Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du được biểu hiện ở các tác phẩm có nội dung tự sự trong toàn bộ trước tác của ông, trong đó Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu.. Từ những nhận xét rất chu
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN TRỌNG THIỀU
LU ẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Ngày 28 tháng 8 năm 2002
ĐOÀN TRỌNG THIỀU
Trang 4MỤC LỤC
L ỜI CAM ĐOAN 3
M ỤC LỤC 4
M Ở DẦU 7
1 M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 7
2 L ỊCH SỬ VẤN ĐỀ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 9
3 N ỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
Chương 1: TỪ CÁCH KỂ CHUYỆN "SIÊU CÁ THỂ" ĐẾN CÁCH KỂ CHUYỆN CÓ CÁ TÍNH 24
1.1 KHÁI NI ỆM CHỦ THỂ KỂ CHUYỆN " SIÊU CÁ THỂ " VÀ CHỦ THỂ KỂ CHUY ỆN CÓ CÁ TÍNH 24
1.1.1 Chủ thể kể chuyện "siêu cá thể" 24
1.1.2 Chủ thể kể chuyện có cá tính 26
1.2 CÁC HÌNH TH ỨC XUẤT HIỆN CỦA CHỦ THỂ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN KI ỀU 28
1.2.1 Chủ thể kể chuyện vô hình (chủ thể kể chuyện ẩn mình dưới dạng "vô nhân xưng") 28
1.2.2 Nhân vật kể về nhân vật khác 46
1.2.3.Nhân vật tự kể chuyện mình 54
Chương 2: TỪ CÁCH KỂ "RĂN ĐỜI" ĐẾN CÁCH KỂ "HIỂU ĐỜI" 66
2.1 V Ề THUẬT NGỮ CÁCH KỂ "RĂN ĐỜI" VÀ CÁCH KỂ "HIỂU ĐỜI" 66
2.1.1 Cách kể "răn đời" 66
2.1.2 Cách kể "hiểu đời" 67
2.2 DÒNG TƯỜNG THUẬT NỘI TÂM 69
Trang 52.2.1 Kể lướt qua sự kiện, hành động bên ngoài 69
2.2.2 Hướng về miêu tả thế giới bên trong của nhân vật 72
2.3 V Ị TRÍ CÁC BIẾN CỐ TRONG TƯỜNG THUẬT 81
2.3.1 Kiều như là hiện thân của nỗi đau 81
2.3.2 Những biến cố bất hạnh trong cuộc đời Kiều 83
2.4 K Ể THEO QUAN NIỆM MỚI VỀ NHÂN VẬT 88
2.4.1 Lối kể với kiểu nhân vật bất biến trong truyện Nôm trước Truyện Kiều 88
2.4.2 Tính khả biến của nhân vật và cách kể của Nguyễn Du 89
2.5 K Ể CHUYỆN THEO TINH THẦN PHÂN TÍCH 96
2.5.1 Kể chuyện từ nhiều điểm nhìn 96
2.5.2 Giải thích tính tất yếu của hành động bằng động cơ hành động 100
2.5.3 Ý thức thời gian 104
2.6 TÍNH CH ẤT ĐỐI THOẠI TRONG LỐI KỂ 108
2.6.1 Ý đồ kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều 108
2.6.2 Tính chất đối thoại 111
2.7 S Ự LINH HOẠT VÀ ĐA DẠNG CỦA GIỌNG KỂ 122
2.7.1 Giọng kể thâm đẫm cảm xức 123
2.7.2 Giọng buồn đau 127
2.7.3 Giọng suy tư chiêm nghiệm 128
Chương 3: TỪ LỜI KỂ CỦA TRUYỆN THƠ TRUYỀN THỐNG ĐẾN LỐI KỂ TI ẾP CẬN VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI 134
3.1 T Ừ KỂ NÓI ĐẾN KỂ VIẾT 134
3.1.1 Chất "văn xuôi" trong câu thơ lục bát 135
3.1.2 Tính cụ thể xác định của lời kể 139
Trang 63.1.3 Lời kể chuyện giàu chất thơ, chất trữ tình 141
3.1.4 Lời kể chuyện với vẻ đẹp tu từ 143
3.1.4.1.S ự phong phú của loại lời kể 143
3.1.4.2.S ự súc tích, đa nghĩa, nhiều tầng, gợi liên tưởng sáng tạo 144
3.1.4.3.S ự trau chuốt, mượt mà của lời kể chuyện 144
3.1.4.4.Xu hướng xích gần lời nói bình thường 147
3.2 NH ỊP KỂ ĐA DẠNG 149
3.2.1 Nhịp kể trong truyện Nôm trưởc Truyện Kiều 150
3.2.2 Sự biến đổi của nhịp kể 150
3.2.3 Kể chậm như là một thủ pháp nổi bật 154
3.3 S Ự TÍCH HỢP VỀ MẶT THỂ LOẠI 163
3.3.1 Tái hiện ngôn ngữ đối thọai và dùng ngôn ngữ đối thoại để kể lại câu chuyện 163
3.3.2 Sự kế thừa sáng tạo về mặt thể loại 164
3.3.2.1 S ự kế thừa và cách tân trong sử dụng điển tích, điển cố 164
3.3.2.2 S ự kế thừa sáng tạo các thể loại 167
KẾT LUẬN 171
DANH M ỤC CÁC CANG TRÌNH ĐÃ CÔNG BÔ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 178
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 179
PH Ụ LỤC 192
Ph ụ lục 1: NHÓN VẬT CỦA TÁC PHẨM THAM GIA KỂ VỀ NHÂN VẬT KHÁC TRONG TRUY ỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 192
Ph ụ lục 2: VƯƠNG THÚY KIỂU TỰ KỂ CHUYỆN MÌNH TRONG TRUYỆN KIỂU C ỦA NGUYỄN DU 194
Trang 7MỞ DẦU
1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Nguyễn Du và Truyện Kiều là một đối tượng nghiên cứu gần như không bao giờ cạn của
những người làm văn học qua nhiều thời đại Càng ngày người ta càng phát hiện được những giá trị mới hơn, càng có những cách nhìn nhận đúng hơn, sâu hơn, toàn diện hơn về Truyện
Ki ều Nguyễn Du và Truyện Kiều đã được tìm hiểu trên nhiều bình diện khác nhau Nhìn chung
ở bình diện nào các nhà nghiên cứu cũng phát hiện được những điểm sâu sắc, độc đáo của Nguyễn Du Đề tài chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ở luận án này là Nghệ thuật kể chuyện của Nguy ễn Du: Truyền thống và cách tân
Lâu nay trong các công trình nghiên cứu về nghệ thuật của Truyện Kiều thì vấn đề nghệ
thuật kể chuyện của Nguyễn Du là một vấn đề ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, nhưng nhìn chung đây là một lĩnh vực đang còn đòi hỏi phải đi sâu thêm để có nhiều khám phá mới Trong luận án này chúng tôi chỉ đi sâu vào vấn đề này, tức là vấn đề nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du và cũng chỉ soi sáng nó dưới góc độ truyền thống và cách tân
Đọc Truyện Kiều người ta có cảm giác nó vừa lạ vừa quen Đây là một điều hấp dẫn đặc
biệt Quen vì những yếu tố truyền thống được Nguyễn Du sử dụng lại, lạ vì những yếu tố này
đã được Nguyễn Du sử dụng theo những cách mới, đưa lại hiệu quả thẩm mỹ mới, lạ cũng vì bên c ạnh truyền thống lại có thêm những sáng tạo mới của Nguyễn Du
Tính chất quen và lạ trong Truyện Kiều được thể hiện ở nhiều mặt, trong đó có nghệ thuật
kể chuyện với toàn bộ cấu trúc tự sự và các yếu tố chủ thể kể chuyện, cách kể chuyện, giọng
điệu kể chuyện, lời kể chuyện (diễn ngôn tự sự), v.v Trong cách kể chuyện của mình, Nguyễn
Du luôn luôn kế thừa những giá trị tốt đẹp của lối tự sự vốn có đặc biệt là của truyện Nôm thời
kì trung đại trước Truyện Kiều, kế thừa những giá trị đã có của văn học dân tộc trước đó đồng
thời có sự đổi mới Kế thừa truyền thống và cách tân là một quy luật vận động phát triển của
lịch sử xã hội ương đó có văn học nghệ thuật Nói tới phát triển là nói tới cách tân, nói tới phát triển đồng thời cũng là nói tới sự kế thừa truyền thống Đây là hai mặt của quá trình phát triển
biện chứng của cuộc sống và của văn học
Trang 8Nghiên cứu vấn đề này không chỉ giúp hiểu thêm một cách hệ thống nghệ thuật kể chuyện
của Nguyễn Du trong Truyện Kiều mà còn có một ý nghĩa về mặt phương pháp luận Nghệ
thuật chân chính không bao giờ có sự lặp lại giản đơn, cũng không bao giờ có sự cách tân hoàn toàn thoát li cái cũ mà trong kế thừa đã có cách tân, trong cách tân đã có kế thừa Đây là một quy luật phát triển của nghệ thuật, là hai mặt của quá trình phát triển biện chứng như đã nói ở trên
Hiện nay, tự sự học, một phân ngành chủ yếu của thi pháp học hiện đại đang rất được quan tâm ở Việt Nam Tự sự học hiện là một vấn đề thời sự của thi pháp học Truyện Kiều là
một đỉnh cao của văn học Trung đại Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
cũng là đỉnh cao của nghệ thuật kể chuyện của văn học dân tộc thời kỳ Trung đại Thi pháp kể chuyện của Nguyễn Du là một mảng rất đáng quan tâm của tự sự học Việt Nam Nghiên cứu thi pháp kể chuyện của Nguyễn Du cũng là một yêu cầu cần thiết hiện nay
Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du được biểu hiện ở các tác phẩm có nội dung tự sự trong toàn bộ trước tác của ông, trong đó Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu Chúng tôi tiến
hành khảo sát nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du ở các tác phẩm có nội dung tự sự trong đó
chủ yếu là Truyện Kiều Truyện Kiều là nơi kết tinh tài năng nhiều mặt của Nguyễn Du trong
đó có nghệ thuật kể chuyện Cho nên, tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong Truyện Kiều là tìm
hiểu nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du ở trạng thái hoàn mỹ của nó
Nghệ thuật kể chuyện là một vấn đề mới và khó Ngay trên phương diện lí luận, thi pháp
kể chuyện là mảng còn ít được giới nghiên cứu Việt Nam đề cập tới Thêm vào đó vấn đề truyền thống và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du cũng là một vấn đề phức
tạp Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi trước, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ
thêm tính ch ất kế thừa và cách tân trên phương diện nghệ thuật kể chuyện, và chủ yếu là làm
rõ những đóng góp mới của Nguyễn Du so với trước đó Thông qua việc chứng minh rằng với
Truy ện Kiều, Nguyễn Du đã xác lập được một số nguyên tắc của lối kể chuyện có nhiều điểm
mới để đáp ứng một nhu cầu thẩm mỹ mới đang nảy sinh, luận án khẳng định tính chất cách tân
của Nguyễn Du, khẳng định cống hiến lớn lao của Nguyễn Du trong việc tạo ra những tiền đề đầu tiên cho quá trình hiện đại hoa văn học dân tộc Qua việc xác định tính chất kế thừa và
những điểm cách tân của Nguyễn Du trên phương diện nghệ thuật kể chuyện, luận án cũng
