SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚCPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH YÊN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HÌNH ẢNH THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC QUA CÁC TÁC P
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ
HÌNH ẢNH THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC THỜI KÌ CHỐNG MĨ
Môn: NGỮ VĂN Tổ: KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2IV Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiờn cứu 2
V Phương phỏp nghiờn cứu 2
Phần II: Nội dung 4 I Cơ sở khoa học của chuyên đề 4
II Thực trạng của vấn đề nghiờn cứu 4
III Nội dung 5
1 Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ
5 a Về lịch sử 5 b Về văn học 5 2 Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nớc qua các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ
6 a Đó là lớp thế hệ trả có lòng yêu nớc nồng nàn, có lí tởng cách mạng, có hoài bão và ớc mơ cao đẹp, sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nớc
6 b Họ là những con ngời gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm, coi th-ờng hiểm nguy, vợt qua mọi khó khăn, thiếu thốn
9 c Họ là những con ngời yêu đời, lạc quan, tơi trẻ 14
d Họ là những con ngời sống tình nghĩa, thủy chung 17
e Họ bất tử trong lòng Tổ quốc và Nhân dân 19
IV ứng dụng chuyên đề vào bồi dỡng học sinh giỏi 20
1 Phơng pháp chính dạy học khi bồi dỡng chuyên đề 20
2 Các kỹ năng rèn cho học sinh qua chuyên đề 21
3 ứng dụng chuyên đề để giải một số bài tập thi học sinh giỏi 21
V Các giải pháp khi thực hiện đề tài 29
VI kết quả khi áp dụng đề tài 30
Phần iii: kết luận và kiến nghị 32
I Kết luận 32
II Kiến nghị 32
Trang 3PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Văn học là cuốn sách về cuộc đời, phản ánh đời sống, số phận con người ởmọi thời đại , đấu tranh cho quyền sống hạnh phúc của con người Văn học cóvai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người
M Goóc-ki nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng caoniềm tin vào bản thân mình, làm nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lí”.Văn học chắp đôi cánh để các em đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nềnvăn hóa, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, hướng các em tới đỉnhcao của chân, thiện, mĩ Do vậy, môn Ngữ văn là một môn thuộc nhóm khoa học
xã hội, có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm chohọc sinh
Nhiệm vụ cụ thể, trực tiếp của người giáo viên dạy Văn trong nhà trườngphổ thông nói chung và trung học cơ sở nói riêng là hình thành cho học sinhnăng lực văn học: giúp học sinh có kiến thức về văn học; hình thành và pháttriển cho các em năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm
mĩ, phương pháp học tập, tư duy, phương pháp tự học, năng lực ứng dụng nhữngđiều đã học vào cuộc sống; bồi đắp cho các em tình yêu văn học và những tìnhcảm nhân văn, tốt đẹp Để thực hiện tốt mục tiêu ấy, người giáo viên, bên cạnhdạy học sinh đại trà theo hướng đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần phải chútrọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi làmột trong những công tác trọng tâm trong nhà trường, tác động tích cực vào việcnâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy cô giáo, nâng cao chất lượnggiảng dạy, góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Là một giáo viên trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi trong nhiềunăm qua, bản thân tôi nhận thấy rằng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữvăn hiện nay ở địa phương còn nhiều hạn chế, số lượng giải ít và chất lượng giảikhông cao bằng các bộ môn khác Đây là điều trăn trở của những người làmcông tác bồi dưỡng học sinh giỏi, hầu như đội ngũ dạy bồi dưỡng chưa tiếp cậnvới cách ra đề của phòng khảo thí kiểm định chất lượng của Sở GD - ĐT Dạybám sát, chuyên sâu là một yêu cầu bức thiết đáp ứng cho yêu cầu thi học sinhgiỏi Vấn đề được đưa ra trong chuyên đề này là “Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Namtrong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các tác phẩm văn học thời kìchống Mĩ” là một chuyên đề có tính chất như vậy
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện chuyên đề “Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xâydựng và bảo vệ đất nước qua các tác phẩm văn học thời kì chống Mĩ”, tôi muốnhướng tới những mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất: Có những chuyên đề văn học tổng hợp, vừa bám sát chương trình,vừa có tính mở rộng, nâng cao và chuyên sâu Những chuyên đề này sẽ phục vụthiết thực cho công tác giảng dạy bộ môn nói chung và công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi nói riêng
Thứ hai: Qua chuyên đề giúp cho học sinh cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của
“hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua
Trang 4các tác phẩm văn học thời kì chống Mĩ”, đặc biệt trong các tác phẩm các emđược học trong chương trình THCS Qua đó, các em hình thành được nhữngquan niệm niệm sống đúng đắn và biết tự hoàn thiện nhân cách của mình Từchuyên đề này, giúp các em có được những nội dung kiến thức thiết thực về mộtchặng đường văn học của dân tộc, giúp các em hình thành được năng lực vănhọc cho bản thân; khả năng tiếp cận, cảm thụ, phân tích, đánh giá, đốichiếu, những vấn đề văn học có tính chất tổng hợp, chuyên sâu; khơi dậy chocác em niềm say mê, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
Thứ ba: Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của bản thân qua quátrình tự học, tự nghiên cứu
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Từ những hiểu biết mang tính lịch sử và lí luận văn học về một chặng đườngvăn học dân tộc cần làm rõ những những khía cạnh khác nhau về “hình ảnh thế
hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước qua các tác phẩmvăn học thời chống Mĩ” Từ đó, học sinh nhận thấy đây là một trong những nộidung quan trọng góp phần làm nên sức sống cho các tác phẩm văn học trongthời kì này Hơn nữa, thông qua một chuyên đề cụ thể, giáo viên tìm ra phươngpháp bồi dưỡng học sinh giỏi hiệu quả, từ đó hướng dẫn học sinh tiếp cận, khaithác các đề nghị luận văn học một cách tốt nhất Đặc biệt, giáo viên phải pháthuy được khả năng tự học, tự đọc, tự nghiên cứu, sáng tạo của học sinh, rènluyện cho học sinh khả năng tạo lập văn bản theo đúng quy trình làm văn
IV ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng:
Học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9, trường THCS Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh
Phúc
2 Phạm vi:
“Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
qua các tác phẩm văn học thời chống Mĩ” là một đề tài xuyên suốt trong nhiềutác phẩm của văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ Trong chuyên đề này, tôichỉ dừng lại tìm hiểu trọng tâm trong các tác phẩm văn học ở chương trình Ngữvăn 9 gồm các bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật),
“Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê), “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn ThànhLong), đồng thời tập hợp thêm những dẫn chứng của một vài tác phẩm tiêu biểukhác trong cùng thời kì để làm nổi bật vấn đề
3 Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012.
