Đảo lộn trình tự thời gian trần thuật

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 131)

6. Kết cấu luận văn

2.2.6. Đảo lộn trình tự thời gian trần thuật

Mạch phát triển của một câu chuyện trong lối tự sự truyền thống luôn đi theo trục lịch đại, từ cái có trước đến cái có sau, từ chỗ khởi điểm đến chỗ kết thúc. Lối kể xuôi chiều ấy thường hướng người đọc nắm cốt truyện, nhân vật với những mối quan hệ, biến cố trong câu chuyện, còn cách kỉ ít được quan tâm. Có chăng, người ta chú ý đến tính có hậu hay không có hậu khi câu chuyện kết thúc.

Dĩ nhiên, những câu chuyện kể theo trình tự thời gian khách quan như vậy có thể được mở đầu ngay từ cái hiện tại của chính vấn đề mà nhà văn muốn mở ra, thuật lại với người đọc. Yếu tố ấy có khi là cái tiền quá khứ - quá khứ đã hoàn thành so với những sự kiện được kể tiếp theo nó, mà kết thúc câu chuyện là một thời điểm nào đó thuộc về hôm qua, hoặc là chính cái hiện tại vẫn đang tiếp diễn hôm nay. Nói cách khác, nó có thể đi từ quá khứ xa đến quá khứ gần, hay từ quá khứ đến hiện tại và tương lai...

Nguyễn Khải cũng có kế thừa cách kể này, nhưng không nhiều (12/88 tác phẩm). Và đây không phải là mô hình thời gian trần thuật chủ yếu của nhà văn. Những truyện kể theo cách này của Nguyễn Khải có thể đếm trên đầu ngón tay : Nằm

vạ, Năm tháng đã qua đi, Chợt nghĩ về những người đã chết,...

Chẳng hạn, truyện ngắn Nằm vạ khởi đầu bằng vài lời giới thiệu của người kể chuyện vô nhân xưng về mụ Bột và ngón ! nề lu loa ăn vạ của mụ ta. Sau đó là trận ăn vạ của mụ Bột. Và cuối cùng là cảnh mụ Bột không chịu nổi cơn đói đã mò về nhà, vừa kiếm cơm vừa chửi cái bọn đã bỏ rơi mụ.

Truyện Năm tháng đã qua đi mở đầu bằng quá khứ của buổi đầu kháng chiến, tiếp nối là những chi tiết : chạy càn, anh Tạo bị thương, chuyện thăng tiến của chủ thể kể chuyện, và kết thúc bằng chi tiết gặp gỡ giữa "tôi" và Lập - con trai anh Tạo sau hai mươi năm.

Hầu hết tác phẩm của Nguyễn Khải được kể theo cách đảo lộn trình tự thời gian. Với thời gian nghệ thuật và lôi trần thuật không theo mạch vận động bình thường, nhà văn có thể bắt đầu từ nhiều thời điểm trần thuật. Có điều, mạch trần thuật sẽ không xuôi chiều, mà trở đi trở lại, có sự xen kẽ giữa hiện tại và quá khứ, giữa quá khứ xa với quá khứ gần, giữa những đoán định tương lai với hiện tại đang diễn tiến. Sự đảo lộn trật tự thời gian này không thuộc về quy luật vận động khách quan, vật lý, mà nó gắn với quy luật tâm lý, tình cảm, đi sát theo tâm trạng nhân vật, linh hoạt thay đổi theo sự thay đổi của dòng tâm trạng.

Gần như toàn bộ sáng tác của Nguyễn Khải gắn liền với lối kể này (76/88 tác phẩm). Có khi Nguyễn Khải khơi nguồn quá khứ bằng một cuộc gặp gỡ nào đó với nhân vật trong thời điểm hiện tại, khi bắt đầu câu chuyện. Có khi nhà văn bắt vào câu chuyện từ dòng tâm thức của nhân vật - của người, của mình - trước một sự quan sát nào đó (quan sát người, tự đối diện với mình). Mạch hồi ức được nhà văn "dẫn" lại liền lạc trong một lần kể, hoặc xen kẽ nhiều lần với thời điểm hiện tại, qua đối thoại, độc thoại.

Chẳng hạn, trong truyện ngắn Bố con, mạch hồi ức của nhân vật Hoa bắt đầu từ hai cuộc gặp gỡ với chủ thể trần thuật, trên nông trường. Trong Chuyện tình của

mỗi người, hồi ức của nhân vật Dụ bắt đầu từ cuộc gặp gỡ tình cờ ở quán cơm. Hay

trong Nghệ nhân ở làng, hồi ức của người thương binh bắt đầu từ cuộc gặp gỡ tình cờ với ông nhà báo quân đội "đi thực tế xuống làng".

