1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chất liệu của văn học đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật- chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi

14 11,8K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 28,66 KB
File đính kèm CHẤT LIỆU CỦA VĂN HỌC.rar (26 KB)

Nội dung

Ngôn từ của văn học được lấy từ trực tiếp lời nói. Đó không phải là ngôn từ logic chỉ tác động vào chủ yếu vào lý tính như trong triết học, chính trị… mà đó phải là ngôn từ giàu tình cảm, tác động chủ yếu vào tâm hồn con người.Xuất phát từ chất liệu, trong thế đối sánh với các loại hình nghệ thuật khác, văn học với tư cách là nghệ thuật ngôn từ sẽ mang những đặc điểm sau...

Trang 1

CHẤT LIỆU CỦA VĂN HỌC – ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT

* Phân biệt nghệ thuật ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật

- Ngôn từ nghệ thuật vốn là kết quả của các biện pháp tu từ cùng cách tổ chức lời văn, nhằm góp phần bộc lộ giá trị tư tưởng – thẩm mỹ trong một tác phẩm cụ thể

- Nghệ thuật ngôn từ: Bàn về đặc trưng cơ bản của văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu, đối sánh với loại hình nghệ thuật có chất liệu khác

A Chất liệu của văn học – ngôn từ nghệ thuật

II.Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật

- Văn học là một trong các hình thái ý thức xã hội nhưng văn học cũng là một ngành nghệ

thuật Đặc trưng của một loại hình nghệ thuật, xét đến cùng là ở mặt chất liệu của nó: + Chất liệu của hội họa là màu sắc

+ Chất liệu của âm nhạc là tiết tấu

+ Chất liệu của vũ đạo là hình thể và động tác…

+ Chất liệu của văn học là ngôn từ

- Ngôn từ của văn học được lấy từ trực tiếp lời nói Đó không phải là ngôn từ logic chỉ tác động vào chủ yếu vào lý tính như trong triết học, chính trị… mà đó phải là ngôn từ giàu tình cảm, tác động chủ yếu vào tâm hồn con người

Xuất phát từ chất liệu, trong thế đối sánh với các loại hình nghệ thuật khác, văn học với

tư cách là nghệ thuật ngôn từ sẽ mang những đặc điểm sau:

1.Tính hình tượng - gián tiếp:

* Các loại hình nghệ thuật khác:Chất liệu của các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu

khắc, vũ đạo… dù là màu sắc, vật thể, hình thể, động tác… đều là vật chất Chúng đều

có tính hình tượng trực tiếp nghĩa là chúng ta có thể trực tiếp nghe nhìn hình tượng

từ các loại hình nghệ thuật này.Các chất liệu này cũng đem tới cho các loại hình nghệ

Trang 2

thuật trên tính trực quan.VD: ta có thể ngắm bức họa “Mùa thu vàng”, nghe bản giao

hưởng “Bốn mùa”, xem múa ba lê…

* Văn học:

- Ngôn ngữ không phải là vật chất hay vật thể mà chỉ là kí hiệu của chúng mà thôi, nên hình tượng mà thơ văn xây dựng không thể nghe nhìn một cách trực quan Song ngôn ngữ sẽ tác động vào vỏ đại não nên cuối cùng vẫn nghe thấy được một cách gián tiếp qua óc tưởng tượng.Vì vậy, văn học đòi hỏi độc giả cần phát huy trí tưởng tượng,

khả năng liên tưởng.Vốn sống càng sâu sắc, càng đi nhiều, biết nhiều… sự liên tưởng càng phong phú

Ví dụ 1: Xem bức tranh “Mùa thu vàng”, người xem có thể nhìn “trực quan” bức tranh mùa thu Nhưng khi đọc “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến), để cảm nhận bức tranh mùa thu, độc giả cần mở rộng tưởng tượng:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tý

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Ví dụ 2: Âm thanh tiếng đàn của Thúy Kiều khi gảy đàn cho Kim Trọng nghe:

So lần dây Vũ dây Văn Bốn dây to nhỏ theo vần Cung, Thương.

Khúc đâu Hán Sở chiến trường Nghe ra, tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.

Khúc đâu Tư Mã Phượng cầu Nghe ra như oán như sầu phải chăng !

