Nguyễn Khải và lối viết truyện nêu vấn đề

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 92 - 104)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1.Nguyễn Khải và lối viết truyện nêu vấn đề

Đây là biểu hiện dễ nhận thấy nhất trong cách kể chuyện rất đặc biệt của Nguyễn Khải. Hầu hết trong các sáng tác của mình (80/88 tác phẩm), nhà văn đều bằng cách này hay cách khác, hướng tới việc nêu vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau.

Nhiều nhà nghiên cứu phê bình có nhận xét giống nhau : sáng tác của Nguyễn Khải luôn chật ních những vấn đề, và do chỉ chủ tâm nêu vấn đề mà nhà văn không "kết" với lối kể hoặc chạy theo sự việc hoặc thiên về miêu tả [22 ; 28.1 ; 28.4 ; 33.3;39.3 ; 39.2 ; 53 ; 85.4; 85.7 ; l01 ; 113.1 ; 113.2 ; 113.5 ; 122 ; v.v...].

Hướng vào cách viết nêu vấn đề, nên lối tự sự của Nguyễn Khải thiên về kể hơn tả. Việc chăm chú quan sát, nghiền ngẫm từ nhân vật đến các sự kiện, tình tiết, các mối quan hệ của nhân vật, cả các mâu thuẫn, xung đột và giải quyết mâu thuẫn,... đều nhằm phục vụ cho cách viết nêu vấn đề của nhà văn. Cho nên dễ thấy ở Nguyễn Khải, sự khởi đầu và kết thúc một mạch tự sự, cho dù ở hình thức nào, cũng thường

hướng đến hình thành một triết luận, một chân lý nào đó có liên quan đến đời sống con người, sự vận động của thời đại xã hội.

Chẳng hạn trong Tầm nhìn xa, kể về nhân vật Tuy Kiền và cái Hợp tác xã Đồng Tiến, về những vấn đề rắc rối xoay quanh Tuy Kiền và những tính toán thiệt hơn của ông ta, một người vừa giỏi lo cho chuyện chung của Hợp tác xã trong việc đối thoại làm ăn với bên ngoài, vừa khéo lo chuyện tư riêng cá nhân, Nguyễn Khải đưa ra triết lý về ý thức tự phê ở mỗi người:

"Người lãnh đạo tự cải tạo mình không chỉ theo cái yêu cầu của ngày hôm nay,

mà còn phải theo cái yêu cầu của ngày mai, cho nên người nhìn hẹp họ tự phê bình

theo cách khác. Một người thì xét mình để đối phó với tình tình hiện tại, còn một

người thì xét mình để thích ứng được với xã hội tương lai. Chỉ riêng trong sự tự phê bình cũng biểu lộ những nhân cách khác nhau".

Hay trong Nắng chiều, kể chuyện bà chị họ - chị Bơ - đi lấy chồng và cái hạnh phúc tuổi già của những con người còn được cơ may gặp gỡ nhau, nhà văn thốt lên đầy cảm kích : "Chỉ có cái tâm tốt của con người mới làm nảy nở được những cái

mầm yêu thương đang bị thui héo ở đâu đó".

Và có lẽ, cũng cần nên nhắc đến cái triết lý hết sức sâu sắc đã được Nguyễn Khải đúc rút từ chuyến đi thực tế ở nông trường Điện Biên, trong truyện ngắn Mùa lạc, cái triết lý liên quan đến sức mạnh hồi sinh của sự sống trong mỗi con người mà cuộc đời tưởng như đã chết : "Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ

những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới,

điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy".

Gần như ở mỗi một truyện ngắn, Nguyễn Khải chăm chú kể sao cho cái vấn đề mà nhà văn nhắm tới được nêu bật lên. Ngay trong truyện Nằm vạ, tác phẩm đầu tay với lối kể hết sức đơn giản, Nguyễn Khải cũng đã kịp gửi vào đó một vấn đề mang tính thời sự : âm mưu của những kẻ phản động đội lốt tôn giáo đang tấn công vào công cuộc làm ăn hợp tác của chế độ mới và sự thất bại của chúng. Hay trong Đơn

độc, nhà văn cũng nêu được một vấn đề nóng bỏng của những năm đầu xây dựng

Chính vì chủ ý hướng tới việc nêu cho được một triết lý, một vấn đề nào đó của cuộc sống - con người, nên những truyện có kiểu kết thúc có hậu, tốt đẹp mang hơi hướng cổ tích trong sáng tác của Nguyễn Khải như : Mùa lạc, Một bàn tay và chín

bàn tay, Bố con, Đứa con nuôi,.. .không nhiều. Không ngừng lại ở những kết thúc

trọn vẹn, tròn trịa : con người được đổi đời, gia đình được sum họp, trong mất mát con người ta vẫn còn cơ hội tìm thấy tình yêu và hạnh phúc,... hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khải đều đi theo lối "mở" của văn xuôi hiện đại - ấn tượng không có kết thúc.

