Nguyễn Khải và lối trần thuật với kiểu lời thoại độc quyền

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 110 - 113)

6. Kết cấu luận văn

2.2.3.Nguyễn Khải và lối trần thuật với kiểu lời thoại độc quyền

Cũng không thể phủ nhận rằng, đôi khi nhà văn tỏ ra "tham" kể cái mình biết qua lối kể liền mạch của nhân vật, nên câu chuyện thành ra nặng, có khi kéo dãn sự tập trung của người đọc. Con số 10/88 truyện ngắn không phải là nhiều, nhưng theo chúng tôi, cũng đủ để góp phần định hình một lối cấu trúc trần thuật khác của Nguyễn Khải.

Được "giao" cho những lời thoại dài hơi - đối thoại và kể chuyện - nhân vật của Nguyễn Khải nhiều khi trở thành diễn giả, thực hiện những bài diễn thuyết chiếm một lúc hàng mấy trang truyện. Đôi lúc, người trần thuật tạm cho chủ thể kể chuyện ngưng lời thoại trong một khoảnh khắc rất ngắn để chen lời diễn tả một cử chỉ, một thái độ nào đó của nhân vật, rồi lại chăm chú lắng nghe đối tượng tiếp tục mạch tâm tình của mình.

Có khi, không cần lời dẫn dắt của người trần thuật, chủ thể kể chuyện cứ thế mà độc quyền thuyết minh, phân trần, nên lời thoại thành ra bất tận, không hứa hẹn sự dừng đổi, chuyển vai thoại.

Chẳng hạn, trong Danh dự, chỉ cần một câu dẫn: "Quang nói với tôi", có tính cách khơi mào của người trần thuật, là nhân vật Quang đã có ngay một chuỗi tự sự liên tiếp, liền mạch suốt hơn ... tám trang truyện. Nhân vật độc quyền dắt người đọc đi từ mạch chính của câu chuyện mà mở ra hết chuyện này đến chuyện khác. Còn người trần thuật lúc bấy giờ như là một phát ngôn viên làm xong nhiệm vụ giới thiệu, đã nhanh chóng "lui" lại, nhường chỗ cho mạch kể của nhân vật gần như tràn kín mạch truyện, nên người đọc dễ có cảm giác nặng nề, miên man.

Trong Hãy đi xa hơn nữa, chen vào lời thoại của Nam chỉ là một câu đệm ngắn của người trần thuật: "Nam dừng lại một lát thăm dò thái độ của tôi rồi anh mỉm

cười", ngầm chuẩn bị cho người đọc tiếp nhận sự phân trần của nhân vật về cái lý do

muốn được đi xa của mình mà anh sẽ tâm sự sau đó: "Vợ chồng còn ăn đời ở kiếp với nhau, nhưng tuổi trẻ chỉ có một thời. Mà khỉ người ta còn trẻ thì lại không thể sống lặng lẽ như thế này được..."

Hay trong Đền miếu và bèo ốc, chỉ với mấy lời dẫn đầu tiên của người trần thuật:

"Tới lúc Vọng kéo tôi vào phòng ngủ và làm việc của anh, anh mới bắt đầu kể

cho tôi nghe một thay đổi quan trọng trong cách nghĩ của anh về cái nghề của mình

vừa xảy ra cách đây vài tháng nhân một chuyến đi chơi với bạn vào Thanh Hóa.

Vọng kể Và hai lời dẫn ngắn ngủi khác: "Vọng tiếp tục kể...", "Vọng nói...", là chủ thể

kể chuyện đã "giành" được quyền phát ngôn đến trang truyện cuối cùng.

Trường hợp nhân vật Hòa trong Bố con cũng thế. Người trần thuật có hai lần trò chuyện trực tiếp với nhân vật. Lần thứ nhát, cuộc trò chuyện diễn ra chóng vánh trên nông trường. Trong "tiếng máy nổ ì ầm nhưng rất vang khiến hai chúng tôi không thể

nói tiếp được", nhưng cũng đủ để tôi - người trần thuật "thấy mến anh ngay, và thầm

nghĩ mình có thể trở thành bạn thân của anh được'". Lần thứ hai, giữa một đêm thứ

bảy "mưa suốt một ngày, càng về tối mưa càng tầm tã (...). Khói thuốc lá, hơi nóng

của nước trà, sức nặng của mưa rơi, và cái im lặng chung quanh dễ khêu gợi những

kỷ niệm mà thường ngày bị chìm đắm trong những công việc kế tiếp nhau lướt

đến", Hòa đã có một bối cảnh thật thuận lợi để kể chuyện, mà chỉ một câu hỏi thường

lệ tưởng nhạt nhẽo của tôi - người trần thuật ("Các cụ sinh ra đồng chí còn cả chứ ?"), cũng trở thành manh mối cho cả một câu chuyện dài sau đó.

