Cấu trức trần thuật trong tác phẩm tự sự

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 90 - 91)

6. Kết cấu luận văn

2.1.Cấu trức trần thuật trong tác phẩm tự sự

Nói đến cấu trúc là nói đến những quan hệ bên trong giữa các thành phần của một chỉnh thể nào đó. Trong từ tiếng Việt, từ "cấu trúc" được hiểu gần nghĩa với "kết cấu".

Nghiên cứu tác phẩm tự sự, chú ý đến các bình diện và cấp độ kết cấu của chúng với tư cách chỉnh thể, các nhà lý luận đã xác định, "Kết cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ

bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật, cấp độ trên gắn liền với toàn bộ tổ chức

của thế giới nghệ thuật, bao gồm hệ thống các nhân vật, hệ thống các sự kiện, tình

tiết và trình tự xuất hiện của chúng, tương quan các chỉ tiết tạo hình, biểu hiện tạo

nên bức tranh sinh động về cuộc sống, các tương quan về không gian và thời gian. Đây là cấp độ kết cấu bề sâu, gắn liền với ý đồ nghệ thuật và các tính cách được

phản ánh. cấp độ trần thuật bao gồm sự liên tục của các biện pháp trần thuật, cưng

như sự tô chức của các câu, sự vận dụng các phương thức tu từ. Ở cấp độ này người ta thường nối đến bố cục như là một kết cấu bề mặt, bao gồm sự sắp xếp, phân bố các phần của nội dung vào một mảng của trần thuật như chương, đoạn. (...) Phần

nhiều các công trình khoa học hiện đại thiên về xem hệ thống như một tổng thể gồm

các thành phần có quan hệ và liên hệ giữa chúng với nhau, còn cấu trúc là phương

diện bất biến của hệ thống, là một sự thống nhất vững bền, lặp lại của các quan hệ,

các yếu tố của hệ thống. Như vậy thì khái niệm kết cấu rộng hơn. Nó bao gồm một phương diện bất biến. Đó là các quy luật, các phương thức, các nguyên tắc tổ chức

tác phẩm có tính chất ổn định, bền vững nào đó. Đồng thời, kết cấu còn bao gồm sự

thể hiện đa dạng, sinh động, cá biệt của cái ổn định đó, tạo thành sức hấp dẫn không

lặp lại của tác phẩm" [108, 298 - 299].

Trong phần nghiên cứu này, khảo sát hệ thống truyện ngắn của Nguyễn Khải ở cấp độ trần thuật, chúng tôi sử dụng khái niệm "cấu trúc trần thuật" trong thế tương đương với khái niệm "tá cấu trần thuật'. Chúng tôi hy vọng chứng minh được rằng, ở sáng tác của Nguyễn Khải, những "sự thể hiện đa dạng, sinh động, cá biệt" ấy không

phải là cái hấp dẫn "không lặp lại", mà nó đã hình thành nên những mô hình cấu trúc rất riêng, rất ổn định trong phong cách sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

2.2. Một số mô hình cấu trức trần thuật qua khảo sát bố cục trần thuật và việc tổ chức điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 90 - 91)