Điều chúng tôi muốn chú ý ở Nguyễn Khải là kiểu kết thúc "mở" rất riêng trong một số truyện ngắn của nhà văn : nhân vật và những ... ngã ba đường. Trong những truyện này, nhà văn thường gây "hẫng" cho người đọc bởi lối kết thúc rốt ráo bất ngờ mà có khi người đọc chưa được chuẩn bị tâm lý để đón nhận. ở lối kết thúc "mở" của tự sự hiện đại, việc dự đoán những sự kiện tiếp theo có thể xảy đến, hoặc tương lai của nhân vật thường được người cầm bút đặt trong một khoảng gợi liên tưởng đủ rộng cho sự đoán định của người đọc. Còn ở Nguyễn Khải, nhiều trường hợp nhà văn chấm hết câu chuyện hình như không theo mạch phát triển của tình tiết, quan hệ, mà là theo kết quả của việc nêu vấn đề. Khi vấn đề chủ định sẽ "nói" trong truyện đã được nêu ra, khi triết lý đã được phát biểu, nhà văn chủ động "cắt" mạch kể theo kiểu toàn quyền, khiến nhân vật và cả người đọc cùng ... ngơ ngẩn trước cảnh nhân vật bị "bỏ rơi" đột ngột ở những ngã rẽ của số phận, của đời sống.

Chẳng hạn, xây dựng hình tượng nhân vật Tuy Kiền (Tầm nhìn xa), để phản ánh hiện tượng những con người thuộc lớp cũ còn nặng mang tư tưởng cá thể khi đi vào con đường làm ăn tập thể, Nguyễn Khải đã "dẫn" nhân vật qua hàng loạt sự kiện, tình tiết mà kết thúc câu chuyện nhằm chứng minh cho tính đúng đắn của con đường làm ăn tập thể. Nhưng rõ ràng, người đọc không thể thỏa mãn với cách kết thúc của câu chuyện, khi mà vấn đề Tuy Kiền vẫn chưa thật sự ngã ngũ. Ông ta sẽ tốt hơn lên, hay vẫn cứ tiếp tục trở lại với những sai phạm cũ? Người đọc có quyền nghi ngờ điều ấy, bởi một chi tiết trong truyện - sau một cuộc họp, được anh em góp ý, Tuy Kiền đã chân thành nhận khuyết điểm, nhưng vừa ra khỏi cuộc họp, ông ta đã lập tức nhận lời

"chạy" hộ cho anh em công nhân ở lò ngói một món chè... nhiều hơn hẳn yêu cầu của họ.

Trong Làng của danh nhân (1991), Nguyễn Khải bố trí truyện thành ba phần. Hai phần đầu với hơn năm trang truyện, nhà văn dành giới thiệu về hai làng Bồng - Báo và những nhân vật lịch sử của một thời đã qua (đặc biệt là chuyện về hai nhân vật chống Pháp - ông Nghè Tống và ông Đề Điếm), còn một phần Nguyễn Khải dành cho cuộc gặp mặt với hai nhân vật Hưng và Vinh. Họ là hai thương binh, cũng là những người thuộc lớp hậu duệ, thuộc "dòng dõi thế gia". Chỉ có hai trang truyện với ba lời thoại của nhân vật, Nguyễn Khải đã kể thật gọn chuyện tiêu cực xảy ra ở địa phương, chuyện Hưng và Vinh đâu tranh chống tiêu cực bị trù dập. Họ vừa mong được nhà báo giúp sức, lại vừa không dám đặt trọn lòng tin ở vai trò của báo chí. Họ vừa muốn đấu tranh, lại vừa sợ vì chuyện ấy mà phải bị khai trừ Đảng, "vào Đảng

trong bom đạn, ra Đảng chỉ vì mẹo vặt của mấy anh ăn cắp thì uổng quá". Nhà văn

đột ngột để cho nhân vật Hứng cất lời thoại, vừa tự nhận mình hèn, vừa tự bào chữa cho mình, và cũng là để cắt câu chuyện tại đó :

"Sơ với các cụ thời xưa ở làng này thì bọn tôi như hèn đớn hơn, nhợt nhạt hơn

có phải không ? Thật ra không đến nỗi thế. Cụ Điếm mới đánh Pháp có một trận đã

bị bắn lủng ruột, còn tôi đánh Mỹ cả trăm trận trong suốt mười năm chỉ bị thương

vào trận cuối. Không dám nói là hơn người xưa nhưng cũng không thể bảo là kém.

