1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực Xuân Hòa - Phúc Yên ( Khóa luận tốt nghiệp )

66 598 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 17,04 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên của khóa luận tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô

giáo Nguyễn Thị Xuân Lan về sự định hướng trong khoa học và sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các giáo viên khối lớp

4, 56 hai trường Tiểu học Xuân Hoà, trường Tiểu học Đồng Xuân, đặc biệt là

giáo viên chủ nhiệm lớp 4A1 trường Tiểu học Xuân Hòa - thị xã Phúc Yên —

tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi, để tôi có thể hoàn thành tốt khóa

luận này

Đây là bước đầu tiên tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi sự thiếu sót Tôi mong sẽ nhận được sự góp ý của

các thầy cô và toàn thể bạn đọc đề khóa luận của tôi được hồn thiện hơn

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 nam 2013

Sinh viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Xuân Lan

Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là : Trung thực,

rõ ràng, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào

Nêu sai tơi xin chịu hồn tồn mọi trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 nam 2013

Sinh viên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5Á HT TH TH HH1 TT Hàng nh 1 1 LY do chon dé tai .cccccceeccecescecceceesecsceseesaceeeeveveseesenseneeseaeen 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn dé tai ccc ccc ee esetseeeeeenenee 2

3 Mục đích nghiên cứu đề tài - St tr rerererrrrered 4 4 Đối tượng nghiên cứu đề tài - scsxcx cv xrxrkrerererrrrered 4 5 Khách thể nghiên cứu + xxx SE chưng ren, 4 6 Phạm vi nghiên cứu đề tài 5s E3 cưnge g rrrere, 5

7 Giả thuyết khoa học - G-ccssx cv 1v cư ng ngư 5

8 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Gv ecrkd 5 9, Phương pháp nghiên cứu - - - c-Ă- Ăn se 5 10 Kế hoạch triển khai nghiên cứu - cv sex ceei 6

11 Cấu trúc đề tài . - - - - kStSxS*S SE SE 112111111111 tk 6 NỘI DUNG . - SE S3 ST T111 1111111111111 171111117111 1x 7 CHUONG 1: MOT SO VAN DE VE Ki NANG SONG VA GIAO DUC

KĨ NĂNG SÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC - + xxx c+z 7

1.1 Một số vẫn đề về kĩ năng sống - Gv ng neo 7

1.1.1 Khái niệm kĩ năng SỐn - + - ST ri 7 1.1.2 Phân loại kĩ HĂng SỐNG, - - + ST HH HH ru 8

Trang 4

CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4,5 . 5: 25

2.1 Mục tiêu chương trình môn Khoa học lớp 4,S 25

2.1.1 Một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực .- 25 2.1.2 Một số kĩ năng cơ ĐẲI - - S xxx rưệu 25

2.1.3 Một số thái độ và hành: VÌ À TH HT HH ru 25

2.2 Những điểm mới trong câu trúc nội dung chương trình môn

9.008.007 ố.ỐỀ ((( 26

2.2.1 Chú đề về con người và sức ÌkhƯ@ - - G5 SsceceSxssrrreree, 26 2.2.2 Chú đề về vật chất và năng lượïg - các cececrrereree, 26

2.2.3 Chủ đề thực vật và động vật SH eeerrệi 26 2.2.4 Chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên s5 s¿ 26 2.3 Ý nghĩa thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4,5 2 se cs+e£eesered 27 2.4 Chương trình môn Khoa học lớp 4,5 với việc giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh Tiểu học 5 6 SE SE EvcxEeEeEvErkrkrkrerererrrred 28 2.4.1 Chương trình môn Khoa học lớp 4 với việc giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh tiỂu HỌC St tt TH HT ng ng net 28 2.4.2 Chương trình môn Khoa học lớp 5Š với việc giáo duc ki nang

sống cho học sinh tiỂu HỌC St tt TH HT ng ng net 29 2.5 Các phương pháp thường sử dụng trong quá trình giáo dục kĩ

Trang 5

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5 Ở KHU VUC XUAN HOA - PHÚC YÊN -G Gv gvcgecrvrevee 36 3.1 Giới thiệu về khảo sát - - Gv cv S chưng 36

KIĂN Äj.Jn 36

KẾ v7.; 1 na en, Ý 36

3.1.3 Phương pháp, đỗi tượng khảo sát - Ác serersreerei 37

3.1.4 Địa bàn khảo Só( Ác E111 HH1 11111111111 tk 37 3.2 Thực trạng về trình độ giáo viên các lớp khối 4,5 38

3.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên tiêu học về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong

giai đoạn hẲiỆH HŒ} QQQ ST Ki và 40

3.2.2 Thực trạng hiểu biết của giáo viên tiểu học về khái niệm kĩ năng

3.2.3 Thực trạng nhận thức của giáo viên tiễu học vê khả năng lỗng ghép giáo dục kĩ năng sống của các môn học trong trường tiểu học 42 3.3 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5 ở các trường tiểu học khu vực Xuân Hòa — Phúc

Trang 6

3.3.3 Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy học trong môn Khoa học để làng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số trường tiêu học khu vực Xuân Hòa — Phúc Yên 47 3.3.4 Thực trạng việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong môn Khoa học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở mộ f số trường tiểu học khu vực Xuân Hòa — Phúc Vên 49 Kết luận chương 3 .- - - 5 -E St S SH S1 SE kiệt 53

CHUONG 4: NGUYEN NHAN CUA THUC TRANG VA MOT SO BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUQNG GIAO DUC KI NANG SONG

CHO HOC SINH TIEU HOC THONG QUA MON KHOA HOC

LỚP 4, 5 Ở KHU VỰC XUÂN HÒA - PHÚC YẼN - 54

4.1 Nguyén nhan cia thure trang 0 cc cccccceeeeeeeeeeeeeneneenensenensenes 54

4.2 Những biện pháp cần thiẾt G6 SE S33 rkrkrerererrrred %6

4.2.1 Nâng cao nhận thức của đột ngũ cán bộ quản lí 56 4.2.2 Nâng cao trình độ hiệu biêt và năng lực giáo dục của môi giáo

72.8 .4 56 4.2.3 Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục .- 57 4.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tiêu học 57

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đề thực hiện mục tiêu giảo dục toàn diện, nhà trường tiêu học không chỉ

quan tâm dạy chữ mà còn phải dạy cho các em cách sống, cách làm người, hay nói cách khác là giáo đục kĩ năng sống: Kĩ năng sống là năng lực để học sinh thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hang ngày, giúp các em có thể đáp ứng với mọi biến đổi của cuộc sống để có thể sống

một cách an toàn và khỏe mạnh

Kĩ năng sống có vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, nó giúp các em chuyên tri thức, tình cảm, niềm tin

thành giá trị xã hội, thành hành động thực tế mang tính tích cực xã hội, tính

xây dựng, đồng thời giúp họ có được sự thành công trong học tập, lao động và rèn luyện Kĩ năng sống như là cây cầu giúp học sinh vượt qua những bến bờ thử thách, ứng phó với thay đổi của cuộc sống hằng ngày, giúp các em

thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ đới với cá nhân, tập thể và xã hội Nhờ có

kĩ năng sống mà các em làm chủ trong mọi tình huống, thích nghi với cuộc sống không ngừng biến đổi

Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực trên sơ sở giúp người học có tr1 thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể tiến hành bằng hai con đường: tô chức kĩ năng sống, tiếp cận kĩ năng sống cho học sinh thông qua nội dung các môn học và thông qua các hoạt động giáo dục

Môn Khoa học ở tiểu học tích hợp kiến thức của các lĩnh vực khoa học thực nghiệm ( Vật lí, Hóa học, Sinh học), khoa học về sức khỏe, về môi

trường Vì vậy, có nhiều ưu thế trong giáo đục kĩ năng sống cho học sinh

Trang 8

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn học cụ thê

là việc làm cần thiết trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay Môn Khoa học là

một môn học chiếm ưu thế để tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Hình thức tích hợp tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung của từng bài

học, tùy thuộc vào đặc điểm tâm lí của học sinh nhằm nâng cao khả năng tâm

lí xã hội cho học sinh, giúp các em có thể đáp ứng với những thay đổi của cuộc sống hằng ngày Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua đạy môn Khoa học còn giúp các em có bản lĩnh để chống lại sự cám đỗ hay tác động xấu của môi trường xung quanh Vì vậy cán bộ quản lí giáo dục,

giáo viên dạy môn Khoa học ở trường tiểu học cần có nhận thức đúng về vai

trò và ý nghĩa của nó, đồng thời có nghệ thuật tích hợp nội dung giáo đục kĩ năng sống với nội dung các bài Khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

toàn điện ở học sinh tiểu học, đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay về

nhân cách người học

Nhận thấy tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho

học sinh thông qua dạy học môn Khoa học, chúng tôi chọn đề tài : “ Tìm hiểu

thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa

học lớp 4,5 ở một số trường tiểu học khu vực Xuân Hòa — Phúc Yên”

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống là vấn đề nghiên cứu tương đối

mới ở Việt Nam:

- Năm 1996, thuật ngữ kĩ năng sống được biết đến thông qua cách tiếp

cận về 4 trụ cột trong giáo dục của thé ki 21: “ Học để biết, hoc để làm, học đề cùng chung sống, học để tự khẳng định” Sau đó, thuật ngữ này được đề

Trang 9

- Năm 2000, theo chương trình hành động “Giáo dục cho mọi người” tại Diễn đàn giáo dục thế gidi, giao duc ki nang sống đã được xem như một

nội dung của chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam

- Năm 2003, các nhà nghiên cứu các nhà giáo dục ở Việt Nam mới hiểu

đầy đủ hơn về Kĩ năng sống sau hội thảo “ Chất lượng giáo dục và kĩ năng

sống” do UNESCO tổ chức tại Hà Nội

- Năm 2005, nhóm các tác giả của Viện Chiến lược và chương trình giáo dục đã có công trình nghiên cứu đầu tiên: “ Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam.” Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ bản: các quan niệm về kĩ năng sống: cơ sở pháp lý của giáo dục Kĩ

năng sống ở Việt Nam; giáo dục Kĩ năng sống ở các bậc học; cách thức giáo

dục Kĩ năng sống: đánh giá về giáo dục Kĩ năng sống ở Việt Nam; những thách thức và định hướng giáo dục Kĩ năng sống trong tương lai Đây là công trình nghiên cứu quan trọng, làm cơ sở, nên tảng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về Kĩ năng sống ở Việt Nam

- Ở bậc tiểu học, vấn đề giảo dục Kĩ năng sống đã được quan tâm

nhưng chỉ được thực hiện tích hợp thông qua các môn học ở trong nhà trường trong đó phải kế đến:

1 Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình chuyên để giáo duc kĩ năng sống

NXB Đại học Sư phạm, 2009

2 Nguyễn Thị Thu Hằng: Một số vẫn đề về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Tạp chí giáo dục số 204 (kì 2 — 12/2008)

3 Đỗ Khánh Nam: Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Khoa học nhăm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học tạp chí giáo dục

Trang 10

4 Lục Thị Nga: Tích hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh tiêu học thông

qua môn Khoa học và hoạt động ngoài giờ lên lớp NXB Giáo dục Việt Nam,

2009

5 Nguyễn Đức Thạc: Rèn kĩ năng sống cho học sinh — một cách tiếp

cận về chất lượng, hiệu quả giáo dục Tạp chí giáo dục số 226 (kì 2 —

11/2009) tr.52

6 Phan Thanh Vân: Giáo dục kĩ năng sông- Điều cần cho trẻ Tạp chí

giáo dục số 225 (kì I- 11/2009) Tr.23

7 UNESCO: Kĩ năng sống - cầu nối tới khả năng con người Tiểu ban giao duc UNESCO — 2003

Ngoài ra còn rất nhiều tác giả nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, khi nói đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, các tác giả mới chỉ đề cập đến sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như thế nào mà chưa đi sâu tìm hiểu thực trạng thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiêu học thông qua môn khoa học lớp 4,5 ở khu vực Xuân Hòa —

Phúc Yên Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của viêc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn học này

4 Đối tượng nghiên cứu đề tài

Thực trạng về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4,5

5 Khách thể nghiên cứu

Trang 11

6 Pham vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi: học sinh khối lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực Xuân

Hòa — Phúc Yên

7 Giả thuyết khoa học

Việc giáo dục ki nang sống cho học sinh tiểu học đã được chú trọng

nhưng hiệu quả của nó chưa được cao Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên : do nhận thức của giáo viên, do nội dung chương trình không phù hợp, do sử dụng phương pháp chưa hợp lí, hình thức tổ chức dạy học chưa phủ hợp

Nếu phát hiện đúng thực trạng về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4,5 và đề xuất những biện pháp hợp lý để khắc phục thực trạng thì hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường tiểu học nói chung và thông qua môn Khoa học nói riêng sẽ được nâng cao

8 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu các vẫn đề lý luận của đề tài( Kĩ năng sống, giáo đục kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống thông qua môn khoa học )

- Tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 và nguyên nhân dẫn đến thực trạng

- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục thực trạng và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

9 Phương pháp nghiên cứu

Trang 12

10 Kế hoạch triển khai nghiên cứu

- Tháng 11/2012 — 12/2012 : Nhận đề tài và hoàn thành đề cương

- Tháng 12/2012-— 1/2012 : Tìm hiểu cơ sở lý luận

- Thang 2/2012 — 4/2012 : Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống

cho học sinh Tiểu học thông qua môn Khoa học khu vực Xuân Hòa — Phúc

Yên

11 Câu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đâu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung chính

của khóa luận bao gồm:

Chương 1 : Một số vấn đề về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho

học sinh tiểu học

Chương 2: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn

Khoa học lớp 4,5

Chương 3: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4,5 ở khu vực Xuân Hòa — Phúc Yên

Chương 4: Nguyên nhân của thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa

Trang 13

NỘI DUNG

CHUONG 1: MOT SO VAN DE VE Ki NANG SONG VA GIAO DUC KI NANG SONG CHO HOC SINH TIEU HOC

1.1 Một số vẫn đề về kĩ năng sống

1.1.1 Khái niệm kĩ năng sống

Hiện nay có khá nhiều quan niệm về kĩ năng sống Tùy từng góc nhìn khác nhau, người ta có những quan niệm về kĩ năng sống khác nhau Chang

hạn:

- Theo tô chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc

(UNESCO): Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày — đó là những kĩ năng cơ bản như