Kê Khang, nầy khúc Quảng lăng Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân.

Quá quan, nầy khúc Chiêu Quân Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.

Trong như tiếng hạc bay qua

Trang 3

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiêng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa

Ta có thể nghe thấy ngữ âm những câu thơ ấy, người đọc có thể cảm nhận sự phong phú,

đa dạng của cung bậc tiếng đàn cũng như tài nghệ của người đánh đàn Những tín hiệu ngôn ngữ tác động vào vỏ đại não nên cuối cùng ta vẫn nghe thấy một cách gián tiếp qua

óc tưởng tượng của chúng ta

- Nếu như các ngành nghệ thuật khác, hình tượng của nó chỉ có thể cảm thụ bằng 2 giác quan là thị giác và thính giác, thì hình tượng phi vật thể của văn chương lại có khả năng tác động tới tất cả các giác gian của người đọc, không chỉ ở cơ quan thị giác mà cả thính giác, vị giác và khứu giác, thậm chí cả trực giác Ðộc giả dường như

phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp nhận hình tượng văn chương

VD: Đọc những câu thơ sau, độc giả không chỉ tưởng tượng ra hình ảnh một đất nước Cu

ba trù phú, tươi đẹp mà còn phải vận dụng tất cả mọi giác quan cụ thể để tiếp nhận hình tượng

Em ạ! Cuba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương Cam ngon, xoài ngọtvàng nông trại Ong lạc đường hoa rộn bốn phương

2 Tư duy - trực tiếp:

- Các loại hình nghệ thuật khác: Khó có thể bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người viết

mà cần phải thông qua tưởng tượng và chiêm nghiệm của công chúng để hiểu được suy tư và cảm nghĩ của tác giả.

Ví dụ: Bức tranh nàng Mona Lisa là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn

dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục Hưng Italia.Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà phân tích, từ nghệ thuật tới khoa học, từ phân tích quang học tới phân tích tâm

lý học, hình thành hình ảnh "nụ cười Mona Lisa" trong văn học, đại diện cho một cái gì

Trang 4

đó rất bí ẩn nhưng thật sâu xa, không mặt nàng không biết nàng đang cười hay đang khóc, đấy là một bí mật không ai biết

- Văn học: Ngôn ngữ được coi là “cái vỏ vật chất trực tiếp của tư duy”, là kí hiệu của

tư duy Lấy ngôn ngữ làm chất liệu, văn học có thể bộc lộ trực tiếp tư tưởng tình cảm của nhà văn, của nhân vật Văn học cổ kim đông tây cho ta biết vô vàn suy nghĩ của con

người trước cuộc đời Dù có thể không bộc lộ trực tiếp nhưng ít nhất người đọc vẫn có thể biết được trạng thái cảm xúc của nhân vật, trạng thái cảm xúc của người viết

Ví dụ: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã trực tiếp gửi tâm nguyện giản dị mà chân thành đến cuộc đời:

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Ví dụ 2: Người đọc có thể cảm nhận thái độ ngập ngừng, đắn đo của lão Hạc khi phải đưa

ra một quyết định khó khăn là bán con chó Vàng qua cách mà lão hút thuốc:

Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm.Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi.

Tôi mời lão hút trước.Nhưng lão không nghe

- Ông giáo hút trước đi.

Lão đưa đóm cho tôi

- Tôi xin cụ

Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu Tôi rít một hơi xong, thông điếu

rồi mới đặt vào lòng lão Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội Lão cầm lấy

đóm, gạt tàn, và bảo :

- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ !

Lão đặt xe điếu, hút Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say,

nhìn lão, nhì để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi

3 Tính vô cực hai chiều về không gian, thời gian:

Trang 5

- Các loại hình nghệ thuật khác:

Vì chất liệu của chúng là các vật thể: tiết tấu, động tác, màu sắc…nên chúng ít nhiều

bị hữu hạn trong không gian Mặt khác dẫu có gom tất cả tiết tấu, động tác, màu sắc…

cũng khó có thể tượng trưng cho mọi sự vật và hiện tượng trong nhân sinh và vũ trụ này

* Văn học:

- Tính vô cực về không gian:

