1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI. TS. BUI QUANG XUÂN

65 2,4K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 531,31 KB

Nội dung

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜIlà sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên

Trang 1

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON

NGƯỜI TRONG VĂN

HỌC THIẾU NHI

TS BÙI QUANG XUÂN

HV CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

ĐT 0913 183 168

Trang 2

Là một phương thức hiểu,

Một cách giải thích đối với một đối

tượng, hiện tượng, quá trình nào

Trang 3

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó.

Trang 4

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó.

Trang 5

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

Hướng đến sự khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng

(chẳng hạn con người trong truyện cổ tích, sử thi, truyện đồng thoại, ).

Trang 6

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA QUAN NIỆM NGHỆ

THUẬT VỀ CON NGƯỜI

- Cách xưng hô, gọi tên nhân vật;

- Miêu tả chân dung nhân vật;

- Những hành động lặp đi lặp lại của nhân vật;

- Tâm lí nhân vật: Ý nghĩ, suy tính, trạng thái hoặc quá trình tâm lí, ý thức và vô thức v.v

- Chi tiết, ngôn ngữ cũng là phạm vi thể hiện quan niệm về con người.

Trang 7

Ý NGHĨA CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân

tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật

Quan niệm nghệ thuật về con người là hệ quy chiếu nội tại của chủ thể trong cảm nhận con người

Nó luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó

Càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.

Trang 8

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC

THIẾU NHI

Trang 9

CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI

Thần thoại lưu giữ kí ức thời nguyên sơ, có ảnh hưởng sâu sắc tới văn nghệ sau này cho nên cần được lưu ý

Trang 10

CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI

THẦN THOẠI LÀ MỘT THỂ LOẠI CÓ TÍNH CHẤT TỔNG HỢP;

Ở đó có sự xen kẽ, đan xen giữa khoa học và hiện thực, giữa văn hoá

và văn học,

Giữa lịch sử và văn chương,

Giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng,

Giữa yếu tố hoang đường và thực tế

Trang 11

CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI

GIỚI SIÊU NHIÊN ĐƯỢC ĐỒNG NHẤT VỚI HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN NHƯ

LÀ THỰC THỂ

Trang 12

CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI

Con người thần thoại thường mang chức năng của một vài hiện tượng tự nhiên như Sơn Tinh - thần núi, Thuỷ Tinh - thần nước, Thiên Lôi - thần sấm sét, thần gió, thần mưa, thần mặt trời, thần đêm tối v.v

Trang 13

CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI

Các thần mang chức năng tự nhiên, văn hoá và xã hội sáng tạo thế giới, sáng tạo loài người nên thường là những hình tượng kì vĩ, có khi được

hư cấu, cường điệu quá mức nhằm tạo ấn tượng, khơi dậy trí tưởng tượng mạnh mẽ và lôi cuốn người đọc say mê theo câu chuyện ngay từ đầu

Trang 14

CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI

thần, thần thoại đã đề cao sức mạnh con người, ước

mơ giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên, tự tin vào chính mình.

Trang 15

CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI

Qua thần thoại, ta hiểu được tư duy chất phác của người xưa

Lạc Long Quân và Âu Cơ có tính chất thần thoại

do đẻ ra bọc trứng mang giống người Việt Long Quân tự biến thành chàng trai để quyến rũ Âu

Cơ, lại có thể biến thành rồng, rắn, hổ, voi

Dạng người hoá vật, vật hoá người cũng mang vết tích thần thoại như hòn vọng phu, chuyện trầu cau Con người thần thoại mang bản chất

tự nhiên và hồn nhiên.

