1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hình tượng người nghệ sĩ trong văn học xưa và nay Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi

23 3,7K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 131,5 KB
File đính kèm Hình tượng người nghệ sĩ.rar (30 KB)

Nội dung

Từ trước đến nay, ta từng biết, làm quen, nghiên cứu rất nhiều đề tài văn học, như: thiên nhiên, cuộc đời, số phận người nông dân trong xã hội nông thôn VN trước CMT8, hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến, chiến tranh (hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ...), tình yêu, tình bạn.... Có một đề tài dẫu xuyên suốt trong văn học nhưng cho đến nay, có lẽ chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống: Hình tượng người nghệ sĩ trong văn học xưa và nay. Nằm trong đề tài này, có thể kể đến những tác phẩm như: Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Đời thừa của Nam Cao, Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu, Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo, Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng.

Trang 1

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NGHỆ SĨ TRONG

VĂN HỌC XƯA VÀ NAY

I Người nghệ sĩ, một đề tài đặc biệt trong văn học xưa và nay

- Đề tài là phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm Tính chất củaphạm vi miêu tả trực tiếp ấy rất đa dạng: chuyện người, chuyện cỏ cây,muông thú, chuyện trần gian, chuyện thần tiên, chuyện hoang đường, maquái Nhưng mục đích của văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu nhữnghiện tượng cụ thể, cá biệt của đời sống hay tưởng tượng Tác phẩm văn họcbao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm đểkhái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng

- Từ trước đến nay, ta từng biết, làm quen, nghiên cứu rất nhiều đề tàivăn học, như: thiên nhiên, cuộc đời, số phận người nông dân trong xã hộinông thôn VN trước CMT8, hình tượng người phụ nữ trong xã hội phongkiến, chiến tranh (hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp,chống Mỹ ), tình yêu, tình bạn Có một đề tài dẫu xuyên suốt trong vănhọc nhưng cho đến nay, có lẽ chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống:

Hình tượng người nghệ sĩ trong văn học xưa và nay Nằm trong đề tài

này, có thể kể đến những tác phẩm như: Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du,

Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Đời thừa của Nam Cao, Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu, Đàn ghi-ta của Lorca của Thanh Thảo, Vũ Như Tô

của Nguyễn Huy Tưởng Ở đây mới chỉ liệt kê những tác phẩm nằm trongchương trình phổ thông nhưng ta cũng có thể thấy đề tài này có số lượng tácphẩm tương đối nhiều, bao gồm cả thơ, truyện và kịch, xuyên suốt từ trungđại đến hiện đại Hình tượng người nghệ sĩ trong tác phẩm văn học ViệtNam không chỉ là những tác giả VHVN mà còn là tác giả văn học nướcngoài (Lorca), không chỉ là những tác giả có thật ngoài đời có những tác

Trang 2

phẩm cụ thể mà còn là những nhân vật được hư cấu, tiêu biểu cho nhữngngười nghệ sĩ đương thời (Huấn Cao, Hộ).

- Đây là một đề tài đặc biệt, vì phạm vi miêu tả trực tiếp của tácphẩm chính là cuộc đời, số phận của những người nghệ sĩ (Tất nhiên, ở đây

ta chỉ nói đến trường hợp người nghệ sĩ này là đối tượng được miêu tả, thểhiện trong tác phẩm của một người nghệ sĩ khác, cùng thời hoặc khác thời.).Hẳn trong mỗi chúng ta đều xuất hiện câu hỏi: Tại sao người nghệ sĩ lại trởthành đề tài trong sáng tác của những tác giả khác? Lí giải vấn đề này,chúng ta không thể không đề cập đến một vấn đề lí luận văn học: mối quan

hệ giữa tác giả - chủ thể sáng tạo và độc giả - chủ thể tiếp nhận

+ Người nghệ sĩ trước hết là một con người như bao người bìnhthường khác trong xã hội Họ cũng có cuộc đời riêng, hoàn cảnh riêng trongmột thời đại nhất định Họ cũng chịu những ảnh hưởng của hoàn cảnh xãhội, cũng có tính cách và những cung bậc cảm xúc Chỉ có điều, ở nhữngngười nghệ sĩ, những điều đó đều được đẩy lên một mức độ rõ rệt hơn, sắcnét hơn Người nghệ sĩ (ở đây hiểu là người nghệ sĩ chân chính) là nhữngngười có tài năng, có cá tính, có tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trướcnhững biến động của cuộc đời Họ “yêu mãnh liệt, ghét vô bờ, nghi ngờ dữdội” Vì thế, khi sáng tác, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh bức tranh cuộcsống muôn màu mà còn kí thác những tâm tư muôn bậc của mình, như mộtcách giao tiếp với đời, với người Kết hợp với những chi tiết sự thật ngoàiđời của tác giả, ta hiểu hơn về phẩm chất, số phận của những người nghệ sĩấy

