1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Phổ thông

34 3,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 243 KB
File đính kèm Khái quát VHDH VIệt Nam.rar (51 KB)

Nội dung

I. Sử thi “Đăm Săn” 1. Nội dung a) Xây dựng hình tượng Đăm Săn người anh hùng đại diện cho vẻ đẹp và sức mạnh cộng đồng Ngoại hình phi thường Đăm Săn nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng là một cái nong hoa Đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa. Ngực quân chéo 1 tấm mền chiến, mình khoác áo chiến, tai đeo nụ, mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN

KHÁI QUÁT GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÁC PHẨM

VHDG TRONG CHƯƠNG TRÌNH PT

H: Nội dung chính của sử

thi Đăm Săn là gì? Lấy dẫn

* Ngoại hình phi thường

- Đăm Săn nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tócchàng là một cái nong hoa

- Đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa

- Ngực quân chéo 1 tấm mền chiến, mình khoác áochiến, tai đeo nụ, mắt long lanh như mắt chim ghếch

ăn hoa tre, bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi tobằng ống bễ

Ngoại hình của 1 người anh hùng phi thường được miêu tả bằng phép phóng đại

* Sức mạnh phi thường

- Đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá nát đó

- Sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy,nằm sấp thì gẫy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc, ngangtàng từ trong bụng mẹ

Sức mạnh và sự hiên ngang phi thường, không ai địch nổi, có thể bách chiến bách thắng

* Vẻ đẹp và sức mạnh phi thường đó được thể hiện

rõ nhất qua cuộc chiến đấu với Mtao Mxây

Trang 2

- Đăm Săn nhường cho Mtao Mxây múa trước, điềm tĩnhnhìn.

- Khi múa khiên, nếu như Mtao Mxây múa, khiên kêulạch xạch như quả mướp khô, thì Đăm Săn múa vanglên đĩa khiên đồng, vang lên đĩa khiên kênh Chàng múatrên cao, gió như bão, chàng múa dưới thấp gió như lốc.Chàng lao vun vút qua phía Đông, qua phía Tây, một lầnxốc tới chàng vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô Khi chàng chạy, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật

rễ bay tung.Dũng mãnh phi thường Vẻ đẹp và sứcmạnh của Đăm Săn tiêu biểu cho vẻ đẹp và sức mạnhcủa cộng đồng

H: Hình tượng cộng đồng

trong sử thi “Đăm Săn”

được thể hiện như thế nào?

Trang 3

mức cả một vùng nhão ra như nước, lươn trong hang,giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai chui lên cao sưởi nắng.

- Chiêng lắm la nhiều: trống to, la, cồng hlong, chũmchoẹ xoa… Chiêng lại có âm thanh vang vọng: chiêng

có tiếng đồng, tiếng bạc, tiếng chiêng vang lên khiến

vỡ toác các cây đòn nghạch, gãy nát các cây xà ngang,vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê giác trong rừngquên không cho con bú, ếch nhái dưới gầm sàn, kìnhông ngoài bãi phải ngừng kêu…

 Thể hiện sự giàu mạnh của cộng đồng Êđê (Chiêngkhông chỉ là tài sản vật chất mà còn là tài sản tinh thầnquí giá của người Tây Nguyên)

- Tôi tớ của Đăm Săn và của Mtao Mxây không có sựphân biệt, cùng nhau tổ chức ăn mừng chiến thắng Sựhợp nhất đó thể hiện người Êđê nói riêng, người TâyNguyên nói chung rất chuộng hoà bình, khao khát xâydựng một cộng đồng yên bình, sung túc, vững mạnh H: Hãy nêu những nét chính

về nghệ thuật của sử thi

“Đăm Săn” Chứng minh nó

là tiêu biểu cho nghệ thuật

sử thi?