Trang 16

CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI

Đặc điểm đáng chú ý nhất của con người thần thoại thể hiện ở chỗ họ là những người đầu tiên, vị tổ tiên thứ nhất của tộc người và nhân loại, người đẻ ra loài người, người sáng tạo thế giới, người tạo ra đất, trời, ngày đêm và muôn vật

Long Quân, Âu Cơ;

Thánh Gióng

Trang 17

CON NGƯỜI TRONG

TRUYỆN CỔ TÍCH

Trang 18

CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH

Cổ tích là sản phẩm của thời đại mà cộng đồng tan rã, bị phân hoá ra thành các mặt đối lập, huyền thoại mất thiêng; nó " là tấm gương phản chiếu một cách phong phú và chân thật đời sống dân tộc chân thật ngay

cả những sự tưởng tượng đầy tính chất lãng mạn"

Trang 19

CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH

Con người cổ tích quan tâm tới số phận cá nhân

Truyện cổ tích thường mang không khí sinh hoạt đời thường , ít không khí

hư ảo, phi hiện thực

Nhân vật trong truyện cổ tích thường được phân theo quan điểm đạo đức và tạo thành hai tuyến đối lập nhau

Trang 20

GIẢNG DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH

Trang 21

CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI TỪ TRUNG ĐẠI ĐẾN 1945

của sự răn dạy, giáo huấn;

thường là giọng uy quyền, kẻ

cả, bề trên (Bảo cam ra hái hoa (nguyễn gia thiều)

Trang 22

BẢO CAM RA HÁI HOA (NGUYỄN GIA THIỀU)

Cam tốc ra thăm gốc hải đường,

Hái hoa về kết để làm tràng

Những cành mới nánh đừng vin nặng, Mấy đoá còn xanh chớ bứt quàng.

Với lại tây hiên tìm liễn xạ,

Rồi sang đông viện lấy bình hương

Mà về cho chóng đừng thơ thẩn,

Kẻo lại rằng chưa dặn kĩ càng.

Trang 23

CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI TỪ TRUNG ĐẠI ĐẾN 1945-1975

Trẻ em là đối tượng trung tâm để tìm hiểu, nhận thức, khám phá của văn học thiếu nhi;

Giọng điệu thiên về tự hào, ngợi ca

Trang 24

CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI TỪ 1975 ĐẾN NAY

Văn học thiếu nhi thời kháng chiến, nói như tô hoài, là " đã nổi hình các em ta hồn nhiên và cần cù, tươi vui mà nhẫn nại chiến đấu, học tập và lao động

Khung cảnh và con người thiếu nhi việt nam thật trong sáng, tràn đầy đức tính lạc quan đáng yêu của con em chúng ta" (con đường phát triển của phong trào sáng tác cho thiếu nhi).

Trang 25

CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI TỪ 1975 ĐẾN NAY

Sau 1975, đặc biệt từ 1986 đến

nay, người viết đã chú trọng đa dạng hoá các mối quan hệ của nhân vật thiếu nhi - trung tâm của sáng tác văn học dành cho trẻ em (gia đình, nhà trường, xã hội; quá khứ, hiện tại, tương lai, )

Trang 26

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG MỘT

SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC THIẾU NHI TIÊU BIỂU

Trang 27

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC THIẾU NHI TIÊU BIỂU

Mỗi nhà văn khi viết cho thiếu nhi thường có một cách nhìn nhận riêng về trẻ em cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với bạn đọc nhỏ tuổi

Điều đó dẫn đến sự phong phú, đa dạng trong quan niệm sáng tác của văn học thiếu nhi Việt Nam

Trang 28

NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

nhiên, tươi mát như dòng suối trên nguồn, như khí trời ban mai trong trẻo

Yêu mến tuổi thơ, say mê viết

cho các em là mong muốn những dòng suối ấy, khí trời ấy mãi mãi trong lành, tươi mát

Trang 29

LÂM THỊ MỸ DẠ

Với tôi, mỗi em bé là một thế giới lung

linh kì lạ.

Tôi muốn viết về thế giới đó để được

sống lại tuổi thơ trong sáng của mình.

Tôi rất yêu trẻ con, và tôi viết vì các

em bằng tất cả tình yêu của tôi

Nếu trái đất này chỉ có toàn trẻ con -

hoặc những con người mang tâm hồn trẻ thơ thì trái đất là một thiên đường

Trang 30

LÂM THỊ MỸ DẠ

Với tôi, mỗi em bé là một thế giới lung

linh kì lạ.

Tôi muốn viết về thế giới đó để được

sống lại tuổi thơ trong sáng của mình.

