Ít nhiều tâm đắc với suy nghĩ của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn - một người đặc biệt dày công nghiên cứu Nguyễn Khải - về "một công trình nghiên cứu riêng về khảo sát nghệ thuật kể chuy
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
… 0O0…
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
NGUY ỄN KHẢI
Thành ph ố Hồ Chí Minh 11 – 2004
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
… 0O0…
NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ
Thành ph ố Hồ Chí Minh 11 – 2004
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Hội Đồng bảo vệ luận văn:
GS.TS Nguyễn Văn Hạnh Chủ tịch Hội Đồng
PGS.TS Trần Hữu Tá Ủy viên-Người phản biện 1
GS.TSKH Lê Ngọc Trà Ủy viên-Người hướng dẫn
Xin chân thành cảm ơn Khoa Ngữ Văn, Phòng NCKH Sau Đại học
Đặc biệt là GS.TSKH Lê Ngọc Trà, người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, góp ý, tạo điều kiện giúp em hoàn thành được luận văn này
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11-2004
Học viên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Trang 4M ỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN 3
M ỤC LỤC 4
D ẪN NHẬP 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử nghiên cứu 7
3 Ph ạm vi nghiên cứu 18
4 Phương pháp nghiên cứu 19
5 Đóng góp của luận văn 20
6 Kết cấu luận văn 21
CHƯƠNG 1: CHỦ THỂ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUY ỄN KHẢI 22
1.1 Ch ủ thể kể chuyện trong loại hình tự sự 22
1.2 Các hình thức chủ thể kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải 23
1.2.1 Ch ủ thể kể chuyện kiểu "khách quan hóa" với ngôi kể thứ ba 23
1.2.2 Ch ủ thể kể chuyện kiểu "chủ quan hóa" với hình tượng người kể chuyện xưng "Tôi" 40
1.3 Sự “Chuyển cực” rốt ráo đáng chú ý từ ngôi kể thứ ba sang ngôi kể thứ nh ất 78
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUY ỄN KHẢI 90
2.1 Cấu trức trần thuật trong tác phẩm tự sự 90
2.2 Một số mô hình cấu trức trần thuật qua khảo sát bố cục trần thuật và việc t ổ chức điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải 91
2.2.1 Nguy ễn Khải và lối viết truyện nêu vấn đề 92
2.2.2 Nguy ễn Khải và lối tự sự hay rẽ ngang, lồng ghép thành nhiều tầng bậc trần thuật, đặt trong nhiều thời điểm tự sự (kể cả tự truyện) 104
2.2.3 Nguy ễn Khải và lối trần thuật với kiểu lời thoại độc quyền 110
2.2.4 Nguy ễn Khải và những truyện kể mang đậm chất ký với nhiều hồi ức có tính tư liệu 113
Trang 52.2.5 Nguy ễn Khải và lối dẫn truyện bằng đường dây tâm lý - Một sự kế tục
xu ất sắc từ Nam Cao 117
2.2.6 Đảo lộn trình tự thời gian trần thuật 131
CHƯƠNG 3: GIỌNG TRẦN THUẬT CỦA NGUYỄN KHẢI 137
3.1 Gi ọng trần thuật 137
3.2 Gi ọng trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải 138
3.2.1 Giọng điệu mang màu sắc quan niệm duy ý chí của giai đoạn sáng tác trước 1980 138
3.2.2 S ự đa dạng, đa thanh trong giọng trần thuật của Nguyễn Khải từ sau 1980 142
KẾT LUẬN 151
PH Ụ LỤC 154
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 161
Trang 6D ẪN NHẬP
1 Lý do ch ọn đề tài
Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, Nguyễn Khải là một trong những nhà văn được giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao về sức lao động liên tục và bền bỉ Góp mặt vào tiến trình vận động của đời sống văn học dân tộc từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến những năm sau hòa bình, tiếp tục luyện bút trong thời kỳ đổi mới, cho đến nay Nguyễn Khải vẫn không
ngừng tự làm mới mình Không ít nhà văn cùng thời với ông nay đã hoặc đang có ý định gác bút ; không ít hiện tượng một số cây bút trẻ chỉ sau vài sáng tác đã đuối sức
hụt hơi Còn Nguyễn Khải vẫn miệt mài sáng tạo và cống hiến Trên hành trình lao động nghệ thuật của mình, có mặt kịp thời với những thay đổi trọng đại của thời cuộc
xã hội, của đời sống tinh thần - vật chất và ý thức tình cảm của con người, Nguyễn
Khải vừa giữ được những sự nhất quán cần thiết của ngòi bút, lại vừa liên tục vận động, vượt qua cả những lối mòn của chính mình để làm nên một phong cách riêng
biệt, độc đáo, với những đóng góp đáng kể vào diện mạo và thành tựu của văn xuôi
Việt Nam hiện đại
Hơn nửa thế kỷ lao động sáng tạo nghiêm túc và công phu, Nguyễn Khải đã tự
khẳng định mình ở nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký, tạp văn Với
một khối lượng khá lớn tác phẩm từng bước phản ánh kịp thời những nhiệm vụ cơ
bản của mỗi giai đoạn cách mạng và những vấn đề thiết thực của cuộc sống, thành
quả nghệ thuật của Nguyễn Khải đã được khẳng định qua nhiều giải thưởng lớn, mà
có lẽ, Giải thưởng văn học ASEAN 2000 và Giải thưởng Hồ Chí Minh 2000 chính là
những sự công nhận xác đáng nhất, vinh dự nhất
Cho đến nay, tác phẩm của Nguyễn Khải đã thu hút sự chú ý của nhiều thê hệ nghiên cứu phê bình ở các Viện nghiên cứu và các trường đại học Nhưng nhìn chung, việc nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Khải - xét ở góc độ thi pháp học -vẫn còn có phần tản mác, riêng lẻ Đóng góp của ông vào thành tựu văn xuôi Việt Nam
hiện đại chưa được khảo sát thành hệ thống Nếu có, chỉ ở góc độ một khứa cạnh,
Trang 7chẳng hạn : mảng đề tài, giá trị nội dung, một nét nghệ thuật, hoặc cao hơn, về một giai đoạn sáng tác trong đời văn Nguyễn Khải
Ít nhiều tâm đắc với suy nghĩ của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn - một người
đặc biệt dày công nghiên cứu Nguyễn Khải - về "một công trình nghiên cứu riêng về
khảo sát nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự của nhà văn Với khả năng hạn
hẹp của mình, chúng tôi không có tham vọng "dựng" được một chân dung phong cách hoàn chỉnh về một nhà văn lớn của thời đại Xuất phát từ những tìm tòi nghiên
cứu của người đi trước về sáng tác của Nguyễn Khải, vận dụng một số kiến thức về
lý luận văn học và văn xuôi hiện đại Việt Nam lãnh hội trực tiếp trong học tập cũng như từ các tài liệu đọc được, chúng tôi muốn bổ sung, sắp xếp, hệ thống lại các vấn
đề có liên quan đến Nguyễn Khải theo một hướng mới, mong chỉ ra được một số đặc điểm phong cách nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Khải (ở thể loại truyện ngắn), từ đó khẳng định đóng góp đặc sắc của nhà văn vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam Hy vọng với chuyên luận này, chúng tôi có thể góp phần nhỏ vào công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Khải - một gương mặt văn chương vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại
2 L ịch sử nghiên cứu
Không tạo ngay được tiếng vang từ những tác phẩm đầu tay, được viết với tư cách một phóng viên chập chững bước vào nghề văn (từ 1948 đến 1956), phải đến
1956, với Nằm vạ - một sáng tác "có thể chấp nhận được" và Xung đột (2 phần, 1957
- 1960), "người cầm bút" mặc áo lính Nguyễn Khải mới bắt đầu nghiệp văn chương,
thật sự dấn thân vào hành trình lao động sáng tạo nghệ thuật
Sáng tác liên tục, đời văn Nguyễn Khải vừa gắn liền với những bước ngoặc
của lịch sử dân tộc, với mọi mặt vận động của đời sống xã hội và con người, vừa từng lúc đem lại cho người đọc những ấn tượng mới mẻ về một phong cách nghệ thuật ngày càng mang nét riêng biệt, độc đáo Số lượng tác phẩm phong phú, đa dạng của Nguyễn Khải tuy có phần "kén" độc giả (theo nhận định của một số nhà nghiên cứu
và cũng chính là lời tự nhận xét của tác giả), nhưng cũng chính nó đã tạo nên một sức hút đặc biệt đối với giới phê bình nghiên cứu văn học Từ cuối những năm 50 sang
Trang 8những năm 60, Nguyễn Khải đã bắt đầu "làm rộn" các nhà nghiên cứu Từ những năm 70 trở đi, số lượng bài viết, công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Khải ngày càng nhiều Có thể kể tên một số tác giả tiêu biểu đã ít nhiều tìm thấy nguồn
cảm hứng và có tâm huyết với sáng tác của Nguyễn Khải như: Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Phong Lê, Nguyễn Văn
Hạnh, Ngô Văn Phú, Lê Ngọc Trà, Chu Nga, Huỳnh Như Phương, Bích Thu, Đào
Thủy Nguyên, v.v
Tùy cảm hứng tiếp cận, mục đích và phạm vi khai thác vấn đề, các nhà nghiên
cứu đã đề cập đến một số khía cạnh nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn
Khải, với những mức độ đậm nhạt, nhiều ít khác nhau Nhưng nhìn chung, các bài
viết, công trình đã có sự gặp gỡ ở những nhận định về thành công, hạn chế và đóng góp của nhà văn về phương diện này
Một trong những nét nổi trội trong lối tự sự của Nguyễn Khải mà nhiều nhà nghiên cứu cùng đề cập, đó là chất hiện thực tỉnh táo, lối viết sắc sảo, nhạy bén, mang tính chất phát hiện, đã làm nổi bật lên trong làng văn xuôi Việt Nam hiện đại sau Cách mạng tháng Tám 1945 một Nguyễn Khải với "con mắt tinh đời" [37]
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, trong các bài viết của mình, nhiều lần đánh giá cao lối văn có thế mạnh của "cái tỉnh táo sắc sảo mang nhiều tính chất phát
