1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm truyện dân gian viết lại của Tô Hoài

100 1,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 432,5 KB

Nội dung

Trong bài Sáng tác của Tô Hoài Sách Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1976, nhà nghiên cứu Vân Thanh điểm qua những tác phẩm Tô Hoài viết từ trước Cách mạ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ MINH NHÂN

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI

CỦA TÔ HOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ MINH NHÂN

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI

CỦA TÔ HOÀI

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS LÊ THANH NGA

Trang 3

NGHỆ AN - 2012 MỤC LỤC

MỤC

LỤC -1-MỞ

ĐẦU -4-1 Lí do chọn đề

tài -4-2 Lịch sử vấn

đề -5-3 Đối tượng nghiên

cứu -13-4 Nhiệm vụ và mục đích nghiên

cứu -13-5 Phương pháp nghiên

cứu -13-6 Đóng góp mới của luận

văn -14-7 Cấu trúc của luận

văn -14-Chương 1: TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI

-15-1.1 Truyện dân gian – một nguồn đề tài khá hấp dẫn đối với các nhà văn Việt Nam hiện đại

-15-1.1.1 Truyện dân gian và truyện dân gian viết

lại -15-1.1.2 Truyện dân gian viết lại trong văn học Việt Nam hiện

đại -19-1.1.3 Truyện dân gian viết lại cho thiếu nhi trong văn học Việt Nam hiện đại

-23-1.2 Tô Hoài - một người viết cần

Trang 4

mẫn -26-1.2.1 Tô Hoài – vài nét tiểu sử -26-

1.2.2 Tô Hoài, một nhà văn giàu trải nghiệm -30-

1.2.3 Những chặng đường sáng tác của Tô Hoài -34-

-34-

-37-

1.3 Truyện dân gian viết lại - một kiểu thể hiện con người tâm đắc với

-40-

1.3.1 Tô Hoài – nhà văn của những “chuyện ngày xưa” -40-

1.3.2 Tổng quan về những câu chuyện dân gian viết lại của Tô Hoài -43-

Chương 2: CẢM NHẬN CỦA NHÀ VĂN VỀ CUỘC SỐNG QUA

MẢNG TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI

-47-

2.1 Đời sống của người Việt cổ xưa -47-

Trang 5

2.1.1 Công cuộc mở mang bờ cõi, bảo vệ chủ quyền dân tộc

-47-2.1.2 Cuộc đấu tranh giữa những mặt đối lập trong hành trình tồn tại và nhận thức thế giới

-51-2.2 Thế giới của tình yêu thương và không gian văn hóa thuần

Việt -53-2.2.1 Một cuộc sống nhọc nhằn với bao thử thách và khát

vọng -53-2.2.2 Một thế giới của tình yêu thương và niềm

tin -57-2.2.3 Một không gian văn hóa đậm đà bản sắc người

Việt -60-2.3 Quan điểm tiếp cận thế giới “cổ tích” của tác giả qua mảng truyện dân gian viết

lại……… -63-2.3.1 Những bài học rút ra cho người đọc, trong đó có bạn đọc thiếu

nhi -63-2.3.2 Những nguồn cảm hứng lớn về lịch sử, về cuộc

sống……… -67-Chương 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA TÔ HOÀI TRONG NHỮNG TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI DÀNH CHO THIẾU

NHI -71-3.1 Vấn đề cốt truyện của Tô Hoài trong mảng truyện dân gian viết lại

-71-3.1.1 Việc xử lí chất liệu dân gian trong xây dựng cốt truyện

-71-3.1.2 Đem cốt truyện dân gian trở về với đời sống

-73-3.1.3 Xây dựng cốt truyện mang tính phiêu

Trang 6

-79-3.2.1 Nhân vật là người anh hùng trong truyền

thuyết -79-3.2.2 Nhân vật

khác -82-3.2.3 Các biện pháp xây dựng nhân

vật……….-84-3.3 Nghệ thuật kể

chuyện -89-3.3.1 Kể chuyện theo cách kể của dân

gian -89-3.3.2 Vấn đề sử dụng từ

loại -92-KẾT

LUẬN -95-TÀI LIỆU THAM

Trang 7

KHẢO -97-MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học ViệtNam hiện đại Hơn 160 tác phẩm lớn nhỏ trong gần 70 năm cầm bút với nhiềuthể loại, nhiều đề tài đã chứng tỏ sức sáng tạo dồi dào của tác giả Việcnghiên cứu sự nghiệp sáng tác của nhà văn tuy đã được tiến hành hết sức rộngrãi, song vẫn còn một số vấn đề bỏ ngỏ Tiếp tục nghiên cứu Tô Hoài là gópphần làm đầy đặn thêm những hiểu biết về tác giả này

1.2 Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, có một mảng quan trọngdành cho thiếu nhi Ở đó, ngoài những truyện viết về loài vật, về những tấmgương anh hùng trong cách mạng và kháng chiến, về cuộc sống mới còn cómảng truyện được viết lại từ những câu chuyện dân gian Tuy nhiên, việc tìmhiểu những sáng tác này vẫn chưa được tiến hành một cách rốt ráo, vì thế, cầnphải tiếp tục tìm hiểu để làm sáng tỏ thêm

Trong tình hình văn học thiếu nhi nhiều khi còn chưa được quan tâmđúng mức, việc tìm hiểu những sáng tác này là hi vọng làm sáng tỏ thêm một

số vấn đề phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn các em

1.3 Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệpsáng tác của Tô Hoài, nhưng viết về tiểu thuyết lịch sử của Tô Hoài còn ít ỏi

và chỉ đề cập đến một vài phương diện trong Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện

nỏ thần.

Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm truyện dân

gian viết lại của Tô Hoài” với mong muốn tìm hiểu và đánh giá một cách đầy

đủ hơn những thành công và đóng góp của Tô Hoài ở mảng truyện này

Trang 8

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Từ lâu, cái tên Tô Hoài đã trở nên quen thuộc với bạn đọc ở nhiềulứa tuổi khác nhau Tô Hoài viết nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại, đề tài vàđến lượt con người và sáng tác của ông cũng trở thành đối tượng quan tâmcủa nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học Các bài viết về tác phẩm của TôHoài thường tập trung vào những mảng đề tài quen thuộc hoặc các tác phẩmnổi tiếng của ông

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong bài: “Tô Hoài - Nguyễn Sen”

(Nhà văn hiện đại, quyển IV, Nhà xuất bản Tân Dân, 1944) đã xếp Tô Hoài

vào nhóm tác giả “tả chân” nhưng “có khuynh hướng xã hội” Qua phân tích

Quê người và O chuột, tác giả bài viết phát hiện ra “biệt tài về những cảnh

nghèo nàn của dân quê” và khả năng miêu tả tinh tế thế giới loài vật cùngnhững điểm yếu trong văn Tô Hoài ở giai đoạn này

“Lời giới thiệu” cho Tuyển tập Tô Hoài, 1987 của giáo sư Hà Minh

Đức là một bài viết công phu, đánh giá khá đầy đủ những đóng góp của TôHoài qua gần nửa thế kỉ sáng tác, trong những tác phẩm viết cho tuổi thơ vàngười lớn, về làng quê ngoại ô và miền núi, ở các thể loại truyện ngắn, tiểuthuyết và kí Bài viết cũng làm nổi bật phong cách sáng tạo nghệ thuật của TôHoài ở “năng lực phát hiện và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan”, ởcác phương diện miêu tả phong tục tập quán, khung cảnh thiên nhiên, tínhcách nhân vật, tìm tòi sáng tạo ngôn từ và cấu trúc câu văn Với giáo sư HàMinh Đức, Tô Hoài là “cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”, là “một ngòibút tươi mới không bị cũ đi với thời gian”

Trong bài Sáng tác của Tô Hoài (Sách Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1976), nhà nghiên cứu Vân Thanh

điểm qua những tác phẩm Tô Hoài viết từ trước Cách mạng tháng Tám chođến năm 1971, tập trung phân tích những thành công của đề tài miền núi qua

Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, ở các

Trang 9

phương diện miêu tả khung cảnh miền núi, xây dựng những nhân vật tíchcực, phản ánh sự đổi thay trong cuộc đời người dân vùng cao qua hai giaiđoạn trước và sau cách mạng.

Tác giả Nguyễn Long trong bài Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Tô Hoài về miền núi (Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số tháng 6/1999), qua phân tích những trường hợp cụ thể trong Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, liên hệ đến Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây và một vài tác

phẩm của các tác giả khác, đã rút ra quan niệm nghệ thuật về con người trongtruyện ngắn Tô Hoài về miền núi biểu hiện ở chỗ con người được đặt tronghoàn cảnh chính trị, xã hội của những năm đầu sau cách mạng Đó là sự giácngộ và vùng lên đấu tranh của đồng bào dân tộc, là sự giản dị, gần gũi, cùngchia sẻ ngọt bùi cay đắng với dân của người cán bộ kháng chiến Theo tác giảnét chung ở nhân vật của Tô Hoài là được phát hiện từ đám đông Tác giả bàiviết cũng khẳng định: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn

Tô Hoài về đề tài miền núi có một chất lượng mới so với quan niệm nghệthuật về con người ở giai đoạn trước”

Nguyễn Đình Thi với bài Tập truyện ngắn Núi cứu quốc năm 1949,

giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, nêu đề tài chung của cả sáu truyện ngắn trongtập là nói về những cuộc đời lam lũ đau thương nhưng giàu lòng yêu nước củangười dân ở vùng núi Cứu quốc trong những năm kháng chiến chống Pháp.Bài viết cũng chỉ ra hạn chế của Tô Hoài ở cái nhìn đôi lúc ẩn chứa nét giễucợt trước sự lạc hậu, mê tín, đói rách của người dân miền núi Nói nhưNguyễn Đình Thi là: “Tô Hoài thú Việt Bắc chứ chưa thực sự yêu Việt Bắc”,

“chưa thực đem tâm hồn và tư tưởng vào hàng ngũ”, “chưa kịp hòa tư tưởng

và tâm hồn theo đề tài”

Về Truyện Tây Bắc, tác phẩm được giải thưởng văn xuôi năm 1955 của Hội Nhà văn Việt Nam, các bài viết Tô Hoài và “Truyện Tây Bắc” của Hoàng Trung Thông (1954), “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài của Huỳnh Lý (1980),

Trang 10

“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài của Nguyễn Văn Long (1982), Về “Vợ chồng A Phủ” của Đỗ Kim Hồi (1997), Vợ chồng A Phủ của Nguyễn Quang Trung (1999), “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Hà Minh Đức) đều giới

thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và cảm hứng sáng tác của tác giả Ở mức

độ khác nhau, các bài viết hoặc phân tích của ba truyện hoặc đi sâu vào mộttruyện, làm nổi bật các phương diện chủ đề, nội dung, nghệ thuật xây dựngnhân vật, ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm Các tác giả cũng thống nhấtkhẳng định chất thơ đậm đà của cảnh và người Tây Bắc, cái nhìn đúng đắn,chân thực đầy cảm thông và trân trọng của nhà văn đối với người dân vùngcao, ghi nhận bước tiến rõ nét so với cái nhìn của Tô Hoài trong những tácphẩm viết về miền núi trước đây

