Giọng trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 138)

6. Kết cấu luận văn

3.2.Giọng trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải

Một trong những phương diện thể hiện rõ sự cách tân mạnh mẽ ở Nguyễn Khải, chính là sự chuyển đổi rất linh hoạt giọng trần thuật trong gần nửa thế kỷ cầm bút khổng mệt mỏi. Nhà văn đã chinh phục bạn đọc bằng độ bền bỉ trong tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật, không đi ngược lại nguyên tắc sáng tạo của chính mình hôm qua, nhưng cũng từng bước tự làm mới mình, ngay trên "đường ray nghệ thuật" đã định sẵn. Có thể khẳng định, "giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng

làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn" [119.1,122], nhất là từ

năm 1980 trở đi.

Sự chuyển đổi giọng trần thuật ở truyện ngắn Nguyễn Khải gắn liền với những bước vận động của đời sống xã hội và đời sống văn học. Là nhà văn mà cuộc đời gắn liền với nhiều bước ngoặt lịch sử của đất nước, dân tộc, Nguyễn Khải đã sống và viết bằng tất cả sự gắn bó máu thịt với cuộc sống - con người, nên giọng điệu văn chương của ông cũng chính là yếu tố làm nên dung mạo, cốt hồn nghệ thuật của người cầm bút qua từng thời điểm hiện thực khác nhau.

Gắn bó hữu cơ với sự chuyển đổi hình thức ngôi trần thuật qua hai giai đoạn sáng tác, sự thay đổi giọng trần thuật ở Nguyễn Khải là hiện tượng tất yếu. Mà trong sáng tác văn chương, cũng đâu có nhà văn nào mãi mãi trung thành với một giọng !

Trên thực tế, Nguyễn Khải trước sau vẫn không rời khỏi lối viết nêu vấn đề. Có điều, giọng văn nêu vấn đề ấy lúc đầu thiên về ngợi ca, khẳng định lý tưởng, thể hiện tư tưởng cách mạng, về sau đã thấm đẫm chất nhân sinh, ngày càng gần gũi với thế giới tâm hồn của con người trong sự vận động có khi rất nghiệt ngã của hiện thực đời sống với nhiều sắc thái thật linh hoạt, đa dạng và đa thanh.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 138)