2 Nghệ thuật

- Giọng điệu: Giọng kể linh hoạt: nhanh, gấp gáp,

hùng mạnh khi miêu tả cuộc chiến đấu; trang trọng,chậm rãi khi miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Đặt nhân vật vào tình

huống căng thẳng, gay cấn để nhân vật thể hiện rõ nétphẩm chất Tô đậm vẻ đẹp, sức mạnh, phẩm chất củanhân vật bằng các thủ pháp so sánh, tương phản, phóngđại, liệt kê, trùng điệp  thể hiện cái nhìn ngợi ca, tônvinh người anh hùng cộng đồng

- Sự xuất hiện của yếu tố kì ảo

+ Miếng trầu tăng thêm sức mạnh

Trang 4

H: GV liên hệ: Nghệ thuật

sử thi đó có chi phối như

thế nào đến khuynh hướng

sử thi và cảm hứng lãng

mạn trong văn học VN

1945 – 1975?

+ Ông Trời mách cho điểm yếu của kẻ thù

- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ đối thoại chiếm số lượng lớn.

+ ĐS nói với Mtao Mxây: Câu ngắn, nhịp nhanh Thể hiện thái độ quyết liệt, dứt khoát

+ ĐS nói với dân làng: câu dài, nhịp chậm hơnthể hiện niềmvui chiến thắng

- Ngôn ngữ người kể chuyện: có dạng đối thoại (bàcon xem ), câu ngắn, nhịp gấp khi miêu tả cuộc chiến,câu dài, trang trọng khi miêu tả cảnh ăn mừng chiếnthắng

- Ý nghĩa của những con số:

+ Con số 3, 5, 7, nghìn, vạn…lặp lại nhiều lần  con

số ước lệ, chỉ số nhiều, thể hiện sự hùng mạnh, giàucó

=>Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích tiêu biểucho nghệ thuật sử thi nói chung, lôi cuốn sự chú ý củangười nghe, người xem, thể hiện sự thán phục của người

- Khuynh hướng sử thi+ Đề tài, chủ đề: Lúc này, những gì thuộc về cái Tôiriêng đều bị xem là nhỏ mọn, tầm thường, con ngườiluôn đứng trước những vấn đề có tầm cỡ lịch sử: TổQuốc còn hay mất, độc lập-tự do hay nô lệ, ngục tù?

Trang 5

Câu hỏi ấy khiến mọi công dân đề phải dẹp đi tất cả mọilợi ích cá nhân Hy sinh tất cả, kể cả tính mệnh củamình

“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…” (Chế LanViên)

Ra đời và phát triển trong không khí lịch sử đó, vănhọc giai đoạn 45-75 là văn học của những sự kiện lịch

sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng cáchmạng

+ Nhân vật trung tâm của VHVN 45-75 là những conngười đại diện cho cho giai cấp, dân tộc, thời đại, nhữngcon người sống chết với cộng đồng và kết tinh một cáchchói lọi những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng, tiêubiểu cho phẩm chất, khát vọng, ý chí của cộng đồng

Nhân vật được lí tưởng hoá

VD: Nhà thơ Tố Hữu không nhìn chị Trần Thị Lý làmột cá nhân mà là một con người của dân tộc, của nhânloại Trái tim em là một “trái tim vĩ đại” “Còn một giọtmáu tươi còn đập mãi / Không phải cho em Cho lẽ phảitrên đời / Cho quê hương em Cho Tổ quốc, loài người!”

Tố Hữu không gọi chị là Trần Thị Lý mà là “người congái anh hùng”, “người cọn gái quang vinh” và “Ngườicon gái Việt Nam”

VD: Anh hùng Núp hay Tnú, chị Út Tịch đâu phảinhững cá nhân mà là “Đất nước đứng lên”, là cả làng

Xô Man, cả Tây Nguyên vùng dậy, là “Người mẹ cầm

Trang 6

VD: Hình ảnh anh giải phóng quân hi sinh trên đườngbay Tân Sơn Nhất được Lê Anh Xuân hình dung là một

“Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”

Khái quát: Đây là thời mà cái cá nhân, riêng tư cơ hồmất vị trí trong cảm quan thẩm mỹ, thời mà Chế LanViên gọi là “Những năm đất nước có một tâm hồn, cóchung khuôn mặt”

+ Bút pháp: VHVN 45-75 thường xây dựng những hìnhtượng kì vĩ, lớn lao, những hình ảnh thiên về vẻ đẹptráng lệ hào hùng

VD: “Những đường VB của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quan đi điệp điệp trùng trùng.