Về tiểu thuyết Miền Tây, giải thưởng Hội Nhà văn Á Phi năm 1970, các bài Tô Hoài với “Miền Tây” của Phan Cự Đệ (1968), Tiểu thuyết “Miền Tây” của Tô Hoài của Hà Minh Đức (1968), Đọc “Miền Tây” của Khái Vinh (1969)

đã tập trung làm rõ sự cũ và xã hội mới, những đặc sắc trong miêu tả thiênnhiên và phong tục vùng cao cùng những chỗ được và chưa được khi xâydựng tính cách nhân vật trong tác phẩm

Đối với những tác phẩm viết về vùng quê ngoại ô của tác giả, bài “Quê nhà”, “Quê người”, “Mười năm”, bộ ba tiểu thuyết về quê hương của giáo sư

Hà Minh Đức ghi lại câu chuyện với Tô Hoài về hoàn cảnh sáng tác, nhữngđiểm chung về nhân vật, sự kiện trong ba cuốn tiểu thuyết, quan niệm của nhàvăn khi viết về người nông dân, chỗ giống và khác nhau của làng quê trongtác phẩm của Tô Hoài so với tác phẩm của Nam Cao và Ngô Tất Tố

Bài Tô Hoài với “Người ven thành” của tác giả Triều Dương (1973) đề cập đến hai truyện viết về vùng ngoại ô quê ngoại Tô Hoài là Câu chuyện bờ đầm sen cửa miếu Đồng Cổ và Người ven thành Bài viết đánh giá cao những

trang miêu tả thiên nhiên, sinh hoạt, phong tục, quang cảnh quá khứ, vốn hiểubiết về nghề làm giấy dó của Tô Hoài Đồng thời cũng chỉ ra nhược điểm ở

Trang 11

chỗ tâm trạng nhân vật chưa khơi sâu, vào chi tiết chưa thật chính xác và bày

tỏ kỳ vọng ở Tô Hoài trong mảng tiểu thuyết lịch sử

Cũng về hai truyện ngắn này, trong bài Người ven thành xưa và nay,

tác giả Thiếu Mai lại nhấn mạnh vẻ đẹp của người Hà Nội xưa và nay qua cácnhân vật, khẳng định thành công của tác giả trong bố cục, dựng cảnh, sáng tạongôn ngữ nhưng vẫn không bỏ qua vài chỗ dùng từ đặt câu khó chấp nhận

Xoay quanh mảng hồi ức và chân dung văn học của Tô Hoài, bài viết

Tô Hoài qua “Tự truyện” (Vân Thanh, 1980) đề cập đến những tác phẩm ghi lại hồi ức của tác giả về quãng đời thơ ấu (Cỏ dại), những năm học cấp 1 (Mùa hạ đến, mùa xuân đi) và những năm tháng đi kiếm việc làm (Những người thợ củi, Đi làm) Đó là “chuyện cá nhân, gia đình, làng quê và xa hơn chút ít là Kẻ chợ ” Bài Những gương mặt - chân dung văn học Tô Hoài của

tác giả Phạm Việt Thương (1989) giới thiệu cuốn sách gần 200 trang viết về

Các cây bút văn xuôi “thế hệ trước Cách mạng tháng Tám” cùng những mày

mò, trăn trở, vật lộn với cuộc đời và chân dung hai nhà thơ Nguyễn Bính,

Trần Huyền Trân với tâm niệm “hãy hiểu con người qua tác phẩm của họ”

Bài Cát bụi chân ai đăng trên báo Văn nghệ ngày 13/11/1993 ghi lại cuộc trao

đổi giữa Xuân Sách và Trần Đức Tiến về cuốn hồi ký đã cho bạn đọc “nhìn

một số nhân vật lớn của văn chương nước nhà từ một cự ly gần” Còn nhà nghiên cứu Đặng Thị Hạnh trong bài Viết về một cuộc đời và những cuộc đời (1998) thì đi sâu phân tích cấu trúc thời gian và ngôn ngữ trong Cát bụi chân ai.

Giáo sư Phong Lê trong bài Tô Hoài, 60 năm viết (1999) đã đánh giá

chặng đường sáng tác 60 năm của Tô Hoài qua các giai đoạn trước và saucách mạng, những đóng góp của Tô Hoài cho nền văn học ở các đề tài và thểloại, đồng thời khẳng định vẫn “chưa nói hết được những điều muốn nói” về

Tô Hoài

Trang 12

Ngoài công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học còn có một

số khóa luận đại học, luận văn cao học bàn về một khía cạnh nào đó trong

sáng tác của Tô Hoài Có thể kể đến Con người và không gian ngoại ô trong tác phẩm Tô Hoài trước cách mạng (Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2002), Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả trong truyện “Tây Bắc” của Tô Hoài (Hà Thị Thu Hiền, 2004), Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài (Lê Thị Hà, 2007), Hình tượng tác giả trong hồi ký Tô Hoài (Nguyễn Văn Tài, 2008)

Nhà nghiên cứu Thanh Vân trong Tô Hoài với thiếu nhi (1982) đánh giá

cao những đóng góp của Tô Hoài trong mảng sáng tác của thiếu nhi ở đề tàiphong phú, thể loại đa dạng, nội dung phù hợp với lứa tuổi Truyện về các tấmgương anh hùng trước cách mạng và trong kháng chiến có tác dụng giáo dục lýtưởng và đạo đức cho các em sắp bước vào đời Sáng tác thuộc loại “nhữngmẩu chuyện nhỏ”, xinh xắn, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc nhằm ca ngợi xã hội mới

là viết cho bạn đọc nhỏ tuổi hơn Truyện lịch sử viết cho lứa tuổi lớn, gợi khátvọng tìm hiểu đất nước, tình yêu quê hương, yêu lao động và bài học về ý chí,nghị lực của con người Bài viết cũng phân tích bút pháp miêu tả sinh động,khả năng quan sát sắc sảo, yếu tố trữ tình thấm đẫm và nghệ thuật sử dụngngôn ngữ sinh động, cụ thể, phù hợp tâm lý thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài

Cùng viết về tác phẩm nổi tiếng Dế mèn phiêu lưu ký, trong khi các tác

giả Nguyễn Lộc - Đỗ Quang Lưu đi sâu phân tích nội dung, ý nghĩa của tácphẩm, từ chuyện con dế liên tưởng đến con người thì tác giả Trần Đăng Xuyền,ngoài việc đề cập đến ý nghĩa tác phẩm, còn nhấn mạnh sở trường miêu tảphong tục nông thôn qua xã hội loài vật và tài năng quan sát tinh tế của TôHoài Tác giả Gôlômep lại nói về sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc nhỏ

tuổi Liên Xô khi Dế mèn phiêu lưu ký được dịch sang tiếng Nga và một số thứ

tiếng dân tộc khác ở Liên Xô

Ở những mức độ khác nhau, các bài viết của các nhà nghiên cứu HàMinh Đức, Vân Thanh, Hoàng Anh đều ghi nhận thành công của Tô Hoài ở

Trang 13

mảng sáng tác cho thiếu nhi, nhất là khi viết về loài vật Ngoài ra còn có các

khóa luận đại học của Mai Thị Huệ (1995) bàn về Nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật của Tô Hoài trong “Dế mèn phiêu lưu ký”, Nguyễn Vân Anh (1998) Tìm hiểu những thành công trong nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật của Tô Hoài,

Từ truyện Kim Đồng viết về tấm gương anh hùng của Kim Đồng tức

Nông Văn Dền, người đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên tiền phong, TôHoài viết kịch bản phim Kim Đồng Bộ phim giành được 4 giải thưởng tại

Đại hội điện ảnh Á Phi ở Giacacta 1963 Các bài viết: Kim Đồng - một bộ phim về truyền thống cách mạng của nhân dân ta (Nguyễn Hồ, 1964), Những

bộ phim chiến đấu (Phỏng vấn của báo Văn nghệ, 1964), Kim Đồng, một bộ phim tốt (báo Văn nghệ, 28/8/1964) đã phân tích những yếu tố làm nên thành

công của bộ phim từ đạo diễn tài năng, quay phim sáng tạo đến diễn viênnhập vai khá đạt Riêng tác giả kịch bản, nhà văn Tô Hoài, để xây dựng nhânvật Kim Đồng, “đã viết từ một cảm xúc sâu sắc, ấp ủ từ lâu”

2.2 Trong bài Tiểu thuyết “Đảo hoang” của Tô Hoài (1976), giáo sư

Phan Cự Đệ đánh giá cao những giá trị nội dung của tác phẩm: ca ngợi tình yêuquê hương đất nước, ca ngợi sức mạnh của ý chí và nghị lực con người trongcông cuộc chinh phục thiên nhiên qua nhân vật tiêu biểu Mai An Tiêm Tác giảbài viết cũng phát hiện nhà văn Tô Hoài đã khai thác những đặc điểm của thầnthoại, truyền thuyết, cổ tích trong việc miêu tả thế giới cây cỏ, chim muông,

khơi dậy ước mơ khám phá thiên nhiên ở các em thiếu nhi và khẳng định Đảo hoang “đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nghệ thuật viết tiểu thuyết”, “là

một thành công quan trọng mở ra những phương hướng và kinh nghiệm trongviệc khai thác một cách khoa học và nghiêm túc văn học dân gian để viết thànhtruyện và tiểu thuyết cho thiếu nhi ” Cũng theo tác giả bài viết, trong tácphẩm này, Tô Hoài chưa chú ý đúng mức sự phân chia giai cấp bước đầu trong

xã hội, chưa quan tâm đến mặt đấu tranh xã hội ở nhân vật An Tiêm

Trang 14

Gọi Đảo hoang là “cuốn sách tuyệt vời”, trong bài Đọc “Đảo hoang” dịch ở Liên Xô (1981), tác giả Accađi Xtơrugaxki đã nêu ấn tượng sâu sắc của

mình về cốt truyện phiêu lưu hấp dẫn, những nhân vật hết sức sinh động và trítưởng tượng phong phú của Tô Hoài thể hiện trong tác phẩm; tác giả bài viếtcũng bày tỏ sự ngưỡng mộ Tô Hoài ở nhiều phương diện: nhà văn, nhà hoạtđộng xã hội nổi tiếng, con người khiêm nhường, chân thành, thủy chung trongtình bạn, một người tốt “không bị vinh quang làm hỏng”

Trong bài Đọc “Chuyện nỏ thần” (1985), sau khi nêu những điều kiện

thuận lợi về lịch sử, xã hội, văn hóa làm cơ sở cho việc hình thành tiểu thuyết

Chuyện nỏ thần, tác giả Đỗ Bạch Mai đã đánh giá trí tưởng tượng và vốn

sống của Tô Hoài trong việc miêu tả, trần thuật, xây dựng nhân vật, đồng thờicũng khẳng định “cuốn tiểu thuyết có một giọng văn thuần Việt khá mẫumực”

Cũng về tác phẩm này, tác giả Văn Hồng trong “Chuyện nỏ thần”, hiện thực và huyền thoại lại tập trung làm rõ mối quan hệ giữa bút pháp hiện

thực và bút pháp huyền thoại trong các chi tiết miêu tả phong tục tập quán,hội hè, lao động xây thành, làm nỏ cũng như trong nghệ thuật xây dựng hainhân vật điển hình là Cao Lỗ và vua Thục Theo Văn Hồng thì “cách nhìn,cách cảm nhận của tác giả mang tính hiện thực lịch sử, còn cách nhìn, cáchcảm nhận của nhân vật ít nhiều mang tính huyền thoại”

Ngoài ra, trong bài Tô Hoài với thiếu nhi, tác giả Vân Thanh có đề cập đến vẻ đẹp và sức hấp dẫn của Đảo hoang, ý nghĩa giáo dục thiếu nhi qua nhân vật An Tiêm Tác giả Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu (Tuyển tập Tô Hoài)

có bàn đến sự tìm tòi sáng tạo ngôn từ của Tô Hoài thể hiện trong Nhà Chử.