Trang 9muốn gián tiếp khẳng định rằng không có văn học dân gian và văn học viết dân tộc, thì Nguyễn
Du không thể sáng tạo được Truyện Kiều và ngược lại
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã ít nhiều được bàn đến trong
một số công trình của giới nghiên cứu văn học Việt Nam Tuy nhiên quan hệ giữa truyền thống
và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du là vấn đề vẫn đang chờ đợi những nghiên cứu có hệ thống và những khám phá cụ thể hơn nữa
Từ những nhận xét rất chung ban đầu ngay từ thời Truyện Kiều mới ra đời đến những
phân tích cụ thể hơn về các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm, trong đó có nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du, vấn đề nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du đã nhiều lần được đề cập đến
Nhữ Bá Sĩ (1788- 1867) người cùng thời với Nguyễn Du (1766 - 1820) đã bình luận về
Truy ện Kiều: "Kỳ tài diệu bút, Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm" (Với ngòi bút tài năng đặc
biệt, Thanh Hiên đã vượt xa Thanh Tâm) [83, tr.159]
Nhữ Bá Sĩ mới so sánh Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân chứ chưa so sánh với văn
học Việt Nam trước đó và trong nội dung "Kỳ tài diệu bút" này chắc chắn có nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du
Mộng Liên Đường chủ nhân trong bài viết về Truyện Kiều năm 1820 đã khen Nguyễn
Du: "Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không
phải có con mắt trông thấy cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có bút lực ấy." [134, tr, 282]
Năm 1898, Đào Nguyên Phổ đã khen Truyện Kiều: "Lời lẽ xinh xắn, mà văn hoá; vần
điệu tròn trịa mà êm ái; tài liệu lựa rất rộng, sự tích kể rất thương, lượm lặt những diễm khúc tình từ ở đời trước, nồng nàn vụn vặt không sót, quê mùa, tao nhã đền thu ( ) Người đã kỳ,
việc đã kỳ, mà văn chương càng thêm kỳ" [134, tr 282-283]
Bước sang thế kỷ XX, nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du tiếp tục được bàn và kết quả
thu được ngày một nhiều hơn Đào Duy Anh trong sách Khảo luận về "Truyện Thúy Kiều" đã
nêu thêm một số vấn đề mới khi bàn về nghệ thuật của Truyện Kiều trong đó có nghệ thuật kể
chuyện: "nguyên văn thì tự thuật rườm rà, tỉ mỉ, kết câu theo một trình tự dễ dàng đơn giản, mà
Trang 10Nguyễn Du thì châm trước và sắp đặt lại thành một tổ chức có giàn giá chặt chìa, có mạch lạc khít khao." [1, tr 45]
"Nguyễn Du đã hoán cốt đoạt thai Kim Vân Kiều Truyện mà tạo thành một tác phẩm hoàn toàn mới ( ) Nguyễn Du thì tự sự rất vắn tắt, gọn gàng, chỉ kể những việc quan trọng,
mà v ừa tự thuật vừa nghị luận, ( ) là một tay tâm lí học sành"[1, tr 65-66]
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã có nhận định khá toàn diện về nghệ
thuật Truyện Kiều ở phương diện kết cấu, miêu tả, sử dụng điển tích "Kết cấu đã có phương pháp, s ắp đặt phân minh Các câu chuyện thần tình khéo léo, tả cảnh thì theo lối phác hoa mà
cảnh nào cũng linh hoạt khiến cho người đọc cảm thấy cái thú vị của mỗi cảnh và cái tâm hồn
của mỗi vai trong cảnh ấy Tả người thì vai nào rõ ra tính cách vai nấy, chỉ một vài nét mà như
vẽ thành bức truyền thần của mỗi vai, khám phá được tâm lí của vai ấy, khiến cho nhiều vai (như Sở Khanh, Tú Bà) đã thành ra nhữhg nhân vật dùng làm mô dạng cho đời sau Văn tả tình thì thật là thấm thìa, thiết tha làm cho người đọc phải cảm động Cách dùng điền thì đích đáng,
tự nhiên, khiến cho người học rộng thì thưởng thức được lối văn uẩn súc, mà người thường cũng hiểu được đại ý của câu văn" [134, tr 284]
Học giả Hoàng Xuân Hãn, năm 1943 đã có ý kiến bàn đến nguồn gốc Văn Kiều trên báo
Thanh Ngh ị Hoàng Xuân Hãn cho rằng: Nguyễn Du "viết câu văn Kiều, trí cụ đã tiêm nhiễm
l ối văn của một nhà, một xứ, một văn phái" Ông đã viết hai bài Nguồn gốc vấn Kiều (Văn phái
H ồng Sơn) và Nguồn gốc văn Kiều (Hát phường vải) [115, tr 1055 và 1062] Hoàng Xuân Hãn trong bài: Ngu ồn gốc văn Kiều (Văn phái Hồng Sơn), sau khi khẳng định: "ngày nay ai cũng
biết gốc Truyện Kiều là ở Kim Vân Kiều Truyện do một văn sĩ Trung Hoa hiệu Thanh Tâm Tài
Nhân, soạn" đã nói tiếp "nhưng còn có nhiều người vẫn tưởng là vận văn bằng quốc âm đã tự nhiên đột xuất ra một áng văn kiệt tác và cụ Nguyễn Du là một thi sĩ không tiền khoáng hậu"
Tiếp đó ông đã khẳng định "hồi cuối Lê có một văn phái ở xung quanh Hồng Sơn đã sản xuất
ra ba tác phẩm hay nhất ương văn quốc âm, và Kiều chỉ là giai đoạn cuối cùng của văn phái ấy
"[Ì 15, tr 1055] Qua hai bài viết này, Hoàng Xuân Hãn đã nói tới việc Nguyễn Du kế thừa truyền thống tốt đẹp của văn phái Hồng Sơn và Folklore địa phương cụ thể ở đây là hát phường
vải Trong nội dung của khái niệm "văn Kiều "này chắc chắn có nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du
Trang 11Sau cách mạng tháng tám 1945, việc nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều đã có được những
thành tựu mới, trong đó có thi pháp kể chuyện Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai đã cắt
nghĩa về nguyên nhân thành công của yếu tố hiện thực trong Truyện Kiều là:
"Nguyễn Du khi tả người cũng như tả cảnh, khi tự sự cũng như khi phân tích tâm trạng,
vẫn luôn luôn chú ý đến một sự thực sâu xa, chân thật! Ẩy là sự thực của tâm cảnh" [134, tr 287]
Lê Trí Viễn ở chương viết về Nguyễn Du trong trong giáo trình: Lịch sử văn học Việt Nam (tập III) [184]khi bàn về nghệ thuật của Nguyễn Du, đã đề cập đến bốn vấn đề: Nguyễn
Du và ngôn ngữ văn học Việt Nam; Nguyễn Du và câu thơ lục bát; Nguyễn Du đã "diễn ca"
Kim Vân Ki ều Truyện như thế nào? và vài nét về bút pháp của Nguyễn Du
Khi nói về bốn vấn đề trên, Lê Trí Viễn ở một số chỗ đã có lưu ý đến nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du Ví dụ:
"Truy ện Kiều là cả một xã hội phức tạp, nhiều màu nhiều vẻ, nhưng ngòi bút của
Nguyễn Du - mặc dù đã bị hạn chế trong khuôn khổ văn vần - luôn luôn đủ tiếng, đủ lời, tiếng
và lời thực chính xác để lột tả được tinh thần, diện mạo của từng trường hợp một, không hề lúc nào bị lúng túng, khó khăn cả" [184, tr 183-184]
"Nguyễn Du giữ nguyên cốt truyện và những sự việc lớn, về chi tiết cũng giữ, chỉ thêm
bớt một số Sự sáng tạo của Nguyễn Du tập trung ở chỗ thêm bớt các chi tiết ấy, xây dựng nhân
vật thành những tính cách rõ rệt, có diện mạo, có tâm lí sắc sảo hơn, đem thiên nhiên vào trong văn thơ, làm cho câu chuyện dồi dào, sâu sắc hơn" [184, tr 188]
"Có lúc đang đóng vai người kể chuyện, Nguyễn Du bỗng kêu thét lên như bản thân mình
cùng xen vào cảnh ngộ của nhân vật." [184, tr.195]
Trong cuốn Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam [187], khi bàn về đặc trưng của văn
học trung đại Việt Nam, Lê Trí Viễn cũng đã có một số kiến bàn về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du
"Người ta biết Nguyễn Du có tài miêu tả cảnh chiêm bao, ngòi bút đang thực mà chuyển qua hư lẹ làng, liền mạch, không dấu vết Đạm Tiên hiện lên với Kiều lần đầu là vậy ( ) Vừa
tự sự vừa miêu tả" [187, tr 217 ]
Trang 12"Rồi thái độ hiểu biết của Thúy Kiều mấy lần gặp gỡ Kim Trọng, tâm tư của nàng khi bước chân ra đi theo tên họ Mã, nỗi niềm của nàng khi ở lầu Ngưng Bích, lúc "say, cười" ở lầu xanh V V chỗ K.V.K.T lướt qua thì chỗ ấy Nguyễn Du dừng lại, khắc hoa cho được tâm
trạng của Thúy Kiều trong từng hoàn cảnh một Đối với nhân vật Thúy Kiều là thế, đối với các nhân vật khác cũng vậy." [187, tr 240]
"Cách tiếp cận và chuyển hoá của người thành của mình vốn là một hiện tượng của giao
lưu văn hoa văn học thời trung đại, ở trường hợp Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du đã diễn
ra như vậy Sức sáng tạo kiệt xuất đã biến một công trình đáng quý nhưng còn thô tháp, thành
một lâu đài tráng lệ, trong đó con người chủ yếu vượt qua bao quy phạm để có một đời sống rất người ở một xã hội xấu xa khiến người đọc đời đời còn thương cảm, nhưng vẫn chưa thoát trọn cái kiếp làm người con gái trong những quy phạm khắt khe của lễ giáo phong kiến." [187, tr 240]
Trong cuốn Văn học Việt Nam, thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, Hoàng Hữu Yên trong
chương viết về Nguyễn Du khi nói về nghệ thuật thờ văn Nguyễn Du đã đề cập tới ba nội dung: Cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ văn học trong Truyện Kiều và ảnh hưởng qua lại giữa Truy ện Kiều và ca dao dân ca
Khi bàn về các nội dung trên, Hoàng Hữu Yên đã có một vài ý kiến nói về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du Xin dẫn một số ví dụ:
"Nguyễn Du vui mừng, thông cảm, xót thương, phẫn nộ khi Thúy Kiều có hạnh phúc hay
bị đày đoa Ngòi bút âu yếm của nhà thờ không một giờ phút nào xa rời cuộc đời Thúy Kiều ( ) Nhà thơ đã nhập tâm vào Thuý Kiều."