hiện” của Nguyễn Khải [28.4,15] Chẳng hạn ý kiến sau đây của ông :
đặc biệt Đó là một thứ ngôn ngữ trí tuệ, sắc sảo, đánh thẳng vào đối phương không kiêng nể, sẵn sàng phơi trần ra ánh sáng mọi thứ mặt nạ giả dối, một thứ ngôn ngữ
Nhận định về một trong những đóng góp làm nên thành công của Nguyễn
Khải trong các tác phẩm Tầm nhìn xa, Chủ tịch huyện, nhà nghiên cứu Phong Lê,
trước đó, cũng đặc biệt chú ý đến nét sắc sảo đáng quý của nhà văn [69.1] Hàng loạt
ý kiến - trước, sau - của các nhà nghiên cứu đều khẳng định đây là một trong những
ưu thế của Nguyễn Khải : Vũ Tú Nam [75], Hồ Phương [92], Hà Minh Đức [32.1], Phan Hồng Giang [34.1], Song Thành [114], Nguyễn Văn Lưu [70], Lại Nguyên Ân
Trang 9[4.2], Nguyễn Tuyết Nga [77], v.v Nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy nhận định
: "thông minh, s ắc sảo, nhanh chóng tiếp cận đối tượng" chính là "hứng thú riêng
Nhàn, Nguyễn Khải nổi tiếng với "lối văn linh hoạt", mà nhờ đó ông đã thể hiện được ''một phía khác của tài năng là rất tỉnh, không bao giờ chịu là tù nhân của
Một đặc điểm nổi bật khác ở Nguyễn Khải cũng được chú ý đến, là lối viết nêu
vấn đề Chăm chú, tỉnh táo phát hiện và phản ánh hiện thực, mục đích của nhà văn,
cuối cùng, vẫn là vấn đề Từ nhân vật, sự kiện, chi tiết đến xung đột, giải quyết mâu thuẫn trong tác phẩm của Nguyễn Khải đều phục vụ cho việc nêu vấn đề, để qua
đó, nhà văn sẽ khẳng định một chân lý, đưa ra một triết luận về một hiện tượng nào
đó của cuộc sống
Nhà nghiên cứu Thành Duy nhận định : chính cách nêu và giải quyết vấn
đề "không theo lối kể lể, chạy theo sự việc" của Nguyễn Khải đã làm nên "một thành
cũng thấy rằng : Nguyễn Khải "kiên trì lối xây dựng tác phẩm nêu vấn đề " [113.5], văn ông "cốt diễn dẫn ý là chính nên không rậm rạp " [1 13.2], bởi ''điều quan tâm
trước tiên của nhà văn là vấn đề, tất cả những thứ khác đều đứng hàng thứ hai" [113.1,293]
Khai thác chất triết luận trong tác phẩm của Nguyễn Khải, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận thấy Nguyễn Khải "luôn bận rộn và chật ních những vấn đề" [28.1]
; "Ch ất luận đề sẽ nâng cao tầm khái quát của các thể loại văn xuôi, gây một ấn tượng tập trung và tác động mạnh mẽ đến người đọc, tránh được sự dàn trải kể lể theo thời gian và sự kiện" [28.4,246 - 247] Đồng điệu với nhận định của nhà nghiên
cứu Hà Minh Đức về khả năng "giỏi phát hiện vấn đề" [33.3,11] ở Nguyễn Khải, nhà
nghiên cứu Vương Trí Nhàn cũng chỉ ra, thế mạnh của Nguyễn Khải ở chỗ "đặc biệt
[85.4,101], vấn đề là "điểm nhất quán trong tư duy", làm nên chất luận đề đậm đặc
trong tác phẩm của Nguyễn Khải [85.7]
Trang 10Có thể thấy chỗ đồng quan điểm trong việc đánh giá đặc điểm nghệ thuật này ở Nguyễn Khải qua khảo sát thêm hàng loạt ý kiến của các nhà nghiên cứu khác như:
Vũ Quần Phương (tác phẩm của Nguyễn Khải "cớ giá trị khảo luận triết học" [93]) ;
Lê Thành Nghị ( "triết lý là yếu tố đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Khải" [79, 335]) ; Đoàn Trọng Huy ( "ở tác phàm Nguyên Khải, chát chính luận nhiều khi nổi
lên như một thành phần lấn át, nhất là ở những sáng tác từ sau 1975 Rõ ràng là
(Nguyễn Khải có "lối viết khác người", luôn khởi từ vấn đề có chủ định trước [122]);
Nguyễn Hữu Sơn (văn Nguyễn Khải "không màu mè, không thiên về tả trời, mây,
non, nước Bắt đầu vào trang viết là gặp ngay nhân vật, biến cố, sự
Điều đó cho thấy, đây là hai nét đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật tự sự
của Nguyễn Khải, được giới nghiên cứu dành nhiều sự quan tâm
Như một hệ quả tất yếu, nét ưu thế nổi bật nào cũng còn chỗ chưa kín cạnh của
nó Ở những mức độ khác nhau, các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến những hạn chế trong đặc điểm nghệ thuật của Nguyễn Khải
Nhà nghiên cứu Chu Nga có nhận định :
"Đọc Nguyễn Khải đôi khi chúng ta rất thích thú thấy anh quả là thông minh
gì khác nữa, chẳng hạn như một sự say mê, một tình cảm gắn bó, thương yêu nhiều hơn nữa đối với con người", sự "lạnh lùng khách quan" đã khiến nhà văn "tự tước
đời ( ) Tác phẩm anh hấp dẫn chúng ta căn bản bằng những vấn đề, những suy nghĩ
Còn theo nhà nghiên cứu Văn Chinh, thì Nguyễn Khải "cần tỉnh táo hơn trong
phong cách triết lý" [12]
Trang 11Khảo sát thêm nhiều ý kiến khác : Hồ Phương [91], Nguyễn Huệ Chi [13], Nguyễn Phan Ngọc [83.2], Nguyễn Văn Hạnh [39.1 ; 39.2], Vương Trí Nhàn [85.7], v.v , sẽ thấy các nhà nghiên cứu cũng đều ít nhiều đồng tình với các nhận định trên
Dành nhiều tâm huyết với sáng tác của Nguyễn Khải, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã chỉ ra con đường đi vào lòng người đọc theo lối rất riêng của nhà văn :
lối văn "lạnh" lúc đầu thường bị "kêu ca” đã từ chỗ khó tiếp cận, lâu ngày lại trở nên
quen thuộc với người đọc về sự hình thành "một cách viết" [85.7, 246 - 247]
Đa số các ý kiến đều cho rằng, "quen" với lối viết nêu vấn đề và mục đích triết
luận của Nguyễn Khải cũng chính là quen với hiện tượng nhà văn nhiều khi hơi sa
vào "sính tri ết lý" Thậm chí khi cần, ông sẵn sàng "khiến" nhân vật đi theo sự sắp
sếp của mình một cách lộ liễu, hoặc nhanh chóng giải quyết các mối quan hệ sao cho triết luận vấn đề mà mình nhắm tới được thể hiện nhanh nhất, khiến người đọc nhiều lúc bị "hẫng" bởi những hành trình dở dang của nhân vật, hay tính thiếu thuyết phục
của các chi tiết, của cách kết thúc tác phẩm [64 ; 72 ; .] Có lúc nhà văn hăng
hái "thuy ết minh” hộ nhân vật [68] với tư cách "một người chủ đầy quyền lực" [35.1 ;
77], tự cho mình cái quyền "nâng" và "hạ" nhân vật tùy tiện, thậm chí "bỏ" nhân vật
ở "ngã ba đường" [28.1 ; 77 ; 13 ; ] Có lúc nhà văn "lấn nhân vật" của mình [93.1]
bằng cách kể và phân tích nhiều hơn là miêu tả [28.1 ; 79 ; 85.4 ; 113.5 ; ] Điều đó khiến nhiều lúc tác phẩm Nguyễn Khải thiếu sự rung động đối với người đọc [83.1] ;
hoặc gây được chú ý bởi chất triết lý, nhưng lại có "nhiều đoạn trầm và hơi
làm cho tác phẩm thiếu độ "dày", "mọng" cần thiết [4.1], đôi khi còn "nặng nề, thiếu
sinh động" [103]; hoặc có khi vì nặng tính ghi chép nên khái quát nghệ thuật của tác
có lúc trở thành "cái loa phát ngôn" cho tư tưởng nhà văn, [28.1 ; 85.9 ; ], chịu sự
đạo diễn của nhà văn ở mức đủ để phát ngôn cho triết luận đã định trước [70.1], hay
Trang 12để qua đó nhà văn hướng tới "công bố tư liệu" [4.3,160] Vì thế, theo nhà nghiên cứu
Vũ Cao, có một lúc, ở Nguyễn Khải, "cái tinh, cái sắc sảo có nhiều, người ta đọc
vật của Nguyễn Khải, vì thế, có khi "càng lúc càng đuối", chưa thật "thấm", không
"sống" bền [24] Có lúc có những "sứt mẻ đáng tiếc" [35.1] v.v
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, chất "lạnh" , "cái sắc sao đôi khi
đến tàn nhẫn sẵn có" (từ dùng của nhà nghiên cứu Nguyễn Kim - [64]) không phải là
nét bản chất của Nguyễn Khải, bởi nó không có trong cái "tạng" của một nhà văn vốn
rất dễ xúc động, "cớ những phút rất yếu lòng" [85.3, 94] Theo nhà nghiên cứu
Nguyễn Văn Hạnh, cái lạnh lùng của Nguyễn Khải phải được hiểu là cái "lạnh lùng
Khải, nhằm "khách quan hóa sự kiện và nhân vật mà nhà văn miêu tả để gây một tác
động nghệ thuật mạnh hơn” [39.1,58] Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng thì đánh giá
Nguyễn Khải "rất thành công" ở mặt này Nhà văn - trong cách thức xây dựng hệ
thống nhân vật chính - phụ phục vụ ý đồ nghệ thuật của mình, đã tạo ra
những "nét", những "đỉnh điểm" để ""nhân vật chính đưa ra một triết lý bất ngờ
nhằm thỏa mãn trí tuệ người đọc" [26, 371]
Khen, chê cái "tạng" văn chương đặc biệt, khó lẫn của Nguyễn Khải, không ít nhà nghiên cứu cũng đã nhìn thấy sự vận động "càng trở nên gần gũi với đông đảo
Chẳng hạn ý kiến sau đây của nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà : theo thời gian, những thay
đổi của cuộc sống đã khiến Nguyễn Khải ngày càng "uyển chuyển hơn, bên cạnh cái
Một trong những cách tân trong lối trần thuật của Nguyễn Khải là sự chuyển
đổi vai người kể chuyện, vấn đề này tuy chỉ mới được khảo sát ở một giới hạn nhất
định (về số lượng công trình nghiên cứu, mức độ nghiên cứu), nhưng bước đầu, các nhà nghiên cứu đã ít nhiều chú ý đến sự xuất hiện của chủ thể trần thuật "Tôi" ngày càng nổi trội trong những trang viết của Nguyễn Khải
Trang 13Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhận xét : Nguyễn Khải đã công khai đưa
tiểu sử riêng vào sáng tác từ sau 1975, chuyển cực từ "đóng chặt cửa" sang mở cửa
thế giới riêng tư, "tìm cách đưa tất cả cuộc đời riêng, lai lịch riêng lên trang giấy,
trang viết về Hà Nội của Nguyễn Khải sau 1975, nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn
chú ý đến sự "cuốn hút, hấp dẫn' của phương pháp kể chuyện ngôi thứ nhất, "viết về