“Là một nhà văn có nghề” (Hà Minh Đức), “Tô Hoài là một tấm gươngsáng về tinh thần lao động sáng tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của mộtngười viết văn xuôi ở nước ta” (Trần Hữu Tá) Bởi vậy, “khám phá về ông cả

về văn lẫn về đời là một say mê với chúng ta, những người có hạnh phúc

Trang 15

được cùng thời với ông, và chắc cả thế hệ sau Khám phá về ông là đòi hỏicủa tình cảm, của lòng biết ơn, sự noi gương” (Vũ Quần Phương)

Cho đến nay, đã có hơn 80 bài viết về Tô Hoài và các tác phẩm của ông

và con số đó chắc sẽ chưa dừng lại Ở đây, do khuôn khổ của luận văn, chúngtôi mới chỉ đề cập được một phần Nhìn chung, các bài viết đều tập trung vàomột số điểm sau đây:

Về sáng tác của Tô Hoài cho người lớn, phần nhiều các công trìnhnghiên cứu thường đi sâu vào phong cách nghệ thuật hoặc một mảng đề tàiquen thuộc (ngoại ô, miền núi ) hoặc những tác phẩm nổi tiếng của ông

(Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Cát bụi chân ai ) Ở mảng sáng tác cho thiếu

nhi, đa số bài viết xoay quanh truyện về loài vật, truyện về tấm gương anh

hùng hay một số tác phẩm tiêu biểu (Dế mèn phiêu lưu ký, Kim Đồng ).

Hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình đều đánh giá cao trí tưởng tượng,vốn sống và vốn ngôn ngữ phong phú của Tô Hoài, đồng thời khẳng định tàinăng của ông trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật miêu tả (tảthiên nhiên, phong tục, lễ hội và tả loài vật)

Đề tài lịch sử với ba tác phẩm đặc sắc Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện

nỏ thần mới chỉ có ít công trình đề cập đến và cũng chỉ bàn về một số phương

diện nào đó mà chưa đi sâu vào thế giới nghệ thuật của ba tác phẩm này Luậnvăn về Tô Hoài khá nhiều nhưng về truyện lịch sử của ông còn quá ít ỏi Cònvới những truyện dân gian viết lại trong “101 chuyện ngày xưa”, cho đến nayvẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập đến

Nhìn chung, ý kiến bàn về tác phẩm của Tô Hoài khá phong phú, dùtrực tiếp hay không trực tiếp bàn về đề tài lịch sử đều chứa đựng ít nhiềunhững gợi ý quý báu cho chúng tôi trong việc thực hiện đề tài này

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 16

Đặc điểm truyện dân gian viết lại của Tô Hoài.

4 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

Luận văn đặt ra 3 vấn đề nghiên cứu:

- Tìm hiểu một cách khái quát về mảng truyện dân gian viết lại trong sựnghiệp sáng tác của Tô Hoài

- Hình tượng cuộc sống cổ xưa của người Việt trong buổi đầu dựngnước và giữ nước, từ đó thấy được quan điểm tiếp cận truyền thống của tác

giả qua Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần và 101 chuyện ngày xưa.

- Những đặc sắc nghệ thuật qua ba tác phẩm Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần và 101 chuyện ngày xưa.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng và kết hợp nhiều phương phápnghiên cứu, trong đó có các phương pháp chính:

6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn tập trung tìm hiểu và xác định những đặc điểm trong nhữngtruyện dân gian viết lại của Tô Hoài Kết quả của luận văn có thể là tài liệutham khảo cho việc nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài, về văn học viết chothiếu nhi hoặc về các tác phẩm văn học được gợi hứng từ quá khứ

7 Cấu trúc của luận văn

Trang 17

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn được triển khai trong 3 chương:

Chương 1 Truyện dân gian viết lại trong sự nghiệp sáng tác của Tô

Hoài Chương 2 Cảm nhận của nhà văn về cuộc sống trong mảng truyện

dân gian viết lại Chương 3 Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài trong những truyện

dân gian viết lại dành cho thiếu nhi

Trang 18

Chương 1 TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI

1.1 Truyện dân gian - một nguồn đề tài khá hấp dẫn đối với các nhà văn Việt Nam hiện đại

1.1.1 Truyện dân gian và truyện dân gian viết lại

Trong kho tàng văn học Việt Nam, văn học dân gian là sự kết tinh quátrình sáng tạo nghệ thuật của nhân dân qua nhiều thế hệ Những tác phẩm cònlưu truyền đến hôm nay đã được sàng lọc qua thời gian, bởi vậy chúng có giátrị về nhiều mặt Văn học dân gian không chỉ bồi đắp cho tâm hồn muôn triệucon người Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nhàthơ, nhà văn, giúp các nhà thơ, nhà văn học tập được nhiều điều

Học tập văn học dân gian là sự tiếp nối, kế thừa một cách sáng tạo những

vẻ đẹp của văn học dân gian Các tác giả không sao chép một cách vụng về

thành tựu của văn học dân gian Họ "học được văn trong cổ tích, học được thơ trong ca dao" (Đỗ Bình Trị) Sự học ấy không chỉ giản đơn, thoáng chốc

trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ Nhữngtruyện cổ tích, những áng ca dao cứ va đập trong tâm hồn nghệ sĩ để rồi hồnvăn, hồn thơ dân gian tự nhiên chuyển hoá vào văn học viết chứ không phải làmột sự bắt chước sống sượng, vô hồn

Trong sáng tác văn học, thể loại truyện cổ tích do các nhà văn sáng tác

mà cội nguồn của nó gần gũi và gắn bó mật thiết với truyện kể dân gian, trong

đó, trước nhất phải kể đến truyện cổ tích dân gian Thể loại văn học này phảnánh rõ nhất mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết Truyện cổtích của nhà văn là một hiện tượng lớn, tồn tại trong lịch sử hình thành vàphát triển của nhiều nền văn học trên thế giới Có thể nói, đây là thể loại xuấthiện tương đối sớm trong nền văn học viết của mỗi dân tộc và không ngừng

Trang 19

tồn tại, phát triển cho đến ngày nay mà cội nguồn, nền tảng của nó chính làkho tàng truyện kể dân gian Truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụngôn, truyện cười đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể loạinày

Còn nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên thì gọi đây là truyện cổ tích của văn học thành văn Ông còn giải thích rõ thêm: tức là sáng tạo của cá nhân nhà

văn và được cố định hóa bằng ngôn ngữ viết

Trong truyện cổ tích dân gian, việc mô tả nhân vật thường theo khuynhhướng nội dung có sẵn, không qua cá tính hóa mà theo con đường trừu tượnghóa, khái quát hóa Nhân vật trong truyện cổ tích dân gian mang đặc điểm tâm

lí và khắc họa chân dung ngắn gọn, được xây dựng chủ yếu qua con đườngđối thoại và hành động Do vậy, hành động là quy luật xây dựng cốt truyệncủa truyện cổ tích dân gian Việc đặt nhân vật vào hoàn cảnh có tính chấthoang đường để nhân vật thực hiện mục đích bằng hành động của mình đóngvai trò quan trọng trong truyện cổ tích dân gian Trong bất kì truyện cổ tíchdân gian nào, những bước ngoặt bất ngờ của cốt truyện bao giờ cũng có ýnghĩa đặc biệt cho sự phát triển hành động của cốt truyện

Truyện cổ tích dân gian là những tác phẩm thường bằng văn xuôi truyềnmiệng, hư cấu với hình ảnh kì vĩ, có cấu trúc kết cấu truyện ổn định và hướngđến người nghe bằng hình thức kể chuyện Truyện cổ tích dân gian vốn lưutruyền bằng hình thức truyền miệng và về sau được ghi chép lại Việc truyện

cổ tích dân gian được kể lại, thuật lại và ghi chép lại là kết quả của sự xâmnhập của văn học viết, của sáng tạo cá nhân vào lĩnh vực nghệ thuật mangtính tập thể Trong quá trình ghi chép này làm xuất hiện một số khuynhhướng

Một số tác giả trong khi thuật lại, kể lại đã nhấn mạnh đến ý nghĩa tưtưởng của truyện cổ tích, một số khác quan tâm đến phong cách dân gian hóaqua sự biểu hiện của tục ngữ, thành ngữ hoặc đưa vào truyện cổ tích những

Trang 20

yếu tố, thành phần không mang tính đặc trưng thi pháp dân gian như thay đổi

vị trí, sử dụng vốn từ sách vở, từ địa phương Sự chế tác văn học khác vớiviệc kể lại, thuật lại ở mức độ thâm nhập của cá nhân vào trong truyện cổ tíchdân gian Trong văn bản chế tác văn học có thể thấy được một số yếu tố thuộcphong cách viết nổi trội hơn phong cách kể chuyện dân gian Phong cách viếtlàm cho tính toàn vẹn của hệ thống nghệ thuật của truyện cổ tích dân gian bịphá vỡ, nhưng về cơ bản những đặc trưng được quy định của một tác phẩm cụthể được bảo lưu Tác phẩm chế tác văn học thể hiện một chất lượng khác hơn

so với việc thuật lại, chép lại, kể lại ở chỗ vai trò ban đầu của tác giả thể hiệntrước hết là ở hình thức kể chuyện, thuật chuyện Ở đây, phong cách thi phápdân gian được thay thế bởi phong cách kể chuyện sách vở Vào thời kì đầu,những thay đổi của tác giả hầu như không đụng chạm đến cái cốt lõi của cốt

truyện cổ tích dân gian N.V Nôvicôp cho rằng, “thường những thay đổi chỉ rơi vào ngôn ngữ và phong cách của truyện cổ tích rất hiếm thấy ở các trường hợp thuộc hình ảnh và cốt truyện".