"Ngôn ngữ Truyện Kiều là một thứ ngôn ngữ chải chuốt, đẹp, trong sáng, vô cùng thi vị
và đại chúng sâu sắc." [188, tr 313 và 315]
Nguyễn Lộc trong cuốn: Văn học Việt Nam nửa cuối thể kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX,
(tập li), cũng đã có những ý kiến bàn về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du:
"Nguyễn Du viết Truyện Kiều đã dựa khá sát vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, có
nghĩa là Nguyễn Du đã giữ lại của tác phẩm này những tình tiết chính, những biến cố quan
trọng, chứ không phải mọi tình tiết của tác phẩm đều được giữ lại Thực tế thì nhà thơ đã bỏ đi
Trang 13khoảng một phần ba những chi tiết trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và thêm vào một
khối lượng cũng khá lớn "[93, tr.65]
Trong cuốn sách nói trên khi bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, Nguyễn Lộc cũng đã nêu một số ý kiến liên quan đến nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du
Lê Đình Kỵ trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du [77], Đặng Thanh
Lê trong Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm [83] cũng đã có một số ý kiến bàn về nghệ thuật
kể chuyện của Nguyễn Du trong chuyên luận của mình
Trong Truy ện Kiều và thể loại Truyện Nôm [83] tại chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân
v ật Truyện Kiều khi bàn về hệ thống nhân vật của Truyện Kiều, môi trường hoạt động của nhân
vật, vấn đề miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại trong miêu tả nội tâm nhân vật, Đặng Thanh Lê đã có một sấy kiến bàn về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du Ví
dụ, "Là tác phẩm tự sự, Truyện Kiều đã tập trung vào vận mệnh nhân vật trung tâm" [83,tr 262]
"Trên cái nền chung tự sự, Nguyễn Du chú trọng khai thác một phương thức chủ yếu biểu
hiện sự tồn tại của con người: con người cảm nghĩ luôn luôn xuất hiện trong Truyện Kiều Chính vì vậy, có thể nói Truyện Kiều là một bước phát triển hoàn chỉnh, thành công của thể
lo ại tiểu thuyết cổ điển Việt Nam vì đã biểu hiện trọn vẹn hai phương thức tồn tại ( đời sống
bên trong và đời sống bên ngoài) của con người" [83,tr 250 ]
"Nguyễn Du chú trọng miêu tả nội tâm con người ở những chặng đường có ý nghĩa bước ngo ặt đổi mới vận mệnh nhân vật, ở những trường hợp kịch tính cao của tình huống, của sự bộc
lộ tính cách ở những đỉnh điểm ấy của tình tiết sự kiện, Nguyễn Du có phác hoa một vài dòng thơ miêu tả nội tâm thông qua ngôn ngữ tự sự của tác giả nhưng thường nhà thơ để nhân vật tự
bộc lộ là chính." [83, tr 251]
"Truyện Kiều phảng phất mà rất đậm đà đằm thắm một "bản sắc trữ tình" Thấp thoáng trên những trang Kiều ta thấy bóng dáng của ca dao, của Chinh phụ ngâm, của thơ Đường
Bản sắc ấy được xây dựng nên bởi nhiều yếu tố ương đó có phần đóng góp của nghệ thuật miêu
tả nội tâm nhân vật [83, tr 248 ]
Trang 14Những ý kiến trích dẫn trên đây của các tác giả trong một số giáo trình đại học và chuyên
luận có thể xem như phần nào đó đã đại diện cho ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du
Như đã nói ở phần trên, các tác giả của các công trình chúng tôi vừa kể chưa đặt vân đề nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du, chỉ đề cập sơ qua về vấn đề này khi bàn về
những vấn đề khác và đặc biệt lại càng chưa đặt vấn đề nghệ thuật kể chuyện trong mối quan
hệ giữa truyền thống và cách tân Mặc dù còn lẻ tẻ, chưa có hệ thống, nhiửig đố là những nhận xét đúng gợi ra nhiều hướng để suy nghĩ
Hai nhà nghiên cứu có những đóng góp đáng kể trong việc tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện
của Nguyễn Du là Phan Ngọc và Trần Đình Sử Phan Ngọc trong cuốn sách Tìm hiểu phong cách Nguy ễn Du trong Truyện Kiều [116] có một chương bàn về Phương pháp tự sự của Nguy ễn Du Với cách tiếp cận, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề mới mẻ, Phan Ngọc đã tạo
được sự thu hút cho cuốn sách Ông đã có những ý kiến sắc sảo Phan Ngọc cho rằng: "Nguyễn
Du đã đổi mới hoàn toàn bố cục của Kim Vân Kiều Truyện Ta có thể thấy điều đó qua quan hệ
về số lượng giữa các bộ phận Các sự việc chính trong Kim Vân Kiều Truyện và trong Truyện
Ki ều về căn bản là như nhau nhưng quan hệ số lượng của chúng lại khác nhau" [116, tr 86]
Khi nói tới "con người cô đơn "trong Truyện Kiều, ông khẳng định: Nguyễn Du "cố tình không
cho họ hành động, bởi vì số câu tự sự hết sức ít, mọi hành động của họ đều bị ông dùng
phương pháp kể lại vắn tắt" [116, ứ 91]
Phan Ngọc cũng đã nói tới ảnh hưởng của ngôn ngữ thể ngâm đối với ngôn ngữ tác giả mang tính chủ quan trong Truyện Kiều [116, tr.120] Phan Ngọc đã khẳng định "Truyện Kiều
là tiểu thuyết phân tích tâm lý" [116, tr 183] "Truyện Kiều đã được bố cục như một vở bi kịch
lớn" [116, tr.184] "Truyện Kiều là tác phẩm tổng hợp được các thành tựu nghệ thuật của nhiều
thể loại của thời đại Ở đây có những thành tựu của thể truyện Nôm, của thể ngâm khúc, thể
kịch" [116, tr.191] Ông cũng đã có sự phân tích lý thú về câu thơ Truyện Kiều, ngôn ngữ Truy ện Kiều, ngữ pháp Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Trong các thao tác của Nguyễn Du, Phan Ngọc có nói đến thao tác "đặt sự việc vào một
thế đối lập "và khẳng định "tự thân Nguyễn Du không thể nghĩ ra thao tác này, bởi vì đó là thao tác của kịch Ông học tập nó ở kịch Trung Quốc và nhất là ở tuồng."[116, tr 84] Tính chất
Trang 15kịch mà Phan Ngọc nói thực ra trong Kim Vân Kiều Truyện đã có, Nguyễn Du kế thừa và nâng cao lên Sức hấp dẫn của nhiều bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc một phần nằm ở tính kịch
của sự kiện được kể, mỗi hồi của tác phẩm gần như kể về một mứu mô, một sự kiện có tính
chất kịch Nhiều hồi của Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, được chuyển thành kịch có nguyên nhân từ đặc điểm này Vấn đề đáng lưu ý trong ý kiến trên của Phan Ngọc là ông đã chú ý tới sự kế thừa, tiếp thu của Nguyễn Du đối với thể loại kịch, tuồng trong khi sáng tạo
Truy ện Kiều
Cho tới thời điểm hiện nay, Trần Đình Sử là nhà nghiên cứu có nhiều bài viết nhất về thi
pháp Truy ện Kiều, trong đó có nhiều ý kiến bàn về thi pháp kể chuyện của Nguyễn Du Những đóng góp của Trần Đình Sử về phương diện này được thể hiện qua nhiều bài viết như: Thời gian ngh ệ thuật trong "Truyện Kiều" và cảm quan hiện thực của Nguyễn Du ( Tạp chí Văn học,
số 5, 1981), Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" (Tạp chí Văn học, số 6, 1983), M ấy chặng đường nghiên cứu thi pháp " Truyện Kiều" (Trong sách Những thế giới nghệ thu ật thơ, Nhà xuất bản Giáo dục, H, 1995), " Truyện Kiều" và văn hoá Trung Quốc (Tạp chí
Hán Nôm, số 3, 1998), "Truyện kiều" từ sự thật lịch sử đến sáng tạo nghệ thuật (Tạp chí Văn
học, số 2, 1992), "Truyện Kiều"và tiểu thuyết tài tử giai nhân (Trong sách Những thế giới nghệ thu ật thơ, H, 1995), Không gian nghệ thuật trong "Truyện Kiều" (Trong sách Những thế giới ngh ệ thuật thơ, Nhà xuất bản Giáo dục, H, 1995), Thêm một đóng góp mới vào việc nghiên cứu văn học cổ điển Việt Nam (Tạp chí Văn học, số 5, 1987), Chân dụng Nguyễn Du trong " Truy ện Kiều" (Báo Văn nghệ Tết Giáp Tuất, 1994), Màu sắc trong "Truyện Kiều" (Trong sách
Những thế giới nghệ thuật thơ, Nhà xuất bản Giáo dục, H, 1995), Phép sóng đôi trong "Truyện
Ki ều”(Tạp chí Sông Hương, Số 1, 2001), Điển cố trong "truyện Kiều" (Tạp chí Văn học, số 5,
2001), Độc thoại nội tâm và cấu trúc tự sự "Truyện Kiều" (Tạp chí Văn học, số 12, 2000), Đối
ng ẫu trong "Truyện Kiều" (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9, 2001), Mô hình tự sự "Truyện
Ki ều" (Hội thảo tự sự học 2001, khoa ngữ văn ĐHSP Hà Nội, 9-11-2001), Ẩn dụ trong "Truyện
Ki ều" (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1, 2002) Gần đây (tháng 7-2002), Trần Đình Sử đã cho ra đời cuốn sách Thi pháp Truyện Kiều, Nhà xuất bản Giáo dục Đây là một công trình
nghiên cứu có giá trị Trong cuốn sách này, Trần Đình Sử đã có bàn đến nhiều vấn đề liên quan
đến nghệ thuật tự sự của Truyện Kiều như mô hình tự sự, điểm nhìn trần thuật, lời trần thuật,
độc thoại nội tâm, lời đa chủ thể, trần thuật từ bên trong, chất thơ của tự sự, cái nhìn nhiều
Trang 16chiều, sự kế thừa và cách tân từ ngâm khúc, Truyện Nôm, tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa và
một số phương thức tu từ như phép đối ngẫu, sóng đôi, ẩn dụ, điển cố mà Nguyễn Du đã vận
dụng tài tình trong nghệ thuật tự sự của ông Sau đây là một số ý kiến chính của Trần Đình sử được thể hiện qua các công trình của ông
Trong bài: Tư tưởng nhân vật và cách kể chuyện của Nguyễn Du, ở góc độ nghệ thuật kể
chuyện, Trần Đình Sử nhận xét: "Nguyễn Du không đặt trọng tâm ở việc, mà ở khúc đoạn trường Muốn vậy, ông phải làm cho tấm lòng nhân vật nổi lên ở bình diện thứ nhất và đồng
thời lược bỏ bớt chi tiết"[134, tr 343]
"Nguyễn Du thay đổi điểm nhìn trần thuật: Không phải kể chuyện từ bên ngoài, mà kể theo cái nhìn của nhân vật, từ tâm trạng nhân vật mà nhìn ra" [134, tr 345]
" sáng tạo một nhân vật người kể chuyện mới Người kể chuyện Truyện Kiều vừa giới
thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, phong cảnh, vừa bình luận, phân tích ( ), người kể chuyện Truyện Kiều là một người được cá tính hoá, hơn thế, lời kể chuyện được kịch tính hoá."