người thân trong họ hàng hay bạn bè cũng là viết về những khát khao và những được
nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn cũng có nói đến khả năng nhập vai nhân vật "tôi", thuật chuyện thật đa dạng, sinh động của Nguyễn Khải, có khi với tư cách "người chứng
Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình thì chú ý đến Nguyễn Khải một ngòi
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tuyết Nga chú ý đến Nguyễn Khải - người kể các
mẫu chuyện với "sự khác biệt làm nên sự độc đáo cho bút ký, tạp văn” : "Đôi khi,
nhà văn tự biến mình thành một nhân vật tham gia vào câu chuyện đế dẫn dắt, tạo
mà ông đang muốn phê phán" [78, 394]
Nghiên cứu nhân vật "Tôi" trong truyện ngắn Nguyễn Khải từ 1980 đến nay, tác giả Lê Thị Hồ Quang đánh giá : "Nhân vật "Tôi" là một hình tượng khá đặc sắc
"chường mặt" mình trên trang viết" [96,123], với nhiều nét duyên khác nhau
Tác giả cũng chỉ ra "hạn chế không tránh khỏi" qua lối chuyển cực của Nguyễn Khải, nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, "từ cực đoan nọ đến cực đoan kia” [85.5,
112] Theo nhà nghiên cứu Lê Thị Hồ Quang, nó khiến tác phẩm của ông nhiều khi
trở nên "lặp, đơn điệu", khiến lối văn "nhìn nhận, đánh giữ" của ông không phải lúc
nào cũng hợp với mọi tạng người, nhất là với giới trẻ Tuy vậy, tác giả cũng mạnh
dạn đánh giá cao đóng góp của Nguyễn Khải : với việc xây dựng chủ thể
Trang 14"Tôi”, Nguyễn Khải đã có "một sáng tạo đặc sắc riêng" trong việc xây dựng "kiểu
con người tụy thức của văn học giai đoạn mới"
Sự thay đổi giọng điệu văn chương ở Nguyễn Khải là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý Trong đó, một số tác giả, khi khảo sát những chặng đường
văn Nguyễn Khải, vẫn xem Mùa lạc và loạt tác phẩm viết ở nông trường Điện Biên
như một dấu hiệu "chín" của nhà văn, mà bẵng một lúc sau đó, người ta vẫn mong Nguyễn Khải tìm lại được cho mình chất giọng "tha thiết, đắm đuối", "đầm ấm, nhẹ
đọc ngạc nhiên, trước tình cảm say sưa trọn vẹn của một con người "hoàn toàn hòa
Sức hút đôi với giới nghiên cứu văn xuôi tự sự của Nguyễn Khải về phương
diện này chính là ở lối viết vẫn thiên về khám phá, “tóm bắt” một cách tinh nhạy, sắc
sảo, nhưng lại không ngừng vận động qua từng thời kỳ, ngày càng "ấm nóng", "đôn
Nhận xét khái quát về sự chuyển đổi giọng điệu văn chương Nguyễn Khải, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà viết:
của người nhận ra ý nghĩa của thời gian và quy luật của đời sống" [123.2, 22 -23]
Khác một chút trong lối diễn đạt, nhưng cũng cùng sự nắm bắt, cảm nhận, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn viết về giọng văn Nguyễn Khải: ''Một cách nhìn có lui
Theo nhiều nhà nghiên cứu, từ lối văn một giọng với cái nhìn xuôi chiều, phục
vụ cho mục đích triết luận đến lối viết không ngừng khơi gợi đối thoại, Nguyễn Khải
đã có ý thức phối hợp nhiều giọng văn khác nhau Và chính ở đây, ông đã có đóng góp lớn vào việc hình thành “Lối văn hiện đại của thế kỷ XX" trong văn học ta [104,
29]
Trang 15Nhà nghiên cứu Bích Thu cho rằng, ở Nguyễn Khải đã hình thành "lối văn tiểu
miêu tả "bởi sự phức hợp giọng điệu mang nhiều tiếng nối : giọng tác giả, giọng
đan xen, tranh cãi, đối lập" [1 19.1, 122 - 123]
Nhiều nhà nghiên cứu đã "bắt" được những sắc thái giọng điệu phong phú làm nên một phong cách không trộn lẫn ở Nguyễn Khải : vẫn sắc sảo mà vẫn đôn hậu ; hóm hỉnh có duyên ; vừa triết lý tranh biện lại vừa cà kê, tâm tình, chia sẻ ; vừa chiêm nghiệm, thâm thúy, sâu sắc lại vừa pha ngang tưng tửng, châm biếm, cười cợt,
giễu nhại và tự giễu nhại ; ưu thế trong việc chắt lọc lối nói khẩu ngữ khi trang nghiêm trân trọng, khi đôn hậu trầm tư, khi thân mật suồng sã [93 ; 85.5 ; 4.2 ; 14 ;
53 ; l01 ; 119.2 ; ] Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương đã khẳng định, chỉ có giọng
văn đa thanh mới đủ khả năng phục vụ mục đích triết luận, và "Nguyễn Khải có ý
văn "không thể thiếu tính phức điệu” nhờ đó, "nội dung của tác phẩm không bao giờ
tưởng của người đọc" [93.3, 362]
Chú ý đến hiện tượng càng về sau Nguyễn Khải càng có "biết bao khác
những dấu hiệu chuyển biến ở văn xuôi tự sự của Nguyễn Khải : "càng về sau càng
cũng là sự tin tưởng chắc chắn của nhà nghiên cứu Vũ Cao , tin rằng "Nguyễn Khải
để tạo nên những tác phẩm có sức rung động sâu sắc, có nhân vật hoàn chỉnh hơn" [12, 228]
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng nêu ra thêm một đặc điểm làm nên
sự "khác biệt", "không thể trộn lẫn” trong phong cách Nguyễn Khải : khả năng dung
hòa nét "khô", "đơn điệu" ở những đoạn văn sính triết lý bằng cách "xổ giọng phong
Trang 16ngữ này ở trong tác phẩm Nguyễn Khải càng về gần đây càng hơi ít đi, ( ), nhưng
theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Nguyễn Khải - cùng với lớp nhà văn như Kim Lân, Võ Huy Tâm, Vũ Tú Nam, Ngô Ngọc Bội, có thể được coi như lớp hậu duệ,
tiếp bước, duy trì và phát triển truyền thống văn xuôi phong tục Các nhà văn đã khai thác, thể hiện khả năng quan trọng của ngôn ngữ tự sự chủ yếu ở khía cạnh miêu tả ngôn ngữ, xử lý chất giọng địa phương [4.1]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có nhận định về một phương diện văn chương góp phần làm nên phong cách Nguyễn Khải, qua những trang viết về Hà Nội
và những con người của một thời Hà Nội xa xưa “Lấp lánh bụi vàng" : sự chiêm
nghiệm, lịch lãm đã đưa văn Nguyễn Khải tiến đến gần sự "sang" Đó là những trang
viết sang của một người "thích nói chuyện sang, thích nói giọng sang" [74.8, 322]
Nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn thì chỉ ra, "văn của Nguyễn Khải đã tiến gần đến
-cũng ít nhiều đề cập đến phương diện này ở Nguyễn Khải : ngày càng trải đời, tinh
tế, lịch lãm, có những nghiệm sinh sâu sắc từ quá khứ [101,138] Hay với nhà nghiên
cứu Lại Nguyên Ân, văn Nguyễn Khải về sau chuyển sang "giọng găm trầm, tâm thế
Kim Anh thì chú ý đến giọng điệu ngày càng trĩu nặng nỗi nhân sinh của nhà văn [1]
Nhà nghiên cứu Vũ Quần Phương đã tìm ra lối đọc thích hợp với văn chương Nguyễn Khải:
Trang 17"Vế mặt bút pháp thì trước sau Nguyễn Khải vẫn trung thành với mình
chứ khống phải do làm điệu làm dáng mà có Dẫu sao, cho đến hôm nay, tương ứng
chưa bao giờ nó từng cớ" [85.5, 119]
Thấy được đặc điểm vừa nhất quán, vừa có sự đổi thay, phát triển trong lối văn
tự sự của Nguyễn Khải, trong Luận án Tiến Sĩ Ngữ văn 2000 của mình, tác giả Nguyễn Văn Kha cũng có viết : "Cái mới ở Nguyễn Khải không nảy sinh từ chỗ phá
không ngừng đổi mới nhưng cũng hết sức nhất quán" [57, 67 - 70]
Sự nghiệp sáng tác đa dạng, phong phú và quá trình hình thành một phong cách nghệ thuật riêng biệt trong đời văn Nguyễn Khải - nhìn chung - quả đã có một
sức hút mạnh mẽ với giới nghiên cứu văn chương, nhất là ở phương diện nghệ thuật
tự sự Tuy nhiên, điểm qua hệ thống các bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm Nguyễn Khải, đặc biệt là ở phương diện này, theo chúng tôi, thật sự vẫn còn thiếu
một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện, sâu sắc Khảo sát các ý
kiến đánh giá, đóng góp, nhận định của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc
tiếp cận nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Khải trước nay hoặc thiên về bao quát,
tổng hợp, hoặc thiên về một khía cạnh nào đó, ở một dung lượng nhất định Nhưng,
những ý kiến, nhận định trên đều có những chỗ xác đáng, mà từ đó, có thể gợi ra tiếp
những hướng nghiên cứu khoa học sâu hơn về Nguyễn Khải
Kế thừa, học tập, vận dụng và tổng hợp nguồn tài liệu phong phú có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các nhà khoa học đi trước, trình bày những ý kiến riêng của
một lớp bạn đọc Nguyễn Khải trong giai đoạn mới, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự của Nguyễn Khải và phát triển nội dung nghiên cứu này thành một luận văn nghiên cứu khoa học
Trang 18Mặt khác, do Nguyễn Khải là nhà văn có sức viết dồi dào, với hệ thống sáng tác đa dạng, phong phú về thể loại, nên việc nghiên cứu sâu toàn bộ tác phẩm của ông
về phương diện nghệ thuật thật sự đòi hỏi nhiều sự đầu tư công phu Trong giới hạn
khả năng, chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong truyện
ngắn Nguyễn Khải
Nhưng, vì ở Nguyễn Khải, đôi lúc có sự không dứt khoát trong việc xác định
thể loại tác phẩm, đôi lúc ranh giới thể loại sáng tác của nhà văn không được rõ ràng, nên khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Khải, chúng tôi chủ yếu dựa trên các đầu sách
mà trong giới hạn tìm kiếm, có thể có được Trong đó, ngay bản thân các nhà xuất
bản cũng chưa thật dứt khoát, thống nhất trong việc xác định tên gọi hợp lý về thể
loại cho các tác phẩm, là truyện, truyện ngắn hay truyện vừa, chưa kể trường hợp