Mặc dù truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích của nhà văn có nhiềuđặc điểm chung giống nhau, nhưng truyện cổ tích của nhà văn cũng có nhữngnét riêng của một thể loại văn học viết Truyện cổ tích của nhà văn là thể loạithuộc sáng tác cá nhân, không phải là sáng tác tập thể, mặc dù nó tiếp thu vàvận dụng kinh nghiệm thẩm mĩ dân gian Đây là thể loại được lưu truyềnbằng văn bản Tác phẩm có tác giả rõ ràng, văn bản là cố định và không có dịbản Đặc điểm này để phân biệt với truyện cổ tích dân gian là sản phẩm chungcủa nhiều thế hệ dân chúng, tồn tại chủ yếu bằng hình thức truyền miệng.Như vậy, truyện cổ tích của nhà văn đã chuyển từ hình thức truyền miệng dângian sang hình thức văn học viết, từ khuyết danh đến có tác giả cụ thể Nếu ởtruyện cổ tích dân gian có nhiều dị bản khác nhau và hàng loạt mô típ nghệthuật có sẵn được lặp đi lặp lại nhiều lần thì truyện cổ tích của nhà văn là tác

Trang 21

phẩm duy nhất và không lặp lại, được thể hiện thông qua cá tính sáng tạo củanhà văn và phát triển theo quy luật sáng tạo văn học

Để phù hợp với hình thức lưu truyền bằng miệng, cốt truyện của truyện

cổ tích dân gian thường ngắn gọn đơn giản, còn ở truyện cổ tích của nhà vănkhông chỉ dùng để kể mà chủ yếu là để đọc, nên bên cạnh những cốt truyệnđơn giản còn có nhiều cốt truyện phức tạp, có trường hợp có tới hai, ba cốttruyện cổ tích dân gian khác nhau được tác giả ghép nối vào nhau Nếu nhưtruyện cổ tích dân gian nặng về khái quát hóa, nhân vật mang đặc điểm loạitính nhiều hơn, thì ở truyện cổ tích của nhà văn vừa có tính khái quát vừa cótính cá thể Có thể nói rằng với truyện cổ tích của nhà văn, việc đi vào miêu tảtâm lí nhân vật bước đầu được chú ý hơn Hơn nữa, trong truyện cổ tích dângian không có bình luận, có chăng chỉ là những lời giải thích sự việc xuất hiện

ở phần kết thúc câu chuyện Còn trong truyện cổ tích của nhà văn, lời bìnhluận, triết lí của tác giả không chỉ xuất hiện ở phần kết thúc mà nhiều khiđược xen lẫn vào từng phần của câu chuyện Nhiều khái niệm mới, hiện đạicủa đời sống cũng được các nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình Nhưvậy có thể nói, truyện cổ tích của nhà văn là tác phẩm tự sự, với hình thức sửthi nhỏ, cốt truyện tưởng tượng, hệ thống hình ảnh ước lệ thần kì và khác vớitruyện cổ tích dân gian ở quan niệm của tác giả về thế giới quan, nhiệm vụ tưtưởng thẩm mĩ của thời đại và mối quan hệ với phương pháp nghệ thuật củanhà văn

Văn học dân gian mãi còn là một đề tài hấp dẫn cho những ai yêu mếnthiếu nhi, yêu mến thời thơ ấu của mình dấn thân vào cuộc phiêu lưu có tên làkhám phá

1.1.2 Truyện dân gian viết lại trong văn học Việt Nam hiện đại

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo nênnhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào Nền văn học Việt Nam

là một trong những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần ấy

Trang 22

Trong đó, dựa vào sự phát triển của xã hội, nền văn học nước nhà cũng pháttriển để đáp ứng nhu cầu của thời đại Truyện dân gian viết lại được ra đờitrong bối cảnh ấy, nó ngày càng phát huy được truyền thống của dân tộc, càngđáp ứng được sở thích của lứa tuổi thanh thiếu niên Mang trên mình tiếng nóicủa dân tộc, truyện dân gian viết lại ngày càng phát triển với nhiều tiếng nóikhác nhau của các nhà văn hiện đại, trong đó có không ít tác phẩm dành chocác bạn nhỏ thiếu nhi.

Truyện ngắn sử dụng chuyện xưa tích cũ thường không bị lặp lại mà còntạo ra những giá trị mới qua sự nhìn nhận và đánh giá của con người hiện đại

về những nhân vật vốn “im lặng” trong truyện xưa Trên văn đàn Việt Namđương đại, dạng truyện ngắn viết lại đang nở rộ khác thường Đây được xem

là một hiện tượng giàu ý nghĩa với sự góp mặt của các tác giả như Tô Hoài,Phạm Hổ, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Đạt, Lê Minh Hà, Hoà Vang, Trương QuốcDũng, Bùi Hoàng Vị, Lưu Minh Sơn, Hồ Anh Thái… Dạng truyện này khôngchỉ có hình thức đa dạng, phong phú mà phạm vi phản ánh cũng rất rộng, đềcập đến mọi vấn đề trong đời sống xã hội, đặc biệt là một số vấn đề mang tínhnhạy cảm trong xã hội hiện đại Việc tìm hiểu dạng truyện này còn giúpchúng ta hiểu thêm về mối quan hệ giữa đời sống văn học và đời sống xã hội.Dạng truyện ngắn này sử dụng các mẩu chuyện xưa hay một số tích cũlàm vật liệu để kiến tạo nên tác phẩm mới Đó có thể là những chuyện cổ tích,những giai thoại, những mẩu chuyện lưu truyền trong dân gian, nay được viếtlại, viết thêm hoặc dựa trên những yếu tố cơ bản như nhân vật, sự kiện để viếtthành cốt truyện mới Sự sáng tạo bằng hệ thống thi pháp hiện đại, đã làm choloại truyện cổ này không còn đơn thuần là công cụ chức năng nữa, mà nóđược nâng lên tầm cao hơn, chuyên chở những thông điệp khác nhau, mangmàu sắc hiện đại

Việc viết lại truyện dân có nhiều cách thức khác nhau, trong đó cách giữnguyên cốt truyện cũ và gia cố thêm các chi tiết mới như nhân vật, tình tiết,

Trang 23

diễn biến câu chuyện Một số truyện cổ được tái hiện trong các truyện ngắnđương đại với cốt truyện không hề thay đổi nhưng cũng không phải là kể lạihoặc dịch lại nguyên văn chuyện cũ Thay vào đó, tác giả bổ sung một số chitiết làm cho truyện đó vừa mang màu sắc cổ xưa vừa mang màu sắc của cuộcsống đương đại với sự bộn bề, phức tạp đa dạng cũng như sự phong phú trongđời sống nội tâm của con người.

Nếu như, những nhân vật cổ xuất hiện trong truyện ngắn của NguyễnHuy Tưởng, Tô Hoài, Hà Ân, Hoàng Quốc Hải… vẫn mang dáng vẻ của thờiđại cũ, thì ở trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp những nhân vật như HồXuân Hương, Trương Chi… đều được trao cho một dáng vẻ của con người

hiện đại Chút thoáng Xuân Hương được gợi ý từ thơ của Hồ Xuân Hương, tuy Hồ Xuân Hương không xuất hiện Trong truyện Trương Chi, cũng không

phải là một Trương Chi hát hay, đàn giỏi như trong hình dung xưa nay mà làmột anh chàng rất đời thường, tính toán, nhưng không phải là do bản chất củachàng không tốt mà vì chàng hiểu ra bản chất của cuộc đời, sự khốn nạn củakiếp sống nghèo hèn do sự tàn nhẫn phi lý của hiện thực Hiện thực ấy khiếnchàng đau khổ, tức giận và căm ghét

Có thể so sánh, giọng điệu, ngôn ngữ của nhân vật trong các truyện cổ ítbiểu cảm, thiên về miêu tả và nhân vật chỉ được miêu tả hành động không códiễn biến nội tâm, nếu có thì cũng mang tính chung chung Trong khi đó, cáctruyện viết lại truyện dân gian tái hiện các nhân vật đó nhưng không chỉ đượcmiêu tả nội tâm đa dạng mà còn có rất nhiều đối thoại thậm chí độc thoại Lờinói của nhân vật cũng không còn vẻ chung chung nữa mà mang tính cá nhân

rõ rệt, những nhân vật cổ luôn bị đóng khung trong những khuôn phép chuẩnmực nay được trở thành những người mang tình cảm, lối sống, suy tưởng…hiện đại Qua lời nói, nhân vật có thể bộc lộ những nỗi niềm của một conngười với đầy đủ quyền lợi đáng phải có Cũng chính từ những chi tiết đượcthêm vào và lời nói của nhân vật mà tác giả thể hiện được ý tưởng nghệ thuật

Trang 24

của mình Trong bối cảnh văn học có sự phát triển mạnh mẽ, phương thứcsáng tạo đó hoàn toàn được chấp nhận Các hình thức cách tân, sự đa nghĩa vàkhẳng định bản sắc phong cách riêng của từng nhà văn được khuyến khích.Hình thức mượn xưa để nói nay đã là truyền thống từ trước, nay đượcphát triển hơn nữa, nhằm chuyên chở những thông điệp không tiện nói ra trựctiếp nên mượn vỏ bọc của chuyện xưa, người cũ, như vậy vừa hiệu quả, vừa ít

bị bắt bẻ Ngoài hình thức làm mới cốt truyện cũ thì truyện dân gian viết lạicòn có một số hình thức thể hiện khác

Truyện Sự tích ngày đẹp trời nói về Mị Nương - người con gái xưa nay

ta vẫn hình dung là hiền thục, thật thà, xinh đẹp đã hạnh phúc hài lòng khitheo Sơn Tinh về núi Tản Viên bỏ lại Thủy Tinh thất bại, căm hận, dâng nướctrả thù Những con nước bạc hàng năm nhấn chìm hoa màu làm hại đến đờisống của nhân dân là do vết thương lòng đó gây ra Chúng ta quen ngợi caSơn Tinh và nguyền rủa Thuỷ Tinh, kẻ thất bại, kẻ độc ác, kẻ xấu xa Vàchúng ta quên đi một điều hãy đối xử thật công bằng để xem xét lại mọi việc,khi xét lại mọi việc mới thấy Thủy Tinh quả bị oan, chàng cũng là một người

có tình cảm sâu nặng nhưng do thua thiệt đủ đường từ lễ vật đến khoảng cách,chàng thua Sơn Tinh là phải Một người nặng tình như thế thì Mị Nương -một người con gái lấy chồng theo ý cha - không nhớ không lưu tâm mới làđiều không bình thường Và vì cảm thông cho nỗi niềm của Mị Nương vàThuỷ Tinh, như một sự bù đắp “một ngày đẹp trời” xuất hiện mỗi năm cho haingười gặp nhau Trong truyện này tác giả để cho nhân vật tự bộc lộ và giãibày suy nghĩ Lời nói của nhân vật là lời của những con người hiện đại có cáitôi to lớn, phát ngôn để tự bào chữa cho mình Câu chuyện khiến độc giả thấythương cho Mị Nương và Thuỷ Tinh Mỗi người có một lý lẽ riêng Tuy làphần hậu truyện nhưng lại có mối liên hệ khớp với truyện cổ chúng ta thườngnghe Đây vừa là cái nhìn mới mẻ của nhà văn, cũng là sự đánh giá của con

Trang 25

người hiện đại về những chuyện đã thuộc về lịch sử Cách lật ngược vấn đềnhư vậy chính là một nét đặc sắc trong các sáng tác văn học ngày nay.

