Do chưa đủ điều kiện để nhận thức được đúng và rõ quá trình hình thành của vũ trụ, nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên nguồn gốc của loài người nên người Việt cổ cũng như nhiều dân t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
U
Đề TàiU :
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN DÂN GIAN VÀ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN DÂN GIAN CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC
Giáo viên hướng dẫn: TS NGUYỄN HOÀI THANH
Sinh viên thực hiện: ĐẶNG HUỆ CHÂU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2004
Trang 2LỜI TRI ÂN
Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người
Ngạn Ngữ
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã nâng bước em trên con đường học vấn, cung cấp cho em những tri thức cũng có thể coi như là những trang sức quý báu để hướng
em đến với cái chân, thiện, mĩ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến khoa Giáo dục tiểu học - Trường Đại học sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện để em bước đầu tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học thông qua việc thực hiện Luận văn
Xin ghi khắc công ơn của thầy Nguyễn Hoài Thanh, người thầy đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành Luận văn này
Do đề cập đến một lĩnh vực khó, khá mới mẻ, với khả năng còn giới hạn của người viết, Luận văn không tránh được những sai sót Xin thành thật cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng nhận xét- đánh giá đã quan tâm góp ý cho Luận văn
Người thực hiện Đặng Huệ Châu
Trang 32.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ4 74
3.GIỚI HẠN VẤN ĐỀ4 84
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4 84
5.BỐ CỤC LUẬN VĂN4 94
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI4 10
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH4 224
1.2.1.Đặc điểm nội dung4 24
4
1.2.2 Đặc điểm nghệ thuật4 374
1.3.ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN NGỤ NGÔN4 494
1.3.1.Đặc điểm nội dung4 504
CHƯƠNG 2 : NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN DÂN GIAN CHO HỌC SINH BẬC TIỂU HỌC4 77
Trang 42.1.CHƯƠNG TRÌNH VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC KỂ CHUYỆN DÂN GIAN
Ở TIỂU HỌC4 784
2.1.1.Hệ thống truyện dân gian ở Tiểu học4 784
2.1.1.1.Truyện dân gian ở lớp Một (Chương trình 2000)4 784
2.1.1.2 Truyện dân gian ở lớp Hai (Chương trình 2000)4 81
2.2.1.Nghệ thuật chuẩn bị4 90
4
2.2.2.Nghệ thuật trình bày4 934
2.2.3.Nghệ thuật tổ chức cho học sinh tập kể chuyện4 1014
2.3.NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN DÂN GIAN THEO THỂ LOẠI Ở TIỂU HỌC:4 1074
2.3.1.Nghệ thuật kể chuyện thần thoại4 107
Trang 5TÊN TÁC GIẢ4 136
4
SÁCH MẪU GIÁO4 1364
DANH MỤC SÁCH ĐANG PHÁT HÀNH CỦA NXB TRẺ 20034 141
4
TÊN SÁCH4 1414
DANH MỤC SÁCH TRUYỆN DÂN GIAN XUẤT BẢN THƯỜNG KÌ CỦA NXB KIM ĐỒNG20034 146
4
SỐ4 146
4
TÊN SÁCH4 1464
GIÁ BÌA4 146
Trang 6MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CH ỌN ĐỀ TÀI
Truyện dân gian (TDG) với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật có sức thu hút, sức hấp dẫn lớn đặc biệt là đối với thiếu nhi Thưởng thức TDG là nhu cầu giải trí hàng đầu của các em Đến với TDG các em không chỉ được thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình mà còn được giáo dục về phẩm chất, về nhân cách, được bồi dưỡng những tình cảm thẩm mĩ… Đáp ứng nhu cầu thưởng thức TDG của các em nhỏ, hàng năm, nhiều Nhà xuất bản đã cho ra đời các TDG với số lượng đồ sộ Xuất phát từ những giá trị giáo dục và dạy học to lớn tiềm tàng trong TDG, các Nhà biên soạn chương trình tiểu học cũng đã chọn lọc, đưa nhiều TDG vào hệ thống các truyện được dạy trong phân môn Kể chuyện (PMKC) Những tiết kể chuyện dân gian trở thành các tiết học mà học sinh (HS) chờ đón và tiếp thụ bằng một tâm trạng hào hứng, vui thích
TDG lí thú, hấp dẫn, có nhiều những giá trị trong giáo dục và dạy học Nhưng, trong thực tế, hiệu quả của các tiết kể chuyện dân gian ở Nhà trường tiểu học hiện nay vẫn chưa cao, vì còn tuỳ thuộc vào tài năng sư phạm của giáo viên (GV) Vai trò của
GV trong các tiết dạy TDG rất to lớn nhưng phần lớn GV tiểu học hoặc chưa nhận thấy hoặc chưa xem trọng đúng mức vai trò giáo dục to lớn của TDG Hiện tượng GV chưa nắm được những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của TDG, những phương pháp đặc trưng trong dạy TDG còn khá phổ biến Và kết quả là những truyện chọn mặc dù có nội dung phong phú, hấp dẫn, có giá trị giáo dục cao vẫn trở thành nhạt nhẽo, không gây được ấn tượng đẹp đẽ trong tâm hồn HS
Nhìn chung, quá trình dạy học là một quá trình nghệ thuật, khoa học, phức tạp, tinh tế Quá trình dạy học PMKC cũng mang những đặc điểm này Muốn có những tiết
kể chuyện dân gian đạt hiệu quả, người GV phải có công phu nghiên cứu, xây dựng tiết lên lớp thật đầy đủ, chu đáo Vì thế, việc tìm hiểu những đặc trưng của TDG và những phương pháp đặc trưng trong dạy TDG là không thể xem nhẹ
Trang 7Thế nhưng, một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận là trong nhiều năm qua những tài liệu nghiên cứu hoặc chỉ đạo về PMKC nói chung, về việc dạy TDG nói riêng còn quá ít Trong khi đó, hầu hết GV lại cần có những bản hướng dẫn cụ thể theo phong cách ngôn ngữ nói sinh động sát với các bước của một tiết lên lớp trong dạy học TDG ở các tiết kể chuyện Đây là một thực tế còn tồn tại khá lâu và cũng chưa có điều kiện khắc phục
Xuất phát từ tình hình thực tế còn nhiều khó khăn trong dạy học TDG như vừa trình bày ở trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đặc điểm truyện dân gian và nghệ thuật kể chuyện dân gian cho học sinh tiểu học” cho Luận văn Luận văn bước đầu tìm hiểu những đặc trưng của các thể loại TDG về nội dung, nghệ thuật và đi vào nghệ thuật dạy từng thể loại TDG cụ thể; vận dụng những đặc trưng của TDG nói chung và từng thể loại TDG nói riêng làm cơ sở lí luận, từ đó đưa ra những yêu cầu chung của nghệ thuật kể chuyện cho HS tiểu học
2.L ỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Những đặc trưng của TDG đã được nhiều sách đề cập như: giáo trình “Văn học dân gian” của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, “Văn học dân gian Việt Nam” của Đỗ Bình Trị, “Văn học dân gian Việt Nam: Những công trình nghiên cứu” do Bùi Mạnh Nhị chủ biên…
Trong khi đó, những tài liệu nghiên cứuhoặc chỉ đạo về việc dạy học TDG còn quá ít Các sách Tiếng Việt dành cho GV dạy kể chuyện ở lớp 1,2; Truyện đọc dành cho GV dạy kể chuyện ở lớp 3,4,5 và phần phương pháp dạy PMKC ở các Sách giáo viên Tiếng Việt tiểu học là những căn cứ chính thức giúp GV soạn bài và lên lớp Nhưng do điều kiện số trang có hạn nên ngôn ngữ ở phần hướng dẫn cụ thể mới dừng lại ở mức đề cương, còn khá sơ sài và chưa đủ tư liệu cho GV lên lớp Ngoài ra, tài liệu mà GV có thể tham khảo để tự bổ sung thêm tiềm lực về lí luận và phương pháp dạy học có thể kể đến là sách “Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học” của Chu Huy Sách vừa tìm hiểu cơ sở của phương pháp vừa đi vào nghiên cứu phương pháp dạy từng thể
Trang 8loại TDG cụ thể Những sách bàn về những vấn đề tương tự vẫn còn quá ít, trong khi nhu cầu về số lượng và chất lượng của những chuyên đề nghệ thuật kể chuyện dân gian (CĐNTKCDG) là một nhu cầu cấp bách
3.GI ỚI HẠN VẤN ĐỀ
Đặc điểm TDG và NTKC trong việc dạy học TDG ở Tiểu học là một vấn đề lớn bao gồm nhiều nội dung cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ TDG là một thể loại của văn học dân gian vừa có tính dân tộc, vừa có tính quốc tế Trong khuôn khổ Luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến những đặc điểm cơ bản về nội dung, nghệ thuật của một
số thể loại TDG tập trung vào TDG Việt Nam đã được đưa vào Chương trình tiểu học Trên cơ sở nắm bắt được những đặc điểm này, kết hợp với việc tìm hiểu hệ thống TDG trong toàn bộ Chương trình tiểu học, Luận văn bước đầu tìm hiểu NTKCDG theo đặc trưng từng thể loại và đưa ra một số kiến nghị về việc KCDG cho HS tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy - học loại truyện này trong PMKC nói chung
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện Luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp sau:
-Phương pháp nghiên cứu tư liệu: khảo sát, thống kê, phân loại để thấy bức tranh chung của TDG ở Tiểu học, Trung học cơ sở và Phổ thông trung học
-Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu lí luận của TDG để nắm bắt được những đặc điểm của các thể loại TDG, qua đó thấy được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng thể loại; nghiên cứu về lí luận phương pháp giảng dạy, lí luận về phương pháp giáo dục có thể vận dụng vào việc giảng dạy TDG, từ đó đưa ra những yêu cầu chung của NTKC cho HS tiểu học và NTKCDG theo thể loại ở tiểu học
-Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: để tập hợp kết quả của những luận điểm khoa học
Trang 95.B Ố CỤC LUẬN VĂN
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu thành hai chương:
-Chương 1: Đặc điểm của một số thể loại truyện dân gian Việt Nam
Ở chương này, Luận văn trình bày khái niệm về TDG, những nét chính trong đặc điểm của các thể loại TDG về nội dung và nghệ thuật làm tiền đề cho những nghiên cứu quan trọng của chương sau
-Chương 2: Nghệ thuật kể chuyện dân gian cho học sinh bậc Tiểu học
Ở chương này, Luận văn sơ lược khảo sát Chương trình TDG ở từng lớp thuộc bậc Tiểu học để thấy được mức độ phức tạp của TDG đối với HS, vị trí của TDG trong PMKC, tư tưởng tích hợp trong việc dạy TDG ở PMKC với việc dạy các PM khác thuộc môn Tiếng Việt; trình bày những tồn tại trong việc KCDG ở Tiểu học
Mục thứ hai, thứ ba của chương tập trung trình bày những yêu cầu chung của NTKC cho HS tiểu học, NTKCDG theo thể loại ở tiểu học trên cơ sở những kiến thức
về đặc điểm của một số thể loại TDG Việt Nam, những hiểu biết về Chương trình TDG ở Tiểu học và những thu thập được về những tồn tại trong việc KCDG ở tiểu học
Trang 10CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI
TRUY ỆN DÂN GIAN VIỆT NAM