được biệt loại trong truyện nghề Chẳng hạn, các sáng tác Những người già, Lính
chữa cháy được xếp vào phần tạp văn trong "Truyện ngắn và tạp văn Nguyễn
loạt các tác phẩm khác của nhà văn, như : Chuyện người tổ trưởng máy kéo, Hãy đi
xa hơn nữa, Tầm nhìn xa, Người trở về, Một giọt nắng nhạt, Cái thời lãng mạn, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu, Danh dự, sống ở đời Cho nên, trên thực tế, sự
khảo sát truyện ngắn Nguyễn Khải cũng nằm trong giới hạn tương đối về thể loại, và theo chúng tôi nghĩ, không nên có sự dứt khoát, rạch ròi Có như thế, việc nghiên cứu
sẽ không bị rơi vào phiến diện, gượng ép, mà từ những tác phẩm cụ thể được khảo sát, chúng tôi vừa có thể đưa ra cái nhìn hệ thống hơn về những đặc điểm nghệ thuật
Trang 19riêng của truyện ngắn Nguyễn Khải, đồng thời thấy được sự thống nhất chung, những ảnh hưởng chung trong toàn bộ văn mạch của ông - một trong những gương mặt văn chương đặc biệt không ngừng phấn đấu, dấn thân trên hành trình lao động sáng tạo nghệ thuật, không ngừng tự vượt mình với những cuộc cách tân làm thành những dâu
ấn đáng chú ý của một phong cách riêng biệt, không thể lẫn lộn
Ngoài ra, phục vụ cho mục đích tìm hiểu sự học tập, kế thừa và những ảnh hưởng qua lại giữa Nguyễn Khải với bối cảnh văn chương thời đại và các phong cách văn chương khác, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tiến hành liên hệ, đối chiếu, so sánh sáng tác của Nguyễn Khải với sáng tác của một số tác giả văn học trước - cùng thời và sau ông , như : Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh,
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây :
PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG
Đây là một trong những phương pháp bao trùm trong thi pháp học Nói đến hệ
thống là nói đến chỉnh thể, trong đó có các yếu tố và những mối quan hệ tự thân giữa các yếu tố ấy với nhau Sử dụng phương pháp hệ thống là thao tác cần thiết để xác lập được tính nhất quán trong phong cách nghệ thuật của một nhà văn Bởi vì, những đặc điểm nghệ thuật đưa ra nghiên cứu, khảo sát không chỉ hiện diện trong một vài tác
phẩm riêng lẻ, mà nó trở thành yếu tố bền vững trong suốt một chặng đường lao động nghệ thuật, suốt một đời văn Với Nguyễn Khải, dù có những cách tân đến ngạc nhiên , trước sau ông vẫn giữ được những nét nhất quán trong ngòi bút Trên cái nền ấy,
mới có một Nguyễn Khải không ngừng tìm tòi, làm những cuộc tự vượt mình trong
từng giai đoạn văn học, nhưng không vượt khỏi "cái đường ray nghệ thuật" căn bản
của mình
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi muốn nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải theo hướng khảo sát từng yếu tố của nghệ thuật kể chuyện vào hệ thống chung là nghệ thuật kể chuyện, phân tích những mối quan hệ
giữa các yếu tố đó với nhau, đồng thời, đặt nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn
Trang 20Nguyễn Khải vào tiến trình vận động và phát triển chung của thể tự sự dân tộc của văn học Việt Nam hiện đại sau 1945
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN LOẠI
Khảo sát nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, nhất thiết
phải chỉ ra được những thành công, hạn chế, những sự khắc phục và phát huy của nhà văn trong từng giai đoạn sáng tác Cho nên, sử dụng phương pháp thống kê phân loại, chúng tôi muốn đưa ra được những cứ liệu cụ thể, chính xác trong quá trình nghiên
cứu, nhằm tăng tính thuyết phục cho những vấn đề được trình bày trong luận văn
Các phương pháp trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau và được chúng tôi kết hợp sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này
5 Đóng góp của luận văn
Nói đến nghệ thuật kể chuyện, thì đối tượng là tác phẩm tự sự Với Nguyễn
Khải, văn xuôi tự sự được nhà văn vận dụng vào nhiều thể loại sáng tác khác nhau :
tiểu thuyết, bút ký, truyện ngắn, tạp văn, ở đây, phạm vi quan tâm của chúng tôi được giới hạn trong thể loại truyện ngắn
Tuy góp mặt từ sau 1945 và không có sự phân định thời kỳ sáng tác như các nhà văn Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, v.v , nhưng con đường lao động sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khải cũng có những bước chuyển biến nhất định, gắn liền với những khúc quanh lịch sử của Cách mạng và thời đại Ở mỗi giai đoạn, Nguyễn Khải được bạn đọc và giới nghiên cứu quan tâm, chú ý ở những phương diện khác nhau
Chúng tôi muốn tiến hành khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Khải qua các
chặng đường văn ấy, để qua đó, thấy được rõ hơn độ "chín" của nghệ thuật kể chuyện
Trang 21của Nguyễn Khải ở các chặng sáng tác từ sau 1975 - với những đóng góp, thành tựu,
những thay đổi thi pháp có tính quyết định cho việc hình thành một phong cách nghệ thuật, một trong những gương mặt văn chương đặc biệt của thời đại về sức viết và tinh thần lao động, phấn đấu không mệt mỏi trong sáng tạo nghệ thuật
Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải, chúng tôi không có tham vọng chỉ ra được tất cả những đặc điểm nghệ thuật của nhà văn, mà
chỉ muốn tập trung khảo sát thấu đáo những đặc điểm nổi bật, sở trường độc đáo góp
phần làm nên diện mạo phong cách văn chương Nguyễn Khải, khẳng định vị trí và
tiếng nói riêng, sự phát triển về nghệ thuật và sự trưởng thành của nhà văn trong suốt quá trình vận động của văn học Việt Nam hiện đại từ sau 1945 cho đến nay
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các bình diện sau của truyện ngắn Nguyễn Khải :
-Chủ thể kể chuyện
-Cấu trúc trần thuật
-Giọng trần thuật
6 K ết cấu luận văn
Ngoài các phần : Mục lục, Dần nhập, Kết luận và Thư mục tham khảo, luận văn tập trung giải quyết các nội dung chính sau đây :
Chương 1: Chủ thể kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải Chương 2: Cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải Chương 3 : Giọng trần thuật của Nguyễn Khải
Trang 22CHƯƠNG 1: CHỦ THỂ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUY ỄN KHẢI 1.1 Chủ thể kể chuyện trong loại hình tự sự
Nếu ở tác phẩm trữ tình, tính chủ quan được coi là "nguyên tắc tái hiện và thuyết
nghệ sĩ, thì ở tác phẩm tự sự, tính khách quan đước coi là yếu tố góp phần quan trọng trong việc quyết định sự thành công của nhà văn Bởi, việc phản ánh, tái hiện lại thực
tại đời sống thông qua "một người kể chuyện nào đó" [108, 375], luôn gợi cho người
đọc cảm tưởng về những cái có thật, giống như thật
Dĩ nhiên, cái gọi là "khách quan" của tự sự cũng chỉ được hiểu trong tính cách tương đối Vì suy cho cùng, văn học không nằm ngoài chuyện đời, chuyện người, được nhìn nhận, suy gẫm, bình luận, phán xét, qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Với tự sự, để tăng tính thuyết phục, lăng kính chủ quan đã được "khách quan
hóa" Nói cách khác, đó là "sự thống nhất, biện chứng giữa chủ quan và khách
Khách quan một cách nghệ thuật, tác phẩm tự sự đưa người đọc thâm nhập vào
biển cả vô tận của cuộc sống đang sống đời sống thứ hai của nó, ở những phương
diện, mức độ, quy mô khác nhau Ở đó, người đọc được trò chuyện với người và tự chiêm nghiệm, đối thoại với chính mình
Trong quá trình tiếp nhận văn chương ấy, không thể không nhắc đến vai trò
dẫn dắt rất quan trọng của chủ thể kể chuyện, dù ở bất kỳ hình thức, mức độ nào
Chủ thể kể chuyện là một yếu tố không thể thiếu trong loại hình tự sự Dù được gọi dưới những cái tên khác nhau như : người kể chuyện, người thuật chuyện,
người trần thuật, người dẫn chuyện, thì chung quy, đó vẫn là "chủ thể của lời kể
Với nhiệm vụ kể lại câu chuyện, chủ thể kể chuyện là đường dẫn, nhịp cầu nối người đọc với những chân dung đời sống (con người, sự kiện, ) đã được tái tạo, khái quát hóa từ đời sống thứ nhất
Trang 231.2 Các hình th ức chủ thể kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải
Đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm tự sự, chủ thể kể chuyện không chỉ thực hiện nhiệm vụ dẫn chuyện, mà còn là yếu tố thể hiện trình độ sáng tạo của nhà văn Lịch sử phát triển của văn học (nói chung) và loại hình tự sự (nói riêng) cho thấy, chủ thể kể chuyện "cớ thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác
tự kể về mình, hoặc cùng kể với nhân vật, hoặc trao cho nhân vật quyền tự sự
Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Khải cũng đã vận dụng nhiều hình thức
chủ thể kể chuyện khác nhau
1.2.1 Ch ủ thể kể chuyện kiểu "khách quan hóa" với ngôi kể thứ ba
Hình thức ngôi kể thứ ba (chủ thể kể chuyện vô nhân xưng) được Nguyễn Khải
vận dụng khá đắc lực trong nhiều truyện ngắn của ông, nhất là những truyện được
viết trước năm 1980
Trong lịch sử loại hình tự sự, dạng chủ thể kể chuyện "vô nhân xưng" là hình
thức xuất hiện sớm nhất và hiện diện dài theo các thời kỳ văn học với một tần số cao