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay ”

VD: Hình ảnh cụ Mết trong “Rừng xà nu” hô vang núirừng Tây Nguyên: “Chúng nó cầm súng thì mình phảicầm giáo”, “Đốt lửa lên! ĐỐt lửa lên!”

+ Giọng văn: GIọng văn sử thi thường trang nghiêm vàthiên về ngợi ca với thái độ chiêm ngưỡng đầy cảmphục

VD: Câu chuyện về cuộc đời Tnú, về cuộc nổi dậy củadân làng Xô Man được cụ Mết kể lại trong một khôngkhí trang trọng

- Cảm hứng lãng mạn:

+ Đây là thời kì cả dân tộc sống với tâm lý lãng mạn một chủ nghĩa lãng mạn thấm nhuần tinh thần lạc quan

Trang 7

-chiến thắng

+ Cảm hứng lãng mạn sôi nổi cả trong thơ và văn xuôi

Nhìn chung, hướng vận động của ý thơ, cốt truyện, mạch văn, của số phận nhân vật, của dòng cảm nghĩ của tác giả hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại đến tương lai đầy hứa hẹn Con người trong chiến đấu nghĩ về ngày chiến

thắng, trong gian khổ nghĩ về niềm vui, tương lai tươisáng, vượt lên trên hiện thực khắc nghiệt gian khổ củachiến tranh Niềm tin ở tương lai là nguồn sức manh tinhthần to lớn khiến dân tộc ta có thể vượt lên trên mọi thửthách, tạo nên những chiến công phi thường

VD: “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

“Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”

VD: HÌnh ảnh rừng xà nu vượt lên trên bom đạn với vẻđẹp khoẻ khoắn, đầy chất thơ: “Cạnh một cây xà nu mớingã gục, đã có 4,5 cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hìnhnhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời…Nó phóng lên rấtnhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi

từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô

số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng…”H: Nội dung chính của

truyền thuyết “Truyện ADV

và MC TT” là gì? Lấy các

dân chứng để minh hoạ cho

II “Truyện An D ươ ng V ươ ng và Mị Châu Trọng Thuỷ”

1 Nội dung

a) KHẳng định công lao của An Dương Vương, nêu

Trang 8

đặc điểm nội dung đó? lên bi kịch mất nước, bi kịch tình yêu.

- ADV đã có công lớn đối với đất nước: Dời đô từ

vùng núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng, đã tìm mọi cách để

có thể xây thành Cổ Loa Ban đầu gặp nhiều khó khănnhưng bằng sự kiên trì, tìm tòi, được sự ủng hộ của nhândân mà ADV đã xây được thành Chi tiết kì ảo về sựgiúp đỡ của thần kim quy có ý nghĩa khẳng định: Việclàm của ADV là hợp với ý trời, lòng dân nên được thầnlinh ủng hộ ADV còn cho chế tạo vũ khí để đối phó vớigiặc khi có ngoại xâm (nỏ thần)

=>ADV là một vị vua anh hùng, là một thủ lĩnh anh minh, sáng suốt, có lòng yêu nước, ý chí quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao.

- Tuy nhiên, về sau, vì lơ là mất cảnh giác mà chính ADV đã để mất nước, dẫn đến bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu.

