Nguyễn Khải và lối tự sự hay rẽ ngang, lồng ghép thành nhiều tầng bậc

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 104 - 110)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2.Nguyễn Khải và lối tự sự hay rẽ ngang, lồng ghép thành nhiều tầng bậc

thuật, đặt trong nhiều thời điểm tự sự (kể cả tự truyện)

Cấu trúc truyện lồng truyện (một cấp độ) là dạng phổ biến của tự sự hiện đại, được nhiều nhà văn chú ý tận dụng : Nguyễn Minh Châu (Bức tranh, Mảnh trăng

cuối rừng,...), Nguyễn Trung Thành (Rừng xà nu,...), Tô Hoài ( Vợ chồng A Phủ, ...)

Anh Đức (Một truyện chép ở bệnh viện, Đất...), Nguyễn Quang Sáng (Chiếc lược

ngà, Bông cẩm thạch, Quán rượu người câm,...)v.v... Nguyễn Khải cũng có khá nhiều

truyện được hình thành theo lối cấu trúc này.

Ở đây, chúng tôi muốn chú ý hiện tượng riêng ở nhà văn - lối kể hay rẽ ngang. Không phải chỉ là chuyện lồng chuyện theo kiểu thường thấy, mà là lối rẽ ngang nhiều nhánh chuyện, chuyện nọ xọ chuyện kia theo kiểu gợi nhớ, cứ một lần nhắc tới một nhân vật, nhà văn thường có một câu chuyện đi kèm, chi tiết hoặc sơ lược. Có

khi chuyện được kể lại thật vắn tắt chỉ mấy dòng, có khi dông dài qua hàng bao nhiêu lối rẽ, như là nhà văn đã quên khuấy câu chuyện ban đầu. Lối kể ấy làm thành cấu trúc nhiều tầng bậc trong tác phẩm. Nó thể hiện một vốn hiểu biết khá phong phú của Nguyễn Khải về hiện thực đời sống. Có đi nhiều, gặp nhiều, quen biết nhiều, nhà văn mới có thể và có đủ bản lĩnh để làm nên nhiều cuộc rẽ ngang đầy thú vị như thế. Cho nên, qua những trang truyện dạng này của Nguyễn Khải, người đọc không chỉ hiểu những gì mà nhà văn muốn gửi gắm trực tiếp trong những tình tiết, sự kiện chính yếu liên quan đến nhân vật chính, mà từ chuyện của một người lại thấy ra thêm chuyện của nhiều người, còn thấy thêm được những mặt cắt khác của tấm gương đời sống, cứ thỉnh thoảng lại lóe hiện hết sức phong phú và thú vị trong tác phẩm.

Có 43/88 tác phẩm đã được Nguyễn Khải tiến hành tự sự theo lối rẽ ngang như thế.

Trong các sáng tác tự truyện, lối rẽ ngang đã cho Nguyễn Khải có cơ hội để triền miên sống với quá khứ đau buồn tuổi nhỏ, mà có lúc nhà văn đã cất giữ thật kín đáo, như là một vùng cấm sau cánh cửa khóa chặt trong cổ tích. Để đến khi vùng mở cánh cửa ấy một cách bất ngờ, mạnh mẽ và chân thành, không giấu giếm, Nguyễn Khải đã làm một cú hích ngoạn mục. Và chính là lối kể hay rẽ ngang này đã trở thành một chất xúc tác đặc biệt giúp người đọc triền miên đi vào thế giới tuổi thơ của nhà văn. Những vùng ký ức tiếp nối nhau, những chuyện người, chuyện đời, chuyện thời cuộc, chuyện mình, kỷ niệm này khơi gợi nỗi nhớ nọ... Nhà văn, cứ thế, đã khai vỡ thêm một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, mà tư liệu văn chương chính là quá khứ đời người, đã được ủ đến đúng cái độ nồng cay của men rượu ...

