Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một truyện ngắn không có cốt truyện, tác phẩm như môt bài thơ trữ tình sâu lắng. Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam
Trang 1A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác – giao tiếp nghệ thuật của văn học.Khi tác phẩm đã viết xong, in xong mà chưa có người đọc thì đó mới chỉ là một văn bản ngôn từ nghệ thuật ở trạng thái “chết” Chỉ khi nào những kí hiệu ngôn từ kia gặp gỡ với tưởng tượng, liên tưởng của người đọc để cả một thế giới nghệ thuật sống dậy như nàng công chúa ngủ trong rừng bừng tỉnh nhờ hoàng tử thì văn bản nghệ thuật ngôn từ ấy mới thực sự trở thành một tác phẩm văn học Vì thế, tiếp nhận văn học đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần khẳng định, nhìn nhận đúng hơn, nhiều chiều hơn về tác phẩm văn học Không chỉ vậy, quá trình tiếp nhận văn học còn là một quá trình đồng sáng tạo, có khả năng gợi đến trong lòng người đọc những suy nghĩ, liên tưởng không ngờ, làm thanh lọc tâm hồn và hướng con người đến cái chuẩn mực, cái chân – thiện – mĩ.
Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn Tuy cũng
là nhà văn thuộc trường phái lãng mạn như các bậc đàn anh trong nhóm nhưng các truyện của Thạch Lam khác với các nhà văn kia ở tính chân thật, ngây thơ, thi vị Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội thường
mô tả đời sống của những người nghèo nàn, cùng khổ bằng những nét chân thực, đầy tình thương yêu nhân loại Ông thiên về bi kịch hơn Khái Hưng, Nhất Linh trong Tự lực văn đoàn, tác phẩm của ông có giá trị cao về nhân bản, được viết ra như một chút tình thương dành cho những kẻ lầm than cơ cực Thạch Lam ghi dấu trong lòng người đọc với những tác phẩm như tiểu thuyết “Ngày mới”, tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”, “Gió đầu mùa”, “Sợi tóc”, tiểu luận “Theo Giòng”… Trong đó, “Hai đứa trẻ” có thể xem là tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Thạch Lam, truyện dường như không có cốt truyện.Thạch Lam không tập trung kể sự kiện mà đi sâu miêu tả diễn biến
Trang 2tâm lý nhân vật Liên và An từ chiều tàn đến đêm tối, khi chứng kiến bức tranh phố huyện nghèo Vì thế, câu chuyện bàng bạc chất thơ, đượm chất trữ tình Tác phẩm để lại ấn tượng trong lòng người đọc từ cách xây dựng tình huống truyện đến kết cấu, hình tượng nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu Tất cả đều tạo nên một nét rất riêng, rất Thạch Lam “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm được tuyển chọn để giảng dạy trong nhà trường Phổ thông, nên việc tiếp nhận “Hai đứa trẻ” không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức văn chương mà còn để định hướng nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm Cho nên, việc tiếp nhận tác phẩm với một cái nhìn toàn diện là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tế quan trọng.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đi tìm những giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam”, xem đây như là một sự thể nghiệm tiếp nhận văn học, cũng đồng thời là sự chuẩn
bị tư liệu quan trọng cho quá trình dạy và học ở trường Phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Tiếp nhận văn học là một vấn đề không mới và tiếp nhận “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam không phải là một con đường chưa có người đi Tiếp nhận văn học là một vấn đề lý luận đã có từ rất lâu Những lý thuyết về tiếp nhận văn học đã trở thành một công cụ quan trọng cho công việc nghiên cứu văn học Tiếp nhận văn học từ góc nhìn thi pháp học hiện đại cũng đã là miền đất hứa của nhiều nhà nghiên cứu như Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Lai Thúy… “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm quen thuộc trong chương trình phổ thông nên có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về tác phẩm này, như các bài viết của Chu văn Sơn, Hà Văn Đức, Ngô Thị Hy… Trong tiểu luận này, chúng tôi không có tham vọng chỉ ra được những nét mới, độc đáo
Trang 3khi tiếp nhận tác phẩm “Hai đứa trẻ” mà chỉ xem đây là sự tổng hợp, khái quát những giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
Trang 43. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
Với đề tài “ Đi tìm những giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam”, chúng tôi hướng đến mục đích tiếp nhận tác phẩm “Hai đứa trẻ” một cách toàn diện, từ tình huống truyện đến kết cấu tác phẩm, hình tượng nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu Đây là một sự tổng hợp, khái quát, thể hiện những quan điểm đánh giá, nhìn nhận của người viết về một tác phẩm đã khá quen thuộc.