Khái niệm về truyện dân gian
Truyện dân gian (TDG) thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng Là sáng tác nghệ thuật của nhân dân, TDG phản ánh đời sống nhân dân và thế giới tinh thần, tình cảm của nhân dân theo quan điểm của nhân dân Đó là toàn bộ sinh hoạt nhân dân, là cuộc sống lao động và quan hệ gia đình của họ, là những sự kiện những vấn đề thiết yếu đối với nhân dân, là cuộc đấu tranh của nhân dân chống áp bức, chống ngoại xâm Sinh hoạt nhân dân là mảnh đất nảy sinh, là nguồn nuôi dưỡng là nhân tố kích thích sự sáng tạo vốn có tính chất tự phát của TDG Nhân vật trung tâm của các TDG chính là bản thân nhân dân, bắt nguồn từ những nguyên mẫu có thực trong cuộc sống mà khái quát lên thành nhân vật văn học Qua việc phản ánh đời sống nhân dân, đề cập đến những vấn đề thiết thân đối với nhân dân, TDG biểu đạt những kinh nghiệm đời sống, diễn tả những khát vọng
và lí tưởng của nhân dân, thể hiện những quan niệm của nhân dân về tự nhiên, xã hội
và con người, về đạo đức, về mĩ học
TDG mang tính dân tộc, tính quốc tế của văn học dân gian nói chung, càng tiếp xúc rộng rãi với kho tàng TDG các dân tộc ở khắp nơi trên thế giới, ta càng thấy
rõ những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của TDG dân tộc mình không hề biệt lập mà chỉ biểu hiện trong tương quan với những cái tương đồng nhân loại Nghiên cứu so sánh các thể loại TDG, ta có thể bắt gặp những hiện tượng trùng lặp tương tự nhau về đề tài, về cốt truyện, hình tượng nhân vật, về các mô típ nghệ thuật, các yếu tố thi pháp
Trong giai đoạn đầu tiên của sự nảy sinh và phát triển, TDG là hình thức sơ khai của nghệ thuật, đồng thời cũng là hình thức nguyên hợp của sự sản xuất tinh thần
Trang 11nói chung, về sau đã chuyển thành hình thức tổng hợp tự nhiên của sáng tác tạo văn hóa và sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động
Kho tàng TDG Việt Nam rất phong phú với nhiều thể loại: truyện thần thoại (TTT), truyện cổ tích (TCT), truyện ngụ ngôn (TNN), truyện cười (TC) Mỗi thể loại của TDG với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật làm nên những giá trị to lớn cho TDG để TDG vượt qua cuộc chọn lọc tự nhiên của thời gian, khẳng định được sức sống ngay cả trong thời đại mới Đi sâu vào từng thể loại TDG để tìm hiểu những đặc điểm của mỗi thể loại, chúng ta sẽ hiểu hơn khả năng trường tồn của TDG bất chấp quy luật đào thải khắc nghiệt của thời gian
1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN THẦN THOẠI
TT là thể loại văn học xuất hiện sớm nhất Vì thế Mác đã gắn TT với thời kì
“thơ ấu” của loài người nói chung cũng như mỗi dân tộc nói riêng Từ “Thần thoại” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyền thoại Thường người ta hiểu TT là loại TDG kể về các vị thần, các nhân vật được sùng bái, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh nhận thức và quan niệm của của thời cổ
về nguồn gốc thế giới và đời sống con người
TT ra đời vào thời kỳ mà trình độ về mọi mặt của con người còn rất thấp, vốn ngôn ngữ còn nghèo, sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người còn rất ít
ỏi Ở trình độ này, những điều quan sát thực tế, những kinh nghiệm lao động, những thành quả của cuộc đấu tranh nhằm khắc phục thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên đã làm nảy sinh những hình tượng nghệ thuật – thần thoại giàu trí tưởng tượng Song người nguyên thủy không có ý thức coi đó là những sáng tác nghệ thuật đúng với nghĩa của
nó mà M Gorki đã từng nhận xét: “ Trong trí tưởng tượng của người nguyên thủy, một
vị thần không phải là cái gì trừu tượng mà là một nhân vật có thực, được trang bị bằng một công cụ lao động nào đó Thần là bậc thầy của nghề này hay nghề khác Thần là
sự khái quát nghệ thuật của những sự tiến bộ lao động ” Điều này đã phản ánh vào
TT như sự tích “Thần Nông” của các dân tộc thiểu số miền Nam Trung Quốc, sự tích
Trang 12“Nữ thần nghề mộc”, sự tích “Ông Tổ thợ rào Lư Cao Sơn” ở nước ta Sự quan sát về thiên nhiên, những suy nghĩ về thiên nhiên của người nguyên thủy có phần chính xác nhưng cũng có nhiều sai lạc nên đã dẫn đến rất nhiều trường hợp người nguyên thủy phải bị động trước những tác động của thiên nhiên và buộc phải sùng bái những lực lượng thiên nhiên Những vị thần trong TT phần lớn là những lực lượng thiên nhiên
mà người ta chưa chế ngự được: Thần Mặt Trời, Mặt trăng, Thần Mưa, Thần Gió, Thần Biển… Và cũng với trình độ nhận thức rất hạn hẹp, người nguyên thủy chưa có
sự phân biệt ranh giới giữa con người và giới tự nhiên, người ta đi đến chỗ gán mọi ý nghĩ, cảm xúc của mình cho giới tự nhiên Không chỉ thế, người nguyên thủy còn cho rằng tất cả mọi thành viên của thị tộc, bộ lạc đều là do một giống động vật, thực vật hoặc một vật thể nào đó sinh ra Tôtem hay là vật tổ của mỗi dân tộc mỗi khác, có thể
là con rồng của dân tộc Kinh, con chó của thần Bàn Hồ của dân tộc Dao, con đại thử của một số bộ lạc thổ dân Xibia Vật tổ vừa là vật, vừa là người được xem là tổ tiên của người Vật tổ là một trong những vị thần xuất hiện sớm nhất của người nguyên thủy và được kể lại trong nhiều TTT của các dân tộc Lạc Long Quân trong TT “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc nòi rồng Chi tiết này phản ánh việc thờ giao long làm vật tổ Ăngghen đã cho rằng: “Cơ sở của mọi nhận định sai lầm ấy về giới tự nhiên, về sự cấu tạo ra bản thân con người, về quỉ thần, về những thế lực mầu nhiệm thường thường chỉ là một yếu tố kinh tế tiêu cực mà thôi: tức là trình độ kinh tế thấp kém của thời tiền
sử thì đẻ ra những nhận định sai lầm về thiên nhiên ”
Nhìn chung, TT là một bộ phận của nền văn hóa nguyên thủy, phát sinh trên
cơ sở những yêu cầu của thực tiễn lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội của người xưa Vì vậy, TT có giá trị hiện thực nhưng đó là hiện thực được phản ánh dưới hình thức hoang đường, những quan niệm huyễn hoặc về thực tạo vì trình độ nhận thức, đánh giá thế giới của người nguyên thủy còn hạn chế Đối với người đời sau, TT không những có giá trị như là những tài liệu quý cho khoa học, dân tộc hoc, sử học, tôn giáo… mà còn có giá trị thẩm mĩ to lớn, TT hấp dẫn chúng ta bằng những hình
Trang 13tượng nghệ thuật độc đáo vì được sản sinh trong “những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa”
1.1.1 Đặc điểm nội dung
TT là một pho lịch sử thiêng liêng, kho kinh nghiệm sản xuất chiến đấu, là trí tuệ của thị tộc, bộ lạc TT lưu truyền từ đời này sang đời khác và do tính chất truyền miệng của nó mà biến hóa dần Thường thì chỉ có cốt truyện là giữ được lâu dài Nhưng bản thân cốt truyện này cũng dần dần được bổ sung thêm bằng những chi tiết xuất hiện về sau Ở Việt Nam, còn rất ít những văn bản cổ mà chúng ta còn lưu giữ được: đó là những truyện ghi chép trong “Việt điện u linh” và “Lĩnh Nam chích quái” Nhưng trong các sách này, các truyện chưa được tập hợp thành hệ thống chặt chẽ Thời phong kiến, nhiều TT Việt Nam được biên soạn lại dưới hình thức các truyền thuyết, dã sử và dưới hình thức các thần tích Cho tới nửa đầu thế kỉ XX, nhiều TT Việt Nam vẫn còn tồn tại dưới dạng truyền miệng với tư cách là những truyện kể nghệ thuật; một số đáng kể vẫn còn gắn liền với phong tục nghi lễ, làm thành một nội dung của những phong tục nghi lễ ấy hoặc dường như được kể lại để giải thích nguồn gốc Ngày nay, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu những nội dung chính của kho tàng TT cổ qua những mẫu còn sót lại dưới hình thức văn xuôi truyền miệng là chính Chúng ta chưa thể nghiên cứu TT với nội dung và hình thức của các tác phẩm ấy trong thời kì phát triểnmạnh mẽ nhất của chúng
Hệ thống TTT Việt Nam đã cho ta thấy được tương đối rõ sự nhận thức và quan nhiệm về thế giới của người Việt thời cổ đại Các TT này đưa ra cách lí giải đầy tưởng tượng của tổ tiên chúng ta về những vấn đề lớn mà TT của mọi dân tộc thường
đề cập đến: nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người, sự sống chết
Cùng với sự phát triển của tư duy, nhu cầu giải thích thiên ngày một tăng Người nguyên thủy quan sát và suy nghĩ về các sự vật như núi, rừng, sông, bể, mặt trời, mặt trăng, về các hiện tượng như mưa, gió, sấm, chớp, lụt lội, về các sinh vật như: cây cối, điểu thú để rồi đi tìm cách lí giải cho những vấn đề vượt lên trên khả năng
Trang 14trí tuệ của mình như: Thế giới này ở đâu mà ra? Loài người ở đâu mà ra? Tại sao vũ trụ lại có một thứ trật tự, bốn mùa tuần hoàn? Tại sao các giống vật và con người đều sinh ra rồi chết đi theo những qui luật nhất định? Và cách lí giải những vấn đề ấy đã được bày tỏ trong những TT như: “Trần Trụ Trời”, “Thần Mặt Trăng và Mặt trời”,
“Thần Nữ Oa và Tứ tượng”, “Ông Đùng, Bà Đùng”
Do chưa đủ điều kiện để nhận thức được đúng và rõ quá trình hình thành của
vũ trụ, nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên nguồn gốc của loài người nên người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới trong thời kì “thơ ấu” đã sùng bái tự nhiên, coi mọi hiện tượng và sức mạnh trong tự nhiên đều có thần và do thần chi phối điều khiển Từ cảnh hỗn độn mờ mịt của vũ trụ thuở sơ khai, Thần Trụ trời đã tạo dựng nên trời đất, vũ trụ Thần Mưa thì dùng vòi rồng hút nước ở dưới đất lên trời rồi phun đều trên mặt đất Thần Gió thì dùng chiếc quạt thần làm nên gió, bão Qua các
TT trên, ta thấy được trí tưởng tưởng ngây thơ cũng như niềm ở lao động của người nguyên thủy Dù là thần nhưng thần vẫn phải lao động và từ sự lao động mà đã làm nên được tất cả
Khi ông trời (Ngọc Hoàng) xuất hiện thì “xã hội“ các thần trong TT Việt có tổ chức rõ ràng và quy củ hơn, tương ứng với sự phát triển của xã hội Việt thời cổ đại Trời đất đã phân khai gồm 3 cõi: cõi trời, cõi nước và cõi đất (cõi trần) Cõi trời là nơi sinh sống của ông Trời và các Thiên thần Ở cõi nước có Long Vương và các thủy thần Cõi đất không phải chỉ có thực vật, động vật và loài người mà còn có các lực lượng khác luôn luôn can thiệp vào cuộc sống của muôn loài, nhất là của loài người