Tôi rất yêu trẻ con, và tôi viết vì các

em bằng tất cả tình yêu của tôi

Nếu trái đất này chỉ có toàn trẻ con -

hoặc những con người mang tâm hồn trẻ thơ thì trái đất là một thiên đường

Trang 31

TRẦN MẠNH HẢO

Viết cho thiếu nhi, chính là chúng ta

đã, đang và sẽ viết mãi về tuổi thơ của chính mình.

Tôi đã từng định nghĩa về thơ như

sau: " Thơ chính là tuổi thơ của loài người còn sót lại" Khó khăn thay và vinh dự thay cho người cầm bút viết cho tuổi thơ các em hôm nay cũng chính là viết cho chính tuổi thơ của chúng ta đã đi qua

Trang 32

Viết cho thiếu nhi là niềm vui cuộc đời tôi

Tôi từ bỏ tất cả để đến với VHTN và khi viết được tác phẩm hay cho các em đọc nghĩa là tôi đã đi được đến đích của cuộc đời mình.

Trang 33

VÕ QUẢNG

VHTN có mục đích chủ yếu là giúp các em biết sống tốt đẹp, biết cảm thông, biết yêu thương, biết quý trọng cái đẹp, hiểu rõ nghĩa vụ làm người.

Nhưng VHTN hiểu theo đúng nghĩa của

nó không phải là những lời giảng dạy khô khan, những lời lí giải trừu tượng, những chữ câu giá lạnh.

Đề tài viết cho thiếu nhi rất rộng và ở mỗi lứa tuổi tư duy các em phát triển mỗi khác.

Trang 35

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ

Sự trưởng thành của con người

và ý nghĩa đích thực của cuộc sống chủ yếu là ở tình bạn chân chính ; vì thế mà trong sáng tác văn học dành cho tuổi thơ của ông, ta thấy Phạm Hổ đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người

Trang 36

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ

Những người bạn trong thơ ông là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu

Chú bò tìm bạn là một bài thơ thể hiện rất rõ phong cách dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng mà cũng rất hóm hỉnh, rất có " nghề" trong nắm bắt tâm lí trẻ thơ của Phạm Hổ.

Trang 37

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ

Những người bạn trong thơ ông là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu

Chú bò tìm bạn

Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình, ngỡ ai Bò chào:

"

Kìa anh bạn Lại gặp anh ở đây!"

Trang 38

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ

Những người bạn trong thơ

"

Ậm ò" tìm gọi mãi

Trang 39

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ

đồng thoại của ông.

BÊ VÀ SÁO là bức tranh của xóm làng Việt Nam.

Bức tranh quen thuộc như theo một đề tài dân gian Và chủ đề cũng không mới Nhưng truyện vẫn hấp dẫn vì những quan sát tỉ mỉ, vì tình cảm tế nhị và giọng văn giản dị, giàu cảm xúc.

Bê và sáo là đôi bạn thông minh, thân thiết, lo lắng cho nhau đề phòng và chống lại kẻ ác Những ai từng quen với thú vật, từng nuôi thú vật có thể thấy rõ tâm tính loài vật không giản đơn tí nào.

Và thấy tác giả đã bỏ ra nhiều công phu mới viết được những trang giàu quan sát và nhiều tình cảm này.

Trang 40

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ

Đọc thơ, truyện và kịch viết cho trẻ em của phạm hổ, người ta ta dễ dàng nhận

ra hai đặc điểm nổi bật ở con người của tác giả:

- Lòng yêu trẻ, yêu con người và cuộc sống thật đôn hậu và trong sáng;

- sức làm việc bền bỉ, trí tưởng tượng dồi dào và phong phú.

Trang 41

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI

Đọc truyện thiếu nhi của Tô Hoài, người ta dễ nhận ra quan niệm giàu tính nhân văn của người viết:

Con người, nhất là tuổi trẻ, sẽ trưởng thành lên

từ chính những sai lầm, vấp ngã của họ Ông thường sử dụng những mẩu chuyện với lời văn

dí dỏm, với ngôn ngữ đối thoại sinh động, với sự việc cụ thể, và nhất là với hình ảnh những con vật quen thuộc để khêu gợi những suy nghĩ đơn giản nhưng thấm thía về những vấn đề đặt ra trong sinh hoạt hằng ngày của các em.