Còn trong các truyện ngắn: Mùa lạc, Lạc thời, Chút phấn của đời, Luật

trời,..., là nhân vật tự sống với dòng tâm trạng, mà có khi, trong đó có cả sự nhập

thân, tiếp sức của nhà văn.

Với Nam Cao, việc hướng mạch tự sự về quá khứ của nhân vật (trí thức nghèo, nông dân nghèo) trong các truyện ngắn viết trước 1945 thường là một cách tìm về thời gian đã mất, cái thời gian mà so với hiện tại tù túng, ngột ngạt, đầy bi đát, thì nó

vẫn êm đềm, trong sáng hơn, đáng nhớ hơn. Chẳng hạn, tâm trạng của Điền, Hộ,... với những tháng năm còn ôm ấp hoài bão nghề nghiệp thật đáng trân trọng và hiện tại vỡ mộng của họ trong cảnh "nợ áo cơm ghì sát đất", trong cảnh nhà văn chân chính buộc phải bán rẻ ngòi bút của mình.

Còn với Nguyễn Khải, việc hướng mạch tâm lý vào hồi cố thường thấy khuôn vào một số trường hợp : niềm vui đổi đời gắn liền với sự chuyển biến lịch sử của một giai đoạn, những trăn trở trước sự thay đổi đầy vui buồn của dòng thời gian và của đời người, nhất là trước hiện tượng xã hội đang ngày càng có xu hướng vận hành theo vận động và sức hút của đồng tiền... . Trong nhiều câu chuyện, dễ nhìn thây hình tượng cái "tôi" - dẫn truyện chủ động nhớ lại theo kiểu người già trầm ngâm chiêm nghiệm những được mất trong đời mình và những người quen cũ; có khi chính là cuộc gặp gỡ tình cờ với người quen cũ đã khơi mào cho ký ức nhà văn trở lại với quá khứ của chính họ, rồi có khi lại gợi tiếp sang chuyện về những nhân vật khác có liên quan. Đó là trường hợp của loạt tác phẩm : Những người già, Nhóm bạn thời kháng

chiến, Người của ngày xưa, Một chiều mùa đông ,...

Nói cách khác, hồi ức hoặc được xuất hiện trực tiếp qua mạch vận động tâm lý, hoặc được dẫn dắt trực tiếp, hoặc được nhà văn khai thác qua một cuộc trò chuyện có tính chất khơi mào, rồi tùy theo sự ảnh hưởng từ lối cấu trúc rẽ ngang linh hoạt của tác phẩm, mà các chi tiết lại "gói" nhau theo kiểu tầng bậc, rất khó đoán định.

Hiện tượng tự hồi ức thể hiện rõ trong những trang tự truyện của Nguyễn

Khải (Một giọt nắng nhạt, Đã từng có những ngày vui, Mẹ và bà ngoại). Nhà văn có

lúc nhớ tới những ngày tủi nhục của kiếp sông nhờ, ăn nhờ, có lúc nhớ tới những ngày tháng được giác ngộ, được đi theo cách mạng với tất cả niềm vui sướng được đổi đời, được thoát khỏi quá khứ buồn thảm. Hai vùng ký ức ấy, hoặc được Nguyễn Khải kể tách bạch trong từng câu chuyện (Mẹ và bà ngoại, Hoa cỏ may, Ngôi chùa

các chị,...), hoặc được nhà văn kể xen kẽ, ký ức này làm nền soi rọi, bổ sung cho ký

ức kia (Một giọt nắng nhạt, Đã từng có những ngày vui), hay được nhà văn đặt xuất hiện trong mạch văn kể chuyện người khác (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười)...

Trong những trang truyện kể chuyện người khác, viết về sự đổi đời của những kiếp người vừa đi ra khỏi cuộc đời cũ tăm tối, Nguyễn Khải chủ yếu khai thác mạch

truyện theo hướng sau: chuyện niềm vui được "sống" lại, hạnh phúc được hồi sinh (chị Đào - Mùa lạc) ; chuyện về bố con anh Hòa và lòng tri ân cách mạng đã cho họ có được cuộc sống mới, được đoàn tụ gia đình (Bố con) Quá khứ mà các nhân vật hướng về thường xám xịt (chị Đào và những mất mát lớn trong cuộc đời, những ký ức không vui của bé Tấm,...), đối lập với cái hiện tại hứa hẹn niềm vui và hạnh phúc.