+ Cách kết thúc thể hiện thái độ của nhân dân đối với

người anh hùng: Sau khi chém MC như một sự nhận ra và

hối hận muộn màng, ADV cầm sừng tê, theo Rùa vàng đixuống biển Có lẽ trong thực tế ADV bị chết Nhưngnhân dân không muốn người anh hùng bị chết như vậy

Vì thế, chi tiết ADV cầm sừng tê đi xuống biển thể hiệntình cảm yêu mến, thái độ tôn kính, ngưỡng vọng ngườianh hùng của nhân dân, mong muốn người anh hùng làbất tử (Cũng như Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trờihay Bà Trưng về trời làm phúc thần)

+ Kết thúc, đồng thời là nhà tan ADV phải tự tay chémngười con gái yêu quí của mình Cơ đồ của nhà nước ÂuLạc bị sụp đổ, sự nghiệp của ADV tan thành mây khói

Trang 9

Bi kịch tình yêu Mị Châu - Trọng Thuỷ lồng trong bi kịchmất nước.

H: Truyền thuyết này rút ra

bài học lịch sử như thế nào?

b) Bài học lịch sử lớn lao

- Quyết tâm, kiên trì xây dựng và bảo vệ đất nước

- Luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù,luôn tỉnh táo, sáng suốt, không để tình yêu lấn át lí trí,khiến cho mù quáng

- Bài học về sự giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúccủa cá nhân và trách nhiệm đối với cộng đồng, giữahạnh phúc cá nhân với vận mệnh của dân tộc Cầnphải biết đặt cái chung lên trên cái riêng tư, vận mệnhđất nước lên trên hạnh phúc cá nhân

- Thời gian quá khứ - xác định Nếu thời gian trong thầnthoại là buổi hồng hoang, khi trời đất chưa phân chia,con người chưa đông đúc, thời gian trong cổ tích thường

là quá khứ phiếm định (ngày xửa, ngày xưa) thì thờigian trong truyền thuyết là quá khứ - xác định:

- Kết cấu truyện theo thời gian tuyến tính, không có sự

Trang 10

đồng hiện và sự quay trở lại

- Gắn với di tích vật chất (thành Cổ Loa)

=> Đây cũng là những đặc trưng thể loại của truyềnthuyết

* Nhấn mạnh chi tiết Ngọc trai - giếng nước

- Hình ảnh ngọc trai: là sự minh oan, chiêu tuyết cho danh

dự, nhân phẩm của MC, rằng nàng vì quá cả tin, ngây thơ

mà làm lộ bí mật quốc gia, làm mất nước, chứ không córắp tâm bán nước

- Hình ảnh giếng nước: Giếng nước có hồn TT, TT tự tử,thể hiện sự hối hận muộn mằn của TT TT vì nhìn thấyhình MC dưới giếng mà nhảy xuống giếng

- Ngọc trai đem rửa vào nước giếng trong thành thì ngọccàng sáng hơn: Dường như MC đã phần nào tha thứ cho

TT ở thế giới bên kia, mối oan tình được hoá giải, thểhiện sự bao dung của nhân dân đối với MC và TT, sựcảm thông đối với một mối tình nhiều oan trái

H: Truyện “Tấm Cám” viết

về cuộc đời, số phận của

những con người như thế

nào?

III “Tấm Cám”

1 Nội dung

a) Cuộc đời, số phận bất hạnh của cô Tấm

- Tấm mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ở với dì ghẻ Tấm phảilàm lụng vất vả suốt ngày, không lúc nào được nghỉtay, trong khi Cám – con của dì ghẻ thì ăn trắng mặctrơn

- Tấm bị tước đoạt, bị cướp mất cả những niềm vui bénhỏ Tấm phải cặm cụi cả ngày mong có được yếmđào, nhưng Cám gian xảo đã lừa Tấm, trút sạch giỏtôm tép, khiến Tấm bị dì ghẻ mắng Trong gia đình ấy,Tấm không khác nào con ở, còn không được bằng con ở