Đó là các vị thần, thần có thể đem lại sự may mắn, mà cũng có thể đem lại sự rủi ro cho con người Thần có thể thiện và cũng có thể ác nhưng thường thì uy nghiêm Con người ta không thể lường trước được công việc của các vị thần mà buộc phải sùng bái qui phục để mong được thần giúp đỡ, không quấy phá, Tôn giáo, nguyên thủy vì thế
mà phát sinh
Bất cứ sự hiện tượng nào theo quan niệm của người xưa đều có những vị thần Thần Đất gần gũi với con người, thần biết các việc của người đời, thần có phép dời đá
Trang 15thay núi Thần Núi đặc việt là thần Tản Viên thì hay giúp người đời những khi có nguy nan Thần Nước làm chúa loài thủy tộc, thần thường gây ra nạn lụt nhằm mục đích dâng nước lấy gỗ phục vụ cho việc kiến trúc của mình và cũng vì để trả thù Sơn Tinh
đã cướp mất Mỵ Nương Nguyên nhân của trận dâng mưa đánh ghen của thần được kể lại trong TT “Sơn Tinh, Thủy Tinh” Tất cả các vị thần đều có nhiều uy lực và chịu
sự cai quản của Ngọc Hoàng Ngọc Hoàng là chúa tể của muôn loài, cai quản và điều hành toàn vũ trụ Trời nhìn thấy mọi việc, lắng nghe và hiểu thấu ý nguyện của muôn loài Loài người luôn phải cố tìm hiểu tính cách của Ngọc Hoàng cũng như các vị thần, không làm trái ý họ để tránh làm họ nổi giận Bởi sự nổi giận của họ sẽ kèm theo việc gây ra những nguy hiểm cho con người trong tính mạng cũng như làm giảm năng suất lao động Thế nhưng tính khí của một số các vị thần thay đổi thất thường không lường trước được nên loài người luôn phải chịu những cơn nổi giận của thần và hậu quả là lũ lụt, hạn hán vẫn xảy ra
Tuy vậy, đừng tưởng rằng các vị thần muốn làm gì thì làm Những vị thần sai trái quá đáng sẽ bị những kẻ ở cõi trần chống lại Trong TT “Cường Bạo Vương đánh Thần Sét”, Cường Bạo đã lập mưu làm cho Thần Sét hống hách ngã chổng kềnh và nện cho thần một trận nên thân Cường Bạo còn đánh trống ầm ầm, dọa lên phá thiên đình làm cho Ngọc Hoàng cũng phải gờm Không phải chỉ con người mới can đảm chống lại các vị thần khi các vị thần ấy hoành hành quá đáng mà con cóc trong TT
“Cóc kiện trời” cũng đã từng kiện Thần Mưa, kiện cả Ngọc Hoàng Thế mới có câu:
“Con cóc là cậu ông trời” Truyện này vốn gốc là TT nhưng về sau đã trở thành truyện ngụ ngôn Các TT này đã phần nào phản ảnh niềm mong muốn chinh phục thiên nhiên bằng chính sức mạnh của lẽ phải, tinh thần cũng cảm và mưu cơ đã manh nha hình thành trong khát vọng của người xưa dù họ vẫn bị chi phối nhiều bởi thế giới quan thần linh chủ nghĩa
Bên cạnh việc phản ánh những băn khoăn, trăn trở của người xưa trong nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới thể hiện ước mơ chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ; TT còn phản ánh khát vọng không kém phần táo bạo của người Việt cổ là được
Trang 16trường sinh bất tử Khi loài người do lao động bắt đầu có ý thức về sự tồn tại của mình thì cũng là lúc họ suy nghĩ về lẽ sống, chết Vấn đề này trở thành vấn đề tư tưởng có tầm quan trọng đặc biệt Không có được tư tưởng khoa học và duy vật cũng như nhân sinh quan cách mạng như ngày nay, nhân dân lao động trước kia đã từng giải quyết vấn đề này một cách ngây thơ, phản ảnh niềm ao ước của con người muốn sống một cuộc đời trường sinh bất tử
Theo quan niệm của người xưa, con người có nguồn gốc cao quý hơn muôn loài do Ngọc Hoàng đã gạn lấy những gì là tinh túy trong vũ trụ để nặn ra người Quan niệm ấy bao hàm niềm tự hào về nhân loại và có ý nghĩa nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc
Và như vậy thì khi sáng tạo ra loài người, Ngọc Hoàng đã có ý định cho họ được trường sinh Những người già sẽ được trút bỏ lớp già để lại hóa trẻ Nhưng tiếc thay khi thiên thần xuống trần gian ban bố lệnh ấy thì lại gặp “tai nạn” Thiên thần bị lạc vào ổ rắn và vì sợ sự đe dọa của rắn nên phải sửa đổi mệnh lệnh: “Người già người lột, rắn già rắn tụt vào săng” thành “rắn già rắn lột, người già người tụt vào săng” Thế là
mặc dù xứng đáng được trường sinh nhưng chỉ vì sự hèn nhát của sứ giả nhà trời mà
họ không thể nhận được đặc ân của Ngọc Hoàng và phải tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử
Thế nhưng loài người không phải đã chịu yên với số phận đó, họ băn khoăn tìm cách để rồi chính khát vọng sống lâu mãnh liệt đã đưa họ đến suy nghĩ có thứ thuốc cải tử hoàn sinh phản ánh trong TT “Chú Cuội cung trăng” Ở TT này, việc giải thích nguyên nhân của những vết đen trên mặt trăng chỉ là thứ yếu, còn nội dung chủ yếu là phản ánh ước mơ tìm thấy thứ thuốc trường sinh kéo dài tuổi thọ cho con người Như vậy là đã có lần, con người tìm thấy được thuốc cải tử hoàn sinh nhưng lại chỉ vì
sự ngu dốt của vợ Cuội “đái bên đông để cây giông lên trời” nên hành trình tìm kiếm thuốc trường sinh của loài người vẫn tiếp tục Việc Cuội tìm thấy cây thuốc trường sinh, việc Cuội sống cuộc đời trẻ mãi không già trên cung trăng cũng như việc Cuội
“mượn ruột” của con chó thay cho ruột vợ bị hỏng là ước mơ, khát vọng của người xưa Ngày nay, chúng ta vô cùng khâm phục khi những ước mơ của người xưa với
Trang 17trình độ rất hạn hẹp khi đó lại có tính chất như những giả thiết mà loài người đã và đang nghiên cứu thực hiện Ngoài TT “Chú Cuội cung trăng”, trong TT Mường “Ta Kheo Rau và cây bất tử”, TT Chàm “Người chăn trâu” cũng thấy kể đến thứ thuốc trường sinh
Như vậy, trừ những tư tưởng của tôn giáo khiến con người cố chịu đựng để quen với đau khổ nhằm đạt tới “hạnh phúc sau khi chết” cũng như những tư tưởng của giai cấp đang suy vọng, từ rất lâu rồi, con người luôn mơ ước được sống lâu, luôn đấu tranh xây dựng cho cuộc sống tốt đẹp, đáng sống hơn
TT không phải là lịch sử nhưng TT có bóng dáng của lịch sử Điều này giải thích vì sao các sử gia phong kiến đem TT bổ sung cho lịch sử nước nhà ở giai đoạn khởi thủy Các TT “Con rồng, cháu tiên”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Phù Đổng thiên vương” là những TT đã phản ánh lịch sử, nhưng đã phản ánh quá tấm lăng kính kỳ diệu của óc tưởng tượng chất phác và táo bạo, của niềm tin tưởng và tự hào về lịch sử dân tộc
Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” chẳng những là sản phẩm của ý thức lịch sử, ý thức thẩm mỹ má ít nhiều còn phản ánh và lưu giữ được cả tâm linh, tiềm thức về cội nguồn nòi giống của người Việt cổ, Lạc Long Quân thuộc nòi rồng, chi tiết này phản ánh việc thờ giao long làm vật cổ, Lạc Long Quân chiến thắng các loài quái vật: Ngư Tinh ở biển, Hồ Tinh ở đồng bằng, Mộc Tinh ở rừng núi phản ánh sự nghiệp khắc phục thiên nhiên, xây dựng địa bàn cư trú của tổ tiên ta Ở đây có sự kết hợp rất tự nhiên và độc đáo giữa yếu tố siêu nhiên, kì ảo, phi thường với những yếu tố hợp lí, bình thường Như việc tiêu diệt Ngư Tinh, Lạc Long Quân đã dùng mưu “nung đỏ một khối sắt”và giơ lên giả làm như cách ném mồi cho con vật và đã lừa được nó một cách
dễ dàng Ta thấy, Lạc Long Quân chẳng dùng phép biến hóa gì cả mà bằng mưu cơ, tài trí rất hợp lí để thắng con quái vật Việc Lạc Long Quân tự xưng là thuộc tính rồng, tức thuộc nòi giống của mẹ phản ánh vết tích của chế độ mẫu quyền và sự chuyển biến mạnh mẽ sang chế độ phụ quyền Người Việt Nam ở bất kì thời đại nào, phương trời
Trang 18nào cũng xem Lạc Long Quân là tổ tiên, coi nhau là “đồng bào” và hãnh diện về nòi giống “Rồng - Tiên“ của mình
Bên cạnh truyện “Con Rồng, cháu Tiên” truyện “Quả bầu mẹ” cũng là truyện rất phổ biến nhằm giải thích nguồn gốc các dân tộc ở nước ta Từ quả bầu, chiếc bào thai cùng một dòng máu sinh ra các dân tộc anh em, rõ ràng truyện nhắc nhở các dân tộc trên đất Việt Nam rằng họ đã từ một cội nguồn duy nhất mà sinh ra Sức sống của truyện là ở chỗ nó nhuốm màu lịch sử, phản ánh được hiện thực lịch sử khi mọi người Việt Nam đều chung sống đoàn kết yêu thương nhau như anh em một nhà, chung vai xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
Như vậy, tinh thần đoàn kết đấu tranh khắc phục thiên nhiên chống giặc ngoại xâm trong mỗi con người Việt Nam là niềm tự hào của dân tộc ta đã tìm thấy mầm mống của nó ở những truyền thống rất xưa phản ánh rõ trong TT
Lịch sử nước ta có thể tóm lại trong hai mặt chủ yếu: đấu tranh với thiên nhiên
để khai khẩn đất đai mà sinh sống và chống mọi cuộc xâm lược để bảo vệ đất nước
TT “Sơn Tinh” và TT “Thánh Gióng” đã phản ánh hai mặt ấy lịch sử
Có rất nhiều TT về Sơn Tinh hay Tản Viên sơn thần Nhưng có lẽ nổi bật nhất
là TT “Sơn Tinh - Thủy Tinh” với cuộc phân tranh gay gắt giữa Sơn Thần và Thủy Thần Trong TT “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ta còn thấy sự gửi gắm của nhân dân vào vị Sơn Thần để đối chọi với sức mạnh của lũ lụt cũng như việc lí giải vấn đề theo chiều hướng tích cực của nhân dân: sức nước sau cùng cũng thất bại
Ở TT “Thánh Gióng” cái “lõi” của hiện thực lịch sử rõ hơn, nhân vật được xác định cụ thể hơn và gần với thực tế hơn Gióng có làng quê cụ thể, xác định (làng Phù Đổng), có mẹ (là bà mẹ bình thường như những bà mẹ khác), được sinh ra và lớn lên mang khát vọng đánh giặc cứu nước như bao chàng trai yêu nước Bên cạnh nhiều những nét rất đời thường, Thánh Gióng có cả những nét phi thường như việc mẹ Gióng giẫm lên dấu chân của người khổng lồ để thụ thai, việc Gióng lớn nhanh như thổi và bay lên trời khi đã đánh tan giặc Ân Nhưng nét đặc sắc hơn cả của nhân vật Thánh Gióng là ở tinh thần yêu nước của cậu bé, chỉ đợi lời kêu gọi cứu nước của sứ
Trang 19giả mới cất lời nói đầu tiên là lời đánh giặc bảo vệ tổ quốc “Thánh Gióng” là tác phẩm
mở đầu của dòng truyền thống chống giặc ngoại xâm nói riêng và dòng văn học yêu nước chống giặc ngoại xâm nói chung của nước ta Qua “Thánh Gióng” chúng ta thấy được, từ rất lâu, nhân dân ta đã có ý thức đánh giặc không phân biệt tuổi tác Khi giặc đến thì tất cả mọi người dân đều phải đồng lòng đứng lên đánh đuổi, phải biết xây dựng sức mạnh bao gồm sức mạnh của con người và sức mạnh của vũ khí để chiến thắng Từ “Thánh Gióng”, ta rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Khác với các TT trên, TT “An Dương Vương” được xây dựng trên một sự kiện lịch sử cụ thể về những nhân vật có thực Nhưng chính tính chất kì vĩ trong việc xây thành và chế nỏ đã tạo nên ý nghĩa TT rõ rệt cho truyện Bên cạnh tấn bi kịch nước mất nhà tan thì vấn đề liên quan đến bước phát triển của dân tộc ta với một hình thức nhà nước tương đối qui mô cũng như bước phát triểntrong kỹ thuật chế nỏ là nội dung rất quan trọng được phản ánh trong TT “An Dương Vương”
