng cụ thực hiện là các loại ve (ve tỉa, ve thúc và ve chặt).
* Khâu chạm hình
Người thợ tiến hành dán một tờ giấy có hình của sản phẩm cần chạm lên
mặt tấm của tấm nhựa thông rồi tiến hành chạm khung sản phẩm.
* Khâu thúc hình nổi
Sau khi chạm xong giống hình sản phẩm, người thợ tiến hành thúc hình
nổi để tạo nên độ sinh động của sản phẩm. Để thúc hình nổi, người thợ đặt tấm dát lên khung sản phẩm rồi tiến hành thúc. Sau khi thúc xong, tấm hình sẽ được gắn chặt lên tấm bàn làm bằng nhựa thông. Nhựa thông có tác dụng gắn tấm hình rất chặt, và chỉ cần xịt ga vào là có thể tách được tấm hình ra khỏi tấm nhựa. Khi tấm hình đã được gắn chặt, họ sẽ tiến hành tỉa chi tiết các đặc điểm hoa văn của tấm hình sao cho giống với thực tế.
CO2, NO2, SO2, hơi đồng, bụi,
nhiệt, xỉ than, xỉ kim loại
Nước thải, khí thải, chất thải rắn
Tiếng ồn, chất thải rắn Tiếng ồn, bụi Tiếng ồn, bụi, Cu Hóa chất, tiếng ồn H2SO4, tiếng ồn Hình 4.4. Quy trình tạo tranh đồng kèm dòng thải * Khâu đánh bóng và chặt
Những tấm hình sau khi đã được tỉa, người thợ sẽ tiến hành đánh bóng
tấm hình bằng thuốc đánh bóng. Mục đích của việc đánh bóng là làm cho sản phẩm có màu sắc tươi sáng và sản phẩm trở nên nhẵn và sinh động. Sau đó, ngườu thợ sẽ tiến hành chặt đi những phần thừa không cần thiết, kết quả cho ra là tấm hình giống thực tế được làm bằng nguyên liệu đồng.
Để cho sản phẩm trở nên sáng, bóng người thợ còn tiến hành rửa bằng gôm và axit sunfuric. Giai đoạn này gây độc hại cho người thợ rất nhiều. Đồng thời để sản phẩm bền đẹp, người thợ còn tiến hành phun dầu để bảo quản sản phẩm. Nguyên liệu Lò nấu đồng Đổ dát đồng Cán đồng Chạm hình Thúc hình nổi, tỉa Đánh bóng và chặt Rửa, gắn tranh Sản phẩm