Trong phạm vi một tiểu luận, chúng tôi chủ yếu hướng đến khai thác những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” Đồng thời, chúng tôi cũng so sánh với một số tác phẩm khác để thấy được phong cách viết truyện ngắn của Thạch Lam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện tiểu luận này, chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát, trích dẫn, so sánh, phân tích hình tượng, rút ra nhận xét, đánh giá Chúng tôi sử dụng những kiến thức lý luận về tiếp nhận văn học, tác phẩm văn học và thi pháp học hiện đại để tiếp cận tác phẩm.
5. Cấu trúc của tiểu luận.
Tiểu luận gồm ba phần chính Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm hai luận điểm chính 1 Khái quát vấn đề nghiên cứu Trong phần này, chúng tôi giới thiệu về tác giả, tác phẩm và những vấn đề lí luận liên quan như tiếp nhận văn học, tác phẩm văn học, thi pháp học hiện đại 2.
Đi tìm những giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam Trong phần trọng tâm này, chúng tôi đi tìm hiểu tác phẩm “Hai đứa trẻ” trên các phương diện: tình huống truyện, kết cấu, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu, không gian – thời gian nghệ thuật.
Trang 6A- PHẦN NỘI DUNG
1. Khái quát vấn đề nghiên cứu.
1.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1.1.1. Tác giả
Thạch Lam (1910 - 1942 ) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn Ông cũng là em ruột của 2 nhà văn khác nổi tiếng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo Ngoài bút
danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.Thạch
Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hải Dương , nhưng nguyên quán ở làng Cẩm Phô, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thị xã Hội An , tỉnh Quảng Nam) Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái).
Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Sáu, vì ông là
con thứ sáu trong nhà Khi bắt đầu đi học ở trường huyện Cẩm Giàng (Hải
Dương), bố mẹ ông làm lại khai sinh cho con là Nguyễn Tường Vinh Đến
năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học
"nhảy" 4 năm, ông làm lại khai sinh lần nữa, thành Nguyễn Tường Lân Thạch Lam có một tuổi thơ nhọc nhằn.Ông Phán Nhu mất sớm, bà
Phán Nhu phải một mình mua bán tảo tần nuôi một mẹ chồng và bảy người con Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội , nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờNgày nay của bút nhóm này Đến tháng 2 năm 1935 , thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.Khoảng năm 1935 , Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây ( Hà Nội ) cho vợ chồng ông ở.Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng "nhà cây liễu" [5] là nơi
Trang 7thường lui tới của các văn nghệ sĩ Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ , Vũ Hoàng Chương , Đinh Hùng , Nguyễn Xuân Sanh , Nguyễn Tuân , Huyền Kiêu , Nguyễn Xuân Khoát
Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo
đã làm Thạch Lam sớm mắc căn bệnh lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ Ông mất tại "nhà cây liễu" vào ngày 27 tháng 6 năm 1942 , lúc mới 32 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn.
Thạch Lam là một nhà văn có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế Nhà văn Thế
Uyên (cháu gọi Thạch Lam là cậu), trong bài Tìm kiếm Thạch Lam, có đoạn:
“Mẹ tôi bảo chú Thạch Lam mơ mộng, tế nhị, đa cảm, thì thủa nhỏ đã thế
Và chính ở đây (trại Cẩm Giàng) những người đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc, nói chuyện tâm đắc Có khi bàn chuyện văn chương, báo chí, có thể là chuyện cải cách dân tộc Thường trong lúc ấy, Thạch Lam ngồi trong đám bạn văn thơ, bởi tính cách Thạch Lam chỉ có thế
Đặc biệt, Thạch Lam có tấm lòng nhân đạo sâu sắc, yêu thương con người, trân quý cuộc sống Nhà văn Vũ Bằng kể lại:Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy Anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời khiến người ta tủi thân mà buồn Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng… Anh là một người độc đáo có tài lại khiêm nhường, người nhỏ
mà nhân cách lớn Có lần Thạch Lam nói: Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ Người khổ cách này, người cách khác Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống.
Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách Tác phẩm gồm có:
Trang 8• Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
• Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)
• Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)
• Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)
• Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)
• Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943)
• Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi:Quyển sách, Hạt ngọc Cả hai đều
do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.
Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ.Nhận xét khái quát về sự nghiệp văn chương của ông, Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết:Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ Trong "Lời nhà xuất bản Văn học" (khi in lại tác phẩm "Gió đầu mùa" năm 1982 ) cũng có đoạn viết như sau:Giới thiệu tập truyện ngắn "Gió đầu mùa" xuất bản trước Cách mạng tháng Tám , Thạch Lam viết: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên như là "Tuyên ngôn văn học" của Thạch Lam
1.1.2. Tác phẩm
Trang 9Thuở nhỏ, Thạch Lam có một thời gian sống ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương Đó là một phố huyện nhỏ, có một ga xép nhỏ, đêm đêm có một chuyến tàu đi qua Hình ảnh phố huyện Cẩm Giàng để lại những kí ức khó quên trong Thạch Lam, và nó trở đi trở lại nhiều lần trong sáng tác của ông mà “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm tiêu biếu.
“Hai đứa trẻ” thuộc loại truyện không có chuyện, toàn tác phẩm như một bài thơ trữ tình đầy xót thương., làm xúc động lòng người.
1.2. Những vấn đề lí luận liên quan.
1.2.1. Khái quát những vấn đề lí luận về tiếp nhận văn học.
1.2.1.1. Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác –
giao tiếp nghệ thuật của văn học.
Người nghệ sĩ sáng tác tác phẩm văn học để gửi gắm những khái quát, cảm nhận và nghiền ngẫm về cuộc đời của chính anh ta Nhưng khi sáng tác, người viết luôn tưởng tượng một người đọc vô hình đang chờ đợi Ngay cả khi viết riêng cho mình thì mình cũng là một người đọc đặc biệt Bởi vậy, chỉ khi nào tác phẩm được người đọc tiếp nhận thì quá trình sáng tác mới hoàn tất, giống như một bức thư chỉ khi nào đến tận tay người nhận thì nó mới hoàn thành sứ mệnh.
Khi tác phẩm đã viết xong, in xong mà chưa có người đọc thì đó mới chỉ là một văn bản ngôn từ nghệ thuật ở trạng thái “chết” Chỉ khi nào những kí hiệu ngôn từ kia gặp gỡ với tưởng tượng, liên tưởng của người đọc để cả một thế giới nghệ thuật sống dậy như nàng công chúa ngủ trong rừng bừng tỉnh nhờ hoàng tử thì văn bản nghệ thuật ngôn từ ấy mới thực sự trở thành một tác phẩm văn học.
Sự tiếp nhận văn học diễn ra như thế nào, phạm vi đến đâu là một vấn đề phức tạp Không phải mọi sự sử dụng tác phẩm đều được coi là tiếp nhận văn học Chỉ khi nào người đọc dùng toàn bộ đời sống tinh thần của mình để
Trang 10chiếm lĩnh thế giới thẩm mỹ của toàn bộ thế giới nghệ thuật được dệt bằng ngôn từ kia và đi tới những thổn thức của trái tim và bừng sáng của trí tuệ thì khi đó mới có tiếp nhận văn học.
Tiếp nhận văn học đòi hỏi người đọc từ vốn sống, kinh nghiệm nghệ thuật
và năng lực cảm thụ văn học nhất định của mình mà tri giác, cảm thụ và lí giải tác phẩm với ba cấp độ: Đầu tiên là cấp độ thưởng thức tác phẩm Đây
là cấp độ sơ khai và dành cho mọi người đọc phổ thông Kế tiếp là cấp độ thẩm bình tác phẩm Đây là cấp độ cao hơn, dành cho những người ít nhiều được đào tạo và trang bị kiến thức văn học Thẩm bình không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nhất thời, tự phát mà còn để cắt nghĩa, đánh giá tác phẩm một cách khoa học, nhằm hướng dẫn, giảng giải cho người khác Thứ ba là cấp độ phê bình văn học Đây là cấp độ tiếp nhận đặc biệt, dành cho một loại người đọc đặc biệt – các nhà phê bình, nghiên cứu văn học Đây
là một hoạt động tự giác, được coi như một hoạt động nghề nghiệp với kiến thức chuyên ngành, phương pháp phê bình, nghiên cứu, năng lực cảm thụ… đòi hỏi tính chuyên môn hóa rất cao Ở cấp độ này, các nhà tiếp nhận văn học tiếp nhận để định hướng cho sáng tác qua việc bình luận, đánh giá mới, đánh giá lại các hiện tượng văn học của dân tộc và của nhân loại, qua đó góp phần định hướng tiếp nhận, bồi đắp thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho người đọc.