Qua TT, ta còn thấy sự giao lưu văn hóa biểu hiện quan hệ hòa bình giữa các dân tộc Theo TT “ Lạc Long Quân” thì Thần Nông là tổ tiên của Lạc Long Quân Nhưng Thần Nông lúc đầu vốn có trong TT của người Miêu (vùng kinh Dương, ven sông Dương Tử, Trung Quốc) Do sự giao lưu văn hoá mà con cửu vĩ hổ tinh có trong
TT “Lạc Long Quân” của ta và trong văn học dân gian của hầu hết các dân tộc thiểu số
ở Hoa Nam, Việt Bắc, dân tộc Hán ở Trung Quốc
1.1.2 Đặc điểm nghệ thuật
TT không phải là những tác phẩm có cốt truyện hoàn chỉnh và ổn định mà thường chỉ là những mẩu truyện, những tình tiết mà người kể hoặc người biên soạn có thể tùy ý sắp xếp theo những hệ thống ít nhiều khác nhau Trong quá trình lưu truyền,
TT phải trải qua rất nhiều sự thêm bớt Ngôn ngữ của TT đã bị cận đại hóa Cơ cấu tác phẩm không còn được nguyên vẹn như khi tác phẩm xuất hiện và lưu hành trong xã hộivới tất cả sinh khí của một thứ văn hóa tinh thần gắn liền với cuộc sống con người
Trang 20Vì thế, sẽ vô cùng khó khăn khi muốn phân tích nghệ thuật của TT một cách chi tiết Mặc dù ra đời trong buổi bình minh của dân tộc nhưng TT lại cống hiến cho chúng ta rất nhiều những rung cảm khi thưởng thức
Trước hết bởi “về một mặt nào đó TT được coi như những tiêu chuẩn, như những mẫu mực không thể nào bắt chước được” (Mác) Sự hấp dẫn của TT có tính chất đặc biệt, đó là sự hấp dẫn của một nghệ thuật nảy nở trên những điều kiện xã hội
sơ khai, một nghệ thuật về sau không bao giờ sản sinh được nữa Hệ TT là sự cấu thành của tư tưởng cổ xưa nhất, là sáng tác nghệ thuật cổ đại mà đời sau không bao giờ bắt chước được Ở thời kì sơ khai, người nguyên thủy chưa tách mình ra khỏi môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh Họ đã nhân hóa hồn nhiên toàn bộ thiên nhiên, hình dung các hiện tượng tự nhiên như con người và ngược lại con người cũng có thể mang đặc điểm của đối tượng tự nhiên tạo nên sự hoang đường, kì lạ, đầy hấp dẫn cho
hệ TT Trong TT, chuyện kể về các sự kiện quá khứ là phương tiện miêu tả sự kiến tạo thế giới và là cách giải thích trạng thái hiện thời của nó Tình trạng hiện thời của thế giới là hệ quả của các sự kiện quá khứ và những hành động của các nhân vật TT
Với óc tưởng tượng của người lao động tự do thời kì công xã thị tộc, chưa có bóc lột, chưa có “ luân lí của chủ nô”, “luân lí của nô lệ”, thấy tầm vóc của thị tộc chính là tầm vóc của mình, con người thể hiện khí thế hào hùng, phóng khoáng trong
TT Họ tạo ra được những hình tượng kì vĩ, đã mô tả các sự kiện trong quá khứ với tất
cả những gì là đẹp đẽ, huyền ảo Vì thế, sẽ rất thiếu sót nếu không để cho óc tưởng tượng của mình vươn lên, cho tình cảm của mình rung động với bao nhiêu thi vị và ý nghĩa kì vĩ có trong TT
Bên cạnh những hình tượng kì vĩ và mĩ lệ, bằng sự nhận xét tinh vi, sự quan sát cụ thể, trí tưởng tượng phong phú, người nguyên thủy đã tạo ra những tình tiết dí dỏm trong TT Việc thách cưới của Hùng Vương với những yêu cầu về các lễ vật dễ dàng tìm thấy ở núi rừng hơn là sông nước đã cho thấy sự thiên vị của nhân dân đối với vị thần Núi Bởi theo quan niệm của người xưa, Sơn Tinh là vị thần tượng trưng cho sức mạnh chống lũ lụt Mối tình cảm và sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với Sơn
Trang 21Tinh xuất phát từ sự sợ hãi, căm ghét dòng nước lũ ác nghiệt xảy ra hằng năm gây bao tai họa Trong TT “Mặt Trăng và Mặt Trời” có chi tiết tưởng như bất hợp lí nhưng được lí giải rất lô gích, hợp lí từ trí tưởng tượng phong phú của người xưa Giải thích lí
do vì sao ngày ở hạ giới dài ra hay ngắn đi, TT này đã đưa ra cách lí giải thật dí dởm Mặt trời đi kiệu có người khiêng Khi nào người khiêng là những thanh niên thì hành trình của thần chậm vì thanh niên tính thích đùa, la cà ở dọc đường, cũng vì nguyên nhân ấy mà ngày ở hạ giới dài ra Khi nào khiêng kiệu là những người đứng tuổi thì hành trình của thần nhanh hơn vì họ không phí thời gian la cà ở dọc đường nên ngày
hạ giới ngắn đi
TT thể hiện tầm hoành tráng của tư duy và tính chân thành trong cảm xúc của người xưa nên nó có giá trị đặc biệt Từ việc kết hợp trí tưởng tượng phong phú với niềm mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp trong đó khả năng của con người cũng lớn như nguyện vọng người xưa đã sáng tạo ra những vật thần kì như cái thảm bay, nồi cơm ăn hết lại đầy, chiếc gậy thần vạn năng Các vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra trong
TT đã phần nào phản ánh nguyện vọng của họ về cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động Và đó cũng là nguyện vọng của thời đại chúng ta hay nói đúng hơn là nguyện vọng của mọi thời đại Bởi nhân loại từ xưa đến nay trên bước đường tiến lên bao giờ cũng có nguyện vọng ấy Kết hợp nguyện vọng với trình độ khoa học của thời đại hiện nay đã mang lại cho con người nhiều thành công trong mọi lĩnh vực cải tạo thiên nhiên, chinh phục vũ trụ từ việc chế tạo ra máy bay đến tàu vũ trụ, từ việc đi sâu xuống lòng đất cho đến việc đặt chân lên mặt trăng
Mặc dù thời đại mà chúng ta đang sống cách xa với thời kì sản sinh ra TT nhưng những vấn đề lớn TT nêu lên chính là những vấn đề chúng ta đang đặt ra: giải phóng con người, đề cao giá trị con người Tuy cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề của
TT có khác chúng ta bởi TT phản ánh hiện thực bằng phương pháp riêng của nó Ở
TT, tính lãnh mạn kết hợp với hiện thực Người xưa rút ngay cái cốt lõi trong thực tế của vấn đề để rồi thể hiện bằng hình tượng Với trí tưởng tượng phong phú của mình,
Trang 22họ tô điểm thêm cho những hình tượng bằng khát vọng, ước mơ chính đáng để hình tượng có vẻ đẹp thật trọn vẹn, thật lãng mạn
TT vẽ lên được bức tranh thần thoại hóa về đất nước, con người, những sự kiện lịch sử, xã hội trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc cùng những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc Tiếc là trong quá trình lưu truyền, TT đã mất đi rất nhiều Càng nuối tiếc cho những gì đã mất, chúng ta càng phải trân trọng những TT còn lưu lại được đến ngày nay
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyện cổ tích (TCT) là một bộ phận quan trọng nhất trong kho tàng TDG của người Việt cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới TCT rất phong phú về đề tài và phương pháp sáng tác TCT hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan hệ có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hộicó giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu
là xã hội phong kiến) TCT dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội của nhân dân
TCT sinh ra từ cuối thời kì công xã nguyên thủy, phát triển, tồn tại và diễn biến qua các thời kì khác nhau của xã hội có giai cấp cho đến mãi gần đây Mặc dù giai cấp thống trị mượn giáo lí của tôn giáo thông qua hình thức truyện kể dân gian để phục vụ cho mục đích xấu xa của chúng là làm mê muội nhân dân với những suy nghĩ cam chịu, những mong đợi hạnh phúc sau khi chết Nhưng những ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến và tôn giáo đối với TCT dù có cũng không phá hoại được tính chất
cơ bản của nó là tính nhân dân
TCT là loại văn xuôi truyền miệng dài, lắm tình tiết nên dễ biến đổi về nội dung và hình thức Thường thì cốt truyện đầu tiên bắt nguồn từ một sự việc xảy ra ở một địa phương nào đó và có liên quan đến những nhân vật có thực ít nhiều hấp dẫn, gây chú ý đối với nhân dân Cùng với quá trình lưu truyền từ đời này sang đời khác,
Trang 23qua không gian và thời gian, chung quanh cốt truyện có những tình tiết mới dần dần được bổ sung tạo nên cho TCT sự phong phú, phức tạp trong tình tiết “Tấm Cám” là truyện dài có nhiều tình tiết nhờ vào khả năng thu hút những sự việc mới để bổ sung vào cốt truyện trong quá trình lưu truyền Bên cạnh những vấn đề trung tâm là vấn đề
mẹ ghẻ con chồng, chị em cùng cha khác mẹ; là sự phản ánh mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ (tức mẹ con Cám) và nông dân (tức cô Tấm) thì những việc nuôi cá bống, dự hội mùa xuân, ướm giày, những kiếp luân hồi của Tấm, miếng trầu cánh phượng đã dần dần được đưa vào truyện với những nguyên nhân nhất định cùng những yêu cầu nhất định
TCT, trên con đường du lịch qua không gian và thời gian, không chỉ có khả năng thu hút những tình tiết mới bổ sung vào nội dung truyện mà còn có khả năng kết hợp với truyện khác để tạo thành một truyện dài hơn Ví dụ: truyện “Khổng lồ đúc chuông” móc lấy truyện “Trâu vàng Hồ Tây” (“Trâu vàng tiên du”); sự tích “Con dã tràng” có hai phần: phần đầu chứa đựng những tình tiết lấy từ TCT Trung Quốc đã Việt hóa đi, phần dưới là TCT của ta
Cũng chính trong quá trình lưu truyền, “Tấm Cám” đã trở thành TCT lịch sử Nhờ vào trí tưởng tượng phong phú của nhân dân nên đã có những sự chuyển hóa kì lạ
ấy Để chứng tỏ TCT là có thực, người xưa luôn cố ý gắn TCT với những di tích lịch
sử ở địa phương Vì thế khi “Tấm Cám” truyền đến vùng Hà Bắc thì nơi Tấm vớt tép được gắn ngay với sông Thiên Đức Tương tự, truyện “Đá vọng phu” ở Lạng Sơn thì gắn với hòn đá ở Lạng Sơn, ở Thanh Hoá thì gắn với một hòn đá khác cũng gọi là Đá vọng phu
Như vậy, sự hình thành TCT tuân theo hai xu hướng đối lập nhau: xu hướng lịch sư hóa và xu hướng khái quát hóa Trong đa số trường hợp thì xu hướng khái quát hóa chiếm ưu thế Tính không ổn định vừa là nhược điểm vừa là ưu điểm của tác phẩm văn học dân gian nói chung, TCT nói riêng Càng ít có tính chất ổn định, TCT lại càng sinh động Do đó, khi nghiên cứu TCT cần dựa vào nhiều dị bản khác nhau để có thể phân tích và đánh giá đúng tác phẩm
Trang 241.2.1 Đặc điểm nội dung
TCT phản ánh một cách sinh động, và chân thật đời sống dân tộc Vì TCT đã nảy sinh từ cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân, đã phát triển cùng với trí tưởng tượng đầy tính chất lãng mạn nhưng cũng rất chân thật của họ; là vì TCT không bao giờ chịu bằng lòng với những gì đã có mà trái lại nó sẵn sàng thu hút lấy những vấn đề mới từ trong cuộc sống vốn rất năng động và nhiều biến đổi, từ đời sống nội tâm phong phú của nhân dân lao động