Ở ngôi kể thức ba, người kể chuyện - đứng từ điểm nhìn bên ngoài, với vai trò toàn năng - như biết rõ tất cả những gì có liên quan tới câu chuyện : tình tiết, xung đột,
những mối quan hệ, kể cả thế giới nội tâm của nhân vật Có điều, vừa ẩn mình ở đâu
đó trong suốt câu chuyện, người kể "vô nhân xưng" ấy còn tỏ ra mình -ngoài việc
biết và kể lại - tuyệt không có một sự can dự nào trong đó Mặc dù trên thực tế, đó cũng chính là người nắm quyền phán xét, quyết định tất cả mọi vấn đề trong suốt
mạch tự sự Ở dạng này, "người kể thường ít để lại dấu vết riêng của mình, cả về
phương diện nội dung tinh thần và hình thức ngữ pháp của văn bản" [122.1, 149]
Tuy vậy, trong từng thời kỳ văn học, hình thức "vô nhân xưng" cũng được các nhà tự sự vận dụng ở những mức độ khác nhau
Thời kỳ văn học dân gian hình thành, tồn tại và phát triển, nhu cầu khẳng định
tiếng nói tác giả, việc xác định bản quyền cá nhân đối với mọi hoạt động sáng tạo, trong đó có văn học nghệ thuật, không được chú ý Đây là thời kỳ của sự chiếm lĩnh
của ý thức cộng đồng, tập thể trong mọi lĩnh vực đời sống tinh thần và vật chất của
Trang 24người bình dân Cho nên, "vô nhân xưng" trong các truyện kể dân gian - từ những câu chuyện thần kỳ thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá thế giới tự nhiên theo kiểu nguyên hợp, đến những câu chuyện phản ánh các quan hệ xã hội của người bình dân
- có ý nghĩa riêng gắn liền với thời đại ra đời của nó Ở đó, không chỉ đơn thuần là
"ẩn mình", "không để lại dấu vết", mà còn là "tập thể", tập thể kể Sau cái cốt truyện đầu tiên được hình thành bởi một - cá - nhân - nào - đó, thì trong suôi quá trình được lưu truyền, được tiếp tục sống những đời sống khác nhau trong những không gian,
thời gian khác nhau, tác phẩm sẽ được nhiều chủ thể kể Tập thể kể, ai kể cũng được
Đó là quá trình đồng sáng tạo đặc biệt không thể tìm thấy trong văn học viết : tiếng nói cá nhân hòa trong tiếng nói cộng đồng, không có phong cách riêng Nhu cầu thể
hiện tiếng nói của "tôi", dấu ấn của "tôi" không tồn tại, ngay cả khi tác phẩm được người kể thêm bớt, sửa chữa về chi tiết Có điều, người kể nào cũng luôn cho thây
rằng, khoảng cách giữa họ và cái được kể là xa lắm, không xác định được, là "chuyện
đời xưa” với những "ngày xửa ngày xưa, xưa kia, lâu lắm rồi ", ở đó, người kể
không thuộc về cái thế giới mà anh ta đang mở ra trước mắt người đọc, người nghe
Sự ẩn mình như thế vẫn tiếp tục được vận dụng trong lối tự sự thời kỳ trung đại, từ loại truyện thần kỳ đến loại truyện Nôm (khuyết danh hay hữu danh) Mặc dù quan điểm Nho gia ngày càng chiếm ưu thế thống trị, nhưng chủ thể kể chuyện vẫn
ẩn mình rất sâu Khoảng cách không gian - thời gian vẫn tồn tại trong vùng ý thức
của người kể chuyện, so với câu chuyện mà họ ghi lại hay kể ra Ngay cả khi người
kể tỏ ra bức xúc trước một cảnh tình, một vấn đề nào đó, bản thân sự chia sẻ cũng được đặt trong một khoảng cách nhất định Chẳng hạn, khi chia sẻ với cảnh ngộ cô
Kiều trong những lúc "giật mình, mình lại thương mình xót xa” thì chủ thể kể trong
Truyện Kiều vẫn không thuộc về cái không gian "Rằng năm Gia Tĩnh triều
tình đồng điệu với các nhân vật Quán, Ngư, Tiều, những con người tượng trưng cho quan điểm đạo đức và thái độ thương ghét của nhân dân, thì người tự sự vẫn thuộc
một không gian, thời gian khác so với câu chuyện được kể lại : "Trước đèn xem
người ở huyện Đông Thành "
Trang 25Tự sự Việt Nam khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ XX đánh dấu sự giao thoa
giữa hình thức kể "vô nhân xưng" với lối xưng danh "tôi, chúng tôi" Nếu Hoàng
Ngọc Phách, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu gieo sự mới mẻ, lãng mạn của cái "Tôi" trữ tình vào mạch tự sự, phá vỡ cái quy củ, nền nếp khắc khe kiểu "phi ngã" của phong
kiến, thì Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, vẫn tiếp tục lối kể truyền thống với chủ
thể kể chuyện vô hình, đó là chưa kể tới chất giọng đăng đối biền ngẫu vẫn còn vương vân trong mạch tự sự ít nhiều đã đặt chân vào sự vận động hiện đại hóa của cả
một nền văn học Tuy nhiên, trong mạch tự sự có vẻ như hoàn toàn khách quan kia, người đọc đã ít nhiều thấy thấp thoáng bóng dáng người trần thuật Có nghĩa là, cái khoảng cách không ngằn mé giữa người kể và câu chuyện vốn là một thể thức trong
tự sự dân gian, hay sự ẩn mình trong văn học trung đại đã bắt đầu bị công phá Chẳng
hạn, trong truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, chủ thể kể chuyện vô
nhân xưng đã thể hiện rất rõ dấu ấn của mình qua những đoạn văn bày tỏ thái độ bất bình trước sự vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu vô lương tâm, hay sự thương cảm trước tình cảnh thê thảm của người dân trong cơn đê vỡ :
được như thế ? Này, này đê vỡ mặc đê, nước sông dầu nguy, không bằng nước bài
thú, còn ai nghĩ đến mà chẳng động tâm, thương xốt đồng bào huyết mạch !
không chỗ ở, người chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình
Trong tự sự hiện đại, với hình thức ngôi kể thứ ba, dù lời kể có vẻ vô tư, khách quan, câu chuyện vẫn có vẻ cứ thế mà diễn tiến, như tự nó vốn có như vậy, nhưng người đọc đã cảm thấy có một sợi dây vô hình gắn kết toàn bộ yếu tố của mạch tự sự
Trang 26với tác giả, thấy được quan điểm, ý tưởng, cảm xúc, sự trăn trở, mà tác giả ngầm
gửi trong câu chuyện (có khi, lộ hẳn qua các đoạn trữ tình ngoại đề, hay những ý
kiến, nhận định, lời bình giá xuất hiện "vu vơ" trong tác phẩm) Nếu các tác giả
của Những người khốn khổ, Lão Gôriô, hay Chiến tranh và hòa bình, nhiều phen
làm người đọc rung động bởi những đoạn trữ tình ngoại đề, hay phải suy gẫm trước
những ý kiến nhận xét, bình luận chen vào mạch tự sự, thì không ít tác phẩm có
"đẳng cấp" của văn học ta cũng có được khả năng ấy “Vợ chồng A Phủ, Đôi mắt,
chuyện đời, chuyện người được kể, tả "một cách khách quan" và những đoạn trữ tình ngoại đề, ý kiến đánh giá (nếu có), người đọc vẫn nhận ra bóng dáng của người kể chuyện (tinh thần, lập trường tư tưởng, thói quen, những bức xúc tâm lý, )
Bên cạnh những ảnh hưởng từ lối kể truyền thống trong các sáng tác vận dụng hình thức ngôi kể thứ ba, Nguyễn Khải cũng làm được những cuộc tự khắc tạc chân dung mình qua các phương tiện như thế
Với 23 truyện ngắn sử dụng hình thức chủ thể kể này, Nguyễn Khải tập trung vào hai mảng đề tài lớn
Một, là mảng đề tài về phong trào xây dựng nông thôn mới - các nông trường
sản xuất hay các hợp tác xã nông nghiệp Đây là đề tài mà nhà văn tỏ ra khá "mặn duyên" trong giai đoạn sáng tác đầu tiên
Hai, là mảng đề tài về cuộc sống, con người từ sau công cuộc đổi mới, được
phản ánh ở nhiều phương diện : thân phận, ước mơ, tình người, đạo đức sống, nghề nghiệp, những ảnh hưởng gay gắt của thời buổi thị trường,
1.2.1.l Mảng đề tài thứ nhất đánh dấu thời kỳ Nguyễn Khải có dịp thâm nhập
thực tế ở vùng nông thôn, kịp thời ghi nhận, phản ánh những sự thay da đổi thịt của
cuộc sống, con người trong lao động sản xuất, xây dựng đời sống mới sau kháng chiến, từ những vùng nông thôn Công giáo toàn tòng, đến các hợp tác xã tiên tiến
Chùm truyện ngắn : Nằm vạ, Đơn độc, Tầm nhìn xa và Người trở về phản ánh
khá bao quát những khó khăn, thuận lợi của buổi đầu xây dựng đời sông lao động
hợp tác ở nông thôn
Trang 27Trong N ằm vạ (1956), tác phẩm đầu tiên đem lại thành công của bước vào
nghề, mọi biểu hiện tâm lý của mụ Bột, nhân vật chính, bị chủ thể kể "nắm" rất chắc Người đàn bà ấy đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan của cái hành động nằm
vạ, mà những kẻ thúc đẩy giấu mặt lợi dụng danh nghĩa tôn giáo, muốn tấn công vào chính quyền mới trên mặt trận lao động sản xuất, đã dùng mụ để thực hiện Và khi xem chừng tình hình không yên, bọn chúng lặn sâu, tránh mặt, để một mình mụ nằm
đó chịu trận Con người từng "tiếng tăm lừng lẫy, không phải một thôn mà cả năm xứ
cũng biết" với trò nằm vạ kia, lần này bỗng đâm ra lúng túng trước cái diễn biến
không ngờ được, và mong "giá có ai dìu được mụ về thì hay quá, cho nó yên chuyện
đi"
Hay ở Đơn độc (1958), những đấu tranh nội tâm của nhân vật ông Tải cũng
được chú ý khai thác Cực lực chống quyết định vào hợp tác, không cần nhờ vào sức
tập thể, gia đình ông đã phải đương đầu với biết bao khó khăn, vất vả khi làm ăn một mình, mà ngay cả việc dẫn nước tưới tiêu cũng là cả một vấn đề nan giải Trải qua
bao nhiêu ngày đấu tranh nội tâm, rồi rốt cuộc, "vừa ngượng lại vừa hy vọng, tin
tưởng", ông mới quyết định tham gia tổ đổi công của hợp tác xã, tán thành hình thức
lao động tập thể
Truyện ngắn Tầm nhìn xa (1963) giới thiệu với người đọc chân dung Tuy