+ Tháng 9: Viết đề cương chuyên đề
Khảo sát, lấy số liệu trước khi áp dụng đề tài
+ Từ tháng 9/3011 – 3/2012: Viết chuyên đề và áp dụng nội dung chuyên
đề vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, Trường THCS Liên Bảo, VĩnhYên, Vĩnh Phúc
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về sự cần thiết của vấn đề trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Khảo sát, thống kê số liệu
Trang 5- Sưu tầm tài liệu, đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo, trao đổi với đồngnghiệp để tìm ra hướng đi cho chuyên đề cả về nội dung và hình thức
- Để làm sáng tỏ cho vấn đề được đưa ra trong chuyên đề, tôi đã tiến hànhnghiên cứu, tìm hiểu từ những cơ sở mang tính lịch sử và lí luận văn học vềchặng đường văn học mà đề tài hướng tới: từ sau 1954 đến 1975 Từ đó giớithiệu về vấn đề và làm rõ vấn đề qua hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lậpluận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục bằng các cách lập luận cụ thể, linh hoạt nhưgiải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, khái quát, tổng hợp; chú ýbám sát các tác phẩm được học trong chương trình kết hợp với việc nâng cao,
mở rộng kiến thức ở mức độ phù hợp với khả năng của học sinh giỏi bậc THCS
- Thực hành vận dụng đề tài trong thực tế giảng dạy
Trang 6
PHẦN II: NỘI DUNG
I C¥ Së KHOA HäC CñA §Ò TµI
Văn học giai đoạn 1945 -1975 nói chung và văn học thời kì kháng chiếnchống Mĩ nói riêng đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử văn học dân tộc.Văn học ở chặng đường này vừa thực hiện xuất sắc thiên chức của văn học, vừalàm tròn bổn phận của mình đối với lịch sử dân tộc, vừa có sự kế thừa và pháthuy truyền thống văn học nước nhà, vừa mang những nét mới của thời đại.Mang đặc điểm là nền văn học cổ vũ chiến đấu, hướng về đại chúng, mangkhuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, văn học thời kì này tập trung viết
về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta và về cuộc khángchiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại Chủ đề bao trùm là ca ngợi chủ nghĩa anh hùngcách mạng, phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động của con người Việt Namanh dũng, kiên cường, bất khuất và khám phá sức mạnh kì diệu của con ngườiViệt Nam trong chiến tranh khốc liệt Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam là một hìnhảnh quen thuộc, trung tâm, thể hiện được giá trị, nội dung và nghệ thuật củanhiều tác phẩm văn học có giá trị trong thời kì này, nhất là trong các tác phẩmđược đưa vào chương trình sách giáo khoa bậc THCS
Khi tìm hiểu, khai thác về hình ảnh này, ta không chỉ có kiến thức sâu sắc
về một đề tài văn học, mà ta sẽ có cơ hội tiếp thu được nhiều kiến thức về vănhọc của dân tộc trong một chặng đường với những đặc điểm và thành tựu của
nó Từ đó, ta có thể dùng nó so sánh, đối chiếu với các tác phẩm ở giai đoạnkhác có cùng đề tài, hay để khai thác các tác phẩm văn học cùng giai đoạn mộtcách linh hoạt, hợp lí
II THùC TR¹NG NGhI£N CøU
Một thực tế mà chúng ta dễ nhận thấy là hiện nay chất lượng dạy mônNgữ văn ở nhà trường Trung học cơ sở còn hạn chế Môn học này chưa đượchọc sinh yêu thích, đam mê thực sự Đa số học sinh ngại học môn Văn Mộttrong số những nguyên nhân khiến học sinh chưa say mê môn Ngữ văn là do xuthế của xã hội đề cao các môn Khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, mà phần lớn cáchọc sinh có nhận thức tốt thường thích các môn văn hóa này Một số phụ huynhhọc sinh không thích cho con tham gia vào đội tuyển Ngữ văn (dù học sinh đó
có năng lực văn học) Vì vậy, việc chọn học sinh có năng khiếu để bồi dưỡngmôn Ngữ văn thật sự nhọc nhằn
Một khó khăn nữa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn
đó là vấn đề tài liệu Hiện nay, chưa có các văn bản mang tính quy định vềchương trình và nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi Hơn nữa, những bài viếtmang tính chuyên sâu, tổng hợp, khái quát các vấn đề văn học theo phân phốichương trình Ngữ văn cấp học còn quá ít Đặc biệt, đội ngũ giáo viên trẻ tuổi
Trang 7ngày càng đông, vốn hiểu biết về các vấn đề văn học mang tính chuyên đề cònhạn chế.
Về phía học sinh, trong các đội tuyển học sinh giỏi ở cấp Trung học cơ sở,các em đã bắt đầu biểu hiện được năng lực văn học của mình như nắm đượckiến thức văn học cơ bản, biết cách cảm thụ cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệthuật trong tác phẩm văn học, bắt đầu biết tự rèn luyện kỹ năng viết văn nhưngkhả năng viết các đề văn tổng hợp của các em còn yếu
Qua việc trực tiếp bồi dưỡng, nắm bắt tình hình thực tế, thông qua việc traođổi với các đồng nghiệp dạy môn Ngữ văn trong tổ chuyên môn và các trường bạn,
tôi nhận thấy việc tìm hiểu chuyên đề “Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ” là hết sức bổ ích và thiết thực Bởi trong chương trình Ngữ văn
Trung học cơ sở, các tác phẩm văn học trong chặng đường này khá phong phú Đặcbiệt, nội dung của chuyên đề cũng chính là một trong những nội dung tiêu biểuxuyên suốt và khẳng định giá trị to lớn của nhiều tác phẩm văn học thời chống Mĩ
Vậy, để nâng chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, chất lượnghọc sinh giỏi môn Ngữ văn nói riêng, xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh
dạn nghiên cứu chuyên đề “Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ”.
