Phạm vi thời gian

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 39)

Nghiên cứu nước thải khu vực làng nghề tháng 3, tháng 4 năm 2014.

3.2.3. Phm vi ni dung

Chất lượng nước thải khu vực làng nghề đúc đồng Quảng Bố và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước phù hợp thực tế đại phương.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Nhn xét chung vđiu kin t nhiên, kinh tế- xã hi

3.3.2. Đánh giá thc trng nước thi ti làng ngh

3.3.3. Đánh giá tác động ca nước thi ti địa bàn

3.3.4. Đề xut mt s gii pháp gim thiu nh hưởng ca nước thi ti môi

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điu tra, phng vn

Phương pháp này giúp thu thập thêm những thông tin chưa có tài liệu

thống kê, hoặc lấy ý kiến từ cộng đồng.

- Đối tượng phỏng vấn: Các hộ gia đình làm nghề và các hộ gia đình không làm nghề đúc đồng.

- Hình thức phỏng vấn:

+ Phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra

+ Phỏng vấn 30 hộ theo phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên

3.4.2. Phương pháp thu thp s liu th cp

Đây là một trong những phương pháp tiền đề, cơ bản đối với bất cứ nghiên cứu nào. Các tài liệu cần thu thập gồm các đề tài nghiên cứu và các thông tin liên quan tới khu vực nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ các số liệu không chỉ là cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu được thuận lợi mà còn giúp người nghiên cứu định hướng rõ ràng những nội dung cần làm rõ về đề tài. Công việc này được tiến hành trong giai đoạn đầu tiên của luận văn và có thể được bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu.

- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, số liệu, văn bản luật và văn bản dưới luật, tiêu chuẩn môi trường có liên quan.

- Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên... của khu vực

3.4.3. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

* Phương pháp ly mu, vn chuyn, bo qun mu

- Vị trí lấy mẫu: Nước thải tại cống thải 03 hộ gia đình thôn Quảng Bố.

- Thời gian lấy mẫu: Vào sáng ngày 10/03/2014 và sáng ngày

01/04/2014.

- Dụng cụ lấy mẫu: Sử dụng can nhựa sạch cổ hẹp, tối màu, đảm bảo các tiêu chuẩn về lấy mẫu. Việc vệ sinh dụng cụ lấy mẫu là rất cần thiết đảm bảo độ chính xác của kết quả. Can đã được rửa sạch không chứa các tạp chất. Trước khi lấy mẫu dùng nước ở ngay chỗ lấy mẫu để tráng dụng cụ.

- Vận chuyển và bảo quản mẫu: theo TCVN 6663-3: 2008- Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

* Phương pháp phân tích - Chỉ tiêu phân tích

+ Phân tích các chỉ tiêu nước thải tại làng nghề Quảng Bố gồm các chỉ tiêu: pH, BOD5, COD, TSS, Fe, Pb, Cu, Zn.

- Phương pháp phân tích

+ Các mẫu nước thải sẽ được tự phân tích tại Phòng thí nghiệm khoa Môi trường (các chỉ tiêu: pH, BOD5, COD) và gửi phân tích tại Viện Khoa học sự sống của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (các chỉ tiêu: TSS, Fe, Pb, Cu, Zn).

+ Phân tích các thông số theo các quy chuẩn hiện hành:

TCVN 6177:1996 Chất lượng nước- Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10-phenantrolin.

TCVN 6491: 1999 (ISO 6060: 1989) Chất lượng nước- Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD).

SMEWW2540B- Kiểm tra và xác định tổng chất rắn hoà tan trong nước, mg/l.

TCVN 6001- 1: 2008 (ISO 5815- 2: 2003) Chất lượng nước- Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn).

TCVN 6492: 2011 (ISO 10523: 2008) Chất lượng nước- Xác định pH. TCCS/PTHH 04:2014- Xác định chì, đồng, kẽm.

3.4.4. Phương pháp tng hp, phân tích, đánh giá s liu

- So sánh với QCVN 40/2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp để đánh giá chất lượng nước thải làng nghề Quảng Bố.

3.4.5. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường như các cán bộ Phòng Tài Nguyên & Môi Trường.

- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các giáo viên trong nhà trường.

3.4.6. Phương pháp x lý s liu

- Các kết quả thống kê thành bảng, sơ đồ.

- Sử dụng chủ yếu 2 phần mềm Microsoft Word và Microsoft Excel để xử lý số liệu.

3.4.7. Phương pháp kho sát thc địa

- Giúp nhìn sơ bộ và tổng quát vấn đề nghiên cứu.