[134, tr 349]
"Đặc biệt là người kể chuyện Truyện Kiều đồng thời là một nhà thơ trữ tình ( ) Nguyễn
Du đã sử dụng chủ yếu không phải là kinh nghiệm tự sự Trung Hoa, mà là truyền thống trữ tình lâu đời Nguyễn Du đã huy động tối đa các thủ pháp trữ tình để miêu tả tình cảm nhân
vật"[134, tr 349 và 350] Cuối bài viết nói trên Trần Đình Sử viết "Nguyễn Du đã sáng tạo lại Truy ện Kiều ( ) đưa vào người kể chuyện mới, tổng hợp các truyền thống văn học Việt Nam
và Trung Qu ốc, truyền thống tự sự và nhất là trữ tình, để tạo ra một kiệt tác vô song trong văn
học Việt Nam và văn học thế giới "[134, tr 351]
Như đã nói ở trên; trong Thi pháp truyện Kiều Trần Đình Sử đã bàn đến nhiều vấn đề
quan trọng trong thi pháp tự sự của Truyện Kiều
Trần Đình Sử đã đặt Truyện Kiều của Nguyễn Du trong mối quan hệ so sánh với văn hoa, văn học Việt Nam và đặc biệt với ngâm khúc và truyện Nôm để khẳng định Nguyễn Du "đã kế
thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn học dân tộc" [139, ÍT 65] "Từ cái nhìn
một chiều thường thấy trong truyện cổ tích, trong Phật thoại, ngụ ngôn Nguyễn Du đã tạo ra
một cái nhìn gần gũi, nhiều chiều, vừa có cái nhìn quan phương, vừa có cái nhìn phi quan
Trang 17phương, vừa có cái nhìn theo thói tục, vừa có cái nhìn cởi mở của cá nhân con người Bằng cách thể hiện cái nhìn nhiều chiều Nguyễn Du là người đầu tiên đem vào truyện Nôm một cái nhìn dân chủ, chống lai ý thức hệ phong kiến độc tôn" [139, tr 348]
Về lời trần thuật: "Truyện kể bằng lời văn đa chủ thể, nhiều lời nửa trực tiếp, độc thoại
nội tâm đậm đà tính chất chủ quan, biểu hiện rõ nét sự cảm thụ cá nhân, điểm nhìn cá thể của nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính" [139, tr 205]
"Nguyễn Du đã mở rộng thành công một cách cổ điển lời độc thoại nội tâm ( dòng ý thức,
lời nửa trực tiếp ) trong tự sự Ông đã chuyển một tiểu thuyết tự sự thành một tác phẩm thơ có
sức lay động mạnh mẽ.Ông đã đưa giọng điệu cảm thương, một giọng điệu của thời đại đã thể
hiện trong các khúc ngâm và một số truyện Nôm thành giọng điệu nghệ thuật réo tắt thiết tha
bậc nhất, làm cho Truyện Kiều thực sự là một tiếng kêu thương, là tiếng khóc ai oán, phẫn nộ cho những kiếp sống vùi dập và chà đạp" [139, tr 349 ] "Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp
từ chương học thịnh hành của thời đại - phép đối ngẫu, sóng đôi, ẩn dụ, điển cố, màu sắc, nhưng ông đã biến chúng thành một chất lượng mới, mang quan niệm của ông về chất văn, chất thơ."[139, tr 349 ]
Bằng cái nhìn văn học so sánh Trần Đình Sử cũng đã đặt Truyện Kiều trong mối quan hệ
với văn hoa, văn học Trung Quốc và đặc biệt có Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm tài
Nhân để khảo sát sự kế thừa và cách tân của Nguyễn Du Khi phân tích ở một số phương diện
cụ thể, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nét kế thừa và đổi mới của Nguyễn Du về mặt nghệ thuật kể chuyện Ví dụ: "Nguyễn Du sử dụng thành thạo các phép đổi và sử dụng chúng dày đặc trong Truyện Kiều, tạo thành một chất lượng mới của truyện thơ lục bát Nguyễn Du lại dùng nhiều điển cố, cụm từ, câu sẵn của thơ ca Trung Quốc, một tập quán sáng tác mà các nhà thơ Trung quốc thường có" [139, tr 58 ]
"Sáng tạo của Nguyễn Du thể hiện trước hết ở việc đổi thay điểm nhìn trần thuật Những
chỗ Kim Vân Kiều Truyện trần thuật theo quan điểm của người đứng ngoài, thì Nguyễn Du trần
thuật theo con mắt nhân vật, tự bên trong, mang nội dung tâm lý Những chỗ Thanh Tâm Tài Nhân chỉ giản đơn kể việc thì Nguyễn Du bổ sung thêm các chi tiết tâm lý, tình cảm" ( ) Nguyễn Du để các việc gối đầu nhau tạo nhịp điệu thúc bách, dồn dập" [139, tr 62 ] và ông đã
Trang 18kết luận "Truyện Kiều là kết tinh của sự tiếp nhận và sáng tạo từ nguồn thơ và văn Trung
Quốc" [139, tr 59]
Về mô hình tự sự, Trần Đình Sử cho rằng: " Nguyễn Du tuy có vay mượn cốt truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Ki ều Truyện, song ông đã đổi thay mô hình tự sự của
Thanh Tâm Tài Nhân, từ mô hình kể ngôi thứ ba, khách quan, kèm bình luận đánh giá thiên về
mặt lý trí, sang mô hình tự sự ngồi thứ ba mang cảm thụ cá nhân, kèm theo bình luận, đánh giá thiên về cảm xúc Mô hình ấy chưa từng có trong truyền thống truyền kỳ và tiểu thuyết chương
hồi Trung Quốc Đó là một sáng tạo đột xuất trên cơ sở tổng hợp truyền thống tự sự và trữ tình
của dân tộc như các khúc ngâm, thơ trữ tình và truyền thống thi ca trữ tình Trung Quốc như thơ
luật Đường, thơ tự sự như Trường hận ca Chính việc chuyển đổi mô hình tự sự đã làm cho
Truyện Kiều đạt được một chất lượng mới chưa từng có " [139, tr.198,199]
Trần Đình Sử đã cắt nghĩa nguyên nhân chủ yếu của những thành cổng trong việc kế thừa
và đổi mới của Nguyễn Du về các mặt nói trên là Nguyễn Du đã có một cái nhìn nghệ thuật
mới về con người "Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người đã kéo theo sự đổi mới hệ
thống các nguyên tắc tự sự, nâng nghệ thuật thể hiện con người lên một đỉnh cao chưa từng có." [139, tr.133] và nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định rất chừng mực: "Tuy nhiên Nguyễn
Du nới rộng tối đa mà chưa phá vỡ hệ thống nghệ thuật trung đại Truyện Kiều trước sau vẫn là câu chuyện một tấm lòng trong cơn dâu bể Tâm lý, tính cách con người chưa trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập Khái niệm vận mệnh lấn át khái niệm hoàn cảnh Nguyên tắc " tỏ lòng" làm cho hệ thống miêu tả mang nặng tính trữ tình hơn tự sự" [139, tr 133 ].CÓ thể nói,
Trần Đình Sử trong các bài viết của mình, ông đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề về nghệ thuật kể chuyện Trong luận án này chúng tôi đã tiếp thu, kế thừa các luận điểm nói trên
Tóm lại, nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm nhiều hơn vấn đề truyền thống và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du, trừ hai trường hợp Phan Ngọc và Trần Đình Sử mà chúng tôi vừa lược thuật ở trên, nói chung mới được các nhà nghiên cứu khác đề cập sơ qua khi bàn đến các vấn đề khác Các ý kiến này chủ
yếu mới ở mức những nhận định tổng quát và có tính chất gợi mở nhưng rất đáng quý Các nhà nghiên cứu này chủ yếu mới đặt nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong quan hệ so sánh
với nghệ thuật kể chuyện của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều Truyện, từ đó chỉ ra
Trang 19những điểm kế thừa, những điểm sáng tạo của Nguyễn Du và chủ yếu nhấn mạnh điểm sáng
tạo của Nguyễn Du, chứ hầu như chưa đặt nghệ thuật kể chuyện cửa Nguyễn Du trong mối quan h ệ với truyền thống thể loại của văn học dân tộc để từ đó phát hiện sự kế thừa và cách tân c ủa Nguyễn Du về mặt nghệ thuật kể chuyện
Và một điều hay thường gặp là một số nhà nghiên cứu trong khi so sánh, để thấy rõ cái tài
của Nguyễn Du thì lại vô tình hạ thấp Thanh Tâm Tài Nhân Trong lúc khẳng định giá trị, đặc
biệt là giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều với tư cách là một truyện thơ, một số nhà nghiên cứu
lại so sánh nó với một tác phẩm khác thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc,
sáng tác trước Truyện Kiều hơn một trăm năm Như vậy là thiếu quan điểm lịch sử và thể loại lúc đánh giá Muốn phê phán Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là "tự sự rất tỉ mỉ
mà khô khan", là "chi tiết rườm rà", thì phải đặt nó trong hệ thống thi pháp của tiểu thuyết
chương hồi của Trung Quốc thời Minh - Thanh Truyện Kiều của Nguyễn Du là một truyện thơ
của Việt Nam được sáng tác vào đầu thế kỷ XIX, nó có những đặc điểm riêng về thể loại So sánh hai tác phẩm để thấy sự kế thừa và sáng tạo của Nguyễn Du thì được, còn từ đó phê phán Thanh Tâm Tài Nhân thì cần phải xem xét lại cần lưu ý là, theo viện sĩ B.L Riptin, nhà nghiên
cứu văn học phương Đông, người Nga, thì: "Truyện Kim Vân Kiều vào thế kỷ thứ XVIII đã được dịch ra tiếng Mãn Châu, khoảng cuối thế kỷ XVIH đầu thế kỷ XIX đồng thời đều được nhà tiểu thuyết Nhật Bản Bakin và nhà thơ Việt Nam Nguyễn Du chú ý Khi Bakin dựa vào cốt truyện đó để sáng tác ra tiểu thuyết đạo đức Con cá vàng thì Nguyễn Du sáng tác ra cả một truyện thơ Và thoạt nhìn thì thật lạ lùng, tác phẩm được gia nhập vào văn học thế giới không
phải tiểu thuyết Trung Quốc, bản phỏng tác Nhật Bản, mà lại là Truyện Kiều của Nguyễn Du,
mà cho đến nay, nó lại được dịch ra cả tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật Và nhờ có nó mà cuốn
tiểu thuyết Trung Quốc được nói tới trong văn học sử." [134, tr 309]
Như vậy, Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân chưa được xếp vào hàng ngũ
những tác phẩm nổi tiếng của văn học thế giới, nhưng cũng không phải là tác phẩm dở trong văn học Trung Quốc Nó đã được coi là có giá trị, được Kim Thánh Thán đánh giá cao qua
những lời bình, được dịch ra tiếng Mãn Châu và đã được Bakin của Nhật Bản cũng như Nguyễn Du của Việt Nam chú ý như một tư liệu gốc - tư liệu chủ yếu tạo nguồn cảm hứng để
từ đó sáng tạo nên tác phẩm mới mang bản sắc của dân tộc mình
Trang 20Nam) là một ví dụ Trong lúc khẳng định giá trị các tác phẩm tự sự của các dân tộc khác dựa
vào Ramayana của Ấn Độ để sáng tác, người ta vẫn đánh giá rất cao bản anh hùng ca vĩ đại
Ramayana của Ấn Độ cô đại
Nói tóm lại, nhiều nhà nghiên cứu trong những ý kiến và công trình của mình với những
mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp đều đã khẳng định Nguyễn Du rất xuất sắc trong việc
kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật kể chuyện, trước hết là trong Truyện Kiều
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Vấn đề truyền thống và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện kể chuyện của Nguyễn Du, như đã nói ở trên, đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến Trong đó, một số nhà nghiên cứu
đã đi sâu vào một số vấn đề Đó là những thành quả rất có giá trị trong việc nghiên cứu Truyện
Ki ều nói chung và nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du nói riêng Trên cơ sở kế thừa thành
quả của những người đi trước, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ mấy nội dung chính sau đây Đó cũng là những đóng góp mới của chúng tôi trong luận án này
3.1.Xem xét m ột cách hệ thống vấn đề nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện
Ki ều từ ý đồ kể chuyện, chủ thể kể chuyện, cách kể chuyện, giọng kể, nhịp kể, lời kề, đến nguyên nhân sâu xa c ủa sự đổi mới về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du
3.2.Đi sâu khảo sát vấn đề nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du dưới góc độ truyền
th ống và cách tân Hướng nghiên cứu này giúp cắt nghĩa được giá trị của các tác phẩm văn học
cụ thể, tác giả cụ thể trong dòng chảy lịch sử của mỗi nền văn học dân tộc Nói như Roman Jakobson: "Nghiên cứu chủ nghĩa hình thức đã chỉ ra rằng tính liên tục và tính đứt đoạn với truy ền thống đã tạo nên bản chất của tác phẩm nghệ thuật mới” [122, tr 204]
3.3.T ập trung làm sáng tỏ những điểm kế thừa và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện
của Nguyễn Du bằng cách khảo sát Truyện Kiều dưới ánh sáng dưới ánh sáng của những quan
Trang 21ni ệm chung về sự vận động của lịch sử văn học viết Việt Nam, cụ thể là xu hướng vận động từ văn học sáng tác theo nguyên lý "siêu cá thể" đến văn học cá nhân, từ văn học nhằm mục đích
"răn đời" đến văn học thể hiện sự "hiểu đời", thể hiện nhận thức cửa nhà văn đối với cuộc sống
và giúp người đọc "hiểu đời", từ văn học bình dân đến văn học bác học Sự vận động này là
một quá trình lâu dài và giai đoạn văn học có tính chất bản lề là từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu
thế kỷ XIX, trong đó Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu Ba hướng vận động này đã góp phần chuyển văn học Việt Nam từ phạm trù văn học trung đại sang văn học hiện đại