Chỉ với Một giọt nắng nhạt, nhà văn đã rẽ ngang bao nhiêu là chuyện : chuyện mình trước khi đi kháng chiến, chuyện người bố, chuyện bà mẹ già, chuyện các ông anh bà chị con dòng lớn, chuyện người mẹ đẻ đầy bất hạnh, chuyện về cái không khí sôi động của những ngày ngáp nghé làm quen với hoạt động cách mạng, chuyện về anh em đồng đội trong kháng chiếng. . . Mà ngay trong việc kể chuyện mình, nhiều ký ức tuổi thơ lần đầu tiên đã được tự động "khai báo" : cái cảnh sống nhờ tủi nhục, chuyện bị ghẻ lở đầy khổ sở và đau đớn, chuyện bị nghi là ăn cắp, chuyện mấy mẹ

con sống lây lất đói nghèo, chuyện đi theo kháng chiến với biết bao nghĩ suy, dự tính vừa lãng mạn vừa trẻ con mà đầy sung sướng tự hào,...

Tương tự, trong Mùa lạc, đang tả cảnh Huân diễn văn nghệ, tác giả chuyển sang tả ánh mắt Duệ nhìn Huân, từ đó lại chuyển nhanh sang kể về chuyện Duệ và sự lựa chọn tình yêu ở cô. Là Huân hay là Hào, anh chàng giáo viên văn hóa nay mai sắp trở về Hà Nội và một tương lai đầy hứa hẹn chưa chắc đã dành cho cô ?

Nhà văn đang ngầm chuẩn bị cho nhân vật của mình một sự lựa chọn chắc chắn sẽ "chín" hơn, sáng suốt hơn, dù đó chỉ là nhân vật phụ trong truyện...

Hay trong Ngày tết về thăm quế, nhân vật Song trở về làng sau nhiều năm vào bộ đội, khi gặp lại những người thân quen, đã miên man sống với quá khứ. Cứ một lần gặp lại, một nhân vật và câu chuyện có liên quan đến ký ức của nhân vật lại được mở ra, về một kỷ niệm đáng nhớ nào đó, với những cảm xúc khác nhau. Trông thấy cái Miều giờ đã bồng con, Song nhớ lại chuyện ngày xưa cùng Miều đi cắt cỏ trâu . Gặp lại ông chú, anh nhớ tới chuyện ngày ấy người ông lắm rận mà đêm đêm mình vẫn cố rúc vào ông để tìm hơi ấm . Thấy bà dì ruột, anh lại nhớ tới chuyện ngày xưa bà thương mình như con đẻ... Mỗi một "nhánh" rẽ như thế được tác giả "bố trí" có khi vài dòng, có khi hàng chục dòng, để cho nhân vật liên tục sống với hồi ức. Riêng mạch hồi tưởng về chuyện Cún con đã được tác giả bố trí cho nhân vật dừng lại lâu nhất - gần trọn phần li của truyện. Đó là những kỷ niệm vui buồn khó quên về người bạn gái thời tuổi nhỏ, lúc cùng đi chăn trâu, được Cún Con trông trâu hộ mà còn ăn hiếp người ta, lúc chơi đùa, luôn được Cún chủ động chịu thua để cuộc chơi không bị chấm dứt,... và tâm trạng bâng khuâng khi biết rằng "người ta" đã thầm yêu mình mà mình không biết. Khúc rẽ ngang ấy khiến người đọc cũng nao nao cùng với sự tiếc nuối của Song, khi biết Cún đã có chồng :

"Từ bấy đến nay những lúc nằm rỗi tôi lại nghĩ đến người bạn gái bé nhỏ, trong

người vừa buồn buồn vừa hy vọng, hy vọng cái gì cũng chưa rổ, chỉ nghĩ mai này trở về nhà gặp lại nó chắc hẳn hai đứa còn thân nhau hơn xưa. Bây giờ nghe Thâm và dì

tôi nói chuyện lại thì ra nó đã yêu tôi từ ngày ấy trước khi tôi kịp biết rằng mình cũng

đương.Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ rằng Cún sẽ là vợ tôi. Nhưng tôi vẫn nhớ vẫn thương và bây giờ thì tôi bâng khuâng, hối tiếc như vừa để mất một cái gì rất quý".