III Néi dung
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.
a, Về lịch sử:
Chiến thắng Điện Biên phủ vang dội địa cầu đã chấm dứt cuộc kháng chiếnchống Pháp trường kì nhưng lại mở ra trên đất nước ta nhiều sự kiện lớn laokhác Trong suốt 20 năm ấy, dân tộc ta cùng lúc phải thực hiện những nhiệm vụhết sức nặng nề, khó khăn những rất vinh quang, đó là tiến hành cuộc khángchiến chống Mỹ để bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đi lênxây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc Những sự kiện lịch sử đó có tác độngmạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó
có văn học nghệ thuật
b, Về văn học:
Kế thừa và phát huy những thành tựu văn học của thời kỳ trước, văn họcViệt Nam kì kháng chiến chống Mĩ đã sứng đáng với sứ mệnh cao cả của mộtnền văn học trong thời đại mới Đó là nền văn học của chế độ mới, vận động vàphát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nền văn học gắn bó sâu sắc vớivận mệnh chung của đất nước, đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc, văn học tậptrung phản ánh về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đi lên xây dựng Chủnghĩa xã hội
Đặc điểm cơ bản của văn học thời kì này là một nền văn học phục cáchmạng, cổ vũ chiến đấu, các tác giả văn học trở thành người chiến sĩ trên “mặttrận văn hóa văn nghệ” (Hồ chí Minh); nền văn học hướng về đại chúng; nềnvăn học chủ yếu mang khuynh sử thi và cảm hứng lạng mạn
Trang 8Văn học trong giai đoạn này đem lại nhiều giá trị Văn học đã thực hiệnxuất sắc nhiệm vụ lịch sử Có những đóng góp về tư tưởng: phát huy truyềnthống yêu nước và anh hùng, truyền thống nhân đạo trong thời kì mới Về nghệthuật, văn học thời kì này phát triển toàn diện hơn về thể loại; phẩm chất thẩm
mĩ của văn học được nâng cao; đội ngũ các nhà văn, nhà thơ phát triển mạnh.Nguồn cảm hứng của văn học chặng đường này tập trung vào đề tài Tổquốc và Nhân dân Cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi hẳn cách nhìnnhận nhân dân của nhiều nhà văn, đồng thời hình thành ở họ một quan niệm mới
về đất nước: đất nước của nhân dân Chính nhân dân đã xây dựng, giữ gìn, bảo
vệ đất nước bằng mồ hôi, nước mắt và máu xương của mình qua hàng nghìnnăm lịch sử như trong bài “Người đi tìm hình của nước” nhà thơ Chế Lan Viên
Nhưng, có lẽ một trong những hình ảnh sinh động, nổi bật, sáng bừng lênbức tranh về Tổ quốc, nhân dân trong giai đoạn này là hình ảnh của thế hệ trẻ
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệmcủa thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử” (Theo bài: “Mấynét khái quát về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945”)
2 Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc qua các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ trẻ ViệtNam đã cùng cha ông chiến đấu kiên cường để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ Ở bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào của dân tộc, trong cuộc xâydựng và bảo vệ tổ quốc tuổi trẻ luôn là lớp người đi đầu, là lực lượng hùng hậunhất Thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ hiện lên trongcác tác phẩm văn học thật đẹp Họ là kết tinh vẻ đẹp của nhân dân, đất nước vàthời đại anh hùng – thời đại Hồ Chí Minh
a, Đó là lớp thế hệ trẻ có tình yêu nước nồng nàn, có lý tưởng cách mạng,
có hoài bão và ước mơ cao đẹp, sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước.
Thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ là lớp người được kế thừa vàphát huy những truyền thống tốt đẹp bao đời của cha ông, được trực tiếp dẫn dắt
Trang 9bởi thế hệ anh hùng vừa trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dânPháp thắng lợi, được học tập ở mái trường xã hội mới, được nhìn thấy tương lai
về một chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp Chính những điều kiện ấy đã bồi đắpmột thế hệ thanh niên có lòng yêu nước nồng nàn, có lý tưởng cách mạng caođẹp, có ước mơ và hoài bão
Lí tưởng sống là mục đích cao nhất, đẹp nhất của đời người mà người takhao khát hướng tới, phấn đấu để đạt được Lí tưởng được ví như ngọn đèn soi
tỏ đường đi Khi Tổ quốc bị xâm lăng thì một trong những lí tưởng sống cao đẹp
nhất của thanh niên là “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, là “Xẻ dọc Trường
Sơn đi cứu nước” như Chiến – người con gái đang ở độ tuổi hai mươi, trong tác
phẩm “Những đứa con trong gia đình” (1966 - Nguyến Thi) đã nói với em mình:
“Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất… ”.
Với câu nói chân chất ấy, ta có thể hiểu ngọn đèn nào đang soi sáng trong tìnhcảm và ý chí của người nữ thanh niên ấy
Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh), khổ thơ cuối bài thơ cóđoạn:
Cháu chiến đấu hôm nay
Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết năm 1968 Bài thơ thể hiện cảm xúc của
một anh lính trẻ trên đường hành quân: khi nghe tiếng gà nhảy ổ ban trưa, baonhiêu kỷ niệm về tuổi thơ tươi đẹp, về tình bà cháu đã sống dậy Từ đó khiếnanh nhận ra mục đích, lí do chiến đấu của mình vì Tổ quốc, làng quê, gia đình
và tuổi thơ Và có lẽ, từ những lí do vừa giản dị, vừa cao cả ấy sẽ trở thànhnguồn động lực, trở thành sức mạnh giúp anh cầm chắc tay súng, chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật được viết
vào năm 1969 là một bài thơ tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Mỹ Bàithơ mang đậm “chất lính”, là tiếng nói hồn nhiên, thường ngày của người línhtrẻ của thời chống Mỹ có học thức, có lý tưởng thời đại, mang trong mình sự tựtin, niềm kiêu hãnh của những con người rất đỗi tự hào về sứ mệnh của mình –
sứ mệnh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà Ngồi trong buồng lái của
