6. Kết cấu luận văn
3.2.2. Sự đa dạng, đa thanh trong giọng trần thuật của Nguyễn Khải từ sau
Từ sau 1980, Nguyễn Khải ngày càng bộc lộ rõ sự cách tân của mình qua giọng trần thuật. Thực ra, có một số hình thức giọng điệu đã manh nha hình thành trước đó, nhưng chúng bị "át" bởi chất giọng cán bộ, duy lý. Nguyễn Khải không bám riết vào một điểm nhìn trần thuật nào. Chính sự linh hoạt chuyển đổi này tạo nhiều cơ hội cho nhân vật tách ra, không chịu sự chi phối của người kể chuyện, có cơ hội "nói" bằng giọng của mình. Cho nên, sự hiện diện của nhiều cái "tôi" khác nhau - tách biệt, đối thoại hay hòa nhập đồng thanh - đã góp phần làm nên một thế giới phức hợp trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Người kể chuyện nói, tác giả nói, các nhân vật nói, những cái "tôi" tự sự trong cùng một con người nói ở những thời điểm khác nhau, đối thoại và độc thoại, tự vấn và tranh cãi,... Cả một thế giới giọng điệu biến hóa đa sắc đã từng lúc hiện diện, ngày càng mới mẻ trong một ngòi bút vẫn trẻ,vẫn đầy sức viết, sức sáng tạo.
3.2.2.1.Giọng văn triết lý, tranh luận
Từ 1980 trở về sau, hình thức nhân vật người kể chuyện xưng "tôi" xuất hiện khá dày trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Điều này đã tạo nên sự khởi sắc cho giọng điệu triết lý tranh luận của nhà văn. Lôi kể một giọng kiểu trọn gói, toàn quyền được thay thế bằng hệ thống đối thoại. Khi nhân vật người kể chuyện xưng "tôi" đảm đương việc dẫn dắt mạch tự sự. Mối quan hệ giữa nhân vật với người kể chuyện đã được nhà văn xác lập lại. Quan hệ tác động một chiều được thay bằng quan hệ tác động nhiều chiều. Vị thế giữa nhân vật và người kể chuyện là bình đẳng, ngang hàng (mặc dù về thực chất, tất cả đều do nhà văn đạo diễn). Khi vào cuộc đối thoại, tất cả cùng có quyền lên tiếng trình bày, triết lý, tranh biện, hoặc nêu ý kiến riêng, hoặc nêu nhận xét về ý kiến của đối tượng.
Theo nhà nghiên cứu Bích Thu, "Giọng triết lý, tranh biện trong truyện
Nguyễn Khải thường mang tính chất đối mặt nhằm cọ xát các quan điểm, ý kiến cá
trọng không phải là nhân vật là người như thế nào mà là cách nhìn, cách nghĩ của nó
với con người và cuộc sống quanh mình ra sao" [119.1,123]
Nếu trước đây, triết lý của Nguyễn Khải được khơi gợi chủ yếu xoay quanh vấn đề lý tưởng hành động, ý thức giác ngộ (Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa,...), thì càng về sau, nhà văn hướng sâu vào chuyện đạo đức, lương tâm, chuyện thế sự thăng trầm và những thăng giáng của đời người trong cuộc mưu sinh không biết trước tương lai,... (Người kể chuyện thuê, Ông cháu, Đổi đời, Đời khổ, Chúng tôi và bọn
hắn, Sư già chùa Thắm và đại tá về hưu, Người của ngày xưa, Hai ông già ở Đồng
Tháp Mười, ...).
Đọc Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, người đọc dễ bị nhà văn "lấy" nước mắt bởi giọng văn thống thiết yêu thương và tiếng kêu khổ của những kiếp đời dưới đáy xã
hội (Tắt đèn, Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ,...)- Người đọc có thể bật khóc với tiếng khóc
đau đớn tủi cực của mẹ con chị Dậu khi cái Tí phải "qua nhà cụ Nghị", nước mắt có thể ứa ra theo sự sụp đổ khủng khiếp của Tám Bính, theo nỗi niềm cay cực uất nghẹn của bé Hồng khi nghe "người ta" sỉ vả mẹ mình,...