Kiền, một nông dân chính hiệu trong giai đoạn phát triển nông thôn mới, một con người giỏi tính toán, vừa hết lòng với công việc chung, lợi ích chung, lại vừa ra sức vun vén, thủ lợi cho cá nhân Từng lúc, chủ thể kể chuyện lại đưa đến cho người đọc thêm một thông tin về nhân vật Tuy Kiền có công, là công thần với những chuyện làm ăn thắng lợi của hợp tác xã, nhưng Tuy Kiền cũng có tội - tội vun vén, tư túi Ông từng lem lém kể công và chạy tội, từng đòi từ chức cho "họ" biết mặt, nhưng
cũng chính ông hiểu rằng mình "không thể rời bỏ cái hợp tác xã này", bởi với ông,
tuy đó là của tập thể, nhưng nó cũng là công lao, mồ hôi nước mắt, cái sướng và cái
khổ của ông "gói ghém vào đấy cả" Ông thấy ra cái khác của thời mình và con mình
xưa kia thật thà quá làm sao sống nổi Nhưng nó được sinh ra vào cái thời này thì
Trang 28cần gì phải tính đếm quá nhiều", và chân thành nhờ cậy vào sức mạnh tập thể giúp
ông sửa sai
Cùng đề tài về hợp tác xã Đồng Tiến, nếu ở Tầm nhìn xa, người đọc được làm
quen với chân dung Tuy Kiền, thì ở Người trở về (1963), chủ thể kể đã "dựng" lại
chân dung Khang, một thanh niên trẻ tuổi vừa phục viên Mang theo mình bao nhiêu
sự ấp ủ có tính chất lý tưởng sau những năm trưởng thành trong đời sống quân đội, Khang trở về quê với tâm lý anh sẽ trở thành một nhân vật quan trọng của địa phương, sẽ đề xuất những cải cách quan trọng để xây dựng quê hương Nhưng, có lúc anh đã mang cái cảm giác thất vọng về những con người ở quê mình, về cả Thảo, người yếu của anh Tư tưởng chủ quan và sự vướng vấp của chủ nghĩa cá nhân đã khiến anh có cái nhìn lạc lõng đối với phong trào xây dựng nông thôn, thậm chí có
những đánh giá về người và việc rất sai lệch Và cũng chính anh đã kịp nhận ra thực
tế sôi động, phong phú, không ngừng đổi mới của quê hương mình, để kịp thời trở về đúng với vị trí chiến đấu mới của người lính trong thời bình, để biết nhìn rõ hơn, đúng hơn về làng quê mình, về bà con lối xóm, về vẻ đẹp của tình yêu, của người mình yêu :
hương mình, anh chỉ nghĩ cố những người đã được đi mới có những thay đổi, còn người ở lại trước sau vẫn như cũ, chỉ vì anh mới chỉ nhìn bề ngoài mà chưa biết nhìn cái bên trong"
Người đọc có thể bắt gặp khả năng "nắm chuyện, nắm người" kiểu như thế của
chủ thể kể trong chùm sáng tác có tính chất liên hoàn về nông trường Điện Biên, nhất
là về đội sản xuất số 6 : Mùa lạc, Đứa con nuôi, Một cặp vợ chồng, Anh đội phó và
người thợ mộc, Nguồn vui
Thâm nhập vào đời sống lao động ở các nông trường sản xuất (đặc biệt là nông trường số 6), chủ thể kể không chỉ phản ánh với người đọc về chuyện làm mùa, chuyện thu hoạch, những chủ trương khai hoang, phục sinh những vùng đất chết trong chiến tranh, những chính sách cho người lao động mới, những tìm tòi, cải tiến, sáng tạo hay những cuộc đấu tranh vì lợi ích chung của tập thể (Anh đội phó và người
thợ mộc - 1961, Nguồn vui - 1963), mà còn chú tâm khai thác chuyện con người
Trang 29Đó là chuyện của những con người cũ rũ bỏ cuộc sống bất hạnh, đau khổ,
ngẩng cao đầu đến với không khí lao động dựng xây trong tư thế những người lao động mới Họ bắt đầu cuộc sống mới với cái quyền được tin tưởng, được yêu thương, được mơ ước về hạnh phúc, về mái ấm gia đình Họ đã trải qua biết bao tâm trạng
phức tạp, biết bao sự chuyển biến tâm lý để có thể quên được những ngày cay đắng
đã qua, để vứt bỏ được cái quá khứ đau khổ ám ảnh trong tâm trí , mạnh dạn đến với môi trường sống mới, chân thành và tin yêu,
Trong Mùa l ạc (1959), nhân vật Đào là một người đàn bà lỡ thì, hạnh phúc đến
rồi trôi tuột qua cứ như một trò đùa Lấy chồng sớm nhưng chồng cờ bạc nợ nần trốn vào Nam, đến khi quay về chung sống có được đứa con, thì chồng con lần lượt "bỏ"
chị mà đi Chị đã từng trải qua những năm tháng ngược xuôi, sống mà quên chính mình, không có đau khổ, ký ức và cả ước mơ, nhưng cũng không thể chết được,
bởi "đời còn dài nên phải sống" Chị đến với nông trường sản xuất số 6 với tâm trạng
"con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chần”, muốn rũ bỏ
quá khứ, muốn quên hết những ngày đã qua Nhưng chính ở đây, chị đã được hồi sinh, được sông trong một tập thể với những Huân, Duệ, Lâm, như trong một gia
đình Chính ở đây, hạnh phúc đã mỉm cười với chị, chị đã được "thức tỉnh nỗi khao
khát được yêu đương, khao khát hạnh phúc mà chị cố hắt hủi, vùi nén một cách bất lực từ ngót chục năm trời nay"
Chuyện người tổ trưởng máy kéo (1959) được chủ thể kể mở ra với một không
gian hoạt rộng hơn : tổ máy kéo Cờ đỏ thuộc trạm máy kéo nông trường Điện Biên
do Doãn làm tổ trưởng và những chuyến đi của họ đến các đội sản xuất Trong đó, họ
gắn bó với "xê 6" hơn cả, được mọi người ở đây coi là "con cưng", bởi họ làm việc ở đây nhiều ngày hơn Và cũng bởi ở đây, họ có nhiều điều để nhớ, nhất là với Doãn, anh tổ trưởng trẻ tuổi, đáng yêu Vượt qua những định kiến và sự ích kỷ cố hữu vẫn thường có trong mỗi con người khi nhìn quá khứ của người khác, anh đã kịp nhận ra tình yêu chân thành mà Thoa, người con gái ở đội sản xuất số 6, dành cho mình Cô
ấy không phải là người phụ nữ có thể dễ dãi với bất cứ người đàn ông nào như người
ta vẫn đồn đại, mặc dầu cô ấy đã từng yêu những người đã có vợ (Giao, Lưu), từng
phải chịu đau khổ, chịu nhiều điều tiếng không hay Và anh, Doãn, cũng không phải
Trang 30như anh chàng đội phó Khôi, một cán bộ nông trường tháo vát, thông minh được
việc, có tài, nhưng lại "thiếu lòng yêu thương con người, hình như hắn chưa yêu ai,
chưa tin ai ngoài bản thân" Chính vì đánh giá không đúng về Thoa, cho rằng chị "là
của anh đội phó trẻ tuổi, khỏe mạnh, đẹp trai, chưa vợ là nó đã có thể ngã ngay vào
đức ở chị Tổ máy kéo lại lên đường, hẹn mùa xuân mới trở lại Buổi chia tay bịn rịn hơn mọi lần, nhất là đối với Thoa :
''Thoa quay về đi rất chậm, vừa ngắm nghía những miếng đất in hình mắc xích
vừa cày ở đây không, có còn nhớ đến những người ở đây không và anh sẽ có bao
Trong Đứa con nuôi (1960), bé Tấm là một đứa trẻ mồ côi, cha mẹ hy sinh
trong kháng chiến, đã phải "đi ở cho hết nhà này đến nhà khác", rồi bị đuổi, bị bơ vơ Đứa trẻ mười bốn tuổi ấy "bất cứ việc nào ( ) cũng làm thành thạo gọn ghẽ" và
cũng đã sớm biết tính toán với ý thức tự lo cho mình , không muốn phải nhờ vả người khác :
"Cháu đi ở nhiều nơi rồi cháu biết Bây giờ cháu còn làm được thì nhận là bố
đấy Chú ơi, chú thử hỏi cấp trên xem như cháu thì có được hưởng tiền lương
Từ chỗ thiếu niềm tin với tất cả mọi người, luôn tỏ ra "thủ thế" trước vợ chồng
Cừ và những người ở nông trường, cho rằng "Bác Cừ đưa cháu về cũng là muốn
đầu thây yêu chỗ ở của nó Yêu cái gian nhà nhỏ bé mà nó chiếm một khoảng giường" hồi nào không biết, và không còn né tránh vợ chồng Cừ như trước Nó đã
bắt đầu tìm lại được sự hồn nhiên của tuổi thơ Sự hiện diện ngày ngày của nó trong
Trang 31gian nhà nhỏ đã đánh thức trong lòng vợ chồng Cừ nỗi niềm thèm khát được có một đứa con, được coi nó là con, được chăm chút cho cuộc đời và tương lai của nó
Cùng với mạch tự sự dồn dập những chi tiết, sự kiện, vốn là lối kể quen thuộc
của Nguyễn Khải, những đoạn trữ tình ngoại đề tuy hiếm hoi đã như tăng thêm độ
"nhấn" của chủ thể kể chuyện Đó cũng chính là cách nhìn, quan điểm, niềm tin của nhà văn về một tương lai tốt đẹp cho những kiếp người từng sống không có hạnh phúc, từng bị vùi dập, bị cướp mất cái phần tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, tin yêu ở con người, cuộc đời
Ở Mùa lạc, đó là những sắc màu của hy vọng, niềm tin về một cuộc sông mới
đang từng giờ đổi thay :
"Mùa xuân còn đầy thương tích chiến tranh, cuối hạ, đầu thu nước đã tràn ngập, mùa đông sương giá Một năm đã đi qua Mùa xuân thứ hai đã đến Màu xanh
bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu vàng ưng của khóm đu đủ, mấy con ngỗng
khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi
yêu nhau, và cũng làm cho nhau đau khổ Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi"
Niềm tin ấy rất mãnh liệt, bởi nó được đúc rút từ những kiếp người được đổi đời, biết tin ở cuộc sống mới, có can đảm đi tới và làm lại cuộc đời : "Sự sống nảy
con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước
Ở Đứa con nuôi, đó là những giây phút rung động hôn nhiên của một đứa bé
trước vẻ đẹp của đất trời Điện Biên, sự hồn nhiên tưởng đã mất đi sau những tháng ngày sống côi cút, thiếu tình thương :
Trang 32"Những bụi ké đồng tiền ở dọc đường đã rụng hết lá, chỉ còn để lại trên nhánh
trong đám lá soán non ưng đỏ vì ráng chiều Xa xa những bóng cò trắng lóa, cánh cong như vòng cung bay rập rờn lướt trên màu tím sẫm của dãy núi Khung cảnh
nhiên đã rung động được tâm hồn con bé Tấm"
Bên cạnh đó, Nguyễn Khải còn chú ý khai thác đề tài về cái tốt - xấu, ích kỷ -
vị tha, về sự vươn lên, lý tưởng sống, trong mỗi con người, đối với người khác, với chính mình