những chiếc xe vận tải “không kính”, “không đèn”, “không mui” trên con đường Trường Sơn mưa bom bão đạn, anh chiến sỹ lái xe vẫn cảm nhận rõ “con
đường chạy thẳng vào tim” Đó là cảm nhận vừa rất thực của một người lính lái
xe khi nhìn về phía trước, nhưng phải chăng đó cũng chính là con đường cáchmạng, con đường của lý tưởng Cộng sản, của lòng yêu nước đang “chạy thẳng”vào “tim” của người lính trẻ Điều này cũng rõ ràng hơn khi ta đọc bốn câu thơcuối của bài thơ:
Không có kính, không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam ruột thịt
Trang 10Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
Hình ảnh “trái tim” là biểu tượng của ý chí, của bầu nhiệt huyết, của khát vọng
tự do, hòa bình cháy bỏng trong trái tim người lính trẻ Cho dù xe không cókính, xe không có đèn, không có mui, thì người lính vẫn còn một trái tim yêunước, lòng nhiệt tình cách mạng của tuổi trẻ, quyết tâm chiến đấu, giải phóngmiền Nam, thống nhất đất nước Như chính tác giả cũng đã nói về tác phẩm củamình: “Thực ra tôi chỉ lấy cái ô tô làm cớ Con người cũng như cái xe ấy, cóthiếu mọi thứ (…) nhưng cái không thể thiếu được là trái tim anh chiến sỹ dũngcảm…” Lý tưởng của anh, trái tim của anh cũng là lí tưởng và trái tim của cảdân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại
Nhắc đến tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nối liền Bắc – Nam, ta
không thể bỏ qua sự góp mặt của một “binh chủng đặc biệt” – thanh niên xung
phong Trong những năm khói bom rực trời ấy, lực lượng thanh niên xungphong có vai trò hết sức quan trọng tham gia mở đường, phá bom, bảo đảm conđường huyết mạch ấy luôn được thông suốt cho những đoàn quân, đoàn xe ratrận Nhớ về họ, ta không thể nào quên hình ảnh các cô thanh niên xung phong
và hình tượng các cô đã đi vào không ít các trang thơ, trang văn Thơ ca nhữngnăm chống Mĩ đã dành một phần rất lớn sự ưu ái cho hình tượng người nữ
thanh niên xung phong: “Gửi em, cô thanh niên xung phong” (Phạm Tiến Duật),
“Khoảng trời - hố bom” (Lâm Thị Mỹ Dạ), “Những ngôi sao xa xôi”… (Lê
Minh Khuê) Tất cả học đều là những anh hùng sẵn sàng xả thân vì lí tưởng, vì
sự sống của dân tộc Ta hãy nghe lời tâm sự của Phương Định, một cô gái Hàthành, theo tiếng gọi của Tổ quốc, từ giã phố nhỏ thân thương dấn thân vào
Trường Sơn khói lửa trở thành cô “trinh sát mặt đường”: “Thực tình, trong suy
nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ” Một lời tâm sự rất hồn nhiên
nhưng lại ngời sáng một lý tưởng cao đẹp của một nữ thanh nhiên xung phong
“Người mặc quân phục và có ngôi sao trên mũ” ấy là ai? Đó là những anh bộ
đội Cụ Hồ - Những người hội tụ đầy đủ nhất mọi vẻ đẹp của con người Việtnam đương thời nói riêng và trong mọi thời đại nói chung Họ mang trong mìnhtinh thần, sức mạnh của cả một dân tộc anh hùng, một thời đại anh hùng Nói về
họ bằng sự yêu mến, kính trọng và đầy ngưỡng mộ như vậy, chứng tỏ với
Phương Định, họ chính là lẽ sống mà cô hướng tới Trong bài thơ “Khoảng trời
- hố bom” (Lâm Thị Mỹ Dạ) ta thật sự xúc động, cảm phục trước tình yêu Tổ
quốc và sự hi sinh cao cả của cô gái mở đường:
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.
Vâng! Có một cái gì đó như nhói ở trong tim, nhưng cũng có cái gì đólàm bừng sáng lên tâm hồn của người đọc Phải chăng, đó chính là hình ảnh
“ngọn lửa” được thắp lên bởi cô gái mở đường Ngọn lửa làm nhói tim ta, bởi
ngọn lửa ấy cho ta cảm nhận được hy sinh, mất mát do chiến tranh gây ra,nhưng nó lại thắp sáng lên trong ta một lẽ sống cao đẹp, một ý chí nghị lực sốngbất diệt bởi nó là ngọn lửa của lí tưởng cách mạng, của lòng yêu Tổ quốc, củaniềm khao khát tự do độc lập, của niềm tin chiến thắng
Trang 11Lí tưởng và lẽ sống đẹp của thế hệ trẻ không chỉ được thể hiện trong cuộcđấu tranh chống ngoại xâm mà còn được thể hiện sâu sắc trong cuộc sống đờithường, trong công cuộc xây dựng đất nước, trong sứ mệnh là hậu phương của
tiền tuyến Đến với tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long), ta thực sự
ấn tượng về hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn
cao 2600m Anh thanh niên có lý tưởng sống thật đẹp Anh luôn tự nhủ “mình
sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Một lời tự nhủ nhưng
cũng chính là bộc lộ quan điểm sống chân chính, giản dị mà cao đẹp của anhthanh niên, của thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ Anh tự ý thức được về bản thân
mình, ý thức được công việc mình làm “gắn liền với các anh em đồng chí dưới
kia” và là công việc góp một phần nhỏ bé và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Chính vì vậy, anh không thấy cô đơn mà càng yêu nghề, yêu cuộc sốngcủa mình, lại tiếp tục thầm lặng cống hiến sức trẻ cho quê hương đất nước.Truyện ngắn còn cho ta gặp gỡ một cô kỹ sư trẻ mới ra trường, sẵn sàng từ giã
chốn phồn hoa, đô hội để lên xứ lạnh buồn tẻ này công tác “Những điều cô
cùng nghe, cùng với điều cô khám phá ra trên hai trang sách đang đọc dở của người con trai khiến cô bàng hoàng Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sáng làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới mà anh kể và về con đường mà anh đang đi tới?”.
Trong lòng cô dội lên lòng biết ơn, không phải vì bó hoa to đẹp mà chàng traitặng cho cô, mà vì một bó hoa khác Bó hoa của những háo hức, mộng mơ màngẫu nhiên anh đã trao cho cô Cô vui vẻ và sẵn sàng đón nhận để hòa mình vàovới trời Tây Bắc bạt ngàn, với cuộc đời kia, sống cho xứng đáng
Đến với văn học thời kỳ chống Mĩ ta còn thấy lý tưởng cách mạng thấmnhuần ngay cả trong nhận thức của của những cô dân quân:
Chào cô dân quân tay súng, vai cày Chân lội bùn mơ hạ máy bay.
hay của các em nhỏ trong thơ Tố Hữu:
Chào các em, những đồng chí của tương lai Mang mũ rơm đi học đường dài.