Nguyễn Khải không kêu khổ cho nhân vật của mình. Nhập thân để quan sát, thẩm định, rồi cho nhân vật bước ra sau đó, thể hiện chính mình, nên giọng văn của Nguyễn Khải - ngay khi viết về những nỗi đau đời cùng cực - vẫn giữ được một độ "tỉnh" đáng nể. Nó không phải là cái tỉnh lạnh sắc sảo của người trẻ tuổi hai mươi năm trước bốc đồng, vồ vập từ chuyện lý tưởng này qua chuyện cống hiến khác nên thiếu bề sâu trải nghiệm, cái thời mà chính nhà văn cũng thừa nhận : đi ào ào, nói ào ào, viết cũng ào ào. Nó là tiếng nói trải đời từ tác giả đến người trần thuật, từ nhân vật đến nhân vật, mà người cầm bút đã đủ sức nhận ra : là sóng ngầm của cuộc đời trong thời buổi thanh bình im tiếng súng, là thời mở cửa với đầy dẫy những bất ngờ. Nó đáng sợ hơn nhiều so với chuyện chiến tranh, chuyện đối đầu giữa sự sống và cái chết!
Từ những ngóc ngách không thể ngờ của thế giới nhân vật, đời sống hiện ra như là kính vạn hoa, ở phía sáng nhất và những góc khuất tối nhất. Nó va chạm vào đạo đức và nhân cách (Chuyện tình của mỗi người, Luật trời, Đàn bà,...) , lối sống và ý thức nghề nghiệp (Đổi đời, Bạn viết cũ,...), quan hệ tiền và máu mủ ruột thịt (Nơi
về, Mẹ và các con, Tiền), vị tha và ích kỷ (Một mẹ chồng tuyệt vời, Đàn
ông,...),... Hàng loạt vấn đề cứ ngồn ngộn trải ra trong thế giới truyện ngắn Nguyễn
Khải, mà triết lý cuộc đời luôn được nhìn từ nhiều phía đối lập : sáng và tối, thiện và ác, hoa và rác, mới và cũ, trẻ và già, thức thời và lạc thời...
Sở trường phân tích tâm lý nhân vật ở Nguyễn Khải ngày càng được thể nghiệm qua hàng loạt chân dung tinh thần của nhân vật : ông Ba Quốc Hội và ông Hai thư ký (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), vị sư già và người cựu chiến binh (Sư già chùa Thắm và đại tá về hưu), người nghệ nhân mặc áo lính (Nghệ nhân
ở làng), ông giáo già và đứa cháu nội (Ông cháu), kẻ ngộ sát (Luật trời),... để những
vấn đề nhân sinh từ đó toát ra.