Tác giả Lê Minh Hà có các truyện như Châu Long, Ngày xưa cô Tấm,

An Dương Vương đều được viết theo cách thức này Truyện Châu Long đã lần

đầu tiên đưa Châu Long - người phụ nữ vĩ đại của tích xưa - xuất hiện với tưcách là nhân vật trung tâm trong một tác phẩm văn học Tình bạn của LưuBình và Dương Lễ đã trở thành giai thoại, để người đời sau hết lời ca ngợinhưng lại không ai biết rằng có được tình bạn cao cả đó, đã có một người phụ

nữ hy sinh cuộc đời của mình trở thành một thứ phương tiện trong tay đànông Tác giả đã nhìn ra nỗi thiệt thòi của Châu Long, vì thế ở cuối truyệnnàng đã được nâng lên đúng tầm Còn hai người đàn ông mà nàng đã vì họquên mình lại bị hạ bệ Ở đây tác giả đã nói lên những cơ cực của Châu Long,cách nói đầy hàm súc Nàng lấy chồng, không được chăm sóc cho chồng, màđược chồng bắt đi chăm sóc bạn chồng Tay nàng vun vén, vỗ về giúp ngườibạn của chồng đậu đạt vinh quy bái tổ Nàng chẳng được hưởng niềm vui đó

mà phải trở về theo lời chồng dặn Sau hơn mười năm xa cách, chăn đơn gốichiếc, trái tim của nàng đã lạnh giá, lại bị chồng ngờ vực Suốt quãng đời cònlại nàng sống trong lặng lẽ, giá băng Đó chính là phần sau của một câuchuyện có hậu

Dù viết tiếp, nhưng truyện không bị lặp lại mà còn tạo ra những giá trịmới qua sự nhìn nhận và đánh giá của con người hiện đại về những nhân vật

đã “im lặng” trong truyện xưa từng được ca ngợi Trước đó các nhân vật chỉđược nhìn một chiều, hành động theo chức năng thì nay trong phần hậu truyệnđược nhìn ở nhiều góc cạnh khác nhau, từ đó tái hiện được mọi biểu hiện củatâm trạng nhân vật, hoặc nói cách khác nhân vật được sống trong thời hiện đạivới sự đa giọng điệu và con người cá nhân được bộc lộ rõ ràng tự nhiên nhất

Họ được nói lên tiếng nói của lòng mình chứ không phải nói thay cho một

Trang 26

người nào khác với những tâm sự khát khao chân thật, mãnh liệt của một conngười.

1.1.3 Truyện dân gian viết lại cho thiếu nhi trong văn học Việt Nam hiện đại

Trong văn học thiếu nhi, truyện dân gian viết lại được xem là một thểloại hiện đại, gồm những tác phẩm tự sự được sáng tác dựa trên cơ sở cốttruyện dân gian Ở Việt Nam, việc khai thác cốt truyện dân gian của các nhàvăn viết cho thiếu nhi tương đối phổ biến Chúng ta dễ dàng kể ra đây các tác

giả quen biết: Khái Hưng với Vợ Cóc, Nguyễn Huy Tưởng với Truyện bánh chưng, Con Cóc là cậu ông Giời, Tô Hoài với Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện

nỏ thần, 101 truyện ngày xưa… Mỗi người một vẻ nhưng tựu trung, các nhà

văn nói trên đều đã cho thấy truyện cổ viết lại mở ra những mênh mông sángtạo Dĩ nhiên, phần lớn tùy thuộc vào tài năng của người cầm bút

Thông thường, khi viết lại truyện dân gian, các nhà văn khai thác nguyênvẹn một phần hay toàn bộ cốt truyện Tuy nhiên, cũng có tác giả không theocách này, mà chỉ lấy ra một hình tượng hay dựa vào kết truyện rồi tạo ra mộttác phẩm mới Truyện dân gian viết lại của Tô Hoài có cả hai loại trên Loại

thứ nhất chủ yếu gồm các truyện có dung lượng nhỏ in tập trung trong 101 truyện ngày xưa, loại thứ hai bao gồm Nhà Chử, Đảo hoang và Chuyện nỏ thần Truyện dân gian thường kết thúc theo lối giải quyết dứt điểm sự việc,

thông báo rõ ràng số phận nhân vật Vậy nên, ít có những kết truyện mở chonhững sáng tạo tiếp theo

Truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích được sáng tạo bởi các nhà văn

là những thể loại với đầy đủ các đặc trưng của nó Chúng ta nhận thức rõrằng, truyện cổ tích dân gian là một trong những thể loại văn xuôi thể hiệnquan niệm của con người về thiên nhiên, về thế giới xung quanh mình, nhưnglại không phải biểu hiện nhận thức và sự sáng tạo nghệ thuật một cách có ýthức Thế giới trong truyện cổ tích dân gian là thế giới của những con người

Trang 27

bình thường, thể hiện mình thông qua những hành động phi thường, diễn ratrong những hoàn cảnh đặc biệt Ở đó, loài vật mang phẩm chất của conngười, nhân vật là những sinh vật thần kì, những đồ vật có phép nhiệm màuhoạt động Hư cấu là một trong những đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích dângian.

Có lẽ do đối tượng mà văn học hướng đến phục vụ đã được xác địnhngay trước khi cầm bút, nên về cơ bản, nếu quan sát hệ thống truyện dân gianviết lại trong mấy thập niên lại nay, chúng ta có thể thấy những truyện đãđược viết lại vẫn tuân thủ một cách khá chặt chẽ việc phục vụ bạn đọc tuổithơ Đặc điểm của những truyện này trước hết là sự trung thành với cốt truyệnxưa, tác giả chủ yếu thêm thắt vào các chi tiết, các tình huống trong diễn tiếncủa cốt truyện để nhằm mục đích kéo dài dung lượng các trang viết, dĩ nhiêncũng nhằm mục đích là cho câu chuyện kể được sinh động, hấp dẫn, nhiều khitươi vui hơn Điều này sẽ lôi cuốn trí tò mò vốn có của trẻ thơ, một mặt rất cótác dụng trong việc kích thích, hoàn thiện trí tưởng tượng phong phú của các

em Tìm mẹ của Nguyễn Huy Tưởng là những trang tha thiết và cảm động về

tình mẫu tử, tình anh em, nhưng để cảm nhận được một cách sâu sắc tình cảm

ấy, các bạn đọc nhí đã trải qua một quá trình phiêu lưu với bầu trời cao rộng,với vách đá dựng đứng, với những ngàn mây gai góc, trầy xước Cũng nhưthế, các truyện của Tô Hoài, nhất là trong ba truyện dài chúng tôi vừa kể, yếu

tố này được đảm bảo một cách chặt chẽ Lạc vào thế giới của ba tác phẩm ấy,bạn đọc trẻ thơ sẽ lạc vào một cõi khác, một nơi mà họ chưa từng đến bao giờtrong cuộc đời thực Không gian cuộc sống thường ngày với những sinh hoạt,phong tục của con người, nhưng đó là kiểu không gian, phong tục đời thườngcủa cõi xưa Đến với các tác phẩm này các bạn đọc nhí cũng có thể cùng trítưởng tượng của mình phiêu lưu qua nhiều miền núi rừng, sông nước vớinhững cảnh quan thiên nhiên kì thú, khi dữ dằn, khi thơ mộng, với những conngười quả cảm nhưng cũng hết sức hiền lành, chân chất Nhất là với những

Trang 28

bạn đọc nhí ở các vùng nông thôn, họ sẽ tìm thấy trong hình ảnh các nhân vậtquả cảm và đôn hậu ấy những điểm tương thích với mơ ước của họ được bà,

mẹ truyền dạy từ những câu chuyện cổ, từ những áng ca dao Họ cũng có thểthấy trong những nhân vật ấy nét lam lũ, cần cù và cam chịu ở cha mẹ, anhchị, của những người láng giềng gần gũi, bởi các nhân vật trong thế giới ấymang dáng nét tinh thần ngàn đời của người Việt lam lũ và cam chịu

Hướng đến chức năng giáo dục là điều mà các tác giả của những câuchuyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi thực hiện một cách khá tập trung

và triệt để Trong hầu hết những chuyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi

mà chúng tôi từng đọc, chúng tôi đều thấy tác giả hết sức cố gắng đưa các emhướng thiện Các nhân vật nghèo, đạo đức, phẩm chất tốt, tóm lại là các nhânvật thiện bao giờ cũng được các tác giả tập trung khắc họa, nhấn mạnh cáithiện thông qua hành động, suy nghĩ, đối thoại nhằm khắc sâu trong trí nhớ,điều mà sau này lớn lên các em sẽ hiểu là “lí tưởng thẩm mĩ” Những nhân vật

ác cũng sẽ được tác giả nhấn mạnh miêu tả kết cục xấu mà chúng sẽ gánhchịu Điều này truyện dân gian mặc dù có chú ý nhưng không làm được nhưvăn học viết, bởi do yêu cầu, chức năng và đặc điểm thi pháp thể loại, loạihình, các tác giả dân gian khi kể chuyện chỉ chủ yếu tập trung các sự kiện,đảm bảo mục đích giải quyết các sự việc, mà không chú ý xây dựng tính cáchnhân vật Điều này hoàn toàn tương thích với những dấu hiệu thi pháp truyệndân gian mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: các nhân vật xuất hiện với tư cách

là nhân vật chức năng Trong truyện cổ tích không có nhân vật tính cách

Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi quy định khả năng tiếp nhận của độc giảnhỏ, nên khi viết lại các truyện dân gian, phần lớn các tác giả không mấy chú

ý phát triển cốt truyện để nó thêm phần phức tạp, mặc dù họ đã cố làm chocâu chuyện sinh động hơn bằng việc nhấn mạnh các chi tiết miêu tả, mà cốttruyện ở đây vẫn thường đơn giản, dễ nhớ, dễ kể lại Điều này cũng khiến cáctruyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi ít có khả năng mở ra nhiều lớp

Trang 29

nghĩa, tức là tính đa nghĩa ở loại các tác phẩm này không phải là một nét nổitrội có thể thường xuyên thấy Cũng chính đặc điểm vừa nói của đối tượngtiếp nhận mà chúng ta thấy thêm một hiện tượng là ngôn ngữ trong các truyệndân gian viết lại thường là thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị Cú pháp của cáctruyện thuộc loại này thường là những kiểu cú pháp hết sức cơ bản, ít có sựcầu kì của những câu có cấu trúc phức tạp (tuy nhiên, với nhiều truyện của TôHoài, thật khó có thể đưa ra nhận xét này).