Trang 11

Tấm cô đơn Tấm chỉ có một người bạn nhỏ bé là chú cábống còn sót lại nhưng mẹ con Cám cũng đang tâm giếtthịt Ngày hội, cả làng đi xem Đó là niềm vui đời thường

ai cũng có quyền được hưởng Mẹ con Cám cũng sắmsửa quần áo mới đi xem hội, nhưng lại trộn thóc với gạobắt Tấm nhặt, không cho Tấm đi, không cho Tấm đượchưởng chút niềm vui nào Đúng là “Mấy đời bánh đúc cóxương / Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng” Tấm thậtbất hạnh

- Khi thử giầy và trở thành hoàng hậu, sống trong cung, xa

mẹ con Cám, tưởng rằng mẹ con Cám sẽ để Tấm yên.Nhưng không, lòng ghen ghét, đố kị đã ăn sâu vào máu, trởthành bản chất của chúng, nên chúng không từ một cơ hộinào để có thể cướp đoạt mọi niềm hạnh phúc của Tấm,thậm chí tìm cách hãm hại Tấm hết lần này đến lần khác + Nhân ngày Tấm về giỗ bố, mẹ con Cám bầy mưugiết Tấm rồi đưa Cám vào thay

+ Mỗi lần Tấm hoá thân, mẹ con Cám đều tìm cách tiêudiệt tận gốc (giết thịt chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốtkhung cửi) Mẹ con Cám không để cho Tấm có một conđường nào để có thể trở về Sự tàn ác của mẹ con Cám lênđến đỉnh điểm Cũng đồng thời cho thấy sự bất hạnh củaTấm Tấm khổ không chỉ lúc còn sống mà ngay cả khi đãchết

Kể về cuộc đời của Tấm, tác giả dân gian muốn

phản ánh số phận nghèo khổ và nhiều bất hạnh của những con người có thân phận nhỏ bé trong xã hội xưa: người con riêng, mồ côi, cuộc đời trăm đắng

nghàn cay

Trang 12

H: Qua truyện “Tấm Cám”,

nhân dân muốn thể hiện

ước mơ gì?

b) Phản ánh ước mơ của nhân dân

* Ước mơ đổi đời

- Cô Tấm sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nghèokhó, phải làm lụng quần quật suốt ngày, quần áo ráchrưới

- Chi tiết Tấm thử giày và trở thành hoàng hậu, bướcvào cuộc sống sung sướng thể hiện ước mơ được đổiđời nhanh chóng của người dân lao động Họ mongmuốn có được cuộc sống sung túc, giàu có Họ ao ướckhông phải ở địa vị thấp hèn nữa mà ở địa vị cao sang(hoàng hậu) Đó là ước mơ hoàn toàn chính đáng

* Ước mơ hạnh phúc

- Trong gia đình, sống với mẹ con Cám, Tấm khôngchỉ vất vả, bị bóc lột sức lao động mà còn rất cô đơn,khổ sở

- Việc Tấm trở thành hoàng hậu, được vua yêu mếnchính là thể hiện ước mơ có cuộc sống hạnh phúc vẹntoàn Chiếc giày, miếng trầu chính là những vật đưa

họ đến với nhau, giúp họ nhận ra nhau để giữ gìn hạnhphúc

Tấm thành hoàng hậu, sống hạnh phúc là phầnthưởng xứng đáng cho sự chăm chỉ, hiền lành, cho sựđấu tranh để giành và giữ hp

Tuy nhiên, vì là trong xã hội phong kiến nên những ước

mơ đó của Tấm, của nhân dân lao động phải gửi gắm vào

sự trợ giúp của các lực lượng thần kì, các yếu tố kì ảo H: Qua mâu thuẫn giữa

Tấm và mẹ con Cám, qua

cuộc đấu tranh để giành và

c) Phản ánh cuộc đấu tranh Thiện – Ác, thể hiện quan niệm nhân sinh của nhân dân

- Tấm là đại diện cho cái Thiện Mẹ con Cám là đại

Trang 13

giữ hạnh phúc của Tấm,

cho biết, truyện phản ánh

cuộc đấu tran giữa những

thế lực nào trong XH xưa?