+ Lấy chất liệu là ngôn ngữ - phi vật thể, văn học có thể mô tả, hình dung về bất cứ sự vật nào trong thế giới vĩ mô và vi mô Không gian trong văn chương có thể rất hẹp cũng

có thể rất rộng: một sự vật, một con người, một căn phòng v.v và có thể là một công trường, một chiến trường Nói chung, không gian trong văn chương không bị một hạn chế nào có họa sĩ nào vẽ được không gian của “Tây du kí”, ‘Tam quốc chí”, “Chiến tranh và hòa bình”… Không gian trong văn chương được di chuyển rất dễ dàng Ðang ở không gian này người đọc có thể được đưa sang một không gian khác một cách dễ dàng và bất

kỳ ở đâu Sự thay đổi không gian trong văn chương cũng không bị hạn chế.Khả năng bao quát của không gian trong văn chương là vô cùng Không một bức tranh nào so sánh nổi khả năng này của văn chương

Ví dụ 1: L.Tônxtôi đã dựng lại khung cảnh của chiến trường Burađinô một cách hoành tráng, sinh động qua tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” Dẫu có vẽ liên hoàn cũng khó

có thể tái hiện lại được một cách tỉ mỉ như vậy

Ví dụ 2: Không chỉ tái hiện một không gian đồ sộ, quy mô, văn học cũng đi sâu vào thế giới vi mô, khơi dậy những rung động nhỏ bé mà tinh tế vô cùng Sự giao tranh của mùa

hạ và mùa thu được thể hiện rõ nét qua những câu thơ sau:

Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mong manh

Người đọc có thể cảm nhận mùa sang trong phạm vi một khu vườn, trong quy mô của từng chiếc lá khi sắc đỏ đang dần lấn lướt sắc xanh

Trang 6

+ Văn chương thiên về miêu tả quá trình đời sống, sự vận động, tái hiện các hành động.

Ngay miêu tả một sự vật cũng vậy, nhà văn không dừng lại ở chỗ liệt kê, thống kê tỉ mỉ một cách tĩnh tại mà khai thác sự vận động trong chiều sâu của sự vật

VD: Nguyễn Du trong bức tranh sau đây đã nhìn thấy sự vận động của tạo vật mà con mắt thường không thể thấy được

Xập xè én liệng tầng không

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

+ Có một không gian nghệ thuật của văn chương mà các nghệ thuật khác khó lòng với tới, đó là không gian tâm tưởng, thế giới nội tâm, suy tư và mơ ước của con người).

VD: Chẳng hạn tâm tư của của cô gái đang yêu, bị xò xét trong nỗi nhớ ở bài ca dao sau:

“Khăn thương nhớ ai…một bề”

+ Không gian và thời gian của văn chương là không gian và thời gian nghệ thuật - nó vừa là sự phản ánh không gian và thời gian hiện thực nhưng đôi khi chỉ mang ý nghĩa ước lệ, tượng trưng.

Ví dụ:

- Tính vô cực về thời gian:

+ Nghệ thuật thời gian trong văn chương là có tính đặc thù Tính đặc thù đó là ở chỗ, trong văn chương, thời gian được thể hiện uyển chuyển, biến hóa khôn lường nhà văn có thể ép mỏng lại hoặc kéo căng thời gian ra tùy theo yêu cầu nghệ thuật nhất định Thời gian trong văn chương không nhất thiết được thể hiện đúng như thật,

trực tiếp như thời gian trên sâu khấu là trùng khít với thời gian được miêu tả.Trong văn chương thời gian nhiều khi chỉ là khoảng khắc nhưng được nhà văn đặc tả tỉ mỉ và có thể

có cả lời bình phẩm kéo dài hàng trang sách.Như vậy ở đây thời gian cần để miêu tả nhiều gấp mấy lần thời gian được miêu tả.Thường khi, văn chương dồn nén thời gian từ một khoảng thời gian tự nhiên dài ngoài thực tế lại một vài dòng ngắn gọn

Ngày qua, ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

Các tác phẩm văn chương có thể mô tả đối tượng chiếm một khoảng khắc thời gian, cũng

có thể mô tả đối tượng diễn ra hàng thế kỷ Bài thơ “Vịnh pháo” sau đây, thời gian thực

tế chỉ là tích tắc:

Trang 7

Pháo mới kêu to một tiếng đùng Hỡi ơi xác pháo đã tan không Tiếc thay thân pháo không còn nữa Nhưng đã tan ra vạn sắc hồng.