+ Khi tác phẩm – đứa con đẻ tinh thần của những người nghệ sĩ đếntay bạn đọc, được người đọc tiếp nhận, hiểu và chia sẻ thì nghĩa là tác giả -chủ thể sáng tạo đã tìm được sự đồng cảm ở độc giả - chủ thể tiếp nhận.Nhưng, khi người sáng tác và người đọc cùng là nghệ sĩ thì sự đồng cảmgiữa họ là mối giao cảm đặc biệt, văn học gọi là sự tri âm Điều đó dẫn đến,

Trang 3

đôi khi, cuộc đời, số phận của nghệ sĩ này lại trở thành đối tượng phản ánhtrong sáng tác của nghệ sĩ kia, cùng thời hoặc khác thời.

+ Cũng có trường hợp hình ảnh người nghệ sĩ trong tác phẩm khôngphải là một tác giả thật ngoài đời có những tác phẩm cụ thể Hình tượngngười nghệ sĩ có thể là sự góp nhặt, kết hợp những đặc điểm của nhữngnghệ sĩ đương thời Trường hợp nhân vật Hộ trong “Đời thừa” của NamCao hay Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là như vậy

II Những đặc điểm của hình tượng người nghệ sĩ trong văn học xưa và nay.

1 Người nghệ sĩ có tài năng, phẩm chất cao đep

- Tài năng vốn là tư chất của người nghệ sĩ Ở đây ta hiểu từ nghệ sĩtheo nghĩa rộng, không chỉ là nhà thơ, nhà văn Ở họ có một năng khiếu đặcbiệt, khả năng vẽ tranh, viết thư pháp, âm nhạc, sáng tác thơ, văn Tàinăng ấy được người đời công nhận và làm nên tên tuổi của họ Cái Tài vàcái Tâm thường đi liền với nhau Hình tượng người nghệ sĩ trong văn họcxưa và nay thường là những con người có tài năng, có nhan sắc (đối với phụnữ), có phẩm chất tốt đẹp

- Nàng Tiểu Thanh, nhân vật được nhắc đến trong bài thơ “Độc Tiểu

Thanh ký” của Nguyễn Du, tên thật là Phùng Huyền Huyền, người ở tỉnh

Giang Tô – Trung Quốc, sống trước Nguyễn Du ba thế kỉ Tương truyền,nàng là một người con gái nhan sắc tuyệt trần và có tài thơ phú Với nàng,những trang thơ là những trang nhật kí, kí thác nỗi lòng trong những ngàydài buồn khổ trên núi Cô Sơn Nguyễn Du ngợi ca tài năng, nhan sắc củanàng qua những hình ảnh ước lệ:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư.”

(Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương).

Trang 4

“Chi phấn” chỉ nhan sắc của người phụ nữ Nhan sắc của nàng mang vẻ

đẹp có hồn, có thần thái (hữu thần) Từ “văn chương” chỉ những sáng tác

thơ ca của nàng Tiểu Thanh khi ở trên núi Cô Sơn – nơi nàng bị vợ cả ghenghét giam lỏng Chỉ thông qua một vài hình ảnh mang tính ước lệ tượngtrưng, ta thấy được nét đẹp của nàng Tiểu Thanh – một người nghệ sĩ, mộtngười con gái đẹp và có tài văn chương

Du, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” Bài thơ

được xem như sự thấu hiểu nỗi lòng, sự đáp lại những trăn trở của thi hào

họ Nguyễn từ 200 năm trước Nếu nàng Tiểu Thanh trở thành hình ảnhngười nghệ sĩ có nhan sắc, tài năng trong thơ Nguyễn Du, thì chính vị đạithi hào dân tộc ấy lại trở thành hình ảnh người nghệ sĩ trong trang thơ Tố