1.2.1.2. Tính khách quan và tính chủ quan của tiếp nhận văn học.\
a. Tính chủ quan.
Mặc dù tiếp nhận văn học bao giờ cũng chịu áp lực từ tính khách quan (áp lực thời đại, từ ý thức hệ của giai cấp thống trị, tâm lý đám đông…) nhưng không thể phủ nhận tính chủ quan trong tiếp nhận của người đọc Bởi mỗi tác phẩm văn học đều tạo ra một khả năng “mời gọi” nhất định và mỗi người đọc đều có một “tầm đón đợi” nhất định Tính chủ quan của tiếp nhận văn học được thể hiện trước hết ở chỗ, khi mỗi người đọc với tầm đón đợi của mình sẽ đáp lại hiệu quả nhất với khả năng mời gọi tương thích về “tần
Trang 11số” của một tác phẩm phù hợp Không chỉ vậy, tính chủ quan của tiếp nhận văn học còn được thể hiện ở hình thức tiếp nhận tri âm, như câu chuyện giữa
Bá Nha và Chung Tử Kì.
b. Tính khách quan.
Tiếp nhận văn học là một hoạt động xã hội – lịch sử mang tính khách quan Điều đó có nghĩa là: nền văn học nào, tác phẩm văn học nào cũng là sản phẩm cụ thể của một hoàn cảnh xã hội nhất định và nó không bao giờ thoát khỏi tính lịch sử của hoàn cảnh xã hội ấy Những áp lực thời đại dội vào nhà văn, nhà văn tiếp nhận áp lực ấy một cách có ý thức và bằng cả vô thức rồi đưa vào trong tác phẩm của mình Vì thế, đọc tác phẩm văn học, bên cạnh những phương diện độc đáo của cá tính sáng tạo, đậm tính chủ quan của người viết, bạn đọc sẽ tiếp nhận tác phẩm ấy từ những “áp lực thời đại” của mình.
Không thể lí giải đúng đắn bản chất của tiếp nhận văn học nếu mang một quan niệm duy tâm về bản chất của tác phẩm văn học và hoạt động văn học Văn học phản ánh đời sống xã hội và sự nghiền ngẫm về số phận con người nên vốn mang tính chất khách quan (hoặc có thể nói là biểu hiện cái nhìn chủ quan của nhà văn về một thế giới khách quan) Mặt khác, nội dung của tác phẩm được truyền đạt trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân và các phương tiện tạo hình, biểu cảm nên hoàn toàn có thể truyền đạt những gì nhà văn muốn miêu
tả, gồm trình độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn dành cho đối tượng ấy, tới người đọc Vì thế, tiếp nhận văn học nảy sinh hai thuộc tính: tính bất biến và tính khả biến Nhà văn khi sáng tác gửi vào đó quan niệm nghệ thuật và dụng ý nghệ thuật Điều này chi phối hệ thống đề tài, chủ đề, cảm hứng nghệ thuật, kết cấu, xung đột, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu Tất cả những điều này thuộc về tác phẩm, nghĩa là khách quan đối với người đọc, tạo nên tính bất biến của tiếp nhận văn học Nhưng, ở mỗi tác phẩm còn có
Trang 12những khoảng trắng thẩm mỹ, người đọc sẽ lấp đầy vào đó, tạo nên tính khả biến.
1.2.1.3. Bản chất xã hội của tiếp nhận văn học.
Bản chất xã hội của tiếp nhận văn học trước hết thể hiện ở sự phổ quát cho người đọc những ý thức, quan niệm, khuynh hướng, tư tưởng mang tính
xã hội ở một thời kì lịch sử cụ thể, nghĩa là hàng triệu người đọc sẽ cùng đứng trên một lập trường giai cấp, một lí tưởng chính trị, một phương tiện thẩm mỹ chung của giai cấp, tầng lớp mình để tiếp nhận một hiện tượng văn học với sự tương đồng và thống nhất rất cao.
Khi tiếp nhận văn học, người đọc luôn quan tâm đến sức mạnh cải tạo xã hội của văn học (phê phán xã hội cũ xấu xa, bất công, bóc lột, xây dựng xã hội mới công bằng, hạnh phúc).