Hình ảnh của thế hệ trẻ mang trong mình lý tưởng sống cao đẹp, có hoàibão, ước mơ, luôn sẵn sàng cống hiến sức mình cho đất nước đã trở thành mộtbiểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cho lẽ sống đẹp, cho lýtưởng chung của mọi con người Việt Nam, đất nước Việt Nam trong thời kỳ:
“Mỗi đứa bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”
(Chế Lan Viên)Hơn nữa, đó chính là biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứnglãng mạn trong thơ ca chống Mỹ Đặc biệt, tình yêu đất nước, lòng nhiệt tìnhcách mạng, lý tưởng Cộng sản kiên định đã làm nên sức mạnh để người lính trởnên dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinhlàm tròn nhiệm vụ với quê hương, đất nước
b Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng hi sinh, làm tròn nhiệm vụ.
Trang 12Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cả dân tộc phải trải quamột thời kỳ lịch sử khó khăn, ác liệt nhưng hào hùng Một trong lớp người tiên
phong đi thực hiện nhiệm vụ ấy là thế hệ trẻ Việt Nam với tinh thần “Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước”, họ có mặt trên mọi mặt trận Và đương nhiên, họ
cũng cùng dân tộc sẻ chia những vất vả nhọc nhằn, những hiểm nguy gian khó
Người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn phải chịu đựng sự khắc
nghiệt của thiên nhiên “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng”, “Bụi phun tóc trắng
như người già”, “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời” Những con người trẻ tuổi
(người lính lái xe, những nữ thanh niên xung phong…) phải sống trong điều
kiện thiếu thốn, trang bị thô sơ “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời/Chung bát
đũa nghĩa là gia đình đấ/Võng mắc chông chênh đường xe chạy”(Bài thơ về tiểu đội xe không kính) hay “chúng tôi ở một trong những cái hang ở chân cao điểm” (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) Hơn thế, thế hệ trẻ Việt Nam
đi vào cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây họ
phải sống trong cảnh “mưa bom, bão đạn đe dọa đến sự sống” Hình tượng người chiến sĩ trẻ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
đi vào cuộc chiến đấu chống Mĩ đã có những bước phát triển vượt bậc Họ
không phải là lính bộ binh như “Đồng chí” của Chính Hữu, họ là lính lái xe trên
tuyến lửa Trường Sơn – con đường huyền thoại Đời sống vật chất, tinh thần của
họ đã khá hơn so với thời chống Pháp, không còn áo “rách vai, quần vài mảnh
vá” Nhưng họ có những khó khăn, gian khổ khác Cuộc chiến tranh Việt Nam
do đế quốc Mĩ gây ra là cuộc chiến tranh hủy diệt Người lính phải đối mặt vớiloại chiến tranh tối tân, dã man Bom đạn của giặc không loại trừ bất cứ một sựsống nào Vì thế, những chiếc xe của người lính trẻ mới trở nên như thế này:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Hai câu thơ vừa có tác dụng lí giải sự bất thường của hình ảnh độc đáo
“những chiếc xe không kính” vừa tô điểm sự ác liệt của chiến trường luôn “bom
giật, bom rung” Hay:
Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước.
Hai câu thơ nhấn lại ba lần “không có” như nhấn lên ba lần thử thách;
ngắt làm bốn nhịp như bốn lần gập ghềnh, khúc khuỷu Xe “không kính”,
“không đèn”, “không mui”, xước là sự thật Bởi, không phải một chiếc như thế
mà tác giả nhìn thấy cả một tiểu đội xe như thế, hơn nữa thời điểm bài thơ ra đời
có thể nói là thời điểm ác liệt nhất trong thập niên 60 của thế kỷ XX Ngay cảLãm (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu) một thanh niên cùng chung
nhiệm vụ với “người lính” của Phạm Tiến Duật cũng phải trải qua những khó
khăn như thế Hãy nhớ lại, vào cái đêm hôm đó, Lãm và Nguyệt đã phải vật lộn
như thế nào với đường gập ghềnh, rãnh sâu, hố bom, ngầm đá, đêm đen: “Có
đoạn bánh trước sục xuống rãnh sâu quá, Nguyệt phải xuống xi nhan” cho tô
kéo lên”; Có đoạn không nhích lên được tôi phải cài số phụ không khí trongbuồng lái nóng sực Lốp xe quay tròn, xiết trên đá, tóe lửa khét lẹt ” hay đànmáy bay ập xuống từ sau núi “như tiếng sét”, khi bay thấp thả pháo sáng và xảsúng hai mươi li, khi bay cao trút bom tọa độ Lúc này, đường Trường Sơn –
Trang 13con đường chi viện sức người, sức của, vũ khí lương thực cho miền Nam là nơi
“túi bom, chảo lửa” Những cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ trên
con đường ấy cũng chịu chung nỗi nguy nan của anh lính lái xe Như Phương
Định tâm sự: “Chúng tôi chạy trên cao điểm cả ban ngày Khi có bom nổ thì
chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom”; hay
“ Thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột những quả bom và
bom có thể nổ bất cứ lúc nào”, “máu từ cánh tay Nho túa ra” (Những ngôi sao
xa xôi); Ngay cả cô gái mở đường trong bài thơ “Khoảng trời - hố bom” cũng đã phải “hứng lấy đường bom” để cứu con đường và cho đoàn xe kịp giờ ra trận.