- Tiến hành quan trắc thực địa ở làng nghề Quảng Bố để thăm quan quy trình sản xuất, ghi chép, chụp ảnh và thu thập thông tin cần thiết về làng nghề từ đó đưa ra nhận xét đúng đắn về hiện trạng môi trường nước thải.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Quảng Phú có diện tích tự nhiên 10,97 km2, bao gồm 6 thôn: Quảng Bố, Tuyên Bá, Phú Thọ, Lĩnh Mai, Thanh Gia, Quảng Nạp. Xã nằm về phía Tây, cách Thị trấn Thứa- trung tâm huyện Lương Tài 3 km. Với vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc và phía Đông giáp xã Quỳnh Phú- huyện Gia Bình. + Phía Nam giáp xã Bình Định- huyện Lương Tài.

+ Phía Tây giáp xã Đại Bái - huyện Gia Bình.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình bằng phẳng, độ chênh cao không lớn chỉ khoảng 3m, là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở cho sản xuất, cư trú. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Thuộc vùng chiêm trũng của huyện Lương Tài, được bồi đắp bởi phù sa sông nên rất thuận lợi cho trồng lúa và các hoa màu. Song, nền đất thấp dễ tích tụ chất thải, làm cho nguồn nước thải dễ thâm nhập vào nguồn nước ngầm hơn, gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường ở địa phương.

Tuy vậy, đặc điểm địa chất ổn định rất thuận lợi trong xây dựng công trình và các hoạt động phát triển kinh tế.

4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu

Khí hậu của khu vực có mang đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 – 1600 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến

tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng 7 là tháng có nhiều giờ nắng trong năm và ít nhất là tháng 1.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.

4.1.1.4. Điều kiện thủy văn

Quảng Phú không có các con sông lớn chảy qua, song mạng lưới kênh mương khá dày, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², đặc biệt có con sông nội địa là sông Bái Giang, sông Địa Quảng Bình (sông Cầu Móng) và sông Thứa. Hệ thống ao hồ chiếm 10% diện tích đất tự nhiên và là nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống kênh mương làm nhiệm vụ cấp thoát nước cho nông nghiệp, là điều kiện rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nông nghiệp và điều hòa khí hậu địa phương.

Kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương.

Nhìn chung điều kiện khí hậu đồng đều và mang nét đặc trưng của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, nên việc xác định các tiêu chí phục vụ cho những mục đích phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm dễ thống nhất khá thống nhất. Các tiêu chuẩn qui phạm xây dựng và qui hoạch có thể dựa vào quy định chung đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

4.1.1.5. Tài nguyên

* Tài nguyên đất

Đất đai thuộc vùng phù sa cổ của hệ thống sông Đuống không được bồi hàng năm. Được chia thành 2 loại chủ yếu sau:

+ Đất phù sa úng nước mùa hè: được hình thành ở dạng địa hình thấp trũng, khó thoát nước, tình trạng ngập úng dài ngày làm đất Glây mạnh.

+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: đất hình thành chủ yếu trên sản phẩm phong hoá của các mẫu chất phù sa cổ. Thành phần cơ giới từ nhẹ đến thịt trung bình.

* Tài nguyên sinh vt

Thảm thực vật của Quảng Phú bao gồm các loại cây chủ yếu như: lúa, hoa màu, cây ăn quả. Những năm gần đây, cùng với việc đô thị hóa nông thôn, cây xanh cũng dần biến mất. Thiếu vắng vai trò điều hòa của thảm thực vật càng làm tăng thêm những ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường.

Động vật ở đây chủ yếu là gia súc, gia cầm, thủy cầm và thủy sản nước ngọt.

* Tài nguyên khoáng sn

Xã Quảng Phú nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có đất sét làm gạch được phân bố ở các thôn Quảng Bố, Thanh Gia. Ngoài ra có cát tại các thôn ven sông Thứa như Phú Thọ, Quảng Nạp với khối lượng không lớn

nhưng vẫn có thể tận dụng và khai thác được để phục vụ cho xây dựng.

* Tài nguyên văn hóa- nhân văn

Là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời, Quảng Phú đã có từ xa xưa khi có sự xuất hiện của con người. Quá trình hình thành và phát triển cư dân với các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo của vùng Kinh Bắc, nhân dân có truyền thống hiếu học, lao động cần cù, sáng tạo, Quảng Phú đã có nhiều vị danh nhân, tiến sỹ, cử nhân, danh thần.

Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng nghìn người con của quê hương Quảng Phú đã anh dũng lên đường chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Xã đã bảo tồn được một làng nghề truyền thống lâu đời là làng nghề đúc đồng Quảng Bố (làng Vó).

4.1.2. Điu kin kinh tế- xã hi

4.1.2.1. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

Tổng mức doanh thu toàn xã tăng từ 98 tỷ đồng (năm 2007) lên 199,46 tỷ đồng (năm 2010) và 334,37 tỷ đồng (năm 2012), tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 11,5 % trong đó:

- Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 35 % - Ngành CN-TTCN chiếm tỷ trọng 55%

- Ngành thương mại - dịch vụ đạt 16,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10 %.

