Nhiễm môi trường nước do hoạt động sản xuất tại một số làng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 34)

đin hình tnh Hà Tây

Hà Tây cũng là đất có nhiều làng nghề thủ công cổ truyền. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 116 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống và nghề mới phát triển.

Theo Viện địa lý (2005), trong lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, các làng nghề làm phát sinh 45.000 đến 65.000 m3 nước thải/ngày. Trong đó lượng nước thải làng nghề tỉnh Hà Tây chiếm tới 40% tổng lượng nước này.

* Làng ngh cơ khí Thanh Thùy- Thanh Oai- Hà Tây

Qua khảo sát làng nghề cơ khí Thanh Thùy cho thấy trên địa bàn làng nghề có thể chia ra làm 3 loại hình sản xuất:

- Các cơ sở sản xuất các sản phẩm cơ khí tinh: sản xuất các mặt hàng cơ khí đến giai đoạn đánh bóng sau đó đến cơ sở mạ để mạ thành sản phẩm hoàn chỉnh.

- Các cơ sở mạ.

- Các cơ sở sản xuất mặt hàng cơ khí hoàn chỉnh.

Vệ sinh bề mặt sản phẩm sau khi đánh bóng thường dùng hóa chất đnáh bóng là NaOH và H2SO4 pha loãng với nồng độ thích hợp để tẩy sạch. Ở đây vấn đề sử dụng nước rất nhiều, do đó nước thải là vấn đề quan tâm trong sản xuất gia công cơ khí. Nước thải phát sinh từ quá trình mạ. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải chủ yếu là dầu mỡ, chất lơ lửng và kim loại nặng như: Zn, Fe, Pb, Cr, Ni... ngoài ra còn có độ pH thấp do đó có thể gây ô nhiễm tức thời nguồn tiếp nhận.

Theo Trần Đức Hạ (2006), trong mẫu nước thải lấy tại thời điểm xả nước rửa sản phẩm mạ có hàm lượn Zn vượt tiêu chuẩn 300 lần, Cr vượt 10 lần, Ni vượt trên 6 lần so với quy định đối với nước xả thải vào nguồn nước mặt loại B theo TCVN 5945-1995. Trong hỗn hợp nước thải (nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt) tại đây hàm lượng BOD cao (179,9 mg/l). Trong mẫu nước thải còn chứa cả dầu mỡ và xianua với hàm lượng xấp xỉ và trên mức cho phép.

* Làng ngh dt nhum Vn Phúc- Hà Đông- Hà Tây

Vạn Phúc- Hà Đông là làng nghề dệt lụa truyền thống đã và đang trở thành làng du lịch đối với khách trong và ngoài nước và có tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Mỗi ngày làng nghề có tới rất nhiều nước thải có chứa các hóa chất độc hại đổ ra cống rãnh, đường làng rồi phần lớn chảy vào ao hồ trong cụm dân cư, từ đó thấm sâu xuống lòng đất.

Trong xã có 3 loại hình sản xuất lớn đó là:

- Các cơ sở dệt: chuyên về dệt các mặt hàng vải, sa tanh, lụa tơ tằm... - Các cơ sở nhuộm: Nhuộm gia công cho các cơ sở chuyên dệt trên địa bàn.

- Các cơ sở dệt nhuộm: vừa dệt các sản phẩm dệt vừa nhuộm các sản phẩm.

Trong công đoạn dệt phát sinh ra bụi đó là vải sợi, chất thải rắn là vải vụn, bìa carton. Trong công đoạn nấu, nước thải là nước nấu mềm sau khi sử dụng được xả thải ra ngoài theo đường thoát nước và cuối cùng chảy ra sông Nhuệ. Nước thải này thường có các chỉ tiêu là COD, BOD5, độ kiềm, độ màu cao, chứa nhiều chất hữu cơ độc hại và các loại hóa chất, thuốc nhuộm. Tổng lượng nước thải từ quá trình nhuộm toàn làng nghề nói chung là khá lớn.

Nước thải các cơ sở dệt nhuộm Vạn Phúc có hàm lượng cặn lơ lửng, hàm lượng anion vượt tiêu chuẩn với nước xả thải công nghiệp xả thải vào nguồn nước mặt loại B theo quy định của TCVN 5945-1995 từ 1,2- 18 lần. Nước thải có độ màu và hàm lượng COD cao so với tiêu chuẩn từ 50- 500 lần. Nước thải sản cuất đã ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt ( Sở TN&MT Bắc Ninh, 2006) [17].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 34)