1.2.1.4. Tính sáng tạo của tiếp nhận văn học/
Tiếp nhận văn học là tri giác, lí giải tác phẩm một cách chủ động, sáng tạo chứ không phải hoạt động thụ động, tiêu cực Một nhà văn Nga viết: “ Chúng
ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo ra nó” Sáng tạo ở đây là để hiểu tác phẩm sâu sắc hơn, thực tế hơn chứ không phải là làm ra một tác phẩm mới Nội dung của tác phẩm không phải do người đọc mang từ ngoài vào mà vốn chứa đựng trong tác phẩm Điều đó lí giải vì sao trong hàng ngàn năm qua, có những tác phẩm bất tử với thời gian nhưng cũng có bao tác phẩm rơi vào quên lãng.
Vậy người đọc sẽ đồng sáng tạo với tác giả ở những phương diện nào? Người đọc đồng sáng tạo để làm sáng tỏ hơn những giá trị nhân văn và vẻ đẹp ẩn sâu trong đáy ngôn từ của tác phẩm, mà nếu vô tình đọc qua sẽ không thể khám phá hết.Tiếp nhận văn học để làm sáng tạo những hình tượng, những chi tiết được sáng tạo bằng vô thức hoặc tiềm thức của tác giả Ví như
Trang 13hình tượng lá diêu bông trong sáng tác của Hoàng Cầm Các nhà nghiên cứu
đã chỉ ra cội nguồn của hình tượng văn học mang tính đa nghĩa ấy là ẩn ức tính dục từ thuở bé thơ của Hoàng Cầm.
Đồng sáng tạo khi đưa ra những phương án trả lời cho bao câu hỏi mà tác giả đã cố tình đặt ra bằng một kết cấu mở, bằng một kết thúc để ngỏ, bằng giọng điệu đa thanh… trong tác phẩm của mình.
Tính chất sáng tạo của người đọc và tác giả khác nhau về bản chất Nhà văn tìm tòi, khái quát từ cuộc sống để tạo ra một thế giới vô hình, nằm trong
hệ thống ngôn từ nghệ thuật Tuy nó không phải là sự sao chụp hiện thực nhưng nó còn thật hơn cả sự thật ngoài đời, bởi những hình tượng nghệ thuật chân chính bao giờ cũng đạt tính điển hình để qua cái riêng nói cái chung, qua giọt nước để nói biển khơi Còn người đọc sáng tạo để phát hiện lại tác phẩm, để thông qua hệ thống ngôn từ nghệ thuật kia, kết cấu, xung đột, nhân vật, giọng điệu kia để “lần ngược trở lại” cái cội nguồn sự thật ở ngoài đời đã được nhà văn phản ánh theo nguyên tắc điển hình kia như thế nào.
1.2.2. Khái quát những vấn đề lí luận về tác phẩm văn học.
1.2.2.1. Tác phẩm như một chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn
học.
Tác phẩm văn học là sản phẩm của quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ.Tác phẩm văn học đã thể hiện sự nghiền ngẫm, tìm tòi, sáng tạo của nhà văn, nhà thơ về cuộc sống, về con người, được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật ngôn từ tinh tế, đặc sắc Có thể nói, tác phẩm văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật và trở lại phục
vụ cuộc sống Vì vậy, đi vào tác phẩm văn học chính là đi vào cuộc đời một cách gián tiếp để ở đó chúng ta cảm nhận được cái chân - thiện – mĩ, làm cho cuộc sống tinh thần chúng ta phong phú hơn, chúng ta sống cao đẹp hơn.
Trang 14Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức Nôi dung của tác phẩm văn học không phải giản đơn là cái hiện thực được miêu tả hoặc ý nghĩ trừu tượng của nhà văn, mà là một quan hệ chủ quan – khách quan được dấy lên trong tác phẩm Đó là cái nội dung toàn vẹn, phong phú, nhiều bình diện độc đáo của nghệ thuật đòi hỏi phải thể hiện qua hình thức nghệ thuật, chứ không thể thông báo được bằng lời Hình thức là
sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung Hình thức mang tính nội dung chính là khái niệm chỉ hình thức như là phương thức hình thành xuất hiện của một nội dung nhất định Hình thức có mặt trong toàn tác phẩm cũng như nội dung biểu hiện trong toàn tác phẩm.