Trong Luật trời, người kể chuyện đã chuẩn bị cho cuộc thoại "sinh tử" như là lời phán xét cuối cùng bổ vào người bố :
"Người bố không nói gì lặng lẽ ngồi xuống ghế, đầu cúi xuống như kẻ chịu tội. Y đã linh cảm từ nhiều chục năm nay rồi sẽ có một ngày hoặc sớm hoặc muộn y sẽ
phải nghe lời tuyên án lần thứ hai. Lần này chắc là án tử hình. Mong được thế ! Con
trai bóc bao thuốc Ba số mời bố, hắn cũng hút một điếu, tợp một ngụm cà phê đặc,
rồi nói rất từ tốn: "Ông già của Mai cách đây bốn chục năm có dạy học ở thị xã tỉnh
H. Ông cụ biết rất rõ gia đình của bố, biết ông nội, bà nội, các chú và bố ngày
nhỏ...". Nó nín lặng rất lâu rồi bất chợt ôm mặt kêu to một tiếng, như tiếng khóc mà
không phải, như tiếng kêu của một người bị đánh. Người bố cũng ôm lấy mặt bật
khóc nhưng cố nén lại ngay. Đứa con nói tiếp: "Ông nội là người rất ác, uống say lại
càng ác. Bà nội chết sớm chỉ vì ông quá nhẫn tâm. Bệnh nặng không có thuốc, cũng
không được chăm sóc làm sao sống được... Bố tốt lắm, không có bố làm sao bà trẻ nuôi được các chú. Con rất thương bố, bố khổ một đời bố ạ. Nhưng ... tại sao, tại sao
bố lại giết ông nội ? Tại sao thế, hả bố ?..." Mẹ nó hét lên .-"Mày nói cái gì, mày
nghe ở đâu mà nói năng với bố bậy bạ như thế !" Y đưa bàn tay run rẩy ngăn vợ, nói như người hụt hơi: "Con nó nói đúng, đó là bí mật duy nhất và cuối cùng cửa tôi. Tôi đã phạm một tội ác trời không tha đất không dung là đã giết cái người đã đẻ ra mình...
-Không cố ý nhưng củng không hoàn toàn vô tình, cái giận cái uất đã dồn nén
trong bố từ lâu lắm rồi, chỉ đợi dịp là bùng ra ..."
Trong lời thoại, vẻ đau khổ được dồn vào lời lẽ, giọng điệu của đứa con trai đang từng lúc điều tra bố mình. Còn người bố, như đã chuẩn bị lời thú tội này lâu lắm rồi, nên giọng điệu rất nhẹ, rất bình thản khi kể theo câu hỏi của đứa con. Đứa con tự biết nỗi đau bị từ hôn, còn nỗi đau của người bố, nhà văn dành cho người đọc cảm nhận.
Nguyễn Khải rất chú ý khai thác thông qua những cuộc đối thoại và đối mặt giữa hai thế hệ già - trẻ với ý thức về quá khứ, về hiện tại, về thời gian đã mất -với thời hiện tại và vận hội không dành nhiều cho người già... Đồng điệu hay đối lập, phê phán và trân trọng ngợi ca, thương người và thương mình, yêu đời và chán đời... có những vấn đề trước đây chưa từng được nhà văn đặt ra. Còn bây giờ là nhà văn - người già cùng lên tiếng. Nguyễn Khải vừa thấy lớp người già cần phải tỉnh táo và thức thời, tự biết chỗ đứng của mình đối với thế hệ trẻ đang lên (Bạn viết cũ, Lạc
thời,...), vừa thấy ở họ cái chất vàng đáng quý nên học lấy, cái mà chưa hẳn những
người trẻ tuổi đầy kiêu hãnh đã có được (Một người Hà Nội, Đất kinh kỳ, Nếp nhà,...).
Đối thoại giữa hai thế hệ có khi được Nguyễn Khải đặt ra như là một cuộc chạm trán gay gắt về quan niệm sống (Chúng tôi và bọn hắn), có khi rất hòa đồng, là sự bổ sung, ảnh hưởng cho nhau (Bạn và con của bạn, Nhóm bạn thời kháng chiến,
Năm tháng đã qua đi).
Nhân vật càng về sau càng được Nguyễn Khải đặt ở thế bình đẳng với người kể chuyện, được "nói" tiếng nói của mình, cùng nói với các nhân vật khác,với người cầm bút,... nên những triết lý về cuộc sống, con người cũng thấm đẫm chất nhân văn. Từ đối thoại, tranh luận và triết lý, kiểu nhân vật tự ý thức, độc lập hành động và suy nghĩ đã hình thành thật tự nhiên và sâu sắc trong sáng tác Nguyễn Khải, như là một cách nhà văn gia giảm tính chất nặng nề, ôm đồm của vai người kể chuyện, "giải phóng" bớt công việc cho người kể, cũng là giải phóng cho quyền tự do thể hiện mình của nhân vật.