3.4.Trên cơ sở các quan niệm trên đây, luận án trình bày những điểm kế thừa và những điểm cách tân của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện của ông
Trong nghệ thuật kể chuyện của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã kế thừa sáng tạo văn học
quá khứ, chủ yếu là truyền thống văn học dân tộc Bởi vì, như M.Bakhtin trong bài: Một số vấn
đề cần lưu ý khi nghiên cứu văn học quá khứ, đã khẳng định: "Mọi tác phẩm đều bắt rễ rất sâu
vào quá khứ xa xôi Mỗi tác phẩm văn học vĩ đại được chuẩn bị qua nhiều thế kỷ, lúc nó hình thành tức là lúc người ta thu hoạch cả cái thành quả của một sự tìm kiếm lâu dài và phức tạp đến lúc chín muồi." [121, tr 364- 365]
Nguyễn Du không chỉ kế thừa truyền thống truyện Nôm Việt Nam, một thể loại đã có bề
dày thời gian mà ông còn kế thừa, tích hợp truyền thống của nhiều thể loại khác của văn học dân t ộc (chủ yếu là các thể loại trữ tình như ngâm, vãn, thơ trữ tình cổ điển) và của văn học dân gian (như hát phường vải, tục ngữ, ca dao) Sự kế thừa của Nguyễn Du được thể hiện trên nhiều phương diện, cả nội dung và hình thức, nhưng ở đây chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu
sự kế thừa trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du
Nguyễn Du có những điểm cách tân độc đáo về mặt nghệ thuật kể chuyện Luận án chủ
y ếu là làm rõ những cái mới của Nguyễn Du so với trước đó Đây là trọng tâm của luận án
Nguyễn Du đã tạo ra các chủ thể kể chuyện có cá tính, cách kể mang tinh thần phân tích, kể theo quan ni ệm mới về nhân vật, kể theo tinh thần đối thoại để mờ cho sự đánh giá nhiều chiều,
t ập trung kể về những biến cố khổ đau, bất hạnh, giọng kể đa dạng, nổi bật là giọng buồn đau
và gi ọng suy tư chiêm nghiệm, nhịp kể đa dạng, nổi bật là nhịp kể chậm, sự tích hợp về mặt thể
lo ại, Đó là lối kể kiểu mới, tiếp cận với lối kể của tiểu thuyết hiện đại
Trang 223.5.Luận án cố gắng cắt nghĩa nguyên nhân sâu xa của sự đổi mới về nghệ thuật kể chuyện trong Truyện Kiều, chứng minh rằng Nguyễn Du đã xuất phát từ những nguyên tắc sáng t ạo mới: Văn học không chỉ là hình thức bộc lộ mà còn là nhận thức, là hình thức giao
ti ếp chứ không chỉ là phương tiện giáo dục, là sáng tác thành văn chứ không chỉ còn kể bằng
mi ệng Các nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật này là những yêu cầu của thời đại mới
3.6.Từ các nội dung khảo sát trên, luận án chứng minh sự đống góp to lớn của Nguyễn Du ương việc chuyển dần truyện Nôm Việt Nam từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn
h ọc hiện đại, trong việc tạo ra những tiền đề quan trọng cho quá trình hiện đại hoá văn học dân t ộc Với Truyện Kiều, truyện Nôm Việt Nam từ phạm trù văn học truyền miệng, khuyết danh, "siêu cá th ể" đã chuyển dần sang phạm trù sáng tác văn học mang tính cá thể hoa cao;
t ừ văn học "răn đời" chuyền dần sang văn học "hiểu đời"; từ văn học bình dân sang văn học bác h ọc Đó là những đóng góp to lớn của Nguyễn Du vào quá trình đổi mới văn học dân tộc
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.Tác phẩm văn học là một hệ thống lớn, trong đó có nhiều hệ thống nhỏ Kể chuyện là
một phần trong hệ thống nghệ thuật của Truyện Kiều, một tác phẩm thuộc loại hình tự sự pha
trữ tình của Nguyễn Du Nội dung và hình thức của Truyện Kiều được thể hiện dần theo lời kể
của những người kể chuyện trong tác phẩm Các đặc điểm cụ thể của nghệ thuật Truyện Kiều
đều được phản ánh trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du là một phương diện thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du
Như đã nói ở phần nội dung nghiên cứu, nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du vừa có tính kế thừa vừa có sự cách tân, và chỉ có thể xác định được giá trị đích thực của các yếu tố truyền thống được kế thừa hoặc những điểm đổi mới của Nguyễn Đu về mặt nghệ thuật kể chuyện khi xếp các đặc điểm đó trong hệ thống, trước tiên là hệ thống nghệ thuật của Truyện
Ki ều và rộng hơn là hệ thống thi pháp văn học trung đại Việt Nam Vì vậy, phương pháp
nghiên cứu chủ yếu chúng tôi áp dụng ở đây là phương pháp hệ thống - cấu trúc
4.2.Để khẳng định tài năng của Nguyễn Du, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, nhưng không đặt trọng tâm ở sự so sánh giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều Truy ện của Thanh Tâm Tài Nhân mà đặt trọng tâm ỏ sự so sánh nghệ thuật kể chuyện của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều với truyền thống tự sự trong truyện Nôm Việt Nam, với các hệ
Trang 23thống biểu hiện nghệ thuật của các thể loại có bề dày lịch sử trong văn học Việt Nam như ngâm, vãn, ca dao dân ca,
Sự so sánh này không chỉ áp dụng giữa Truyện Kiều với các tác phẩm của các thể loại trước đó, mà còn so sánh với các giá trị nghệ thuật có được trong thời đại Nguyễn Du sống
Đặt Nguyễn Du vào thời đại của ông chúng ta sẽ thấy được những cách tân mà chỉ Nguyễn Du làm được, người cùng thời với ông chưa làm được, người đời sau ông kế thừa phát huy Đây chính là một biểu hiện của thiên tài nghệ thuật Nguyễn Du
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng đối chiếu Truyện Kiều với các tác phẩm có nội
dung tự sự trong thơ Nguyễn Du như Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả Cách kể chuyện
giản đơn nhưng có sức mạnh nghệ thuật lớn lao trong những bài thơ này có thể giúp người nghiên cứu hiểu thêm nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Ngoài ra chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp thống kê như là một phương pháp hỗ
trợ đắc lực trong quá trình nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản trên đây thường không được áp dụng riêng biệt mà
phối hợp với nhau trong toàn bộ quá trình nghiên cứu
Văn bản Truyện Kiều chúng tôi khảo sát chủ yếu là bản Truyện Kiều do Nguyễn Thạch
Giang khảo đính và chú giải, được Nhà xuất bản Giáo dục in năm 1996 [31]
Trang 24
Chương 1: TỪ CÁCH KỂ CHUYỆN "SIÊU CÁ THỂ" ĐẾN CÁCH KỂ
Văn học nghệ thuật sản phẩm sáng tạo của con người bao giờ cũng mang dấu ấn chủ quan
của người đã sáng tạo ra nó "Dù mức độ đậm nhạt có khác nhau, tác phẩm bao giờ cũng ít nhiều in dấu ấn cá nhân" [129, tr 24] Mức độ đậm nhạt này tuy thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm lịch sử, quan điểm thẩm mỹ của thời đại, Nhìn chung dấu ấn tinh thần cá nhân càng ngày càng rõ ở trong văn học, tuy quá trình này xảy ra chậm chạp Và mỗi một giai đoạn lớn,
dấu ấn của chủ thể sáng tạo lại có những đặc điểm riêng, thông thường là giai đoạn sau kế thừa, phát triển đặc điểm của giai đoạn trước
Trong một thời gian dài, khi tác phẩm văn học đã là sản phẩm tinh thần của cá nhân nhà văn, do sự chi phối của nhiều yếu tố, đặc biệt là quan điểm thẩm mỹ của thời đại, nhiều nhà văn
vẫn cố kiềm chế việc biểu hiện cái "tôi" cá nhân của họ ở trong tác phẩm; có thể gọi đó là giai đoạn cái "tôi" cá nhân của nhà văn tồn tại ở dạng "siêu cá thể" Trong tác phẩm thuộc loại hình
tự sự, cái "tôi" của tác giả được biểu hiện ở nhiều phương diện, trước hết ở vai trò chủ thể kể chuyện
Người kể chuyện luôn luôn tồn tại trong tác phẩm thuộc loại hình tự sự dân gian như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn cũng như trong các loại truyện thời trung đại, thời cận hiện đại như truyên Nôm, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết Người kể chuyện là chiếc cầu nối giữa câu chuyện về các nhân vật, các sự kiện với thính giả, độc giả
Chủ thể kể chuyện (hay người kể chuyện) là "chủ thể của lời kể chuyện, người đứng ra kể trong tác phẩm văn học."[164, tr 149]
Trang 25Người kể chuyện là người có nhiệm vụ kể lại câu chuyện Trong truyện, chủ thể kể chuyện có nhiều hình thức xuất hiện và có những đặc điểm khác nhau ở các tác phẩm, tác giả, ưào lưu văn học khác nhau Thông thường người kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật trung gian để kể lại câu chuyện Tác giả có lúc giao nhiệm vụ này cho nhiều người, cụ
thể là nhiều nhân vật ở trong tác phẩm cùng tham gia kể chuyện Khi chủ thể kể chuyện ẩn mình ở ngôi trung gian ở dạng "vô nhân xưng" thì chủ thể kể chuyện hoàn toàn ở ngoài cốt
truyện Người kể chuyện biết hết ưước mọi việc, luôn luôn theo dõi nhân vật, sự kiện và dường như không bao giờ trực tiếp can thiệp vào câu chuyện Khoảng cách giữa người kể và câu chuyện rất xa nhau, ví dụ: "Ngày xửa, ngày xưa, ở một làng nọ, " trong truyện cổ tích
Trong các truyện, dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, người kể chuyện ở dạng "vô nhân xưng "(người kể chuyện vô hình) không để lại dấu vết riêng của mình, vì đó là truyện kể của tập thể, có tính chất truyền miệng Chúng ta chỉ có thể
khái quát hình tượng người kể chuyện ở các loại truyện này ở dạng trung bình lý tưởng mà thôi
(chữ dùng của Timôphiep) [160]
Tất nhiên vai trò của người kể chuyện ở dạng vô nhân xưng này cũng đổi thay theo lịch sử
phát triển của truyện mà rõ nhất là ở thời điểm chuyển từ giai đoạn văn học chưa in rõ dấu ấn
cá tính sáng tạo, có thể gọi là giai đoạn văn học "siêu cá thể" sang giai đoạn văn học cá nhân
Hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật ngày càng được cá thể hoa, chủ thể kể chuyện trong loại hình văn học tự sự ngày càng rõ nét hơn, đặc biệt khi tác phẩm trở thành sản phẩm
của tác giả có tên cụ thể Trong một thời gian dài, khi văn học còn ở giai đoạn "siêu cá thể",
mặc dù tác phẩm đã là sản phẩm của cá nhân, mang tên tác giả cụ thể nhung dấu ấn tinh thần cá nhân của hình tượng người kể chuyện vẫn còn mờ nhạt, chưa được rõ rệt Lúc đó người kể chuyện mới tồn tại ở dạng người kể chuyện mang tính chất "siêu cá thể"
Tiêu chí để xác định người kể chuyện có tính chất "siêu cá thể" và người kể chuyện cá nhân là cái "tôi"cá nhân Cái "tôi" là gì? "Cái "tôi" (trong triết học) -trung tâm tinh thần của cá nhân con người, của cá tính con người có quan hệ tích cực với thế giới và với chính bản thân mình Chỉ có người độc lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình" [182, tr 66]
Trang 26Cái tôi của người kể chuyện ở trong tác phẩm tự sự được biểu hiện ở hai kiểu nhân vật:
Những nhân vật được xây dựng ở dạng hiển minh ở trong tác phẩm và nhân vật người kể chuyện vô nhân xưng hàm ẩn ở trong tác phẩm ở chương này chúng tôi mới bàn đến những nhân vật tham gia kể chuyện, đặc biệt là những chủ thể kể chuyện có cái "tôi" cá nhân, chứ chưa bàn đến các nhân vật văn học nói chung
Trong truyện dân gian và trong truyện Nôm truyền thống trước Truyện Kiều nói chung người kể chuyện đã nhân danh tập thể, nhân danh cộng đồng để kể, để thể hiện quan điểm và nguyện vọng của tập thể cộng đồng Trong những tác phẩm này, người ta thường thấy một người kể chuyện, nhưng dù chỉ là một người, người kể chuyện đó vẫn chưa xuất hiện với tư cách cá nhân, chưa có cá tính, hay chưa có cái "tôi" cá nhân rõ rệt, con người này nói chung chỉ
mới mang đặc điểm chung của tập thể cộng đồng Người kể chuyện trong thần thoại, truyền thuyết nhân danh cộng đồng, nhân danh "tập thể chúng ta" (chữ dùng của M.Gorki) để kể Trong truyện cổ tích và nhìn chung ương truyện Nôm trước Truyện Kiều, người kể chuyện
nhân danh con người đạo đức để kể chuyện về đạo lý Lúc đó người kể chuyện còn ở dạng
Có cái "tôi" của người kể chuyện thời Nguyễn Du đồng thời có cái "tôi" của người kể chuyện trong truyện hiện đại Có cái "tôi" kể chuyện trong tiểu thuyết, trong ký tự sự, đồng thời có cái
"tôi" trong truyện thơ Mỗi thể loại có cái "tôi" kể chuyện riêng Ngay trong mỗi thể loại, ở
những thời điểm lịch sử phát triển khác nhau, ở những tác giả khác nhau trong cùng một thời đại, cái "tôi" kể chuyện cũng có những đặc điểm khác nhau Ví dụ: cái tôi kể chuyện trong truyện hậu kì trung đại với cái tôi trong truyện hiện đại khác nhau Cái "tôi" kể chuyện trong