Ở hai truyện ngan Đi tới và Một đứa con chét, ngòi bút Nguyễn Khải hướng
sang đề tài khác
Truyện ngắn Đi tới (1958) đưa người đọc đến với một cuộc diễn tập, mà ở đó,
mỗi chiến sĩ như đang thật sự tắm mình trong không khí chiến trận, với những chiến thuật, những yêu cầu kỷ luật quân đội và những kỷ luật riêng của đơn vị Chủ thể kể chuyện dấn sâu cả vào những mối quan hệ đồng đội - bạn bè - cấp bậc giữa những người chỉ huy như Giao (chính trị viên), Ban (đại đội trưởng), Tường (liên lạc), và các chiến sĩ như Tăng, cầu, Quỳ, Trà, Những buồn vui mất mát trong gia đình của Trà, mà nhân vật cố giấu người khác, nhưng không "giấu" được chủ thể kể chuyện, cũng được kể lại với một thái độ cảm thông, quan tâm Nét đẹp của tinh thần đồng đội, của ý chí chiến đấu, của ý thức tổ chức kỷ luật, lý tưởng thời đại nhờ thế đã được tôn vinh qua câu chuyện
Truyện ngắn Một đứa con chết (1959) kể về một chuyến hành hương về đất
thánh xin ơn đại xá tại đền thánh Phú - nhai của những gia đình Công giáo Trong đám người chen chúc qua sông trên một con thuyền, có một đứa bé chừng chín, mười tháng tuổi bị tuột khỏi tay mẹ nó, rơi xuống nước, chết đuối Con thuyền gỗ ọp ẹp, chòng chành, nước cắn mạn vì chở đầy người kia đã không nhận được sự giúp đỡ của
những người ngồi trên một con thuyền cách đấy không xa, "trên khoang còn quá
rộng, có thể chứa thêm hơn chục đứa trẻ nữa" Trên đó, có một cha ngồi đằng
Trang 33mũi, "đang ném con mặt thương xót nhìn sang" Đôi vợ chồng mất con đã trải qua
những mâu thuẫn giằng xé giữa nỗi đau quá sức chịu đựng của người làm cha làm mẹ
với niềm tin hướng về Đấng Cứu Rỗi của họ
Nếu ở truyện ngắn Nằm vạ, chú ý kỹ, vẫn có thể thấy cái nét cười cười vừa
ngụ ý châm biếm, vừa có vẻ thương hại khi mụ Bột hết chịu đựng nổi cơn lạnh, cái
đói, tự "sống" lại, tự bò về nhà lục nồi kiếm ăn trong "cơn tức đã lên đến cổ", thì ở
truyện ngắn này, chủ thể kể chuyện cũng thể hiện sự xót xa kín đáo trước những con
người đi xin ơn huệ tối thượng, những con người mà "trông nét mặt dúm dó của họ
không ai tin được rằng trong giấc ngủ nặng nề kia họ lại có thể mơ tưởng ra một cái
gì đẹp đẽ hơn, cao xa hơn Có lẽ họ chẳng mơ thấy cái gì hết Và khi mà thể xác bị đày đọa nhiều quá thì con người ta cũng chẳng còn có linh hồn"
1.2.1.2.Giữa những trang viết gần như dày đặc hình thức chủ thể kể chuyện xưng danh "tôi" từ 1980 trở đi, Nguyễn Khải vẫn còn chỗ cho những sáng tác tiếp tục
vận dụng ngôi kể "vô nhân xưng" Con số 11/71 tác phẩm cho thấy, đến đây, hình
thức ấy xuất hiện không nhiều và cũng không còn chiếm ưu thế chủ lực so với lối tự
sự chủ quan hóa mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau
Nhưng chính trong 11 sáng tác nói trên, hình tượng chủ thể kể chuyện cũng đã
có nhiều biến chuyển so với trước đó, cũng chính là biểu hiện của sự nhạy bén ở Nguyễn Khải với hơi thở của thời đại, tóm bắt và phản ánh kịp thời những hiện tượng
xã hội nóng bỏng, những thay đổi không ngừng nảy sinh trong đời sống và các mối quan hệ của con người
Cũng là ngôi kể "vô nhân xứng", cũng là chuyện ẩn mình, là biết hết, là nắm
việc nắm người, là lối kể kiểu khách quan hóa, nhưng với các sáng tác giai đoạn này,
đã thấy ở hình tượng người trần thuật độ trầm lắng, sâu sắc, sự chiêm nghiệm, trải đời so với cái chất sôi nổi của buổi đầu "say" lý tưởng thời đại Không còn quanh
quẩn với chuyện làm mùa, khai hoang, vỡ đất, chuyện làm ăn tập thể, chuyện sống và
cống hiến, chuyện đổi đời, , chủ thể kể chuyện ẩn mình giờ đây hướng thẳng vào
cuộc sống - con người với những thay đổi, biến tướng có lúc nghiệt ngã của nó trong
thời buổi thị trường đầy xáo động, để từ đó, khắc tạc thành những giá trị sống Tư tưởng, cảm xúc, diễn biến nội tâm của nhân vật, đến đây, được quan sát, thâm nhập
Trang 34tinh vi hơn, có chiều sâu hơn, có bề dày trải nghiệm hơn Và, trong yếu tố khách quan hóa đã thây rõ hơn dấu ấn quan điểm, lối nghĩ, cách nhìn, những suy tư trăn trở
của nhà văn trước chuyện đời, chuyện người thời mở cửa
Với các truyện ngắn : Một thời gió bụi, Lạc thời, Nơi về, Bạn viết cũ, mảng
thực tế được soi rọi là vị trí và cảnh ngộ của những người cầm bút thuộc về một thời
đã qua Sự đối mặt của họ trước những cơn lốc biến động của thời cuộc và quan hệ xã
hội lại được chủ thể kể chuyện đặt để ở những tình huống, góc nhìn khác nhau, khiến
diện mạo đời sống được tái hiện vào tác phẩm trở nên máu thịt hơn bởi vẻ sần sùi thô nhám, không tô vẽ của nó Nếu ở đây là sự thức thời, tự biết, tự rút lui, tự vỡ lẽ, thì ở kia là sự phẫn uất, không cam tâm Nếu ở đây là sự ngậm ngùi, tiếc nhớ về những ngày tháng cũ, thì ở kia là sự cay đắng trước bản chất tráo trở, đen bạc của cuộc đời,
mà cay đắng hơn, nó "nhiễm" vào cả những quan hệ ruột thịt, khiến người ta đau đớn
Ẩn mình đâu đó trong mạch tự sự, có lúc chủ thể kể chuyện tỏ ra tôn trọng tuyệt đối quy luật khách quan hóa, có lúc lại như không dừng được, đã hè lộ mình khá rõ trong
những trăn trở, suy tư, mang mênh, Người đọc cứ từng lúc, từng lúc lại thấy trong
những tiếng thở dài, hay nỗi đắng cay của nhân vật, như có cả cái dáng trầm ngâm, chiêm nghiệm, sự thâm thìa đến xót xa của nhà văn trước từng mảng hiện thực đang được bóc trần ra đúng với thực tế của nó
Nhân vật Tú trong Một thời gió bụi (1991) là hiện thân của những sự vỡ lẽ vốn
vẫn thường xảy ra trong cuộc sông, nhất là trong thời mở cửa đầy sôi động và phức
tạp Là một phóng viên trong kháng chiến, một người "viết văn viết báo dạy dỗ đủ
điều cho thiên hạ nhưng xem ra cũng ít hiểu đời", Tú từng trải trong quá khứ nhưng
lại thơ ngây trước hiện tại, thức thời nhưng không kịp thời Anh quyết định xin nghỉ
hưu non vì nhận ra mình "đã trở thành vật cản của một dòng chảy, một xu hướng ( )
những người vốn không tự ép mình sống theo "những tiêu chuẩn đạo đức mà anh
nghĩ là phải cớ" Lạc lõng giữa vợ con chỉ biết coi trọng giá trị của đồng tiền, Tú
Trang 35nuôi ý định về sống hẳn ở trong quê Chính ở đây, anh mới vỡ lẽ ra nhiều điều Đây không còn là cái thời buổi nói nhân nghĩa suông, ngay cả người trong họ với nhau
cũng thế Lòng tham của con người thời buổi này biến tướng bởi "ở nhà quê quanh
năm túng đói chỉ thấy có đồng tiền là to thôi", đến nỗi người ta có thể đào bới mồ mả
người chết, "vại cả đầu tiên tổ để lấy vàng" Thực tế trước mắt khiến lúc chia tay trở
về Hà Nội, Tú "cũng chưa có ý định trở về quê trong một hai năm tới" Anh chợt nảy
ra ý nghĩ, "chẳng ra đùa chằng ra thật", là "sẽ xin một chân chạy bàn" cho con, khi
biết chúng nó định mở hàng phở buổi sáng trước vỉa hè Con người vòn vẫn khuôn mình trong lối sống đạo đức ấy, giờ đây hình như đang nhận ra sự lạc lõng của mình trước cách nhìn, lối sống của gia đình, dòng tộc, để sống "tỉnh" hơn, hợp thời hơn
Sự thức thời, tự biết mình còn được Nguyễn Khải khai thác qua hai nhân vật:
trong Người của nghề, nhân vật Tú ý thức được khả năng thực tế của mình, đã chọn
đúng công việc, vị trí mà anh có thể phát huy và cống hiến - là nhà kinh tế hợp hơn nhà văn, cũng như bà Tuất hàng xóm quyết định trở về quê tiếp tục công việc làm
tương truyền thống, thì trong Bạn viết cũ, người đàn ông không tên tự biết cái thời
mình viết được, viết có cảm xúc đã qua rồi, không trở lại được Với Người của
thận trọng vẫn ngớ ngẩn và vô duyên Anh chỉ có thể ngồi im hoặc nói theo ý kiến
Còn với Bạn viết cũ, chủ thể kể chuyện để cho nhân vật vừa tự ý thức vừa nhắc
nhở ý thức ở thế hệ trẻ về sự tiếp nối, kế tục : “Tờ báo của các anh ấy mà, nó gói
Ngược lại, trong Lạc thời (1994), chủ thể kể chuyện giới thiệu với người đọc
về sự nổi loạn và tự vấn, tự trách Ông Trắc - một nhà báo thời kháng chiến - mang
Trang 36nặng trong lòng mình mặc cảm bị lãng quên, đã thành một vị khách không mời, xuất
hiện và "phá đám" trong buổi tiệc của các vị chức sắc địa phương chiêu đãi các nhà văn ở tỉnh về Ông đã trút tất cả sự giận dữ, phẫn nộ ở cái bàn tiệc quan
trọng nhất, và khi tỉnh rượu, ông cứ ân hận mãi về một phút nông nỗi của mình, thấy
mình "tệ hại quá"
Đến với nhân vật ông Vị, một đại tá quân đội về hưu trong Nơi về (1995),
người đọc đối diện trước một thực tế đầy xót xa, chua chát Ông đại tá từng có những năm tháng lãng mạn, hào hùng, tràn đầy niềm vui của một người lính, mà trang viết
và cuộc sống luôn gắn liền với lý tưởng, giờ phải rơi nước mắt, thấy "ớn lạnh" trước
sự tính toán kiểu con buôn của con cái Chúng sẽ bán căn nhà mà quân đội cấp cho ông Chúng chia phần cũng theo kiểu con buôn Chúng "liều lĩnh, phản trắc và lừa
đảo không hề quan tâm tới ai, không thương xót một ai ngoài đồng tiền" Nhìn từ
nội tâm nhân vật, thấm thìa cùng với sự thấm thìa đầy đau đớn của nhân vật, mạch tự
sự gần như nghẹn lại trước một sự tình phũ phàng của cuộc sống, trước hình ảnh