: kĩ năng đọc, viết, làm tính,

- Theo tô chức Y tế Thế giới ( WHO): “Kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đẻ, những tình huống của cuộc sống hàng ngày” [12]

- Theo thuyết hành vi: “Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội

liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ - là những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu

và thách thức của cuộc sống” [11]

Trang 14

thức từ những điều đã biết, đã nghĩ, đã học được trong sách vở, .kế cả những thái độ, tư tưởng, tình cảm mới chỉ có được dưới dạng tiềm năng trong mỗi cá

thể, trở thành những hành động trong thực tế theo cách làm hiệu quả, mang

tính chất xây dựng, nhằm giúp mỗi người có thể phát triển hài hòa, góp phần

xây đựng xã hội lành mạnh, phát triển bền vững Kĩ năng sống không phải

năng lực cá nhân bất biến trong mọi thời đại mà cá nhân đó sống Kĩ năng

sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc — quốc gia, vừa mang tính

xã hội — toản cầu

- Các quan niệm khác: Tương đồng với quan niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), còn có quan niệm kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội

liên quan đến tri thức, những giả trị và thái độ, cuỗi cùng được thể hiện ra

bằng những hành vi giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả các yêu cầu, các thách thức đặt ra của cuộc sống và thích nghi với cuộc sống.|4]

Như vậy, có nhiều cách tiếp cận về kĩ năng sống Dựa vào các góc độ, các tiêu chí xem xét khác nhau có thể hình thành các khái niệm khác nhau về

kĩ năng sống

1.1.2 Phân loại kĩ năng sống

+ Cách phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

WHO phân chia kĩ năng sống thành 3 nhóm lớn:

- Nhóm kĩ năng nhận thức: Tự nhận thức, đặt mục tiêu xác định gia tr,

óc tư duy, sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đè

- Nhóm kĩ năng cảm xúc: Có trách nhiệm về cảm xúc của mình, kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc, tự giảm sát, tự điều khiến, tự điều chỉnh cảm

xúc của bản thân

Nhóm kĩ năng xã hội: Giao tiếp, cảm thông, hợp tắc, chia sẻ, gầy thiện cảm, nhận ra thiện cảm của người khác

Trang 15

Tổ chức UNICEEF chia kĩ năng sống thành 3 nhóm kĩ năng cơ bản: - Nhóm kĩ năng nhận thức và sống với người khác

- Nhóm kĩ năng tự nhận thức và sông với chính mình - Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả + Cách phán loại của UNESCO

UNESCO cho răng có thể chia kĩ năng sống thành 2 nhóm kĩ năng lớn: Nhóm I1: Bao gồm các kĩ năng sống được thê hiện trong các /nh vực chung

như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng cảm xúc, kĩ năng xã hội

Nhóm 2: Gồm các kĩ năng sống được thê hiện trong các lĩnh vực khác nhau

của đời sống xã hội như:

- Các vẫn đề về vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng

Cac van đề về phòng chống HIV/AIDS, chỗng ma túy, rượu, thuốc lã,

- Các vẫn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản

- Các vẫn đề về thiên nhiên, môi trường, rủi ro, bạo lực

- Cac van đề về gia đình, cộng đồng - Hòa bình và giải quyết xung đột - Giáo dục công dân

- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường - Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ

Những cách phân loại nên trên đã đưa ra bảng danh mục các kĩ năng sống có giá trị trong nghiên cứu phát triển lí luận về kĩ năng sống và chỉ có

tính chất tương đối Trên thực tế, các kĩ năng sống có mối quan hệ mật thiết

Trang 16

Kết quả nghiên cứu về kĩ năng sống của nhiều tác giả đã khẳng định:

“Dù phân loại theo hình thức nào thì có một số kĩ năng vẫn được coi là kĩ

năng cốt lõi như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đương dau với cắm xúc, căng thắng; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực; kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng đặt mục tiéu, ” [3]

1.2 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

1.2.1 Sự cân thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Thế ki XXI là thế kỉ của sự phát triển kinh tế xã hội, của khoa học kĩ

thuật ở trình độ cao, do đó tri thức và giáo dục được đưa lên hàng đầu Yêu

cầu của xã hội đôi với con người ngày càng cao Con người trong xã hội hiện

đại không chỉ phải học để có tri thức, học để có giả trị đạo đức, thầm mĩ, nhân

văn đúng đắn, mà phải học để có những kĩ năng sống nhất định

Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại Chính vì vậy, cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho con người để họ có thể thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội Giáo dục kĩ năng sống cũng cần được quan tâm và chú trọng ở mọi cấp học Nó có quan hệ mật

thiết đối với sự phát triển toàn diện của con người,cụ thê là :

- Trong quan hệ với bản thân: Giáo dục kĩ năng sống giúp con người

biến những kiến thức thành hành động cụ thể để thích ứng với cuộc

sống,vững vàng trước khó khăn, thử thách, làm chủ cuộc sống của bản thân - Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh biết quý trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi 6m đau, động viên, an ủi khi gia quyến có chuyện chẳng lành

Trang 17

Do đó, góp phần giảm bớt các vẫn đề về sức khỏe, về tệ nạn xã hội, đồng thời

giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhu câu với quyền lợi của con người, của công dân

Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại trên tất cả các lĩnh vực

đã có tác động to lớn đến cuộc sống của mỗi gia đình theo cả hai chiều tích

cực vả tiêu cực, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của học sinh lứa tuôi tiểu học nói riêng, ở mọi bậc học nói chung Một sỐ gia đình mải mê với công việc mà bỏ bê, sao nhãng tới việc quan tâm, chăm sóc con cái

khiến trẻ bị thiếu hụt về tinh thần; một số khác lại thiếu sự hiểu biết, chia sẻ

với nhau giữa bố mẹ và con cái buộc chúng phải tìm đến với bạn bè mà chúng cho răng có thể tìm thấy lời khuyên; hoặc có một số gia đình do hoàn cảnh khó khăn, nên trẻ phải lang thang kiếm sống Tỉ lệ li hôn gia tăng, bạo lực gia đình, bố mẹ vướng vào các tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến đã khiến

nhiều trẻ bị bỏ rơi và bị khủng hoảng tỉnh thần

Lứa tuôi học sinh tiêu học bao gồm trẻ em có độ tuôi 6-7 tuổi đến 11-

12 tuổi Mỗi học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên với một nhân cách

đang hình thành, đang phát triển Mỗi em đều có những đặc điểm chung của

lứa tuôi tiêu học nhưng cũng có những đặc điểm riêng, từ cá tính, từ tâm lí, trí

tuệ, thể chất cho đến những nhu cầu khả năng tiềm ân Nhà trường cần có

chiến lược khơi dậy và phát triển đầy đủ khả năng đó Theo chương trình mới,

giáo viên tập trung vào dạy cách học, học sinh học cách học, cách nhận biết

nhu cầu và học phương pháp tự học Giáo viên coi trọng và khuyến khích học

sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tự phát hiện và giải quyết vẫn đề của bài học Học sinh, đo đó có thể tự chiếm lĩnh các kiến thức: trước hết biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập trên lớp, sau đó vận dụng sảng tạo