Có thể tìm thấy sự nhận thức thời cuộc của một lớp người trong thế đối thoại với một lớp người khác. Mà chủ yếu ở Nguyễn Khải, theo độ phát triển của tuổi tác và những biến thiên của mọi giá trị đời sống hàng ngày nhà văn chứng kiến, ghi nhận, là sự chiêm nghiệm, thức thời, biết người và biết mình. Mạch truyện thường trở đi trở lại với những trăn trở, chiêm nghiệm, khẳng định và phủ định. Không hẳn là quá khứ vì chuyện xảy ra có khi chỉ mới hôm qua, hay cách đây ít phút ; cũng không hẳn là tương lai vì nó chỉ mới lóe lên trong suy nghĩ của nhân vật. Những cuộc đối diện các thế hệ, các quan niệm sống, các cảnh ngộ và sự thay đổi của cảnh ngộ... trong sáng tác của Nguyễn Khải thường xoay đảo theo nhiều chiều, khó đoán định. Trong đó, sự nhận thức, chiêm nghiệm có khi được nhà văn trực tiếp thể hiện (Một

giọt nắng nhạt, Mẹ và bà ngoại, Người mộng mơ, Cái cổ, Hậu duệ dòng họ Ngô Thì,

Một chiều mùa đông, Một người Hà Nội,...) có khi được thể hiện qua sự "dàn xếp"

của nhà văn với hành trình vận động tinh thần của nhân vật (Người cửa nghề, Sống ở đời, Danh phận, Cái thời lãng mạn, Má hồng, Đàn bà, Lính chữa cháy,...).

Nhìn chung, tự sự theo lối này, sáng tác nào của Nguyễn Khải hướng nhiều lần vào mạch hồi cố, thì dòng tâm trạng có dịp ngắt thêm một tầng bậc nữa.

Với Ngày tết về thăm quê, Nguyễn Khải có 13 lần hồi ức. Một hồi ức được kéo

tới, lại có một câu chuyện hiện ra, có khi chỉ với mấy dòng giới thiệu ngắn ngủi, nhưng người đọc cũng kịp thời nhận được một thông tin ngắn gọn nào đó về những chuyện hôm qua: chuyện đi chăn trâu, chuyện ông chú bà dì, chuyện đất chuyện người...Chỉ mấy dòng ngắn ngủi, Nguyễn Khải đã có một chuyện xưa. Và trong tác phẩm này, nhân vật có nhiều chuyện xưa như thế. Chỉ đoạn văn dưới đây, nhân vật đã có hơn hai chuyện xưa :

"Ở miếng đất ấy tháng giêng tôi đi đốt bãi đào hang chuột, tháng tám nước lên

mảnh đất ấy những ngày phiên chợ dì tôi lại mua cho vài cái bánh rơm, đêm nằm với

chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều, ngâm thơ, những tối liên hoan xã nghe cái Tý

hát chèo và đôi lúc lại được nói chuyện với Cún con nhắc lại những kỷ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu".

Vận động ngòi bút trong dòng chảy của thực tế cuộc sông, cái thời gian đã mất trong thế giới hồi ức của Nguyễn Khải có khi là quá khứ đau thương đã qua không trở lại (Một giọt nắng nhạt, Mẹ và bà ngoại,...), có khi lại là cái đáng trân trọng, gìn giữ, trước những biến thiên của đời sống xã hội (Sống giữa đám đông, Một người Hà

Nội, Chút phấn của đời,...), có khi lại là sự tỉnh táo đối diện với những vấn đề thực

tại, đưa nó đi từ đời sống vào trang viết (Nơi về, Mẹ và bà ngoại, Chị Mai,Người ngu, Tiền, ...) Có điều, nếu Nam Cao thường chú ý đến những khoảng dài của quá khứ, thì Nguyễn Khải thiên về những khoảnh khắc nhớ. Và nếu tương lai mà Nam Cao thường hướng tới là tương lai khép đầy bế tắt trong hoàn cảnh hiện thực xã hội ngột ngạt trước 1945 , thì tương lai của Nguyễn Khải là tương lai mở, theo hướng thẩm thấu cái chất và những mãnh vỡ nhiều góc cạnh của xã hội thời kinh tế thị trường. Nguyễn Khải không "đóng cửa" cả khi nhân vật của ông tự thấy mình đang ở thế đường cùng, bế tắc : Tùng, Lượm (Đất mỏ) , Anh Tần (Đổi đời), ...

Nếu như thế giới tâm tưởng của Nguyễn Huy Thiệp chạm chân từ hiện thực đời sống, và bốc lên trong thế giới khói sương huyền thoại, ngay cả trong những câu chuyện gắn với lịch sử (Vàng lửa, Kiếm sắc, Con gái thủy thần, ...), thế giới của Nguyễn Minh Châu có khi cũng lãng đãng tâm linh (Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành, Phiên chợ Giát, ...), thì Nguyễn Khải, gần với Nam Cao, đã bắt rễ sâu lắm

vào mạch máu cuộc đời, cả rễ cái lẫn rễ con, nhất là từ phía thô mộc rít rám trần trụi nhất, mà làm nên nghệ thuật. Nếu Nam Cao triền miên trăn trở với miếng ăn và cái đói mà sự tha hóa con người phần lớn cũng từ đó, thì Nguyễn Khải hướng tới tương lai câu chuyện với bao trăn trở về những sự biến dạng của giá trị sống, cách sống, của chất Người trước thời đại của tiền - thời đại không còn chiến tranh xâm lược, thời hòa bình và mở cửa trăn trở mà vẫn đầy bao dung, đôn hậu, tin yêu...