Như vậy, trong văn học hiện đại, mặc dù xuất hiện nhiều khuynh hướng,nhiều kiểu loại và có một số tác giả, trong khi hướng đến tinh thần hiện đại,

đã có những sáng tạo để các truyện dân gian xa dần với lí tưởng thẩm mĩ vớinơi xuất phát của chúng; ở các truyện này, nhiều khi tích xưa chỉ là cảm hứng,chỉ là cái cớ để nói về một điều khó nói của ngày hôm nay; thì ở các truyệnviết lại cho thiếu nhi, ta thấy những gì thuộc về dân gian vẫn tồn tại với tưcách là yếu tố bền vững

1.2 Tô Hoài - một người viết cần mẫn

1.2.1 Tô Hoài, vài nét tiểu sử

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen

Các bút danh khác: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa(dùng cho viết báo)

Sinh ngày 17 tháng 9 năm 1920 Quê Nội, thị trấn Kim Bài, huyệnThanh Oai, Hà Tây (cũ), sinh ra và lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đô, phủHoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ, nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, HàNội Bút danh Tô Hoài gắn với địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức

Tô Hoài xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ công dệt lụa Họchết bậc tiểu học, Tô Hoài vừa tự học, vừa đi làm kiếm sống với nhiều nghề:thợ thủ công, dạy học tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn…

Trang 30

Thuở nhỏ, Tô Hoài có tên là cu Bưởi Cu Bưởi lớn lên ở quê ngoại, mộtvùng quê nghèo, người dân chủ yếu sống bằng nghề thủ công dệt lụa Sau này

tác giả kể lại trong Tự truyện: “cuộc sống còm cõi của làng ngoại ô chỉ loanh

quanh cả đời trong làng Đàn bà, trẻ con đưa võng kẽo kẹt bên khung cửi mọt,không mấy khi ra ngoài Một chiếc xe đạp qua ngoài đường cái, trẻ con cũngchạy theo xem” [27;27]

Thường vào cuối mùa xuân, cu Bưởi lại theo mẹ về quê nội, “làng CátĐộng ở ngoài đồng, cạnh bờ tre dựa lưng vào vệt đê sông Đáy” Từ khi ôngnội mất, cảnh nhà đã nghèo lại càng sa sút Làm chân phụ bán bánh mì chomột lò bánh trong thành phố được một thời gian thì bố mất việc Năm cu Bưởilên sáu, bố xuống Hải Phòng rồi đáp tàu thủy vào Nam Kì tìm việc

Sống ở quê ngoại với mẹ, các dì và đứa em gái, lên sáu tuổi, cu Bưởi đihọc Trường học đặt ở một nơi thật đặc biệt: “Cái trường là một gian giải vũđình làng Yên Thái Ngoài sân có hai con rồng đá chầu hai bên Dọc theo conrồng đá ra ngoài đối mặt nhau, thông luôn hai cái hành lang, một hành lang để

cỗ đòn đám sơn then, một chiếc võng vong gỗ mộc, những đồ tống chung củahàng thôn Bên kia là trường học” [27;23]

Sau khi em gái mất, cậu bé được gửi lên Kẻ Chợ trọ học tại nhà chúTưởng là bạn của bố Tiếng là đi học, nhưng thực ra là đi ở “Có gì vô vị vàbuồn chán hơn những ngày ra kẻ chợ của cu Bưởi, suốt ngày chi cọ chai, vần

ra vần vào một cái lốp ô tô, rồi nhìn ra cửa, nhớ nhà; để cuối năm mới được ra

về với cái đầu bị hắc lào mốc trắng mà chẳng có lấy một hột chữ nào nhét vàobụng Được về với mẹ, với bà ngoại với các dì, và với việc cõng em, đó mớichính là niềm vui của Bưởi” [27;23]

Chỉ được học hết tiểu học, và “bắt đầu những ngày lêu lổng Được đimãi thế thì thích Rồi ngày sau tôi trở thành anh thợ dệt cửi như những đứa trẻkhác trong làng”

Trang 31

Tất cả những ngày thơ ấu nghèo đói tối tăm ấy về sau sẽ trở thành chấtliệu quan trọng cho sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài Ông viết: “Tuy viết lâunăm, viết nhiều, cho đến bây giờ đề tài chủ yếu vẫn là viết về ngoại thành HàNội Ở trong làng, xung quanh cứ tự nhiên mà vào mình, và mình đã lớn lên,

đã sống và hoạt động trong đó Còn kỉ niệm nào sâu sắc hơn những việc màchính mình đã từng trải” [27;26]

Vùng quê ngoại ô cũng thường trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của

Tô Hoài Cuộc sống nghèo khổ, vất vả của những người nông dân, người thợthủ công, những nét sinh hoạt, phong tục tập quán làng quê cũng như quátrình đấu tranh anh dũng của họ chống kẻ thù xâm lược đã được phản ánh

trong các tác phẩm Nhà nghèo, Giăng thề, Xóm Giếng ngày xưa, bộ ba tiểu thuyết Quê người, Quê nhà, Mười năm… và sau này là tập Chuyện cũ Hà Nội.

Là một nhà văn lớn đã có nhiều thành tựu ở nhiều mảng đề tài khácnhau nhưng quê hương và gia đình với những kỉ niệm sâu sắc đọng lại từ tuổithơ cho đến lúc trưởng thành luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong sáng tác của

Tô Hoài, đúng như nhận xét của Trần Hữu Tá: “Tô Hoài có riêng một vùngngoại thành cần lao nhưng thơ mộng gắn bó với ông từ thuở lọt lòng Nhà vănhiểu nó tận chân tơ kẽ tóc, từ nghề dệt lĩnh đến nghề làm giấy, từ hội hè đìnhđám đến chợ búa tết nhất, từ phong tục tập quán xưa cũ đến cả quá trình thamgia cách mạng Muốn hiểu và yêu Hà Nội, trong danh mục tác giả cần đọc,không thể thiếu Tô Hoài…” [36;304]

Viết những sáng tác đầu tiên được in trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy vào cuối những năm ba mươi.

Năm 1938, thời kì mặt trận dân chủ, Tô Hoài tham gia phong trào áihữu thợ dệt làm thư kí ban trị sự Hội Ái hữu thợ dệt Hà Đông, rồi tham giaphong trào thanh niên phản đế Năm 1943 tham gia tổ Văn hóa cứu quốc ở HàNội

Trang 32

Sau Cách mạng tháng Tám, tham gia phong trào Nam tiến, rồi lên Việt

Bắc làm báo Cứu quốc, chủ nhiệm Cứu quốc Việt Bắc, chủ bút Tạp chí cứu quốc, từ năm 1951 về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam.

Sau ngày hòa bình lập lại, trong Đại hội nhà văn lần thứ nhất 1957, ôngđược bầu làm Tổng thư kí hội Từ 1958 đến 1980, ông tiếp tục tham gia banchấp hành Hội, rồi Phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam

Từ 1966 đến 1996 làm Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội

Tô Hoài tham gia nhiều hoạt động xã hội khác: Đại biểu quốc hội khóaVII, Phó chủ tịch ủy ban đoàn kết Á - Phi, Phó chủ tịch hội hữu nghị Việt -

Ấn, Ủy viên Ban chấp hành hội hữu nghị Việt - Xô

Ngoài vài bài thơ không mấy giá trị từ khởi nghiệp, Tô Hoài chuyênviết văn xuôi: kí (bút kí, hồi kí, chân dung), truyện ngắn, tiểu thuyết Nhà văn

đã viết trên 150 tác phẩm, trong đó hơn 60 tác phẩm viết cho thiếu nhi

Tính từ khởi nghiệp (1940) đến nay, Tô Hoài chuyên viết và có nhữngđóng góp đặc sắc trên bốn mảng đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội -hiện tại và lịch sử; miền núi Tây Bắc - Việt Bắc trong cách mạng, khángchiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội; sáng tác cho thiếu nhi, chân dung và hồiức

Nhiều sáng tác của Tô Hoài đã được dịch ra các thứ tiếng nước ngoàinhư Nga, Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Séc, Đức, Hung Ga Ri, Mông Cổ, NhậtBản…

Giải thưởng: Giải nhất tiểu thuyết Hội Văn Nghệ Việt Nam 1956

(Truyện Tây Bắc)

Giải thưởng Hội nhà văn Á - Phi 1970 (Miền Tây)

Giải A giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội, 1980 (Quê nhà)

Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một - 1996

1.2.2 Tô Hoài, một nhà văn giàu trải nghiệm

Trang 33

Thành đạt sớm và có chỗ đứng cao trong văn học Việt Nam trước và saucách mạng trên nhiều khu vực đề tài quan trọng Tô Hoài vẫn cứ là người viết chưabao giờ xem việc sáng tác cho thiếu nhi là công việc của tay trái hoặc chỉ là đổitay Lúc nào ông cũng hiện diện cùng với các em Và không phải là sự hiện diện

mờ nhạt bởi sự sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài, dẫu ở trong hoàn cảnh nào,cũng đều được viết với ý thức lao động công phu nhất, và với mục tiêu đạt được

sự hoàn thiện tối ưu Sau các truyện về người thật thiếu nhi, rồi trở lại đồng thoại

về loài vật, Tô Hoài lại tiếp tục khơi tiếp một nguồn mới về dã sử, để vào đầu

những năm 80 ông cho ra mắt liên tục bộ ba Đảo hoang (1980), Nỏ thần (1982)

và Nhà Chử (1985) Một bộ ba trọn vẹn nhằm hướng tới gương mặt của dân tộc

Việt Nam trong sâu xa của lịch sử: cải tạo thiên nhiên hoang dã, chống đánh ngoạixâm ngoan cố, hiểm độc và khát vọng một đời sống trong lao động chan hòa ấm

áp tình người

Một sự nghiệp viết cho thiếu nhi cùng song song với một hành trình viết chongười lớn và luôn luôn là người khai phá mở đầu Cũng là người để lại nhữngthành tựu đỉnh cao Một sự nghiệp chỉ tính riêng nó cũng đủ xứng đáng cho một

đời văn Ấy là Tô Hoài Đảo hoang với những lao động của ông, thật ngạc nhiên

vì sự kì khu, tỉ mỉ trong thâm nhập vào thế giới về dân gian dã sử mà tái hiện chođược diện mạo đời sống như có thể diễn ra trong lịch sử Để có được kết quả đó

như trong Đảo hoang, Nhà Chử, Tô Hoài đã bỏ vào đấy bao thời gian để học,

đọc, ghi chép, khảo chứng, đối chiếu, lựa chọn, khiến cho người đọc khó tính, kể

cả người có tri thức chuyên sâu cũng phải vị nể

“Mọi mặt gốc gác, nề nếp, và truyền thống đều mang bóng hình tuyệtvời trong cổ tích Nghe cổ tích, ngẫm cổ tích, thấy được và cắt nghĩa đượccơn cớ ta tồn tại, ta sinh sôi Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật hoang đường đếnđâu đều thấm đượm ý nghĩa đời người, con người, nỗi niềm than thở hay ngànvạn ước mong đều vẫn nảy nở từ trong tấm lòng nhân nghĩa và đức tính lamlàm cùng với nụ cười thật hóm, thật tươi” (10, tr.6) Như vậy, ta có thể hiểu

Trang 34

thêm động cơ sáng tác truyện của ông, ông muốn gửi gắm vào đó tình cảm, sựhiểu biết của mình về những miền đất, con người mà ông đã đến, đã đi và trải

nghiệm đời mình Ông viết truyện Đảo hoang (1980), Nỏ thần (1982) và Nhà Chử (1985) cũng là tấm lòng tri ân đối với ông bà, tổ tiên với người đi trước.

Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nơi làng quê nghèo có nghề thủcông truyền thống là dệt lụa và làm giấy “Những đường thôn ngõ xóm,những căn nhà đơn sơ luôn vẳng ra tiếng khung cửi lách cách, những “tàuseo” róc rách nước đến khuya… Những cánh đồng rộng, những mảnh vườnnhỏ với đủ thứ cây ăn quả quen thuộc của làng quê Đó là môi trường làm ănsinh sống của thế giới nhân vật của Tô Hoài”

Tô Hoài vừa đi làm vừa tự học, lại tham gia các hoạt động xã hội Nhàvăn sớm bị cuốn vào không khí sôi nổi của những thời kì cả nước đấu tranh:

“Thời kì ấy, phong trào mặt trận dân chủ Đông Dương rầm rộ lôi cuốn thanhniên giác ngộ chính trị Làng quê nhỏ bé của tôi cũng sôi nổi tròn cơn lốccách mạng “Ngay trên bãi nhãn mà năm trước tôi còn đi đào dế, năm nay tôi

là thanh niên, tôi hăng hái dự những buổi họp hội Ái hữu thợ dệt và tham giachống thuế, chống đốn bãi nhãn bán lấy tiền cho hương lí chè chén… Sự trảibiết của tuổi thơ ở bãi Cơm thi đã vào trong tôi cùng với ý thức tư tưởng vàhành động đấu tranh của chúng tôi lúc ấy Dế Mèn, Dế trũi đều được tôi phúcho những đường nét tư tưởng xã hội của tôi, của thời đại tôi đương sống”[30]

Trở thành nhà văn nổi tiếng với các sáng tác viết về loài vật cho thiếunhi, khả năng quan sát tinh tế, óc tưởng tượng phong phú cùng những kỉ niệmtuổi thơ đã trở thành một thế mạnh mà không phải nhà văn nào cũng có được

Tô Hoài nhớ lại: “cạnh bãi Cơm Thi bên kia sông Tô Lịch trước cửa đình làngthuở nhỏ, đối với chúng tôi, bao trùm một thế giới kì ảo, lạ lùng Hầu như tôiviết đồng thoại hay những chuyện khác cho các em, bao giờ trong trí óc tôicũng thấp thoáng quang cảnh ở đây” [30]

Trang 35

Cách mạng tháng Tám thành công đánh dấu một bước chuyển quantrọng trong tư tưởng và sáng tác của Tô Hoài Ông hòa mình vào hiện thựcnóng bỏng của dân tộc, có mặt trên nhiều địa bàn, nhiều mặt trận Những nămtháng đi theo cách mạng và kháng chiến đã giúp Tô Hoài có một nhận thứcmới, vốn sống mới vượt ra ngoài khuôn khổ vùng ngoại ô Hà Nội trước đây.Những sáng tác ở giai đoạn này cho thấy một Tô Hoài dấn thân và hành động.Trong những năm tháng theo bộ đội lên Tây Bắc, Tô Hoài đã thâm nhập thực

tế vùng cao, làm cán bộ địa phương, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dântộc anh em “Ngày ngày vác dao mang gùi ra rẫy, ra nương theo bà con, vừalàm việc vừa nói chuyện tuyên truyền, tổ chức cơ sở Đêm đêm dạy học chữ,

kể chuyện đời xưa đời nay, truyền bá văn minh khoa học tiến bộ, hoặc quy tụtrẻ em dạy chúng hát, hoặc dệt vải sợi thô, học thổi kèn múa vũ, học bắn ná,làm bẫy, đi săn với các thanh niên trong bản, cùng các cụ già chuyện trò, uốngrượu cần…Tô Hoài phải tập ăn các món ăn không quen, mặc quần áo bằngvải sợi thô, nói tiếng dân tộc Từ cách sống, từ thói quen, từ nếp suy nghĩ, từphong tục tập quán cho đến tâm hồn của đồng bào dân tộc ít người thấm hẳn

vào Tô Hoài” (Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb GD, HN 2003) Chính nhờ thế mà Tô Hoài đã viết được những trang đặc sắc trong Truyện Tây Bắc, Tào Lường, Miền Tây và những tác phẩm viết về tấm gương tiêu biểu của tuổi

trẻ vùng cao Có thể thấy trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, ít có nhà văn viết

về miền núi Tây Bắc thành công như Tô Hoài

Trong những năm miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất, Tô Hoài trựctiếp tham gia với cương vị là đội phó đội cải cách, làm chánh án ở ThanhHóa, Hải Dương Dựa trên vốn sống thực tế về nông thôn và cải cách ruộng

đất, năm 1992, Tô Hoài đã viết Ba người khác, “một trong những tác phẩm

thiết yếu để con người phấn đấu làm người lương thiện, nâng cao chất lượngsống và nhân văn cho con người chúng ta” (phongdiep.net) Những chuyện

Trang 36

cải cách ruộng đất còn được tái hiện trong hồi kí của Tô Hoài - Chiều chiều

và Cát bụi chân ai.

Là người Hà Nội nên Tô Hoài rất am hiểu Hà Nội, đọc những sáng táccủa ông thì phải thấy rằng, ông là “pho từ điển sống về Hà Nội ở phương diệntái hiện Hà Nội thời thuộc Pháp, Hà Nội những năm tháng sôi sục trước vàsau cách mạng, Hà Nội khi hòa bình lập lại” [36] Ngoài vốn sống trực tiếp,ông còn tích lũy bằng cách chăm chỉ đọc sách báo, chịu khó quan sát rồi ghichép Thậm chí ông ghi chép rất tỉ mỉ về giá cả, mốt quần áo, bài hát, trò chơi,tiếng lóng, từ ngữ thông dụng trong từng giai đoạn Tô Hoài còn nhận làm đạibiểu tổ dân phố, làm đủ thứ việc linh tinh, phức tạp để tìm hiểu về đời sống, ýnghĩ, tình cảm của người lao động… Đó là cách thâm nhập thực tế quen thuộccủa nhà văn Những chuyến công tác ra nước ngoài cũng giúp ông tích lũythêm nhiều vốn sống thực tế để đưa vào sáng tác của mình

Với sáu mươi lăm năm bền bỉ lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã cónhững đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại Ở cả hai thời

kì trước và sau cách mạng tháng Tám ông đều có mặt Ở giai đoạn trước ông

là một cây bút hiện thực có giá trị, có bản sắc Sau cách mạng, ông là một nhàvăn theo sát từng bước đi, nhịp thở của dân tộc Tác phẩm của ông đã phảnánh được nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc qua các giai đoạn, đi sâu vào nhiềugiá trị thẩm mĩ phong phú Đã có không ít đánh giá trân trọng về ông với mộtthái độ ghi nhận hết sức tích cực: “Chúng tôi nghĩ ông đã đạt tới sự hiểu biếtsâu sắc về cái hữu hạn của đời người và cái vô cùng của thời thế Sự bình thản

ở nơi ông là sự tự chủ cao của tuệ giác Cách sống của ông ẩn dấu một triết límang màu sắc phương đông của cái hữu và cái không” [36;164]; “Có cảmtưởng Tô Hoài là cái cây khỏe, đất nào cũng mọc được, vứt vào đâu cũngsống được, và sống đến đâu viết đến đấy.” (Vương Trí Nhàn, “Tô Hoài, người

sống tận tụy với nghề”, Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb GD, 2007, tr.

193); “Nếu đóng góp của một nhà văn vào nền văn học dân tộc, vào đời sống

Trang 37

tinh thần cộng đồng là ở phong cách, ở khối lượng và chất lượng tác phẩm thì

có thể nói Tô Hoài là một trong những đời văn đẹp nhất của văn học ViệtNam đương đại” [36;206]

1.2.3 Những chặng đường sáng tác của Tô Hoài

1.2.3.1 Trước cách mạng tháng Tám

Đến với nghề văn khoảng từ năm 16, 17 tuổi, Tô Hoài đã có những bài

thơ đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy (Tiếng reo, Đan áo) “Những bài thơ đăng

báo đầu tiên của anh gợi một thứ tình cảm lãng mạn nhẹ nhàng, không khác gìloại thơ lãng mạn phổ biến đương thời Ở một vài bài, tứ thơ có khi cũng hay,nhưng vần điệu kém, câu thơ vụng về” [36;68] Sau đó, Tô Hoài đến với văn

xuôi Sau truyện ngắn đầu tay Nước lên in ở Hà Nội tân văn nói về tình cảnh

bi thảm của người dân ngoại ô trong mùa lũ, ông còn có một số truyện khác

đăng trên các báo Nhưng phải đến năm 1941, khi Dế mèn phiêu lưu kí ra đời,

cái tên Tô Hoài mới được nhiều bạn đọc chú ý Tác phẩm kể về những cuộcphiêu lưu kì thú của chú dế mèn cường tráng, mạnh mẽ, giàu chất lí tưởng, đãgóp phần thức tỉnh ước mơ và giục giã tuổi trẻ hành động

Nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài nổi tiếng với nhữngsáng tác về loài vật và vùng ngoại ô quê ông

Truyện viết về loài vật có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệpcủa tác giả Viết về loài vật, nhiều truyện của Tô Hoài tìm đến hình thức đồngthoại Hình thức này mang đến một sắc thái riêng cho truyện về loài vật của

ông Trong truyện đồng thoại, Tô Hoài đã đến với loài vật trong cảm quan sinh hoạt - phong tục như đời sống con người Vì thế, xét đến cùng, đây cũng

là những câu chuyện của con người

Cũng như khi viết về con người, thế giới loài vật của Tô Hoài đều lànhững con vật nhỏ bé, bình thường, thậm chí nhiều khi không gợi lên một dấu

ấn nào trong đời sống, nhưng khi bước vào tác phẩm, những con vật ấy đềuđược cấp cho những linh hồn và những giá trị sống, vì thế, nó rất được độc

Trang 38

giả chú ý, yêu mến, nhất là Dế mèn phiêu lưu kí Mỗi truyện viết về loài vật

của Tô Hoài đã phản chiếu những cá tính, những phẩm chất và thói tật trongtrạng thái tự nhiên của con người Đó là mụ Ngan trong tác phẩm cùng tên: vôtâm, đần độn, tranh ăn với cả lũ con thơ, khi ngan nhỏ vừa chết “mụ làm như

không hề biết rằng một đứa con mình vừa mới chết”, là gà mái (Một cuộc bể dâu), “một người đàn bà giỏi giang… một bậc mẹ hiền gương mẫu”…