Nói đến đây, khiến mỗi chúng ta không thể không liên tưởng tới hình ảnh củamười nữ thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc lịch sử, cùng lúc hy sinhdưới làn bom đạn tàn bạo của kẻ thù Sự hi sinh của họ không chỉ là biểu tượngcho những con người anh hùng mà còn là minh chứng cho sự tàn khốc của chiếntranh
Qua con đường Trường Sơn, ta hãy đến với đồng bào miền Nam yêu quý– nơi thành đồng của Tổ quốc, để một lần nữa thấu hiểu những gian nguy củanhững người con đang phải sống và chiến đấu trong vùng địch – nơi tiền tiêu
của Tổ quốc, trong đó có thế hệ trẻ Đến với tác phẩm “Những đứa con trong
gia đình” (Nguyễn Thi) ta bắt gặp Chiến, Việt là hai nhân vật chính, hai đứa
con, hai người chiến sĩ trẻ của quê hương Bến Tre anh hùng Khi lớn lên hai chị
em đã sớm sống trong cảnh cha mẹ hi sinh, ngôi nhà cũ đã nhường để làmtrường học, bàn thờ má phải gửi sang nhà khác,…Rồi khi vào chiến trường, Việtlại phải đối mặt giữa sự sống và cái chết Trong một cuộc giao tranh quyết liệtgiữa đơn vị của Việt và một chiến đoàn Mĩ, Việt lạc đơn vị giữa rừng đầy xácgiặc, chân tay tê dại, nhức nhối, khắp người rỉ máu, miệng tê cứng không la lên
được, “bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt” trong cánh rừng cao
su vừa trải qua cảnh đọ lê dữ dội kia, thỉnh thoảng có bị phá vỡ thì cái phá vỡ nó
lại là tiếng “trực thăng phành phạch bay từng bầy trên đầu”, “tiếng xe bọc thép
ào ào chạy qua hướng trước mặt”,
Ở hậu phương, cuộc sống lao động dựng xây đất nước, người thanh niên trẻkhông phải đối mặt với sự khốc liệt, dữ dội của bom đạn, nhưng họ cũng phải đươngđầu với những hoàn cảnh làm việc khắc nghiệt, tính kỷ luật cao mà nếu không cóbản lĩnh không thể vượt qua Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, anh thanh niên làmcông tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu phải sống và làm việc trong hoàn cảnh nhưthế Anh làm một công việc đơn điệu, nhưng lại đòi hỏi sự cẩn thận, tinh thần trách
nhiệm cao: “cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng ( ) phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”, “cháu lấy những con số mỗi ngày, báo về “nhà” bằng máy bộ
đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng” Anh làm việc một mình
trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Sa Pa “có mưa tuyết” “gió tuyết và lặng tim
ở bên ngoài như chỉ trực đợi mình ra là ào ào xô tới Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét
đi tất cả, ném mọi thứ lung tung”
Như vậy, dù hoạt động trên mặt trận nào, bảo vệ hay xây dựng Tổ quốc; dù
ở miền Nam hay miền Bắc; dù là trai hay gái thì thế hệ trẻ cũng như toàn dântộc vẫn phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách Nhưng dường như, chính
Trang 14những khó khăn thử thách ấy đã trở thành một trường đời tôi luyện cho họnhững phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ trongthời kỳ mới nói riêng Đó là: sự gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệmtrong công việc, coi thường hiểm nguy vượt qua gian khó, quyết tâm hoàn thànhnhiệm vụ.
Đúng vậy! Thời thế tạo anh hùng Trong khó khăn, vất vả con người lạicàng can trường, dũng cảm Anh lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật mặc cho
gió, bụi, mưa những chiếc xe không kính trong “bom giật, bom rung” nhưng
người chiến sỹ không hề nản chí, không run sợ mà trái lại tự tin, bình tĩnh đến lạ
thường, anh vẫn “Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn
thằng ” Vẻ đẹp kiêu hùng được thoát ra từ tư thế ngồi ung dung đến cái nhìn
“thẳng” Các từ láy “ung dung” cùng với nhịp thở nhanh, đều, dứt khoát 2/2/2
diễn tả vẻ đẹp thản nhiên, tự tin đến ngang tàng của người chiến sỹ trẻ Đẹp hơnnữa ở anh lính lái xe là thái độ, tinh thần, dũng cảm, bất chấp gian khổ để chiếnđấu và chiến thắng:
“Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”
Vẻ đẹp được toát lên từ lời thơ giản dị, giàu chất lính, hình ảnh thơ mộc
mạc Điệp ngữ “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức, chủ động
chấp nhận gian khổ
Cũng như anh lính lái xe, ba nữ thanh niên trong “tổ trinh sát mặt đường”
làm việc trên tuyến đường Trường Sơn (Thao, Nho và Phương Định) là nhữngtấm gương về lòng dũng cảm và luôn vượt mọi khó khăm để làm tròn nhiệm vụ
Theo lời kể của Phương Định (nhân vật chính trong tác phẩm “Những ngôi sao
xa xôi”): “Quen rồi Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần Ngày nào ít: ba lần Tôi có nghĩ đến cái chết Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể Còn cái chính: liệu mìn nổ, bom có nổ không? Không thì làm thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”, hay “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ ” Thế đấy, những lời kể chân thành, tự nhiên nhưng lại làm
nổi bật vẻ đẹp về sự dũng cảm, về ý thức trách nhiệm với công việc của những
nữ “trinh sát mặt đường” trên tuyến đường Trường Sơn Sống và làm việc phục
vụ cuộc kháng chiến trong một môi trường mà cái chết luôn rình rập nhưngnhững cô gái trẻ vẫn không hề nao núng, vẫn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu, trong ýthức của họ lúc ấy cái chết chỉ “mờ nhạt” còn cái chính là cố gắng làm sao đểhoàn thành nhiệm vụ Chính ý thức ấy, môi trường ấy đã tạo nên một PhươngĐịnh tự tin, bình tĩnh đến lì lợm trước những trái bom Một lần nữa nhà thơPhạm Tiến Duật, bằng giọng điệu sôi nổi, trẻ trung (rất Phạm Tiến Duật) lại
Trang 15tặng cho đời những vần thơ giàu chất sống về ý chí ngoan cường của người nữ
thanh niên ở đại đội làm đường trong bài thơ “Gửi em, cô thanh niên xung
phong”:
Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà.
Đúng là: “Anh hùng đâu cứ phải mày râu” Các cô gái vóc dáng nhỏ nhắn
tưởng như chân yếu tay mềm ấy lại táo bạo và đầy bản lĩnh Hành động nằm ngủthản nhiên giữa ban ngày, bên cạnh một giếng nước có bom từ trường của các côgái trong ý thơ, khiến chúng ta bàng hoàng, sửng sốt Các cô gan dạ chẳng khác
nào một Út Tịch trong “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, một chị Sứ trong
“Hòn đất” của Anh Đức Giống như các nữ thanh niên xung phong ta vừa nói tới, Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” cũng là một cô gái dũng cảm Sự
dũng cảm của cô thanh niên xung phong ấy không chỉ biểu hiện ở các chi tiết tavẫn thường quen thấy ở trong những tác phẩm lúc bấy giờ: dẫn đường, cứu xe,lội ngầm, biến thân mình thành cọc tiêu sống để xe đi, mà còn thể hiện rất trữtình, mềm mại qua dáng ngồi thản nhiên trong xe giữa đoạn đường đầy nguyhiểm, ở giọng nói bao giờ cũng bình tĩnh, rành rọt như đếm, hay cả ở ngay trong
câu văn tả cô gái lúc bị thương “ Nguyệt nhìn vết thương, cười” Nụ cười từ ý
thức của một con người xem thường gian khó Thật cao đẹp và đáng ngưỡng mộbiết bao!
