1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thi pháp Văn học dân gian, ảnh hưởng của Văn học dân gian đến Văn học Viết chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi

29 4,1K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 143 KB
File đính kèm thi pháp văn học dân gian.rar (34 KB)

Nội dung

Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng, lưu truyền trong nhân dân. Văn học dân gian gắn bó với đời sống và tư tưởng, tình cảm của quần chúng lao động đông đảo trong xã hội, là hình thức nghệ thuật tập thể thể hiện ý thức cộng đồng của các tầng lớp dân chúng.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ

THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN

- ẢNH HƯỞNG CỦA VHDG ĐẾN VH VIẾT

I Đặt vấn đề

II Giải quyết vấn đề

1 Thi pháp văn học dân gian

1.1 Khái niệm văn học dân gian

- Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng, lưu truyềntrong nhân dân

- Văn học dân gian gắn bó với đời sống và tư tưởng, tình cảm của quầnchúng lao động đông đảo trong xã hội, là hình thức nghệ thuật tập thểthể hiện ý thức cộng đồng của các tầng lớp dân chúng

1.2 Đặc trưng văn học dân gian

* Tính truyền miệng và tính tập thể

- Tính truyền miệng

+ Truyền miệng là truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ nàysang thế hệ khác, từ nơi này sang nơi khác không phải bằng con đườngchữ viết mà bằng các hình thức diễn xướng dân gian: nói, kể, hát,diễn…

+ Phương thức truyền miệng của VHDG không phải hoàn toàn do điềukiện hạn chế của lịch sử - xã hội, mà do nhu cầu văn hóa: đó là nhu cầusáng tác và hưởng thụ văn học trực tiếp, là hình thức giao tiếp giữa cácthành viên của cộng đồng

Trang 2

nhau, tác phẩm VHDG luôn luôn có khả năng tiếp nhận những yếu tốsáng tác mới và trở thành sở hữu tập thể.

Tính truyền miệng và tính tập thể tạo nên 2 đặc điểm nổi bật củaVHDG:

+ Tác phẩm VHDG thường có nhiều dị bản

+ Tác phẩm VHDG là tiếng nói chung của cả cộng đồng

* Ngôn ngữ và nghệ thuật của VHDG

- VHDG dùng ngôn ngữ nói, thường giản dị và giữ lại được nhiều đặcđiểm của ngôn ngữ nói

- Cách nhận thức và phản ánh hiện thực: VHDG k chỉ phản ánh hiệnthực bằng cách mô tả những sự kiện rút ra từ đời sống thực tế mà cònphản ánh hiện thực một cách kì ảo (tức là mô tả những sự kiện chỉ cótrong trí tưởng tượng)

1.3 Thi pháp văn học dân gian

1.3.1 Khái niệm thi pháp

- Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểuhiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học

- Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp, có thể nói đến thi pháp tácphẩm cụ thể, thi pháp tác giả, thi pháp một trào lưu, thi pháp văn họcmột thời đại, thời kì lịch sử, thi pháp văn học dân tộc

- Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thểnói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phong cách, thi pháp kết cấu,thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ…

- Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có 3 phạm vi nghiên cứu: thi pháphọc đại cương, thi pháp học chuyên biệt và thi pháp học lịch sử

Đối với chuyên đề này, ta tìm hiểu ở góc độ thi pháp thể loại, nghĩa

là tìm hiểu các phương thức, phương tiện, thủ pháp nghệ thuật mangtính đặc trưng của mỗi thể loại văn học dân gian Chuyên đề này tập

Trang 3

trung vào những thể loại văn học dân gian được giới thiệu trong chươngtrình Ngữ Văn THPT.

1.3.2 Đặc trưng thi pháp văn học dân gian

a Sử thi

* Khái niệm sử thi

- Sử thi dân gian là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn vần kết hợpvới văn xuôi, kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sốphận cộng đồng

- Sử thi gồm 2 loại: Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng

* Đặc trưng thi pháp sử thi

Chuyên đề này tập trung nói về đặc trưng thi pháp của sử thi anh hùng,thể hiện qua sử thi “Đăm Săn”

- Nhân vật sử thi anh hùng:

+ Nhân vật trong sử thi anh hùng là những anh hùng có vẻ đẹp và sức mạnh phi thường, là đại diện cho sức mạnh cộng đồng, thường được xây dựng bằng biện pháp phóng đại, so sánh.