Hơn mười trang truyện còn lại, người trần thuật đã lui hẳn về phía sau, nhường lời kể cho nhân vật. Hòa đi từ chuyện mình nhận được thư nhà, biết bố vẫn còn sống, đi bộ đội, hiện đã trở về, đến chuyện mình viết thư cho bố với những cảm xúc khó tả, chuyện bố con gặp mặt,... Có khi nhân vật Hòa kể chuyện mình, rồi kể sang chuyện người bố (quá khứ cờ bạc, nợ nần, bỏ xứ,...), có khi chỉ cần một câu chuyển "Bố tôi

kể tiếp", là nhiệm vụ kể đã được giao sang nhân vật ông bố (xưng "tôi", "thầy với chủ

thể kể chuyện). Được giao quyền tự sự, nhân vật cũng đảm đương cả phần kết thúc truyện, bằng những xúc cảm hàm ơn thật chân thành của cả hai bố con đối với cách mạng: "... và cái hạnh phúc lớn nhất mà cách mạng đem đến cho gia đình tôi phải

qua câu chuyện của bố tôi, tôi mới hiểu hết được. Cách mạng đã thay đổi những con

người và những con người ấy đã đem lại hạnh phúc cho nhau".

Chuyện tình của mỗi người (1992), nhân vật Dụ xuất hiện với một bộ dạng

thật thảm hại, khiến tôi - người trần thuật - lúc đầu không thể nhận ra anh ngay sau hai mươi năm xa cách, bởi ngày trước, anh "vốn đẹp trai là thế, khỏe mạnh là thế, lại

lắm tài vặt nữa, người ấy đến đâu mà chẳng được nâng niu chiều chuộng...". Cuộc gặp gỡ tình cờ ở quán cơm vỉa hè đã khơi nguồn cho chuyện kể của Dụ sau đó, "rĩ rầm cả nửa đêm, giọng thì mệt nhọc nhưng câu chuyện mạch lạc, gãy gọn như nói

về một người nào khấc", mà theo nhận xét của người trần thuật, "chắc hẳn anh đã

ngẫm nghĩ rất nhiều năm về cuộc đời của mình với bao nhiêu ân hận nuối tiếc'". Còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lại, nhà văn bố trí lời kể của chủ thể kể chuyện. Nhân vật được dành cho gần 8/11 trang truyện, để kể, kể liên tục: gia cảnh nghèo túng thiếu trước hụt sau những ngày mình đi bộ đội, những ân tình mà mẹ con bà Xuân Thái - cô Quê đã dành cho mẹ mình, tình yêu với Quê, cuộc hôn nhân sau đó mà cô dâu lại là người khác,.. .Dường như trong cái giọng kể "khàn đục, thảm thiết" của Dụ - ông chồng có bà vợ làm đến chức phó chủ tịch tỉnh, có những đứa con chỉ biết đến mẹ của chúng và mẹ con chúng chưa một lần về quê thắp hương cho mẹ chồng, bà nội - tác giả "nghe" được nỗi lòng của một người đàn ông từng nổi tiếng hào hoa, giờ ''đành cam chịu sự trừng phạt của

một lựa chọn nông nỗi", như là sự ý thức về một thứ quả báo tất yếu mà mình phải

nhận lãnh.

Trong Chút phấn của đời, là lời kể độc quyền của nhân vật "tôi", người phụ nữ tự biết rất rõ về mình, về sự cho và nhận trong cái mối quan hệ gia đình mà chị hiểu là không gì có thể đánh đổi được, dẫu trên thực tế, sự hy sinh của chị cho "họ" là quá nhiều, mà chị thì có quyền được hưởng nhiều hơn cái hiện tại chị đang có. Chỉ là nhân vật nói, và nhà văn, người trần thuật - trong cái thế của người nghe chuyện và ghi lại - đã tuyệt không chen vào một lời đối thoại nào.

Dạng lời đơn thoại - lời kể độc quyền như thế làm thành một nét riêng trong sáng tác Nguyễn Khải. Nhà văn điềm nhiên đi theo lối kể của mình. Và người đọc, trong một chừng mực nào đó, phải tập làm quen với lối kể rất riêng ấy, mà khi đã quen rồi, có khi lại bị "hút" vào mạch suy tư, tự vấn, tự mổ xẻ, hay sự trăn trở triền miên trước một hiện trạng nào đó của đời, của người, của mình. Mà xem ra với nhà văn, phải là những lời thoại dài hơi như thế mới đủ sức chuyển tải cái vấn đề ông nung nấu và muốn gửi gắm qua nhân vật. Cũng chính cách kể này đã góp phần làm thành một nét khác biệt nữa trong lối cấu trúc trần thuật tưởng chừng như đối lập với các lối cấu trúc khác của truyện ngắn Nguyễn Khải: có những truyện kể rút, kể nhanh

gọn sao cho vấn đề được bộc ra, cứ như là không có sự hiện diện của dòng tâm trạng, và có những truyện nhà văn cùng nhân vật rề rà kể, miên man kể, cũng để cho vấn đề từ đó bật ra...

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 110 - 113)