Hữu Mỗi dòng thơ trong “Kính gửi cụ Nguyễn Du” đã cho người đọc

những cảm nhận sâu sắc về tài năng, tấm lòng của một “nghệ sĩ lớn” củadân tộc sống ở cuối thế kỉ XVIII Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong mộtgia đình quý tộc có truyền thống văn chương, khoa bảng Có lẽ vì thếNguyễn Du được hấp thụ tình yêu văn chương từ thuở nhỏ, được kế thừa tàinăng văn học từ gia đình Cùng với những sâu sắc trong tâm hồn mình,tiếng thơ của Nguyễn Du là tiếng lòng của một nghệ sĩ thiết tha tình đời,thương xót cho những kiếp người bất hạnh:

“Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha

Trang 5

Đau đớn thay phận đàn bà Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!”

Vì thế, tiếng thơ của Nguyễn Du đã làm lay động đất trời, nghe như lời nonnước từ nghìn năm xưa vọng về, như lời mẹ ru thiết tha, sâu lắng:

“Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời nghìn thu Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Những câu thơ của Tố Hữu được viết theo thể thơ lục bát với giọng thơthiết tha sâu lắng cùng những hình ảnh so sánh (lời non nước, tiếng mẹ ru)

đã thể hiện sự ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa của thơ Nguyễn Du Với tấm lòng

và tài năng văn chương ấy, Nguyễn Du được mệnh danh là « một nghệ sĩlớn, một trái tim lớn »

- Lorca

Nếu câu thơ « Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ? » của Nguyễn Du gợi

sự suy tư, niềm đồng cảm ở Tố Hữu thì câu thơ « Khi tôi chết hãy chôn tôi

với cây đàn » của người nghệ sĩ Tây Ban Nha – Lorca đã gợi cảm hứng để

một thi sĩ VN hiện đại – Thanh Thảo sáng tác nên « Đàn ghi-tar của

Lorca » Hình tượng Lorca được thể hiện trong bài thơ là một người nghệ sĩ

tài hoa, yêu và khao khát tự do, khao khát sự cách tân, đổi mới, đúng nhưnhững gì mà cuộc đời người nghệ sĩ của xứ sở Tây Ban cầm ấy đã thể hiện

+ Lorca được biết đến là một người con xứng đáng của đất nước TâyBan Nha, là tiếng nói, là niềm vui, nỗi buồn của đất nước ấy Nhờ nhữngvẫn thơ tài hoa mang đậm chất dân gian của thi sĩ Lorca mà người ta nghethấy tiếng hoàng hôn than khóc ánh bình minh, tiếng đàn ghi-tar cất lên xaoxuyến, tiếng đôi thằn lằn thì thầm bên tảng đá ven sông, tiếng cát lạo xạodưới chân cặp người yêu dạo bước bên nhau Cuộc đời Lorca gây ấn tượngnhư một mùa hè không thể nào quên, rực rõ và chan hòa ánh nắng Ôngluôn tích cực tìm tòi những cách tân, đổi mới nghệ thuật, muốn thay đổi nền

Trang 6

nghệ thuật đã già nua của đất nước TBN Với tính cách và tâm hồn như vậy,việc Lorca đến với cuộc đấu tranh chống áp bức là chuyện tất yếu Năm

1936, ông và một số người cùng chí hướng đã thành lập « Liên đoàn tríthức chống phát xít » Ông đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ những conngười đấu tranh chống phát xít Franco, đòi tự do dân chủ Cũng vì lí do đó

mà ông bị bọn chúng bí mật thủ tiêu, để lại « một vết thương khó lành »trong lòng những người dân TBN

+ Trong bài « Đàn ghi-tar của Lorca », hình tượng người nghệ sĩ

Lorca được thể hiện đậm nét qua những vẫn thơ giàu hình ảnh, giàu cảmxúc Đó là người nghệ sĩ tài hoa với tiếng đàn lung linh như bọt nước MẹLorca chơi piano rất giỏi và ông được học nghệ thuật chơi đàn của mẹ từkhi còn rất nhỏ Nhưng không ai biết rõ ông học chơi đàn ghi-tar ở đâu, từbao giờ, vì với người dân TBN, loại nhạc cụ này tự nhiên như hơi thở Vàrồi, tiếng đàn của Lorca đã trở nên lung linh tuyệt diệu, như nói lên linh hồn