Về mặt nhịp độ, thời gian trong văn chương có thể trôi nhanh hay chậm; đều đặn

êm đềm hay biến động căng thẳng Thời gian trong bài thơ “Nhật ký” của Hoàng Nhuận Cầm sau đây trôi rất nhanh:

Sáng: Bình minh ấy là bình minh kỉ niệm Chiều: Hoàng hôn như lạ lại như quen Tối: Tắc kè kêu ném lưỡi vào đêm

Có ngủ được đâu Nằm nghe lá thở Nằm nghe súng nổ Thôi, sáng rồi vẫn tiếng gà xóm mẹ Cuốn võng vào theo hướng súng mà đi

Mối quan hệ thời gian giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong văn chương có thể rất gần

+ Thời gian trong văn chương có thể diễn ra cùng chiều với thời gian tự nhiên ngoài đời; cũng có thể có sự đảo lộn giữa các khoảng thời gian, sự đồng hiện của các khoảng thời gian

VD: Thời gian ở bài “Viếng bạn” của Hoàng Lộc: quá khứ và tương lai rất gần nhau:

Hôm qua còn theo anh

Ði ra đường quốc lộ Sáng nay đã chặt cành Ðắp cho người dưới mộ

Mai mốt bên cửa rừng Anh có nghe súng nổ

Là chúng tôi đang cố Tiêu diệt kẻ thù chung

Trang 8

VD: Ở bài “Quê hương” của Giang Nam mối liên hệ thời gian khá xa - từ thuở còn thơ đến cách mạng bùng lên, kháng chiến trường kỳ và hòa bình trở lại

Nhưng điều quan trọng là thời gian trong hình tượng văn chương không chỉ đơn thuần là vấn đề tương quan như thế nào giữa thời gian được miêu tả với thời gian khách quan, giữa dòng ngôn từ trần thuật với thời gian khách quan mà là tương quan trước -sau giữa các lớp, đoạn, cảnh, sự kiện, chi tiết

Khả năng nghệ thuật thời gian nghệ thuật của văn chương rất lớn nó chẳng những hơn hẳn sân khấu mà còn hơn hẳn điện ảnh, truyền hình

4 Tính phổ biến trong sáng tác, truyền bá và tiếp nhận:

* Các loại hình nghệ thuật khác:

Ở các loại hình nghệ thuật khác, dù muốn hay không vẫn hạn chế về tính phổ biến, truyền bá và tiếp nhận bởi chất liệu của chúng là vật thể.

* Văn học:

- Văn học rất dễ dàng được truyền bá bởi:

+Ngôn ngữ là sở hữu chung của mọi người, đồng thời cũng là sở hữu riêng trọn vẹn không cần phải chia cho từng người Nó vừa là phương tiện để tự biểu hiện vừa để tự biểu hiện

+Văn học ít phải đầu tư về phương tiện vật chất như các ngành nghệ thuật khác

+Người đọc được tự do trong quá trình thưởng thức: đọc nhanh hay chậm, liền mạch hay nhảy cóc…

- Văn chương truyền bá rất dễ dàng nhưng lại thâm nhập sâu vào bạn đọc Phương

tiện duy nhất cần thiết cho sự truyền bá là ngôn từ - mà ngôn từ thì ai cũng có điều kiện

và phương tiện cần thiết cho sự truyền bá cũng thật là đơn giản là những quyển sách hoặc thậm chí không có sách, và bất kỳ ở đâu, lúc nào Nó khác hẳn sân khấu, điện ảnh, âm nhạc là nhũng nghệ thuật mà điều kiện và phương tiện truyền bá có những đòi hỏi nhất định và nhiều khi rất phức tạp Bên cạnh đó, văn học tác động sâu sắc tới đời sống tình cảm của người đọc theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”

Trang 9

II Văn học với các loại hình nghệ thuật khác

Ở phần I, chúng ta đã tìm hiểu những điểm khác của văn học với các ngành nghệ thuật khác Trong phần này, ta sẽ tìm hiểu những điểm giống, điểm tương đồng của văn học so với các ngành nghệ thuật khác.Biêlinxki coi văn chương là loại nghệ thuật hàng đầu.Thơ

ca là loại nghệ thuật tối cao vì vậy, thơ ca bao hàm trong bản thân nó tất cả mọi yếu tố của các nghệ thuật khác, dường như nó bất ngờ sử dụng được một cách hữu cơ mọi phương tiện khác nhau của các nghệ thuật khác Thơ ca chính là toàn bộ chỉnh thể của nghệ thuật