TCT của ta bao gồm một số truyện có nguồn gốc trong nước và một số truyện
có nguồn gốc từ bên ngoài Những truyện có nguồn gốc từ bên ngoài nhưng để được nhân dân ta chấp nhận thì đó cũng phải là những truyện phù hợp với tâm hồn dân tộc, đời sống dân tộc Và cũng tuân theo tính chất không ổn định của TCT, những truyện
có nguồn gốc nước ngoài dần dần được bổ sung, biến đổi để ngày càng theo khuôn khổ tư tưởng và tình cảm của dân tộc
Theo quy luật chung của văn nghệ dân gian, TCT thường liên quan đến những phong tục lâu đời của dân tộc Vì thế, chúng ta dễ dàng tìm thấy những TCT có nội dung giải thích một cách lí thú những phong tục mà nhân dân không hiểu tại sao lại có
và bắt đầu như thế nào với lời kết luận đại khái là: “ Từ đó, người nước Nam có tục lệ ” truyện “Trầu cau” gắn liền với tục ăn trầu, truyện “Bánh chưng, bánh giầy” gắn liền với tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết, hội hè hay các sự tích “Ông bình vôi”, “Ông đầu rau”, “Cây nêu ngày Tết” đều gắn với những phong tục cổ xưa của nhân dân ta Tuy nhiên, không phải TCT gắn với một tục lệ nào đó thì cũng nhằm mục đích chính là giải thích phong tục
Trong đa số truyện, nội dung chính không nhằm giải thích tục lệ Truyện
“Trâu vàng Hồ Tây” liên quan tới tục đúc con Kim ngưu để yểm núi sông Nhưng truyền cho đến bay giờ, truyện “Trâu vàng Hồ Tây” không hề biểu hiện mối liên quan
đó Truyện “Tấm Cám” cũng thế, mặc dù gắn với tục lệ liên quan với đôi giầy trong
Trang 25sinh hoạt của một số dân tộc và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của tình tiết truyện Nhưng đến nay, nội dung của truyện đã mở rộng rất nhiều
TCT nảy sinh trên cơ sở của mọi khía cạnh sinh hoạt xã hội Điều đó có nghĩa
là không phải TCT nào cũng gắn với phong tục bởi rất nhiều khía cạnh sinh hoat xã hộikhông hề bao giờ trở thành tục lệ Nhiều TCT được sáng tác ra để giải thích các sự vật trong thiên nhiên của đất nước ta, đặc biệt là những sự vật quen thuộc, gắn bó với đời sống của nhân dân Có thể nói bất cứ vùng nào trên đất nước tươi đẹp của ta cũng đều có khả năng gợi mở trí tưởng tượng phong phú của người xưa để những quả núi, những khúc sông, những cánh đồng trở thành đối tượng giải thích của nhiều TCT như: “Sự tích núi Bà đội om”, “Sự tích Vịnh Hạ Long”, “Sự tích Hồ Gươm” Vì thuộc thể loại tự sự nên cả trong những TCT phản ánh phong cảnh thiên nhiên của đất nước ta cũng có thể tìm thấy vài nét phác họa đơn giản, súc tích Nhưng bấy nhiêu thôi, cũng đã giúp ta thấy được tấm lòng, tình cảm của tác giả dân gian đối với quê hương đất nước
Ngoài những cảnh trí của đất nước thì những sự vật trong thiên nhiên như chim, thú, cây cỏ cũng là đối tượng giải thích của TCT Các truyện “Sự tích quả dư hấu”, “Sự tích chim “Quốc””, “Sự tích cây vú sữa”, ”Sự tích trái sầu riêng”, “Sự tích con Khỉ” là những truyện được phổ biến tương đối rộng trong số vô vàn TCT gắn bó với thiên nhiên của đất nước trong quá trình phát triển dân tộc
Do tính chất của thể loại, bao giờ TCT cũng nhân những vấn đề thiên nhiên để nói những vấn đề xã hội Tác giả dân gian qua truyện “Sự tích chim “Quốc” “để nói lên tình bạn chung thủy Trong TCT, những vấn đề xã hội thường chiếm ưu thế đối với những vấn đề thiên nhiên Vì xét cho kĩ, đa số TCT đã hình thành trên cơ sở những vấn đề xã hội
Phần lớn TCT nêu lên những bài học thực tiễn về cuộc sống trong xã hội Có khi tác giả dân gian vạch rõ xét người không nên quá chú trọng đến bề ngoài mà tài năng, tâm hồn mới là giá trị đích thực đáng để ta lưu tâm (trong các truyện về những nhân vật xấu xí có tài như: “ Sọ dừa”, “Trương Chi”, “Hà Ô Lôi”… ) Có khi tác giả
Trang 26dân gian muốn tỏ rằng người đời không nên nóng vội (truyện “Lẩy bẩy như Cao Biên dậy non”) hoặc không thể tự mãn được (truyện Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho”)…
Thực trạng xã hội mà TCT phản ánh hết sức đen tối, nhìn vào truyện thấy đầy rẫy những cảnh tượng đáng sợ như anh cướp hết phần em (truyện “Cây khế”), chị gái
xô em xuống sông để cướp chồng (truyện “Sọ Dừa”), anh nuôi hãm hại em để hưởng công danh (truyện “Thạch Sanh”) Nêu lên những điều chua xót về thế tình bạc bẽo, con người bất nhân, tác giả dân gian không coi đó là bản chất phổ biến Những mặt tiêu cực trong truyện nhằm làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật chính, nhằm khẳng định sức mạnh của chính nghĩa và thường thì kết thúc TCT cũng là lúc khép lại những cảnh tượng đáng sợ bởi những kẻ xấu đều bị trừng phạt thích đáng
Tinh thần lạc quan yêu đời và lòng yêu thương, quý trọng con người với những phẩm chất cao quý, những mối quan hệ tốt đẹp là phần cốt lõi trong TCT thể hiện triết lí sống và đạo lí truyền thống cao đẹp của nhân dân Yêu đời và thương người là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau Tinh thần lạc quan yêu đời là cơ sở của lòng yêu thương người và toàn bộ đạo đức truyền thống của nhân dân Tinh thần lạc quan trọng TCT không chỉ thể hiện qua biểu hiện dễ thấy là sự kết thúc hậu Có nhiều truyện kết cục bi thảm, không “có hậu” nhưng không thể cho rằng đó là những truyện bi quan, tiêu cực Trái lại, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm
tin vào con người vẫn toả sáng cho dù số phận của nhân vật có bi thảm thậm chí họ phải nhận lấy cái chết Bởi đó là những cái bi thảm không bi quan, những cái chết không tiêu cực Trong “Sự tích con Sam”, những con Sam lúc nào cũng đi sóng đôi chính là hậu thân của hai vợ chồng thương nhau rất mực nhưng không may chết đuối khi chồng đang dìu vợ vượt biển Hình tượng được tạo nên trong sự tích thật đẹp bởi
nó kết tinh được ý nghĩa của mối quan hệ vợ chồng mà nhân dân ta xem trọng và vẫn duy trì được Chúng ta còn tìm thấy trong nhiều TCT những cái chết để cho lẽ phải và đạo lí cao đẹp của con người được sống Đó là cái chết của anh Nhân trong “Sự tích chim “Quốc”” để cho tình bạn thủy chung được sống, cái chết của người vợ trong “Sự tích Đá vọng phu” để tình nghĩa vợ chồng sâu nặng tạc vào đá núi, tồn tại muôn đời
Trang 27Trong kho tàng TCT Việt Nam, có những truyện phản ánh khả năng của nhân dân Nhân vật chính thường có khả năng phi thường chất liệu để xây dựng nhân vật được lấy từ thực tiễn cuộc sống về hình ảnh của những người lao động còn nhiều đói khổ nhưng siêng năng, chăm làm Khả năng của nhân vật được tạo nên từ sự kết hợp của trí tưởng tượng với tâm lí chất phác ngây thơ cùng niềm tin ở khả năng lao động của người dân xưa Trong loại truyện này, có những truyện kể lại kì tích của những người có sức khoẻ phi thường như truyện “Lê Như Hổ”, truyện “Thạch Sanh”, truyện
“Ông Ồ” các nhân vật trong truyện đều kì vĩ bởi sức khỏe tuyệt luân nhưng lại rất đời thường bởi họ cũng ở trong nhân dân lao động mà ra Thạch Sanh tuy rất phi thường với nhiều những chiến công: giết xà tinh, đại bàng, thắng quân mười tám nước chư hầu nhưng chàng cũng mang hình ảnh của người tiều phu vạm vỡ, đóng khố với lưỡi búa và gánh củi từ bao giờ rồi đã rất gần gũi với nhân dân Lê Như Hổ tuy rất đáng phục khi chỉ trong một buổi đã phát ba mẫu cỏ, nửa ngày gặt xong hai mẫu lúa, nhưng chàng cũng mang hình ảnh quen thuộc của người nông dân siêng năng với những công việc đồng áng TCT về nhân vật khỏe mạnh không những thể hiện ước vọng thiết tha về một sức khoẻ phi thường, mà còn nói lên niềm tự hào của nhân dân
về khả năng lao động của mình
Bên cạnh những truyện về người lao động khỏe, có những truyện đề cao tài nghệ khéo léo của người lao động (các truyện “Ba chàng thiện nghệ”, “Người thợ mộc Nam Hoa”, “Bùi Cầm Hổ” ) hoặc đề cao tinh thần nổ lực kiên trì của người lao động (các truyện “Cố ghép”, “Cây tre trăm đốt”, “Bảy Giao Chín Quỳ” ) Có những truyện miêu tả óc nhận xét tinh vi, trí phán đoán mẫn tuệ của các tác giả dân gian (như các truyện: “ Có lai làm chứng”, “Người ả đào với giặc Minh”, “Chàng ngốc được kiện” )…
TCT thể hiện rất rõ triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân Triết lí “ở hiền gặp lành” là biểu hiện cao nhất của ước mơ công lí “Ở hiền gặp lành”
là niềm tin và triết lí được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong hầu hết các thể loại sáng tác dân gian truyền thống của người Việt, nhưng tập trung nhất là ở TCT
Trang 28Triết lí này chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của nhiều TCT về nhiều mặt từ đề tài, chủ đề đến xây dựng cốt truyện, nhân vật… Trong hầu hết các truyện, kẻ
có tội ác nhất định không tránh khỏi hình phạt thích đáng, bất kể y thuộc tầng lớp nào Bởi tác giả dân gian không chỉ phản ánh, tố cáo, lên án những âm mưu xấu xa, những thủ đoạn độc ác của chúng mà còn tìm cách loại trừ, tiêu diệt chúng vì cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho những người lương thiện Lý Thông tham tài tham sắc, phụ nghĩa quên ơn, hãm hại Thạch Sanh, bị trời đánh và sau đó hóa kiếp bọ hung, đời đời chui rúc nơi hôi hám Người anh trong truyện “Cây khế” tự chuốc lấy cái chết nhục nhã từ chính lòng tham không đáy của hắn Cám trong truyện “Tấm Cám” phải chết để trả lại cho Tấm cuộc sống bình yên mà Tấm xứng đáng được hưởng Trừng phạt những nhân vật đại diện cho cái ác, tác giả dân gian muốn có sự đền bù xứng đáng cho người lương thiện Nhiều nhân vật đại diện cho điều thiện đã được đổi đời, được đền bù xứng đáng Sọ Dừa thì đỗ trạng nguyên và lấy được con gái phú ông, Tấm trở về với ngôi vị hoàng hậu, Thạch Sanh cưới công chúa và lên ngôi vua… Các TCT loại này cho thấy tác giả dân gian của truyện có cái nhìn hiện thực xã hội rất sâu sắc và sự phản ánh ước
mơ công lí của nhân dân rất triệt để
Trong TCT, những vấn đề xã hội thường chiếm ưu thế đối với những vấn đề thiên nhiên Điều đó cũng dễ hiểu Xét cho kỹ, đại đa số TCT đã hình thành trên cơ sở những vấn đề xã hội, trước hết là những mâu thuẫn giai cấp Những mâu thuẫn đó thực