đất nước TBN Tiếng đàn ghi-tar của Lorca như có màu sắc (tiếng ghita

nâu, tiếng ghita xanh), hình khối (tiếng ghita tròn), có linh hồn, thân phận (tiếng ghita ròng ròng máu chảy) Nghệ thuật của Lorca được hấp thụ từ

mạch nguồn văn hóa dân gian, rồi quay trở lại làm đẹp thêm cho nghệ thuật

dân gian, trở thành linh hồn của nghệ thuật dân tộc Những âm thanh « li-la

li-la li-la » gợi đến tiếng đàn nhiều âm sắc của một nghệ sĩ tài năng Cũng

vì những lí do đó mà tiếng đàn của Lorca có sức sống lâu bền, bất diệt :

« Tiếng đàn như cỏ mọc hoang »

Nghệ thuật so sánh trong câu thơ của Thanh Thảo đã cho thấy sức sốngmãnh liệt của tiếng đàn Lorca Có thể người nghệ sĩ bị bọn phát xít tàn ácthủ tiêu nhưng nghệ thuật của người nghệ sĩ ấy thì còn mãi

+ Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng với khát khao cách tân, đổi mới,Lorca còn là một công dân khao khát tự do, đã dám đấu tranh chống lại bọnphát xít tàn bạo

« Tây Ban Nha

Trang 7

hát nghêu ngao »

Câu thơ phá cách và ngắn gọn của Thanh Thảo đã phần nào cho ta thấy sựyêu thích tự do, phóng khoáng của Lorca Tiếng hát nghêu ngao là tiếng hátđầy cảm hứng ngẫu nhiên, không theo một khuôn mẫu nào, nói lên sựphóng túng của người cất tiếng hát Đó phải chăng là tiếng hát yêu đời, cangợi tự do của một người nghệ sĩ của dân chúng – Lorca

- Nhân vật Huấn Cao trong « Chữ người tử tù »

+ Nhân vật Huấn Cao được xây dựng từ nguyên mẫu Cao Bá Quát –một nhà nho tài hoa, chân chính của thời phong kiến Huấn Cao được thểhiện là một người nghệ sĩ tài hoa, có khí phách hiên ngang và có thiênlương trong sáng Tài năng của Huấn Cao không phải tài thơ ca như TiểuThanh, Nguyễn Du hay Lorca mà là tài viết chữ Từ xa xưa, viết chữ đã trởthành một môn nghệ thuật – nghệ thuật thư pháp Chữ của Huấn Cao được ngợi

ca là « đẹp lắm, vuông lắm », « những nét chữ vuông, tươi tắn, nói lên hoài bão

tung hoành của một đời con người » Chữ ấy là kết tinh của tài năng, tâm huyết

người sáng tạo nên được xem như « vật báu trên đời » ( GV nói thêm về chữ

Hán)

+ Không chỉ viết chữ tài hoa mà Huấn Cao còn là một con người cókhí phách Ông dám chống lại triều đình thối nát, ngay cả khi đã bị bắt, bịkết án tử hình cũng không hề biết khuất phục Khi bị giải đến nhà giam,ngay trước mặt đầy đủ ban bệ nhà tù – đại diện cho triều đình phong kiến,

Huấn Cao « lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu

thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái » Hành động đó

chẳng khác nào sự tấn công trực diện vào bè lũ quan lại của cái triều đình

đã suy tàn Người đời khi bị lĩnh án tử hình thường run sợ, nếu có ai đưa đồ

ăn khác lạ thì lo lắng, dò xét, nhưng Huấn Cao lại « thản nhiên nhận rượu

thịt như việc vẫn thường làm trong cái hứng lúc sinh bình » Thậm chí, ông

còn dám mắng viên quản ngục khi được người này hỏi, vơi thái độ khinh

bạc đến điều : « Ngươi hỏi ta muốn gì ? Ta chỉ muốn có một điều là ngươi

Trang 8

đừng đặt chân vào đây » Huấn Cao quả thực là một con người « uy vũ bất năng khuất ».