VD: Trong sử thi “Đăm Săn”, nhân vật Đăm Săn được xây dựng làngười anh hùng có vẻ đẹp phi thường (Đăm Săn nằm trên võng, tóc thảtrên sàn, hứng tóc chàng là một cái nong hoa…Đầu đội khăn nhiễu, vaimang nải hoa…Ngực quân chéo 1 tấm mền chiến, mình khoác áo chiến,tai đeo nụ, mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, bắp chân tobằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ.), có sức mạnh phi thường(Đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá nát đó…Sức chàng ngang sức voi đực,hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy, nằm sấp thì gẫy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà

dọc, ngang tàng từ trong bụng mẹ Sức mạnh và sự hiên ngang phi thường, không ai địch nổi, có thể bách chiến bách thắng)

VD: Uy-lit-xơ

+ Nhân vật trong sử thi anh hùng thường được đặt trong tình huống căng thẳng, gây cấn để thể hiện rõ phẩm chất

Trang 4

VD: Trong sử thi Đăm Săn”, nhân vật ĐS liên tiếp được đặt vào nhữngtình huống gây cấn, quyết liệt: đánh Mtao Mxay, đánh Mtao Gru, đichặt cây thần Xmuk, đi bắt Nữ thần Mặt trời… Qua những tình huống

đó, ĐS thể hiện là một người anh hùng phi thường, đại diện cho sứcmạnh cộng đồng, bảo vệ cộng đồng

VD: Uy-lit-xơ được đặt trong tình huống phải trải qua biết bao sóng gió

để được trở về quê hương, về đến nhà cũng phải trải qua thử thách củaPê-nê-lốp

- Sử dụng những yếu tố kì ảo

Trong sử thi anh hùng, những yếu tố kì ảo đóng vai trò ngợi ca sự phithường của người anh hùng bộ tộc, đồng thời thể hiện người anh hùngđại diện cho bộ tộc sẽ được thần linh giúp đỡ, phù trợ

VD: Trong sử thi “ĐS”, xuất hiện các yếu tố kì ảo: Miếng trầu tăng thêmsức mạnh./ Ông Trời mách cho điểm yếu của kẻ thù  Cho thấy ĐS đượccộng đồng và thần linh giúp đỡ, chàng có thêm sức mạnh để chiến thắng kẻthù

- Giọng điệu trong sử thi anh hùng: Thường có giọng mạnh mẽ, hùng hồn,

ngợi ca người anh hùng

VD: “Đăm Săn rung khiên múa….chão cột trâu ” (Ngữ văn 10 – nâng cao –trang 35)

VD: “Bà con xem….như chàng” (nv10-nc-trang 39)

- Ngôn ngữ trong sử thi anh hùng:

+ Ngôn ngữ nhân vật: thường là lời đối thoại

+ Ngôn ngữ người kể chuyện: đôi khi cũng có giọng như lời đối thoại

+ Thể hiện những nét đặc trưng văn hóa dân tộc (VD: Trong sử thi ĐS cónhắc đến những con số ước lệ thể hiện sự giàu có của bộ tộc.)

b Truyền thuyết

* Khái niệm truyền thuyết

Trang 5

Truyền thuyết là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể lại các sự kiện vànhân vật có liên quan với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tốtưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ýthức lịch sử của nhân dân.

* Đặc trưng thi pháp truyền thuyết

- Kết hợp hài hoà giữa cốt lõi lịch sử và yếu tố kì ảo, hoang đường Những yếu tố kì ảo hoang đường đó vừa là một cách thể hiện thái độ của nhân dân đối với những nhân vật lịch sử, vừa khiến truyện li kì, hấp dẫn.

- Thời gian quá khứ - xác định Nếu thời gian trong thần thoại là buổi

hồng hoang, khi trời đất chưa phân chia, con người chưa đông đúc, thờigian trong cổ tích thường là quá khứ phiếm định (ngày xửa, ngày xưa) thìthời gian trong truyền thuyết là quá khứ - xác định, nêu cụ thể, chính xác

về thời gian (VD: Đời Hùng Vương thứ 18…, đời vua ADV)

- Kết cấu truyện theo thời gian tuyến tính, không có sự đồng hiện và sự quay trở lại

- Gắn với di tích vật chất (VD: thành Cổ Loa)

Trang 6

mồ côi, bất hạnh trải qua nhiều khó khăn, bị hãm hại, sau được tiên, bụthoặc vật thần kì giúp đỡ nên có được hạnh phúc, nhận được phầnthưởng xứng đáng

VD: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Truyện cây khế, Hố vàng hố bạc.+ Kiểu truyện người xấu xí mà tốt bụng, người mang lốt vật Ban đầu bịghét bỏ, bị hãm hại nhưng sau đó được giúp đỡ mà trở nên sung sướng,hoặc trút bỏ lốt xấu xí trở thành một người đẹp, thể hiện tài năng

VD: Lấy vợ cóc, Sọ Dừa, cô gái có 2 cái bướu…

- Nhân vật được giới thiệu trực tiếp, phân tuyến rõ ràng, miêu tả nhân vật chủ yếu qua hành động.