là thiên hình vạn trạng Khi thì mâu thuẫn giai cấp được biểu hiện trong quan hệ của Nhà nước phong kiến đối với nhân dân Đó là trường hợp những truyện như “Người
họ Liêu và Diêm Vương”, “Quận He”, “Chàng Lía”… Khi thì mâu thuẫn giai cấp được biểu hiện trong quan hệ của địa chủ hoặc phú thương đối với nhân dân Đó là trường hợp những truyện như: “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Bà chủ và người đi cày”…
Mâu thuẫn giai cấp được biểu hiện trong quan hệ của địa chủ, phú ông hoặc phú thương đối với nhân dân là mâu thuẫn chủ yếu được phản ánh trong TCT Bởi đối với nhân dân lao động thì bọn này trực tiếp đàn áp bóc lột nhiều hơn TCT đã vạch rõ
Trang 29sự đối lập giữa cảnh giàu có kiêu sa của bọn địa chủ, phú ông, phú thương với cảnh bần hàn của nông dân Người nông dân trong TCT thường được miêu tả là những con người nghèo về vật chất mà giàu về nhân cách, chất phác mà thông minh, hiền lành mà dũng cảm Cô thôn nữ hay anh trai cày trong các TCT đều tiêu biểu cho bản chất tốt đẹp của người lao động Trái ngược hoàn toàn với bản chất và hoàn cảnh sống của nông dân, bọn địa chủ, phú ông, phú thương thường được miêu tả như những kẻ giàu
có nhưng keo kiệt, gian ác nhưng ngu dốt, hống hách nhưng hèn nhát Từ mụ địa chủ (trong truyện “Bà chủ và người đi cày”), mụ dì ghẻ (trong truyện “Tấm Cám”), lão phú ông (trong truyện “Cây tre trăm đốt”), đến tên phú thương Lý Thông (trong truyện
“Thạch Sanh”) đều cùng bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột, là nguồn gốc chính của mọi tai họa đối với nhân dân Hình thức bóc lột của chúng cũng biến hóa khó lường Khi thì chúng che giấu âm mưu cay độc trong những lời nói dụ dỗ khéo léo đến nỗi nông dân mắc lừa Lão phú ông trong truyện “Cây tre trăm đốt” đã lấy con gái để làm mồi và bằng những lời dụ dỗ đã giữ anh trai cày làm không công cho hắn qua năm này tháng nọ Khi thì chúng thể hiện sự bóc lột trắng trợn như trong các truyện “Tấm Cám”, “Sự tích con Khỉ”
Mâu thuẫn giữa bọn quan lại cao cấp và nhất là nhà vua ít được phản ánh trong TCT Bởi chúng ở xa và ít tiếp xúc với nhân dân Tuy vậy, cũng có những TCT vạch tội, đả kích mạnh vào vua chúa Truyện “Tại sao sông Tô Lịch và sông Thiên Phù hẹp lại” không chỉ đả kích vào một tên bạo chúa mà còn đả kích vào cả một triều đại phong kiến
TCT miêu tả xã hội của các tầng lớp bóc lột với các luật thú rừng tàn bạo với thứ đạo lý tanh hôi “người ăn thịt người” không ngoài mục đích vạch rõ tội ác của giai cấp thống trị và đề cao những nhân vật thuộc nhân dân lao động chống lại chúng TCT thường miêu tả cuộc đấu tranh giai cấp như là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác Cái ác lúc đầu bao giờ cũng mạnh hơn cái thiện Nhưng trong quá trình diễn biến của truyện, cái ác suy yếu dần, cái thiện lớn mạnh dần và sau cùng đã chiến thắng Từ anh trai cày trong các truyện “Cây tre trăm đốt”, “Bà chủ nhà và người đi cày”, cô thôn nữ trong
Trang 30các truyện “Sự tích con Khỉ”, “Tấm cám” cho đến chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh”, dầu hoàn cảnh có những điểm khác nhau, nhưng họ đều thuộc lực lượng đại diện cho cái thiện đấu tranh đến cùng với cái ác để đi đến thắng lợi Tất nhiên để thắng lợi, họ có được sự giúp đỡ của Bụt, Tiên, Thần linh Chiến thắng của cô Tấm trước mẹ con Cám có sự góp mặt của ông Bụt hiền hậu, con gà nhanh nhẩu, đôi giày kì lạ… Chàng Thạch Sanh không phải một mình mà chiến thắng được bao nhiêu thế lực hắc ám Thiên thần đã dạy cho chàng võ nghệ, thái tử con vua thủy tề, cây đàn thất huyền… đều có phần đóng góp vào thắng lợi của Thạch Sanh, thắng lợi của chính nghĩa
Thiện phải chiến thắng và được khen thưởng, ác phải thất bại và chịu hình phạt Đó là kết cục của mỗi TCT Mức độ và hình thức thưởng phạt đối với các nhân
vật đại diện cho điều thiện và điều ác ở trong TCT Việt được thực hiện có phân biệt, tương xứng với tài đức, tội trạng của từng nhân vật Cô Tấm đẹp người, đẹp nết, chịu thương chịu khó, chịu nhiều thiệt thòi, được lấy vua trở thành hoàng hậu Thạch Sanh
có tài năng, đức độ, có nhiều công tích được lấy công chúa và làm vua Sọ Dừa thì đỗ trạng Người em (trong truyện “Cây khế”) là người nghèo khổ, hiền lành nhưng không
có tài năng, công tích gì đặc biệt nên chỉ được Chim thần cho vàng (vừa đầy chiếc túi
“ba gang”) để trở thành giàu có mà thôi Hình phạt dành cho bọn gây tội ác thường rất khốc liệt và cũng có sự phân biệt rõ Lý Thông vong ân bội nghĩa, lợi dụng, lừa gạt, cướp công và hãm hại Thạch Sanh thì bị trời đánh hóa thành kiếp bọ hung Người anh (trong truyện “Cây khế”) ích kỉ, tham lam thì Chim thần cũng chỉ chiều theo tham vọng của hắn để cho hắn phải tự chuốc lấy cái chết nhục nhã mà thôi…
Cuộc đấu tranh giai cấp dù có đưa đến biện pháp trừng phạt nào đi nữa thì trong đa số trường hợp vẫn có ý nghĩa vì đạo đức Sự thưởng, phạt trong TCT nhìn chung đều được nhìn nhận và giải quyết theo yêu cầu đạo đức Đạo đức trong TCT vừa là đạo đức thực tiễn, vừa là đạo đức lí tưởng của nhân dân Vì thế nó rất cao mà không xa, rất xưa mà không cũ
Trang 31Ở giai đoạn hưng thịnh của chế độ phong kiến, khi giai cấp phong kiến còn đại diện cho những quyền cơ bản của dân tộc, nó đã biết dựa trên cơ sở dân tộc, động viên được lực lượng nhân dân để xây dựng và bảo vệ đất nước Ở giai đoạn này, sự phân hóa giai cấp chủ yếu diễn ra trong cầu trường sinh hoạt và quan hệ gia đình, được đánh giá từ quan điểm của xã hội thị tộc cổ đại Đa số TCT mới nêu cao được yêu cầu đạo đức, mà chưa thể hiện rõ rệt yêu cầu chính trị của nông dân Chỉ đến giai đoạn sau của chế độ phong kiến khi mà ách thống trị của giai cấp phong kiến quá ư nặng nề thì yêu cầu chính trị mới được đề ra cho cuộc đấu tranh của nhân dân Người nông dân sau nhiều đời nếm trải đủ mùi cau đắng của bộ máy quan liêu phi lí, thối nát, của thiên tai liên tiếp, của loạn lạc triền miên… buộc phải lựa chọn con đường đấu tranh trường kì chống giai cấp phong kiến Các phong trào ấy tất nhiên được phản ánh vào trong văn học dân gian Điều này giải thích vì sao giai đoạn bão táp của chiến tranh nông dân cũng là giai đoạn phát triển huy hoàng của văn học dân tộc Cùng với các bài về nông dân khởi nghĩa, các TCT về anh hùng nông dân đã ít nhiều phản ánh được yêu cầu chính trị của nhân dân trong những cao điểm của lịch sử Những truyện “Chàng Lía”,
“Quận He”, “Nam Cường”, “Cố Bu”, “Vợ Ba Cai Vàng”… đã miêu tả anh hùng nông dân, đã giải quyết những yêu cầu chính trị theo quan điểm của nông dân thời xưa Cảm quan đạo đức vẫn xuyên thấm trong cấu trúc hình tượng nghệ thuật, đồng thời đã gắn với ý thức xã hội - chính trị phát triển của người nông dân cách mạng
Những nhân vật như Quận He, Chàng Lía, Nam Cường, Cố Bu… đều giống nhau ở chỗ có sức khỏe, tài trí, có tinh thần dũng cảm, có lòng trượng nghĩa và niềm căm thù sâu sắc đối với chế độ mục nát của nhà nước phong kiến Họ mang những ưu điểm của quần chúng nông dân và những nét phi thường mà nhân dân gán cho họ Chàng Lía một mình đánh tan cả bọn cướp Truông Mây, đi cướp của người giàu, chia cho người nghèo, bày mưu đánh quân triều đình, tính mẹo giết bọn tham lam Quận He thì khỏe như voi, tiếng to như sấm, bơi giỏi như cá, một mình chém quân triều đình như chém chuối, lừa ngục quan để thoát thân, giả thua để nhử địch mà tiêu diệt Hầu Tạo thì một mình vào doanh trại bắt võ tướng Lê Văn Duyệt ra đón và nộp tiền thuế…
Trang 32Bên cạnh những ưu điểm, các anh hùng lại có những nhược điểm của nông dân Chàng Lía vì chủ quan đối với người vợ mới mà thua đậm đến nỗi bỏ mình Ba Vành vì uống rượu quá say mà bị bắt Ngoài ra, những anh hùng nông dân còn mang những nhược điểm của bản thân tư tưởng nông dân, phản ánh trình độ sản xuất thấp kém, kỹ thuật lạc hậu, hiểu biết ít ỏi Đó là đầu óc mê tín, bảo thủ, lệ thuộc tập quán… Cố Bu, Nam Cường đều dùng phép phù thủy để đánh địch Quận He lại rất tin vào mệnh trời thể hiện qua câu nói: “Nếu thời không hại ta thì lũ chó chết đừng có hòng mó đến người ta”
Nhìn chung, các TCT về anh hùng nông dân có nhiều chỗ yếu do những hạn chế trong tư tưởng của nhân dân thời xưa Những anh hùng trong TCT được đề cao quá đáng phản ánh tư tưởng sùng bái cá nhân anh hùng của nông dân Các anh hùng
dù có mang những nét tiêu biểu của nông dân nhưng được coi là những bậc siêu nhiên xuất hiện để cứu vớt sinh linh Sự nghiệp giải phóng nhân dân gắn với số phận của họ:
họ sống thì sự nghiệp giải phóng nhân dân phát triển, họ chết thì sự nghiệp đó cũng hết Quá đề cao, sùng bái anh hùng dù là anh hùng của nhân dân tức là đang hạ thấp vai trò của nhân dân Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tư tưởng tính của truyện bị giảm đi nhiều Ngoài ra, ta còn tìm thấy chỗ yếu của TCT về anh hùng nông dân ở chỗ truyện bị chi phối nhiều bởi những quan điểm phong kiến và tôn giáo ngự trị trong đầu óc của nhân dân ngày xưa, ngay cả trong những lúc phong trào cách mạng nông dân lên cao nhất Tư tưởng của nhân dân xưa mặc dù đang chống lại ý thức hệ
phong kiến nhưng không thể một sớm một chiều có thể vươn ra khỏi khuôn khổ của ý thức hệ ấy khi mà nó vốn đã là những tư tưởng thống soái cả thời gian dài qua các triều đại phong kiến Nông dân và thợ thủ công dầu có đấu tranh quyết liệt chống giai cấp phong kiến thì cũng chưa thể quan niệm được một chế độ nào khác hơn chế độ phong kiến Cho nên chế độ xã hội lí tưởng trông mong ước của nhân dân vẫn là một chế độ có vua quan tốt, dân chúng ấm no Vì thế cao trào Tây Sơn dù có lật đổ chế độ phong kiến thì cũng thiết lập một triều đại phong kiến mới là nhà Nguyễn Tây Sơn mà thôi Ngoài việc phải chịu những ảnh hưởng rất nặng của ý thức hệ phong kiến, nhân
Trang 33dân xưa còn bị những quan điểm tôn giáo ngự trị trong đầu óc họ TCT đã miêu tả anh hùng nông dân với cả một vầng hào quang kì diệu Bên cạnh sự đề cao các anh hùng theo phương pháp của văn học dân gian, TCT thường có những sự bịa đặt mang tính chất tôn giáo Các tác giả dân gian đã rất tin vào mệnh trời và quy nguyên nhân thất bại của các phong trào nông dân khởi nghĩa cho mệnh trời Quả là những quan điểm phong kiến, tôn giáo đã thống trị xã hội một cách ghê gớm!