Trang 18

Ở lứa tuôi này, hành vi của các em đễ có tính tự phát, tính cách của các

em thường biểu hiện thất thường, bướng bỉnh Phần lớn các em có nhiều phẩm chất tốt như vị tha, ham hiểu biết, hiếu học, hôn nhiên, chân thật các

em sống hồn nhiên, cả tin trong các mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa, với

người lớn, đặc biệt với thầy cô giáo Đến cuối bậc học các em dan chuyển sang lứa tuôi vị thành niên, vì thế tính cách có sự thay đôi lớn như có xu

hướng tò mò, thích khám phả những điều mới lạ, thích được khẳng định mình, thích làm người lớn Tuy nhiên, kinh nghiệm sống còn ít ỏi, suy nghĩ

chưa đủ chín chắn để các em có thể trở thành người lớn, dẫn đến việc các em

còn có những ứng phó không lành mạnh trước những áp lực tiêu cực hay

trước sự lôi kéo từ bạn bẻ chưa ngoan, từ một số npười xấu trong cộng đồng như: sa vào các tệ nạ xa hội, sớm bị lợi dụng tình dục hoặc có những hành vi

vi phạm pháp luật một cách vô thức

Do đó, nếu không được trang bị các kĩ năng sống cần thiết để có lỗi sống lành mạnh, niềm tin, bản lĩnh sống vững vàng thì các em có thể bị mắc vào những cạm bẫy của lỗi sống tiêu cực, điều đó dễ làm cho các em trở nên

căng thăng, bi quan, tự ti, mặc cảm và hành động theo cảm tính của bản thân

Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống có vai trò rất quan trọng đôi với lứa

tuôi học sinh tiểu học, nhằm giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối

với bản thân, gia đình và cộng đồng, có khả năng ứng phó tích cực Trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh của bạn bè cùng trang lứa mà các em biết ứng xử phù hợp trong các tình huỗng của cuộc sống Nó giúp tăng cường khả năng tâm lí xã hội của các em, giúp các em sống khỏe mạnh về thể chất, tỉnh thân và xã hội Nó sẽ góp phần tạo ra nền tảng cho cả tiến trình phát

Trang 19

1.2.2 Quan niệm giáo dục kĩ năng sống

Kĩ năng sống bao gồm ba khái niệm kĩ năng cơ bản như sau: kĩ năng nên tảng, kĩ năng tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp ứng xử Trong mỗi nhóm

kĩ năng nêu trên lại gồm nhiều kĩ năng khác, ví dụ như kĩ năng nhận thức, kĩ

năng đương đầu với cảm xúc, kĩ năng xử lí tình huỗng, kĩ năng tương tác, kĩ

năng làm việc theo nhóm, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đạt mục tiêu, ki nang kiên định

Giáo dục kĩ năng sống có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của

người học từ thói quen thụ động, có thê gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực

chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và góp phần phát triển bền vững

cho xã hội

Đồng thời giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong

nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện (theo các lĩnh vực văn hóa xã hội, theo các loại hình hoạt động của con người, theo cả bốn trụ cột trong giáo dục thé ki XXI : hoc dé biết, học để làm, học dé chung sống VỚI mọi người, học

dé tu khang định mình) thông qua quá trình dạy học và giáo dục vừa hướng

tới mục tiêu hình thành khả năng tâm lí xã hội để người học có thể vượt qua

những thử thách của cuộc sống, vừa phát triển toàn diện kiến thức, thái độ,

hành động, phát triển toàn diện các chỉ sỐ thông minh và các lĩnh vực trí tuệ

xúc cảm, trí tuệ xã hội

Theo quan niệm mới, trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi trường sống, đồng thời cũng là tiền để cho sự tương tác ấy Trong khi tương tác với môi trường sống, đòi hỏi con người có tương tác với môi trường xã hội Việc cùng sống và hoạt động trong cộng đồng với nhiều người khác đòi

Trang 20

động của bản thân Những yêu cầu này đòi hỏi con người phải có một thành tố trí tuệ khác nữa ngoài tri thong minh (IQ) va tri sáng tạo (CQ), đó là trí tuệ

xã hội (Social Int) Trí tuệ xã hội là dạng trí tuệ được định nghĩa là năng lực

hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có sự tương tác với người khác Nó diễn ra trong hoạt động cùng với người khác, với mục đích, tâm lý và tính xã

hội nhất định

Từ những phân tích về kĩ năng sống và mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống, có thể rút ra quan niệm về giáo dục kĩ năng sống như sau: “Giáo đục kĩ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vì, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, thái độ, kĩ năng thích hợp”

1.2.3 Các nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống 1.2.3.1 Các nguyên tắc thay đổi hành vi

Giáo dục kĩ năng sống có thể vận dụng các nguyên tắc thay đổi hành vị, vì giáo dục kĩ năng sống chủ yếu hướng vào thay đổi hành vi, thói quen tiêu

Cực của người học

Thay đối hành vi luôn là một việc khó Viện Hàn lâm khoa học Mĩ (NAS) đã nghiên cứu và giới thiệu mô hình bảy nguyên tắc thay đổi hành vi của con người như sau: [3]

- Cung cấp thông tin là điểm khởi đầu tất yếu của bất cứ sự cô gắng

mong muốn thay đổi hành vi nào Thông tin cần dễ hiểu và phù hợp với người

học - đối tượng mà chúng ta muốn họ thay đôi hành vi

- Tập trung vào những thông điệp tích cực, hình thành, duy trì và củng cô những hành vi lành mạnh và hướng tới cuộc sống tốt hơn cho mọi người trong cộng đồng Hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để

Trang 21

- Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần độ lâu dai về thời gian để động viên

người tham gia chấp nhận những hành vi mới, để dạy mô hình các kĩ năng cần thiết nhằm đạt được những hành vi đó, để tiếp tục củng cô những kĩ năng mới cho đến khi người tham gia cảm thấy có thể thực hiện được những hành vi

lành mạnh

- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huỗng lựa chọn: Mỗi cá

nhân thường thích chấp nhận những hành vi mới nếu họ được lựa chọn nó

trong số những phương án có thê trên cơ sở tự phân tích, phê phán và tìm ra phương án phù hợp với mình Cho nên phương pháp giáo dục kĩ năng sống vẫn hướng tới phát triển kĩ năng tư duy phê phán giúp người tham gia học

được rất nhiều lựa chọn khi giải quyết những tình huống khó khăn

- Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi: Vì sự thay đôi sẽ dé dàng hơn nếu môi trường cũng khuyến khích sự thay đổi đó đối với cá

nhân, nên các chương trình giáo dục kĩ năng sống cần chú trọng cộng tác với cộng đồng một cách toàn diện để tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi

- Tăng cường sử dụng giáo dục đồng đẳng: Người mang ảnh hưởng có thể làm thúc đây những thay đổi, nên phương pháp đồng đẳng có thể được bố sung vào các chương trình giáo dục kĩ năng sống để tạo cơ sở thuận lợi cho sự thay đổi, cũng như chấp nhận hành vi mẫu của người khác Tập huấn cho người có tác động ảnh hưởng để họ có thể đóng vai trò mẫu trong nhóm của mình có thể tăng đáng kê tác động của chương trình

- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ, vì sự tái phạm có thé xay ra, do do

Trang 22

1.2.3.2 Các nguyên tắc quan trọng đổi với giáo dục kĩ năng sống - Tổ chức các hoạt động cho người học để phản ánh tư tưởng trên suy nghĩ và phân tích các trải nghiệm trong cuộc sống của họ

- Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ và cách ứng xử cũ để chấp nhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới

- Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vẫn đề, không chỉ là ghi nhớ những thông điệp hoặc các kĩ năng

- Cung cấp cơ hội cho người học tóm tắt/ tổng kết việc học của mình, giáo viên không tóm tắt thay họ

- Người học vận dụng kĩ năng và kiến thức mới vào tình huống thực của cuộc sống

- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa

người dạy và người học

1.2.4 Các con đường giáo dục kĩ năng sống

1.2.4.1 Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trước hết trong quá trình giáo đục ở nhà trưởng

Năng lực tâm lí xã hội là một quá trình học tập được thực hiện thông

qua truyền thông, văn hóa, gia đình, cộng đồng Qúa trình học để có khả năng tâm lĩ xã hội được thực hiện cả trong nhà trường cũng như thông qua các kênh nguồn khác nhau Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế xã hội đã làm cho con người ngày càng biệt lập và mang tính cá nhân Gia đình trở nên nhỏ hơn và con người ít có cơ hội để học khả năng tâm lí xã hội qua truyền thỗng và văn hóa cộng đồng hơn trước đây Mọi người đều thiếu khả năng tâm lí xã hội và phát triển Vì vậy cần tăng cường năng lực tâm lí xã hội cho người học ngay trong đời sống nhà trường thông qua giáo đục kĩ năng sống

Một số nghiên cứu nhân mạnh rằng kĩ năng sống cần được thực hiện

Trang 23

Một số nghiên cứu nhắn mạnh rằng kĩ năng sống cần được dạy trong chương

trình của nhà trường hơn là nhiệm vụ biệt lập tách khỏi chương trình bình

thường của nhà trường.[10]

Dạy kĩ năng sống còn cần phải được chứa đựng trong tất cả các môn khoa học thông qua nhẫn mạnh mỗi quan hệ giữa học tập và các hoạt động sống hằng ngày Đồng thời cần coi việc dạy kĩ năng xã hội với tư cách là một khía cạnh của kĩ năng sống

1.2.4.2 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc tiếp cận 4

tru cột trong giáo đục

Hội nghị giáo dục thế giới đã làm sáng tỏ một quan điểm rằng: “Giáo dục muốn bồi dưỡng năng khiếu và tiềm năng của cá nhân, phát triển cá tính của người học giúp cải thiện cuộc sống của họ và làm thay đổi xã hội thì cần

phải chú trọng đến việc năm được các kĩ năng Bên cạnh các kĩ năng thực

hành, kĩ năng thể chất, chúng ta còn cần thêm các kĩ năng sống — những kĩ năng làm cho con người có thể học và sử dụng kiến thức để phát triển khả năng phân tích và phán đoán giúp làm chủ được cảm xúc, cuộc sống và có quan hệ phù hợp với người khác” [4.tr40]

Chương trình hành động Dakar đã tuyên bố rằng: “Tất cả thế hệ trẻ và những người lớn có quyền được hưởng một nền giáo đục đảm bảo cho người

học “ học để biết, học để làm, học để chung sống với mọi người, học để tự

khẳng định mình” Bốn trụ cột này chính là một cách tiếp cận kĩ năng sống dựa trên sự kết hợp giữa khả năng tâm lí xã hội (học để biết, học để chung

sống với mọi người, học đề tự khẳng định mình) với các kĩ năng thực hành, kĩ

năng tâm vận động (học để làm).”[3]

Do đó cần xác định rõ nội dung các vẫn đề cần giáo dục theo cách tiếp

cận bốn trụ cột giáo dục thé ki XXI, nghĩa là cần xác định rõ những yêu cầu

Trang 24

sống với mọi người”, “học để tự khẳng định mình”, “học để làm” là gì dé

định hướng hoạt động, đồng thời là cơ sở để đánh giá kết quả giáo dục kĩ

năng song

1.2.4.3 Hoc kĩ năng sống thông qua đào tạo chuyên biệt dưởi hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp

Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là nhằm giúp người học thay đôi cách ứng xử của mình theo hướng tích cực, hiệu quả Chỉ có cách học dựa trên việc tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay

đổi căn bản hành vi của mình Bản chất của nó chính là sự trải nghiệm

Hoạt động ngoài giờ lên lớp có ưu thế là điều kiện thời gian thoải mái

hơn giờ lên lớp, nên vận dụng giáo dục trải nghiệm thuận lợi hơn Chính vì vậy, khi thiết kế nội dung và tổ chức giáo đục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cần quan tâm khai thác kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng

đã có của học sinh

Qúa trình học nhân mạnh đến kĩ năng sống được phân tích như sau:[12] Buoc 1; Kham pha

- Muc tiéu: Khuyén khích người học xác định những khái niệm, kĩ năng liên quan đến bài học

- Tiến trình: Giáo viên và người học lập kế hoạch lập kế hoạch để tạo ra

trải nghiệm Giáo viên giúp người học xử lí các kiến thức đó

Các kĩ thuật quan trọng bao gồm: Động não, phân loại, thảo luận, phản hồi, những câu hỏi đóng mở Vai trò của giáo viên là lập kế hoạch, bắt đầu, hỏi và ghi nhận Vai trò của người học là chia sẻ, trao đôi và phân tích kiến

thức của họ băng cách trả lời các câu hỏi quá trình và ghi nhận thông tin Bước 2 : Kết nỗi

Trang 25

cái chưa biết (thông tin mới) Kết nối kinh nghiệm của người học và chủ đề

bài học

- Tiến trình: Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài học và liên hệ với

những kiến thức thu thập được chia sẻ trong bước khám phá Giáo viên sau đó tô chức giới thiệu những thông tin mới và kiểm tra sự nắm bat thong tin mdi, cung cấp ví dụ bồ sung (nếu cần) để người học có thể hiểu được

- Các kĩ thuật dạy học quan trọng bao gồm: Chia nhóm, trình bày của

người học, thảo luận nhóm, sử dụng các thông tin dạy học, sử dụng mẫu đóng

val

Giáo viên gia định vai trò của nhà giáo dục, còn người học dong vai trò của người tiếp cận và phản hồi quan điểm của mình, hỏi và trình bày thông tin

Buoc 3: Thuc hanh

- Mục tiêu: Tạo cơ hội cho người học thực hành sử dụng những kiến

thức và kĩ năng mới trong ngữ cảnh đầy đủ ý nghĩa Giáo viên đưa ra những hướng dẫn để người học tránh được những cách thực hiện không đúng do

chưa hiểu

- Tiến trình: Giáo viên giới thiệu hoạt động, mà để thực hiện nó nguoi

học phải sử dụng những thông tín hoặc những kĩ năng mới Người học lam

việc theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ Giáo viên

giám sát công việc và cung cấp những thông tin phản hồi ngay Giáo viên hỏi các câu hỏi để giúp người học phản ánh họ học như thế nào

- Các kĩ thuật dạy học quan trọng: Kĩ thuật rất đa dạng dựa trên các hoạt động, bao gồm các trò chơi ngăn, viết sang, kiến, mô phỏng, câu hỏi, trò

Trang 26

Bước 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Cung cấp cơ hội cho người học tích hợp mở rộng và vận

dụng thông tin và kĩ năng mới vào tình huống mới

- Tiến trình : Người dạy và người học lập kế hoạch hoạt động ở các lĩnh vực nội dung môn học khác nhau mà nó đòi hỏi vận dụng kiến thức và kĩ năng mới Người học làm việc theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ Người dạy và người học hỏi và trả lời các câu hỏi quá trình