Qua đó thể hiện quan niệm

gì của nhân dân?

diện cho cái Ác Sự mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và

mẹ con Cám phản ánh cuộc đấu tranh Thiện – Ác

- Cuộc đấu tranh đó diễn ra vô cùng quyết liệt Cái Ácrất mạnh và nó ra sức chèn ép, thậm chí tiêu diệt cáiThiện bằng mọi cách Cái Thiện ban đầu yếu thế, chỉcòn biết trông chờ vào sự giúp đỡ của lực lượng siêunhiên (Ban đầu, khi bị mẹ con Cám áp bức, Tấm chỉbiết ngồi bưng mặt khóc, và Bụt xuất hiện giúp đỡTấm) Nhưng cái Thiện không thể chịu đựng mãi được.Cái Thiện ý thức được cần phải đấu tranh Cái Thiệnvùng dậy đấu tranh chống cái ác đến cùng (Sau khi bịhãm hại, Tấm liên tục hoá thân trở về để đấu tranhgiành và giữ hạnh phúc: hoá thành chim vàng anh,xoan đào khung cửi, cây thị quả thị) Đó là sự đấutranh không ngừng, không mệt mỏi Tấm không cònngồi khóc, chờ một lực lượng siêu nhiên nào giúp màTấm tự hoá thân, tự đấu tranh cho hạnh phúc của mình.Chỉ có tự đấu tranh giành lấy, hạnh phúc mới lâu bền

- Cái Thiện cuối cùng đã thắng

Giá trị nhân đạo của tác phẩm+ Cảm thông và thương xót cho số phận bất hạnh củanhững con người có thân phận nhỏ bé trong xã hội

+ Đề cao những phẩm chất đẹp đẽ, những giá trị củacon người (Cô Tấm hiền lành, xinh đẹp, hiếu thảo,thuỷ chung…

+ Trân trọng những ước mơ, khát vọng hạnh phúc củacon người (ước mơ đổi đời, ước mơ có được cuộcsống hạnh phúc)

+ Tố cáo, lên án các thế lực đen tối đã chà đạp lên

Trang 14

quyền sống và cướp đoạt hạnh phúc của con người(mẹ con Cám)

Quan niệm của nhân dân:

+ Ở hiền gặp lành, Ác già ác báo Đó là một triết lí nhânsinh sâu sắc

+ Tin tưởng vào sự chiến thắng tất yếu của cái Thiện.Cái Thiện có thể ban đầu yếu thế nhưng sức mạnh sẽtăng dần, lại bền bỉ đấu tranh nên chắc chắn sẽ giànhchiến thắng, thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả dângian

a) Đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người.

* Chử Đồng Tử: Là một người con hiếu thảo (chachết, nhường chiếc khố duy nhất cho cha), là mộtngười lao động chăm chỉ, cần cù (hàng ngày đi bắt

Trang 15

tôm cá về đổi lấy gạo của thuyền bè qua lại) Tiêubiểu cho những người lao động nghèo có phẩm chấttốt.

* Tiên Dung: Tiên Dung hiện thân cho những cô gái ởđịa vị cao sang quyền quí có phẩm chất tốt đẹp, gầngũi với thiên nhiên, tính cách tự do phóng khoáng,muốn bứt phá khỏi những trói buộc của lễ giáo phongkiến, có lòng thương người (đến tuổi lấy chồng nhưngchỉ thích đi đó đây ngắm sông núi, yêu và muốn lấyChử Đồng Tử - một chàng trai nghèo khó)

H: Qua câu chuyện tình yêu

kì lạ của CĐT – TD, tác giả

dân gian thể hiện ước mơ gì

của nhân dân?

b)Thể hiện những ước mơ của nhân dân

- Ước mơ hôn nhân tự do, hạnh phúcTiên Dung đã dũng cảm bước qua rào cản phong kiến,đến với Chử Đồng Tử bằng tình yêu, cho dù bị vua charất mực phản đối Nàng sẵn sàng tử bỏ tất cả (địa vị,giàu sang, sung sướng) để được sống với Chử Đồng