Khi nhà văn xuất phát từ nhiều điểm nhìn trần thuật, đối thoại và hóa thân, thâm nhập và mổ xẻ phân tích, khi mạch suy tưởng thoắt từ nhân vật này, câu chuyện này đã sang nhân vật khác, câu chuyện khác, mạch tự sự trở thành một cơ thể sống với cả một hệ thống huyết mạch đang vận động. Vấn đề tư tưởng bật lên không phải qua những cái loa phát ngôn, mà qua những bài học nhân sinh được chính nhân vật đúc rút, trao truyền cho nhau.
Đặt nhân vật vào nhiều vùng không gian, thời gian khác nhau trong những cuộc đối thoại, hồi ức và chiêm nghiệm, giọng tâm tình, chia sẻ của Nguyễn Khải luôn hướng con người vào ý thức đồng thời: quá khứ có từ hôm nay, hôm nay không tách rời hôm qua và ngày mai. Cái ngắn ngủi của đời người nằm trong cái chuyển tiếp nhau đến vô cùng của cuộc sống. Cuộc sống là một cuộc đi dài không có hồi kết và mỗi đời người chỉ là một chặng đi.
Không bốc đồng ngợi ca hay chỉ trích, Nguyễn Khải đã thể hiện trong giọng văn mình cái đôn hậu , bao dung của chất gừng già khi nhìn đời, nhìn người, nhìn mình. Chất "gừng cay" ấy, nếu ngày nay tính đến sự có mặt của Phan Thị Vàng Anh trên văn đàn, có lẽ Nguyễn Khải còn "chậm" một chút, bởi Vàng Anh cũng "biết quả
nhiều" sớm quá, cái biết nhiều và sự trải nghiệm của một nữ văn sĩ trẻ tuổi đời mà
không trẻ tuổi nghề và non nớt chút nào trong suy nghĩ về nhân tình thế thái, nhất là khi chị hướng vào miêu tả cái tẻ nhạt, nhàm chán, "ấm ớ" trong cuộc đời này, và "dồn" chúng vào những câu chuyện thường rất ngắn gọn, nếu không nói là thu gọn
lại (Kịch câm, Đất đỏ, Khi người ta trẻ,...).
Lại trở lại với Nguyễn Khải. Nhà văn có nhiều lần thể hiện sự cảm thông của một người già với những người già khác. Chẳng hạn, ông sẻ chia với cái tôi tự thú của ông Trắc (Lạc thời), hay cái tôi ngơ ngác đầy đau đớn vì chưa hội nhập nổi với đời sống khác của anh Tần (Đổi đời).
Ông Trắc "khôn ba năm dại một giờ", chỉ vì không kìm chế được cái tức uất, mà từ một người sống nhũn nhặn, biết điều, biết nép mình lại, ông thành một kẻ phá bĩnh hạng nặng ngay trong buổi tiệc chiêu đãi các nhà văn trên tỉnh về. Ông tức uất vì người ta đã quên ông, coi ông là xưa cũ rồi, mà không hề nghĩ đến công lao ông đã
làm cho cái địa phương này. Ông cật vấn người này, gí miệng vào tận mặt người kia mà nói. Rồi sau đó, ông tự day dứt, xấu hổ :
"Bữa ấy ông có nói ra hết những điều ông đã nghĩ không nhỉ ? Nếu ông đã nói
ra những điều một đời ông không dám nói thì tệ hại quá, đáng xấu hổ quá, đã già rồi
lại đi kể công với bọn trẻ sao? Xưa nay ông chỉ nhẫn nhục cam chịu, đã chịu được
gần hết một đời người nhiều sự bất công thì rất có thể chịu nốt vài năm cuối cho nó
trọn vẹn một con người tử tế, một người chịu làm việc trong thầm lặng, không đòi hỏi
bao giờ, không phàn nàn bao giờ. Không có tác phẩm để lưu lại cho hậu thế chí ít
cũng để lại cái tiếng tốt. Sao thế nhỉ ? Tại sao ông lại có cách cư xử ngược ngạo trái
hẳn với bản tính đến thế nhỉ ?"...