Trang 7

+ Nhân vật chủ yếu thể hiện qua những hành động: VD: chăn trâu, chobống ăn, khóc, giết hại bống, thử giày….

- Kết cấu theo mạch thời gian tuyến tính Cốt truyện nhiều chi tiết li kì, cấu tạo theo đường thẳng.

- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo hoang đường Lực lượng siêu nhiên là lực

lượng phù giúp cho người bất hạnh Yếu tố kì ảo có thể là nhân vật kì ảohay vật thần kì VD: Bụt, đàn chim sẻ, con gà mái, câu thần chú, chimphượng hoàng, cây đàn thần…

- Thời gian, không gian phiếm chỉ, mang tính khái quát hoá: Ngày xửa ngày xưa.

- Có xen vào những câu có dáng dấp ca dao tục ngữ, vần vè dễ

thuộc dễ nhớ VD: Tấm Cám, Thạch Sanh (đàn kêu tích tịch tìnhtang / Ai mang công chúa dưới hang trở về)

+ Yếu tố kì ảo góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển, khiến câuchuyện trở nên li kì, hấp dẫn

- Khác nhau: (về mục đích)

+ Thần thoại: Sự xuất hiện các yếu tố kì ảo nhằm lí giải sự xuất hiệncủa các hiện tượng tự nhiên, của loài người (VD: Thần trụ trời, quả bầumẹ), thể hiện khao khát chinh phục thiên nhiên

Trang 8

+ Sử thi: Yếu tố kì ảo xuất hiện (Ông trời, miếng trầu trong “Đăm Săn”)

để trợ giúp người anh hùng, khẳng định và đề cao vẻ đẹp lí tưởng củangười anh hùng cộng đồng

+ Truyền thuyết: Yếu tố kì ảo xuất hiện bên cạnh cốt lõi lịch sử, làphương tiện để gửi gắm và thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả dângian đối với nhân vật truyền thuyết (VD: Chi tiết ADV cầm sừng tê đuixuống biển…………)

+ Truyện cổ tích:

Yếu tố kì ảo xuất hiện để phù giúp cho con người nhỏ bé, bất hạnh khi họlâm vào hoàn cảnh bế tắc Yếu tố kì ảo tạo ra một thế giới trong mơ ước,giúp họ thực hiện ước mơ - điều mà họ kh thể thực hiện trong thế giới thựctại, trong xã hội hiện tại

Thể hiện quan niệm nhân sinh và tinh thần lạc quan của nhân dân laođộng: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo…

- Truyện ngắn gọn, gói kín mở nhanh, kết thúc bất ngờ Dường như không

thừa một chữ nào, không thừa nhân vật nào, chi tiết nào, rất ngắn gọn,hàm súc Cách kết thúc bất ngờ tạo nên tiếng cười

- Kết cấu chặt chẽ Các chi tiết móc nối chặt chẽ vào nhau, đều hướng

tới thể hiện cái đáng cười

- Ngôn ngữ vừa giản dị vừa sắc sảo, đặc biệt là những câu cuối truyện (dủ

dì là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà)

Trang 9

- Sử dụng lối chơi chữ, từ đa nghĩa nhưng không khó hiểu, không lỉnh

kỉnh, khiến cho người nghe dễ nhận ra và bật cười (VD : Nhưng nóphải bằng hai mày)

VD: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày

- Nhóm truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian

- Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca dân gian

- Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian

- Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của loạitruyện Nôm Việt

Chuyên đề này tập trung nói về đặc trưng thi pháp của nhóm truyện thơ

kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca dân gian, mà truyện thơ « Tiễndặn người yêu« là một VD tiêu biểu

- Đề tài phổ biến của nhóm truyện thơ này là câu chuyện về tình yêu

nam nữ dưới chế độ cũ

- Nhân vật trung tâm của các câu truyện đó là các chàng trai và các cô

gái, nạn nhân của tục lệ hôn nhân gả bán ép uổng ngang trái dưới chế

độ cũ

- Nội dung của các truyện thơ thuộc nhóm này thường diễn ra trong phạm vi sinh hoạt gia đình của các nhân vật trung tâm đó.