Nếu Nguyễn Quang Sáng chú ý nhiều tới những tình huống bất ngờ và tính kịch, nên việc định hình lối tự sự khá rõ, thì ở Nguyễn Khải, việc khảo sát cấu trúc

trần thuật trong sáng tác là một vấn đề phức tạp, mà có lẽ, chỉ đạt đến một mức độ tương đối nào đó, bởi ít khi cái "kiểu" kể của nhà văn được thể hiện rạch ròi qua mạch truyện. Sáng tác của Nguyễn Khải luôn mang chứa trong nó hơn một lối cấu trúc, các hình thức ấy không tách rời nhau, mà quyện chặt vào nhau, lồng kết với nhau, rất khó tách bạch. Mà có lẽ đó cũng là điểm đáng chú ý để có cách đọc và "biết" đọc Nguyễn Khải, "biết" thấm cùng cái thấm của Nguyễn Khải.

CHƯƠNG 3: GIỌNG TRẦN THUẬT CỦA NGUYỄN KHẢI 3.1. Giọng trần thuật

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần định hình phong cách sáng tạo nghệ thuật của nhà văn chính là giọng điệu. Đây là phạm trù có liên quan đến hai lĩnh vực thi pháp học và ngôn ngữ học. Nghiên cứu giọng điệu chính là đi vào khám phá kiểu nói, kiểu phát ngôn của nhà văn về cuộc sống, con người thông qua việc vận dụng các yếu tố ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, miêu tả các hiện tượng, tính cách, hoàn cảnh, số phận...

Là chuyện đời, chuyện người, là nơi cất lên tiếng nói nghệ thuật của con người về cuộc đời, về người và về mình, tác phẩm văn học luôn mang chứa trong nó giọng điệu như là một thứ nội lực đặc biệt, góp phần làm nên cái - không - thể -lẫn - được ở người cầm bút.

Cho nên, nghiên cứu một phong cách văn chương, không thể không nói tới giọng điệu, "chất nghệ thuật đặc sắc độc đáo toát ra từ toàn bộ âm hưởng của tác phẩm (...) là một trong những yếu tố để nhận ra giá trị của một tác phẩm văn học" [86.1,148].

Việc nghiên cứu giọng điệu trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật hiện nay là một trong những cách tiếp cận thế giới sáng tạo tự do của người cầm bút. Bởi, chính sự đa dạng, phức tạp, nhiều chiều của cuộc sống đã tác động đến sự biến động đa dạng và linh hoạt của giọng. Nói cách khác, sự hình thành giọng điệu "trong một mức nào đó phụ thuộc vào đặc điểm của bản thân các hiện tượng cuộc sống được nói đến cũng như của cách cảm nhận về chúng của tác giả. Song về cơ bản giọng bộc lộ tình

cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và cách đánh giá của nhà văn về sự vật, hoàn

cảnh và con người" [122.1,154].

Chỉ ra các hình thức khác nhau của giọng điệu, các nhà nghiên cứu có khi chú ý theo đại thể, khái quát, chẳng hạn "giọng bi, hài, trữ tình hay châm biếm, lãng mạn,

anh hùng ca hay dằn xé, xung đột" [122.1,154] và những sự kết hợp phức tạp giữa

chúng; có khi chỉ ra cụ thể những biểu hiện chủ yếu theo các cách dùng từ khác nhau. Ví dụ như: giọng trần thuật cốt truyện, giọng hào hùng, giọng trầm tư thế sự, giọng

trần thuật hoạt kê, giọng phân tích [86.1, 148 - 150]; hay giọng triết lý tranh biện, giọng trải nghiệm tâm tình, giọng hài hước hóm hỉnh [119.1]...

3.2. Giọng trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải

Một trong những phương diện thể hiện rõ sự cách tân mạnh mẽ ở Nguyễn Khải, chính là sự chuyển đổi rất linh hoạt giọng trần thuật trong gần nửa thế kỷ cầm bút khổng mệt mỏi. Nhà văn đã chinh phục bạn đọc bằng độ bền bỉ trong tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật, không đi ngược lại nguyên tắc sáng tạo của chính mình hôm qua, nhưng cũng từng bước tự làm mới mình, ngay trên "đường ray nghệ thuật" đã định sẵn. Có thể khẳng định, "giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng

làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn" [119.1,122], nhất là từ

năm 1980 trở đi.

Sự chuyển đổi giọng trần thuật ở truyện ngắn Nguyễn Khải gắn liền với những

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)