Trang 27truyện của Nam Cao và trong truyện của Ngô Tất Tố cũng có những đặc điểm dị biệt Thậm chí cùng một tác giả, cùng một phong cách, cùng một hệ thống thi pháp, nhưng ở những tác phẩm
tự sự khác nhau, người kể chuyện trong những tác phẩm đó cũng có những điểm khác biệt
Một trong những đặc điểm phổ biến của hình tượng người kể chuyện cá nhân, có cá tính
là người kể chuyện nào cũng có những đặc điểm riêng trong cách kể chuyện Đó là điểm cách tân của hình tượng người kể chuyện giai đoạn văn học cá nhân so với giai đoạn văn học "siêu
cá thể" Những người kể chuyện mang đặc điểm riêng không hoàn toàn khác biệt nhau mà giữa
họ bao giờ cũng có mối liên hệ, có những điểm chung kế thừa lẫn nhau, thế hệ sau kế thừa thế
hệ trước, đi từ thể loại này sang thể loại kia Đó là tính truyền thống trong hình tượng người kể chuyện ở loại hình tự sự
Yếu tố truyền thống và cách tân trong hình tượng người kể chuyện vừa thể hiện sự phong phú, sinh động, đa dạng của văn học tự sự vừa thể hiện một quy luật tất yếu trong những quy
luật tồn tại và phát triển của văn học nghệ thuật
Hình tượng người kể chuyện cá nhân có những đặc điểm chung rất dễ nhận thấy Ví dụ:
"Đặc biệt, cùng với việc lồng cái nhìn của nhà văn vào cái nhìn của từng nhân vật, lối trao đổi tường thuật qua tay nhiều nhân vật khác nhau tạo nên mối quan hệ phức tạp giữa cái tôi của tác
giả, cái tôi của người kể và cái tồi của nhân vật, hình thành "tính phức điệu" trong tác phẩm của
chủ nghĩa hiện thực." [164, tr.150] Ý kiến nói trên của Lê Ngọc Trà đã đề cập đến một trong
những đặc điểm của cách kể chuyện hiện đại, đó là cách kể chuyện từ nhiều điểm nhìn của nhiều nhân vật, khác cách kể chuyện từ một điểm nhìn của truyện truyền thống trước Truyện
Kiều nói chung Tính phức hợp trong điểm nhìn, trong cách kể này đã góp phần tạo nên "tính
phức điệu" trong tác phẩm tự sự của chủ nghĩa hiện thực
Những đặc điểm của hình tượng người kể chuyện này trong tác phẩm của Nguyễn Du sẽ được đề cập tới ở chương sau khi bàn về những điểm cách tân của ông trong nghệ thuật kể chuyện
Trang 281.2 CÁ C HÌNH THỨC XUẤT HIỆN CỦA CHỦ THỂ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN KIỀU
Truy ện Kiều của Nguyễn Du là một truyện thơ Với tấm lòng yêu thương và đau đớn, nhà
thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có cốt truyện, có nhân vật, có những tình tiết biến đổi linh hoạt Đặc điểm này sẽ góp phần tạo ra những nét riêng trong hình tượng chủ thể kể chuyện ở Truyện Kiều mà tác phẩm văn vần tự sự hoặc văn xuôi tự sự đơn thuần không có Căn cứ vào cách câu chuyện được kể, chúng tôi thấy trong Truyện Kiều có các hình thức
chủ thể kể chuyện sau đây:
1.2.1 Chủ thể kể chuyện vô hình (chủ thể kể chuyện ẩn mình dưới dạng "vô nhân xưng")
Truy ện Kiều là câu chuyện về Thúy Kiều, được viết theo truyền thống truyện Nôm của
Việt Nam Trong truyền thống này, nếu câu chuyện xoay quanh nhân vật nào thì tên của nhân
vật đó thường được dùng để đặt tên cho tác phẩm, ví dụ: Thạch Sanh, Phạm Tảỉ-Ngọc Hoa,
L ục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Truyện Song Tinh, Lưu nữ tướng Nguyễn Du đặt tên cho
tác phẩm của mình là Đoạn Trường Tân Thanh Khi viết xong chưa được in ngay, tương truyền Nguyễn Du có đưa cho Phạm Quý Thích xem, Phạm Quý Thích có sửa chữa một số chỗ và lúc
đưa in đã đổi thành Kim Vân Kiều Tân Truyện Sau đó tác phẩm của Nguyễn Du lại được đổi
tên lần nữa từ Kim Vân Kiều Tân Truyện sang Truyện Kiều [29, tr.6] Cái tên này được chấp
nhận lâu dài vì có lẽ nó đã phản ánh đúng một nội dung cụ thể của tác phẩm, đây là câu chuyện
về Vương Thúy Kiều Tên gọi này phù hợp với cách đặt tên tác phẩm trong truyền thống truyện Nôm của Việt Nam Điều này cũng nói lên một trong những yếu tố "quen", yếu tố truyền thống trong Truy ện Kiều, cái đã làm cho người đời sau chấp nhận sự đổi tên tác phẩm từ Đoạn Trường Tân Thanh thành Truyện Kiều Nhưng mặt khác cũng phải thấy rằng cái tên Truyện
Ki ều có thể sẽ tạo ra cái quen, cái lối mòn trong sự cảm nhận Truyện Kiều theo thi pháp truyện
Nôm truyền thống và điều này cũng có nghĩa là có thể sẽ hạn chế sự cảm nhận của người đọc đối với tiếng nói mới, yếu tố cách tân mà Nguyễn Du muốn nhấn mạnh trong Đoạn Trường Tân Thanh Chúng tôi nghĩ rằng nên chăng cần khôi phục lại cho tác phẩm cái tên vốn có của
nó vì ở đây, chính cái tên của tác phẩm cũng là một sự kết đọng tâm huyết và suy nghĩ của nhà
Trang 29văn Với Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du đã mở ra một hướng mới trong sự phát triển
của thể loại đồng thời cũng đạt được đỉnh cao trong thể loại này
Truy ện Kiều là câu chuyện xoay quanh số phận của vương Thúy Kiều trong khoảng mười
lăm năm Người đọc nắm được khái quát các bước phát triển thăng trầm của số phận Kiều từ thuở bé thơ cho tới tương lai còn nhờ đoạn kể về quá khứ của nhân vật:
Nh ớ từ năm hãy thơ ngây,
Có người tướng sĩ đoán ngay một lời:
Anh hoa phát ti ết ra ngoài, Nghìn thu b ạc mệnh một đời tài hoa [31, tr 51] (*)
và đoạn tóm lược của người kể chuyện vô hình về cuộc sống của Kiều ở cuối tác phẩm:
M ột nhà phúc lộc gồm hai, Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần
Câu chuyện trong Truyện Kiều được kể chủ yếu dưới hình thức người kể chuyện vô hình,
ở dạng "vô nhân xưng" Cầu chuyện này được Nguyễn Du thể hiện trong 3254 dòng thơ lục bát Trong đó, theo thống kê của chúng tôi, chỉ có 182 dòng thơ, bao gồm cả 19 dòng Vương Quan kể về Đạm Tiên (chiếm tỷ lệ hơn 5% tác phẩm) là lời các nhân vật khác kể về đời Kiều,
kể cả việc Kiều tự kể về mình, phần còn lại gần 95% là lời của người kể chuyện vô hình kể, tả, suy ngẫm về câu chuyện
Với hơn ba nghìn dòng thơ còn lại, chủ thể kể chuyện vô hình kể, tả, suy ngẫm về Kiều và
tất nhiên còn về nhiều nhân vật khác Các nhân vật này tồn tại trong Truyện Kiều một phần cũng là để góp phần bộc lộ nhân vật Thúy Kiều Những nhân vật mà Thanh Tâm Tài Nhân
miêu tả, nếu Nguyễn Du thấy không phục vụ cho việc bộc lộ tính cách Kiều, ông không sử
dụng lại Xin nêu một ví dụ: Trong Kim Vân Kiều Truyện, Thanh Tâm Tài Nhân giành khoảng
hai phần ba dung lượng của hồi mười hai để miêu tả cuộc đấu trí giữa Tú Bà và Thúc Sinh trong việc giành giật Thúy Kiều Thúc Sinh sau khi đưa Kiều đi dấu ở một nơi đã cho người báo cho Tú Bà biết mình muốn chuộc Kiều Mụ Tú đi tìm mười ngày cũng không thấy tung
* Từ đây những câu thơ Kiều được dẫn trong luận án này đều được trích từ bản Truyện Kiều do Nguyễn Thạch Giang khảo
đính và chú giải, được Nhà xuất bản Giáo dục in năm 1996
Trang 30tích của Kiều ở đâu Sau đó mụ mới biết Thúc Sinh dựa vào Vệ Hoa Dương một người "đã
từng khét tiếng trong tỉnh" để uy hiếp mụ Màn kịch do Thúc Sinh dàn dựng đã được trình diễn,
mụ Tú thua cuộc Mụ chỉ nhận được năm trăm lạng bạc tiền chuộc, và với tân trạng "tiếc rẻ đến
chảy máu mắt, cụt hứng mà quay ứở về" [127, tr 256] Màn kịch nhỏ này có năm nhân vật: Tú
Bà, Kiều, Bộ Tân, Vệ Hoa Dương, Thúc Sinh - với tư cách vừa là nhân vật của vở kịch vừa là
đạo diễn, là một màn kịch sinh động, nhưng Nguyễn Du đã bỏ không đưa vào Truyện Kiều vì
nó không bổ ích gì cho việc thể hiện tính cách nhân vật Kiều Màn kịch chỉ thể hiện tính ma lanh "mượn oai hùm nhát khỉ" của Thúc Sinh mà thôi
Như vậy, Truyện Kiều được kể chủ yếu bởi ngôn ngữ của người kể chuyện vô hình, xoay
quanh nhân vật chính Đây chính là điểm Nguyễn Du kể thừa cách kể của ữuyện Nôm Việt Nam trước Truyện Kiều
Đặc điểm nói trên của ngôn ngữ người kể chuyện vô hình, nhìn đại thể là như vậy nhưng
thực ra không đơn giản như vậy So với lời kể và cách kể trong một vài truyện Nôm Việt Nam truyền thống như Truyện Song Tinh ở đàng trong của Nguyễn Hữu Hào (? - 1713), Hoa Tiên ở
đàng ngoài của Nguyễn Huy Tự (1743-1790), thì lời kể và cách kể của người kể chuyện vô
hình trong Truy ện Kiều đã có nhiều điểm khác biệt "Hai tác phẩm, một Đường trong, một
Đường ngoài, có thể coi là thuộc loại những tác phẩm mở đầu cho truyện Nôm trong văn học
viết thế kỉ XVIII, đồng thời cũng là hai tác phẩm mà chắc chắn là do thời điểm sáng tác, đã cố
nh ững ảnh hưởng nhất định đối với Truyện Kiều." [83, tr 57 - 58]
Nếu so với những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh như Phạm Công Cúc Hoa, xuất hiện
vào khoang nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, Phạm Tải Ngọc Hoa, dự đoán xuất hiện vào đầu thể kỷ XVIII, truyện Phan Trần, dự đoán xuất hiện trong khoảng từ thế kỷ XV đến thế
kỷ XVIII [6, tr 488] thì sự khác biệt về lời kể và cách kể của người kể chuyện vô hình càng rõ Milan Kuridera đã nói tới "Ba khả năng sơ đẳng của một nhà tiểu thuyết: anh ta kể một câu chuyện (Fielding), anh ta tả một câu chuyện (Flaubert), anh ta suy nghĩ một câu chuyện (Musil)" [103, tr.158] Có thể mượn cách nói của Milan Kundera để nói về người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều như sau: Người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều không chỉ "kể
m ột câu chuyện" mà còn "tả một câu chuyện" và "suy nghĩ một câu chuyện" Người kể chuyện
vô nhân xứng trong Truyện Kiều đã "kể một câu chuyện" đó là nối tiếp truyền thống, không
Trang 31những vậy còn "tả một câu chuyện" và "suy nghĩ một câu chuyện" đó là sự đổi mới Nguyễn Du trong Truy ện Kiều đã có sự kết hợp hài hoa giữa kể, tả, suy nghĩ về một câu chuyện Đây là
một điểm cách tân độc đáo mà đương thời chưa ai làm được và cũng là đặc điểm nổi bật thứ hai
của chủ thể kể chuyện vô hình Một số nhà nghiên cứu cũng đã nhận ra đặc điểm này ương cách kể của Nguyễn Du nhưng chưa phân tích kỹ Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn đặc điểm này trong các phần sau ở đây chúng tôi chỉ xin nêu một ví dụ: Trong đoạn mỏ đầu của Truyện
Ki ều, Nguyễn Du kể chuyện ba chị em Kiều đi du xuân, trong 131 dòng thơ từ dòng 39 đến
dòng 170, Nguyễn Du đã giành 119 dòng thơ để tả cảnh chiều tối từ:
của người kể chuyện vô nhân xưng Trong đoạn thơ trên, ngôn ngữ kể trực tiếp thì ít mà kể qua
tả thì nhiều, ngay trong những dòng thơ mà chúng tôi trích dẫn ở trên đã có yếu tố miêu tả
Thực ra giữa kể và tả có mối quan hệ đặc biệt Tả sơ lược thành ra kể, kể tỉ mỉ thành ra
t ả Khi kể, đối tượng kể được diễn ra khá nhanh trong chiều dài thời gian; khi tả, đối tượng tả được tải ra chậm chạp với một khối lượng chi tiết phong phú chủ yếu trong bề rộng của không
gian Nhờ tả mà nhân vật, cảnh vật được kể hiện lên trong tạc phẩm ở góc độ tạo hình, nhân vật truyện là nhân vật có tính chất tạo hình
Người kể chuyện vừa kể vừa tả con đường chị em Kiều đang đi và gặp ngôi mộ Đạm Tiên:
Trang 32Bước dần theo ngọn tiểu khê,
L ần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nh ịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè n ấm đất bên đường, Dàu dàu ng ọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Ở đây, người kể chuyện tả con đường, tả ngôi mộ Đạm Tiên trong cái nhìn đầy cảm xúc
của ba chị em Kiều, trong đó chủ yếu là cái nhìn của Kiều; qua sự miêu tả đó, người kể chuyện
đã kể về việc đi và việc gặp mộ Đạm Tiên của chị em Kiều Người kể chuyện vô hình chủ yếu
mới tả hành động: "bước dần", "lần xem", mới tả dòng nước uốn quanh với thần thái "nao nao"
của nó, mới tả nhịp cầu nhỏ bắc qua dòng suối nhỏ, nhưng qua sự miêu tả hành động và cảnh
vật này, người đọc đã thấy tâm trạng của nhân vật và người kể chuyện, một nỗi buồn hiu hắt đã xâm lấn tâm hồn con người Điều đó có nghĩa là người kể chuyện đã miêu tả tâm trạng Kiều
một cách gián tiếp Cảnh sắc này, tâm trạng này như dự báo một điều không hay sắp xảy ra với
Kiều Kiều là người đầu tiên phát hiện ra sự không bình thường từ ngôi mộ:
R ằng: "Sao trong tiết Thanh minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?"