Chẳng qua cứ lúng túng ném chuột sợ bể lọ nên mới phải nhẫn nhục cho tới bây

giờ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người đọc, từ lời trần tình của nhân vật, không hề được dẫn tiếp một thông tin nào để có thể đoán ra cái hồi tiếp theo có thể xảy ra ở nơi ấy, rằng họ có đứng lên vạch trần nạn tham ô không, hay là cứ nhẫn nhục chịu đựng để không bị khai trừ Đảng oan uổng ? Trong khi nhà văn trước đó đã kịp phản ánh sự bức xúc của mình về

cái "tẻ nhạt, tầm thường" của lớp hậu sinh so với những truyền thông tốt đẹp của cha

ông họ.

Hay trong Năm tháng đã qua đi (1989), chuyện anh Tạo được nhà văn kể khá gọn trong 4 đoạn truyện cũng ... rất ngắn gọn : kỳ tích của nhân vật trong chiến đấu, cách sống cứng cỏi không nhờ vả ai,... Sang đến đoạn truyện thứ năm - cũng là đoạn

cuối cùng, câu chuyện được kể lùi lại hai mươi lăm năm sau, và cuộc gặp gỡ diễn ra không phải giữa chủ thể "tôi" với anh Tạo, mà là với Lập - con trai anh. Tác giả vẫn chỉ chăm chăm vào tình tiết, không ngừng lâu chút nào cho tâm trạng đầy xúc động của nhân vật "tôi", mặc dù qua cách kể của nhà văn, rõ ràng là nhân vật đang rất xúc động khi tìm gặp lại gia đình anh Tạo và được biết anh đã mất. Mạch chuyện ở đoạn cuối chuyển rất nhanh từ cái nhìn của Lập vào "tôi", cái nhìn "đăm đắm (...) đến là

khó chịu" sang nụ cười cởi mở khi nghe "tôi" ngỏ ý tạ lỗi với người đã khuất. Và rất

nhanh, bên cạnh nhân vật "tôi" đang xúc động trước bàn thờ anh Tạo, tác giả đã "giao" cho nhân vật Lập kết thúc câu chuyện bằng một lời nói rì rầm : "Tội nghiệp bố

cháu. Mấy năm cuối ông ấy buồn lắm, thỉnh thoảng lại nhắc đến chú. Chắc là bọn

cháu cũng cố lỗi nhiều". Dung lượng câu chuyện và cách kết thúc vội vã của nhà văn

chừng như không vừa sức tải với tên truyện vốn gợi cho người đọc một cái gì đó lẽ ra nên có nhiều hơn nữa những dòng tâm trạng hồi cố, so với cái mà nhà văn đưa đến với người đọc.

Ở một số truyện ngắn khác : Hoa cỏ may, Ngôi chùa các chị, Người mơ mộng,

Người gặp hàng ngày, Chuyện tình của mỗi người, Đàn ông,... nhà văn không hẳn bỏ

nhân vật giữa chừng. Người đọc vẫn có thể lờ mờ hình dung tiếp theo cái mạch tự sự mà nhà văn đã vạch ra. Nhưng chính là do tốc độ kể có khi nhanh quá, chỉ có người và việc, và sự kiện dồn dập, ít ngừng lại để cho nội tâm hiện diện, mà nếu có nội tâm, thì cũng khai thác rất nhanh, rất gọn, theo kiểu dồn nén thông tin, thường là do nhà văn chủ động "đọc" hộ nhân vật rồi giai mã. Người đọc vì thế, chưa có sự chuẩn bị tâm lý để đón nhận cách "đóng" câu chuyện của Nguyễn Khải.

Một điều không thể phủ nhận, gắn bó cuộc sống và trang viết với từng giai đoạn thay đổi của đất nước, xã hội và con người, ngòi bút Nguyễn Khải đã từng lúc tập trung khai thác những sự kiện giàu tính thời sự. Và từ những sự kiện lớn có tính mấu chốt của từng thời kỳ, Nguyễn Khải lại mở ra nhiều vấn đề liên quan, linh hoạt và phong phú.

Những năm 60, tập trung phản ánh phong trào xây dựng quê hương mới và hàn gắn vết thương chiến tranh, ngòi bút nhạy cảm của Nguyễn Khải đã phát hiện ra hàng loạt vân đề : cuộc sống mới từng ngày từng giờ đang được dựng xây, tình yêu và

niềm tin vào sự đổi thay của số phận con người, những quan hệ đạo đức mới xã hội chủ nghĩa liên quan tới tình thương và trách nhiệm giữa con người với con người, những thuận lợi và khó khăn phức tạp trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới - con người mới, những phẩm chất mới sinh thành và những cái xấu - cũ - lạc hậu - tiêu cực - thói vị kỷ,...vẫn còn tồn tại như một thách thức. Ngòi bút nhà văn đã phanh phui, phản ánh từ nhiều phía khác nhau, với thái độ khi thì ngợi ca, tin tưởng, khẳng định, khi thì công kích, phê phán,... Đặt sự trân trọng cảm thông và chia sẻ vào bé