Tử, cho dù cuộc sống vô cùng khó khăn Đây là mộthành động tấn công mạnh mẽ vào lễ giáo phong kiến(Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, Môn đăng hộ đối), cấtlên tiếng nói đòi tự do hôn nhân - hạnh phúc, xoá điranh giới giàu nghèo – sang hèn trong tình yêu, hônnhân, người con gái được quyền chủ động trong tìnhyêu

- Ước mơ đổi đờiChử Đồng Tử - Tiên Dung sống với nhau trên đảo,cuộc sống ngày càng khá giả CĐT gặp sư PhậtQuang, được truyền cho phép lạ được ban cho mộtcây gậy và một cái nón Trong một đêm mưa gió,CĐT và TD cắm gậy xuống, che nón lên ngồi ngủ

Trang 16

Đến nửa đêm tỉnh dậy thấy mình đang nằm trong mộttoà lâu đài lộng lẫy, có đủ người hầu kẻ hạ, dân chúngđông đúc Chỉ trong chốc lát, cuộc sống đột nhiên thayđổi Đó là phần thưởng cho CĐT – TD, cũng là thểhiện ước mơ được đổi đời của nhân dân Những ngườitốt bụng, chăm chỉ sẽ được sống cuộc sống ấm no, sungtúc, hạnh phúc

- Ước mơ chinh phục thiên nhiênKhi toà lâu đài cùng cả vùng đất cát bay về trời, để lạibãi đất không ở giữa đầm Bãi ấy về sau gọi là bãi TựNhiên và đầm đó gọi là đầm Nhất Dạ Chỉ Trong chốclát đã biến thành bãi, đầm như vậy Chi tiết này thể hiệnước mơ cải tạo tự nhiên của nhân dân

H” Những nét chính về

nghệ thuật của truyện là gì?

2 Nghệ thuật

- Sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường

- Cốt truyện li kì, kể theo mạch thời gian tuyến tính

- Ngôn ngữ giản dị

- Có những yếu tố lịch sử - dấu ấn của một truyềntruyền thuyết còn vương lại

H: Hãy so sánh sự xuất hiện

của yếu tố kì ảo trong 3 thể

loại: thần thoại, sử thi,

đi xuống biển, Rùa vàng giúp ADV xây thành, miếngtrầu của HơBhị…)

+ Yếu tố kì ảo góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển,

Trang 17

khiến câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn.

- Khác nhau: (về mục đích)+ Thần thoại: Sự xuất hiện các yếu tố kì ảo nhằm lígiải sự xuất hiện của các hiện tượng tự nhiên, của loàingười (VD: Thần trụ trời, quả bầu mẹ), thể hiện khaokhát chinh phục thiên nhiên

+ Sử thi: Yếu tố kì ảo xuất hiện (Ông trời, miếng trầutrong “Đăm Săn”) để trợ giúp người anh hùng, khẳngđịnh và đề cao vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùngcộng đồng

+ Truyền thuyết: Yếu tố kì ảo xuất hiện bên cạnh cốtlõi lịch sử, là phương tiện để gửi gắm và thể hiện thái

độ, tình cảm của tác giả dân gian đối với nhân vậttruyền thuyết (VD: Chi tiết ADV cầm sừng tê đixuống biển…………)

+ Truyện cổ tích:

Yếu tố kì ảo xuất hiện để phù giúp cho con người nhỏ

bé, bất hạnh khi họ lâm vào hoàn cảnh bế tắc Yếu tố kì

ảo tạo ra một thế giới trong mơ ước, giúp họ thực hiệnước mơ - điều mà họ kh thể thực hiện trong thế giới thựctại, trong xã hội hiện tại

Thể hiện quan niệm nhân sinh và tinh thần lạc quan củanhân dân lao động: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo…H: Hãy so sánh sự xuất hiện

của yếu tố kì ảo trong

Ngày đăng: 14/10/2016, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w