Câu hỏi của Kiều đã có sự suy ngẫm Vương Quan kể lại câu chuyện về Đạm Tiên để giải thích cho Kiều biết về ngôi "mồ vô chủ, ai mà viếng thăm" Trong lời kể của Vương Quan đã
có t ả và suy ngẫm Vương Quan từ câu chuyện về một Đạm Tiên đã suy ngẫm về những kiếp
người: "Kiếp hồng nhan có mong manh" Trong sự cảm thông và cảm thương sâu sắc, Vương Quan đã miêu tả nơi ở của Đạm Tiên khi người khách đến, theo cái nhìn của viễn khách trong
sự tưởng tượng của mình:
"Bu ồng không lặng ngắt như tờ,
D ấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh
Trong đoạn thơ ngắn 19 dòng, câu chuyện về Đạm Tiên được hiện dần qua ngôn ngữ kể,
tả, suy ngẫm của Vương Quan
Trang 33Tiếp đó người kể chuyện vô hình vừa kể, vừa tả hành động của Kiều trước mộ Đạm Tiên, đặc biệt là sự suy ngẫm của Kiều về những kiếp người và bản thân mình:
R ằng: "Hồng nhan tự nghìn xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
N ỗi niềm tưởng đến mà đau,
Th ấy người nằm đó biết sau thế nào ?"
Qua sự suy nghĩ của nhân vật, người kể chuyện đã thể hiện sự suy nghĩ của mình
Sự kết hợp kể, tả, suy nghĩ cua người kể chuyện vô nhân xiữig trong một đoạn thơ mà
chúng tôi vưà phân tích sơ bộ ở trên không phải là hiện tượng đơn lẻ, mà đây là một đặc điểm
ph ổ biến ở trong Truyện Kiều Chúng ta dễ dàng tìm thấy đặc điểm này trong nhiều đoạn của
Truyện Kiều Ví dụ: Đoạn thơ kể về một buổi tối cua Kiều sau khi đi du xuân về từ dòng 171
"Kiều từ trở gót trướng hoa" đến dòng 242: "Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình", đoạn
Kiều "trao duyên",
Đặc điểm nổi bật thứ ba là chủ thể kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều có bản lĩnh cá nhân r ất rõ rệt Bản lĩnh cá nhân trong nghệ thuật kể chuyện cua Nguyễn Du thể hiện một phần
qua hình tượng người kể chuyện vô hình Điều này được thể hiện ở nhiều mặt như cách kể, lời
kể, giọng kể, v.v Dưới đây chúng tôi chỉ phân tích một ý để chứng minh cho đặc điểm nói trên đó là tính "khách quan" của chủ thể kể chuyện vô hình
về mặt tình cảm, người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều rất yêu mến Vương Thuý
Kiều, thậm chí rất "thiên vị" đối với nhân vật Cái gì gắn với Kiều cũng đẹp, nước mắt Kiều được gọi là" giọt hồng", nơi Kiều ở gọi là "lầu hồng " Nguyên tắc mỹ lệ hoa này chủ yếu chỉ
áp dụng cho Kiều Đây là cái nhìn ấm áp, nhân hậu,"thiên vị" của Nguyễn Du đối với Kiều Nhưng không phải vì thế mà ông tùy tiện trong miêu tả, kể chuyện Nguyễn Du không tuân theo "chủ nghĩa lược đồ" - một đặc điểm nổi bật của truyện Nôm trước đó và đương thời Nguyễn Du và người kể chuyện của ông đã không đi theo tiền nhân một cách máy móc, ông đã
tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nhà văn lớp ữước, trên cơ sở đó sáng tạo một cách kể mới Như đã nói ở trên Nguyễn Du không đặt tên tác phẩm của mình theo tên nhân vật như nhiều người trước ông và cùng thời với ông thường làm Đoạn Trưởng Tân Thanh, đã gợi được
Trang 34nỗi đau của một tiếng kêu thương Cách đặt tên này đã cho người đọc thấy trọng tâm chú ý của Nguyễn Du trong Truyện Kiều Thần thái của tiếng kêu thương ấy được toát lên chủ yếu từ lời
kể của người kể chuyện vô hình về số phận nàng Kiều Tất cả nỗi niềm thương cảm, nâng niu, trân trọng, người kể chuyện vô hình đều dồn cho Thúy Kiều, nhưng không phải vì thế mà không kể Kiều theo đúng lôgích biến đổi của cuộc sống Kiều của Nguyễn Du có quá trình biến đổi nhưng không phải là một sự biến đổi đi lên, hay như người ta quen gọi là phát triển, để tìm
một sự hoàn thiện hơn mà là một quá trình đổ vỡ Từ một nhân vật cực kì xinh đẹp, tài hoa và
đức hạnh buổi đầu, mười lăm năm gió bụi đã làm cho Kiều có lúc phạm những sai iầm như cũng ăn cắp, nói dối và có lúc cũng dễ làm cho người ta nghĩ đến việc Kiều xiêu lòng bởi tiền tài và địa vị vương hầu mà khuyên Từ Hải đầu hàng Đó là một thực tế tàn nhẫn, Nguyễn Du không muốn như vậy, nhưng vẫn để cho người kể chuyện vô hình kể như vậy, thậm chí kể rất tỉ
mỉ, rất hay, kể từ gan ruột của nhân vật kể ra Đây chính là một biểu hiện của cá tính của người
kể chuyện Người kể chuyện đã tự kiềm thúc tình cảm của mình để cho câu chuyện được diễn
ra một cách "khách quan" Nguyễn Du đã vượt qua được cái nhìn một chiều, cái nhìn thương
cảm và nhân hậu của truyện cổ tích, của truyện Nôm khuyết danh truyền thống Ông đã xây
dựng được một số nhân vật văn học hiện thực có cá tính, có chiều sâu tâm lí như Hoạn Thư, Thúc Sinh, thậm chí có cả chiều sâu tâm linh như Kiều
Đời Kiều được người kể chuyện chú ý kể lại trong khoảng mười lăm năm Có một điều
cần lưu ý là trong khoảng mười lăm năm ấy, người kể vô hình chỉ tập trung kể trong khoảng sáu năm và trong sáu năm đó lại tập trung kể kỹ một số ngày ở những bước ngoặt, chủ yếu là
những bước ngoặt khổ đau bất hạnh, trong cuộc đời nhân vật
Kiều có hai đời chồng thực thụ: Thúc Sinh và Từ Hải Với Thúc Sinh, Kiều là vợ lẽ; với
Từ Hải Kiều là "áp trại phu nhân" Trong cuộc đời thường chắc chắn đó là thời gian hạnh phúc
của Kiều Thời gian đó khoảng chín năm, Kiều sống với Thúc gần một năm, chờ Thúc về thăm
vợ cả gần một năm, chờ trong tâm trạng một người có chồng, chờ mong đấy nhưng vẫn hạnh phúc, một hạnh phúc bình thường của người phụ nữ bình thường ương xã hội phong kiến Hai năm này, người kể chuyện vô hình không chú ý kể Kiều gắn bó với Từ Hải chừng bảy năm,
nửa năm ở Châu Thai, khoảng một năm chờ đợi, chờ đợi trong sự yên ổn và hơn năm năm làm phu nhân của Từ công Nguyễn Du giành rất ít dòng thơ để nói trực tiếp về hạnh phúc vợ chồng
của họ
Trang 35Thời gian hạnh phúc vợ chồng của Kiều dài như vậy, sao lại ít dòng thơ kể thế? Ngược lại sáu năm trôi nổi (lúc ở nhà chứa, lúc làm đầy tớ, lúc nương nhờ cửa Phật) lại được tập trung kể
kỹ như vậy? Thực ra trong khoảng sáu năm này, thời gian nương nhờ cửa Phật tại Quan Âm các và tại Chiêu Ẩn am là thời gian tương đối yên ổn Như vậy tại sao chỉ khoảng bốn, năm năm sóng gió, Nguyễn Du lại tập trung bút lực nhiều như vậy? Đây là sự biểu hiện của việc gia tăng yếu tố trí tuệ, yếu tố kết cấu, yếu tố hư cấu trong quá trình kể của Nguyễn Du Điều này
thể hiện rõ vai trò quyết định của chủ quan nghệ sĩ trong kể chuyện Nguyễn Du muốn thể hiện
nỗi đau của con người
Xuân Diệu đã nói tới "Bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều" Đặng Thanh Lê cũng
khẳng định màn "Tái hồi Kim Trọng" là: "ước mơ và bi kịch", [83, tr 134] Ở đây chúng tôi muôn nói thêm rằng Kim Trọng là chồng nhưng không phải là chồng thật mà là một ông chồng
h ờ Đây là biểu hiện của một cái bi Hạnh phúc ở đây chỉ có sự ép một bề, là sự chấp thuận của
Kiều về lý còn sự rung động tuyệt vời của con tím trong hạnh phúc vợ chồng buổi đầu không
hề có
Kiều chấp nhận lấy Kim, đó chỉ là một sự trả nghĩa dưới bức màn hạnh phúc, là một nỗi đau thâm trầm, thấm thìa mà người kể chuyện vô hình đã đưa vào lòng người đọc Kiểu kết thúc này chưa có ương truyện Nôm trước đó và đương thời Đó chính là bản lĩnh của nghệ sĩ Nguyễn Du và là đặc điểm của người kể chuyện vô hình Nguyễn Du đã để người kể chuyện vô hình kể theo quan niệm của mình, không bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy phạm truyền thống
Đặc điểm nổi bật thứ tư của hình tượng người kể chuyên vô hình trong Truyện Kiều là ở
đây đã có sự phân thân và hội nhập trong một chủ thể kể với hai tư cách: Chủ thể kể chuyện và
chủ thể trữ tình, hay nói cách khác, có sự kết hợp hài hòa giữa chủ thể kể chuyện và chủ thể trữ tình trong chủ thể kể chuyện vô hình Điều này trước hết thể hiện ở kiểu người kể chuyện tự sự pha trữ tình xuất hiện trên cơ sở tư duy nghệ thuật mới
Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều khi phân tích mối quan hệ ảnh hưởng
giữa ngâm khúc với Truyện Kiều đã khẳng định: "các khúc ngâm đã tạo thành một kiểu trữ tình
mới, có tính chất tự sự, có thể làm phong phú cho ngôn ngữ tự sự Đó là lối trữ tình nhập vai." [139, tr.79] "Cái vai kép vừa tự sự vừa trữ tình ấy là sự mở đầu cho lối tự sự nửa trực tiếp sau
này trong Truy ện Kiều”[139, tr.80]
Trang 36Người kể chuyện vô nhân xưng trong Truyện Kiều rất am hiểu nhân vật, nhiều lúc gần
như nhập thân vào nhân vật để tả, kể, biểu hiện, nói theo ngôn ngữ thi pháp học hiện đại, người
kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều đã tự thể hiện như cái tôi trữ tình nhập vai Đoạn thơ:
Khi t ỉnh rượu lúc tàn canh,
Gi ật mình mình lại thương mình xót xa
Đã đày vào kiếp phong trần, Sao cho sĩ nhục một lần mới thôi!