Chia tay những nữ thanh niên xung phong, ta trở lại tìm Việt trong
“Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) xem anh đã làm gì trong bóng
đêm vắng lặng, trong tiếng tiếng trực thăng bay từng bầy trên đầu? Và đây làViệt trong thời khắc nguy nan ấy: Việt vẫn cố bò đi và sẵn sàng chiến đấu bằngkhẩu súng của mình Mười ngón tay không lên đạn được, Việt dùng răng giật cơbẩm, đưa một viên đạn lên nòng Sang tới ngày thứ hai, Việt bắt đầu cảm thấynóng và đói, mắt bị thương nặng, đau khắp người, người thương binh đang lạcđồng đội này phát hiện mình không thấy gì Đường tìm về với đồng đội càngkhó khăn gấp bội dù vậy, anh vẫn sãn sàng nổ súng với một ngón cái hơi nhúcnhích.Trong hoàn cảnh hiểm nghèo, Việt không sợ chết mà chỉ sợ không cònđược gặp đồng đội, không còn được cầm súng Khi về đêm, Việt cảm thấy kiệtsức hoàn toàn, Việt lại nghĩ về đồng đội, nghe tiếng kèn xung trận của ta Việt lại
bò được một đoạn, bò về phía trận đánh, phía đồng đội và sự sống Người conmiền Nam yêu quý ấy có một ý chí, một nghị lực mãnh liệt, phi thường Giankhó, hiểm nguy, ngay cả thần chết đang cận kề cũng không làm nhụt ý chí chiếnđấu, làm mất đi tình cảm tốt đẹp trong anh Anh sứng đáng là một người con nơithành đồng Tổ quốc
Về với mảnh đất Sa Pa yên bình vào những năm đầu của thập niên 70 thế kỉ
XX, ta hãy thử xem, anh thanh niên sống và làm việc trên đỉnh cao 2600m kia
có đủ dũng khí, nghị lực để vượt qua những gian khổ trong cuộc sống, trong lao
động để làm tròn trách nhiệm hay không? Hãy nghe anh tâm sự: “Hồi chưa vào
nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay, ngôi sao kia lẻ loi một mình bây giờ, làm nghề này, cháu không nghĩ như
Trang 16vậy nữa Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi, công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn muốn chết mất.” Những lời lẽ bộc bạch chân tình, cởi mở đã hé mở cho chúng ta biết
rằng với anh thanh niên đã vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt trong cuộcsống và công việc, anh không chỉ làm việc bằng tinh thần trách nhiệm mà cònbằng tình yêu công việc đích thực, hiểu về ý nghĩa công việc mình đang làm.Thực tế đã chứng minh, từng ngày, từng giờ sự buồn tẻ, lặng lẽ của Sa Pa, giótuyết của Sa Pa không thể ngăn được những giờ “ốp” của anh Hơn nữa, với sựlao động tận tụy, anh đã công sức của mình làm nên làm nên chiến công cho
cuộc kháng chiến: “nhờ có cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày
ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng” Anh thanh niên vừa là biểu tượng đẹp đẽ của thế hệ trẻ Việt Nam nói
riêng, vừa là biểu tượng của những con người lao động Việt Nam cần mẫn, tráchnhiệm, lặng lẽ hi sinh, cống hiến sức mình cho Tổ quốc Cùng với những thanhniên đang trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến, những con người như anh đã
góp phần “làm nên đất nước muôn đời”
Có thể nói rằng, các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ đãgiúp ta thấm thía hơn về những gian khổ, hi sinh mà các thế hệ cha ông nóichung và thế hệ trẻ nói riêng đã phải trải qua Nhưng chính trong gian khổ ấy đãtôi luyện cho con người Việt Nam những phẩm chất tốt đẹp, họ vốn đã kiêncường, dũng cảm nay lại càng dũng cảm, kiên cường; họ vốn hiên ngang, bấtkhuất nay lại càng bất khuất, hiên ngang; họ vốn anh hùng nay lại càng anh
hùng hơn; họ như những nhân vật sử thi, như “Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi”.
Nhưng sức mạnh nào giúp họ vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ? Phải chăng
đó là lí tưởng cách mạng, là trách nhiệm công dân hay là sự yêu đời, niềm lạcquan, tươi trẻ tràn đầy nhiệt huyết tuổi xuân? Có lẽ là tất cả!
c Họ là những con người yêu đời, lạc quan, tươi trẻ.
Khuynh hướng sử thi thường gắn liền với cảm hứng lãng mạn Văn họckháng chiến chống Mĩ mang trọn vẹn đặc điểm ấy Văn học Việt Nam trong giaiđoạn này đã phản ánh được một thực tế: những năm tháng chiến tranh ác liệt,nhân dân ta dù khó khăn, hi sinh chồng chất nhưng vẫn tràn đầy lạc quan, vuitươi, chung một niềm mơ ước hướng tới tương lai, tin tưởng vào tương lai tươisáng của dân tộc Những nét đẹp ấy cũng hội tụ và sáng ngời trong lớp thế hệ trẻ
- lực lượng tiên phong của mọi thời đại Nhưng trong mỗi một con người nét đẹp
ấy lại được thể hiện ở những góc độ khác nhau
Niềm lạc quan, yêu đời của anh lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” được thể hiện mang vẻ đẹp rất “ngông”, rất “tếu” của một anh tài xế có
học thức, nhiệt tình và tin vào tương lai tươi sáng Lái những chiếc xe “không
kính”, đối mặt với bom đạn, đối mặt với những khắc nghiệt về thiên nhiên ở
Trường Sơn, với nắng gió, mưa, bụi nơi mà Tố Hữu đã từng viết: “Trường Sơn
đông nắng tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”, vậy mà người lính trẻ
lại có một tâm thế thoải mái, ung dung đón nhận những thứ ấy
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Trang 17Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái.