Cũng rẽ ngang như thế, nhân vật ông cán bộ quân đội về hưu (Sống ở đời) kể liên tục từ sự kiện này sang sự kiện khác, những chuyện liên quan đến thời mở cửa, thời người ta làm kinh tế và chịu sự khuynh đảo của đồng tiền. Ông đi từ chuyện gia đình đến chuyện hàng xóm, bạn bè. Ông kể chuyện mình từng nháo nhào làm kinh tế không xong, hàng xóm tranh nhau làm đá kiếm tiền nhờ ăn cắp điện nhà nước, bạn bè đồng chí ngã sụp vì tiền,... Những người thân, người bạn và chuyện về họ (Toại, ông Bảy, Vĩnh,...) lần lượt hiện lên cùng với chuyện của nhân vật chính -những câu chuyện gắn liền với bao biến thiên của cuộc đời và số phận con người trong cái vòng xoay nghiệt ngã thời kinh tế thị trường. Với người này, ông đắng cay chua chát (Toại - ông lớn làm mặt lạnh với người thân, chỉ hạ cố khi cần nhờ đến người ta, khi không còn lên mặt "ông" được nữa ; cô con gái lớn của Vĩnh vì muốn ráo riết thâm nhập vào cái thế giới thượng lưu bên chồng mà không muốn nhìn bố mình ;...) Với người khác, ông trân trọng, ân tình (đứa cháu ngoại mồ côi và hiếu thảo của Vĩnh). Như là có một cái xã hội thu nhỏ đang hiện dần lên trước mắt người đọc với những số phận, những kiếp đời, những bộ mặt,... Giữa những con người cụ thể ấy, bóng dáng cuộc sống và những trăn trở của người cầm bút trước những biến thiên của tình đời cứ thấp thoáng hiện lên.

Có nhiều truyện, lối kể tạt ngang của Nguyễn Khải không phải là một chút nhớ, một chút giới thiệu với người đọc, mà nó được nhà văn chia hẳn thành từng phần. Rẽ sang một nhân vật, nhà văn lại bố trí thành một phẫn truyện. Các phần truyện cứ thế, tuần tự tô tường đắp mái, lần lần trát kín cái khung truyện chung.

Trong truyện Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, chuyện ông Ba Quốc Hội được nhân vật "tôi" giới thiệu trước, kế đó là chuyện của ông Hai thư ký. Người trần thuật lần lược tiếp xúc với từng nhân vật, trò chuyện, lắng nghe, thán phục hoặc đồng cảm, chia sẻ. Và câu chuyện về hai ông già đã được hình thành, từ hai ông già cụ thể, câu chuyện hướng người đọc đến với chuyện cuộc đời và số phận con người, chuyện tình người...

Trong Người của nghề, chuyện về sự lựa chọn đúng chỗ đứng nghề nghiệp và đất sống của Tú - làm nhà báo hay làm nhà kinh tế, và bà Tuất - trở về quê làm tương hay tiếp tục "sống" với con cháu, đã được tác giả bố trí kể xen kẽ trong suốt câu chuyện, mà trong đó chuyện về nhân vật Tú chiếm phần "nhỉnh" hơn.

Tương tự, trong Một thời gió bụi, 4 phần truyện được nhà văn dành ưu tiên kể chuyện nhân vật Tú nghỉ hưu sớm và có ý định về sống trong quê. Sang phần 5 tác giả chuyển qua kể chuyện Huy - con một ông anh của nhân vật ; ở phẫn 6, tác giả kể chuyện Đồi - em họ con ông chú của nhân vật; phần 8 của truyện chuyển sang chuyện các cụ ở làng phẫn nộ kể cho Tú nghe chuyện con cháu đào mộ vặt đầu tổ tiên để lấy vàng. Phần kết thúc truyện, nhà văn trở lại với nhân vật Tú và những sự vỡ lẽ thật đắt giá để nhân vật thoáng "lây" được một chút cái máu làm ăn của vợ con mình trong xu thế làm kinh tế chung, mà nghĩ đến chuyện "xin" một chân chạy bàn cho hàng phở vỉa hè của vợ con trong tương lai...

Hay ở truyện Những người già (1994), tác giả đi từ chuyện vui thú điền viên cây cảnh của cụ Bảo phó bí thư tỉnh ủy đã về hưu - bố của một ông thiếu tướng và một ông thứ trưởng, đến chuyện cụ Bút - đại tá thời đánh Mỹ đang đối mặt với thực tế đời sống mới tràn ngay vào nhà mình, hiện diện ngay ở con cháu mình. Từ cụ Bút, nhà văn tiếp tục "rẽ" sang chuyện về ngôi chùa làng và vị sư nữ trụ trì, rồi kết thúc bằng chuyện anh Đa quyết tâm làm kinh tế nuôi con ăn học ...