1 Văn học với hội họa

- Văn học và hội họa có mối quan hệ mật thiết Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa văn chương

và hội họa khá đa dạng.Trước hết là ở chỗ chúng học tập lẫn nhau các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật Chẳng hạn, văn chương sử dụng biện pháp hài sắc, độ sáng tối, luật cận viễn Tác giả dân gian đã dùng các màu sắc các màu sắc để vẽ nên màu sắc của sen:

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Cũng có thể chỉ dùng một thứ màu:

Tổ quố c tôi chưa đẹp thế bao giờ Xanh núi, xanh sông, xanh đồng xanh biển Xanh trời, xanh của giấc mơ.

Cũng có thể phối hợp màu sắc (hài sắc):

Một vùng cỏ mọc xanh rì Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu.

Phối hợp xa gần (luật viễn cận):

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

- Hội họa chịu ảnh hưởng của khả năng nêu vấn đề, phương thức phản ánh của văn học Trước đây chức năng minh họa của hội họa được đề cao, nhưng do tác động của văn chương và nhiều ngành nghệ thuật khác mà trong mấy thế kỷ nay bản chất hội họa có thay đổi, tính minh họa bị đưa xuống hàng thứ yếu, điều cốt yếu của hội họa ngày nay là khả năng khái quát nghệ thuật, tính diễn cảm và năng động

Ngoài ra, chúng ta thường thấy là hội họa tìm các chủ đề và đề tài cho mình từ các hình tượng văn chương

Trang 10

VD: Mác Sagan vẽ tranh bằng cách xếp các hình ảnh chồng chất lên nhau theo dòng hồi tưởng của nhà văn

2 Văn học với âm nhạc

Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh.Từ xưa tới nay, thơ ca và âm nhạc đã có mối quan

hệ khăng khít.Veclen khẳng định trong thơ, âm nhạc đi trước tất cả mọi thứ Một số nhà thơ lãng mạn nhấn mạnh vai trò của âm nhạc: “Rung động có lan trên cánh nhạc mới thực hiện được thơ Và hồn thơ có lưu thông trên khí nhạc mới bắt kịp được Đạo, cái đệ nhất nguyên lí, cái lẽ phải cuối cùng” (Xuân thu nhã tập)

- Thơ ca chịu ảnh hưởng của âm nhạc ở cách hiệp vần, ngắt nhịp, phối thanh…

Ví dụ: Hai câu thơ sau của Xuân Diệu:

“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”

Ví dụ: Đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” là một minh chứng tiêu biểu:

Hai câu thơ sử dụng toàn thanh bằng để diễn trạng thái lâng lâng, bay bổng của cảm xúc

- Âm nhạc cũng chịu ảnh hưởng của thơ ca Trước hết, do âm nhạc luôn luôn vươn tới đạt cho được tính xác định, tính sâu sắc trong nội dung tư tưởng của mình Do đó, nó kế thừa hiện thực đã được lựa chọn, khái quát và nhào nặn của văn chương để tạo ra sự thuận lợi,

dễ dàng cho điển hình âm nhạc Âm nhạc dựa vào văn chương còn vì lí do, thơ ca là chất liệu cho thanh nhạc Những bản nhạc bài hát được phổ từ thơ, nhạc sĩ đã khai thaccs 2 điều quan trọng của thơ ca: tính nhạc và ngôn từ

VD: Ngôn từ trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn giàu tính triết lý, thể hiện chiêm nghiệm của một đời người

VD: Nhiều sáng tác âm nhạc lấy cảm hứng từ thơ ca như “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” phổ thơ Phạm Tiến Duật, “Sợi nhớ sợi thương” phổ thơ Thúy Bắc, “Giấc mơ trưa” phổ thơ Nguyễn Vĩnh Tiến

III Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật

- Ngôn từ: quy tắc từ ngữ, chính tả, ngữ pháp…được cộng đồng sử dụng

Ngày đăng: 15/08/2016, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w