đề giúp đánh giá kết quả học tập

- Kĩ thuật dạy học quan trọng: Bao gỗm phương pháp học tập hợp tác, trình bày nhóm hoặc cá nhân và hoạt động nhóm Giáo viên đóng vai trò hỗ

trợ và đánh giá, người học đóng vai trò người lập kế hoạch, người sáng tạo,

thành viên nhóm, người giải quyết vẫn đề, người trình bày và người đánh giá

Giáo dục kĩ năng sống là làm thay đổi thói quen theo hướng tích cực Để có thói quen được thay đổi một cách bên vững thì nhà trường không chỉ cần giáo dục kĩ năng sống qua bài học, hoạt động ngoài giờ lên lớp mà còn cần phải phối hợp với cộng đồng để tô chức các hoạt động học tập thông qua việc giải quyết vẫn đề của cộng đồng

1.2.4.3 Thông qua dịch vụ tham vấn

Đó là một quá trình trợ giúp trong đó người cán bộ được đào tạo về chuyên môn sử dụng các kĩ năng để giúp đỡ thân chủ khai thác tình huống,

xác định và triển khai những giải pháp khả thi trong giới hạn cho phép để

vượt qua những khó khăn mình gặp phải

Nhà giáo dục dù có thành công trong việc học sinh nhận ra cách họ

giáo dục để thay đổi hành vi thì vẫn cần phải thử thách niềm tin và những suy nghĩ không lành mạnh để phát triển một triết lí sống, niềm tin mới hiệu quả Chính triết lí và niềm tin đó là điểm tựa và chi phối cho những thái độ và

Trang 27

1.2.5 Các yêu tổ ảnh hướng đến chất lượng giáo dục kĩ năng sống

Đề đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục kĩ năng sống nói riêng cần phải xem xét đến các yếu tô sau:

1.2.5.1 Tương tác giữa người dạy và người học

Nhìn chung, trung tâm của mọi việc trong giáo dục là tương tác giữa người dạy và người học Điều đó có nghĩa là chất lượng được tạo ra trong quá trình tương tác này [9]

1.2.5.2 Nội dung chương trình và tài liệu dạy học

Nội dung giáo dục cần phù hợp với kinh nghiệm, nhu cầu của cả học sinh nam và nữ, cũng như nhu cầu của xã hội Các chương trình kĩ năng sống

về bất cứ chủ đề nào được coi là hiệu quả thì cần phải đưa ra mô hình thực

hành về kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vẫn đề / ra quyết định (học đề biết), các kĩ năng để kiểm soát bản thân, đương đầu với những cú sốc và tình cảm (học để tự khẳng định) và các kĩ năng giao tiếp liên nhân cách (học để chung sông với mọi người) cũng như các kĩ năng thực hành (hoc dé làm) để thực hiện những hành vi mong muốn

Chương trình và tài liệu dạy/ học là những thành tố cốt lõi của giáo dục, là một phần bổ trợ cho người giáo viên giỏi và người học muốn tìm tòi Do đó, điều quan trọng đối với người biên soạn chương trình là phải tính đến cả người dạy và người học khi xây dựng tài liệu sử dụng cách tiếp cận kĩ năng

sống, gan kết trực tiếp các ví dụ, hình ảnh minh họa với các kinh nghiệm và

hứng thú của cả học sinh nam và nữ Ngoài các tài liệu thông thường như:

tranh ảnh, tạp chí, sách, vẫn cần những phương tiện dạy học như đĩa (CD —

Trang 28

1.2.5.3 Qúa trình và môi trường học tập

Môi trường học tập cần phải lành mạnh, an toàn và có khả năng bảo vệ

Tiếp cận kĩ năng sống là cách tiếp cận dựa trên cá nhân và khả năng hành động của người đó Để cách tiếp cận đó có hiệu quả cần phải coi trọng môi trường giáo dục không chỉ trong nhà trường mà còn ở gia đình và cộng đồng Cần phải kết hợp đào tạo kĩ năng sống với các điều kiện bố sung như chính sách phát triển một môi trường tâm lí xã hội thuận lợi và gan với các dịch vụ của cộng đồng

1.2.6 Nhà trường với vẫn đề giáo dục kĩ năng sống

“Trường tiếu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo duc quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng ”

(Điều lệ trường tiểu học, Điều 2, Chương 1)

Nhà trường phải thực hiện chức năng kép vừa dạy chữ vừa dạy làm người cho các em, nghĩa là vừa trang bị cho các em có kiến thức đề hòa nhập,

đề tiếp tục học lên đồng thời vừa hinh thành nhân cách, đạo đức cho các em

để các em có thể sống và phát triển được trong xã hội luôn biến động như hiện nay

Giáo đục kĩ năng sống trong nhà trường tiêu học không được biên soạn

thành một môn học độc lập hay một lĩnh vực học tập cụ thể mà được tiếp cận

thông qua việc thể hiện những nét đỗi mới trong chương trình tiểu học hiện nay và qua việc tích hợp trong một số môn học có tiềm năng như : môn Đạo

đức, môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1,2,3), môn Khoa học (ở các lớp 4,5)

và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Môn Đạo đức, trên cơ sở hướng tới mục tiêu cao nhất là hình thành cho

học sinh tiểu học những kĩ năng và hành vi đúng đắn liên quan đến các chuẩn

mực đạo đức thì hầu hết các bài học đạo đức ở tiểu học cũng đã chứa đựng

Trang 29

hành vi và chuân mực đạo đức cho học sinh thì các phương pháp học tập chủ

động như: động não, săm vai, thảo luận nhóm, nghiên cứu tỉnh huống, rèn

luyện, cũng thường xuyên được sử dụng khi dạy môn học này, đều góp phần làm cho việc giáo dục kĩ năng sống trở nên dễ dàng và hiệu quá hơn

Môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3), mô Khoa học (lớp 4,5) cũng là những môn học có chú trọng nhiều đến giáo dục kĩ năng sống Trong đó, kĩ năng sống chủ yếu được giáo dục qua chủ để “Con người và sức khỏe” (lớp

1,2,3,4,5) và chủ đề “Xã hội” (lớp 1,2,3)

Những kĩ năng sống cụ thể được tích hợp qua các môn học : Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, đó là:

1.2.6.1 Kĩ năng giao tiếp

Hiểu được các quy tắc giao tiếp chung như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị, biết cách ứng xử phù hợp, bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với một số đối tượng gần gũi, quen thuộc với các em như: thầy

cô giáo, bạn bè, người thân trong gia đình, hoặc đối với những đối tượng đặc

biệt như phụ nữ có thai, người già, người có hoàn cảnh khó khăn, người nước

ngoài, người bị nhiễm HIV/AIDS

1.2.6.2 Kĩ năng tự nhận thức

Tự nhin nhận, đánh giá bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu

của mình; nhận biết được sự thay đổi về tâm lí và sinh lí của bản thân khi

bước vào tuôi vị thành niên để có thái độ, hành vi đúng đắn như: không hoảng

hốt, lo sợ khi có sự thay đôi về sinh lí, có ý thức giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì, có

Trang 30

1.2.6.3 Kĩ năng tự bảo vệ

Biết cách tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các van đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh Tự bảo vệ đề tránh bị xâm hại tình dục và đảm bảo sinh hoạt an toàn ở nhà, ở trường,