Điệp từ “nhìn” gợi ra sự nối tiếp liên tục của những hình ảnh trên đường
đi giống như một thước phim đang quay Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ và so sánh
đã góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động Tưởng rằng làm chủ nhữngchiếc xe không kính, người chiến sĩ trẻ chỉ thấy những khó khăn chồng chất khókhăn Nhưng không! Nó đã làm tăng những cảm giác mới mẻ mà chỉ có ngườichiến sĩ khi ngồi trên những chiếc xe như thế mới có thể cảm nhận rõ ràng,
mãnh liệt Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim”
tạo ra ấn tượng độc đáo Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong thiên nhiênhoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ Trong điều kiện khó khăn, ngườilính tìm thấy niềm vui cho mình, tìm thấy những giây phút tuyệt vời, giây phúthòa mình với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên Thiên nhiên: gió, sao, cánhchin như ùa vào buồng lái, quấn lấy người lái xe Chính trong hoàn cảnh đó, vẻđẹp của người lính được nâng lên ngang tầm vũ trụ Chất thơ và vẻ đẹp lãngmạn cũng toát lên từ đó Và đây nữa, những câu thơ chân thực, rất tếu càng làmtăng lên nét ngang tàng của người lính:
Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Một mái tóc xanh của chàng lính trẻ, qua những dặm đường Trường Sơn đã có
sự thay đổi “bụi phun trắng xóa như người già” Một kiểu hút thuốc “phì phèo”rất “lính” Nụ cười thoải mái, yêu đời trên những khuôn mặt lấm khi đồng độigặp nhau Một cái bắt tay “qua cửa kính vỡ rồi” hình ảnh những người lính lái
xe bỗng bừng sáng lên vẻ đẹp lạc của niềm lạc quan, tình yêu, và niềm tin tưởngtrong cuộc sống: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” “trời xanh thêm”, đó là màuxanh của hi vọng, màu xanh của của niềm tin vào một tương lai đất nước thanhbình, thống nhất
Vẫn là niềm lạc quan, yêu đời, nhưng khác với Phạm Tiến Duật, tác giả LêMinh Khuê lại để cho những nhân vật của mình thể hiện vẻ đẹp đó một cách rấtduyên, rất nữ tính Thao, Phương Định, Nho – ba nữ trinh sát mặt đường đều lànhững cô gái trẻ trung, yêu cuộc sống và rất mộng mơ, nhưng mỗi người lại cónhững nét rất riêng Thao rất thích hát, thích làm duyên: “Áo lót của chị cái nàocũng thêu chỉ màu Chị hay tỉa nhỏ đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm”.Nho là cô em út trong ba chị em, cô mang vẻ đẹp “mát mẻ như một que kemtrắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ước Nổi bật nhất trong ba chị em
là phương Định Vốn là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, theo tiếng gọi của Tổ quốc,
cô lên đường làm nhiệm vụ Sống trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khắcnghiệt, từng ngày phải đối mặt với bom đạn, cái chết, nhưng Phương Định vẫngiữ nguyên vẹn cho mình được những nét đẹp của một cô gái chốn Hà thành, cócái gì đó kiêu kiêu nhưng lại khiến người ta thấy mến Cô quan tâm, hãnh diện
với vẻ đẹp ngoại hình của mình bằng cách nói rất đáng yêu: “Nói một cách
khiêm tốn, tôi là một cô gái khá Hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái
Trang 18nhìn sao mà xa xăm!”, “Tôi thích ngắm mắt tôi trong gương” “Tôi thích điệu”.
Phương Định hát hay và hay hát: “Tôi thích nhiều bài Những bài hành khúc bộđội Thích những dân ca quan họ mềm mại.Thích Ca-chiu-sa của Hồng quânLiên Xô” Chị hát hồn nhiên, vô tư tới mức chỉ thuộc một giai điệu nào đó là cóthể tạo ra lời bài hát; chị hát và nghĩ vẩn vơ ngay trước thềm cuộc chiến đấu ácliệt, cái chết kề bên sự sống; chị cùng đồng đội hát ngay sau cuộc chiến khốc liệtvừa đi qua Sự căng thẳng thần kinh đến tột cùng và hình ảnh thần chết luônchập chờn trước mắt, bỗng chốc lại mờ nhạt chỉ để còn lại tiếng hát hồn nhiên,vui tươi, vô tư, đầy lạc quan, yêu đời của tuổi trẻ Quả thực nơi đây tiếng hát áttiếng bom Nói đến đây, chắc hẳn trong mỗi chúng ta sẽ lại muốn ngâm nga giai
điệu quen thuộc trong bài hát “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao: Đi
giữa trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát em vang động núi rừng Phải chăng
em cô gái mở đường, không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát, Ôi biết bao cô gái đang ngày đêm mở đường, hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường
Không chỉ có vậy, Phương Định còn là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, mộng
mơ Ngay giữa chiến trường đầy bom đạn, cơn mưa đá đột ngột đã làm bung nở
ở cô những kỉ niệm thời thơ trẻ, khiến cô nhớ về Hà Nội, nơi có một thời hồnnhiên, vô tư sống bên mẹ, nơi có căn phòng nhỏ gác hai ở một ngõ phố yên tĩnh
và thanh bình ở Hà Nội Và giờ đây, trong những ngày căng thẳng ở chiếntrường, những kỷ niệm ấy vừa là niềm khao khát cuộc sống nơi Hà thành, vừa làdòng suối mát trong, vừa là liều thuốc tinh thần động viên Phương Định có đủnghị lực vượt qua mọi gian lao, thử thách Ta cũng bắt gặp hình ảnh cô thanhniên xung phong tinh nghịch, hồn nhiên trong thơ Phạm Tiến Duật:
Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn”
Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón
Em đóng cọc rào quanh hố bom Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn.
hay
Đại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất.
(Gửi em, cô thanh nhiên xung phong)
Ta không khỏi bật cười khi đọc những dòng thơ ấy Là con gái, cô nàokhông thích điệu Hoàn cảnh làm việc ban đêm giữa chiến trường nhưng các côvẫn tranh thủ cơ hội để diện áo trắng Ý thơ vừa gợi lên cái khốc liệt của hoàncảnh khiến chúng ta cảm thấy xót xa, vừa tô đậm nét nữ tính đời thường củangười nữ thanh niên xung phong
Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, niềm lạc quan và vui sống của anh thanhniên không thể một cách hồ hởi, tinh nghịch như của người lính lái xe, khôngmộng mơ như những nữ thanh niên xung phong mà nó có cái gì đó rất nhẹnhàng, rất kín đáo, có sức lan tỏa và thấm sâu trong lòng người đọc.Có lẽ, ai đãtừng đọc truyện “Lặng lẽ Sa Pa” sẽ chẳng thể nào quên hình ảnh anh thanh niênsống, làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn gió tuyết Chỉ nghĩ tới điều đó thôikhiến ta có thể liên tưởng tới một cuộc sống tẻ nhạt, nhàm chán Nhưng gặp anhrồi, chứng kiến cuộc sống của anh, ta mới hiểu ra điều đó là sai lầm Anh sốngtrong một căn nhà nhỏ với một chiếc giường con, một giá sách được sắp xếp gọn