Trang 10

- Tình tiết cơ bản của loại truyện thơ thuộc đề tài trên thường phải trải

quan 3 giai đoạn chủ yếu :

+ Đôi bạn tình yêu nhau tha thiết

+ Tình yêu bị tan vỡ - nỗi khổ đau của những chàng trai và cô gái bị cha

mẹ ép duyên, gả bán cho người khác

+ Đôi bạn tình tìm cách thoát ra khỏi cảnh ép buộc ngang trái đó

VD : Truyện “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái

- Kết hợp hài hoà yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm, thể hiện sâu sắc tình

cảm của nhân vật

f Ca dao, dân ca

* Khái niệm ca dao, dân ca

Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nộitâm của con người

* Đặc trưng thi pháp ca dao

- Về thể thơ

+ Ca dao, dân ca thường sử dụng nhất thể lục bát và song thất lục bát.Những thể thơ này có nguồn gốc sâu xa từ những đặc điểm của ngônngữ dân tộc, là sự phát triển đến mức hoàn chỉnh của tiếng nói cân đối,nhịp nhàng Đây là những thể thơ dân tộc có nhiều khả năng trong việcdiễn tả nội dung trữ tình

Lục bát và song thất lục bát hoàn chỉnh: Ở thể lục bát hoàn chỉnh, lốigieo vần bằng và nhịp điệu uyển chuyển của câu thơ có khả năng diễnđạt được nhiều loại và sắc thái tình cảm thắm thiết, đến những nỗi buồnman mác, lê thê (VD: ); Ở thể song thất lục bát hoàn chỉnh, vần trắc vàtiết tấu theo nhịp ¾ của những câu 7 lại có khả năng diễn tả những tìnhcảm khúc mắc, những nỗi đau khổ uất ức… (VB: Trèo lên câybưởi….nào ra?) Nhịp điệu uyển chuyển và sự xen kẽ của vần lưng và

Trang 11

vần chân, vần bằng và vần trắc làm cho câu thơ quấn quýt lấy nhau, câu

nọ kéo câu kia một cách liên tục như k thể cưỡng lại đc

Nguyễn Đình Thi nhận xét: “Dùng một hình ảnh, ta có thể ví lối thơĐường Luật như một chiếc bình pha lê kết tinh trong suốt nhưng k đủsức lôi cuốn của một dòng sông Thơ lục bát, trái lại, vì phù hợp vớitiếng nói nước ta hơn nên có thể dung được nguồn cảm hứng tràn lan,

đó là thể thơ ca hát, kể chuyện của dân chúng”

Lục bát và song thất lục bát biến thể Hình thức thơ này tiện cho việcdiễn tả được dễ dàng, nhanh chóng và k gò bó nhiều tư tưởng tình cảmcủa nhân dân, đôi khi là có dụng ý rõ rệt về nghệ thuật, làm tăng sứcmạnh thể hiện nội dung:

VD: “Nghĩ rằng em đã có chồng rồiSao em chưa có đứng ngồi vân vi

Ới thầy mẹ ơi! Cấm đoán em chi!

Mười lăm,mười tám sao chả cho đi lấy chồng!”

+ Ngoài ra, thể vãn cũng được dùng trong một số loại ca dao, dân ca

Những đăc điểm trên của các thể thơ dân tộc trong thơ ca dân gian cóảnh hưởng rõ rệt đến cấu trúc nhạc điệu của các loại dân ca Việt Nam

- Kết cấu

+ Trong ca dao dân ca trữ tình về tình yêu nam nữ, chúng ta thấy đa sốcác câu hát, các bài ca của những chàng trai và cô gái được kết cấu theolối đối thoại giữa hai nhân vật đó Cách xưng hô thường được sử dụngnhất là “mình - ta”, anh –em, thiếp- chàng… và những hình ảnh tượngtrưng: mận, đào, thuyền, bến, rồng, mây, trúc, mai, loan, phượng… VD

Lối kết cấu theo thể đối thoại đó là kết quả của một kiểu cấu tứ đặcbiệt của ca dao, dân ca trữ tình: hầu hết các bài ca dao, dân ca về tìnhyêu nam nữ là hình thức trao đổi tình cảm giữa nam, nữ, từ những lờiướm hỏi nhau rồi thề nguyền gắn bó với nhau, tới những lời than thở,nhớ nhung, trách móc…

Trang 12

+ Kiểu kết cấu này được hình thành từ chính đặc điểm môi trường sángtác, môi trường diễn xướng ca dao dân ca (Trai gái nông thôn thườnggặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi cùng laođộng, trong những ngày hội hè vui xuân.)