+ Tâm của Huấn Cao thì thật trong sáng vô ngần Con người ấy có tài

năng nhưng « tính vốn khoảnh, ít chịu cho chữ, trừ những chỗ tri kỉ », và

« nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ » Lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục ở cuối truyện đã

trở thành lời di huấn thiêng liêng, đề cao thiên lương trong sáng « ở đây

khó giữ thiên lương cho lành vững, rồi cũng đến nhem nhuốc mất một đời lương thiện đi ».

Huấn Cao là tiêu biểu cho những nhà nho thế hệ cuối mùa, nhữngcon người sống trong thời đại nhố nhăng, mâu thuẫn sâu sắc với xã hộiđương thời, cố gìn giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn

- Nhân vật Hộ trong « Đời thừa »

+ Nếu Huấn Cao là một nhà nho cuối mùa thì Hộ là một văn sĩ nghèo

ở cái thời buổi « Cơm áo không đùa với khách thơ » Mặc cho thời đại, ở

Hộ vẫn toát lên những phẩm chất của một nhà văn chân chính Hộ có tàinăng và có niềm say mê văn chương Với một gã trẻ tuổi say mê lí tưởngnhư Hộ thì ngoài văn chương nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm hết.Anh ta khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất, thích thú khi đọc được mộtcâu văn hay mà lại hiểu hết được ý nghĩa của nó và theo hắn, dù có giàu bạcvạn cũng không bằng Hộ ý thức rất rõ về lương tâm, trách nhiệm của ngườicầm bút, có quan niệm về văn chương rất đúng đắn, tiến bộ Hộ cho rằng

« Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện » và « một tác phẩm có giá trị là tác phẩm vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, phải ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, làm cho người gần người hơn » Hộ nhấn

mạnh văn chương phải có sự sáng tạo, nhà văn phải biết « khơi những

nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có » Hộ luôn luôn khát

khao sẽ xây dựng được một tác phẩm để đời, có thể giật giải Nobel

Trang 9

+ Đầu hắn nhiều hoài bão khát khao và lòng hắn cũng chan chứa tìnhyêu thương Dẫu là một nhà văn nghèo, cuộc sống khá chật vật nhưng Hộ

đã cưu mang cứu vớt cuộc đời Từ - một người phụ nữ đã một lần lầm lỡ, lại

có thêm một mẹ già đã mù, chỉ biết góp mặt với đời bằng tiếng khóc Đểchăm lo cho cả gia đình, Hộ đã phải tạm gác những giấc mộng văn chương

bởi với Hộ, tình thương là một lẽ sống đáng tôn thờ và « kẻ mạnh là kẻ biết

nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình » Có thể nói, là một văn sĩ

nghèo trong thời buổi khó khăn nhưng ở Hộ toát lên những phẩm chất tốtđẹp của một nhà văn chân chính, một con người chân chính

- Nhân vật Vũ Như Tô trong vở kịch « Vũ Như Tô »

Không như những người nghệ sĩ đã kể trên, Vũ Như Tô khôngphải một nhà thơ, nhà văn hay nghệ sĩ thư pháp mà là một kiến trúc sư thiên

tài « ngàn năm chưa dễ có một » Vũ Như Tô có thể « sai khiến gạch đá

như tướng cầm quân », « xây một lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không tính sai một viên gạch » Mượn lời nhân vật Đan Thiềm, tác giả đã khẳng

định Vũ Như Tô « là một người tài », là người « điểm tô » cho đất nước

muôn đời Người có tài thường nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão lớn

Vũ Như Tô cũng vậy, luôn nuôi một lí tưởng cao cả « sẽ xây một lâu đài

nguy nga, tráng lệ, một công trình bền như trăng sao, tranh tinh xảo với hóa công, điểm tô cho đất nước muôn đời » Đó là lí tưởng đẹp của một

nghệ sĩ chân chính

=> Tóm lại, hình tượng người nghệ sĩ được thể hiện trong vănhọc xưa và nay một cách đa dạng, sâu sắc Họ trước hết là những con người

có tài năng và có phẩm chất tốt đẹp Nhưng thói thường lại « trời xanh

quen thói má hồng đánh ghen » và « chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau »

nên những con người kiệt xuất như họ thường có cuộc đời, số phận giantruân, bất hạnh