người cựu chiến binh "đang ngơ ngác trước sự đổi thay của thời thế Thắng tất cả
mà chịu thua những đứa con Giải phóng cả nước nhưng về già lại không còn nơi nào để ở"
Đặt những mảnh đời khác nhau vào nghề viết trước những biến thiên của cuộc
sống, con người, dấu ấn quan điểm, tình cảm của Nguyễn Khải - người của nghề - được khắc tạc rõ hơn Người đọc sẽ càng thấy rõ hơn dấu ấn ấy trong những trang
viết theo lối tự sự chủ quan hóa mà chúng tôi sẽ đề cập tới ở phần sau
Ở các tác phàm : Sư già chùa Thắm và đại tá vê hưu, Đàn bà, Ông cháu, Đất
của đời sống
Đất mỏ (1995) cũng nói về sự lựa chọn Nhưng đó không phải là tự ý thức lựa
chọn vị trí thích hợp, để có thể phát huy tài năng thực sự như ở Người của
đời sống và tương lai không có ánh sáng của người thợ mỏ Lấy câu chuyện cụ thể từ
một gia đình công nhân mỏ, cái gia đình quanh năm "im lặng và buồn", chủ thể kể
chuyện lần lượt "soi" vào tâm trạng từng nhân vật, từ ông bố quanh năm bị bệnh
Trang 37suyễn hành hạ cùng bà vợ quanh quẩn chuyện bếp núc, lợn gà, đến Tùng, người con đẹp trai, khỏe mạnh nhưng hẩm hiu đường vợ con Trong sự kéo dài buồn buồn của
mạch chuyện, trong cái không gian mờ tối, lặng lẽ của ngôi nhà và những con đường đất mỏ, người đọc thây hiện lên thấp thoáng bóng dáng những số phận, những cuộc đời hẩm hiu, cũng thấy hiện lên tháp thoáng nét ngậm ngùi, thông cảm, sẻ chia của người cầm bút
Ở truyện ngân Ông cháu (1992), sự lựa chọn được đặt liên với sự hy sinh:
chọn lựa đất sống và hy sinh cho nhau trong cuộc sống Ông giáo nghèo góa vợ chọn
việc nghỉ dạy để chăm sóc đứa con trai trở về từ chiến trường với căn bệnh mãn tính Trong suốt mạch kể tưởng chừng hoàn toàn khách quan, thái độ người kể vẫn hiện lên rất rõ, qua những dòng tự sự về cảnh ngộ rơi nước mắt của ông giáo nghèo lúc còn ở trong quê :
"Ở quê một ngày chỉ được ăn một bữa trưa khoai ngô độn chút gạo hoặc ngô
bung ăn với hoa chuối luộc chấm muối Toàn là những thứ khó ăn với người già Bữa
ăn nào ông nó nuốt cũng nghẹn, hết nghẹn lại nấc, mặt tím bầm, nước mắt ứa ra giàn
Chất nhân sinh sâu sắc của hình tượng người kể chuyện, đến Luật trời (1998)
lại được khai thác từ phía khác của đời sống con người, với một chút dáng nét tâm linh Đó là sự dằn vặt của tòa án lương tâm trước quá khứ tội lỗi của một đứa con trót
giết cha, dẫu chỉ là ngộ sát, là phản xạ tự vệ, tự nhiên, chống đỡ trận đòn roi khủng khiếp từ cơn thịnh nộ của người cha, một hung thần đối với chính vợ con mình Y -
con người ấy, luôn sống trong sự phán xét của lương tâm, bởi "luật người thì xử nhẹ
nhưng luật trời vẫn xử đúng tội, tội lăng trì ( ) không hành hình một lần mà mỗi ngày róc xương xẻ thịt một chút" Y - con người ấy, đã từng trốn chạy hạnh phúc Và
ngay cả khi đã có một gia đình, được vợ con yêu thương, vẫn tiếp tục tự hành hạ mình bởi những ám ảnh nặng nề của ký ức Sự ra đi âm thầm của nhân vật-một lựa
chọn với ước nguyện hóa giải nghiệp chướng - tuy không phải có lối kết thúc thẳng đến cái chết như Nam Cao dành cho nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên, nhưng hình như cũng ngầm mang trong đó tiếng kêu cứu xót xa của người kể chuyện,
Trang 38mà cũng chính là của tác giả, trước bức tường thành định kiến vốn vẫn tồn tại dưới
những biến tướng khác nhau trong đời sống con người, nhất là với những người từng
tay trót nhúng chàm, đang khao khát được làm lại cuộc đời
Ở Đàn bà (1995), hiện thực được phản ánh là chuyện thói đời, lòng người: chuyện một người chồng bị phản bội, chuyện một người vợ chung thủy, dũng cảm đối mặt trước nguy hiểm để cứu chồng
So với những trang tự sự kể về số phận, đường đi tới tương lai của những
mảnh đời vẫn được Nguyễn Khải chăm chút trong các truyện ngắn trước đây (Mùa
hướng cuộc đời, chuyện tình yêu, hạnh phúc, thân phận, kiếp người, ở một số truyện vừa điểm qua đã được nhà văn nhìn từ góc độ đời thường nhất, thực tế nhất Không hề có sự lên dây cót của quan điểm, lập trường, lý tưởng Cách đối mặt với
thực tại như thế, đã góp phần đánh dấu bước ngoặt trong hành trình lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn
Sư già chùa Thắm và đại tá về hưu (1993) là sáng tác mà nội dung tự sự liên
quan đến nhiều vấn đề có tính tư liệu lịch sử xác thực Mạch hồi ức được lần lượt đặt vào lời kể của hai nhân vật: vị sư già chùa làng từng hoạt động trong phong trào Phật
giáo yêu nước, đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm và ông đại tá đã "rửa tay gác
nhân chứng lịch sử gặp nhau bởi nhiều nguyên nhân đưa đẩy, mà theo chủ thể kể chuyện, họ "càng trò chuyện càng thấy tiếc đã gặp nhau quá muộn, dẫu rằng họ rất
nhìn trân trọng của vị sư già, một người suốt đời vẫn khắc khoải trên bước đường tìm
kiếm cái "Chân Như” nhân cách sống của nhân vật ông đại tá về hưu đã được "tạc"
nên thật đẹp:
chiền chẳng qua là ngón tay chỉ cho chúng sinh thấy con đường giác ngộ Đã thấy đường thì nên quên ngón tay chỉ Ông là một chiến sĩ tung hoành trong máu lửa gần
Trang 39một đời người mà không mắc sát nghiệp Ông ở trong bộ máy quyền lực củng rất lâu
như trẻ thơ Cái tâm xả của tôi không thể bằng được ông, ông Hai ạ Tôi là người
tháng để tâm mình khởi lên lúc tham dục, lúc sân hận, lúc si mê, dẫu đã được nhìn
Hai nhân vật được soi vào nhau, để mỗi người đều nhận ra cái quý giá của một
cuộc gặp gỡ, quen biết, dẫu muộn mằn, nhưng đã giúp họ "hiểu thêm một chân trời
Truyện ngắn Quê ngoại (1995) hướng người đọc vào mối quan hệ dòng tộc
giữa những đổi thay, biến động của thời cuộc Láng máng trong một vài chi tiết truyện, lại như thấy có dáng nét tự truyện của tác giả, dẫu đây là truyện được kể ở ngôi vô nhân xưng Những hồi ức vui buồn trong quá khứ dòng họ, gia đình nhân vật
Tú được chọn là cái nền, để từ đó, đẩy lên hiện diện trong suốt mạch tự sự là nét đẹp
của lối sống tình nghĩa giữa các nhân vật, nhất là những người cùng họ ngoại Tác
phẩm không mang nét buồn buồn thương cảm hay trải nghiệm sâu sắc như các truyện
ngắn đã giới thiệu qua, mà ở đây, hòa lẫn giữa các chi tiết tự sự, thấy có nét đôn hậu, bao dung , ân tình
Nhìn chung, 23 truyện ngắn sử dụng hình thức ngôi kể vô nhân xưng không
phải là nhiều so với tổng số 88 tác phẩm được khảo sát Nhưng ngay trong các sáng tác này, Nguyễn Khải cũng đã cho thấy sự vận động nghệ thuật và độ "chín" của người cầm bút, qua việc xây dựng hình tượng người kể chuyện Từ việc định hướng
giải quyết đề tài, đến việc khai thác cốt truyện, dẫn dắt mạch tự sự, khắc họa hình tượng nhân vật, người kể chuyện "vô nhân xứng" ngày càng chứng tỏ bản lĩnh thâm
nhập thực tế, khả năng thẩm thấu vào thế giới bên trong của nhân vật Và hình như, chính khả năng "thấm" thực tế, "thấm" chuyện đời, chuyện người ấy ở Nguyễn Khải
Trang 40đã làm nến một ngòi bút ngày càng đôn hậu hơn, bao dung hơn, ân tình hơn so với chính mình trước kia
Sự phát triển và đổi mới ấy, có lẽ sẽ được nhận diện rõ hơn khi chúng tôi khảo sát thế giới người kể chuyện xưng "tôi" của Nguyễn Khải
"Tôi"
Chiếm số lượng "áp đảo" so với 23 sáng tác có ngôi kể "vô nhân xưng", 65 sáng tác sử dụng ngôi kể thứ nhất là một trong những hiện tượng đáng chú ý trong sự
vận động của hình thức ngôi kể ở Nguyễn Khải
Khi ý thức cá nhân của con người thời đại ngày càng định hình, phát triển, nhu
cầu khẳng định yếu tố con - người - cá - thể trong đời sống chung của con -người - xã
- hội ngày càng rõ nét, thì ý thức "cá thể hóa hoạt động sáng tạo" (Lê Ngọc Trà)
cũng ngày càng mạnh mẽ Tự sự phát triển, hình thức chủ thể kể chuyện, vì thế, cũng ngày càng mang nhiều dạng vẻ phong phú Nhà văn, hoặc đứng ra cầm trịch, trực tiếp điều động toàn bộ mạch tự sự, hoặc phó thác, trao quyền tự sự cho nhân vật, hoặc cùng kể với nhân vật
Nhìn chung, ở tự sự hiện đại, dù ẩn thân hay xuất hiện, là một người kể hay nhiều người kể, các dạng thức khác nhau của chủ thể tự sự đã góp phần khẳng định
sự phát triển của nghệ thuật tự sự, đồng thời góp phần định hình những chân dung
sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ
Từ dòng chảy của chủ nghĩa lãng mạn đến đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực (khởi phát từ văn học phương Tây mà văn học Việt Nam chịu những ảnh hưởng nhất định), ngôi kể thứ nhất (tôi, chúng tôi) ngày càng được chú ý sử dụng Đặc điểm hoàn cảnh xã hội và những biến động lớn của nó đã tạo nên những cú va đập mạnh vào tình cảm, ý thức của con người, nhất là người nghệ sĩ, khiến nhu cầu được thể
hiện, tự thể hiện bộc phát mạnh mẽ Những nhà văn giàu năng lực và bản lĩnh sáng
tạo luôn có ý thức làm mới mình, vượt thoát và tự vượt thoát khỏi những lối mòn nghệ thuật trong quá trình tự hoàn thiện không có dấu chấm cuối cùng Trong những quá trình tự vượt thoát ấy, yếu tố truyền thống vẫn không mất đi Có điều, ý thức phát