Hình 4.1. Biu đồ cơ cu kinh tế xã Qung Phú

Luôn dẫn đầu toàn huyện về giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xã Quảng Phú đã góp phần làm tăng tỉ trọng của ngành CN-TTCN của huyện Lương Tài ngay từ những tháng đầu năm 2012. Mặc dù tình hình giá cả và thị trường có nhiều biến động song trong quý 4/2012, giá trị CN-TTCN của huyện Lương Tài đạt 26,7% kế hoạch năm và tăng 59% so với năm 2011.

* Kinh tế nông nghip

- Trồng trọt: Địa hình và đất đai của xã khá thuận lợi cho trồng trọt nhất là cây lúa. Thời gian qua, xã đã tích cực cải tạo đồng ruộng, chuyển đổi từ hình thức sản xuất độc canh cây lúa sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đồng thời chủ động nguồn nước, vật tư, giống cây trồng…. 100% hợp tác xã nông nghiệp đều xây dựng cánh đồng chất lượng cao và gieo cấy 100% diện tích bằng giống lúa mới, đưa năng suất lúa từ 55 tạ/ha năm 2007 lên 64 tạ/ha năm 2010 và 70 tạ/ha năm 2012; nâng giá trị 1 ha canh tác từ 39 triệu đồng lên 47 triệu đồng.

Các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, Cựu chiến binh bảo lãnh tín chấp hàng chục tỷ đồng từ các dự án của Trung ương và địa

55; 55% 35; 35% 10; 10% CN TM-DV NN

phương cho hội viên vay phát triển kinh tế gia đình và tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

- Ngành chăn nuôi: Do đặc thù có nghề phụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản ít tập trung, không mang tính đại trà thương phẩm. Song, sản lượng thực phẩm từ gia súc, gia cầm và thủy cầm đã được chú trọng hơn, hỗ trợ tích cực cho trồng trọt. Tổng đàn gia cầm năm 2010 là 75.858 con, đàn trâu bò 810 con, hiệu quả kinh tế hàng năm đạt 25 %.

Toàn xã chuyển đổi được 42 ha ruộng trũng, cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản cho thu nhập 86 triệu đồng ha/năm, tăng 5 lần so với cấy lúa.

* Kinh tế công nghip, tiu th công nghip

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống 4 năm qua đã trở thành động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ 2007 đến nay, làng nghề truyền thống sản xuất, chế biến đồ đồng, đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp ở Quảng Phú phát triển với tốc độ nhanh cả về quy mô sản xuất đến sản lượng hàng hóa, góp phần quyết định mức tăng trưởng kinh tế của xã. Chất lượng sản phẩm hàng hóa không ngừng cải tiến kiểu mẫu bền đẹp, khẳng định được thương hiệu và chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước.

Xã Quảng Phú xây dựng được hàng chục mô hình kinh tế, tiêu biểu như mô hình làng nghề truyền thống sản xuất chế biến đồ gỗ dân dụng số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng với 30 công nhân kỹ thuật, mỗi năm doanh thu từ 3 đến 5 tỷ đồng.

Ngành tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng và có nhiều triển vọng do có sự đổi mới, đầu tư về khoa học kỹ thuật và công nghệ, đổi mới sản phẩm.

* Thương mi dch v

Bao gồm:

+ Dịch vụ cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất. + Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

+ Dịch vụ cung ứng các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho đời sống nhân

Các khu vực dịch vụ như chợ tiêu dùng, chợ hoa quả và chợ nông sản hoạt động ổn định, có hiệu quả, thu hút khách hàng. Các mặt hàng truyền thống được tiêu thụ trên thị trường tương đối ổn định.

Du lịch làng nghề: Làng nghề truyền thống cũng là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, nếu được khai thác sẽ thu hút sự quan tâm của du khách và các hãng du lịch. Làng thờ ông Nguyễn Công Nghệ, là ông tổ nghề đúc đồng. Hàng năm, cùng với các làng quê vùng đất Kinh Bắc nổi tiếng, làng mở hội vào ngày mồng 4 - 8 tháng Giêng và mồng 9 tháng 4 âm lịch. Lễ hội có nhiều trò chơi dân gian thú vị, trong đó đặc biệt ngày mùng 4 tháng Giêng, làng có tục đánh cá làm gỏi để tế thần Đông Hải Đại vương. Lăng mộ và đền thờ tổ sư nghề đúc đồng Nguyễn Công Nghệ được quan tâm tu bổ, tôn tạo và được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Tuy vậy, việc phát triển du lịch làng nghề ở đây còn chưa được quan tâm, do vậy chưa thực sự trở thành điểm đến của khách du lịch.

4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê năm 2012, xã Quảng Phú có số dân là 11.644 người, với 3.178 hộ sống phân bố ở 6 thôn. Hiện toàn xã có khoảng 60% số hộ tham gia vào một công đoạn hay cả quá trình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, với các mặt hàng truyền thống như bánh đa, sản xuất đồ gỗ và

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)