ở nơi công cộng

1.2.6.4 Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối

Kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời mời mọc sử dụng chất gây nghiện; rủ rê tham gia vào các hoạt động tiêu cực của

nguoi xấu hoặc sự lôi kéo chơi bời, bỏ học của bạn bè chưa ngoan, kiên quyết

không tham gia vào việc làm, hành vi mang tính tiêu cực 1.2.6.5 Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng

Học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí phù hợp để có tâm trạng thoải mái, lành mạnh để tránh gặp những tình huống căng thắng không cần thiết Đồng thời xác định rõ những mối quan hệ giữa bản thân với các đối tượng xung

quanh để có thể chia sẻ, tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ của người đáng tin cậy

và tìm ra các giải pháp tối ưu khi gặp các tình huống căng thẳng trong cuộc sống

1.2.6.6 Kĩ năng ra quyết định

Có khả năng quyết định đúng nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng: để bảo vệ môi trường; để phòng

Trang 31

CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG CHO HỌC SINH TIỂU

HỌC THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4,5

2.1 Mục tiêu chương trình môn Khoa học lớp 4.5

Sau khi học xong môn Khoa học ở Tiểu học, học sinh cần đạt được:

2.1.1 Một số kiến thức cơ bản, ban dau và thiết thực

- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản, sự lớn lên của cơ

thể người Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền

nhiễm

- Sự trao đổi chất, sinh sản của thực vật và động vật

- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng

lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất

2.1.2 Một số kĩ năng cơ bản

- Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn để sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng

- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản, gần

gũi với đời sống, sản xuất

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin

để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,

- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số

sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên

2.1.3 Một số thái độ và hành vi

- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình

và cộng đồng

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học

Trang 32

- Yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đất nước, cái đẹp Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh

2.2 Những điểm mới trong cấu trúc nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4,5

Cấu trúc môn Khoa học lớp 4,5 gồm 3 chủ đề: Con người và sức khỏe,

Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật Riêng lớp Š5 có thêm chủ đề:

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Một số điểm mới chủ yếu về nội dung từng chủ đề như sau:

2.2.1 Chú đề về con người và sức khỏe

Kế thừa và phát triển các nội dung sau: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường, sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể nguoi

Các mạch nội dung mới như: Vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh an toàn trong cuộc sống

2.2.2 Chủ đề về vật chất và năng lượng

Kế thừa và phát triển các nội dung: nước, không khí, một số kim loại và hợp kim của sắt, đồng, nhôm, ; một số dạng năng lượng: âm thanh, ánh sang, nhiệt, Mặt trời, gió, nước, năng lượng điện; một số phản ứng hóa học Các nội dung mới như: tre, mây, song; gốm xây dựng; chất dẻo, tơ, sợi

2.2.3 Chủ đề thực vật và động vật

Tiếp tục kế thừa và mở rộng kiến thức về: sự trao đổi chất và sự sinh sản của thực vật và động vật Các nội dung mới: quan hệ thức ăn và chuỗi

thức ăn trong tự nhiên

2.2.4 Chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Các nội dung sau được nhắc lại và mở rộng thêm: Vai trò của môi

trường đối với con người; tác động của con người đối với môi trường tự

nhiên; một số ví dụ về môi trường và tài nguyên thiên nhiên; một số biện

Trang 33

2.3 Ý nghĩa thực tiến của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4,5

Môn Khoa học lớp 4,5 được dạy 2 tiết trên một tuần.Đây là môn học

tông hợp với hệ thông các kiến thức phong phú về sinh học, vật lí và hóa học, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học sơ đẳng về các hiện tượng và sự vật gần gũi trong tự nhiên, bao gồm cả con người và các hoạt

động vào thế giới tự nhiên Qua môn học này, bước đầu hình thành cho các

em một số kĩ năng quan sát, dự đoán và vận dụng kiến thức khoa học vảo

cuộc sống: đồng thời góp phần hình thành cho các em một số thói quen, hành

vi có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng Những kiến thức, kĩ

năng, phương pháp học môn Khoa học là cơ sở để các em học tiếp mơn Sinh

học, Vật lí, Hố học ở cấp trung học cơ sở

Ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản về các các môn học được lông ghép trong môn Khoa học, học sinh còn được hình thành các kĩ năng cơ bản của cuộc sống gia đình, cộng đồng như: biết một số chất dinh dưỡng (chất

bột, chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin, ) có trong thức ăn và nhu cầu

các chất dinh đưỡng của cơ thể; ăn uống khi ốm đau; biết phòng một số bệnh

do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng: phòng một số bệnh lây qua đường tiêu

hóa; phòng đuối nước; cách chăm sóc người thân trong gia đình khi bị ốm đau: cách dùng thuốc an toàn, đi ngủ phải mắc màn; biết cần phải làm gì để cả

mẹ và bé đều khỏe khi mẹ mang thai; biét giữ vệ sinh các nhân ở tuôi day thi;

biết nói “Không!” đối với các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá; biết nguyên

Trang 34

nguôn nước ; biêt ứng xử thân thiện với môi trường, với mọi người trong cộng đồng

Từ thực tế cho thấy, những em được giáo dục chu đáo, có vốn kiến

thức khoa học, kĩ năng sống ngay từ khi ngồi trên ghế trường tiểu học thì

thường phát triển toàn diện, khỏe mạnh cả về thê chất và tinh thần

2.4 Chương trình môn Khoa học lớp 4,5 với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

2.4.1 Chương trình môn Khoa học lớp 4 với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Trong chương trình môn Khoa học lớp 4 có những bài học lông ghép kĩ năng sống theo từng chủ đề sau:

Trang 35

Bai 14: Phòng một sô | Bài 55- 56: Ôn tập: Vật

bệnh lây qua đường tiêu | chất và năng lượng hóa Bài 15: Bạn cảm thây thế nào khi bị bệnh Bài 16: Ăn uông khi bị bệnh Bai 17: Phong tranh tai nạn đuôi nước Bai 18 — 19: On tập: Con người va sức khỏe

2.4.2 Chương trình môn Khoa học lớp 5 với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Bảng 2: Tên các bài học có nội dung tích hợp kĩ năng sống vào môn Khoa học lớp 5 ` ` , Chủ đề 3: Môi Chủ đề 1: Con người và | Chủ đề 2: Vật chât và trường và tài

sức khóe năng lượng

nguyên thiên nhiên

Bài 5: Cân làm gì để cả mẹ | Bài 33 — 34: Ôn tập và | Bài 68: Một số biện và bé đều khỏe? kiểm tra học kì I pháp bảo vệ môi

trường

Bài 8: Vệ sinh ở tuôi dậy | Bài 42 — 43: Sử dụng

thi nang luong dién

Bai 9 — 10: Thuc hành: Nói | Bài 49 — 50: Ơn tập:

“Khơng!” đơi với các chât | Vat chat và năng lượng

gầy nghiện

Trang 36

Bài 11: Dùng thuốc an toàn Bài 12: Phòng bệnh sốt rét Bai 13: Phong bệnh sốt xuat huyét Bai 14: Phong bénh viém nao Bai 15: Phong bénh viém gan A Bai 16: Phòng bệnh HIV/AIDS Bai 18: Phong tranh bi xam hai