Nhìn chung, việc bố trí dung lượng lời kể cho từng lần rẽ ngang của Nguyễn Khải không theo một cách thức nhất định nào. Có khi nhà văn chia khá đều cho từng nhân vật (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Sư già chùa Thắm và đại tá về hưu,

Những người già ...) ; có khi nhà văn dành lời kể nghiêng hẳn cho một nhân vật nào

đó trước khi rẽ sang chuyện của nhân vật khác, hoặc mạch tự sự sẽ quay trở lại với một nhân vật nào đó (Hãy đi xa hơn nữa, Một cặp vợ chồng, Đời cứ vui, Nhóm bạn

thời kháng chiến, Người của nghề...).

Có nói đi và có nói lại, có những nhân vật được nhà văn "nhìn", khám phá và đưa đến với người đọc từ một góc độ, khía cạnh đã được nhà văn nhắm sẵn, đến một tác phẩm khác như là sự tiếp tục của câu chuyện, họ lại tái ngộ bạn đọc, nhưng ở

những mặt cắt khác nữa của cuộc sống, trong đó không loại trừ trường hợp nó trái ngược hẳn với chuyện của hôm qua, với những tháng ngày cũ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chẳng hạn, trong Tầm nhìn xa, nhân vật Tuy Kiền đáng bị phê phán vì còn vương vấn đầu óc tư hữu, tư lợi, đến Cái thời lãng mạn đã đáng để cho người cầm bút phải thấy áy náy vì những trang viết nặng tính lý tưởng ngày cũ của mình. Ông già bây giờ đã "khiến" được cái người cầm bút của hai mươi năm về trước thấy ngài ngại khi tìm đến thăm mình...

Hay, anh Khang giàu lý tưởng và nhiệt huyết sống - cống hiến ở Người trở

về đến Cái thời lãng mạn, đã ra dáng một ông bủ bận bịu chuyện làm ăn không hở

tay, với một bầy con, và cái ký ức đau khổ không thể phai mờ về người vợ đã quá cố. Đối diện với hiện tại của Khang sau một thời gian dài xa cách, nhà văn đã tuyệt không nhắc đến chuyện lý tưởng, nhiệt tình cách mạng một thời Khang ôm ấp. Hướng thẳng đến hồi ức về cái thực tế trần trụi của những ngày Khang đau đớn chôn vợ và phải vật lộn với cái đói cái nghèo, và hiện tại của một ông bố luôn bận bịu chỉ huy một bầy con hùi hụi làm kinh tế, ngòi bút trần thuật của Nguyễn Khải đậm chát sống đến không ngờ, và nhân vật Khang xem ra gần gũi với người đọc hơn, "thật" hơn. Mà có lẽ, tất cả những nhân vật đã từng được nhà văn bọc trong vầng hào quang lý tưởng, ước mơ, từ chiến đấu đến lao động sản xuất xây dựng quê hương của những tháng ngày sôi nổi đã qua nếu có dịp "quay về" trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Khải, đều sẽ được nhà văn "trao" cho cái chất máu thịt của cuộc đời như là nhân vật Khang.

Kể chuyện theo lối chồng chéo hoặc đan cài khéo léo nhiều chi tiết, cảnh huống, thời điểm, chuyện người, chuyện mình,... nhiều trang truyện của Nguyễn Khải rất giàu chất điện ảnh. Có khi, sự dồn nén dung lượng lời kể vào đối thoại của nhân vật hay những tình tiết truyện đã gợi cho người đọc ấn tượng dồn dập, kể cả những chi tiết hồi ức về quá khứ. Mà khi câu chuyện đã kết thúc, người đọc có khi thấy "choáng" vì cùng lúc được nhà văn đặt nhìn thẳng vào quá nhiều vấn đề thật đến mức nghiệt ngã của cuộc sống, mà không phải ai cũng có đủ can đảm đối diện, hay thấy tiêng tiếc vì sự dừng ngắt quá đột ngột của nhà văn, sự dừng - ngắt -không - kết - thúc ...

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi tự sự nguyễn khải (khảo sát phần truyện ngắn) (Trang 104 - 110)