Trang 42

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI

giả đã dựng nên cảnh nhộn nhịp của những con vật đang náo nức chuẩn bị theo chủ đi

vỡ nương, thông qua đó tác giả phê phán nhẹ nhàng một chú mèo lười.

Trang 43

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI

Trong VÕ SĨ BỌ NGỰA, các em được gặp một chú bọ ngựa

có những nét rất giống với các cậu bé " choai choai" mới lớn, hiếu động và hiếu thắng, không lượng nổi sức mình

Trang 44

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI

Lí tưởng sống tốt đẹp là thước đo chân giá trị của cuộc sống con người.

Trong truyện viết cho thiếu nhi, Tô Hoài

đã nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ

ở các lứa tuổi khác nhau.

Bài học về sự phấn đấu để đạt được mục đích cao cả, tốt đẹp nhất của cuộc đời vì thế cũng không hoàn toàn giống nhau ở tất cả mọi đối tượng tiếp nhận

Trang 45

TUỔI THƠ - CÁNH DIỀU - TRẦN HỒNG

Niềm thương, nỗi nhớ bềnh bồng

Diều như con mắt mẹ trông, mẹ chờ

Gió đừng làm đứt dây tơ

Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều

Cho em bay với diều

Trang 46

PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI

Cuộc đời là trường đời rộng lớn của con người

Hãy nghe suy nghĩ của Mèn:

"

Đường đời nhiều bài học, mỗi bài học một kiểu, chịu nghĩ thì học được, học giỏi, bằng không thì Nhưng cũng vì thế mà tôi tỉnh ngộ "

Trang 47

PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI

Tính cách con người được hình thành qua

sự trải nghiệm của chính họ Nghĩa là, tính cách ấy không phải ngẫu nhiên mà có.

Đó là kết quả của cả một quá trình tôi luyện, thử thách và phấn đấu không mệt mỏi của mỗi cá nhân trong từng chặng đường đời, trải qua nhiều cảnh ngộ, va chạm, tiếp xúc với rất nhiều hạng người, nhiều cảnh huống khác nhau

Trang 48

PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI

Cụ thể:

- Thuở Dế Mèn còn trẻ: Biết chăm

lo giữ gìn sức khoẻ, yêu lao động, yêu đời và biết ước mơ nhưng cũng ích kỉ, hiếu thắng, thích " cà khịa" , ngông cuồng đến mức tàn nhẫn

Trang 49

PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI

Sau khi gặp bác Xiến Tóc, bị bác

ta cắt cụt một sợi râu, Mèn hoàn toàn tỉnh ngộ, thực sự tự vấn lại lương tâm.

Mèn tự thấy phải thay đổi nếp sống, nếp nghĩ: " Ở đời thương nhau là hơn, thù hằn độc ác làm gì"

Trang 50

PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI

- Sau khi Mèn gặp Trũi, kết nghĩa anh em, thề sinh tử có nhau và cả hai bắt đầu chuyến phiêu lưu kì thú, Mèn ngày càng trưởng thành hơn và khám phá ra ý nghĩa thật của cuộc đời chính là " cùng nhau đi khắp thế giới kết làm anh em"

Trang 51

PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI

Nhờ trải qua nhiều đoạn đường đời, gặp gỡ, va chạm với nhiều người, nhiều tính cách Mèn đã học hỏi được nhiều điều hay và rút kinh nghiệm được những điều dở ở mỗi người để hoàn thiện nhân cách của mình.

Trang 52

PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI

Nhận xét về tính cách Dế Mèn, Tô Hoài viết: " Dế Mèn yêu lao động, thích vui chơi, biết mơ ước, rất ghét đứa làm ác Cho nên khi gặp lí tưởng thì Dế Mèn giác ngộ và có lí tưởng Đời hoạt động cho lí tưởng phải trải qua những cảnh ngộ éo le, gian khổ, Dế Mèn và các bạn

đã vượt qua và chiến thắng, vì vậy mới thành ra câu chuyện sóng gió kì thú này"

Ngày đăng: 26/04/2016, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w