Dầu sao TCT về anh hùng nông dân là loại truyện có tính tư tưởng cao, có tính chiến đấu mạnh mẽ hơn những truyện khác ở chỗ phản ánh yêu cầu kinh tế của nông dân là xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và yêu cầu chính trị của nông dân là đạp đổ chế độ thống trị tàn bạo của vua quan Trong điều kiện các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi và kéo dài hợp thành cơn bão táp làm chấn động nền móng của các vương triều, TCT lịch sử đã phản ánh những sự kiện lịch sử mà chính sử
cố ý bỏ qua, đính chính những chân lý lịch sử bị giai cấp thống trị xuyên tạc… Vì vậy, ngoài giá trị văn học, chúng lại có giá trị như những sử liệu của nhân dân
Lịch sử nước ta không chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp mà còn là lịch sử hai nghìn năm chống giặc ngoại xâm Dân tộc ta đã luôn phải chống giặc từ mọi ngã kéo đến, đặc biệt là phong kiến phương Bắc TCT đã phản ánh sự thực lịch sử ấy Do đó, bên cạnh những TCT về nông dân khởi nghĩa còn có những TCT về những sự kiện lịch
sử, những nhân vật lịch sử khác Đó là những anh hùng dân tộc như: Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi… có công lớn trong công cuộc đấu tranh chống xâm lăng, thống nhất đất nước Sẽ là thiếu sót vô cùng to lớn nếu không nhấn mạnh đến sự đóng góp của các nữ anh hùng cho truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc hàng mấy nghìn năm của nhân dân ta TCT lịch sử cũng đã lưu giữ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu đã ghi nhớ sự tích anh hùng của hai nàng công chúa nhà Trần, nàng Đào Thị, Nang Quát phu nhân, và sau này là bà Thiếu Phó, bà vợ Ba Cai Vàng… Các nhân vật lịch sử trong TCT lịch sử đã được tô điểm thêm rất nhiều phần
hư cấu, đã được xây dựng trong sự kế thừa TT Lạc Việt về mặt xây dựng hình tượng anh hùng Hình tượng anh hùng dân tộc trong TCT lịch sử không có được cái tầm vóc
Trang 34khổng lồ như hình tượng các anh hùng trong TT nhưng cũng không kém phần kì vĩ Anh hồn của Bà Triệu quyện với thanh gươm báu biến thành ánh hào quang, Đinh Bộ Lĩnh được rồng hiện ra giúp đỡ vượt qua dòng nước xiết, Lê Lợi được Long quân cho mượn gươm thần… Như vậy, nếu tước bỏ đi cái màn tôn giáo, chúng ta vẫn thấy được,
từ rất lâu rồi, nhân dân ta đã có ý thức kế thừa truyền thống, tranh thủ lấy sức mạnh của cha ông đã tích lũy được tạo nên sức mạnh mới để hoàn thành nhiệm vụ mới
Vẫn với ý nghĩ các vị anh hùng quá cố còn đang sống ở một thế giới khác, luôn theo dõi, phù hộ con cháu vượt qua khó khăn, gặp được nhiều may mắn, nhân dân
ta tôn các vị anh hùng quá cố lên địa vị thần linh và thờ cúng họ Các TCT lịch sử là yếu tố có cùng thời với các sự kiện lịch sử mà nó phản ánh Nhưng sự thờ cúng có thể xuất hiện rất lâu về sau so với thời điểm xảy ra những sự kiện lịch sử Bởi nghi lễ và phong tục gắn với một sự kiện lịch sử, một huyền tích là cả một chỉnh thể và không thể hình thành trong một sớm một chiều TCT lịch sử đã không tồn tại tách rời sự thờ cúng, nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục Nó được kể như để viện dẫn nhằm minh giải cho
sự thờ cúng, nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục đó Ngược lại, chính những yếu tố này lại chứng minh tính xác thực của TCT lịch sử Các nhân vật anh hùng trong TCT lịch sử đều được thờ hoặc ở quê quán, hoặc ở nơi ghi lại dấu tích chiến công, hoặc ở nơi tựu nghĩa và trở thành thần hoàng của một làng xã (thờ ở đình) hay vị thần ở đây (thờ ở đền) Trong nhận thức của nhân dân, TCT lịch sử không chỉ là lịch sử, không chỉ là kí
ức về sự kiện lịch sử mà còn là bài học lịch sử được ông cha nghiền ngẫm tự bao đời
Nó không chỉ hướng về quá khứ mà còn cần cho người đang sống Ngày xưa đã thế
mà ngày nay vẫn thế Chúng ta luôn tìm thấy trong những TCT về anh hùng dân tộc những kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay Do
đó, thưởng thức TCT, qua đó, học tập những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo phù hợp với tình hình mới của đất nước bao giờ cũng cần thiết
TCT phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu muôn
vẽ với những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử TCT biểu hiện cách nhình
Trang 35hiện thực của nhân dân đối với thực tại TCT nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lý xã hội… Nhưng TCT cũng có những mặt hạn chế, tiêu cực
Dưới chế độ cũ, tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động chỉ xuất hiện như những yếu tố cho nên không khỏi bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng của giai cấp thống trị vốn đã được xây dựng thành hệ thống vững chắc Giai cấp thống trị không chỉ thống trị xã hội bằng những ý thức hệ phong kiến mà còn lợi dụng những nhược điểm của bản thân tư tưởng nông dân để đưa những giáo lí của tôn giáo thâm nhập vào trong nhân dân nhằm phục vụ cho lợi ích của chúng Thuyết “thiên mệnh”, thuyết “chính thống”, thuyết “túc mệnh” của tôn giáo đã được vua chúa đưa ra “dạy dân” thông qua những huấn điều, giáo điều, được tăng lữ, đạo sĩ dùng dưới hình thức những TCT những bài hát… khi thuyết pháp Những truyện như “Giếng Việt”, “Từ Đạo Hạnh”, “Mục Liên”, “Quỉ nhập tràng”… đã được sáng tác để phục vụ cho mục dích của giai cấp thống trị ru ngủ nhân dân trong suy nghĩ an phận thủ thường, nhẫn nhục phục tùng, hưởng lạc thoát li Và chính trong quá trình lưu truyền, những yếu tố tiêu cực của các truyện trên đã ảnh hưởng vào nội dung của các TCT do nhân dân sáng tác theo quy luật chung của những tác phẩm truyền miệng
Thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận là những ý thức hệ của phong kiến, tôn giáo đã nhiều hoặc ít, trực tiếp hoặc gián tiếp, ảnh hưởng đến tư tưởng nhân dân và nhập vào TCT Nhưng điều đó không có nghĩa là TCT tiếp thu hoàn toàn ý thức hệ phong kiến hoặc tư tưởng tôn giáo Trái lại, nhân dân nhiều khi đã thể hiện thái độ và cách đánh giá riêng tạo nên một sự cách biệt rõ ràng với sự thể hiện thái độ và cách đánh của giai cấp cầm quyền Theo xu hướng tự nhiên, TCT lịch sử dân gian có sự chú
ý ưu tiên tới các vị anh hùng xuất thân tầm thường là những kẻ chăn trâu, đan sọt, đánh cá… (những truyện về Đinh Bộ Lĩnh, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu…), những ông vua có nguồn gốc bình dân hoặc “lí lịch không rõ ràng” (như trường hợp Lý Công Uẩn, Lê Thánh Tông…) Trong khi đó các nhà chép sử phong kiến đã phải thêu dệt, tô
vẽ ra những chuyện nhằm thần thánh hóa sự ra đời của những ông vua đó hoặc cố gán ghép, tán tụng sao cho có khẩu khí đế vương TCT lịch sử thể hiện sự quan tâm khác
Trang 36Nhân dân chú trọng khai thác những tình tiết nói lên mối quan hệ gắn bó giữa các ông vua, các vị anh hùng với nhân dân và nêu bật vai trò quyết định của nhân dân đối với
sự nghiệp của họ Trong TCT thế sự, nhân dân đã xây dựng hình ảnh ông vua, bà hoàng hậu đã được dân gian hóa theo mẫu mực anh trai làng và cô thôn nữ TCT đưa những ông vua, bà hoàng hậu mà nhân dân mơ ước vào lâu đài nhưng trong cách ứng
xử, trong thói quen hàng ngày, nó vẫn thuộc về nhân dân Đó là ông vua với thú vui bình dân la cà ở hàng nước, bà hoàng hậu trèo cau hái quả cúng bố… Cùng với ông vua, bà hoàng hậu thì những tiết chế phong kiến khi đưa vào TCT đều được dân gian hóa Khi chưa thể quan niệm sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của ông Bụt, ông Tiên, ông Thần, khi không mượn những cái đó nhân dân cũng không biết lấy gì để thể hiện ước mơ đậm đà tính chất thế tục của mình về một tương lai tươi sáng, một xã hội công bằng, nhân ái, một cuộc sống hạnh phúc trong lao động vui tươi, sáng tạo, nhân dân ta đành phải gán cho chính nghĩa một sức mạnh siêu nhiên thần kì Tuy vậy, Trời, Bụt, Thần, Tiên, sự biến hình theo tín ngưỡng vật linh, sự hóa phép Đạo giáo phù thủy, sự hóa kiếp theo tín niệm Phật giáo, sự hóa thân như là hư cấu nghệ thuật thuần túy… tất
cả những cái đó, trong TCT dân gian, xét đến cùng không có mục đích đề cao tôn giáo tuyên truyền giáo lí, phụ họa tín ngưỡng mà còn ít nhiều thể hiện sự phản ứng lại, chống lại Cô Tấm trong TDG mỗi lần bị giết là một lần sống lại, không phải để chịu đau khổ hơn như thuyết luân hồi quan niệm mà để thể hiện sự không chịu thua, sự đấu
tranh không khoan nhượng và để chiến thắng Tác giả dân gian đã lấy ngay hình thức thuyết luân hồi mà tăng lữ cố đưa vào truyện “Tấm Cám” để biểu hiện nội dung chống lại thuyết luân hồi Nếu như truyện “Người học trò và Liễu Thăng” có ý nghĩa chống lại những điều mê tín nhảm nhí, thì truyện “Ba cái đầu lâu Tây Sơn làm mất vía Minh Mệnh” đã ít nhiều chống lại thuyết thiên mệnh… Do đó, nếu không thấu hiểu ngôn ngữ riêng của tín ngưỡng, của tập tục, nhiều khi chúng ta sẽ hiểu sai ý nghĩa một số hình ảnh, chi tiết của TCT, hiểu sai ý nghĩa chung của tác phẩm Việc đánh giá TCT chỉ có thể chính xác trên cơ sở theo dõi, phân tích những ưu, nhược điểm của tư tưởng