tức từ dòng thơ 1233 đến dòng thơ 1274 của Truyện Kiều là một đoạn tiêu biểu Sau khi
bị mắc lừa kế "đà đao" của Tú Bà qua bàn tay của Sở Khanh, Kiều bị đánh đập tàn nhẫn và
buộc lòng phải ra tiếp khách Đoạn thơ nói trên gồm bốn mươi hai dòng thể hiện nỗi đau của Thuý Kiều trong những tháng ngày ở lầu xanh, đồng thời thể hiện sự cảm thương sâu sắc của
người kể chuyện, của Nguyễn Du đối với Vương Thuý kiều Trong Kim Vân Kiều Truyện
không có đoạn truyện thể hiện trực tiếp nỗi đau của Kiều Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói đến bài
ca "Kh ốc hoàng thiên" của Kiều: "Kiều đem phổ nhạc vào khúc Hồ cầm, một khi dạo lên nghe
càng ai oán, não nuột" [127, tr.232] Nội dung của bài ca "Khốc hoàng thiên" này mang tính
chất tự sự Kiều kể lại một quãng đời cua mình từ lúc:
Xót m ệnh bạc gặp cơn biến cố
Li ều cứu cha mắc hổ lửa nồng
cho đến lúc:
Chăn gối bảo học nghề ma mọi
Ph ấn son tô, đêm tối gạ người
Kiều nói khá rõ về cách tiếp khách và phần cuối bài ca có một số dòng bộc lộ nỗi khổ tâm
của Kiều:
Sinh ra ph ận gái khổ thay,
Trang 37
Ngâm lên m ột chữ dạ sầu muôn chung [127, tr 230 - 231]
Nguyễn Du đã nắm bắt tinh thần bài ca này và đã thể hiện trong sáu dòng thơ thể hiện suy nghĩ, tâm trạng của Kiều:
Xót mình c ửa các buồng khuê,
V ỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay!
Khéo là m ặt dạn mày dày,
Ki ếp người đã đến thế này thì thôi!
Thương thay thân phận lạc loài,
D ẫu sao cũng ở tay người biết sao?
Nguyễn Du dùng sáu dòng thơ kể tiếp về cuộc đời của Kiều ở lầu xanh, sau đó ông mới
thể hiện tâm trạng của Kiều Kiều xuất hiện như một nhân vật có ý thức sâu sắc về mình Cái
"tôi" cá nhân của nhân vật được Nguyễn Du thể hiện rõ nét:
Khi t ỉnh rượu lúc tàn canh,
Gi ật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong g ấm rủ là,
Gi ờ sao tan tác như hoa giữa đường
Chỉ qua động tác "giật mình", "thương mình" khi "tàn canh", khi tàn cuộc rượu ấy cũng
đủ thấy Kiều đau đớn đến dường nào Không có ý thức về cá nhân sâu sắc, không thể có sự
"giật mình" ấy được Cảm giác:
C ảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
là cảm giác của Nguyễn Du, của người kể chuyện vô hình và cũng là cảm giác cua Vương Thúy Kiều Tám dòng tiếp theo thể hiện tâm trạng bi kịch "vui là vui gượng", tâm trạng "chẳng
vò mà rối chẳng dần mà đau!" của Kiều
Người kể chuyện đã nhập vào tâm trạng Kiều để kể, để tự tình, để trữ tình Đây là điều
hiếm thấy trong cách kể chuyện của truyện Nôm Việt Nam trước đó Nhiều nhà nghiên cứu đã
Trang 38xác định đặc điểm này đặc biệt là Trần Đình Sử [139] và Phan Ngọc [116] đã có sự phân tích khá sâu sắc đặc điểm này trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du, sự thâm nhập này đã góp
phần tạo ra "lời văn đa chủ thể" [139, tr.205] ở trong Truyện Kiều
Sau hai mươi dòng thơ thể hiện nỗi đau của một nhân phẩm, của một cái "tôi" cá nhân bị chà đạp, người kể chuyện đã nhập thân vào Kiều để thể hiện nỗi nhớ những người thân của
Kiều: Cha mẹ, hai em và người yêu của thuở ban đầu Kiều như đang nói với cha mẹ:
Nh ớ em chín chữ cao sâu,
M ột ngày một ngả bóng dâu tà tà
D ặm nghìn nước thẳm non xa, Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!
Kiều như đang lòng tự nhủ lòng khi nghĩ đến hai em:
Sân hò e đôi chút thơ ngây, Trân cam ai k ẻ đỡ thay việc mình?
Kiều nhớ tới Kim Trọng với những lời thề thốt, với nỗi đau đớn không hiểu nơi xa xôi Kim có hiểu thấu cho mình không?
Nh ớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có bi ết tình chăng ai?
Kiều lo lắng, băn khoăn cho hạnh phúc của Kim:
Tình sâu mong tr ả nghĩa dày, Hoa kia đã chắp cành này cho chưa?
Người kể chuyện vô hình đã từ nội tâm của Kiều để trần thuật lại tâm tư tình cảm của
Kiều Không có xúc cảm mãnh liệt không có xú tưởng tượng phong phú, không có tài năng hư
c ấu, Nguyễn Du không thể thể hiện "tính kế tiếp" của ngôn từ ứong văn tự sự và "tính đồng
th ời" của ngôn từ trong thơ trữ tình tài tình như vậy được [122, tr.65]
Tiếp đó người kể chuyện vô hình trần thuật tiếp về nỗi đau, nỗi nhớ, nỗi cô đơn của Kiều
chủ yếu theo dòng thời gian buồn thảm, mịt mờ của những buổi hoàng hôn:
Trang 39Song sa vò võ phương trời, Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng
L ần lần thỏ bạc ác vàng,
Đến đây, gần như không nén được nữa, Nguyễn Du và người kể chuyện vô hình không
chịu đựng nổi nữa, đã trực tiếp phát biểu cảm nghĩ vừa thương vừa giận của mình, thương
Kiều, giận những thế lực đã hành hạ tàn nhẫn Kiều, qua giọng điệu đầy giận dữ:
Xót người trong hội đoạn trường đòi cơn
Đã cho lấy chữ hồng nhan, Làm cho, cho h ại cho tàn cho cân!
Đã đày vào kiếp phong trần,
Sao cho sĩ nhục một lần mới thôi!
Người kể chuyện vô hình đã bị lôi cuốn bởi những lời tự tình của Kiều, bởi ngôn ngữ độc thoại của Kiều, ở đây đã có sự "đối thoại" giữa nhân vật và người kể chuyện Người kể chuyện trong giây phút quá xúc động, đã quên mất mình là người đang tổ chức việc kể chuyện, mình
phải giữ thái độ khách quan và đã nhảy vào cuộc, phát biểu trực tiếp suy nghĩ, bộc lộ trực tiếp
cảm xúc của mình Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã chín lần làm như vậy
Trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã xuất hiện ở hai tư cách, người kể chuyện vô hình và
chủ thể trữ tình Chủ thể kể chuyện vổ nhân xưng đã phân thân và hội nhập rất hài hòa ở hai tư cách: Chủ thể kể chuyện và chủ thể trữ tình ở trong truyện Một điều cần khẳng định thêm trong đoạn thơ nói trên là: Kiều được thể hiện như một nhân vật trữ tình, một chủ thể trữ tình
với những cảm xúc, suy nghĩ mãnh liệt trong nỗi nhớ và nỗi đau Kiều càng nhớ càng đau, càng đau lại càng nhớ, nhớ về những người thân, nhổ về mình với ít phút giây hạnh phúc, nhớ về chuỗi đau tinh thần, nỗi nhục thể xác Kiều đang tự kể chuyện mình qua bút pháp tự tình và trữ
tình cùa Nguyễn Du
Khảo sát một số truyện Nôm trước Truyện Kiều như Truyện Song Tinh, Hoa Tiên, Phạm Công C ức Hoa, và sau Truyện Kiều như: Nhị Độ Mai, Bích câu kì ngộ, Lục Vân Tiên chúng
tôi thây trong các tác phẩm này chưa có nhân vật nào được tác giả thể hiện như thế này
Trang 40Qua thật đây là một hình thức kể rất đặc biệt ít thấy ương các truyện thơ trước Truyện
Ki ều Người đọc vừa cảm được cái hay của "tính kế tiếp" của ngôn ngữ kể, của sự kiện vưà
thấm thìa cái hay của "tính đồng thơi "của ngôn ngữ thơ, cảm xúc thơ Đây là một nguyên nhân quan trọng đã tạo ra tiếng nói đa thanh trong đoạn thơ mà chúng tôi đã dẫn ra ở trên Tất nhiên
tiếng nói có tính chất "đối thoại", tính chất đa thanh này trong Truyện Kiều không nhiều, nhưng
đó là một biểu hiện của thiên tài Nguyễn Du, một điểm cách tân mở ra hướng đi mới cho nghệ thuật kể chuyện đời sau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc diễn tả con người đa dạng phức tạp nhiều chiều trong văn học dân tộc Đoạn thơ có ngôn ngữ trữ tình, ngôn ngữ kể của Vương Thúy Kiều, có ngôn ngữ của người kể chuyện vô nhân xưng trong qua trình kể, tả, thể hiện tâm
lý nhân vật và suy ngẫm về con người, cuộc đời Chỉ đoạn thơ này người đọc đã thấy được,
hiểu được, cảm được thân phận của Kiều ở lầu xanh, thấy được tình cảm nhân đạo cao cả của Nguyễn Du, và đặc biệt thấy được một điểm cách tân độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du: kể chuyện qua trữ tình, tự tình, hay nói cụ thể hơn đã có sự kết hợp hài hòa giữa
chủ thể kể chuyện và chủ thể trữ tình trong nghệ thuật kể chuyện
Kiều được kể, tả kỹ lúc ở lầu xanh lần thứ nhất ở Lâm Truy còn lần thứ hai ở Châu Thai, Nguyễn Du chỉ dùng mười bốn dòng thơ bộc lộ thái độ phẫn uất trực tiếp của mình đối với định
mệnh khắc nghiệt đang kiềm toa Kiều:
Chém cha cái s ố hoa đào,
G ỡ ra rồi lại buộc vào như chen!
Nghĩ đời mà ngán cho đời, Tài tình chi l ắm cho trời đất ghen!
Bi ết thân chạy chẳng khỏi trời, Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh
Tiếng chửi số phận, chửi đời, oán trời, tâm trạng "liều" trong đoạn thơ ưên cũng là của
Kiều và cũng là của người kể chuyện vô hình