ca dao dân ca VD: thuyền, bến, mận, đào…

+ Phương pháp nhân cách hóa: Là pp gán cho sự vật tính cách của conngười Mục đích là để tính cách, tâm hồn của con người được thể hiện mộtcách sinh động

- Nhân vật trong ca dao

+ Nhân vật trong ca dao dân ca k nhiều nhưng có tính điển hình và tính khái quát khá cao: nhân vật chàng trai, cô gái, người phụ nữ đau khổ

nhưng đầy tinh thần hy sinh và ý chí đấu tranh, nhân vật người lính và

vợ người lính, người nông dân lao động qua hình ảnh con cò… Tính cách của nhân vật chủ yếu được bộc lộ qua việc trình bày những tâm trạng, tình cảm nảy sinh trong một hoàn cảnh nhất định, hoặc tính cách

được thể hiện qua hành động của nhân vật

+ Nhân vật được xây dựng k có tính xác định về đặc điểm diện mạo và tính cách

Nhân vật chàng trai, cô gái là những nhân vật k tên, những đặc điểm của

họ là những đặc điểm k của riêng ai mà là theo quan niệm chung của nhândân lao động

Trang 13

VD: Thân em như tấm lụa đào….tay ai? Đó k phải thân phận củariêng người phụ nữ nào mà là số phận chung của những người phụ nữtrong xã hội cũ.

Nhân vật k có cá tính rõ rệt, phi cá thể hóa Đại tự phiếm chỉ “ai, đấy”được sử dụng nhiều (điều này khác với thơ trữ tình trong văn học viết).VD: khăn thương nhớ ai…

- Tục ngữ thường gắn gọn, hàm súc Mỗi câu tục ngữ thường có 2

nghĩa: nghĩa đen (nghĩa toát ra từ bản thân sự vật, hiện tượng do tụcngữ ghi lại) và nghĩa bóng (do việc mở rộng ý nghĩa của sự vật hoặchiện tượng cá biệt ấy vào nhiều sự vật hoặc hiện tượng khác)

VD: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

- Tục ngữ dùng lối nói hình tượng

+ Tục ngữ dùng hình tượng cụ thể để nói lên những ý niệm trừu tượng,dùng cái cá biệt để nói cái phổ biến Vì thế, có nhiều câu khác nhau,dùng những hình tượng khác nhau để cùng nói về một ý

VD: Kiến tha lâu…tổ và “Có công…nên kim”

+ Những hình tượng trong tục ngữ thường rất linh hoạt, dí dỏm, xâydựng bằng pp nhân cách hóa các vật vô tri và lối chơi chữ dân tộc

VD: Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày

+ Những hình tượng trong tục ngữ thường phản ánh những nét tiêu biểu

về mọi mặt trong hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày của nhândân lao động

- Ngôn ngữ trong tục ngữ

Trang 14

+ Tục ngữ là những lời nói dễ nhớ, mang tính bền vững

+ Ngôn ngữ tục ngữ giàu nhạc tính Nhiều tục ngữ được xây dựng trêncái đã ghép hoặc lồng nhiều cặp đôi lại với nhau, tạo cho câu nói một

âm điệu nhịp nhàng, tiếng nọ quấn quýt lấy tiếng kia VD:Nói trên giờidưới biển (nói + trên dưới + giời biển)

+ Các vế câu được cấu tạo theo luật cân đối

Ở những câu có 2 vế, mỗi tiếng ở vế 1 có thể đối thanh với mỗi tiếng ở

vế 2 Nhưng, nói chung, cách đối thanh chủ yếu nhằm tiếng cuối củamỗi vế: Dựa hơi hùm, vểnh râu cáo; Tốt danh hơn lành áo; Nói hay hơnhay nói…

+ Vần.

Đa số tục ngữ đều có vần Vần lưng xuất hiện với những vị trí linhđộng, gắn liền các chữ các vế với nhau, làm cho câu nói vừa có nhạcđiệu, vừa có hình thức vững vàng chắc nịch

VD: Được làm vua, thua làm giặc

Gái một con trông mòn con mắt

+ Các điệu hát trong chèo rất phong phú (200 làn điệu), bắt nguồn từ

dân ca đồng bằng và trung d BB Người dân thường gọi xem chèo là

“xem hát”

+ Các động tác múa thường là động tác lao động sinh hoạt được cách điệu (cấy lúa, nhổ mạ, vá, may, thêu…) Múa chèo chủ yếu là múa tay.

Ngày đăng: 14/10/2016, 15:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w