Trong một tác phẩm văn học, nội dung và hình thức luôn có mối quan hệ thống nhất biện chứng Nói như Belinxki, “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn
và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy” Lí luận văn học mác xít khẳng định, mối quan hệ thống nhất đói là hình thức biểu hiện nội dung, hình thức phù hợp nội dung, trong
đó, nội dung đi đầu và có vai trò quyết định Chức năng của hình thức là làm định hình và biểu hiện nội dung đó Điều này không có nghĩa nhà văn sáng tạo toàn bộ nội dung, sau đó sáng tạo toàn bộ hình thức phù hợp Nội dung quyết định hình thức ngay trong ý đồ và cấu tứ đầu tiên, sau đó nội dung tác phẩm cũng lớn lên, hoàn thiện và phong phú thêm cùng hình thức của nó.
1.2.2.2. Đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm văn học.
Đề tài và chủ đề là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học Đề tài là phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm Đề tài có vai trò rất quan trọng vì nếu chưa nhận ra đề tài thì chưa bước vào tiếp nhận hình tượng Cần phân biệt đề tài và đối tượng nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của tác phẩm Đề tài là đối tượng đã
Trang 15được nhận thức, là kết quả lựa chọn của nhà văn Đó là sự khái quát về phạm vi
xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm Đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ đề và xây dựng những hình tượng, những tính cách điển hình.
Chủ đề là vấn đề cơ bản của tác phẩm, là phương diện chính yếu của đề tài Chủ đề hình thành từ trong ý đồ và biểu hiện trong sáng tác của nhà văn Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất của đời sống Chủ đề đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm cho tác phẩm trở nên quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng.
Tư tưởng, thường được hiểu là một phán đoán khái quát về hiện thực Trong phán đoán đó bao giờ cũng chứa đụng một quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng của đời sống, đồng thời biểu thị một thái độ, một nhiệt tình phủ định, khẳng định, một ý muốn Lê – nin nói: “Tư tưởng – đó là nhận thức và khát vọng của con người” Tư tưởng trong tác phẩm cũng là một khái quát gồm hai mặt đó nhưng không trừu tượng mà biểu hiện qua hình tượng nghệ thuật tư tưởng đó không tách rời khỏi đề tài và chủ đề, nhưng biểu hiện tập trung ở ba phương diện: sự lí giải chủ đề, cảm hứng tư tưởng và tính điệu thẩm mĩ.
1.2.2.3. Nhân vật trong tác phẩm văn học.
Nhân vật văn học là người hoặc vật được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học bằng phương tiện văn học Nhân vật văn học được thể hiện bằng những hình thức khác nhau: Có thể được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như vẫn thường thấy trong tác phẩm
tự sự, có thể thiếu những nét đó nhưng có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vậ trong tác phẩm trữ tình Trong tác phẩm, nhân vật có những
Trang 16dấu hiệu để nhận ra: Một cái tên, tiểu sử, nghề nghiệp, đặc điểm riêng (chàng
mồ côi, hai anh em sinh đôi, thằng ngốc, người tù khổ sai,….)
Nhân vật có chức năng khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ao ước và kì vọng về con người Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng Có thể phân biệt các nhân vật vào ba khía cạnh: kết cấu, ý thức hệ và cấu trúc Theo đó, nhân vật có thể được phân chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm, hoặc nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, hoặc nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Nhân vật được miêu tả, thể hiện qua nhiều phương thức, phương tiện Trước hết, nhân vật được miêu tả bằng chi tiết Đó là những biểu hiện mọi mặt của con người mà người ta có thể căn cứ để cảm biết về nó Nhân vật còn được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ cái phần bản chất sâu kín nhất của nó Nhưng nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động, ý nghĩ Nhìn chung, phương pháp thể hiện nhân vật phải phù hợp với nội dung nhân vật, đồng thời phù hợp với kiểu loại nhân vật.
Tóm lại, nhân vật là hình thức văn học để phản ánh hiện thực Hình thức
ấy rất đa dạng để thể hiện các khía cạnh vô cùng phong phú của cuộc sống Việc hình dung sự đa dạng của nhân vật là rất cần thiết để đi sâu tìm hiểu những nội dung phong phú đó trong di sản văn học nhân loại cũng như sự phong phú của văn học xã hội chủ nghĩa ngày nay.