Mỗi con vật trong thế giới loài vật của Tô Hoài có số phận khác nhau:

tiểu thư chuột (Đám cưới chuột) bất hạnh Khi cha mẹ cô - ông bà viên ngoại

- biết rõ mười mươi căn bệnh của công tử chuột nhắt thì viết thư sang khướchôn, từ đó, tiểu thư chuột chù “héo hắt đi rồi chết già chẳng ai buồn lấy,chẳng ai rước đi cho Là vì cô đỏng đảnh khinh người làm bộ quá Làm bộmãi thì đời làm bộ trả Ở đời kiêu kì bắc bậc thì chỉ tổ làm cho ai nấy sinhghét”

Vợ chồng lão Trê (Trê và cóc) khôn ngoan xảo quyệt, tính cướp không

đàn con của vợ chồng cóc Tính toán không thành, kết cục vừa không có con,vừa phải chung thân ở trong bùn lầy đáy ao, không bao giờ được ăn nổi trênmặt nước

Dế mèn phiêu lưu kí là thiên đồng thoại xuất sắc nhất của Tô Hoài Ở

đây người đọc được tiếp xúc với một thế giới loài vật nhỏ bé nhưng hết sứcsinh động Thế giới ấy có những phẩm chất tốt đẹp, những thói tật xấu xa: dếmèn yêu lao động, thích vui chơi, yêu đời, biết ước mơ, có lí tưởng, có hoàibão, coi thường danh lợi; dế anh hai nhát sợ, hèn kém, dế anh cả cổ hủ, lạchậu, dế trũi chân thật thủy chung, châu chấu voi tốt bụng có lí tưởng, lão cóckhoác lác, huênh hoang, bác xiến tóc gặp khó rồi chán đời thích rong chơi, vesầu lười biếng… Có thể nói, qua thế giới loài vật trong thiên truyện mà đặcbiệt là qua nhân vật dế mèn, mà tác giả đã giành nhiều công phu miêu tả, tácphẩm đã thể hiện chất nhân văn sâu sắc, những hoài bão tốt đẹp và đem lạinhiều bài học bổ ích cho độc giả, nhất là độc giả nhí

Trang 39

Về đề tài vùng quê ngoại ô, Tô Hoài có Giăng thề (1941), Quê người (1942), Nhà nghèo (1943), Cỏ dại, xóm giếng ngày xưa (1944), các tác phẩm

này được xây dựng trên cơ sở tự truyện, hoặc từ những câu chuyện về ngườithân tác giả: “Những sáng tác của tôi đều miêu tả tâm trạng tôi, gia đình tôi,mọi cái của mình quanh mình Những nghèo đói, cùng túng, đau đớn Phầnnào nhẹ nhàng, hay xót xa, khinh bạc là phần nào con người và tư tưởng tiểu

tư sản của tôi” [30]

Trong những câu chuyện về vùng ngoại ô Hà Nội, ta thấy nhân vật chủyếu thường là người nông dân, thợ thủ công suốt ngày lam lũ, điêu đứng vìmiếng cơm manh áo Khác với nhiều nhà văn hiện thực phê phán cùng thời,

Tô Hoài không đề cập đến những mâu thuẫn sôi sục quyết liệt, không miêu tảnhững nhân vật độc đáo phi thường, Tô Hoài viết về những chuyện đờithường với con người đời thường bình dị, tâm hồn giản dị, không ước vọngcao xa, khát vọng mãnh liệt, họ yêu cuộc sống bình dị và muốn sống mãitrong cảnh ấy Trong cảm quan của Tô Hoài, con người ít bị đẩy tới tận cùngcủa những đau thương sầu thảm Con người trong sáng tác của ông có nỗi khổđau, có niềm bất hạnh, thậm chí có cả tha hóa nhưng trong mỗi con người,

phần “thiên lương” vẫn còn tiềm ẩn: cái gái (Nhà nghèo) chẳng may bị rắn độc cắn trong một chiều đi bắt nhái, mụ Hối (Ông cúm bà co) bỏ lại hai đứa

con thơ vì bệnh nặng nhà nghèo, “trong nhà không có lấy một đồng xu nhỏ”

chữa bệnh, lão lái Khế (Khách nợ) chết thảm vì bị chó dại cắn; anh Thoại (Quê người) nghèo đói, nợ nần dẫn đến gia đình bất hòa, đánh vợ để rồi lại

day dứt, ân hận, xa xót thương cảm cho số phận của mình và của vợ con…anh liều ra đồng bắt trộm chó chạy pháo, việc vỡ lở, anh chẳng còn mặt mũinào ở lại vùng quê, mùng một tết, vợ chồng con cái đùm đùm dắt dắt đi phiêubạt quê người… Ở đây Tô Hoài đã cảm nhận một cách sâu sắc tấm lòng thahương của con người trong cảnh loạn li…

Trang 40

Bức tranh sinh hoạt của Tô Hoài mang một sắc thái riêng, nó êm ả,bình yên Ở đó có những người cùng ở một làng, cùng làm một nghề, cùngsinh hoạt với những phong tục, hủ tục, cùng quan tâm đến những buồn, vui,hay, dở trong cuộc đời theo quy luật tự nhiên của nó.

1.2.3.2 Sau cách mạng tháng Tám

Cách mạng tháng Tám thành công, Tô Hoài, cũng như nhiều văn nghệ

sĩ khác cùng thế hệ, tích cực tham gia kháng chiến Ông có mặt trong nhiềuchiến dịch với tư cách là phóng viên mặt trận Hiện thực cách mạng và conngười cụ thể đã trở thành đối tượng trực tiếp của những trang viết và sâu xahơn đã trở thành máu thịt, gắn bó với tình cảm, tư tưởng của tác giả Các

phóng sự Mặt trận Nam Trung bộ, Ngược sông Thao và tập truyện ngắn Núi Cứu quốc được sáng tác trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp Năm

1952, sau chuyến đi theo bộ đội giải phóng lên Tây Bắc, Tô Hoài cho ra đời

tập Truyện Tây Bắc gồm ba tác phẩm: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ nói về quá trình vùng dậy trong áp bức đau khổ của đồng bào

các dân tộc vùng cao Tây Bắc, dưới sự lãnh đạo của Cách mạng Đây là bộtác phẩm xuất sắc về miền núi Tập truyện đã được giải nhất về văn xuôi củaHội văn nghệ Việt Nam (1956) Cũng đề tài này, năm 1967, Tô Hoài công bố

tiểu thuyết Miền Tây phản ánh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên vùng

cao của Tổ quốc Tác phẩm đã được tặng giải thưởng của Hội nhà văn Á - Phi

năm 1970 Ngoài ra, còn phải kể đến truyện Kim Đồng (1946), Vừ A Dính (1952), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971) viết về những tấm gương anh dũng của tuổi trẻ vùng cao trong cách mạng và kháng chiến; bút kí Lên Sùng Đô

giới thiệu anh hùng nông nghiệp Giàng A Thào và những cán bộ người

H’Mông tích cực đã đem lại nhiều đổi mới cho cuộc sống ở Sùng Đô…

Một mặt, Tô Hoài vẫn tiếp tục về đề tài Hà Nội, năm 1958, Tô Hoài có

Mười năm và Quê nhà (1980), cùng với Quê người (1942), làm nên bộ ba tiểu

thuyết viết về vùng quê ngoại thành của tác giả từ khi Pháp sang xâm lược

Ngày đăng: 27/10/2015, 20:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài An (1997), “Tô Hoài, nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú”, Văn hóa văn nghệ Công an, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài, nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc vàphong phú”, "Văn hóa văn nghệ Công an
Tác giả: Hoài An
Năm: 1997
2. Hoàng Anh (1992), “Đọc Con mèo lười”, Thời mới, ngày 8/2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc "Con mèo lười"”, "Thời mới
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 1992
3. Hoài Anh (2006), Tuyển tập truyện lịch sử, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện lịch sử
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
4. Nguyễn Thị Thúy Anh (1998), Ngôn ngữ miêu tả phong tục tập quán trong Truyện Tây Bắc và Miền Tây của Tô Hoài, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ miêu tả phong tục tậpquán trong "Truyện Tây Bắc "và "Miền Tây "của Tô Hoài
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Anh
Năm: 1998
5. Hà Ân (2006), Trăng nước Chương Dương, Nxb Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trăng nước Chương Dương
Tác giả: Hà Ân
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 2006
6. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia
Năm: 1999
7. Nguyễn Văn Bổng (1995), “Tô Hoài, viết và viết”, Văn nghệ (14/10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài, viết và viết”, "Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Văn Bổng
Năm: 1995
8. Phạm Văn Chương (1989), “Đọc Những gương mặt”, Văn nghệ, ngày 8/4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc "Những gương mặt"”, "Văn nghệ
Tác giả: Phạm Văn Chương
Năm: 1989
9. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnhĐông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2000
10. Triều Dương (1973), “Tô Hoài với Miền Tây”, Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài với "Miền Tây"”
Tác giả: Triều Dương
Năm: 1973
11. Phan Cự Đệ (1984), “Tô Hoài với Miền Tây”, Sách Tác phẩm và chân dung, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài với "Miền Tây"”, Sách "Tác phẩm vàchân dung
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1984
12. Phan Cự Đệ (1977), “Tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài”, Sách 20 năm Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết "Đảo hoang" của Tô Hoài”, Sách"20 năm Nhà xuất bản Kim Đồng
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Kim Đồng"
Năm: 1977
13. Hà Minh Đức (1971), “Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài”, Sách Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài”, Sách"Nhà văn và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1971
14. Hà Minh Đức (1987), Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tô Hoài
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 1987
15. Hà Minh Đức (1998), “Truyện viết về loài vật của Tô Hoài”, Sách Đi vào chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện viết về loài vật của Tô Hoài”,Sách "Đi vào chân lý nghệ thuật
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
16. Lương Xuân Đoàn và Lê Sơn (1993), “Phỏng vấn nhà văn Tô Hoài”, Kiến thức ngày nay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phỏng vấn nhà văn TôHoài”
Tác giả: Lương Xuân Đoàn và Lê Sơn
Năm: 1993
17. Gôlômep.G (1963), “Dế mèn phiêu lưu ký ở Liên Xô”, Bản tin Liên Xô, (7), ngày 1/4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dế mèn phiêu lưu ký" ở Liên Xô”, "Bản tinLiên Xô
Tác giả: Gôlômep.G
Năm: 1963
18. Thu Hà (1964), “Kim Đồng, một bộ phim tốt”, Văn nghệ, ngày 28/8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim Đồng, một bộ phim tốt”, "Văn nghệ
Tác giả: Thu Hà
Năm: 1964
19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
20. Đặng Thị Hạnh (1998), “Viết về một cuộc đời và những cuộc đời (Cấu trúc thời gian và ngôn từ trong Cát bụi chân ai)”, Văn học, tháng 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết về một cuộc đời và những cuộc đời(Cấu trúc thời gian và ngôn từ trong "Cát bụi chân ai")”, "Văn học
Tác giả: Đặng Thị Hạnh
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w