Bai 19: Phong tranh tai nan

giao thông đường bộ

2.5 Các phương pháp thường sử dụng trong quá trình giáo dục kĩ năng song cho hoc sinh tiéu hoc thông qua môn Khoa học lớp 4,5

2.5.1 Phương pháp Động não 2.5.1.1 Các mục tiêu chú yếu

- Nhằm khuyến khích học sinh đưa ra nhiều ý kiến bố ích về bất kì vẫn

đề hay chủ điểm đang học

- Tạo động cơ để học sinh phát triển các kĩ năng trong việc giải quyết

Trang 37

- Đưa ra một vẫn dé hay một chủ điểm cho học sinh nhằm mục đích

khơi gợi càng nhiều ý kiến càng tốt

- Giáo viên không đưa ra bất cứ lời nhận xét, chê trách, phán xét hay đánh giá nào trong khâu tấn công não này

- Ý kiến được nêu lên cho cả lớp thảo luận rồi chọn ra ý kiến hay nhất.Tiếp tục thảo luận xem sẽ sử dụng ý kiến đó như thế nào để giải thích

được chủ điểm hay giải quyết được vẫn đề

- Giáo viên nhận xét,kết luận khi học sinh đã thảo luận.Băng việc hạn

chế những chê trách, đánh giá hay phán xét quá sớm,giáo viên đã khích lệ

được sự sáng tạo của học sinh

2.5.1.3 Yêu câu sư phạm

- Giáo viên cần nhạy bén, khéo léo lái ý kiến vào chủ đề mình đã đưa ra

mà không làm học sinh “ cụt hứng”

- Chi sử dụng cho nhóm nhỏ( ít học sinh) 2.5.2 Phương pháp Quan sát

Sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp,có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội

2.5.2.1 Các mục tiêu chủ yếu

- Khuyến khích học sinh sử dụng ít nhất một giác quan ( mắt hoặc mỗi,tay ) tri giác trực tiếp,có mục đích vào đối tượng trong quá trình học tập

- Quan sát để nhận biết hình dang,dac diém bén ngoai cua su vat,hién

tượng mà không có sự can thiệp vào diễn biến phát triển bên trong của các đối

tượng

2.5.2.2.Các bước tiễn hành

Trang 38

- Tổ chức cho học sinh quan sát(Chia mẫy nhóm?Đứng, ngồi như thế nào ?Trong lớp hay ngoài lớp?)

- Hướng dẫn cách quan sát(từ tổng thể đến bộ phận;từ chung đến riêng:tử ngoài vào trong);cách huy động các giác quan tham gia(khi nào thì

dùng mắt hoặc mũi „tay , lưỡi) nhằm đạt được mục tiêu cần quan sắt

2.5.2.3 Yêu cầu sự phạm

- Không phải mọi kiến thức hay kĩ năng đều được rút ra từ quan sát,nên

giáo viên cần xác dịnh rõ mục tiêu kiến thức,kĩ năng nào cho học sinh cần đạt

trong bài học,thông báo cho học sinh trước khi quan sát

- Lường trước những nguy hiểm,bất trắc có thể xảy ra khi học sinh quan sát

- Giáo viên cần có khả năng kiểm soát học sinh cao 2.5.3.Phương pháp Đóng vai

Một tỉnh huống có thực được đưa ra,học sinh đóng các vai thích hợp

trong tình huống đó.Mọi người phân tích và thảo luận vai diễn 2.5.3 1.Các mục tiêu chủ yếu

- Thực hành kĩ năng mới

- Nâng cao khả năng tự nhận thức - Tôn trọng những quan điểm khác

- Tìm kiếm giải pháp cho các vẫn đề khác

- Nâng cao kĩ năng nói 2.5.3.2: Các bước tiễn hành

- Giáo viên trình bày cảnh đóng vai

- Hỏi xem học sinh nào xung phong đóng vai không ( khuyến khích để học sinh tự nhận vai phủ hợp)

- Các học sinh diễn vai của mình theo bối cảnh được hướng dẫn

Trang 39

2.5.3.3 Yêu cấu sư phạm

- Tình huống và các vai diễn phải xác định rõ ràng, có thời gian hạn định

- Phải nhạy cảm với quan điểm khác

- Khi cần,phê phán tích cực và phân tích vai diễn (Bạn có thể có giải pháp nào hiệu quả hơn không? Bạn rút ra được bài học g1)

2.5.4.Phương pháp Hợp tác theo nhóm nhỏ

Cả lớp được chia thành nhiều nhóm nhỏ, học tập theo kiểu hợp

tác Từng nhóm nhỏ tập hợp lại với nhau để bản bạc, trao đổi thân mật về một chủ đề cụ thê các ý kiến, kinh nghiệm, ý tưởng được đưa ra và thảo luận

2.5.4.1.Các mục tiêu chủ yếu

- Khám phá, tìm ra những điều mới - Mở rộng suy nghĩ và hiểu biết - Phát triển kĩ năng nói, giao tiếp

- Khai thác các phát hiện mới giữa giáo viên — học sinh, học sinh- học

sinh

2.5.4.2.Các bước tiễn hành

- Chia nhóm theo mục tiêu cần thảo luận, cử nhóm trưởng

- Giao thời gian, nhiệm vụ làm việc theo từng nhóm, chi tiết rõ rang ,

cặn kẽ đến từng cá nhân trong nhóm trước khi bắt đầu làm việc

- Đến từng nhóm cùng tham gia làm việc với học sinh trong những khoảng thời gian hợp lí

- Từng nhóm trưởng lần lượt trình bày các ý kiến chung của nhóm Các nhóm khác nghe, bổ sung

Trang 40

+ Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận nhóm: Đặt các câu hỏi rõ ràng,chính xác , hợp lí dựa trên thông tin mình muốn biết về một vấn đề cụ thể; mang

tính thách thức nhằm kích thích tư duy

+ Xử lí các câu trả lời do đại diện của các nhóm trình bày: Khích lệ các câu trả lời đúng: khuyến khích nỗ lực của học sinh; của nhóm bất kể y kién

đưa ra đúng hay sai, giảm đến mức thấp nhất sự chê trách đối với những câu

trả lời sai hoặc chưa hoàn chỉnh

+ Phản hồi lại các câu hỏi: Hướng câu hỏi lại cho học sinh vừa trả lời

hoặc cho học sinh khác nếu có khả năng là người sẽ trả lời đúng; không đề

cập đến những câu hỏi mà câu trả lời sẽ được nêu ở bài học sau hoặc nằm

ngoài chương trình học tập 2.5.4.3 Yêu cầu sự phạm

- Cần cử nhóm trưởng luân phiên

- Thay đôi số người trong nhóm có thé la 2, 3, 4, 5, 6 hoc sinh trong một nhóm, tùy theo nội dung thảo luận của mỗi nhóm đề kip thoi uốn nắn

đúng mục tiêu

- Nhân mạnh, làm rõ những điểm đã nêu

- Tóm tắt kết quả thảo luận vào cuối bài giảng

2.5.5 Phương pháp Trò chơi học tập

Các trò chơi có nội dung gan với hoạt động học tập của học sinh, tạo

môi trường học tập phong phú, sáng tạo cho học sinh 2.5.5.1.Các mục tiêu chủ yếu

- Tạo môi trường học tập mới, sinh động giúp học sinh “chơi mà học”

- Học sinh tự khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân trong quá trình

chơi để học tập và thể hiện những điều đã được học dé choi

Ngày đăng: 08/09/2014, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w