Từ chiến trường tới nông trường, từ ngôi chùa làng đến gian hàng nước và những món quà quê, từ vùng cao đến nơi mênh mông sông nước, từ thời gian đời thường đến thời gian đậm sắc màu lịch sử xa xưa, từ chuyện một dòng tộc đến chuyện một gia đình, một cá nhân hãnh tiến gặp thời, hay thất thế lạc thời,... Nguyễn Khải đã mở ra rất nhiều vùng không - thời gian, loại đối tượng, và đưa tất cả đến gần người đọc.
Và chính nhà văn cũng đến thật gần người đọc với tất cả sự trải nghiệm của đời mình như là một nhân chứng dày dạn kinh nghiệm sống.
Đôn hậu, bao dung, Nguyễn Khải không chỉ chiêm nghiệm về cái quá khứ buồn tủi, bất hạnh, mà còn thông cảm với cái anh nhà văn của hai mươi năm trước từng hí hửng với Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa, Người trở về, Đi tới,... giờ bình tĩnh, chiêm nghiệm, "nhìn lại những trang viết của mình" để khao khát được viết tiếp, viết lại tỉnh táo hơn, ân tình hơn, và thấm thìa nhớ tiếc về những cái đã qua vĩnh viễn trong cuộc đời...
Viết về những bậc cao niên lão làng bình thản đi qua biết bao biến động thăng trầm của thời cuộc, từ chuyện văn chương cho đến đời thường, giọng văn Nguyễn Khải như thấm cái chất "sang", chất cao quý tinh tế của những "cốt cách vàng" đã nối tiếp nhau góp phần làm đẹp thêm, ý nghĩa thêm cho cuộc đời này, nên nó mất đi thì tiếc lắm (Đất kinh kỳ, Một người Hà Nội, Nếp nhà, Người của ngày xưa,...). Với Trần Huyền Trân, đó là "cái nghèo nhưng thanh tao", với Hồ Dzếnh, đó là cái kinh
nghiệm "tráng chút hơi hướng Tràng An" cho văn chương đích thực. Với bà cô già là chuyện gia phong tưởng như xưa cũ nhưng lại là phương thuốc kỳ diệu để giữ được mỗi gia đình, là cô Dịu với tiếng cười để sống mà muốn cười được như vậy không dễ chút nào...
3.2.2.2. Giọng điệu hóm hỉnh nhẹ nhàng
Tự giới thiệu thật chân thành trong Nắng chiều về cái duyên trần thuật "vui một
chút, nghịch một chút cho câu chuyện được đậm đà", nhà văn tỏ ra "đắc ý" với cái
duyên - của - người - già không ngừng luyện bút qua gần nửa thế kỷ miệt mài lao động, khám phá cuộc sống, con người không biết nản.
Chị Bơ (Nắng chiều) đã gần đất xa trời mà đi lấy chồng ! Mà "tôi" lại thấy vui vui xúc động ! Dự (Chuyện tình của mỗi người) cay đắng với cái vị trí làm chồng làm cha ảo - là hậu quả (hay nhân quả ?) của sự không dứt khoát với chính mình.
Tú (Người của nghề) thôi không đeo đuổi mộng văn chương nữa sau một thời gian
dài nhìn lầm đất dụng võ. Từ chuyện xã N. làm ăn thất bại mà nghĩ đến nghề viết của mình (Anh hùng bĩ vận)... Hướng ngoại và hướng nội, đối thoại và tự vấn, chỉ trích hay biện hộ, tách ra hay chập giọng giữa nhân vật với người trần thuật, Nguyễn Khải