Trang 37nhân dân và quá trình trong đó tư tưởng nhân dân tiếp nhận cũng như phủ nhận ảnh hưởng của ý thức hệ thống trị
TCT còn có những hạn chế Những hạn chế đó do hoàn cảnh lịch sử quy định Chúng ta không thể đòi hỏi nhân dân ngày xưa nghĩ khác, làm khác được cũng không thể đòi hỏi tác giả dân gian xây dựng truyện theo chiều hướng khác Nhưng nhìn chung nội dung TCT về cơ bản là lành mạnh, tư tưởng của nhân dân trong TCT luôn gắn bó với quyền lợi chính đáng của đa số người dân trong xã hội, luôn vươn về chân
lí
1.2.2 Đặc điểm nghệ thuật
Chúng ta vẫn còn biết được những hình thức xuất hiện và lưu hành của TCT
trong xã hội như là một thứ văn hóa tinh thần gắn liền với cuộc sống của người dân xưa Về hình thức nghệ thuật của TCT, chúng ta có thể nghiên cứu hình tượng, kết cấu, thậm chí cả ngôn ngữ văn học của tác phẩm trong một chừng mực nào đó
Nếu như TT có hình thức văn vần trong buổi thịnh thời của nó thì TCT thường
là văn xuôi TCT là văn xuôi mà lại tương đối dài và có tình tiết phức tạp Cho nên vấn
đề đặt ra là làm thế nào tác phẩm văn xuôi tương đối dài, phức tạp như TCT lại có thể ghi vào kí ức của nhân dân, phổ biến rộng rãi được trong dân gian bằng con đường truyền miệng
Để giải quyết vấn đề đặt ra, thỏa mãn được yêu cầu truyền khẩu, TCT thường
có cấu tạo theo đường thẳng Cốt truyện được xây dựng theo trình tự thời gian (việc gì xảy ra trước thì nói trước, việc gì xảy ra sau khi nói sau) Bên cạnh trình tự thời gian, trong TCT, cốt truyện cũng được xây dựng theo trình tự không gian Cốt truyện thường phát triển theo một mạch tình tiết chính Cùng với mạch tình tiết chính, cũng
có thể có một mạch tình tiết phụ nhưng thường ngắn và nhanh chóng nhập vào mạch tình tiết chính Chẳng hạn như truyện “Thạch Sanh” nhân vật chính - Thạch Sanh đã dẫn ta đi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác từ khi anh đi đốn củi, vượt qua bao nhiêu gian truân, lấy được công chúa, rồi khiến quân mười tám nước phải quy hàng,
Trang 38cho đến lúc anh được lên ngôi vua Đó chính là mạch chính phát triển theo trình tự những hành động của Thạch Sanh Bên cạnh mạch chính đó cũng có mạch phụ như đoạn kể công chúa tương tư Thạch Sanh, cảm thấy uất ức trước âm mưu cướp công của Lý Thông nên mắc bệnh
Cách cấu tạo theo đường thẳng có tính đơn giản, tạo sự thuận lợi cho việc ghi nhớ truyện (đặc biệt là những truyện có tình tiết lắm khi chồng chất li kì như truyện
“Tấm Cám”), phục vụ đắc lực cho việc lưu truyền TCT qua không gian, thời gian Mặc dù cách cấu tạo này có nhược điểm là làm cho tác phẩm thiếu sinh động nhưng TCT vẫn lựa chọn bởi chính những ưu điểm của nó cho việc ghi nhớ, phổ biến TCT theo con đường truyền miệng
Ở TCT, phạm vi dài ngắn, rộng hẹp của thời gian và không gian thường tương ứng, tỷ lệ thuận với nhau Thời gian càng dài thì sự việc diễn biến càng nhiều, không gian hoạt động của nhân vật càng rộng Cuộc đời của Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh” được phản ánh trong truyện khá dài (30 năm), phạm vi hoạt động của chàng cũng khá rộng (từ cõi trời xuống đầu thai vào nhà vợ chồng ông lão nhà nghèo làm nghề đốn củi, lớn lên và nối nghiệp cha vào rừng đốn củi, kết nghĩa anh em với Lý Thông giết Trằn Tinh, cứu công chúa…) Thời gian dài, không gian rộng mà lại phản ánh nhiều sự việc và truyền đạt bằng phương thức truyền miệng, TCT đã dùng thủ pháp phiếm chỉ nhằm giúp truyện được ngắn gọn, dễ lưu giữ vào trong trí nhớ của nhân dân qua nhiều thế hệ
TCT thường phiếm chỉ về tên người, tên địa điểm, thời điểm Nếu như trong TCT lịch sử, người ta có nêu lên một số danh từ riêng chỉ nhân vật, không gian, thời điểm (ví dụ : “Vào thời Lê, có một anh chàng nghèo khổ, quê ở Kẻ Treo, sát chân núi Hồng Lĩnh tên là Hổ – truyện Bùi Cẩm Hổ”), thì trong TCT thế sự người ta thường bắt đầu bằng : “ngày xửa ngày xưa” (phiếm chỉ thời gian), “ở một làng kia” (phiếm chỉ không gian), “có một người nông dân” (phiếm chỉ nhân vật) Chẳng hạn như truyện
“Cây tre trăm đốt”, người ta kể rằng “Ngày xưa, ở một làng kia có một lão nhà giàu thuê một anh canh điền…” Như thế không có nghĩa là TCT lịch sử không có xu
Trang 39hướng phiếm chỉ hóa nhân vật, không gian lịch sử, nhân vật lịch sử, những danh từ riêng chỉ không gian lịch sử được giữ lại trong TCT lịch sử đôi khi là cái cớ để nhân dân tin rằng truyện có thực, là cái nền trên đó là trí tưởng tượng của nhân dân xây dựng những tình tiết kì vĩ, mĩ lệ Vì vậy, những danh từ riêng trong TCT lịch sử nếu được lưu giữ cũng chỉ là vì nó cần thiết hoặc có ích cho việc lưu truyền Tức là ngay
cả trong TCT lịch sử, nhân dân cũng có xu hướng quên bớt những danh từ riêng không cần thiết, có xu hướng thay tên nhân vật bằng các biệt hiệu có lợi cho ý nghĩa của cốt truyện cũng như cho trí nhớ hơn… Tất nhiên ở TCT lịch sử không thể có sự phiếm chỉ hóa tuyệt đối Bởi nếu không móc vào lịch sử được thì truyện sẽ không còn là TCT lịch sử nữa
Trái lại, trong truyện đại đa số trường hợp, TCT thế sự không có danh từ riêng chỉ nhân vật, không gian, thời gian Tính phiếm chỉ ở đây là tuyệt đối Bởi TCT thế sự không có nhu cầu đặt ra danh từ riêng Trước hết bởi số lượng nhân vật, địa điểm trong truyện không nhiều Truyện “Cây khế” chỉ gồm bốn nhân vật là người (vợ chồng người anh, vợ chồng người em) và một nhân vật siêu nhiên thần kì (Chim Thần) Hơn nữa, TCT thế sự thay danh từ riêng bằng danh từ chung chỉ nghề nghiệp, chức vụ, lứa tuổi (“lão phú ông”, “cô con gái lão phú ông” “anh trai cày”…) không ngoài mục đích muốn sự việc, hoàn cảnh của truyện là sự việc, hoàn cảnh phổ biến, tâm sự của nhân vật trong truyện là tâm sự phổ biến Hoàn cảnh, số phận của nhân vật có tính chất phổ biến thì hoàn cảnh đó, số phận đó càng gần gũi với tất cả mọi người Tất cả mọi người
có thể tìm đến TCT để nghe thấy tiếng lòng thổn thức, khát vọng cháy bỏng của bản thân mình, của giai cấp mình Hoàn cảnh của anh trai cày trong truyện “Cây tre trăm đốt” cũng là hoàn cảnh của hàng ngàn hàng vạn anh trai cày khác thì những đau khổ của anh càng dễ khiến ta thương xót, những mơ ước của anh càng dễ khiến ta thông cảm và những thắng lợi của anh cũng là niềm mong ước của ta
Xu hướng khái quát hóa là một xu hướng có tính chất văn học Nhân dân khi sáng tác và lưu truyền TCT đã theo xu hướng ấy Bất cứ lão phú ông nào ở trong TCT cũng mang tính chất của giai cấp hắn là tham lam, keo kiệt, độc ác, gian xảo Bất cứ
Trang 40anh thợ cày nào cũng mang tính chất của giai cấp anh là thông minh, chăm làm, phúc hậu, thực thà Tính chất phiếm chỉ ít nhiều liên quan với tính chất khái quát trong TCT Khi nào lão phú ông trong truyện tiêu biểu cho hàng ngàn hàng vạn lão phú ông thì việc đặt tên cho hắn là không cần thiết
Trong một số TCT thế sự, ta gặp các danh từ riêng Điều đó không trái ngược với nhận định trên Bởi những danh từ riêng mà nhân dân lưu giữ hoặc là dễ nhớ, không cố định, có thể gọi nhân vật bằng tên này hay tên khác cũng thế như : Tấm, Cám, Ất, Giáp, Hai, Ba…; hoặc phải có ích cho việc biểu hiện nội dung tức là có ý nghĩa nhất định: danh từ riêng chỉ tên nhân vật gợi lên hình dánh của nhân vật (“Sọ Dừa” trong truyện Sọ Dừa), gợi lên thể chất của nhân vật (“Khô”, “Ướt” “Mạnh Mẽ”… trong truyện “Năm anh em”), gợi lên tính cách của nhân vật (“Lường” trong truyện “Con mụ Lường”), gợi lên ý nghĩa nghề nghiệp của nhân vật (“Điền” trong truyện “Cây tre trăm đốt”)
Ở những TCT có mục đích giải thích phong tục tập quán thì những danh từ riêng, nếu có, cũng gắn với việc giải thích ấy Trong truyện “Trầu Cau”, hai anh em nhân vật chính tên là Tân và Lang Hai chữ “tân”, “lang” ghép lại thì có nghĩa là cây cau, vợ người anh họ Lưu mà “phù lưu” có nghĩa là cây trầu không
Tóm lại, TCT thường gạt bỏ những gì cồng kềnh đối với trí nhớ Vì thế những danh từ riêng có khả năng tồn tại trong TCT phải trực tiếp có ích cho nội dung của truyện, hoặc phải là chỗ dựa để nhân dân có thể tin rằng truyện có thực trong lịch sử
mà không có hại cho việc truyền khẩu
TCT ít khi miêu tả phong cảnh Những phong cảnh được miêu tả trong TCT thường gắn chặt với sự phát triển tình tiết Cho nên ngay cả dưới hình thức kể miệng, những cảnh đó phải được miêu tả như trong truyện “Gốc tích ruộng thác đao” Việc miêu tả hòn núi Băng Sơn nhô lên giữa cánh đồng là cần thiết để chuẩn bị cho tình tiết quan trọng nhất của truyện – tình tiết Lê Phụng Hiểu đứng trên núi ném dao để nhận ruộng Trong truyện “Sự tích Hồ Ba Bể”, cần miêu tả tỉ mỉ cảnh đất sụt nước dâng, bọn người đạo đức giả bị tai họa, người lương thiện được an toàn để làm toát lên chủ