2 Người nghệ sĩ có cuộc đời, số phận gian truân, bất hạnh

Trang 10

* Số phận gian truân bất hạnh của người nghệ sĩ – những con

người có tài năng, có phẩm chất tốt đẹp dường như đã trở thành một « lẽ

thường », một luật « bất thành văn » Đó là mối hận, mối « kì oan » của

những kiếp tài hoa từ xưa đến nay : « Cổ kim hận sự thiên nan vấn / Phong

vận kì oan ngã tự cư » (Độc Tiểu Thanh ký) Những trăn trở về mối hờn

kim cổ ấy là một câu hỏi lớn không có lời đáp, khó có thể hỏi trời được(thiên nan vấn), vì hỏi trời trời không thấu, hỏi đất đất không thưa, nhữngkiếp phong lưu, tài hoa chỉ còn biết chấp nhận số phận

* Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến mối « kì oan » của nhữngngười nghệ sĩ tài hoa ?

+ Trước hết, ta không thể không nhắc đến sự ảnh hưởng mạnh

mẽ của yếu tố thời đại đến cuộc đời của họ Những nghệ sĩ trong những tácphẩm kể trên đều sống trong hoàn cảnh thời đại có nhiều biến động, thùđịch với sắc tài hoặc không có điều kiện cho cái tài được thể hiện TiểuThanh sống trong bối cảnh xã hội phong kiến có những hủ tục lạc hậu,trọng nam khinh nữ, Nguyễn Du sống trong thời kì triều đình PK khủnghoảng, mục ruỗng, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi, có sự thay đổiliên tiếp các triều đại, Lorca sống trong thời kì bọn phát xít Franco hoànhhành ngang ngược với những chính sách tàn bạo, Huấn Cao sống giữa lúctriều đình phong kiến đã suy vi Thời đại của Hộ là thời thực dân nửa phong

kiến, văn chương đã trở thành một nghề để kiếm sống nhưng « văn chương

hạ giới rẻ như bèo / Kiếm được đồng lãi thực rất khó / Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều / Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu » Vũ Như Tố sống

giữa lúc triều đình nhà Lê đang khủng hoảng trầm trọng, vua chúa ăn chơi

xa hoa, lãng phí

+ Từ xưa đến nay, rõ ràng thời đại đã có nhiều thay đổi, từ một xãhội phong kiến lạc hậu đến một xã hội hiện đại văn minh Nhưng tại sao sốphận của những người nghệ sĩ vẫn mang nỗi bất hạnh ? Phải chăng có mộtnguyên nhân khác thuộc về chính bản thân những người nghệ sĩ Họ không

Trang 11

chỉ có tài năng mà còn là những con người giàu cảm xúc, tâm hồn nhạycảm, dễ rung động trước mọi biểu hiện của cuộc sống Nên, trước hoàncảnh thời đại, họ thường sống nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, trăn trở nhiềuhơn nên dễ mang thêm nỗi khổ về mình.

* Như trên đã nói, cuộc đời gặp nhiều khổ đau là một nét chung ởnhững người nghệ sĩ Nhưng mỗi người với hoàn cảnh riêng khác nhau, cátính khác nhau, tài năng khác nhau thì nỗi bất hạnh cũng khác nhau, có rấtnhiều cung bậc, muôn hình muôn vẻ

trang thơ đẫm lệ Và rồi « Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương »,

nàng lâm bệnh mà chết khi mới mười tám tuổi Những trang thơ kí thác nỗilòng của nàng cũng bị vợ cả tìm đốt, chỉ còn sót lại một số bài Nàng quảthực « Hồng nhan bạc mệnh » Trong bài thơ « Độc Tiểu Thanh ký », quanhững vần thơ hàm súc, Nguyễn Du đã thấu hiểu cho số phận bất hạnh củanàng :

« Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư»

Son phấn bị chôn vùi, văn chương bị tìm đốt, nhan sắc và tài năng của nàng

bị vợ cả tìm cách hủy hoại Hai câu thơ 3-4 đối rất chỉnh (chi phấn – vănchương, hữu thần – vô mệnh, liên tử hậu – lụy phần dư) với những từ ngữgợi nỗi ai oán, nỗi chua xót về một kiếp người (liên tử hậu, lụy phần dư).Thật đáng tiếc thương cho một kiếp tài hoa được sinh ra ở trên đời

+ Nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh là nỗi bất hạnh của một ngườiphụ nữ tài hoa nhan sắc sống trong xã hội phong kiến lạc hậu trọng nam

Ngày đăng: 14/10/2016, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w