Tấm (Đứa con nuôi), Đào (Mùa lạc),... hay gửi gắm niềm tin và khát vọng vào

Nam (Hãy đi xa hơn nữa), Cừ (Đứa con nuôi), Doãn (Chuyện người tổ trưởng máy

kéo),... Nguyễn Khải cũng thẳng thắn đặt vấn đề : cần nhìn thấu, phân tích rạch ròi

những tư tưởng xấu rơi rớt, cản trở sự tiến bộ của đạo đức xã hội chủ nghĩa ở mỗi người. Nhà văn chân thành phê phán những người vừa có tài năng, có tinh thần tháo vát trong công việc chung, nhưng lại vừa giỏi tính toán thiệt hơn, tư túi, vị kỷ như : Giao (Một cặp vợ chồng), Khôi (Anh đội phó và người thợ mộc), Tuy Kiền (Tầm nhìn xa), ...

Từ sau 1975, thêm nhiều dịp được đi và viết, có nhiều hơn những cơ hội đặt chân lên nhiều vùng đất của Tổ quốc, tiếp xúc với những con người cụ thể trong môi trường sống mới đang từng lúc thay da đổi thịt đến chóng mặt, ngòi bút đầy nhạy cảm của Nguyễn Khải như được dịp thỏa sức tung hoành trong một không gian hiện thực rộng lớn hơn, hứa hẹn nhiều vấn đề mới mẻ hơn. Như chính Nguyễn Khải từng tự nhìn nhận lại trên báo Văn nghệ xuân Nhâm Ngọ 2002 :

"Tôi không thích nhân vật chỉ đơn thuần một chiều. Tôi muốn nhân vật của

mình lớn lên trong dằn vặt, mâu thuẫn để đến với chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Nhưng trong thời chiến, giữa lúc cả nước đang lao vào cuộc chiến tranh giải phóng

dân tộc, mình không thể viết như thế được. Vì vậy, để khai thác những nhân vật nội

tâm, nay tối phải chuyển hướng sang đề tài khác".

Và Nguyễn Khải đã thật sự có nhiều cơ hội để nhìn lại những ngày tháng đã qua, nhất là phát hiện thêm nhiều điều mới mẻ của cuộc sống, chuyển đến người đọc những trang văn mang đậm chất thời sự nóng hổi của hiện thực.

Những thay đổi tận gốc rễ của đời sống chính trị - xã hội miền Nam từ sau ngày thống nhất đất nước, từ giai đoạn bao cấp cho đến thời kỳ mở cửa đã dẫn đến biết bao sự đổi thay trong suy nghĩ và tình cảm của mỗi người. Hàng loạt vấn đề đã được Nguyễn Khải "lật" ra trong trang viết : thắng lợi của cách mạng trong nhận thức - tình cảm của những người từng gắn bó sâu sắc với chế độ cũ, nhiều điều sâu xa của cuộc chiến tranh một thời được tiếp tục nhìn nhận và suy ngẫm trong hoàn cảnh mới, những cuộc gặp lại các nhân vật của trang viết ngày cũ (cũng là cơ hội để nhà văn "chín" thêm trong nhận thức về cuộc sống - con người), số phận con người và các mối quan hệ xã hội trong giai đoạn mở cửa - thời đại của giá trị đồng tiền, những trang viết về Hà Nội và người Hà Nội - xưa và nay, ... Và chuyện của chính mình. Cẩn trọng và đầy trách nhiệm, ngòi bút Nguyễn Khải đã tiếp tục đào sâu vào những tầng bậc, ngõ ngách cuộc sống và thế giới tâm hồn để khám phá, nắm bắt, và viết. Khám phá cuộc sống, con người trong giai đoạn mới của đất nước, dân tộc, Nguyễn Khải tiếp tục đưa đến cho người đọc hàng loạt vấn đề nóng bỏng của hiện thực - cả bề mặt lẫn tầng sâu. Mà trong đó, chỉ riêng thế giới của cá nhân Nguyễn Khải - cái thế giới cuộc đời riêng với những mối quan hệ gia đình, dòng tộc, giai cấp, chính trị, tình cảm, tâm hồn,... - lần đầu tiên được nhà văn trình diện công khai trước người đọc, cũng đã là một vấn đề lớn.

Nếu trước đây Nguyễn Khải chú ý nhiều đến lớp trẻ và nhiệt huyết cách mạng của họ, thì thế giới nhân vật của ông từ sau 1975 hết sức phong phú, đa dạng, từ trẻ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 92 - 104)