1.2.2.4. Kết cấu của tác phẩm văn học.
Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm Kết cấu không chỉ là liên kết các hiện tượng, nhân vật mà mối quan tâm nhất của
Trang 17nhà văn là làm sao sắp xếp tài liệu để cho cái chính yếu được nổi bật lên, cái quan trọng được gây ấn tượng mạnh Kết cấu tác phẩm thể hiện quá trình vật lộn của nhà văn với tài liệu sống, để biểu hiện một chân lí khái quát Nó cũng phản ánh quá trình tư duy của nàh văn, quá trình vận động của tư duy
ấy Tư tưởng sống động của nhà văn bao giờ cũng biểu hiện trong kết cấu và qua kết cấu Khi lựa chọn một kết cấu nào, nhà văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức biểu hiện của đề tài và chủ đề, tăng cường sức tác động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ nghệ thuật và tư tưởng tác phẩm Cho nên, khi đánh giá kết cấu một tác phẩm, việc đầu tiên không phải là so sánh với kết cấu tác phẩm khác, cũng không phải xét nó dưới các tiêu chuẩn “hài hòa”,
“cân đối”, “chặt chẽ” được biểu hiện một cách chung chung, mà phải xét trong yêu cầu thể hiện nội dung của tác phẩm đó, xét hiệu quả mà tác phẩm để lại trong lòng người đọc.
1.2.2.5. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học
Ngôn từ nghệ thuật hay lời văn trong tác phẩm văn học là hình thức ngôn
từ nghệ thuật của tác phẩm văn học, có tính hình tượng, tính gợi cảm, tính chính xác, tính hàm súc….
Đặc trưng thứ nhất của lời văn là tính hình tượng từ trong nội dung của lời nói Tính hình tượng của lời văn bắt nguồn từ chỗ đó là lời của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định Nhờ thế, lời của một người dễ dàng di vào lòng người, trở thành lời nói của muôn người Đặc trưng thứ hai của lời văn nghệ thuật là có tính tổ chức cao Lời văn khoa học cũng có tính tổ chức cao, nhưng chức năng có khác Lời văn khoa học tổ chức cao để đảm bảo nội dung, khái niệm của từ trong tư duy lô gic chính xác, chặt chữ,c òn lời văn nghệ thuật tổ chức cao để giải phóng tính hình tượng của từ Tính tổ chức cao của lời thơ có vần, có nhịp, có niêm, đối
Trang 18chặt chẽ là điều dễ thấy Ngay trong văn xuôi, tính nghệ thuật cũng do tổ chức mà có chứ không phải rời rạc, xuôi xuôi.
Lời văn nghệ thuật nói chung không bao giờ chỉ thông báo giản đơn các việc xảy ra với nhân vật, mà còn tái hiện cả một phức hợp quan hệ chủ quan
và khách quan trong sự kiện đó.Sự tổ chức như trên làm cho ranh giới ý nghĩa khái niệm của từ bị nhỏa đi, mỗi từ không còn mang ý nghĩa tương đối độc lập của nó mà chỉ còn là một nét nghĩa của cái toàn thể đầy đặn, trọn vẹn hơn.
1.2.3. Khái quát những vấn đề lí luận về thi pháp học hiện đại.
1.2.3.1. Khái niệm thi pháp và thi pháp học
Thi pháp là một lý thuyết văn học phương Tây được “nhập khẩu” vào Việt Nam Có rất nhiều định nghĩa về thi pháp, ở đây, chúng tôi xin ra cách định nghĩa của Tiến sĩ Ngữ Văn Cao Thị Hồng, người tiếp thu và kế thừa quan điểm, tư tưởng của Giáo sư Trần Đình Sử: Thi pháp là tổ hợp những đặc tính thẩm mỹ – nghệ thuật và phong cách của một hiện tượng văn học, là cấu trúc bên trong, là hệ thống đặc trưng của các thành tố nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng Thi pháp còn là hệ thống nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, một trường phái, hay cả một thời đại văn học.
Việc nghiên cứu thi pháp gọi là thi pháp học Thi pháp học là môn chuyên nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể, là một khoa học ứng dụng trong nghiên cứu văn học Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử, nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”.
Trang 191.2.3.2 Thi pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại.
* Thi pháp học truyền thống:
Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng, từ chân lý tự nhiên để bàn về nghệ thuật, xuất phát từ các yếu tố nhỏ nhất rồi xem xét nghệ thuật như là sự tổng cộng của các yếu tố đó Thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật như những vật được sáng tạo tinh xảo bằng chất liệu, thích đưa ra những lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật (văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí…), xem nghệ thuật theo những nguyên lý nghìn năm bất biến Thi pháp học truyền thống chỉ quan tâm tới quy tắc sáng tác.
* Thi pháp học hiện đại.
Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể để bàn
về nghệ thuật, xuất phát từ quan niệm cấu trúc, tính chỉnh thể và tính hệ thống, xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng cộng Thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp, một hệ thống ký hiệu mà sản phẩm của nó là một khách thế thẩm mỹ, một sáng tạo tinh thần tồn tại vừa trong văn bản vừa trong cảm thụ của người đọc Thi pháp hiện đại đúc kết bản chất và quy luật nghệ thuật từ trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật,
để hiểu nghệ thuật sâu hơn, đúng hơn, xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch
sử, cùng vận động và phát triển với lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa Thi pháp học quan tâm đến cách đọc, cách giải mã văn bản.
1.2.3.3 Những vấn đề cơ bản của thi pháp học
• Quan niệm nghệ thuật về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó Quan niệm nghệ thuật về con
Trang 20người hướng chúng ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng có thật Quan niệm con người chính là sự khám phá về con người bằng nghệ thuật, mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ sĩ Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng của hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng có sự khác nhau quan trọng Quan niệm nghệ thuật về con người và nhân vật không phải là một Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người bao quát rộng hơn khái niệm nhân vật Nhân vật chỉ là biểu hiện cụ thể, cá biệt của quan niệm kia Cho nên, muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người thì phải xuất phát từ các biểu biện lặp đi lặp lại của nhiều nhân vật, thông qua các yếu tố bền vững, được tô đậm dùng để tạo nên chúng.
• Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là một vấn đề cơ bản của thi pháp học Đó là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là mô hình thế giới độc lập, có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất.
Không gian là môi trường bộc lộc của nhân vật, nhân vaath chỉ hành động, tự bộc lộ trong không gian của nó Mỗi không gian cho phép được bộc
lộ một phương diện của con người Do vậy, các nhà văn muốn thể hiện một quan niệm nhất định ề cin người đều phải tạo ra một không gian thích hợp.
• Thời gian nghệ thuật
Trang 21Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai.
Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai Nó có thể dừng lại.
Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ Điều đặc biệt là thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người Cuộc đời có thể như chớp mắt, như giấc mộng Cuộc đời có thể chỉ là cuộc đày ải vô tận Cuộc đời có thể chỉ như con thoi đưa mà không có chỉ, hoàn toàn vô nghĩa Cuộc đời có thể là cuộc hành quân đi tới tương lai… Thời gian nghệ thuật là phạm trù có nội hàm triết lý.
Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu
và điểm kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan của nghệ thuật.
Trang 222. Đi tìm những giá trị, đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
2.1. Tình huống truyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch
Lam.
Tìm hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, trước hết, ta tìm hiểu cách nhà văn lựa chọn và xây dựng tình huống truyện khá độc đáo Nếu như chấp nhận sự phân loại tình huống truyện với ba dạng cơ bản là tình huống hành động, tình huống nhận thức và tình huống tâm trạng thì “Hai đứa trẻ” thuộc dạng thứ ba, tức là tình huống đẩy nhân vật đến những biến động nào
đó trong thế giới tình cảm.
Cái tình thế nảy ra truyện là hai đứa trẻ trên một phố huyện nghèo Hai cái mầm cây nhú lên trên một mảnh đất cằn cỗi bạc màu Hai mầm sống non tơ trên một nơi không có sinh khí Sự trái ngược, trái khoáy kia chứa đựng một mâu thuẫn nhân sinh làm day dứt lòng người, cứ gặm nhấm những lo âu về số phận con người Hình dung như thế ta mới hiểu vì sao bối cảnh lại là một phố huyện nghèo, và vì sao nhân vật trung tâm của câu chuyện lại là An và Liên.
Cả thân nhân nhà văn, cả những người nghiên cứu đều xác nhận cái phố huyện này có nguyên mẫu từ phố huyện Cẩm Giàng, nơi Thạch Lam từng sống một tuổi thơ buồn và không ít lận đận Tuy nhiên, qua ngòi bút Thạch Lam, nó đã thành một Phố Huyện viết hoa Nghĩa là thành một miền đời bị quên lãng Người ta có thể thấy
ở đây những gì quen gặp nhất, thân thuộc nhất ở một phố huyện Cả những cảnh vật đơn sơ mà đầy cảm kích Cả những đồ vật tồi tàn mà gắn bó nặng nghĩa Cho đến những bóng dáng thân quen trong cái nhịp đời nghèo nàn và bình lặng của đám cư dân hiền lành chốn phố huyện chưa khác mấy so với cái gốc quê… Tất cả cứ co mình, thu